Microsoft Word - Ôn thi đại học môn vă8

Tài liệu tương tự
Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Dàn ý Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Tra cứu Đáp án chính thức môn Văn soạn tin: KTS NGUVAN MãĐề gửi 7530 Tra cứu Điểm thi Tốt nghiệp: KTS MãTỉnh SốBáoDanh gửi 7530 Câu 1: I. Phần chung Đ

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

XUÂN CHÚC MỪNG NĂM MỚI Đầu năm ly rượu chúc mừng Gia đình, Bè bạn thân thương! Xuân Mới hưởng nhiều Phước Lộc Tương lai, Hạnh Phúc khúc Nghê Th

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Cúc cu

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ


http:

Microsoft Word - tuong nho19_6

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Thuyết minh về Nguyễn Du

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Phần 1

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

HỒI I:

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Công Chúa Hoa Hồng

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

No tile


Code: Kinh Văn số 1650

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

MỞ ĐẦU

Khóm lan Hạc đính

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Giới thiệu về quê hương em

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

CHƯƠNG 1

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Phân biệt các phương thức biểu đạt trong văn bản

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

No tile

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Kinh Từ Bi

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

-

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Bản ghi:

Ôn thi đại học môn văn phần 9 Văn phong độc đáo và tình yêu quê hương đất nước trong tùy bút "Người lái đò sông Đà" I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Người lái đò Sông Đà là một trong những tuỳ bút xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân in trong tập tuỳ bút Sông Đà (1960). Sông nước Việt Nam đã chảy qua nhiều trang văn của Nguyễn Tuân, có sông Bến Hải, sông Gianh nhưng đặc biệt nhất vẫn là Sông Đà bởi Sông Đà đem lại cho nhà văn cảm giác mạnh, máu phiêu lãng giang hồ. Với một tâm hồn luôn khát khao hướng tới cái đẹp, Nguyễn Tuân đã tìm đến nó như một địa chỉ lớn của thi ca,

nhạc hoạ để rồi biến vùng sông nước ấy thành nghệ thuật. Và cũng từ đó ta bắt gặp một Sông Đà như một sinh thể có linh hồn, có tâm trạng phức tạp để từ đó nhà văn nâng người lái đò Sông Đà lên bậc nghệ sĩ tài hoa, anh hùng trên sông nước. Nhưng bao trùm lên tất thảy vẫn là văn phong độc đáo và một tình yêu tha thiết với thiên nhiên đất nước và sự tôn kính công sức lao động của con người. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, con Sông Đà hiện lên không còn là dòng sông vô tri vô giác mà là một sinh thể có hồn, có tâm trạng, ở đó luôn có sự hội tụ hai đặc điểm hung bạo và trữ tình. Trước hết phải nói đến tính cách hung bạo của sông Đà. Nếu đã có một lần xuôi ngược trên dòng sông này, ắt hẳn không mấy ai quên được tính cách dữ dội của sông Đà dù đi vào mùa đông

nước cạn hay mùa hè nước nổi. Cái đáng sợ của sông Đà còn ở toàn bộ môi trường và cảnh quan hùng vĩ với vẻ huyền bí hoang sơ của dòng sông chảy giữa chốn núi non trùng điệp của Tây Bắc xa xôi. Sông Đà dữ, cát sông Đà cũng dữ Nó đục thủng gan bàn chân lỗ rỗ như những vệt hà đục thủng đáy tàu thuyền. Bờ sông Đà chẳng hiền hoà Nó dựng vách thành, mặt sông chỉ lúc đúng ngọ mới trông có mặt trời. Có vách thành chẹt lòng sông lại như mọt cái yết hầu.có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia. Ngồi trong khoang đò qua chỗ ấy giữa mùa hè cũng cảm thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng dưới một cái ngõ mà ngóng lên khung cửa sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện... Tổng hợp các giác quan khác nhau và có những so sánh táo bạo, mới mẻ, bất ngờ, Nguyễn Tuân đã tạo được ấn tượng sâu sắc về vách đá dựng đứng với độ cao hun hút khôn cùng. Tất cả các chuyển động đều náo động. Người đọc như có cảm giác đang ngồi trên một con đò mà phóng đi vun vút trên sông, băng băng xuống thác để thấy được quanh mình tiếng nước hò reo bốn mặt và cả những hòn đá ngỗ ngược phía

trước như nhất tề nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền, để ra oai hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi chiến đấu, để thách thức chiếc thuyền có giỏi thì tiến vào...cái dáng đá hất hàm ấy trông ngỗ ngược, hỗn hào, du côn một cách rất hiện đại. Những hòn đá nằm, ngòi, nổi, chìm tưởng như tuỳ thích lại được sông Đà giao cho mỗi hòn một nhiệm vụ để bày thạch trận tiêu diệt chiếc thuyền. Sông Đà hung bạo không chỉ ở thạch trận, ở bờ sông dựng vách thành. Nước sông Đà cũng vào hùa như tiếp thêm cái oai linh hùng vĩ đó. Và sự dữ dội của nó cứ thế nhân mãi lên. Những câu văn có kết cấu trùng điệp, nhịp điệu khẩn trương gấp gáp giống như sự chuyển vận của gió to và sóng lớn : Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Rồi nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn... Những cái giếng nước sâu nước ặc ặc như vừa rót dầu sôi vào.

Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm dưới dòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Nói đến sông Đà không thể bỏ qua những con thác nguy hiểm. Sông Đà có cả thảy bảy mươi ba cái thác như bảy mươi ba cạm bẫy luôn rình rập tàu thuyền. Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá. Ban đầu là cung bậc nỉ non của dòng thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích. Thế rồi âm thanh đó bất ngờ được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng hét lên như một khúc nhạc của một thiên nhiên dang ở đỉnh điểm của sự phấn khích mạnh mẽ và man dại. Trong đó âm vang cuồng loạn của núi rừng được đưa vào để thanh viện cho sự diễn tả con thác giận dữ ầm ầm và va đập vào bờ đá. Tiếng sóng thác rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu tre nứa đổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy

bùng bùng. Nước, đá, sóng hỗ trợ cho nhau tạo nên thế thạch trận, mai phục hết trong lòng sông. Chúng hung hăng, bạo ngược, hùng vĩ và hiểm trở, trở thành hiểm hoạ của con người, trở thành kẻ thù số một của những người lái đò trên sông Đà. Bên cạnh tính cách hung bạo, Nguyễn Tuân còn chú trọng khắc hoạ tính cách trữ tình của sông Đà. Lời văn Nguyễn Tuân như bồng bềnh với bầu trời của mùa xuân, mùa thu, nơi tác giả từ trên tàu bay mà nhìn xuống từng nét sông núi tải ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con sông Đà được ví như một mĩ nhân kiều diễm, xinh đẹp. Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Miêu tả dòng sông từ nhiều góc độ, nhiều không gian khác nhau, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra một cách tinh tế màu sắc của nước sông Đà. Khi xuân về, dòng sông xanh màu ngọc bích, còn khi thu sang thì nước sông lừ lừ chín đỏ như mặt người bầm đi vì rượu bữa...

Hơn thế, sông Đà còn hiền từ, dịu dàng đằm đằm âm ấm như một cố nhân xa lâu thì nhớ mà gặp lại thì cuống quýt mừng vui. Lúc đầu chỉ là cảm giác mơ hồ về sự thèm chỗ thoáng, do đi rừng dài ngày, thậm chí còn quên đi là mình đang đổ ra sông Đà. Rồi dòng sông hiện ra, nhưng chỉ một chút thôi, loang loáng như trẻ con nghịch gương chiếu vào mắt. Để rồi kịp nhận ra được dòng sông, người bạn cũ thì sao mà nó ngẩn ngơ đến thế trong cái màu nắng rất Đường thi Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. Tác giả khéo làm cho cái ùa vui đó trải dài ra thành nhịp điệu : bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Ít nhiều hiểu được vì sao cái vui của tác giả khi gặp lại sông Đà lại đằm đằm âm ấm như gặp lại cố nhân đến vậy, nó cứ thấm thía thêm niềm hạnh phúc, niềm hân hoan được sống và tồn tại trên đất nước này của nhà văn. Nhưng ấn tượng nhất đối với người đọc có lẽ là đoạn văn bắt đầu từ câu : Thuyền tôi trôi trên sông Đà... Câu văn viết toàn thanh bằng đẹp như một lời thơ. Mà cả đoạn văn ấy cũng là một đoạn

thơ. Nguyễn Tuân đã tạo được sự lặng lẽ đầy thơ mộng của một mũi đò lừ lừ trôi giữa đôi bờ sông tiền sử, về một nỗi niềm cổ tích hay hoài niệm về thời Lí, thời Lê... Và cả cái lặng lẽ mơ màng đến độ con người chờ mong một sự giật mình để rũ bỏ ra khỏi giấc mơ xưa mà không được. Mùa xuân dòng sông Đà được nhà văn cho e ấp tỏ mình qua mấy lá non nhú lên trên một nương ngô và những nõn búp của tranh đồi núi. Cả dòng nước lững lờ trôi vì nhớ thương những con thác trên thượng nguồn... cũng góp phần làm cho dòng sông thêm trữ tình, thơ mộng. Nhưng tác phẩm không chỉ đề cập đến dòng sông Đà, Nguyễn Tuân dành nhiều trang văn của mình để nói đến người lái đò sông Đà. Ở ông không chỉ có lòng dũng cảm của một người anh hùng mà còn thể hiện cái tài hoa của một người nghệ sĩ. Chở đò không chỉ là một nghề khó nhọc mà còn là cả một nghệ thuật cao cường, đầy tài hoa, đạt đến độ tinh vi, siêu hạng. Ông lão tự tin,

bình tĩnh khi đối diện với thác nước sông Đà vì ông thấu hiểu qui luật của thần đá, thần sông, nhớ mặt từng hòn đá trên sơ đồ thạch trận mà chúng giăng ra đánh bẫy những con đò. Với người lái đò này, tài nghệ ở chỗ khong được phép sai lầm bởi chỉ cần một phút lơi là, thiếu sự phối hợp là có thể phải trả giá bằng chính mạng sống của bản thân mình. Tác giả miêu tả người lái đò phải luôn mắt luôn tay, luôn chân như một nghệ sĩ xiếc trên sân khấu, vừa phải lanh lẹn, vừa phải khéo léo. Tính cách nghệ sĩ của người lái đò sông Đà còn được thể hiện ở chỗ : những công việc gian nan đem lại hứng thú cho ông. Bởi vì khi con đò đã về xuôi, đã hết thác ghềnh thì người lái đò chân tay như tê dại và buồn ngủ.vượt qua cuộc chiến đấu sinh tử với thiên nhiên, con người lại trở về với cuộc sống thanh bình. Khi làn sóng thác lèo xèo tan trong trí nhớ, song nước lại thanh bình thì chả ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến đấu vừa qua. Cuộc chiến đấu sống chết vừa rồi hoá ra không có gì đáng hồi hộp, đáng nhớ. Nhà thơ đã mượn cho kí ức của con người vẻ đẹp

thênh thang của bờ cát bên sông. Và những người lái đò đêm ấy đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và chỉ toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh... Nhà Văn làm cho ta thấy họ lớn hơn bậc nữa vì họ có thể hồn nhiên quên đi cái lớn của mình. Hay nói đúng hơn họ không cho là lớn, cái chúng ta thấy rõ ràng là vĩ đại. Ta thấy trong tính cách này của người lái đò sông Đà có một chút khinh bạc và kiêu ngạo của Nguyễn Tuân. Người lái đò gan góc là thế nhưng cũng chính là người nhớ tiếng gà gáy, buộc cái bu gà theo đuôi thuyền để nó gáy cho đỡ nhớ ruộng, nhớ nương, nhớ bản, nhớ mường. Thì ra ông lái đò không chỉ là anh hùng mà còn là nghệ sĩ, một tay lái tài hoa như Nguyễn Tuân đã gọi. Với vốn hiểu biết sâu rộng và một tài năng thiên bẩm về nghệ thuật sáng tạo hình tượng nghệ thuật, với cái nhìn mọi sự vật ở góc độ tài hoa nghệ sĩ, ở phương diện văn hoá, Nguyễn Tuân đã dựng lên một hình tượng sông Đà sống động, một người lái đò tài hoa anh dũng nhưng cũng rất đỗi đời thường. Đem đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc khác nhau khi say sưa dõi

theo vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Và cái được nhất của tác phẩm chính là dấu ấn Nguyễn Tuân đóng vào tâm trí độc giả. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám. Tác phẩm thể hiện một cách sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà văn, đồng thời khẳng định cái đẹp, cái tài hoa không thuộc về một bộ phận nào, con người nào, cảnh sắc nào cụ thể mà là ở quanh ta, ở trong chính mỗi con người. Điều cốt lõi là cái nhìn và tâm hồn của người thưởng thức.