VIỆT NAM - CUỘC CHIẾN LEO DỐC (UPHILL BATTLE) * Tác giả: Frank Scotton * Chuyển ngữ: Phan Lê Dũng * Xuất bản: Tủ Sách Tiếng Quê Hương BÀI GIỚI THIỆU C

Tài liệu tương tự
19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Tiên Tri Về Thời Cuộc của Việt Nam và Thế Giới Phạm Công Tắc

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Code: Kinh Văn số 1650

CHƯƠNG 10

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

I

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Bạn Tý của Tôi

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Layout 1

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Những Đồng Minh Anh Hùng Harry F. Noyes III FB Hoài Nguyễn Cuộc chiến tranh Việt Nam qua đi hơn 40 năm qua nhưng những luận bàn về cuộc chiến này vẫn

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

MỞ ĐẦU

Tên sách: Red Brotherhood at war - Chân lý thuộc về ai

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Mở đầu

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Successful Christian Living

Cúc cu

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Kinh Từ Bi

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

72. Nghĩa tử là nghĩa tận Trong 9 năm liền, Long không được visa về Việt Nam, dù lâu lâu chàng vẫn thử làm thủ tục xem chính quyền có thay đổi chính s

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

LÔØI TÖÏA

Xây Dựng Con Thuyền Tài Chính Của Bạn Series Dạy Con Làm Giàu Tập 12 Robert T. Kiyosaki & Sharon L. Lechter Chia sẽ ebook :

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Microsoft Word - De_Nghi_Mot_Nen_Giao_Duc doc

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

ban tin thang 7.cdr

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

HỒI I:

Đau Khổ

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Tướng Ngô Quang Trưởng

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Layout 1

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Phần 1

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM VÙNG WASHINGTON D.C., MARYLAND & VIRGINIA P.O. Box 772, Springfield, Virginia Phone: CDVietNam

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Niệm Phật tam muội

An Giang University Journal of Science 2017, Vol. 13 (1), NHỮNG YẾU TỐ CÁCH TÂN TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ NAM BỘ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX Nguy

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

No tile

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

Bản ghi:

VIỆT NAM - CUỘC CHIẾN LEO DỐC (UPHILL BATTLE) * Tác giả: Frank Scotton * Chuyển ngữ: Phan Lê Dũng * Xuất bản: Tủ Sách Tiếng Quê Hương BÀI GIỚI THIỆU CỦA TRỊNH BÌNH AN (Tin Sách số 14 - July & August 2015 - http://vnlac.org) "Uphill Battle: Reflections on Viet Nam Counterinsurgency" (Cuộc Chiến Leo Dốc: Suy nghiệm về Chiến tranh Chống du kích tại Việt Nam) là hồi ký của Frank Scotton. Ông đã đến làm việc tại Việt Nam từ năm 1962 đến 1975, hoạt động như một ký giả săn tin nhưng cũng nhận công tác biệt phái mỗi khi có yêu cầu của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ - như Phái Bộ Quân Viện MACV, Sở Tình Báo, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Frank Scotton đã đi khắp bốn vùng chiến thuật, tiếp xúc với người dân ở các thôn ấp, ngủ chung với Dân Vệ, vào các buôn làng Thượng để sinh hoạt với các dân tộc thiểu số. Nếu cảm thấy cần thiết, ông không ngần ngại tự lái xe đi qua những vùng không an ninh, hay nhảy trực thăng xuống một tiền đồn đang bị bao vây để tìm hiểu tình hình, có khi băng rừng qua những đường mòn không hề được vẽ trên bản đồ mà ở đó có thể bị chính "phe ta bắn lầm". Sách gồm 19 Chương: (1) Khởi đầu. (2) Thung lũng An Lão. (3) Tan rã. (4) Nền Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ. (5) Thăm dò Ấp Long An. (6) Biệt kích nhân dân Quảng Ngãi. (7) Mở rộng và các vấn đề kiểm soát. (8) Nâng cấp các liên lạc Quận. (9) Viễn du từ Nhà đến Miền Trung. (10) Mâu thuẫn Bình Định. (11) Vai trò và Sứ mạng. (12) Hoạt động dân sự MACVCORDS. (13) Ở xa nhưng vẫn giữ liên lạc. (14) Borneo và trở lại Việt Nam. (15) Trụ sở trung ương MACVCORDS. (16) Những sự điều chỉnh. (17) Bầu cử, Cai quản & cuộc tấn công 1972 của Bắc Quân. (18) Điều đình, Ngưng bắn và Chiếm đất. (19) Nền Đệ Nhị Cộng Hòa tan rã và sụp đổ. Phụ Lục: Danh từ đặc biệt và chữ viết tắt.

Khác với nhiều người Mỹ đến làm việc tại Việt Nam, Frank cho rằng sự hãnh diện về khả năng và văn hóa của người Mỹ đã ngăn cản họ có cái nhìn đúng về người Việt Nam. Trước khi đặt chân đến Việt Nam, ông đã thuyết phục trung tâm quân sự Fort Bang phải cho ông học tiếng Việt. Sau 3 năm ở Việt Nam, như tất cả mọi quân nhân Mỹ, Frank cảm thấy nhớ gia đình và bạn bè. Thế nhưng, ông không thể tưởng tượng được rằng vừa về đến Mỹ là ông lại đếm từng ngày để trở lại Việt Nam. Và ông đã phải gọi điện thoại cho một người bạn ở Hoa Thịnh Đốn để nhờ ông này gởi một điện tín về nhà yêu cầu Frank trở lại Việt Nam càng sớm càng tốt. Theo tác giả, người Mỹ khi tham dự vào chiến trường Việt Nam đã chưa có suy nghĩ rõ rệt về đất nước này, cũng không ý thức được mức độ lớn lao của trách nhiệm họ nhận lãnh năm 1965 khi đưa quân vào Việt Nam. Người Mỹ đã không biết gì nhiều về đối phương, và những điều đã biết thì thường áp dụng... sai. Ví dụ như xử dụng danh từ "bình định" (pacification) của thực dân Pháp, rồi lại đổi bằng "tiến triển cách mạng". Sự vụng về trong chữ nghĩa đã dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc [tác giả đề nghị chữ "phục hồi" - như trong trường hợp phục hồi một vùng do Mặt Trận Giải Phóng chiếm đóng trước đó]. Sai lầm này bắt nguồn tự sự ngần ngại đối phó với thượng cấp: một khi danh từ nào được chuẩn y từ cấp trên thì danh từ đó trở thành "thiêng liêng"! Theo suy luận của Frank Scotton, người Mỹ (giữa thế kỷ 20) thường là những thợ mộc, thợ máy giỏi. Họ thích táy máy, thích sáng chế và thích cải thiện. Từ đó khi phải đối phó với du kích, nổi dậy... thì nghĩ rằng có thể giải quyết như với một cái máy. Đối với bạn đồng minh (Việt Nam Cộng Hòa), người Mỹ thường nản chí vì thấy họ thiếu khả năng hoặc không vui lòng áp dụng những điều được hướng dẫn. Người Mỹ cũng hân hoan ủng hộ những sáng kiến của bạn đồng minh, nhưng sau đó lại muốn chuyển đổi theo mô thức người Mỹ đưa ra. Về sự sụp đổ của Nam Việt Nam, tác giả thẳng thắn bày tỏ: "Mục đích của một cuộc chiến là bắt đối phương phải phục tòng ý mình. Mục đích của chúng ta ngay từ đầu là giữ vững miền Nam, không để miền Bắc thống nhất đất nước theo điều kiện Cộng sản. Sau nhiều năm chiến đấu, chúng ta đã ký một hiệp định cho phép quân đội miền Bắc hiện diện ở miền Nam. Chúng ta rút lui vì không còn ý chí. Chúng ta thua". Riêng đối với bạn đọc Việt Nam, Frank Scotton bày tỏ sự đắn đo khi quyết định cho dịch cuốn hồi ký qua tiếng Việt. Như một người thông thạo Việt ngữ, Frank hiểu chữ tiếng Việt thường có nhiều nghĩa khác nhau và khó nắm bắt với một vẻ "gần như lãng mạn". Frank cũng hy vọng bạn đọc Việt sẽ không cảm thấy khó chịu vì những mô tả sự khiếm khuyết về phía Việt Nam vì ông cũng phê bình phía người Mỹ còn nặng nề hơn. Đối với ông, cách tốt nhất là thay vì đổ lỗi cho nhau thì nên cùng "tìm cách hiểu rõ bản thể bấp bênh của cuộc chiến, những lợi điểm của phía đối phương, và tất cả những điều chúng ta đã có thể làm hầu dẫn đến những kết quả tốt hơn". * Về tác giả FRANK SCOTTON: Đến Sài Gòn năm 1962 khi vừa 24 tuổi và mới gia nhập USIA (U.S. Information Agengy, cơ quan được thành lập năm 1953 với nhiệm vụ phổ biến các chương trình thông tin (USIS) ở các nước ngoài Hoa Kỳ nhằm chống lại thủ đoạn tuyên truyền của Cộng sản). Năm 1970, ông trở thành phụ tá điều hành của William Colby - Giám đốc chương trình CORDS (Civil Operations and Revolutionary Development Support). Hiện cư ngụ tại tiểu bang California. * Về dịch giả PHAN LÊ DŨNG: Sinh năm 1963 tại Sài Gòn. Vượt biên 1978. Định cư Hoa Kỳ 1980. Tốt nghiệp Đại học University of Connecticut ngành Kỹ sư Điện

1986. Hội trưởng Hội sinh viên University of Connecticut 1984-1986. Đã viết bài cho báo Văn, Làng Văn (1985-1988), Hiệp Hội (1989-1997). Hiện cư ngụ tại tiểu bang Virginia. Các tác phẩm đã dịch và đăng báo: Trong Gọng Kềm Lịch Sử (In The Jaws of History - Bùi Diễm và David Chanoff) (1988); Nét Chấm Phá Của Bức Điêu Khắc Truyền Thần (The Chinese Mosaic - Betty Bao Lord) (1990). * VIỆT NAM CUỘC CHIẾN LEO DỐC 560 trang. Ấn phí $25.00. Để mua sách qua bưu điện, xin gửi chi phiếu về: VLAC / TS Tiếng Quê Hương, P.O. Box 4653, Falls Church, VA 22044, USA. Liên lạc email: uyenthaodc@gmail.com. BÀI GIỚI THIỆU CỦA HOÀNG NHẤT PHƯƠNG (Báo Trẻ - http://baotreonline.com) Bên trong trang bìa của tác phẩm "Việt Nam Cuộc Chiến Leo Dốc", nhà xuất bản Tiếng Quê Hương trích đăng lời giới thiệu của dịch giả Phan Lê Dũng về tác giả Frank Scotton: "Từ năm 1962 đến 1975, gần như mỗi năm Frank Scotton đều có mặt tại Việt Nam. Ông không chỉ thạo tiếng Việt, biết tiếng Hoa, mà còn sống tại các thôn ấp hẻo lánh từ cao nguyên Trung Phần tới đồng bằng Cửu Long, nhất là can dự nhiều hoạt động tại Việt Nam như hình thành các nhóm Bình Ðịnh, lực lượng Dân Vệ, Nghĩa Quân, Ðịa Phương Quân, cán bộ Xây Dựng Nông Thôn, tổ chức Phượng Hoàng... Tác phẩm của Frank Scotton với nội dung nhìn lại đoạn đường thực tế đã qua được coi như câu trả lời chính xác về lý do người Mỹ thất bại tại Việt Nam. Frank Scotton nhắc nhở một kinh nghiệm đau xót với người Mỹ, nhưng từng trang sách đã bày tỏ tâm trạng phẫn nộ cùng cực về sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam mà với ông là vùng đất thân yêu không bao giờ rời khỏi tâm trí..." Lời giới thiệu cho thấy "Việt Nam Cuộc Chiến Leo Dốc" nguyên tác "Uphill Battle" - như tác giả Frank Scotton và dịch giả Phan Lê Dũng cùng nhận xét - là quyển sách nhìn lại dấu binh lửa và những sai lầm khó hiểu khi xem xét về một cuộc chiến, và thảo luận về một cuộc chiến khác, trong khi đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ điều động một cuộc chiến. [Trích trong Lời Nói Đầu, trang 19]. Ðối với tác giả Frank Scotton, diễn biến xảy ra trước và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có không ít điều để nói. Ông đã tiếp xúc với rất nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội Miền Nam Việt Nam, để tìm hiểu về giai đoạn đầy bất ngờ nhiều biến động trước khi Miền Nam thất thủ. "Uphill Battle" gồm có 19 Chương, cộng thêm Lời Nói Ðầu và Phụ Lục được dịch giả Phan Lê Dũng chuyển thành Việt Ngữ với tựa đề "Việt Nam Cuộc Chiến Leo Dốc", ghi lại những gì ông Frank Scotton đã trải qua khi đi và về giữa Washington và Sài Gòn, trong quãng thời gian gần 13 năm. Mười ba năm - thời gian không chỉ giúp ông có thể nói thông thạo tiếng Việt, mà còn ghi nhận những sự kiện ông từng chứng kiến tại Thung Lũng An Lão [Chương 2, trang 70] Thăm Dò Ấp Long An [Chương 05, trang 143], Mâu Thuẫn Bình Ðịnh [Chương 10, trang 272]. Hay có những vấn đề chi tiết hơn khi ông nói về Vai Trò Và Sứ Mạng [Chương 11, trang 308], Bầu Cử - Cai Quản & Cuộc Tấn Công 1972 của Bắc Quân [Chương 17, trang 472], Nền Ðệ Nhị Cộng Hòa Tan Rã [Chương 19, trang 527].

Phần chi chú của "Việt Nam Cuộc Chiến Leo Dốc" ghi rằng: "Frank Scotton sinh năm 1938 tại tiểu bang Massachusetts, trong một gia đình luôn cố sống đúng theo đòi hỏi trách nhiệm công dân. Vì thế, thời Ðệ nhị Thế chiến thân phụ ông cùng các chú, bác đều phục vụ quân đội, và trong cuộc chiến Việt Nam, tham gia cùng với ông là hai anh em họ phục vụ ở Hải Quân, và người em ruột là bác sĩ cũng là thành viên Lực Lượng Ðặc Biệt Nhóm 3" [Trang 10]. Những người trực tiếp tham gia cuộc chiến trong hai nền Ðệ nhất và Ðệ nhị Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam, sẽ có cách nhìn khác đối với cuộc nội chiến xảy ra giữa hai miền Nam và Bắc. Tác giả Frank Scotton đến Việt Nam khi ông mới 20 tuổi, trong lòng dư đầy hoài bão, muốn thực hiện sứ mạng đi tìm những điều tốt đẹp cho dân chúng Miền Nam Việt Nam - nơi ông cùng cư ngụ và thở hít một bầu trời với họ. Ðể rồi gần 13 năm sau, ông trở về Hoa Kỳ ở tuổi ba mươi mang theo những vết thương nội tâm, khi nhớ đến từng địa danh giờ chỉ còn trong lịch sử, và những con đường đã mất dấu trên bản đồ Việt Nam. Dịch giả Phan Lê Dũng nói rằng: "Nhờ tác phẩm của ông, người Hoa Kỳ có thể cảm thấy rõ hơn những câu trả lời tương đối thỏa đáng về cuộc chiến Việt Nam. Nhưng còn người Việt Nam thì sao? Câu trả lời đó, xin được dành cho bạn đọc". Vâng. Xin để độc giả nhận xét về một thời chiến tranh và một thời để nhớ trong "Việt Nam Cuộc Chiến Leo Dốc". BÀI ĐIỂM SÁCH CỦA RUFUS PHILLIPS (The Wall Street Journal - http://wsj.com) * Rufus Phillips là tác giả cuốn sách "Why Vietnam Matters: An Eyewitness Account of Lessons Not Learned" do Naval Institute Press xuất bản năm 2008. Bài điểm sách này được đăng trong chuyên mục Book Review của nhật báo The Wall Street Journal ngày 14/01/2015 (http://wsj.com). Tựa đề Anh ngữ: "Among the Guerillas: Frank Scotton s curiosity about all things Vietnamese got him into risky situations - including shootouts with local Viet Cong". Bản dịch Việt ngữ: Phan Lê Dũng. ooo Trong "Cuộc Chiến Leo Dốc" (Uphill Battle), Frank Scotton đã kể lại câu chuyện khác thường của ông như một người tham gia sâu rộng vào nỗ lực chống du kích ở Việt Nam từ năm 1962 đến 1972. Yếu tố khiến câu chuyện của ông trở thành đặc biệt là tầm mức tiếp xúc với những người Việt Nam và bạn bè ông, sự hiểu biết về những thực tế ở nông thôn và trực giác chính trị của ông, khi nhận định rằng trong cuộc chiến giữa hai bên, yếu tố định đoạt vấn đề thắng - bại, chính là động lực chính trị của mỗi bên. Quyển sách bắt đầu khi Scotton gần 24 tuổi, mới được Phòng Thông Tin Hoa Kỳ tuyển mộ, và vừa đến Sài Gòn năm 1962. Phòng Thông Tin Hoa Kỳ (USIA) và các Văn phòng Dịch vụ Thông Tin (USIS) hoạt động ở các quốc gia khác là một phần quan trọng của nỗ lực chống Cộng của Hoa Kỳ trong chiến tranh lạnh. Scotton đã ghi lại chi tiết theo thứ tự thời gian những điều ông thấy ở Miền Nam Việt Nam, nơi thực tế thường mâu thuẫn với ngay cả những cái nhìn của người Mỹ ở Sài Gòn chứ chưa nói gì đến cái nhìn của người Mỹ ở Hoa Thịnh Đốn. Ngoài sự tiếp cận rất giới hạn của ông với tiếng Việt, tất cả những sự huấn luyện dành cho ông trước khi vào Việt Nam đều gần như vô dụng. Một trong những cá tính khiến ông trở thành khác thường là

sự quyết tâm của ông khi cho rằng ông cần học tiếng Việt. Kể từ ngày đầu khi mới đến Việt Nam, học tiếng Việt là một nỗ lực ông chưa hề ngừng theo đuổi. Một cá tính đặc biệt khác của ông là sự tò mò bất tận về tất cả các vấn đề Việt Nam. Chính sự tò mò này đã khiến ông rơi vào những hoàn cảnh khá nguy hiểm - kể cả ít nhất là hai lần chạm súng với Việt Cộng tại địa phương. "Cuộc Chiến Leo Dốc" sinh động vì đã ghi lại rất nhiều câu chuyện lý thú nho nhỏ. Năm 1962, ông Scotton, mới chỉ là một tay mơ, có dịp ở lại qua đêm với Trung Tướng lẫy lừng John Paul Vann (nhân vật chính trong "A Bright Shining Lie", một cuốn sách đã đoạt giải Pulitzer của ký giả Neil Sheehan). Lúc đó ông Vann đang là cố vấn quân sự cho Sư Đoàn 7 của quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở Mỹ Tho, một tỉnh chính ở vùng đồng bằng Cửu Long có bến phà có thể đi qua tỉnh Kiến Hòa kế cận. Mé bến phà Kiến Hòa là nơi có truyền thống ủng hộ Việt Cộng. Ông Vann cho biết ông không biết rõ chuyện gì thường xảy ra vào đêm ở mé bến phà Kiến Hòa. Nghe vậy, chiều đó Scotton đã tự đi phà sang mé Kiến Hòa để tìm hiểu. Khi vẫn còn đang ở mé phà Kiến Hòa mà trời đã tối, một người chủ quán ở mé Kiến Hòa đã khuyên Scotton nên đi ngược lại bến phà quay về Mỹ Tho, hoặc tiếp tục đi thẳng đến thủ phủ của Kiến Hòa để ngủ lại ở những chỗ an toàn. Thay vì nghe theo lời khuyên đó, Scotton lại đến làm bạn với những người cảnh sát đang canh gác bến phà và được họ cho biết trạm gác của họ là một nơi tương đối an toàn. Trạm gác sở dĩ an toàn là vì đã có một sự đồng ý ngấm ngầm của cả hai bên về tình trạng của bến phà. Cả chính phủ [Việt Nam Cộng Hòa] lẫn Việt Cộng đều không muốn bến phà là một khu vực giao chiến: Cả hai phía đều cần bến phà cho những mục đích riêng. Đêm đó, Scotton đã ngủ lại nơi trạm gác và trở lại Mỹ Tho sáng sau. Sự liều lĩnh dại dột của Scotton, đã khiến John Vann đã nổi trận lôi đình. Nhưng sau khi nghe Scotton thuật chuyện về sự đồng ý ngấm ngầm của cả hai bên, John Vann dần dần bình tĩnh lại. Sau chuyến mạo hiểm đó, John Vann đã yêu cầu thượng cấp của Scotton cho Scotton làm việc với ông, nhưng yêu cầu đó không được đáp ứng. Khi được giới thiệu về làm với Ban Công tác bên ngoài của USIS Việt Nam, Scotton nhận trách nhiệm chỉ định các nhân viên Việt Nam đã được huấn luyện về làm việc để yểm trợ các văn phòng thông tin của chính phủ. Nhiệm vụ của ông chuyển dần thành việc huấn luyện các đội bán quân sự và thông tin để tranh đua với Việt Cộng ở các ấp nông thôn. Nỗ lực này có những dấu hiệu thành công, nhưng sau đó chìm đi trong thời gian Mỹ đổ quân vào Việt Nam và những hệ quả xấu của cuộc chiến tranh ăn mòn tiếp theo sau. Năm 1970, Scotton trở thành phụ tá chấp hành của William Colby, Giám đốc chương trình Dân Sự Vụ Và Phát Triển Nông Thôn (CORDS): Một nỗ lực phối hợp dân sự - quân sự bắt đầu phát động vào năm 1967 sau nhiều thử nghiệm không thành công. Nỗ lực này bắt đầu có hiệu quả nhưng lại ở vào một thời điểm muộn màng, khi sự ủng hộ của dân chúng Mỹ đối với cuộc chiến đã suy giảm rõ rệt. Là người hiểu rõ những hoạt động chống du kích ở mức độ địa phương, và có thể theo dõi xem những hoạt động đó có hữu hiệu hay không, Scotton là một trong số vài người Mỹ đã có những đóng góp vô giá. Scotton xen kẽ câu chuyện của ông với những bài viết nói rõ thêm về bối cảnh và nội dung của các biến cố của cả phía Việt Nam lẫn phía Mỹ. Ông bắt đầu với khủng hoảng Phật giáo và cuộc đảo chánh ông Diệm năm 1963, sau đó mô tả những sự thất bại của Miền Nam trong việc đoàn kết các đoàn thể chính trị và quân sự năm 1964 sau đảo chánh, những sự xâm lược của các đơn vị chính quy của quân đội Bắc Việt cuối năm 1964, sự can thiệp quân sự nghiệt ngã qua các cuộc đổ quân năm 1965, và những hoạt động chống du kích và "Việt Nam Hóa Chiến Tranh" sau cuộc tấn công Mậu Thân 1968.

Dần dà, một chính quyền Miền Nam ổn định hơn đã bắt đầu xuất hiện và ủng hộ các hoạt động chống du kích. Nhưng theo cái nhìn của ông Scotton, chính quyền đó chưa bao giờ triển khai được một động lực chính trị bao quát để có thể hình thành một chính phủ trong sạch, đáp ứng đúng với nguyện vọng thực của quốc gia và được đại đa số dân chúng ủng hộ. Ông Scotton nhận định về Hiệp Định Ba-Lê năm 1973 như một thứ "đầu hàng ngụy trang", vì hiệp định đó vẫn để cho các lực lượng chính quy của Bắc Việt ở Miền Nam chủ động những cuộc tấn công tương lai ngay cả khi sự viện trợ quân sự của Hoa Kỳ đã bị cắt bỏ. Ông cho rằng về lâu, về dài, Miền Nam Việt Nam khó thể tồn tại nếu không có những cải cách dân chủ. Và trên thực tế thì chưa hề có dấu hiệu gì nhiều cho thấy chính quyền Miền Nam sẽ có những cải cách dân chủ sâu rộng. Khi nhìn lại, ông Scotton cũng tin rằng sau Tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ nên kết luận cuộc chiến Việt Nam không còn hy vọng, và nên rút lui. Nhưng phải rút lui thế nào, để có thể duy trì được dù chỉ một nửa phần danh dự, là điều không thấy ông bàn luận. Vào thời điểm đó, những người điều đình phía Bắc Việt đang đòi hỏi Mỹ phải dẹp bỏ chính quyền Sài Gòn và chấp nhận một chính phủ mới hòa hợp với tổ chức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một tổ chức do họ cầm đầu. Thỏa mãn đòi hỏi của họ chắc chắn sẽ khiến Bắc Việt nhanh chóng tiến chiếm Miền Nam với những cuộc đàn áp giết chóc tàn bạo như đã xảy ra năm 1975. Sau 1968 chính quyền Sài Gòn và quân đội Miền Nam vẫn có triển vọng thành công nếu Mỹ tiếp tục viện trợ, và thực tế cho thấy đa số những chiến dịch chống du kích về sau đều thành công trong việc đem lại an ninh cho phần lớn những vùng nông thôn. Có thể có một cuộc rút quân toàn diện của Mỹ vào năm 1968 không? Tuy câu hỏi này có thể là một vấn đề tranh luận, quyển sách của ông Scotton vẫn đưa ra được những trực giác về một giai đoạn đã được ghi lại rất nhiều. Ngoài ra, "Cuộc Chiến Leo Dốc" còn là một sự nhắc nhở hữu ích về những chân lý của vấn đề chống du kích: Cách chống du kích hữu hiệu nhất là phải thiết lập an ninh, phải có sự tham gia rộng rãi của đa số dân chúng và sự ủng hộ từ bên trong các cộng đồng dân chúng ở các cấp cơ bản nhất. GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ FRANK SCOTTON VỀ ẤN BẢN TIẾNG VIỆT Quyết định thu xếp để có một bản dịch tiếng Việt của cuốn Uphill Battle và đạt được một tầm độc giả lớn rộng hơn ấn bản tiếng Anh là một quyết định hết sức lớn đối với tôi. Vấn đề dịch giữa tiếng Việt và tiếng Anh là một vấn đề có nhiều thử thách hơn là dịch giữa nhiều ngôn ngữ khác. Tôi nghĩ tiếng Anh là ngôn ngữ có các chữ gốc Đức và bao gồm các chữ gốc Norman, thường có khuynh hướng chuẩn xác và ý diễn tả thường theo sát nghĩa của chữ. Trong khi đó, tiếng Việt lại là một ngôn ngữ có nguồn gốc phức tạp và về sau còn hấp thụ thêm rất nhiều từ của Trung Hoa. Tôi thấy ngữ vựng tiếng Việt thường có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa và khó nắm bắt với một vẻ gần như lãng mạn. Và ngoài vấn đề địa phương, hoặc sự khác biệt trong tiếng lóng, những từ miền quê thường khác với những từ được xử dụng ở thành thị. Bởi thế dịch sát từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là vấn đề khó thể làm được và người dịch bắt buộc phải dịch dựa vào sự hiểu biết thấu đáo ý nghĩ của tác giả. Phan Dũng và những người giúp anh đã thành công trong vấn đề sửa chữa các khác biệt giữa hai ngôn ngữ khéo léo đến độ tôi tin rằng độc giả của bản dịch này sẽ hiểu rõ nguyên tác dù có thể không đồng ý với các kết luận của tôi. Ngoài ra, tôi còn có thêm

nhiều điều hữu ích qua các cuộc trao đổi Email với ông Trần Hữu Trí, một người bạn đường can đảm đã cùng hoạt động với tôi trong nhiều sứ mạng rất lâu về trước. Cuối cùng, tôi xin bạn đọc cảm thấy khó chịu vì những mô tả về khiếm khuyết của phía Việt Nam hãy xem xét những chú thích thẳng thắn của tôi về những khiếm khuyết có lẽ còn nặng hơn của phía Hoa Kỳ. Thay vì đổ lỗi cho nhau, chúng ta nên tìm cách hiểu rõ bản thể bấp bênh của cuộc chiến, những lợi điểm của phía đối phương, và tất cả những điều chúng ta đã có thể làm hầu dẫn đến những kết quả tốt hơn. AUTHOR'S NOTE TO THE VIETNAMESE LANGUAGE EDITION I am humbled by the decision to arrange for publication of Uphill Battle in Vietnamese in order to reach a broader audience than what is possible for the original English text. Translation between Vietnamese and English is more challenging than the task of bridging many other languages. I think of English having Germanic roots with Norman inclusions and tendency to precision and the literal. Vietnamese, I feel, has a more complex origin that was later suffused with a dose of northern neighbor loan words. Vietnamese vocabulary is, I found, subjective with multiple possible meanings and an elusive almost romantic feel. And, in addition to regional dialect and even slang differences, rural vernacular is rather different by vocabulary and expression than what is heard and written in urban areas. So a literal translation from either language to the other does not work and it is necessary to interpret from an understanding of an author s intention. Dung Phan and others who assisted him succeeded in spanning the differences between Vietnamese and English so magnificently that I am sure readers of this translated edition will comprehend the narrative even if there might be disagreement with my conclusions. I additionally benefited from exchange of emails on some points with Tran Huu Tri, brave companion on several missions long ago. Finally, I ask that any reader who might be offended by description of Vietnamese inadequacies, examine my candid notation of more than equivalent American flaws. Rather than blaming each other, we should be seeking to understand the precarious nature of the war, the advantages held by the opponent, and what we all might have done more productively.