CÔNG NGHỆ SINH HỌC Y DƯỢC KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HÓA VÀ KHÁNG KHUẨN CỦA ACID MASILINIC PHÂN LẬP TỪ LÁ VỐI (CLEISTOCALYX OPERCULATUS (ROXB.) MERR

Tài liệu tương tự
J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ UỐ

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) NGHIÊN CỨU CHỌN NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ CHỨA PROTEASE HOẠT TÍNH CAO VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶ

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Dự thảo ngày 19/4/2018 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI CHẤT ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN A VÀO THỰC PHẨM National technical regulation on subst

Thuyết minh về cây xoài

Microsoft Word DO THANH XUAN( )

HỎI - ĐÁP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI CHẾ BIẾN, KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Hà Nội -2016

Cây tiêu (Piper nigrum L.) hữu cơ được sản xuất như thế nào? TS. Nguyễn Công Thành 1. Giới thiệu Tiêu là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, trong nhiều nă

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ TUYẾT ANH TỐI ƢU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THU NHẬN DỊCH CHIẾT AXIT HIDROXYC

Tựa

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ NGHIÊN CỨU SÀNG LỌC HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA, KHÁNG VI SINH KIỂM ĐỊNH VÀ GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA LOÀI BÚP LỆ CHÙM TO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH HỌC NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN (Tái bản lần thứ nhất c

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

OpenStax-CNX module: m Công nghệ chế biến nước mắm ThS. Phan Thị Thanh Quế This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creativ

OpenStax-CNX module: m Kỹ thuật chế biến đồ hộp mứt quả ThS. Lê Mỹ Hồng This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative C

Microsoft Word - 8

OXFORD AGAR PHÁT HIỆN LISTERIA I. ỨNG DỤNG Oxford agar là môi trường chọn lọc được sử dụng để phân lập và định lượng Listeria monocytogenes từ sữa và

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 15 (1) (2018) ỨNG DỤNG GIS HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BÌNH THỌ, QUẬ

UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

8 món ăn để sống mạnh khỏe

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

dau Nanh

Sản phẩm chăm sóc da rendez-vous chứa 100% thành phần tự nhiên, không chứa nước và cồn, thay vào đó là chiết xuất lá Nha Đam tươi và hỗn hợp tinh dầu

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Công trình ñược hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH THỊ THANH TÂM Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Lộc N

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ CHIÊN CHÂN KHÔNG MAGIC A70 New 1. Cảnh báo Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn này và giữ lại cho các lần sử dụn

(Microsoft Word Nguy?n Van Ph\372-ok.doc)

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

EU301_VN

GII THIU MN HOC SINH LY BNH

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

TÌM NƯỚC

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

Nước Dừa: Lợi Ích và Kiêng cữ Nước dừa rất tốt và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, lạm dụng nước dừa gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Tuyệt

Nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn

Thiết bị gia dụng Máy tẩy tế bào da bằng sóng siêu âm NTE21 Hướng dẫn sử dụng Cám ơn quý khách đã mua hàng. Trước khi sử dụng sản phẩm này, hãy đọc kỹ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH KHOA ĐIỀU DƯỠNG KỸ THUẬT Y HỌC KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ KHÓA HỌC (CỬ NHÂN ĐIỀU

Tựa

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

CÔNG TY CP SXTM VÀ ĐT HƯƠNG VIỆT

AIA AN TÂM TỊNH DƯỠNG

KHOA HỌC CÔNG NGHÊ TÓM TẮT NGHIÊN CỨU CÔNG NGHÊ SẢN XUÂ T RƯỢU TỪ HỘT MÍT ThS. Phan Vĩnh Hưng, Nguyễn Thu Trang Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm T

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Văn mẫu lớp 8

QUY TRÌNH THUẦN DƯỠNG CÁ THỦY TINH (Kryptopterus bicirrhis Valenciennes, 1840) I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ THỦY TINH 1. Đặc điểm phân loại Hình1: cá thủy

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Tập 164, Số 04, 2017 Tập 164, số 04, 2017

GIÃN PHẾ QUẢN I. ĐỊNH NGHĨA Giãn phế quản là sự giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự loạn dạng các lớp phế quản và đa tiết p

Bàn Chải và Kem Đánh Răng

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG SHARP R-201VN-W/ R202VN-S/R03VN-M/R-204VN-S/R-205VN-S/R-206VN-SK Sản phẩm tuân thủ theo yêu cầ

Microsoft Word - An Tam Tinh Duong

Thuyết minh về con trâu – Văn mẫu lớp 8

MP02_VN

ENews_CustomerSo2_

VIỆN KHOA HỌC

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Microsoft Word - V doc

Microsoft PowerPoint - Phien 4- 3 Dan Luu Tui Mat - Bs NguyỖn ThÀnh Nhân [Compatibility Mode]

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Rodin concept

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

PHỤ LỤC 17

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

THÔNG TIN QUAN TRỌNG Cuốn sách hướng dẫn này sẽ giúp bạn thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng trên thiết bị MTTS CPAP Việc bảo trì bảo dưỡng nên được tiến

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

CHỦ ĐỀ 4 (4 tiết) Sinh lí hệ cơ xương của trẻ em Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh lí hệ xương Thông tin A. Thông tin cơ bản 1.1. Hệ xương Chức năng c

Document

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Nghị luận về an toàn thực phẩm

Ai baûo veà höu laø khoå

CANH CÁ CHUA NGỌT ĐẦY MÀU SẮC 500 g cá 5 g Hạt nêm AJI-NGON 1000 ml nước 100 g cà chua 50 g me 100 g Dọc mùng 20 g rau mùi 20 g hành lá xanh 2 quả ớt

TRUNG TÂM NGHIÊN C?U XU?T B?N SÁCH VÀ T?P CHÍ

Tam Quy, Ngũ Giới

Thien yen lang.doc

Trường Đại học Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 9, tháng 4/2012 TRỒNG RAU MẦM AN TOÀN Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH PGS.TS. Trần Minh Tâm, TS. Nguyễn

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Chăm sóc sức khỏe gia đình khi chế biến thức ăn

BỆNH VIỆN NÔNG NGHIỆP

Tọa công Nhị thập tứ pháp Tiên Sinh Trần Đoàn Trần Đoàn là một vị đại tiên đời nhà Tống bên Trung Quốc. Đạo hạn

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

TRÁM TRẮNG

Document

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Bản ghi:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC Y DƯỢC KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXI HÓA VÀ KHÁNG KHUẨN CỦA ACID MASILINIC PHÂN LẬP TỪ LÁ VỐI (CLEISTOCALYX OPERCULATUS (ROXB.) MERR. AND PERRY) Bùi Thị Hồng Chiên 1, Nguyễn Vân Hương 2, Lâm Phạm Phước Hùng 4, Nguyễn Thị Vân Anh 5, Cao Ngọc Huyền 6, Nguyễn Ngọc Hiếu 3* 1 Trường THCS Phú Định - Thành phố Hồ Chí Minh 2 Đại học Nguyễn Tất Thành 3 Đại học Duy Tân 4 Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh 5 Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh 6 Trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Lá Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr and Perry) được dân gian sử dụng như một thuốc sát khuẩn để chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt,... Masilinic acid là một thành phần quan trọng của lá Vối. Nó có tác dụng ức chế protease serine, chống oxy hóa. Điểm mới trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành bào chế cao chiết từ lá Vối khô, tinh sạch Masilinic acid từ cao chiết bằng sắc ký cột trên silica gel. Đánh giá khả năng kháng oxy hóa bằng DPPH và kháng các chủng vi sinh vật gây bệnh trên da như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Candida albicans bằng phương pháp khuyết tán đĩa thạch của các cao chiết từ lá Vối. Kết quả thu được, các cao chiết từ lá Vối có khả năng kháng oxy hóa tốt, đặc biệt là Masilinic acid (IC 50 = 9,346 μg/μl) kháng tốt hơn so với vitamin C trong cùng điều kiện. Cao chiết có khả năng kháng tốt cả vi sinh vật gây bệnh trên da E. coli, S. aureus, C. albicans, kể cả những vi sinh vật kháng kháng sinh như E. coli (kháng methicillin, oxacillin, amikacin, gentamycine), S. aureus (kháng methicillin, ampicillin, oxacillin, ceftazidime) và C. albicans (kháng methicillin và cefotaxime), trong đó cao tổng kháng tốt ở nồng đồ 0,5-5 mg/ml, cao n-hexan và Masilinic acid kháng tốt ở 2 nồng độ 5 mg/ml và 50 mg/ml. Những kết quả nghiên cứu này cho thấy lá Vối có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh ngoài da. Từ khóa: Lá Vối, Masilinic acid, vi sinh vật, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa. MỞ ĐẦU Khoa học y học ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho Đông dược phát huy mạnh mẽ hiệu quả điều trị bệnh, trong đó đáng quan tâm nhất là việc tách chiết các hợp chất từ dược liệu, mang lại hiệu quả tích cực trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Cây Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr and Perry) được trồng ở nhiều nơi trên địa bàn của Việt Nam, thường được người dân dùng làm trà giải khát. Trong lá Vối, nụ Vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có tinh dầu với mùi thơm dễ chịu, một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm. Masilinic acid là một thành phần quan trọng trong lá vối, thuộc nhóm triterpen được gọi là oleananes. Các triterpen đã được chứng minh là có hoạt tính chống ung thư, bảo vệ tim mạch, chống viêm và chống oxy hóa (Sanchez-Quesada et al. 2013). Ngoài ra, maslinic acid đã được chứng minh có hoạt tính ức chế tốt enzym α-glucosidase (Hou et al., 2009). Nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin khoa học về vai trò lá Vối trong điều trị bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần định hướng sử dụng cây Vối trong y học đặc biệt trong ngành thẩm mỹ làm đẹp. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Lá Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr and Perry) được thu hái từ huyện Củ Chi - TP Hồ Chí Minh, do phòng Thực vật - Viện cây ăn quả miền Nam phân loại và giám định. 770

HỘI NGHỊ CÔNG NGHỆ SINH HỌC TOÀN QUỐC 2020 Vi sinh vật thử nghiệm Các chủng vi sinh vật thử nghiệm: Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Candida albicans tất cả được nuôi trong môi trường NA (pepton, yeast extract, NaCl) ở nhiệt độ 37 o C. Các chủng vi sinh vật kiểm định do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Sinh học cung cấp. Điều chế cao chiết Điều chế cao ethanol tổng số: lá Vối khô (3 kg) được ngâm trong 30 lít ethanol 96% trong thùng inox. Sau 24 giờ, dịch chiết ethanol được lọc qua giấy lọc và tiến hành thu hồi dung môi bằng máy cô quay ở nhiệt độ 70 o C để thu cao chiết ethanol tổng số. Lượng cao ethanol tổng số thu được là 230g. Điều chế cao n-hexan: Cao ethanol tổng số được chiết phân đoạn với dung môi dung môi n-hexan. Lượng cao chiết n-hexane thu được là 110g. Tinh sạch phần chiết cao n-hexan: Từ cao n-hexan (110 g), được phân tách trên cột sắc ký silica gel pha thường với hệ dung môi hexane với độ phân cực tăng dần thu được tổng cộng 11 phân đoạn với khối lượng như hình 1. Các hệ dung môi như n-hexane: acetone (100:0, 40:1, 20:1, 10:1, 5:1, 1:1, 0:100, v/v), thu được các cao, ký hiệu HE1-HE7; n-hexane: methanol (3:1, 9:1, 19:1, 17:3) thu được các cao, ký hiệu HE8 - HE11. Phân đoạn HE8 (13,6 g) được phân tách lần bằng FC trên silica gel (0,040-0,063 mm), rửa giải với hệ dung môi hexan-etyl axetat 9:1, 6:1, 4:1 thu được HE8.1 (2,7g) và tiếp tục phân tách lần bằng FC trên silica gel (0,040-0,063 mm), rửa với hệ dung môi diclometan-axeton 19:1 và 9:1, sau đó rửa và kết tinh lại trong hỗn hợp dung môi diclometan-axeton thu được acid Masilinic (40 mg). Thử hoạt tính kháng oxy hóa bằng DPPH Hình 1. Sơ đồ phân lập acid Masilinic Mỗi mẫu ban đầu được thử ở 5 nồng độ khác nhau: 100 ppm; 75 ppm; 50 ppm; 25 ppm; 5 ppm. Mỗi nồng độ được tiến hành 3 lần. Hỗn hợp phản ứng bao gồm V1 (µl) dung dịch mẫu (test solution), V2 (µl) DMSO sao cho tổng thể tích có được là 50 µl, 150 µl DPPH (250 µm) và ủ hỗn hợp trong tối 30 phút. Mật độ quang học của hỗn hợp phản ứng được đo ở bước sóng 520 nm. A0 A C I 100 A Trong đo : Ao: Độ hấp thu của mẫu kiểm chứng (mẫu trắng), AC: Độ hấp thu của mẫu thí nghiệm (mẫu thật) 0 Dựa trên độ hấp thu của các mẫu, tính được giá trị phần trăm ức chế I (%) của mỗi nồng độ khảo sát, ứng với mỗi nồng độ tính được 3 giá trị I (%). Từ đó, xác định giá trị phần trăm ức chế trung bi nh ứng với từng nồng độ khảo sát. Từ giá trị I(%) xác định được giá trị IC50. Đối chứng dương, pha 2 mg Vitamin C trong 5 ml DMSO (nồng độ 400 ppm) làm dung dịch stock, sau đó thêm DMSO để được các nồng độ tương ứng 0 ppm, 5 ppm, 2 5 ppm, 50 ppm, 75 ppm, 100 ppm. Thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của cao chiết và chất tinh sạch Chủng vi sinh vật kiểm định được hòa vào dung dịch NaCl 0,9% để tạo dung dịch vi khuẩn có đạt mật độ quang học (OD) tại bước sóng 700 nm là 0,55. Dung dịch vi khuẩn được môi trường thạch và dùng tăm bông vô trùng 771

CÔNG NGHỆ SINH HỌC Y DƯỢC đánh dịch khuẩn đều trên đĩa thạch. Đĩa thạch sau đó được đục lỗ với đường kính 4mm. Cao chiết và chất tinh sạch (50 µl) được pha loãng trong DMSO 1% ở các nồng độ 5 mg/ml, 2,5 mg/ml và 0,5 mg/ml được nhỏ vào các lỗ đục trên đĩa thạch. Đối chứng âm là dung dịch DMSO 1%. Đĩa thạch được giữ ở 4 o C trong 8-15 giờ, sau đó chuyển sang tủ ấm 37 o C và tiếp tục nuôi 24 giờ. Đường kính vòng vô khuẩn được đo để xác định hoạt tính kháng khuẩn của mẫu thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần. Đường kính vòng vô khuẩn (ĐKVKK) được tính bằng công thức: ĐKVK = ĐKVK mẫu thử - ĐKVK chứng âm. Phân tích thống kê Kết quả được Xử lý thống kế bằng phần mềm SPSS phiên bảng 16 dành cho Windows. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Phân lập acid Masilinic Acid Masilinic được phân lập từ phần chiết n-hexan của lá cây Vối dưới dạng tinh thể hình que màu trắng, Rf = 0,48 (sắc ký bản mỏng, silica gel, diclomethane-acetone 4:1, v/v), ESI-MS: m/z 457 ([M + H] + ), 455 ([M - H] - ) (C30H48O3). Số liệu của phổ 1 H-NMR (CDCl3): 0,78 (3H, s, 26-CH3), 0,82 (3H, s, 24-CH3), 0,89 (3H, s, 29-CH3), 0,92 (3H, s, 30-CH3), 0,98 (3H, s, 25-CH3), 1,09 (3H, s, 23-CH3), 1,2 (3H, s, 27-CH3), 2,77 (1H, dd, J = 13,5 Hz, 4,0 Hz, H-18), 2,94 (1H, d, J = 10,5 Hz, H-2), 3,59 (1H, ddd, J = 11,0 Hz, 10,0 Hz, 4,5 Hz, H-3), 5,37 (1H, s br, H-12). Kết quả phân tích phổ của chúng tôi tương tự như kết quả nhóm Asuka Kishikawa và đồng tác giả (2017) phân tích phổ của chất Masilinic acid từ dầu oliu. Từ đó, chúng tôi kết luận rằng chất của chúng tôi tách được là acid Masilinic. Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết và chất tinh sạch Hoạt tính loại gốc tự do DPPH được sử dụng rộng rãi để sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất tự nhiên từ thực vật và vi khuẩn. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của vitamin C, cao chiết tổng, cao n- hexan và maslinic acid được trình bày ở bảng 1 và hi nh 3. Khi tăng nồng độ các chất từ 5 μg/ml - 100 μg/ml tỉ lệ % hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của các cao chiết đều tăng dần. Điều đó chứng tỏ, khả năng kháng oxy hóa của các cao chiết phụ thuộc theo nồng độ. Với nồng độ 100 µg/ml, tỉ lệ % khả năng bắt gốc tự do ở acid Masilinic là cao nhất (99,86%) và cao hơn so với vitamin C (90,7%). Từ đồ thị thể hiện tương quan tuyến tính giữa nồng độ mẫu thử và giá trị % bắt các gốc tự do DPPH (hình 3) giá trị IC50 ức chế 50% hoạt tính triệt tiêu gốc DPPH của các mẫu cao thí nghiệm đã được xác định (Hình 4). Cao chiết lá Vối có hoạt tính bắt gốc tự do khá tốt với giá trị IC50 của cao tổng số và cao n-hexan tương đương nhau và cao hơn so với vitmin C (đối chứng dương). Giá trị IC50 của acid maslinic là nhỏ nhất (9,346 μg/μl) và nhỏ hơn giá trị IC50 của vitamin C, chứng tỏ acid maslinic chiết suất từ lá Vối có hoạt tính chống oxy hóa tốt hơn vitamin C. Trương Tuyết Mai và đồng tác giả (2009) nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa từ nụ hoa và lá của cây Vối, cho thấy ở giá trị IC50 là 37,1 μg/ml) ở lá, cao hơn ở nụ hoa (22,9 μg/ml). Hou và đồng tác giả (2009) nghiên cứu các hoạt chất từ lá Vối có khả năng ức chế tốt với α-glucosidase đặc biệt là hợp chất acid maslinic với giá trị IC50 là 5,52±0,19 µg/ml. Các số liệu thu được giúp giải thích cho khả năng điều trị một số bệnh như tiểu đường, viêm gan, ghẻ, chốc trong dân gian. Bảng 1. Tỉ lệ % hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của các cao chiết từ lá Vối Nhóm thí nghiệm Nồng độ (µg/ml) 5 25 50 75 100 Vitamin C 47,06 b 56,26 b 67,76 b 79.26 b 90,7 b Cao tổng số 30,87 a 39,47 a 50,22 a 60,79 a 71,71 a Cao n-hexan 51.31 d 59,91 c 70,66 c 81,41 c 92,16 c Masilinic acid 49.51 c 60,11 d 73,36 d 86,61 d 99,86 d 772

HỘI NGHỊ CÔNG NGHỆ SINH HỌC TOÀN QUỐC 2020 Hình 3. Tỉ lệ bắt gốc tự do DPPH của vitamin C và các cao chiết lá Vối Hình 4. Giá trị IC 50 của cao chiết lá Vối Khả năng kháng khuẩn của các cao chiết từ lá Vối Trong lá Vối có tanin, chất khoáng, vitamin và có một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Trong dân gian, lá vối tươi hay khô được coi là một thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối tươi vò nát, và nấu với nước sôi để lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm. Để chứng minh điều này, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của cao chiết từ lá Vối đến các vi sinh vật gây bệnh cơ hội trên da và vi sinh vật gây viêm da. Trong hai chủng kháng kháng sinh chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu là S. aureus kháng methicillin, ampicillin, oxacillin, ceftazidime và E. coli kháng methicillin, oxacillin, amikacin, gentamycine. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Khả năng kháng khuẩn của các cao chiết từ lá Vối Mẫu thử nghiệm Cao tổng Cao n-hexan Maslinic acid Đối chứng âm (DMSO) Đối chứng dương (Acid clavulanic) Nồng độ Không kháng kháng sinh Đường kính vòng kháng khuẩn (mm) S. aureus E. coli Kháng kháng sinh Không kháng kháng sinh Kháng kháng sinh 50 11,3 ± 1,2 20,2 ± 2,1 8,8 ± 2,4 7,1 ± 2,1 5 10,1 ± 0,7 11,1 ± 1,3 7,5 ± 1,3 6,6 ± 1,4 0,5 8,8 ± 0,7 9,4 ± 1,3 6,8 ± 1,2 5,5 ± 1,5 50 7,8 ± 1,2-8,9 ± 1,4 7,9 ± 1,9 5 6,2 ± 0,2-7,6 ± 2,0-0,5 5,8 ± 0,9-6 ± 1,0-50 8,1 ± 1,1-8,9 ± 1,7-5 7,3 ± 0,5-7 ± 1,0-0,5 5,2 ± 1,3-6,5 ± 1,5-50 - - - - 5 - - - - 0,5 - - - - 10 8,0 ± 2,1-7.9 ± 1,2-5 7,5 ± 1,2-6,2 ± 2,1-0,5 5,2 ± 0,8-4 ± 0,3 - Từ kết quả trên ta thấy, cao tổng dịch chiết kháng hết các chủng vi sinh vật thử nghiệm, đường kính kháng 5,5-20,2 mm. Cao chiết n-hexan và chất tinh sạch từ lá Vối cũng kháng tốt vi sinh vật gây bệnh với đường kính kháng từ 5,1-8,9 mm, nhưng không có khả năng kháng các chủng vi sinh vật kiểm định kháng kháng sinh. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng trong cao chiêt tổng số còn có nhiều hoạt tính kháng khuẩn quan trọng có khả năng kháng tốt được nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Ðào Thị Thanh Hiền (2003) đã nghiên cứu một số tác dụng sinh học của lá cây Vối và phát hiện thấy lá Vối ủ có tác dụng kháng rất tốt trên vi khuẩn E.coli, loại vi khuẩn thường hay gây ra bệnh đường ruột và hai vi khuẩn gram (+) thử nghiệm, loại vi khuẩn hay gặp ở bệnh viêm da. Nguyen và đồng tác giả (2017) cho thấy dịch chiết lá vối kháng tốt chủng S. aureus. Bên cạnh đó, Karim 773

CÔNG NGHỆ SINH HỌC Y DƯỢC Chouaïb và đồng tác giả (2015) nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của acid Maslinic phân lập từ oliu và phát hiện thấy chất này kháng lại hai loại vi khuẩn gram dương là S. aureus, E. faecalis và hai loại vi khuẩn gram âm là E. coli và P. aeruginosa với các giá trị MIC từ 5-25 μg/ml. Dung và đồng tác giả (2008) cũng chứng minh dịch chiết từ lá Vối trong ethanol có khả năng kháng tốt chủng S. aureus kháng kháng methicillin. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thêm những dữ liệu quan trọng về khả năng kháng khuẩn của các cao chiết từ lá Vối và đây là một cơ sở dữ liệu thiết thực trong nghiên cứu điều trị các bệnh ở da. Khả năng kháng nấm của các cao chiết từ lá Vối C. albicans là loại nấm có thể gây tổn thương đến bộ phận sinh dục, miệng, da và máu. Bệnh viêm âm đạo do nấm men Candida (Vulvovaginal candidadiasis) là một bệnh nhiễm trùng âm đạo nội sinh do chủng nấm Candida mà chủ yếu là C. albicans gây nên (khoảng 90%). Bệnh rất hay gặp ở phụ nữ. Bệnh không lây qua quan hệ tình dục mà do sự tăng sinh quá mức C. albicans ký sinh trong âm đạo khi xuất hiện một số yếu tố thuận lợi như sử dụng các thuốc làm suy giảm miễn dịch, kháng sinh phổ rộng kéo dài, mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ có thai làm cho âm đạo viêm, ngứa, rát và tiểu khó, Ngày nay, có nhiều thuốc điều trị C. albicans mang lại hiệu quả nhất định, tuy nhiên đối với chủng C. albicans kháng kháng sinh thi chưa có những hiệu quả đáng kể. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cung cấp một bằng chứng khoa học về khả năng kháng C. albicans kháng kháng sinh methicillin và cefotaxime của các cao chiết từ lá Vối. Các kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 3, hình 5. Bảng 3. Khả năng kháng nấm C. albicans của các cao chiết từ lá Vối Vi sinh vật kiểm nghiệm Cao ethanol Đường kính vòng kháng nấm (mm) Cao n-hexan Maslinic acid Pirolam 50 5 0,5 50 5 0,5 50 5 0,5 50 5 0,5 50 DMSO C. albicans 14,1±2,1 10,3±1,3 9,4±0,1 13,5±2,3 8,1±2,1 + 9,2±1,2 5,3±0,8 2,8±0,4 7,2±1, 0 2,3±0, 8 - - C. albicans* 7,6±1,7 6,4 ±0,8 + 10,2±1,6 4,4±1,6 + 7,3±1,2 4,1±0,4 - - - - - Dấu * biểu thị các chủng vi sinh vật kháng kháng sinh Dấu + biểu thị mẫu có khả năng kháng khuẩn Hình 5. Khả năng kháng nấm C. albicans dịch chiết từ lá Vối Dimethyl sulfoxide (DMSO), Cao tổng (CT), cao n-hexan (H), Aicid Maslinic (M) Từ kết quả bảng 4 ta thấy cao chiết từ lá Vối có khả năng kháng tốt chủng C. albicans và C. albicans * với đường kính kháng từ 2,8-14,1 mm và kháng tốt hơn so với đối chứng dương (Pirolam). Các cao chiết này đều có khả 774

HỘI NGHỊ CÔNG NGHỆ SINH HỌC TOÀN QUỐC 2020 năng kháng yếu các chủng C. albicans ở nồng độ 0,5 mg/ml và kháng mạnh hơn ở nồng độ > 5 mg/ml. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự của nhóm nghiên cứu Ðào Thị Thanh Hiền (2003), nhóm này cũng chứng minh dịch chiết từ lá Vối có khả năng kháng tốt chủng C. abicans. Dung và đồng tác giả (2008) đã nghiên cứu tinh dầu nụ Vối đối đến khả năng kháng C. albicans và kết quả vòng kháng 8-16 mm. Đặc biệt các cao chiết và acid Maslinic từ lá Vối có khả năng kháng C. albicans tốt hơn thuốc pirolam ngoài thị trường KẾT LUẬN Cao chiết ethanol và n-hexan từ lá Vôi có khả năng chống oxy hóa, kháng các vi sinh vật gây bệnh. Đặt biệt, chất acid Maslinic là một hợp chất quan trọng trong thành phần của lá Vối có khả năng chống oxy hóa tốt hơn vitamin C với giá trị IC đat 9,346 μg/μl Ngoài ra, các cao chiết và acid Maslinic còn có khả năng kháng được các vi sinh vật E. coli, S. aureus, và C. albicans. Các kết quả này cho thấy lá Vối có thể trở thành một nguồn nguyên liệu cho ngành dược phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ðào Thị Thanh Hiền, Phạm Thanh Kỳ (2003) Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của lá cây Vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry). Tạp chí Dược học 3: 22-23 Hou W, Li Y, Zhang Q, et al. (2009) Triterpene acids isolated from Lagerstroemia speciosa leaves as α-glucosidase inhibitors. Phytotherapy Res 23(5): 614-618 Kishikawa A, Amen Y, Shimizu K (2017) Anti-allergic triterpenes isolated from olive milled waste. Cytotechnol 69(2): 307-315. Nguyen Thi Dung, Kim JM, Kang SC (2008) Chemical composition, antimicrobial and antioxidant activities of the essential oil and the ethanol extract of Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr and Perry buds. Food Chem Toxicol 46: 3632-3639. Phuong Thi Mai Nguyen, Nadin S., Christin B., et al. (2017) Anticaries and antimicrobial activities of methanolic extract from leaves of Cleistocalyx operculatus L. Asian Pacific J Tropical Biomed 7(1): 43-48. Sánchez-Quesada CS, López-Biedma AL, Warleta F, et al. (2013) Bioactive properties of the main triterpenes found in olives, virgin olive oil, and leaves of Olea europaea. J Agric Food Chem 61(50):12173-82 Truong Tuyet Mai, Fumie N, Nguyen Van Chuyen (2009) Antioxindant activities and hypolipodemic effexts of an aqueous extract from flower buds of Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr and Perry. J Food Biochem 33: 790-807. BIOLOGICAL ACTIVITY OF THE MASILINIC ACID ISOLATED FROM THE CLEISTOCALYX OPERCULATUS (ROXB.) MERR. AND PERRY LEAF Bui Thi Hong Chien 1, Nguyen Van Huong 2, Lam Pham Phuoc Hung 4, Nguyen Thi Van Anh 5, Cao Ngoc Huyen 6, Nguyen Ngoc Hieu 3* 1 Phu Dinh Junior high school 2 Nguyen Tat Thanh University 3 Duy Tan University 4 Ho Chi Minh City Hospital of Dermato Venereology 5 Center for Statistics and Science and Technology Information of Ho Chi Minh City - CESTI 6 Center for standardization and quality control in medical laboratory of Ho Chi Minh City SUMMARY C. operculatus leaves have been used traditionally as an antiseptic to cure many skin diseases such as scabies, pimples, Masilinic acid is a vital ingredient of the C. operculatus leaf, which inhibits serine proteases, increases EAAT2 (GLT-1) glutamate reuptake. The new point of study, we conducted the fractionation of dried C. operculatus leaves to isolatemasilinic acid by using a column chromatography on silica gel. Evaluation of antioxidant activity and antimicronial activity as against Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Candida albicans of the extracts from the C. operculatus leaves were carried out using by DPPH and by agar diffusion method. The result showed that C. operculatus leaves have good antioxidant, especially Masilinic acid with IC 50 value of 9,346 μg/μl, that is better than that of vitamin C. The C. operculatus leaf extract also exhibited antimicrobial activity against the test bacteria at concentrations > 5 mg/ml. The results of this study suggest that C. operculatus leaves have an important role in the treatment of skin diseases. Keywords: C. operculatus leaf, Masilinic acid, microorganisms, antimicrobial, antifungal, antioxidant. * Author for correspondence: Tel: +84.708020101; Email: ngochieu0707@gmail.com 775