Mẫu: Thực hành 7. Tạo câu so sánh nhất theo mẫu sau Phim hoạt hình 90 nghìn đồng. Phim hành động 70 nghìn đồng. Phim tâm lí 80 nghìn đồng. => Phim hoạ

Tài liệu tương tự
Giới thiệu về món phở Hà Nội

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Thuyết minh về một món ăn đặc sản – Bài tập làm văn số 5 lớp 10

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Tả người thân trong gia đình của em

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Những đặc điểm của Tết Nguyên Đán

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng 1, 2013 Đặc Biệt Hoàng Thảo Ngũ Tinh - Dendrobium wardianum Tôi có mấy cây D

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Thuyết minh về cây dừa

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Document

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

CANH CÁ CHUA NGỌT ĐẦY MÀU SẮC 500 g cá 5 g Hạt nêm AJI-NGON 1000 ml nước 100 g cà chua 50 g me 100 g Dọc mùng 20 g rau mùi 20 g hành lá xanh 2 quả ớt

Các bạn mình thân mến, Thư Gửi Các Bạn Mình Số 33 Đang còn trong thời gian tháng giêng là tháng ăn chơi nên nói chuyện hút xách cũng không đến nỗi lạc

Thuyết minh về một loài hoa

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

HoiTetNhamThinTNAC

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng Mùa Hạ ở Hawaii Ông Mike ráng bơi thêm một vòng nữa rồi mới bước ra k

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

BÀI THI NGHE Thời gian: 60 phút Số câu hỏi: 55 Hướng dẫn: Trong phần kiểm tra đánh giá năng lực Nghe, bạn sẽ thể hiện khả năng nghe và hiểu về nội dun

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng Tuyết Mở nắp vung, lấy đôi đũa gắp một miếng xôi nhỏ, nhai thử, thấy

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Phần 1

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Giáp Ngọ ( 甲午 ) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (ngựa)

Microsoft Word - NhomBanThanPetrusKy.docx

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Tả mẹ đang nấu ăn

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 11/2018/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

CÒN MỘT CHÚT HƯƠNG Tháng mười hoa Cúc Quỳ rộ nở. Trên suốt con đường từ Đàlạt xuống Đơn-Dương, những đoá Cúc-Quỳ tươi tắn, vàng rực dưới ánh nắng ban

Phần 1

Nghị luận về thời gian

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

No tile

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Mùa Xuân Nào Cho Em Tôi liếc nhìn chiếc đồng hồ treo tường, mười giờ đúng. Chỉ còn hai tiếng nữa là năm cũ sẽ qua đi để nhường chỗ cho năm mới. Một mù

Niệm Phật Tông Yếu

Code: Kinh Văn số 1650

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Microsoft Word - doc-unicode.doc

1

Microsoft Word - HUONG XUA- Uyên H?nh

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Gia Sư Tài Năng Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc

Kể về một người bạn mới quen

VINCENT VAN GOGH

Document

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Tu là cõi phúc TU LÀ CÕI PHÚC Tu là cõi phúc. Chắc chắn là như vậy rồi. Còn 'tình là cõi tiên' hay 'tình là giây oan' thì cũng còn tùy theo đương sự.

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Phần 1

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Document

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Giới thiệu về quê hương em

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Kitô học ứng dụng Đường hướng và nhận thức cơ bản của người tín hữu Khi sống ở trần thế mỗi người tín hữu chúng ta cần phải xác tín đường hướng và nhậ

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Microsoft Word - TRAO Ð?I V?I N? CA SI B?O Y?N - Ban Biên T?p T?p Chí Quy Nguyên.doc

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9


1

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

No tile

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Gia Sư Tài Năng Việt BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 NÂNG CAO ĐỀ 1 ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: HỌC ĐÀN HÃY HỌC IM LẶNG Bét to ven

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Bản ghi:

Mẫu: Thực hành 7. Tạo câu so sánh nhất theo mẫu sau Phim hoạt hình 90 nghìn đồng. Phim hành động 70 nghìn đồng. Phim tâm lí 80 nghìn đồng. => Phim hoạt hình đắt nhất. Phim tâm lí rẻ nhất. a) Bạn Lan nặng 40 kg. Bạn Vilay nặng 41 kg. Bạn Thảo nặng 35 kg. =>... b) Dũng cao 1 m 5. Thủy cao 1 m 45. Lan cao 1 m 40. =>... c) Phim A chiếu trong 30 phút. Phim B chiếu trong 120 phút. Phim C chiếu trong 90 phút. =>... d) Rạp chiếu phim A cách nhà 3 km. Rạp chiếu phim B cách nhà 2 km. Rạp chiếu phim C cách nhà 1 km. =>... Thực hành 8. Viết một đoạn văn khoảng 5-6 câu về bộ phim em xem gần đây nhất Gợi ý: - Tên bộ phim em xem gần đây nhất là gì? Thuộc loại phim gì? - Phim có nội dung như thế nào? - Phim có những nhân vật nào? Em thích nhân vật nào nhất? - Em có thích bộ phim này không? Vì sao? 66

BÀI 15 TRÒ CHƠI DÂN GIAN Thực hành 1. Nhìn tranh, hoàn thành hội thoại Hồng: Bạn thích nhất trò chơi... ở Việt Nam? Hoa : Mình... xem đánh đu thôi. Còn... thì sao? Hồng: Mình... thích xem... Thế bạn đã xem đấu vật bao giờ chưa? Hoa :.... Bạn có thể... cho mình biết được không? Hồng: Đấu vật là trò chơi... mang tính cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Đấu vật là trò chơi thể hiện sức mạnh và tinh thần thượng võ của các đô vật. Hoa : Vậy, có trò... dành cho phái nữ không? Hồng: Trò chơi này thường được tổ chức cho phái nam thôi. Hoa : Vậy bạn có biết ở Việt Nam vùng đất nổi tiếng đấu vật là vùng nào không? Hồng: Mình nghe nói... nhất là ở vùng Chương Mĩ (Hà Nội) và Phong Châu (Phú Thọ). Từ ngữ: - tinh thần thượng võ - đô vật - phái nữ - phái nam - vùng đất - Chương Mĩ - Phong Châu - Phú Thọ 67

Thực hành 2. Nhìn tranh, dựa vào những từ ngữ gợi ý ở dưới và nói theo mẫu Mẫu (hình 1): Đấu vật, hội thi, lễ tết cổ truyền - Bạn đã xem đấu vật bao giờ chưa? - Mình mới được xem một lần nhưng thấy rất thú vị. - Ừ đúng là rất thú vị. Ở Việt Nam, hội thi đấu vật thường được tổ chức trong các dịp lễ tết cổ truyền. Hình 1. Đấu vật, hội thi, lễ tết cổ truyền Hình 2. Đô vật, thượng võ Hình 3. Đánh đu, dân gian Hình 4. Chơi đu, hội xuân, giao duyên Thực hành 3. Nhìn tranh, phân vai, luyện bài hội thoại theo mẫu. Mẫu (hình 1): Hà : Bạn có thích xem đua thuyền không? Duyên: Có. Nhưng đó không phải trò chơi dân gian mình thích nhất. Hà : Vậy bạn thích trò chơi nào nhất? Duyên: Mình chỉ thích xem ném còn thôi. Ném còn vừa vui vừa mang ý nghĩa văn hóa đối với các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. 68

Hình 1. Đua thuyền Hình 2. Ném còn Thực hành 4. Nghe đoạn sau rồi trả lời câu hỏi. Từ ngữ: - Trung Mầu - Gia Lâm - Mai Động - keo vật - miếng - bất ngờ - hạ - đối phương - đối thủ - khố - đối thủ - lên đài - rình miếng - miếng ngáng - miếng đệm - miếng bốc - ngã ngửa - nhấc bổng (1) Đấu vật có phải là trò chơi dân gian không? (2) Một keo vật gồm mấy người? (3) Đô vật giỏi là đô vật có những yếu tố nào? (4) Muốn thắng đối phương, đô vật cần dùng kĩ thuật gì? (5) Đấu vật có mấy giải? 69

Thực hành 5. Điền từ vào chỗ trống hoàn thiện mẫu câu * Mẫu câu giới thiệu môn trò chơi dân gian: - Bạn đã xem. bao giờ chưa? - Bạn đã xem bao giờ chưa? * Mẫu câu có kết cấu chỉ... thôi: - Mình chỉ thích xem thôi. - Mình chỉ thích xem thôi. * Mẫu câu hỏi - đáp có cụm từ thích nhất - Bạn thích nhất trò chơi dân gian nào của Việt Nam? + Mình thích nhất môn Thực hành 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi HỘI ĐUA THUYỀN Ở VIỆT NAM Từ xa xưa, ở Việt Nam đã có đua thuyền. Đua thuyền bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian, tục cầu nước của cư dân nông nghiệp. Hội đua thuyền thường được tổ chức vào ngày đầu xuân với ý nghĩa khai thông sông rạch, cầu mong mưa thuận, gió hòa. Có nơi cuộc thi chỉ có hai chiếc thuyền. Một chiếc mang hình chim ở mũi thuyền, được gọi là chải đực. Một chiếc mang hình cá ở mũi thuyền được gọi là chải cái. Lễ hội đua thuyền là nét đẹp độc đáo, mang đặc trưng riêng của người dân vùng sông nước. Lễ hội này góp phần tạo nên một phần bản sắc văn hóa Việt. Đua thuyền là một nội dung quan trọng của rất nhiều lễ hội, đặc biệt là các địa phương có sông hồ hoặc gần biển. Ngày nay, đua thuyền không chỉ đơn thuần là một hoạt động tín ngưỡng như buổi ban đầu mà đã trở thành sự kiện thể thao thu hút nhiều đối tượng tham gia. Đua thuyền đã có thêm sứ mệnh của cuộc thi tài và biểu dương sức mạnh tập thể. (Theo nguồn Internet) 70

Từ ngữ: - tín ngưỡng - bản sắc văn hóa - tục - giao hòa âm - dương - chải cái - chải đực - thủy chiến - thi tài - khai thông sông rạch - sứ mệnh - mưa thuận, gió hòa - rạng sáng - cầu ngư - tưởng niệm (1) Hội đua thuyền xa xưa ở Việt Nam mang ý nghĩa gì? (a) Khai thông sông rạch. (b) Cầu mong mưa thuận, gió hòa. (c) Cầu ngư. (d) Tưởng niệm các anh hùng giỏi về thủy chiến. (e) Cả bốn phương án trên. (2) Hội đua thuyền thường được tổ chức vào thời điểm nào trong năm? (a) Mùa Xuân. (b) Mùa Hạ. (c) Mùa Thu. (d) Mùa Đông. (e) Cả bốn phương án trên. (3) Đua thuyền diễn ra vào thời gian nào trong ngày? (a) Buổi sáng. (b) Buổi tối. (c) Ban đêm. (d) Rạng sáng. (e) Cả bốn phương án trên. (4) Hội đua thuyền ngày nay ở Việt Nam mang ý nghĩa gì? (a) Tín ngưỡng dân gian. (b) Sự kiện thể thao. (c) Cuộc thi tài. (d) Biểu dương sức mạnh tập thể. (e) Cả bốn phương án trên. 71

Thực hành 7. Phân vai, đọc hội thoại sau đây: Somchay: Xaypasợt: Somchay: Xaypasợt: Somchay: Xaypasợt: Somchay: Xaypasợt: Somchay: Bạn đã xem đua thuyền ở Việt Nam bao giờ chưa? Mình mới được xem một lần thôi. Còn bạn? Mình chưa xem bao giờ. Nghe nói đua thuyền rất thú vị, có đúng vậy không? Ừ, rất thú vị. Hội đua thuyền vừa vui, vừa mang ý nghĩa độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. Thế bạn đã từng tham gia trò chơi dân gian nào của Việt Nam chưa? Khi còn học ở Việt Nam, mình đã từng tham gia hội thi đẩy gậy. Vậy à! Mình có nghe nói qua về trò chơi đẩy gậy, tuy nhiên chưa từng xem bao giờ. Trò chơi này có gì hay không? Vui lắm. Đẩy gậy vừa là trò chơi dân gian, vừa là môn thể thao truyền thống của Việt Nam. Đẩy gậy là môn thi cần đến sức khỏe và sự khéo léo của người chơi. Để thắng được đối phương, người chơi cần có chiến thuật, sự dẻo dai và tâm lí ổn định. Thế à! Nghe kể đã thấy hấp dẫn rồi! (Nguồn Internet) Thực hành 8. Hoàn thiện các câu sau bằng cách chọn và điền từ ngữ gợi ý trong ngoặc vào chỗ trống (Chiến thuật, tâm lí, ngã ngửa, nhấc bổng, vùng sông nước, bản sắc văn hóa). - Lễ hội đua thuyền là đặc trưng riêng của người dân..., mang... Việt Nam. - Đô vật muốn thắng cuộc phải vật cho đối phương... hoặc... đối phương lên. - Đẩy gậy là trò chơi cần có... và... ổn định. 72

Thực hành 9. Viết câu có sử dụng các từ ngữ gợi ý sau: Đua thuyền, đô vật, đẩy gậy, văn hóa, thú vị, sức mạnh tập thể, kĩ thuật, tin ngưỡng dân gian, ý nghĩa, Mẫu: - Mình rất thích xem hội đua thuyền ở Việt Nam. Mẫu: - Chúng mình cùng nhau chơi đẩy gậy. Mẫu: - Đô vật cần có sức khỏe, sự nhanh nhẹn và kĩ thuật rình miếng bất ngờ. Thực hành 10. Sắp xếp lại câu theo các từ gợi ý sau đây. Mẫu: - Đấu vật / thể hiện sức mạnh / là trò chơi / và / của các đô vật / tinh thần thượng võ + Đấu vật là trò chơi thể hiện sức mạnh và tinh thần thượng võ của các đô vật. - Tấn công chủ đạo / là / miếng ngáng / miếng đệm / của đấu vật Việt Nam / và / miếng bốc. - Đua thuyền / nhiều đối tượng tham gia / ngày nay / không chỉ mang / như buổi ban đầu / mà còn là / tín ngưỡng dân gian / sự kiện thể thao / thu hút. 73

BÀI 16 ÔN TẬP 4 1. NÓI Hội thoại Thực hành 1. Thục hiện đoạn hội thoại. Khamla: Tối thứ Bảy Sivilay có thích đi xem phim không? Rạp chiếu phim ở gần trường có nhiều phim hay đấy! Sivilay: Tớ rất thích xem phim. Chúng ta chọn phim nào để xem? Khamla: Bạn thích xem loại phim nào? Phim hoạt hình, phim hài, phim hành động, hay phim truyện? Trước đây tớ thích xem phim truyện. Bây giờ Sivilay: tớ thích xem phim hành động hơn. Rạp đang chiếu phim hành động nào? Phim Người nhện. Nghe nói phim này có nhiều người thích. Tuy nhiên tớ lại Khamla: thích phim hài hơn. Hay là tuần này chúng ta xem phim hài, tuần sau chúng ta xem phim Người nhện Sivilay: cũng được. Tớ mua vé nhé. Thôi, để tớ mua cho tiện. Tớ sẽ báo cho bạn biết thời gian xem phim. Khamla: Cảm ơn Khamla nhiều. Sivilay: Từ ngữ: - rạp chiếu phim - phim hoạt hình - phim hài - phim hành động - phim truyện - vé 74

Thực hành 2. Nói lời đề nghị lịch sự bằng câu hỏi theo mẫu và dựa trên gợi ý sau. Mẫu: Bạn có thể cho mình mượn cuốn sách này không? Gợi ý: - chỉ đường đến siêu thị - tưới cây giúp bố - nói nhỏ hơn - xem bài làm của bạn Thực hành 3. Hỏi - đáp những câu so sánh nhất theo mẫu và gợi ý sau. Mẫu: A: Bạn thích mặc áo gì nhất? B: Tớ thích mặc áo phông nhất. Gợi ý: món bún chả nhất, hoa chăm pa nhất, đá bóng nhất, quần bò nhất. 2. NGHE Thực hành 4. Nghe đoạn hội thoại sau. Từ ngữ: - bún - ốc - đoạt giải - Quả bóng vàng Thực hành 5. Trả lời những câu hỏi sau. (1) Somphone rủ Khamla đi đâu? (2) Somphone và Khamla định đi khi nào? (3) Các bạn chọn món ăn nào? 75

KIẾN THỨC Thực hành 6. Nói câu có bộ phận chỉ phương tiện mở đầu bằng từ nối bằng theo mẫu và theo gợi ý ở tranh. Viết lại 2 câu đã nói. Mẫu: - Bạn Hoa đi học bằng xe đạp. - Ngôi nhà sàn làm bằng gỗ. tủ, gỗ cửa, nhôm và kính qua sông, phà đi thăm phố cổ, ô tô điện 3. ĐỌC Thực hành 7. Đọc bài sau rồi trả lời câu hỏi. PHỐ ẨM THỰC HÀ NỘI Gần đây, một từ báo của nước Anh xếp Hà Nội đứng đầu trong danh sách các thành phố có ẩm thực ngon nhất thế giới. Tờ báo này nhận xét: Nếu Tổng thống Mỹ Barak Obama phát hiện và thưởng thức món bún chả ở một quán ăn Hà Nội với giá chỉ 6 USD, 76

thì chắc hẳn người đàn ông quyền lực nhất thế giới này cũng sẽ nhận ra sức mạnh của nền ẩm thực tại đây. Sau bữa tối bún chả cùng bia hơi Hà Nội của ông chủ Nhà Trắng xuất hiện trên mặt báo của nhiều nước, những món ăn nổi tiếng khác của Hà Nội cũng được giới thiệu như: phở, bánh mì kèm pate, dưa chuột, rau thơm, hành tây giòn với ớt; café trứng; nem cua bể; bún ốc, bún thang; bánh đậu xanh, bánh cốm; chè sen, chè thập cẩm... Đến Hà Nội, rất nhiều quán ăn ngon đón tiếp bạn cả ngày đêm. Những đường phố tập trung nhiều quán ăn ngon là: Tạ Hiền, Hàng Giày, Đinh Liệt, Tống Duy Tân. Những đường phố này đều ở trung tâm khu phố cổ, gần Hồ Gươm. Món bún chả Tổng thống Obama dùng trong bữa tối ở một quán ăn Hà Nội (5/2016) Trả lời câu hỏi. 1. Nêu tên món ăn ngon mà ông Obama đã ăn ở Hà Nội. 2. Nêu tên 4 hoặc 5 món ăn ngon ở Hà Nội. 3. Những đường phố nào gần Hồ Gươm có nhiều quán ăn ngon? 4. Mô tả màu sắc, mùi vị, cách ăn của một món ngon ở Hà Nội mà bạn biết. Thực hành 8. Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nói về môn thể thao dân gian của Việt Nam hoặc của Lào mà bạn biết. Gợi ý: - Tên của môn thể thao là gì? Đó là môn thể thao của nước nào? - Trang phục hoặc dụng cụ của người chơi môn thể thao này gồm những gì? - Nêu một vài việc làm hấp dẫn của người chơi môn thể thao này - Môn thể thao này giúp ích gì cho người tham gia? 77

BÀI 17 TỔNG ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM 1. Tự ôn tập về nói - Từng cặp (gồm 2 học sinh) thực hiện những cuộc hội thoại có trong các bài từ 1 đến 16. - Từng cặp học sinh thực hiện hỏi đáp về những chủ điểm đã học từ tuần 1 đến tuần 16. - Mỗi học sinh trình bày một vài việc em làm ở trường hoặc ở nhà. Học sinh cũng có thể nói lời giới thiệu một món ăn, một lễ hội em thích trong từng cặp để nghe bạn góp ý, rút kinh nghiệm. 2. Tự ôn tập về nghe Học sinh mở đĩa CD nghe lại các đoạn đã nghe từ bài 1 đến 16. Sau khi nghe, có thể trả lời câu hỏi. 3. Tự ôn tập về đọc Mỗi học sinh đọc lại các bài đọc từ tuần 1 đến tuần 16 và làm những bài tâp dưới bài đọc. Học sinh có thể đọc thêm sách, báo ở thư viện hoặc tủ sách gia đình. 4. Tự ôn tập về viết Mỗi học sinh viết 3 đoạn văn, mỗi đoạn viết về một chủ điểm có trong sách học sinh từ tuần 1 đến tuần 16. Sau mỗi đoạn, học sinh đổi bài cho bạn khác để nghe góp ý và rút kinh nghiệm. 78

Phụ lục CÁC BÀI NGHE BÀI 1: Haam chơi thân với Somchai. Nghỉ Tết, Haam về quê với ông bà, còn Somchai ở lại thành phố. Hằng ngày, Haam vẫn nói chuyện với Somchai qua điện thoại, Haam kể cho Somchai về những cuộc vui ở quê như: dự tiệc đón năm mới ở bản, tham gia múa lăm vông, dự hội té nước. Somchai kể cho Haam về cuộc đi thăm thác Kuangsi, cuộc đi chơi Vườn tượng ở Viên Chăn. BÀI 2: Thắng: Hùng ơi, chiều nay chúng ta cùng đi bơi nhé! Hùng : Đi bơi thích thật! Nhưng chiều nay tớ đã được mẹ cho đến thư viện đọc sách rồi. Thắng: Không sao đâu, chúng ta đi đọc sách trước, sau đó cùng đi bơi. Hùng : Ý kiến của bạn hay đấy! Tớ còn muốn đi ăn kem. Thắng: Sau khi bơi, chúng ta cùng đi ăn kem nhé! Hùng : Chúng ta sẽ ăn kem ở hiệu kem trên phố Tràng Tiền. BÀI 3: Hải : Sivilay ơi, bạn có ở nhà không? Sivilay: Mình đây. Hải phải không? Hải : Đúng rồi. Sivilay tưới rau à? Sivilay: Ừ, mình xong rồi! Sáng nay, Hải được đi chơi à? Hải : Tớ vừa dọn dẹp nhà cửa cùng bố. Xong rồi, bố cho đi chơi một lát. Sivilay: Vậy à. Hải vào đây, mình còn nhiệm vụ nhặt rau nữa. Xong rồi, chúng ta xem tiếp Đội đặc nhiệm nhà C21 nhé! Hải : Ái chà, bạn nói đúng ý của tớ. BÀI 4: Mẹ : Farsai vào bếp giúp mẹ nào! Farsai: Vâng, con vào đây ạ! Mẹ cần con giúp gì? Mẹ : Mẹ làm món nem cuốn của người Việt để ăn trưa. Con đã ăn món nem cuốn bao giờ chưa? 79

Farsai: Con chưa được ăn. Có phải món nem cuốn ngon lắm không ạ? Mẹ : Đó là món rất ngon. Nhân nem làm bằng thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc, giá đỗ, rau thơm. Vỏ nem là bánh đa mỏng cuốn kín nhân bên trong. Farsai: Tuyệt quá! Mẹ dạy con làm nem cuốn nhé! BÀI 5: CHÈ THẬP CẨM Nam : Chào Sombath! Hôm nay tớ sẽ mời bạn món chè thập cẩm do mẹ tớ nấu! Sombath: Chè thập cẩm được làm từ nguyên liệu gì? Nam : Chè thập cẩm được làm từ đỗ xanh, lạc rang, dừa tươi, sữa tươi, đường... Sombath: Chè thập cẩm được làm như thế nào? Nam : Làm chè thập cẩm rất cầu kì, phức tạp. Lạc rang chín, bỏ vỏ. Dừa tươi gọt vỏ, nạo thành sợi. Đậu xanh nấu chín, tán nhuyễn. Lấy 1/3 đậu xanh trộn với sữa tươi, đường, nấu se lại, để nguội, vê thành viên nhỏ. Sombath: Ôi trông hấp dẫn quá! Cảm ơn mẹ. Mình cùng ăn nào! BÀI 6: Nam : Chào Sombath! Trong các món bánh truyền thống của người Việt, bạn thích bánh gì nhất? Sombath: Tớ thích nhất là bánh tai mèo. Bánh tai mèo vừa giòn, vừa thơm, ăn rất ngon. Còn bạn? Nam : Tớ thích nhất là bánh giầy. Bánh giầy ăn với giò rất ngon. Vì vậy, người ta gọi là bánh giầy giò. Sombath: Tớ cũng thích ăn bánh giầy giò. Bánh giầy giò rất dẻo và thơm. BÀI 7: Nam: Chào Lan! Bạn có tham gia Hội thao của trường không? Lan : Có. Còn bạn, bạn tham gia môn nào? Nam: Có chứ! Tớ có thể chơi được bóng bàn, bóng chuyền nhưng tớ tham gia môn bóng rổ. Còn bạn? Lan : Tớ thích nhất là môn bơi. Mẹ tớ là vận động viên bơi lội quốc gia. Từ nhỏ, tớ đã được mẹ huấn luyện các tư thế bơi để đạt tốc độ nhanh nhất. Nam: Ồ, chúc bạn đạt giải cao trong Hội thao nhé! Lan : Cảm ơn bạn! Tớ cũng chúc bạn thành công nhé! 80

BÀI 8: Hồng : A lô! Chào bác, xin bác cho cháu nói chuyện với bạn Lan ạ! Mẹ Lan: Chào cháu, Lan đi mua sắm cùng bố rồi. Cháu có nhắn Lan điều gì không? Hồng : Cháu muốn hỏi Lan cách làm sạch nồi. Lan nói bạn ấy biết làm việc này. Mẹ Lan: Bác có thể giúp cháu: cháu lấy một giẻ rửa bát bằng sợi sắt, một bình nước rửa bát, một đôi găng tay cao su. Hồng : Cháu phải làm những gì nữa ạ? Mẹ Lan: Đi găng tay, đổ nước rửa vào giẻ, xát giẻ lên phía trong nồi, phía ngoài nồi, vung nồi. Khi các vết bẩn hết, xả nước làm sạch nồi. Hồng : Cháu cảm ơn bác ạ. BÀI 9: Mai : Sivilay à, sao bạn không tham gia thi cầu mây trong lễ hội văn hóa truyền thống của trường mình? Sivilay: Mình không tham gia được do chân bị đau. Mai cũng không tham gia múa lăm vông à? Mai : Tớ phải về sớm do có việc bận. Tiếc quá! Sivilay: Tháng sau có hội diễn văn nghệ, Mai được múa thoải mái. Tạm biệt cậu, giờ tớ đi xem đá bóng. Mai : Sivilay này, để chân nhanh khỏi, bạn đừng đi lại nhiều. Sivilay: Tớ sẽ đứng một chỗ xem, cảm ơn Mai nhé! BÀI 10: TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo. Tôn sư, trọng đạo là thể hiện lòng tôn kính người thầy và đề cao đạo đức, lễ nghĩa. Thời phong kiến, người thầy được đề cao, chỉ xếp sau vua. Thời nay, nhà giáo được vinh danh là kĩ sư tâm hồn, nghề dạy học là Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo, cô giáo. Theo tailieuvan.net BÀI 11: Ý NGHĨA ĐỒNG PHỤC HỌC SINH Mặc đồng phục ở trường có nhiều lợi ích cho học sinh. Thứ nhất, đồng phục học sinh giúp học sinh không bị phân biệt giàu nghèo. Thứ hai, đồng phục học sinh nhằm nâng cao sức mạnh tập thể của lớp, của trường. 81

Thứ ba, đồng phục học sinh làm tăng vẻ đẹp của lứa tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng. Thứ tư, đồng phục học sinh sẽ giúp học sinh chuyên tâm hơn vào việc học tập. Cuối cùng, đồng phục sẽ giúp gia đình học sinh giảm chi tiêu tài chính. Vì thế, bạn học sinh nào cũng yêu quý và tự hào về bộ đồng phục của mình. Theo kenh14.vn. Học đường BÀI 12: Dự báo thời tiết ở thủ đô Viên Chăn ngày 3 tháng 8 năm 2016: - Ban ngày: Buổi chiều, có dông bão, gió Tây, có thể có mưa. Nhiệt độ cao nhất 33 độ C. Độ ẩm 70%. - Buổi tối: Có dông bão; có gió Đông và có dông, có thể có mưa. Nhiệt độ thấp nhất 24 độ C. Do thời tiết có dông bão nên tàu thuyền tránh đi lại trên sông khi có gió to. Trẻ em, người già yếu hạn chế ra đường khi có dông. BÀI 13: BÚN CHẢ HÀ NỘI Bún chả Hà Nội là món ăn đã có từ rất lâu đời. Đây là món đặc sản của người Hà Nội. Bún chả gồm có bún sợi nhỏ, chả thịt lợn nướng trên than hoa và bát nước chấm. Chả mềm, ngọt, đậm đà và thơm mùi hành. Nước mắm chấm cũng ngọt vừa phải, thanh vị giấm. Rau thơm ăn kèm rất nhiều loại. Bún chả Hà Nội có hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Vì thế, trong chuyến công du tới Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama đã thưởng thức món ăn này. Theo Eva.vn BÀI 14: TRONG RẠP CHIẾU PHIM Khamphone : Sivilay ơi! Nhiều phim sắp chiếu quá! Chúng ta xem phim nào nhỉ? Sivilay : Xem phim Đi tìm Nemo nhé! Phim hoạt hình này hay nhất! Khamphone : Nhưng phim đó đắt lắm! Chúng ta xem Cậu bé rừng xanh nhé! Sivilay : Tớ nghe giới thiệu về phim này rồi. Đây là phim mới nhất. Khamphone : Ừ! Đây là phim hành động đấy. Chắc thú vị lắm! Sivilay : Tớ mua nước và bỏng ngô vào vừa ăn vừa xem nhé! Khamphone : Tớ đồng ý nhưng mua vé trước đã. Sivilay : Ừ, sắp đến giờ chiếu rồi, nhanh lên nào! 82

BÀI 15: Đấu vật là một trò chơi dân gian mang tính cổ truyền của người miền Bắc Việt Nam. Ở Hà Nội, các làng nổi tiếng với môn đấu vật là Trung Mầu (Gia Lâm, Hà Nội) và Mai Động. Một trận đấu có hai người vật nhau được gọi là một keo vật. Những thế vật gọi là miếng. Một đô vật giỏi không chỉ cần khỏe mà cần nhanh nhẹn để có thể thi tài. Để hạ được đối phương, đô vật cần có những miếng vật bất ngờ. Khi đấu vật, các đô vật mình trần trùng trục và chỉ đóng một chiếc khố. Trước khi vật, hai đối thủ cùng nhau lên đài, múa tay co chân, đi lại rình miếng lẫn nhau. Sau đó, họ xông vào, ôm lấy nhau mà vật. Hai loại tấn công chủ đạo của đấu vật Việt Nam là những miếng ngáng, miếng đệm và miếng bốc. Muốn thắng cuộc, đô vật phải vật cho đối phương ngã ngửa hoặc nhấc bổng đối phương lên. Đấu vật tại Việt Nam thường tổ chức vào tháng Giêng âm lịch. Đấu vật có nhiều giải phụ và ba giải chính. Người thắng giải là người vật thắng người giữ giải nhất năm trước và vật ngã một số đô vật khác. (Theo nguồn Wikipedia) BÀI 16: Somphone: Khamla này, ngày mai tớ muốn rủ bạn đi ăn nhân dịp tớ nhận phần thưởng Quả bóng vàng của trường. Khamla : Bạn thật tuyệt! Chúc mừng Somphone! Chiều mai tớ sẽ đi cùng bạn. Somphone: Bạn thích ăn gì? Món ăn Lào hay món ăn Việt Nam? Khamla : Ừm Tớ thích ăn món Việt Nam, món có bún và ốc. Tuần trước tớ được bố cho ăn, ngon lắm! Somphone: Được, quán ăn Việt Nam gần nhà tớ có món này. Đó là món bún ốc. Khamla : Có nên mời thêm bạn Sombath không nhỉ? Bạn ấy chắc cũng vui lắm khi biết Somphone đoạt giải Quả bóng vàng. Năm ngoái Sombath cũng đoạt giải này. Somphone: Mời bạn Sombath cùng đi ăn cũng vui đấy. Tớ sẽ gọi cho Sombath. Hẹn ngày mai gặp nhau nhé! 83

Chịu trách nhiệm nội dung: VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM 101 Trần Hưng Đạo Hoàn Kiếm Hà Nội Điện thoại: 024.3942.3108 Website: http://www.vnies.edu.vn/ Đề án Biên soạn chương trình dạy tiếng Việt và bộ sách giáo khoa Tiếng Việt (thực nghiệm) từ lớp 1 đến lớp 12 cho học sinh Lào tại nước CHDCND Lào Phụ trách Đề án: PGS.TS. Trần Huy Hoàng Cố vấn chuyên môn: GS.TS. Mai Ngọc Chừ Hội đồng thẩm định: GS.TS. Lê A GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống PGS.TS. Vũ Văn Thi PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam TS. Đỗ Hồng Dương TS. Xuân Thị Nguyệt Hà Biên tập nội dung: Trịnh Cao Khải Biên tập kĩ, mĩ thuật: Công ty TNHH Thiết bị Giáo dục Tư vấn và Đào tạo Khai Tuệ Trình bày bìa: Tạ Kim Chi Minh họa: Trần Ngọc Trường - Trịnh Lâm Tùng Tiếng Việt 7 - Sách bài tập 84