THE GIOI MOI 1

Tài liệu tương tự
CHƯƠNG 1

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Phần 1

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Kinh Từ Bi

Document

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA


Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Phần 1

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

No tile

Cúc cu

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

VINCENT VAN GOGH

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Document

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Gian

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

No tile

Document

HỒI I:

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Document

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Con Đường Khoan Dung

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

SỰ SỐNG THẬT

J

Mở đầu

Phần 1

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

CHƯƠNG 10

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

J

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

LÔØI TÖÏA

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Code: Kinh Văn số 1650

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Document

Sach

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Phần 1

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

HIỂU VỀ TRÁI TIM [Minh Niệm]

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

Document

Cái Chết

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

No tile

Bản ghi:

ECKHART TOLLE THẾ GIỚI MỚI MỤC TIÊU CỦA ĐỜI NGƯỜI Thuy Nguyen Chuyển ngữ : Kathy MỤC LỤC! 1

CHƯƠNG MỘT : SỰ TIẾN HÓA CỦA TRI THỨC CON NGƯỜI Hồi tưởng.. 7 Mục tiêu của quyển sách 10 Bản chất con người. 13 Tâm thức mới trỗi dậy.. 18 Tôn giáo và tâm linh.. 22 Sự chuyển hóa tối cần thiết. 25 Đất trời mới. 27 CHƯƠNG HAI : BẢN NGÃ, HIỆN TRẠNG CỦA CON NGƯỜI Bản ngã giả.. 31 Tiếng nói thầm trong đầu. 34 Cách vận hành và chứa đựng của bản ngã.. 38 Bản ngã đồng hóa với tài vật.. 39 Chiếc nhẫn kim cương. 42 Ảo tưởng sở hữu.. 46 Ham muốn không ngừng.. 49 Bản ngã đồng hóa với cơ thể 52 Cảm nhận bên trong cơ thể.. 55 Nguồn sống bị lãng quên. 57 An bình 58! 2

CHƯƠNG BA : CỐT LÕI CỦA BẢN NGÃ Than phiền và bực tức. 63 Phản ứng và khổ đau 66 Đúng và sai.. 68 Bảo vệ ảo tưởng.. 68 Chân lý : tương đối hay tuyệt đối? 70 Bản ngã là vấn đề chung của con người.. 73 Chiến tranh là do tư tưởng định đoạt 75 Hòa bình hay xung đột? 77 Vượt lên bản ngã : nhân cách chân thật 78 Mọi hình tướng đều không bền vững 80 Bản ngã cần trội hơn người 81 Bản ngã và danh tiếng 83 CHƯƠNG BỐN : VAI TRÒ CỦA BẢN NGÃ Can phạm nạn nhân tình nhân 86! 3

Từ bỏ những định danh về mình.. 88 Các vai trò trước khi thành lập. 89 Các vai tạm thời.. 92 Nhà sư với bàn tay rịn ướt.. 93 Hạnh phúc trong vai trò và hạnh phúc chân thật...94 Làm cha mẹ : vai trò hay chức năng?. 95 Đau khổ trong tỉnh thức. 99 Nuôi dạy con trẻ một cách sáng suốt 101 Hiểu biết con trẻ, 103 Hãy từ bỏ vai trò 105 Bản ngã bịnh hoạn.. 108 Bản chất đau khổ. 111 Chìa khóa của hạnh phúc.. 113 Những hình thức bịnh hoạn của bản ngã 116! 4

Hành động vô ngã và có bản ngã.. 118 Bản ngã trong cơn đau 120 Bản ngã trập thể. 121 Bất tử.. 124 CHƯƠNG NĂM : ĐAU BỊNH Cảm xúc 128 Cảm xúc và bản ngã 130 Con vịt và tư tưởng con người 132 Quá khứ in sâu 133 Cá nhân và tập thể.. 135 Nỗi đau tái lập 136 Nghiệp cảm tạo bi kịch 137 Nghiệp cảm sâu đậm 139 Giải trí, truyền thông và cảm xúc. 140! 5

Cộng nghiệp của phụ nữ 142 Cộng nghiệp của dân tộc 143 CHƯƠNG SÁU : VƯỢT THOÁT Thực tại. 148 Nghiệp cảm tái diễn 150 Nghiệp cảm của trẻ con.. 151 Đau khổ 154 Chấm dứt đồng hóa với nghiệp cảm. 154 Nghiệp cảm bộc phát 157 Nghiệp cảm trở thành động lực tỉnh thức 158 Tiêu trừ nghiệp cảm.. 159 CHƯƠNG BẢY : NHẬN RA MÌNH CHÂN THẬT Mình là ai? 161 Thịnh vượng 164! 6

Biết mình và biết về mình. 166 Tình trạng hỗn tạp và trật tự cao hơn. 167 Tốt và xấu. 168 Hoàn cảnh đến rồi đi 170 Thế à. 171 Bản ngã và hiện tại. 173 Nghịch lý của thời gian 175 Triệt tiêu thời gian.. 177 Giấc mơ và người nằm mơ 179 Vượt qua giới hạn 181 An bình. 183 Giảm thiểu bàn ngã 184 Bên trong ra sao, bên ngoài y như vậy 187 CHƯƠNG TÁM : KHÁM PHÁ CHÂN KHÔNG! 7

Tâm không 193 Vượt thoát tư tưởng.. 195 Truyền hình. 196 Nhận ra chân không 197 Tiếng suối reo 200 Hành động đúng. 201 Nhận biết và không đặt tên 202 Người kinh nghiệm 203 Hơi thở 205 Dính nhiễm. 207 Tĩnh thức nội tâm.. 208 Chân không bên trong và bên ngoài.. 209 Mất mình là tìm lại mình 210 Tĩnh lặng 211 CHƯƠNG CHÍN : MỤC TIÊU BÊN TRONG! 8

Tĩnh thức.. 214 CHƯƠNG MƯỜI : THẾ GIỚI MỚI Đời người 231 Tĩnh thức và trở về 233 Tĩnh thức và hoạt động bên ngoài 237 Tâm thức.. 240 Hành động trong thức tỉnh 242 Ba trạng thái của hành động thức tỉnh. 244 Chấp nhận.. 245 Vui thích.. 246 Nhiệt thành.. 250 Thường còn. 255 Thế giới mới không phải là ảo tưởng. 257 CHƯƠNG MỘT! 9

NGƯỜI SỰ TIẾN HOÁ CUẢ TRI THỨC CON HỒI TƯỞNG Cách đây hằng triệu năm, trái đất đón nhận bông hoa đầu tiên hé nở lung linh dưới những tia nắng ấm. Trước đó, quả địa cầu chỉ toàn là rừng rậm hoang vu trãi qua hằng triệu năm cho tới khi có bông hoa xuất hiện, báo hiệu tiến hóa của loài thảo mộc. Bông hoa đầu tiên không sống lâu, vài bông hoa nở tiếp cũng hiếm hoi lẻ tẻ, do các điều kiện chưa thích hợp để cho bông hoa nở rộ. Đến khi tri thức con người khởi lên ý thích những đóa hoa xinh tươi, từ đó thế giới màu sắc và hương thơm phát triển nhanh chóng và lan tràn khắp nơi. Hoa thơm sắc thắm đã thu hút con người, nhưng khi tri thức mở mang, họ biết rằng các loài hoa không có giá trị thực dụng, nghĩa là không thể dựa vào chúng để sinh tồn; loài hoa chỉ cung cấp nguồn cảm hứng cho giới nghệ sĩ, thi sĩ và các nhà thần học. Chúa Jesus dạy chúng ta ngắm nhìn bông hoa để rút tỉa bài học xem chúng sống an nhiên ra sao. Đức Phật cũng dạy "Bài Pháp không lời" khi cầm cành hoa đưa lên và chăm chú vào nó, khi đó Ngài Mahakascyana, một đệ tử của Phật mĩm cười, nụ cười có nghĩa là hiểu! 10

biết, là nhận ra Thực Tại an nhiên, và sau này lần lượt trao truyền cho 28 vị Thầy kế thừa. Ngắm nhìn vẻ đẹp an nhiên của bông hoa có thể làm con người tĩnh thức, vì vẻ an nhiên vốn là nền tảng của nội tâm hay là bản nhiên chân thật của con người. Sự khám phá ra vẻ đẹp an nhiên là một trong những sự kiện quan trọng nhứt trong tiến trình nhận thức. Từ đó con người mới có cảm giác ưa thích vẻ đẹp, nếu không, bông hoa chỉ có hình sắc xinh tươi, thanh nhã, không dính gì đến tâm thức con người. Vì bản chất của bông hoa mong manh, duyên dáng hơn các loài thảo mộc, chúng ta có thể ví bông hoa như những sứ giả giữa thế giới hình tướng và thế giới không hình tướng. Loài hoa không những có sắc thắm làm ưa lòng người, lại còn tỏa hương thơm tinh túy cũng giống như "nguồn tâm" là tinh túy của con người. Dù là loài động vật, thảo mộc hay khoáng chất, tất cả đều trãi qua tiến trình biến hóa, tuy nhiên, tình trạng này cũng hiếm hoi vì không phải là sự tiến hóa thông thường, mà là bước nhảy vọt, vượt hẵn tầm mức bình thường; điều đáng chú ý hơn cả là tiến trình tiến hóa làm giảm bớt phần quan trọng của vật chất.! 11

Có vật gì cứng và rắn chắc hơn tảng đá? Vậy mà vẫn có vài loại đá đã thay đổi cấu trúc phân tử, biến thành pha lê trong suốt dưới ánh sáng. Vài loại than đá, dưới áp lực và sức nóng không thể hiểu nổi, biến thành kim cương, và vài loại khoáng chất rắn chắc khác cũng biến dạng thành các loại đá quý. Đa số các loài bò sát, loài bám chặt vào đất liền nhiều nhất, đã không tiến hóa từ hằng triệu năm qua, tuy nhiên, có vài loại đã mọc lông, mọc cánh và trở thành chim chóc, vượt thoát trọng lực đã giữ chặt chúng khá lâu. Từ thời Thượng cổ, các loài hoa, đá quý, thủy tinh, chim chóc đã chiếm vị trí đặc biệt trong tâm thức con người, cũng giống như mọi hình tướng khác, các loài này chỉ tạm mang hình dạng dưới một đời sống và tâm thức. Sở dĩ con người có cảm giác ưa thích và bị chúng thu hút vì lẽ có liên hệ với bản chất tinh túy của chúng. Khi lắng lòng, tĩnh lặng và chú tâm vào thực tại, con người có thể cảm nhận nguồn tâm nội tại hay là bản nhiên tinh túy thâm sâu, cũng chính là nguồn sống đồng nhất của mọi loài. Nhân loại chưa tiến tới nguồn đồng nhất để có một thế giới mới, bởi đa số chỉ thấy hình tướng bên ngoài, không nhận ra bản nhiên tinh túy bên trong, nên họ đồng hóa với hình tướng và tâm lý mà thôi.! 12

Tuy nhiên, ngay đối với những người thiếu tĩnh thức hay chưa thức tỉnh, khi ngắm nhìn bông hoa, thủy tinh, đá quý hay chim chóc, đôi lúc họ cũng cảm nhận nơi các loài đó có cái gì hơn là hình tướng bên ngoài, dù họ không biết tại sao lại bị thu hút và ưa thích chúng như vậy. Do bản chất mong manh, các hình tướng này ít che mờ phần nguồn tinh túy hơn các loài khác. Ngoại trừ các hình tướng yếu ớt như trẻ sơ sinh, trừu non, gà con...mà cấu tạo vật chất chưa đầy đủ, còn các loài khác, đẹp đẽ và quý hiếm, toát ra ánh lung linh trong sáng, người vô tình đến đâu cũng phải ưa thích. Vì vậy, lúc chúng ta ngắm nhìn bông hoa, đá quý hay chim chóc, không qua trí suy tưởng, là lúc ta đi vào ngưỡng cửa của thế giới vô hình tướng. Lối vào này tuy hiếm hoi, cũng là mở lối đưa đường vào thế giới tâm linh, vào nguồn sống đồng nhất. Ta mới có thể giải thích được do đâu các loài nói trên đã giữ phần quan trọng trong tiến trình tâm thức của con người từ thời xưa; do đâu mà Tôn giáo lấy hoa sen hay chim bồ câu trắng làm biểu tượng. Chúng đã chuẫn bị nền tảng cho tiến trình tâm thức cao hơn trên hành tinh này, đặc biệt là cho con người. Hiện nay chúng ta đang bắt đầu chứng kiến tình trạng thức tỉnh tâm linh của nhân loại.! 13

MỤC TIÊU CỦA QUYỂN SÁCH Có thể nào con người CHẤM DỨT sự bưng bít dày dặc của trí óc để biến đổi như đá quý, khơi dậy nguồn sống đồng nhất? Làm sao con người có thể VƯỢT THOÁT sức thu hút của vật chất, thoát khỏi sự đồng hóa với hình tướng đã giữ chặt và giam hãm chúng ta từ lâu nay? Khả năng chuyển hóa là trọng tâm của các giáo lý thâm sâu, uyên bác của loài người, những sứ giả như Đức Phật, Chúa Jesus...là các vị sớm tỉnh sáng của nhân loại như những bông hoa đầu tiên. Các Ngài là bậc tiên phong siêu phàm và quý hiếm, tuy nhiên vào thời đó, thông điệp của các Ngài chưa được phổ biến rộng rãi, lại còn bị hiểu lầm nên đã sai lạc nghiêm trọng. Do đó, nhân loại đã không chuyển hóa được, ngoại từ một thiểu số rất hiếm hoi. Ngày nay phải chăng con người chuẫn bị sẵn sàng hơn là vào thời các Ngài? Tại sao? Chúng ta có thể làm gì để phát khởi hay làm tăng trưởng sự chuyển hóa? Điều gì tiêu biểu cho tâm vị ngã cố hửu và dấu hiệu nào chứng tỏ tâm thức mới được nhận ra? Quyển sách này sẽ đề cập đến các câu trên và các câu hỏi thiết yếu khác, hơn nữa, quyển sách tự nó chỉ là phương tiện để chuyển hóa, qua đó tâm thức mới sẽ khơi dậy và phát triển. Những ý kiến và quan niệm trình bày trong sách có thể quan trọng nhưng chúng! 14

không gì hơn là phương tiện nhắm chỉ sự tỉnh thức, khi bạn đọc sách, sẽ có sự chuyển biến bên trong. Mục tiêu chính của quyển sách không nhằm thêm vào trí óc dữ kiện mới hay niềm tin hoặc cố thuyết phục bạn điều gì, mà chỉ đem lại sự chuyển đổi trong tâm hay nói cách khác là để TỈNH THỨC, với chủ yếu này, quyển sách sẽ không đem lại niềm thích thú, vì còn thích thú là còn khoảng cách do tư tưởng phân biệt giữa thích và không thích. Vấn đề trọng yếu từ quyển sách này là hoặc nó sẽ làm thay đổi tâm thức con người hoặc là nó không có nghĩa gì cả. Nó chỉ có thể làm thức tỉnh cho những ai đã chuẫn bị sẵn sàng. Không phải ai ai cũng được, nhưng có nhiều người đã sẵn sàng và mỗi con người tỉnh sáng sẽ đẩy mạnh sức phát triển tâm thức nhân loại và làm cho những người khác dễ dàng hơn. Nếu bạn không hiểu tỉnh thức là gì, bạn cứ nên tiếp tục đọc, đến khi tỉnh thức, bạn mới có thể hiểu rõ nghĩa thực sự của từ này, đọc lướt qua cũng đủ khai mở tâm thức, không thể quên được; đối với nhiều người, dù chưa nhận ra, nhưng tiến trình chuyển đổi sẽ bắt đầu, quyển sách này sẽ giúp họ nhận ra; một số người khác, khi họ bị mất mát hay đau khổ, họ mới thức tỉnh. Ngoài ra có những người do tiếp xúc với giáo lý và các vị thầy tâm linh hoặc đọc quyển " Sức mạnh của! 15

Thực tại" (Power of NOW) hay các sách về tâm linh hoặc do sự kết hợp tất cả các sự kiện trên, tiến trình thức tỉnh sẽ khởi phát trong tâm, quyển sách này giúp tăng cường thêm sức tỉnh thức. Phần thiết yếu của thức tỉnh là NHẬN RA bản ngã đang lầm lẫn trong ý nghĩ, lời nói và hành động, cũng như NHẬN RA ra quá trình đầu óc bị khống chế, chìm đắm trong mê lầm tự lâu đời. Quyển sách này sẽ vạch rõ những trạng thái của bản ngã đã vận hành ra sao trong mỗi con người hay trong tập thể nhân loại. Có 2 nguyên do liên hệ nhau: Nguyên do thứ nhứt là trừ phi bạn biết rõ bộ máy căn bản lèo lái, điều hành bản ngã, nếu không, bạn sẽ không nhận ra và sẽ bị bản ngã đánh lừa và đồng hóa mãi mãi, nói cách khác, bản ngã sẽ thay thế bạn, giả làm bạn. Nguyên do thứ hai là khi bạn tự nhận ra bản ngã giả, là một trong những cách khai mở tâm thức, ngay khi nhận ra mình đã mê lầm, là tâm thức sẽ khởi phát hay là thức tỉnh. Bạn không thể tranh đấu chống lại bản ngã để dành phần thắng, cũng như không thể chống lại bóng đêm, vì chính bạn là ánh sáng. Ánh sáng của tỉnh thức là tất cả những gì thiết yếu nhất trong đời.! 16

BẢN CHẤT CON NGƯỜI Nếu chúng ta đào sâu vào tín ngưỡng cổ xưa và các giáo lý truyền thừa của nhân loại, chúng ta sẽ khám phá rằng dưới những sắc thái khác nhau có hai cốt lõi tiềm ẩn mà hầu hết đều giống nhau, từ ngữ dùng để diễn tả tuy khác nhưng đều nhắm chỉ chân lý thâm sâu. Phần đầu là nói về trạng thái "bình thường" của trí óc con người mà hầu hết đều chứa đựng yếu tố cường động có thể gọi là phản xạ hay nhiễu loạn. Ấn độ giáo có lẽ sớm nhận ra tình trạng mê lầm này như là bệnh tâm thần tập thể của nhân loại. Họ gọi đó là "maya", bức màn ảo giác. Nhà hiền triết Ấn độ Ramana Maharshi khẳng định thẳng thắn rằng "Trí óc là maya". Phật giáo dùng các từ khác, theo Đức Phật trí óc con người ở trạng thái bình thường điều động bằng "dukha" (khổ đế), có thể dịch là đau khổ, không thỏa mãn hay bất an. Đức Phật biết đó là bản chất cuả con người, dù ở đâu hay làm bất cứ gì, con người đều giáp mặt với khổ đế và gốc khổ này không sớm thì muộn cũng sẽ xãy ra. Theo Cơ đốc giáo, trạng thái bình thường của con người là một trong "tội lỗi gốc rễ". Từ lâu danh từ tội lỗi đã bị hiểu lầm và diễn dịch sai lạc. Trong Kinh thánh tân ước, từ "tội lỗi" dịch từ nguyên văn cổ Hy lạp chính xác có! 17

nghĩa là lạc hướng, mất mục tiêu; người "phạm tội" là người mất cội nguồn, sống mù quáng, nên phải chịu đau khổ. Như vậy, từ tội lỗi cũng nhắm chỉ tình trạng mê lầm thường trực của con người. Ngày nay, không ai có thể phủ nhận thành quả của văn minh nhân loại tiến triển đến mức vượt bực. Con người không ngừng sáng tạo trong các lãnh vực khoa học, văn chương, âm nhạc, hội họa, kiến trúc và điêu khắc. Gần đây, khoa học kỹ thuật đem đến những đổi thay tận gốc rễ trong đời sống và còn có khả năng sáng chế các phát minh có thể coi là mầu nhiệm so với 200 năm trước. Thật vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, trí óc con người thông minh bén nhạy quá độ đưa đến tình trạng bị giao động mãnh liệt. Khoa học kỹ thuật đã tăng cường tác động phá hoại do đầu óc méo mó của con người gây ra cho trái đất, cho các loài khác và cho chính con người nữa. Diễn tiến lịch sử trong thế kỷ 20 cho thấy rõ nạn mê lầm tập thể của nhân loại, mê lầm ngày càng gia tăng vượt bực. Thế chiến thứ nhứt bùng nổ năm 1914, rồi những cuộc chiến khốc liệt và phá hoại do lòng tham của con người muốn chiếm đoạt quyền lực đã thường xuyên xãy ra trong lịch sử loài người, và những cảnh bạo tàn, tra tấn, nô lệ diễn ra khắp nơi do nạn kỳ thị chủ nghĩa và tôn! 18

giáo. Con người đã chịu đau khổ cùng cực gây ra bởi con người nhiều hơn là bởi thiên tai. Cho tới năm 1914, trí óc thông minh cao độ của con người không những phát minh động cơ máy nổ, đồng thời cũng chế ra bom, súng máy, tàu ngầm, trái sáng và hơi độc. Loại thông minh này đã phục vụ cho nông nổi và ngông cuồng! Ở Pháp và Bỉ, hằng triệu thây người chất chồng trong hầm hố do chiến tranh gây ra. Vào năm 1918, khi những cuộc chiến chấm dứt, người sống sót quá đỗi kinh hoàng nhìn thấy hậu quả kinh khiếp, ngoài con số 10 triệu sinh linh bị giết chết, những người bị tàn tật và dị hình không sao kể xiết! Chưa bao giờ xãy ra nạn xung đột khốc liệt như vậy gây ra do đầu óc con người loạn động. Ấy vậy mà đó mới chỉ là giai đoạn khởi đầu. Cuối thế kỷ 20, con số người bị thảm sát bởi bàn tay độc ác của đồng loại lên đến 100 triệu người! Họ bị giết không những do chiến tranh mà còn do nạn diệt chủng và tàn sát tập thể, chẳng hạn như cuộc thảm sát 20 triệu dân thuộc thành phần bị gán là "kẻ thù, gián điệp và phản nghịch" xãy ra ở Nga sô dưới thời Stalin hoặc cuộc hủy diệt thảm khốc ở Đông Đức. Thêm nữa, vô số người bị giết chết trong những vụ xung đột nội bộ, chẳng hạn như cuộc nội chiến tương tàn ở Tây ban Nha, chế độ khờ! 19

me đỏ ở Campuchia mà hơn 1/4 dân số trong nước bị thảm sát! Chưa hết, chúng ta chỉ cần theo dõi tin tức hằng ngày trên T.V. cũng nhận ra là mối ngông cuồng vẫn chưa giảm bớt, vẫn đang tiếp diễn qua thế kỷ 21. Mặt khác, con người còn gieo rắc bạo tàn chưa từng có lên số phận của những loài khác và làm hại thiên nhiên và trái đất đã dung chứa mình. Đó là nạn hủy hoại dưỡng khí rất cần yếu cho cây cối, thảo mộc và sinh vật; cách chăn nuôi giam cầm ác độc trong những xưởng trại; và việc gây độc hại cho sông ngòi, biển cả làm ô nhiễm không khí. Do lòng tham quá độ, bất chấp ảnh hưởng tới muôn loài, con người tiếp tục mù quáng và điên rồ, chắc chắn sẽ đưa tới hậu quả là tự hủy diệt chính con người. Lịch sử nhân loại đã bị hoen ố do nạn mê lầm tập thể xuất phát từ tim đen. Đó là những ảo tưởng bệnh hoạn mê lầm đưa tới bạo hành và giết hại những người bị coi là thù nghịch. Tuy nhiên con người dù có gây tội ác đến đâu cũng còn chút ít lương tâm xen kẻ. Lòng tham lam, nỗi sợ hãi và muốn chiếm giữ quyền hành là những động lực tâm lý không những gây ra xung đột tệ hại giữa các quốc gia, chủng tộc, tôn giáo mà còn là lý do gây mâu thuẫn triền miên trong quan hệ giữa con người với nhau.! 20

Do tham sân, con người đã nhận thức méo mó về tha nhân cũng như về mình, đã diễn dịch sai lạc trong mọi tình huống khiến hành động mù quáng để tránh sợ hãi và để thỏa mãn túi tham không đáy. Chúng ta phải nghiêm túc nhận ra một cách thấu đáo rằng tâm tham lam, tâm sợ hãi bắt nguồn từ mê lầm, từ ảo tưởng dai dẵng ẩn sâu trong tiềm thức con người. Biết bao đạo giáo khuyên dạy chúng ta nên để cho tham sân đi qua. Nhưng các phương pháp thực tập này thường ít có hiệu quả, vì không đào sâu tận gốc rễ của nạn mê lầm. Tham, sân và muốn quyền lực không phải là những yếu tố tất yếu gây tạo nguyên nhân. Bởi vì khi gắng sức cố làm người tốt tức là làm theo mệnh lệnh của đầu óc và sự gắng sức này không thể đạt đến rốt ráo trừ phi có sự chuyển hóa trong tâm thức. Khi gắng sức làm người tốt cũng chỉ là hình thức tinh tế của bản ngã muốn được tôn lên, làm tăng cường quan niệm và ý tưởng riêng tư. Do đó bạn không thể trở thành hoàn hảo bằng nỗ lực, mà hãy nhận chân rằng mình đã có sẵn lòng tốt bên trong, chỉ cần nhận ra và thể nhập. Muốn vậy, phải có sự chuyển hóa sâu đậm trong tâm thức. Lịch sử cho ta thấy rõ, những chủ nghĩa độc tài ban đầu đều có lý tưởng cao đẹp, nhưng chỉ chú trọng đến nỗ lực thay đổi vật chất bên! 21

ngoài - để tạo ra một xã hội mới - mà không quan tâm đến việc thay đổi bên trong mới chính là yếu tố quyết định. Họ lập ra những chương trình, dự án tốt đẹp, nhưng không màng đến gốc rễ sai lầm mà mỗi con người đều sao chép lại, đó là bản ngã ích kỷ cố hữu của con người. TÂM THỨC MỚI TRỖI DẬY Đa số các đạo giáo cổ xưa và truyền thống tâm linh đều nhận thức chung là đầu óc "bình thường" của con người mang bản chất mê lầm sâu đậm. Tuy nhiên loài người có khả năng chuyển hóa tâm thức của mình tận gốc rễ. Theo Phật giáo, khả năng đó gọi là giác ngộ hay chấm dứt khổ đau. Chúa Jesus gọi đó là sự cứu rỗi. Các từ ngữ khác như tĩnh thức hay tỉnh sáng cũng dùng để diễn tả sự thay đổi tâm thức. Thành quả cao quý nhất của nhân loại không phải là những sáng tác nghệ thuật, khoa học hay kỹ thuật, mà là việc NHẬN RA tình trạng mê lầm của chính mình. Trong lịch sử loài người, chỉ có vài cá nhân đã nhận ra tình trạng này. Cách nay gần hai ngàn sáu trăm năm ở Ấn Độ có một thanh niên tên Gautama Siddhartha có lẽ là người nhìn thấy tình trạng này rõ ràng nhất. Sau đó người ta tôn phong! 22

Ngài bằng danh hiệu "Phật", từ ngữ Phật có nghĩa là "người giác ngộ". Cũng vào thời kỳ đó, ở Trung Quốc xuất hiện một bậc sớm giác ngộ khác, đó là Lão Tử. Vị này đã để lại cho đời một văn kiện tâm linh sâu sắc, đó là Đạo đức kinh. Một khi con người phát hiện ra tâm mê lầm có nghĩa là bắt đầu lóe ra tâm sáng suốt, khởi đầu cho sự hàn gắn và hướng thiện. Khi đó tâm thức nhân loại sẽ thay đổi theo chiều hướng mới, khai mở cho thời kỳ tốt đẹp. Từ lâu các bậc tỉnh sáng đã truyền dạy cho đệ tử, đã vạch rõ thế nào là tội lỗi, là khổ đau, là ảo tưởng của nhân loại. Các Ngài dạy rằng :"Hãy quan sát cách chúng ta sống, xem chúng ta đang làm gì, và mọi đau khổ đều do chúng ta tự gây tạo". Sau đó các Ngài vạch ra khả năng thức tỉnh để thoát khỏi ác mộng tập thể mà con người tưởng là "bình thường". Họ chỉ dạy các phương pháp, đường lối để thức tỉnh và giải thoát bản ngã. Dù vậy thế giới vẫn chưa sẵn sàng chuyển đổi. Hơn nữa giáo điều của các Ngài phần lớn không khỏi bị đệ tử hiểu lầm và những thế hệ tiếp theo cũng vậy. Giáo lý của các vị tỉnh sáng tuy đơn giản mà rất hiệu lực, nhưng một số trường hợp đã bị méo mó và diễn dịch sai lạc dù được các đệ tử lưu lại bằng chữ viết. Qua bao thế kỷ, nhiều sự kiện bị thêm thắt vào,! 23

chẳng ăn nhập gì đến giáo lý nguyên thủy mà lại còn phản ảnh nhiều lầm lẫn sâu đậm. Một số các thầy đã làm trò lố bịch nên bị sĩ nhục hay bị giết; một số khác buộc các đệ tử tôn mình là thánh nhân. Các giáo điều nhắm chỉ đường lối để thoát khỏi đầu óc mê lầm tập thể của nhân loại, đã bị méo mó và trở thành một phần của nạn sai lầm. Vì thế các tôn giáo, trong phạm vi rộng lớn, trở thành các đoàn thể chia rẽ hơn là thống nhất. Thay vì chấm dứt bạo tàn và thù hận do sự khám phá ra mọi loài đều có cùng nguồn sống vô biên, ngược lại các tôn giáo gây thêm nhiều bạo hành và thù hận, nhiều chia rẽ giữa con người với nhau, giữa các tôn giáo và ngay cả giữa những nguời cùng chung tôn giáo nữa. Chúng trở thành những hệ tư tưởng, những hệ thống tín ngưỡng mà người gia nhập đã đồng hóa vào và dùng chúng để làm mạnh thêm bản ngã giả. Dựa vào tôn giáo, họ cho mình là "đúng" và người khác là "sai" và họ tự phân biệt với những người họ cho là "thù nghịch" tức là những người "vô đạo" hay "ngoại đạo", họ lại tự biện hộ là đúng khi muốn giết những người thù nghịch này. Con người đã dựng lên "Thượng đế" trong tâm tưởng riêng của mình. Họ đã đánh giá thấp nguồn sống vô biên, không hình tướng và bất diệt thành một hình tượng trong tâm tưởng bắt con người phải tin! 24

là "thượng đế của tôi" hay "thượng đế của chúng tôi" Tuy nhiên bất chấp những văn kiện sai lạc xâm nhập dưới danh nghĩa tôn giáo, Chân lý vẫn sáng ngời trong cốt lõi của các đạo giáo dù có bị che mờ qua hằng hằng lớp lớp lầm lẫn và méo mó. Tuy vậy con người chỉ có thể nhận ra Chân lý khi ít nhất bên trong đã có sẵn những tia sáng Chân lý lóe ra. Xuyên qua lịch sử nhân loại, rất hiếm các nhân vật có kinh nghiệm chuyển hóa tâm linh, nhận ra bản tâm chân thật mà mọi tín ngưỡng đều nhắm chỉ. Các tôn giáo đã dùng ý thức hệ của riêng tôn giáo mình để diễn tả Chân lý không hình tướng. Qua các trường phái, các đạo giáo xuất phát từ các tôn giáo chính, không những chứng tỏ sự khôi phục lại, mà còn quãng bá chân lý của giáo lý nguyên thủy. Đạo cơ đốc và đạo Thần bí xuất hiện sớm nhất, kế tiếp có đạo Tin lành, đạo Hồi, đạo Do thái, Thiền tông và Tịnh độ tông từ Phật giáo. Phần lớn các giáo phái này đều bài trừ tôn giáo. Họ gạt bỏ hệ thống tín ngưỡng đã hằng hằng lớp lớp gây mê đầu độc con người, họ đi ngược lại với đạo giáo cũ nên thường bị nghi ngờ. Khác với xu hướng tôn giáo, các tông phái nhấn mạnh việc nhận ra tình trạng mê lầm của con người và tiến trình chuyển hóa nội tâm. Chính nhờ các tông phái! 25

này mà phần lớn các tôn giáo khôi phục lại trọng tâm của giáo lý nguyên thủy, tuy trong đa số các tường hợp, chỉ có thiểu số người là thấu đáo. Số người thức tỉnh vẫn chưa đủ gây ảnh hưởng đáng kể cho đại đa số người còn mê lầm. Thời gian qua, một số các tông phái kiên quyết sắp xếp lại thành hệ thống để tăng cường và duy trì hiệu quả. TÔN GIÁO VÀ TÂM LINH Khi tâm thức mới phát khởi, vai trò của các tôn giáo là gì? Nhiều người đã nhận ra sự khác biệt giữa trạng thái tâm linh và tôn giáo. Họ biết rằng con người hấp thụ hệ thống tín ngưỡng - một lô những tư tưởng mà người ta coi là sự thật tuyệt đối- sẽ không thấu suốt tâm linh, chẳng cần biết đức tin đó thuộc tôn giáo nào. Thật ra, càng đồng hóa với tư tưởng (tín ngưỡng), càng xa rời mức độ tâm linh trong nội tâm. Nhiều người "theo đạo" bị bế tắc ở chỗ này. Họ xem chân lý ngang hàng với tư tưởng, họ bị trí óc đồng hóa hoàn toàn, nhận chắc chân lý là của riêng mình trong cố gắng mê lầm bảo vệ sự đồng hóa đó. Họ không nhận ra những giới hạn của tư tưởng. Trừ phi bạn tin hay suy nghĩ giống y như họ, nếu không, trong mắt họ bạn là người khác đạo cần phải trừ đi.! 26

Cho tới nay, vẫn còn một số người hành sử như vậy. Trạng thái tâm linh mới mẻ hay là sự chuyển hóa của tâm thức phát khởi rộng rãi ngoài tầm của các tổ chức tôn giáo. Trong các tín ngưỡng bị đầu óc chiếm ngự vẫn luôn có chút tia sáng về tâm linh dù giáo hội cố gắng ngăn chận vì cảm thấy bị đe dọa. Trạng thái tâm linh thoát ra ngoài những tổ chức tín ngưỡng ngày càng lan rông là sự khai triển hoàn toàn mới mẻ. Trong quá khứ, sự kiện này không thể tin nổi nhất là ở phương Tây, nơi mà hầu hết mọi sinh hoạt văn hóa đều bị tư tưởng khống chế, nơi mà nhà thờ Thiên chúa giáo giữ đặc quyền về tâm linh. Bạn không thể đứng lên giảng đạo hoặc xuất bản sách về tâm linh trừ phi được nhà thờ chuẫn y, nếu không họ sẽ bắt bạn im lặng ngay lập tức. Nhưng hiện nay, ngay cả trong nhà thờ và các tôn giáo, có những dấu hiệu thay đổi. Dù chỉ là hình thức cởi mở nhỏ nhiệm cũng là dấu hiệu tốt đẹp như sự kiện Đức giáo Hoàng John Paul đệ nhị viếng thăm một thánh đường Hồi giáo và môt nhà thờ Do Thái. Môt phần do các giáo phái xuất hiện ngoài vòng các tổ chức tôn giáo, nhưng cũng do trào lượng của các đạo giáo cổ ở phương Đông, số người theo các đạo giáo cổ truyền tăng gia có thể thoát khỏi đồng hóa với hình tướng, với hệ! 27

thống tín ngưỡng chặt chẽ. Họ khám phá cốt lõi thâm sâu ẩn chứa trong giáo lý cổ truyển, đồng thời khởi phát nguồn linh thâm sâu bên trong. Họ nhận ra trạng thái tâm linh chẳng ăn nhập gì đến các tín điều, mà chỉ liên quan đến trạng thái tâm thức. Do tâm thức mà bạn sẽ hành động với thế giới như thế nào và quan hệ với người khác ra sao. Bất cứ ai không thể nhìn thoát ra ngoài hình tướng sẽ ngày càng chấp cứng vào tín ngưỡng của mình, nghĩa là chấp cứng vào tư tưởng. Ngày nay chúng ta đang chứng kiến một trào lưu tâm thức không theo lề thói cũ nhưng đồng thời cũng chứng kiến tình trạng bản ngã ngày càng củng cố và mạnh mẽ. Một số các tổ chức tôn giáo đón nhận luồng tâm thức mới, một số khác vẫn còn củng cố vị trí cũ và trở nên thành phần của các cơ cấu nhân tạo trong đó bản ngã tập thể sẽ tự bảo vệ và chống trả lại. Một số các nhà thờ, giáo phái, hay đoàn thể tôn giáo là các thực thể vị kỷ tập thể, bị trí óc đồng hóa mạnh mẽ tương tợ như người theo bất cứ lý tưởng chính trị nào. Nhưng bản ngã có khuynh hướng bị phân hủy kể cả những cấu kết chai lì dù dưới hình thể tổ chức nào : tôn giáo, hiệp hội, đoàn thể hay chính phủ cũng sẽ bị phân tán từ bên trong dù tổ chức có chặt chẽ đến đâu. Những cơ cấu vững chắc nhất, tưởng không thể lay! 28

chuyển được, lại bị sụp đổ trước nhất. Sự kiện này đã xãy ra ở Nga sô, tổ chức thật là kiên cố, độc quyền và mạnh mẽ làm sao, vậy mà chỉ trong vài năm, đã bị phân hóa từ nội bộ. Chẳng ai tiên đoán được, tất cả đều rất ngạc nhiên. Còn nữa, còn nhiều ngạc nhiên hơn nữa sắp xãy đến cho chúng ta. SỰ CHUYỂN HÓA TỐI CẦN THIẾT Khi khủng hoảng trầm trọng xãy ra, khi bản chất nguyên sơ của con người trong quan hệ với nhau và với thiên nhiên không còn hiệu quả nữa, khi sự tồn vong bị đe dọa bởi những vấn nạn không vượt qua nổi, sẽ có một loài sinh vật hoặc bị diệt chủng hoặc vượt lên những trở ngại bằng bước tiến nhảy vọt. Thuở ban sơ, hình tướng tiến hóa đầu tiên xuất hiện từ vùng biển. Vào thời chưa có loài thú nào xuất hiện trên mặt đất, vùng biển đã có đầy sinh vật. Một thời gian sau, một trong các loài hải sản buộc phải phiêu lưu vào vùng đất khô. Lúc đầu, có lẽ chúng chỉ bò thử gần thôi, nhưng bị sức hút quá lớn của trái đất, chúng phải trở lui xuống nước để có thể sinh sống dễ dàng hơn. Nhưng sau đó, chúng cũng ráng bò lên nhiều lần và mãi về sau chúng mới thích nghi với đời sống trên mặt đất, mọc chân thay vì mọc vãy, phát triển phổi thay vì mang.! 29

Hình như rất ít có một loài nào dám mạo hiểm vào vùng xa lạ để trải qua tiến trình thay đổi trừ phi bị bắt buộc bởi hoàn cảnh ngặt nghèo nào đó. Có lẽ do vùng biển lớn bị tách rời khỏi đại dương, nước bị rút lùi xa dần qua hằng ngàn năm, bắt buộc loài cá phải rời nơi sinh sống và chuyển biến. Cũng thế, hiện nay thế giới đang trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng liên quan đến sự tồn vong của nhân loại nên chúng ta phải cấp bách đáp ứng. Trí óc vị kỷ nhiễm ô của con người, đang đe dọa sự sống còn, được khám phá hơn 2,500 năm trước bởi các vị thầy tỉnh sáng và ngày nay được khoa học và kỹ thuật chứng minh. Mãi tới gần đây, sự chuyển hóa của tâm thúc con người chỉ do một số ít người hiếm hoi nhận ra, không phân biệt quá trình văn hóa hay tôn giáo. Nhân loại chưa chuyển biến tâm thức một cách đáng kể vì họ thấy chưa cấp bách lắm. Chẳng bao lâu nữa, sẽ có số ngưòi khá đông nhận ra, bằng không nhân loại sẽ đương đầu với một lựa chọn quá rõ rệt : hoặc chuyển hóa hoặc hủy diệt. Số người trãi nghiệm nội tâm hãy còn ít, nhưng cũng đã tăng nhanh, những con người biết rõ sự đổ vỡ của đầu óc vị kỷ rập theo khuôn mẫu, và thể nhập nguồn tâm thức mới.! 30

Phong trào phát khởi hiện nay không phải là hệ thống tín ngưỡng mới hay tôn giáo mới nào cả. Chúng ta đi tới thời kỳ kết liễu không những các thần giáo, mà cả ý thức hệ và các hệ thống tín ngưỡng. Sự thay đổi sẽ sâu xa hơn cả những gì chứa trong đầu óc, sâu hơn cả tư tưởng của bạn nữa. Thật ra, trong thâm sâu con người có khả năng siêu việt vượt trên tư tưởng, nhận ra bản tâm sâu thẳm vô cùng tận. Sau đó, bạn không còn bị tư tưởng chỉ huy nữa, bạn không phải là "tiếng nói trong đầu". Đây là sự giải thoát phi thường. Vậy thì ta là ai? Ta là người BIẾT sự kiện này. Cái biết bao giờ cũng trước cái "suy nghĩ" nghĩa là có khoảng cách rồi mới tới cái suy nghĩ và cảm xúc. Bản ngã không gì khác hơn là nạn đồng hóa với hình tướng mà chính yếu là tư tưởng. Con nguời bị đồng hóa hoàn toàn với hình thức : sắc tướng, tư tưởng, cảm xúc, hậu quả là hoàn toàn vô minh không hòa nhập với toàn thể, ý thức phân biệt ngăn cách với tha nhân và cả Nguồn tâm thâm sâu. Trạng thái mê mờ tức là tội lỗi nguyên thủy, cũng là trạng thái đau khổ và là ảo tưởng của nhân loại. Khi ảo tưởng phân biệt hoàn toàn điều động tất cả những gì ta suy nghĩ, nói năng và hành động sẽ gây tạo hậu quả như thế nào? Để trả lời, chỉ cần quan sát mối quan hệ giữa con người với nhau hay! 31

tìm đọc một quyển sách về lịch sử, hoặc chỉ cần xem tin tức trên truyền hình tối nay. Nếu cơ cấu trí não con người vẫn giữ nguyên, không thay đổi thì chúng ta sẽ luôn lẫn quẫn tạo lại thế giới này, cùng những nạn tồi tệ và mê lầm. ĐẤT TRỜI MỚI Nguồn cảm hứng cho tựa đề quyển sách này xuất phát từ tiên đoán trong Kinh thánh gần như thích hợp hơn lúc nào hết. Trong Cựu ước và Tân ước đều đề cập đến thời kỳ sụp đổ của thế giới cũ và xuất hiện một "Đất trời mới". Ở đây chúng ta nên hiểu "Trời" không phải là nơi chốn bên ngoài mà là lãnh vực của tâm thức bên trong. Đây là nghĩa ẩn dụ của từ ngữ mà cũng là lời phán của Chúa Jesus. Còn từ "Đất" là hình tướng bên ngoài nhưng lúc nào cũng biểu hiện nội tâm bên trong. Vì chuỗi tâm thức của nhân loại liên hệ chặt chẽ với đời sống trên trái đất này. "Một trời mới" là một khẫn thiết của tâm thức nhân loại biết chuyển hóa, và "một đất mới" là biểu hiệu trong lãnh vực vật chất. Bởi tâm thức con người và đời sống của họ cũng như đời sống của muôn loài trên hành tinh này, bản chất chỉ là một, cho nên khi tâm thức cũ tan biến, sẽ ảnh huởng tương quan tới môi trường khí hậu và hoàn cảnh địa lý đồng! 32

thời xãy ra trên trái đất này mà hiện chúng ta đang chứng kiến một số hiện tượng xãy ra. CHƯƠNG HAI BẢN NGÃ : HIỆN TRẠNG của NHÂN LOẠI Ngôn ngữ, dù được diễn tả hay phát âm ra thành lời hay còn nằm trong đầu đều có thể làm cho con người tưởng lầm. Chúng ta có thể chạy theo chúng, đánh mất mình dễ dàng, chúng ta tin tưởng tuyệt đối rằng khi ta gán ghép từ ngữ vào một vật gì, ta tưởng ta biết rõ vật đó; thật ra ta không biết vật đó là gì, chúng ta chỉ bọc cốt lõi ẩn tàng bằng một tên gọi, thế thôi. Bất cứ loài nào, dù là chim muông, cây cối, ngay cả viên đá, và rõ rệt! 33

nhất là con người, đều không được biết đến phần cốt lõi tinh túy bên trong. Tất cả những gì chúng ta trông thấy, kinh nghiệm, hay nghĩ về chỉ là lớp bề mặt của sự thật. Dưới hình dạng bên ngoài, tất cả mọi loài không những liên hệ với nhau, mà còn có cùng chung NGUỒN SỐNG nguyên thủy từ đó phát sinh ra tất cả. Ngay cả viên đá, hay dễ thấy hơn là con chim, đóa hoa... chúng có thể cho ta biết lối trở về Nguồn, về Thượng đế, về chính nội tâm ta. Khi ta nhìn chăm chú những vật đó hay cầm trong tay và thấy chúng y như vậy, không gán ghép từ ngữ hay nhãn hiệu vào, trong lòng dâng lên cảm giác tuyệt diệu lạ lùng. Bản nhiên tinh túy của chúng lặng lẽ giao hòa với ta và phản ảnh bản nhiên trong ta. Đó là lý do giải thích do đâu những nghệ sĩ chân chính cảm xúc trước thiên nhiên và truyền đạt vào các tác phẩm bất hủ. Chẳng hạn ông Van Gogh khi nhìn chiếc ghế cũ, ông không nói Đây là cái ghế cũ, ông lặng lẻ ngắm nhìn, nhìn mãi, và cảm thông được cốt lõi của chiếc ghế; rồi ông ngồi trước gía vẽ và cầm cọ. Cái ghế cũ gía chỉ có vài dollars, nhưng trị gía bức họa cái ghế lên đến 25 triệu dollars hiện nay. Khi chúng ta không che phủ thế giới bằng ngôn ngữ và nhãn hiệu, chúng ta sẽ cảm nhận đời sống nhiệm mầu mà bao năm qua nhân loại đã đánh mất bởi thay vì xử dụng tư tưởng,! 34

ta đã bị tư tưởng xử dụng. Đời sống trở lại có chiều sâu, mọi vật lấy lại sự mới mẻ, tươi tốt; và điều mầu nhiệm lớn lao nhất là kinh nghiệm được bản tâm cốt lõi của mình, ưu tiên hơn bất cứ ngôn ngữ, tư tưởng, nhãn hiệu hay hình ảnh nào. Để được như vậy, chúng ta cần thóat ra khỏi những phức tạp của cái tôi, ra khỏi tất cả những gì cái tôi đã bị trộn lẫn, nghĩa là bị đồng hóa. Mục tiêu của quyển sách này là làm sao thóat khỏi những phức tạp đó. Người nào càng nhanh chóng dính chặt vào sự vật, đối tượng hay hòan cảnh bằng những nhãn hiệu, người đó càng xa rời chân lý, đời sống sẽ hời hợt và thiếu sinh khí. Khi đó, chúng ta có thể lanh lợi nhưng không sáng suốt và như vậy sẽ thiếu vắng niềm vui, tình thương, sức sáng tạo và sự linh hoạt. Chúng bị chôn giấu trong lổ hỏng im lìm giữa trạng thái cảm nhận và diễn đạt. Dĩ nhiên con người cần xử dụng ngôn ngữ và tư tưởng, chúng có cái hay riêng của chúng, nhưng chúng ta có cần bị chúng giam cầm cả đời không? Ngôn ngữ làm giảm sự thật về sự vật mà tư tưởng con người muốn diễn đạt. Ngôn ngữ gồm 5 tiếng căn bản phát xuất từ những thanh âm, đó là các nguyên âm a, e, i, o, u; những tiếng khác là những phụ âm xuất phát từ áp lực không khí : s, f, g, v.v. Có thể nào sự kết hợp! 35

những âm căn bản do có thể giải thích được bạn là ai hay nói lên được mục tiêu tối hậu của thế giới, hoặc ngay cả có thể diển tả được cây cối hay viên đá với cốt lõi của chúng? BẢN NGÃ GIÃ Chữ tôi thể hiện nhiều lầm lẫn, tùy nó được xử dụng ra sao. Chữ tôi là chữ được dùng thường nhất, cùng với các chữ liên hệ như của tôi, riêng tôi, từ tôi và cũng là một trong những lầm lẩn lớn nhất của con người. Hàng ngày trong ngôn ngữ thường dùng, chữ tôi thể hiện sai lầm nguyên khởi, một lầm lẩn về chính mình, và là ảo tưởng về tư cách con người. Đó chính là bản ngã. Cái ngã ảo giác trở thành tiến trình của tư tưởng, diển dịch sai lạc về chân lý, về mối tương quan giữa con người. Thế nên chúng ta trở thành phản ứng của ảo tưởng nguyên thủy. Tuy nhiên, khi nhận ra đó là ảo tưởng thì nó sẽ biến mất. Lúc nhận biết cũng là lúc nó chấm dứt. Vì chúng ta lầm lẫn về sự thật nên ảo tưởng mới sống còn. Cái ta chân thật sẽ tự phơi bày khi nhận ra mình không phải là những thứ giã hiệu. Khi bạn đọc chậm rãi và nghiêm túc chương sách này và các chương kế tiếp, mô tả cách! 36

vận hành của cái tôi bản ngã, ta sẽ trải nghiệm cái ta chân thật. Bản chất của cái ngã giã là gì? Khi ta dùng chữ tôi để nói, thường chẳng liên quan gì đến cái ta chân thật. Tiếng tôi phát xuất từ dây thanh âm hay từ trong ý nghĩ và bất cứ gì tôi bị đồng hóa, đã bị thu hẹp một cách nông cạn. Khi một bé thơ bắt đầu học một chuỗi tiếng nói do cha mẹ phát âm tên của bé, đứa nhỏ thu nhận vài chữ trong đầu, trở thành ý tưởng nó là ai. Trong giai đoạn đầu, một số trẻ con xem chúng là ngôi thứ ba Tý đói bụng quá, Bi buồn ngủ rồi... Sau đó chẳng bao lâu, trẻ học được chữ tôi và coi chữ này tương đương với tên chúng, cái tên được coi là mình. Kế tiếp những ý nghĩ khác từ từ đến và nhập vào ý nghĩ tôi đầu tiên. Giai đoạn tiếp theo là tư tưởng của tôi, về tôi để ám chỉ những vật liên quan tới tôi. Đó là sự đồng hóa với sự vật tức là những tư tưởng sau cùng đại diện cho sự vật do bản ngả đồng hóa với chúng. Do đó khi đồ chơi của tôi bị lấy hay bị hỏng, đau khổ phát sinh; chẳng phải do giá trị của món đồ có khi chỉ là mảnh giấy và đứa bé cũng mau chóng muốn thứ khác chính do ý nghĩ sở hữu của nó. Qua món đồ chơi, đứa trẻ phát triển lần hồi cái tôi hay là bản ngã.! 37

Khi trẻ con lớn lên, cái ý nghĩ tôi ban đầu kéo theo những ý nghĩ khác về cái tôi: nó đồng hóa với giới tính, sở hữu, thân thế, chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, nghề nghiệp Ngoài ra, cái tôi còn đồng hóa với các vai trò: làm cha mẹ, làm chồng, làm vợ... Cái tôi tích lũy kiến thức và quan niệm, thích và không thích. Cái tôi còn trãi qua những hoàn cảnh đã xảy ra trong quá khứ, đó là tôi và câu chuyện đời tôi, ký ức ngày càng nhiều do tư tưởng tích lũy. Rút cục chúng chỉ là những ý nghĩ lộn xộn liên miên của cái bản ngã nắm hết quyền hành. Mổi khi chúng ta suy nghĩ hay nói tiếng tôi, không có nghĩa là cái TA chân thật, mà là cái bản ngã vị kỷ phát xuất từ trí óc, cho đến khi ta tỉnh thức, ta vẫn dùng tiếng tôi nhưng xuất phát từ nội tâm sâu sắc hơn. Hầu hết nhân loại vẩn còn lệ thuộc vào dòng tư tưởng tuôn chảy triền miên, vào sự suy nghĩ bị bắt buộc mà phần lớn là tái diễn một cách vô ích. Dòng tư tưởng và những cảm xúc đi liền theo sau thật ra chẳng ăn nhập gì đến cái ta chân thật. Khi có ai cho biết có tiếng nói miên man trong đầu, người ta liền hỏi Tiếng nói gì? hoặc là giận dỗi không chấp nhận, thực ra là có tiếng nói thầm trong đầu hay là cái máy suy nghĩ chưa được điều chỉnh. Có thể nói tiếng nói! 38

đó là một thực thể làm chủ con người hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có số người không làm sao quên được khi trí óc lắng đọng nhường chỗ cho tâm tĩnh sáng và họ trãi nghiệm giây phút rỗng rang ngắn ngủi. Số người khác chỉ kinh nghiệm khi họ tập trung triệt để theo phương pháp tinh vi. Ngoài ra có số người cảm nhận được niềm vui tự tại và an bình bên trong mà chẳng hiểu do đâu. TIẾNG NÓI THẦM TRONG ĐẦU Ngày tôi còn là sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Luân Đôn, tôi phải đáp xe điện ngầm mỗi tuần 2 lần đến thư viện nhà trường. Một ngày nọ, khoảng 9 giờ sáng, tôi ngồi đối diện với một phụ nữ trạc 30 tuổi trên chuyến xe. Tôi đã gặp cô này vài lần trước đây. Ai ai cũng phải nhìn cô ta. Xe đông nghẹt khách nhưng chỗ ngồi 2 bên cô vẫn còn trống vì cô ta có vẻ điên khùng. Trông cô ta bị căng thẳng cực điểm và nói liên tu một mình đầy vẻ tức giận. Cô này bị tư tưởng quấn chặt đến nổi hòan tòan mê man, không còn kể gì đến người chung quanh. Đầu cô ta ngã về bên trái, làm như đang nói với người ngồi ở chỗ trống cạnh cô ta. Tôi không chú ý đến nội dung lời nói, nhưng cô cứ lập đi lập lại: Mày là kẻ phản bội,! 39

sao còn dám xin lỗi tao. Mày là đứa lợi dụng, vì tao đã tin mày nên bị mày phản lừa. Giọng nói cô ta đầy tức giận một người nào đó đã làm sai và đang bào chữa. Khi chuyến xe tiến đến gần nhà ga, cô ta đứng lên và ra cửa với tiếng nói liên miên không dứt. Tôi cũng xuống ga này nên tôi đi sau cô ta. Xuống đường cô ta đi về công trường Bedford, vẫn tiếp tục lớn tiếng lập đi lập lại một mình. Trí tò mò nổi lên, tôi quyết định đi theo cô. Dù luôn bị cuộc đối thoại tưởng tượng chiếm hết đầu óc, hình như cô ta cũng biết mình đang đi đâu. Chẳng mấy chốc cô bước vào sãnh đường uy nghi của tòa nhà Thượng Viện,Tòa Hành chánh và thư viện của trường Đại học. Tôi giựt mình, chẳng lẽ cô ta đến địa điểm giống mình chăng? Đúng rồi cô ta đang tiến về phía đó. Có phải cô là giáo sư hay sinh viên hoặc là nhân viên văn phòng hay nhân viên của thư viện? Cũng có thể cô ta làm dự án nghiên cứu về tâm lý? Tôi không có câu trả lời. Tôi đi bộ cách sau cô khoảng 20 bước và khi tôi tiến vào tòa nhà, cô ta mất hút vào trong thang máy. Tôi hơi ngạc nhiên về việc tôi vừa chứng kiến, khi ấy, là sinh viên Đại học trưởng thành, 25 tuổi, tôi tự coi mình là người trí thức đang đi lên và tôi tin chắc trước mọi hoàn cảnh khó! 40

khăn của con người, chỉ trông cậy vào kiến thức tức vào trí óc mà thôi. Tôi chưa nhận ra được là kiến thức nếu không đi đôi với sáng suốt tỉnh thức chính là mối nguy cơ nhất cho con người. Lúc ấy tôi thán phục những vị giáo sư như là bậc thánh vì họ có thể giải đáp mọi vấn đề và tôi cũng xem trường Đại học là trung tâm của kiến thức. Làm sao có thể tin được cô gái điên dại mà tôi vừa gặp có thể là thành viên của trung tâm kiến thức chứ? Nhưng rõ ràng là cô ta bị cảm xúc giận dữ xâm chiếm hoàn toàn do trí óc cô dính chặt vào hoàn cảnh. Tôi tiếp tục suy nghĩ về cô ta lúc tôi vào phòng vệ sinh trước khi vào thư viện. Đang rửa tay, tôi nghĩ tiếp Hi vọng là mình sẽ không bị bế tắc như cô ta. Người đàn ông đứng cạnh liếc nhìn tôi, tôi bỗng giựt mình khi nhận ra mình vừa thốt bằng lời một cách vô ý thức. Trời ơi! Mình giống cô ta mất rồi. Đầu óc tôi cũng lộn xộn liên miên như cô gái, chỉ hơi khác một chút thôi. Cô ta thì nói ra tiếng, còn tôi thì phần lớn ý nghĩ nằm trong đầu. Nếu cô ta khùng khùng thì ai nấy cũng khùng khùng cả rồi, chỉ khác nhau về mức độ ít nhiều mà thôi. Trong thoáng chốc, tôi lắng đọng nhìn lại mình, ngừng nghỉ cái đầu một chút và nhận ra có khoảng trống ngắn ngủi giữa suy nghĩ và tỉnh thức. Tôi vẫn đứng yên trong phòng vệ! 41

sinh ngắm mặt mình trong gương, đầu óc trống rỗng, tôi bật cười lớn. Cái cười của người vừa mới tỉnh thức, vỡ lẽ rằng đời sống không quá nghiêm trọng như trí óc vẫn gạt tôi. Tuy nhiên chỉ được trong thoáng chốc rồi mất. Sau đó, tôi lại bị đầu óc xâm chiếm trở lại và 3 năm tiếp theo tôi sống trong lo âu và buồn chán kinh khủng. Sự việc trên cho tôi bài học về một thoáng thức tỉnh đầu tiên, nó cũng gieo trồng mối nghi ngờ về giá trị tuyệt đối của kiến thức. Vài tháng sau, tin thảm thương đưa đến càng làm mối nghi trong tôi tăng thêm. Đó là vào sáng thứ hai, khi chúng tôi đến dự buổi giảng của vị giáo sư mà tôi vẫn thán phục, người ta cho hay vị này đã tự tử bằng súng hôm cuối tuần. Tôi bàng hoàng kinh ngạc vì vị này là người thầy rất được kính nể do ông ta có thể giải đáp được tất cả. Dù vậy tôi vẫn chưa tìm ra một lựa chọn nào khác hơn là tiếp tục vun bồi tư tưởng. Tôi chưa nhận ra rằng tư tưởng chỉ là một trạng huống nhỏ của tâm thức, cũng như tôi chẳng biết gì về bản ngã để có thể phát hiện nó. Sau đó tôi bị suy sụp trầm trọng đến nổi đi gần tới tự tử nếu không nhờ được thức tỉnh trở lại và lần này kéo dài lâu hơn lần trước. Về sau, tôi trở nên hoàn toàn tự tại, thoát khỏi cái suy nghĩ giả hiệu đã khống chế tôi từ bao năm qua.! 42

CƠ CẤU VẬN HÀNH và CHỨA ĐỰNG của BẢN NGÃ Tư tưởng vị ngã hoàn toàn tùy thuộc vào quá khứ và gồm có 2 phần: phần chứa đựng và cơ cấu vận hành. Trường hợp đứa bé khóc la khi đồ chơi bị lấy mất, đồ chơi tức là vật mà bản ngã chứa đựng, vật này thường đổi thay từ món đồ này đến món đồ khác hoặc từ đối tượng này đến đối tượng khác. Đứa bé đồng hóa với vật chứa, dù món đồ chơi có thể là miếng gỗ hay đồ điện tử mắc tiền, đối với nó không có gì khác khi món đồ bị lấy đi. La khóc giận dữ vì cái của tôi bị mất. Khi đứa trẻ lớn lên, vật chứa mà nó đồng hóa tùy thuộc vào môi trường xung quanh nó. Sự đồng hóa ngày càng gia tăng với những đối tượng hình thành chặt chẽ trong đầu óc vị ngã. Từ ngữ đồng hóa rút căn từ mẫu tự La tinh idem và facere nghĩa là giống và làm như. Khi tôi đồng hóa với vật gì đó nghĩa là tôi làm giống như vật đó. Giống cái gì? Giống với tôi; tôi gán cho nó cái nghĩa tư hữu để sau đó nó trở thành một phần của tôi. Một trong các đồng hóa căn bản nhất là tài vật, món đồ chơi sau này lớn lên sẽ là xe hơi, ngôi nhà, nữ trang, đồ đạc...của tôi. Nhiều người gắn chặt! 43

dính nhiễm vào tài vật cả đời và kết thúc bị chúng cuốn hút và mất mình. BẢN NGÃ ĐỒNG HÓA với TÀI VẬT Sống trong thời đại quãng cáo, người ta vẫn biết rõ là muốn bán cho được những sản phẩm không cần thiết, kỹ nghệ quãng cáo phải thuyết phục rằng những sản phẩm sẽ làm tăng giá trị con người hoặc người ngoài sẽ thấy được giá trị đó; nói cách khác là làm tăng thêm cái bản ngã. Chẳng hạn họ nói là ai dùng sản phẩm này sẽ nổi bật giữa đám đông và niềm tự hào sẽ dâng lên. Nghệ thuật quãng cáo còn tạo ấn tượng trong con người về liên quan giữa sản phẩm và một người nổi tiếng hay một người tươi trẻ nào đó. Ngay cả hình ảnh những người già hay người chết đã nổi tiếng cũng nằm trong mục tiêu của hệ thống quãng cáo. Họ tạo ra ảo tưởng cho bạn nghĩ là mua những sản phẩm đó sẽ có vài phép lạ làm bạn trở nên giống người nổi tiếng hay ít ra cũng được hình tướng bên ngoài gần giống. Do đó trong nhiều trường hợp bạn không mua sản phẩm mà là mua sự kiện đồng hóa gia tăng. Những danh hiệu đặc biệt trên thị trường đều là những đồng hóa đầu tiên và liên tục của người đi mua sắm. Chúng rất đắt tiền và trở thành những độc hiệu. Giả sử ai nấy đều có thể mua loại sản phẩm này, chúng sẽ mất trị giá độc đáo, chỉ còn lại phần! 44

vật chất bằng ngang với con số mà người ta trả tiền. Những sản phẩm bị đồng hóa thay đổi từng người tùy theo tuổi tác, lợi tức, giai cấp, thời trang,môi trường xung quanh...nạn đồng hóa mê lầm đã ăn sâu mọc rễ, những gì mình đồng hóa là tất cả những vật bản ngã chứa đựng. Đầu óc vị kỷ của con người đã vận hành theo cơ cấu khuôn mẫu như vậy. Nếu xã hội tiêu thụ cứ tiếp tục đi lên thì kết quả đi ngược lại là con người chỉ tìm mình qua sản phẩm và vì thỏa mãn của bản ngã quá ngắn ngủi nên con người cứ mãi phải tìm hoài. Trên bình diện vật chất, sống trên bề mặt của trái đất này, chúng ta vẫn dùng những vật dụng cần thiết và chúng cũng chiếm một phần trong cuộc sống con người. Chúng ta cần nhà ở, quần áo,đồ đạc,dụng cụ,phương tiện di chuyển... những phẩm vật hữu ích cho đời sống, chúng ta cần gìn giữ thế giới đồ vật bằng cách không phí phạm. Tuy nhiên chúng ta sẽ không thật sự quý đồ vật nếu ta dùng chúng làm phương tiện để tăng bản ngã, nghĩa là chúng ta cố tìm mình qua đồ vật. Vì bản ngã đồng hóa với sự vật, tư tưởng con người đã dính mắc chặt chẽ gây tạo một xã hội tiêu thụ và một nền kinh tế tiến triển bằng cách phải có thêm sản phẩm mới hoài. Sự phát triển bừa bãi không ngừng nghỉ! 45

thật ra là tệ nạn và bịnh hoạn của nhân loại. Cũng giống như tệ hại của những tế bào ung thư, chúng chỉ có mục tiêu sinh sôi nảy nở, không ngờ lại phá hủy toàn bộ cơ cấu. Đa số đời sống con người bị ám ảnh bởi sự vật. Một trong những căn bịnh thời đại là dính chặt vào vật chất. Con người phải lấp đầy đời sống bằng vật chất vì họ không cảm nhận được đời sống thật sự là gì. Để thực tập tâm linh, chúng ta nên xét lại quan hệ của mình với thế giới vật chất và đặc biệt là những đồ vật mà ta gán vào 2 chữ của tôi. Chúng ta nên thành thực và xét kỹ mình như sau: - Có phải bản ngã dính chặt vào những vật ta sở hữu không? - Có phải một số vật chất làm tăng ảo giác về địa vị quan trọng hơn? - Có phải ta cảm thấy thấp kém đối với những người có nhiều vật chất hơn? - Thỉnh thoảng ta có khoe khoang những vật mình sở hữu hoặc chú ý đến những vật sở hữu của người khác? - Ta có buồn khổ khi mất mát một vật sở hữu? Hầu hết những nền văn hóa cổ xưa đều tin rằng mọi vật, ngay cả những vật vô tri vô giác,! 46

cũng có hồn sống nên người xưa gần gũi với thiên nhiên vạn vật hơn là người thời nay. Chúng ta sống trong thế giới bị vây hãm bởi ảo tưởng nên khó cảm nhận nguồn sống của muôn loài. Dưới hình tướng bên ngoài tạm thời, mọi vật đều bắt nguồn từ sức sống vô hình. Do dính mắc vào vật chất, đa số người thời nay không sống trong chân thật mà chỉ sống trong tư tưởng và thành kiến. CHIẾC NHẪN KIM CƯƠNG Khi tôi trở thành giáo học tâm linh, tôi có đến thăm một phụ nữ mỗi tuần 2 lần theo yêu cầu. Cô này từng làm giáo sư, khoảng hơn 40 tuổi và theo các bác sĩ, cô chỉ còn sống độ hơn vài tháng. Trong những lần thăm viếng, thỉnh thoảng có đối thoại xen vào nhưng thường là chúng tôi ngồi yên lặng, do đó cô ta có những thoáng đầu tiên tĩnh lặng mà cô chưa từng có trong suốt cuộc đời bận rộn. Cho tới một ngày, tôi đến bắt gặp cô đang giận dữ và khổ sở. Tôi hỏi Chuyện gì thế? Thì ra cô bị mất chiếc nhẫn kim cương và quả quyết cô người làm đã ăn cắp khi đến giúp việc vài giờ mỗi ngày. Cô ta nói, Sao có người nhẫn tâm lấy cắp món đồ kỷ niệm vô giá?. Cô ta hỏi tôi là nên giáp mặt với! 47

cô người làm hay là nên gọi cảnh sát ngay? Tôi nói rằng không thể khuyên cô nên xử sự ra sao nhưng tôi hỏi chiếc nhẫn bị mất quan trọng ra sao đối với đời cô? Cô ta kể: Tại ông không rõ, chứ đó là chiếc nhẫn của bà tôi để lại, tôi đeo luôn cho tới khi tôi bị bịnh và ngón tay tôi teo lại. Nó không phải là chiếc nhẫn thường mà là vật kỷ niệm, làm sao tôi không đau lòng chứ? Phản ứng mau lẹ cộng với lời nói đầy tức giận chứng tỏ cô chưa đủ sáng suốt để nhìn lại bên trong và để thoát khỏi phản ứng trước sự cố. Nỗi tức giận và bảo vệ là những dấu hiệu chỉ rõ bản ngã vẫn xâm chiếm cô ta. Tôi nói tiếp: Tôi sẽ hỏi cô vài câu, cô không cần trả lời liền mà hãy nhìn kỹ bên trong để tìm câu giải đáp. Sau mỗi câu tôi sẽ ngừng lại một chút. Khi cô có câu trả lời, không nhất thiết phải bằng ngôn ngữ. Cô ta trả lời tôi là cô ta đã sẵn sàng. Tôi bắt đầu hỏi: -Cô có nhận ra là tới một lúc nào đó cô sẽ để lại chiếc nhẫn và có lẽ cũng không còn bao lâu? -Cô cần bao nhiêu thời gian nữa để sẵn sàng rời bỏ chiếc nhẫn đó? -Khi cô không đeo chiếc nhẫn,cô có trở nên thấp kém không?! 48

-Khi tự hành hạ mình vì mất mát, khi đó cô là ai vậy? Sau câu hỏi cuối cùng này, có vài phút im lặng. Tiếp theo cô ta có vẻ dễ chịu và nụ cười thoáng hiện trên gương mặt. Cô ta nói: Câu hỏi cuối của ông khiến tôi nhận ra vài điều quan trọng; thoạt đầu tôi suy nghĩ để tìm câu trả lời và tôi nghĩ : mình đã tự hành hạ mình. Kế tôi lập lại câu hỏi lần nữa : mình là ai khi tự làm khổ mình? Lúc này tôi cố cảm nhận hơn là suy nghĩ câu trả lời. Bỗng nhiên tôi nhận ra bản tâm của mình, tôi cảm nhận tâm thức phong phú bao la mà tôi chưa từng được. Thì ra đó là bản nhiên chân thật hay là mình thật sự khi mình hoàn toàn không tự làm khổ mình. Tôi có thể cảm nhận trạng thái này ngay bây giờ, trạng thái an bình mà rất là trong sáng. Tôi nói với cô ta : Đó là niềm vui chân thật an nhiên mà ta chỉ cảm nhận được khi thoát khỏi đầu óc. Bản ngã không hề biết trạng thái này vì tư tưởng là hiện tượng phải có cái gì chứa đựng. Chiếc nhẫn đã xâm chiếm trí óc khiến cô lầm tưởng đó là mình hay là một phần của mình. Do bản ngã không cảm nhận được bản tâm an nhiên nên nó quen tìm tòi để dính mắc vào bất cứ gì hầu thay thế liên tục. Cô vẫn có thể qúy đồ vật nhưng bất cứ khi nào cô phiền khổ dính mắc vào đồ vật thì biết đó là bản ngã. Do tư tưởng trong đó có tôi và cái! 49