HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC Tuần 2: Tiết 7 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ Phần hướng dẫn - Dưới đây là phiếu hướng dẫn học tập. Phiếu gồm có 2 cột: một, h

Tài liệu tương tự
Phần 1

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Phần 1

mộng ngọc 2

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

CHƯƠNG I

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phần 1

Document

Microsoft Word - Document1

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Document

mộng ngọc 2

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Cúc cu

Phần 1

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Code: Kinh Văn số 1650

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

No tile

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Công Chúa Hoa Hồng

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Document

CHƯƠNG 1

No tile

Phần 1

Cúc cu

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Tình yêu và tội lỗi

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

Phần 1

Document

Phần 1

Microsoft Word - suongdem05.doc

No tile

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Hoàng Văn Chí Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc Phần II: TÀI LIỆU (NHÂN VẬT VÀ TÁC PHẨM) 000o000 Chương 3: Các nhà văn đứng tuổi HỮU LOAN Hữu Loan năm nay

Kinh Từ Bi

CHƯƠNG I

No tile

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Tác Giả: Đồng Hoa Dịch: Tố Hinh TỪNG THỀ ƯỚC Chương 5 Thư Ngắn Tình Dài, Lòng Khôn Tỏ Thư viết rất dài, hết lải nhải kể mấy chuyện đất lề quê thói, rồ

Document

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Lộn Sòng Hữu Loan Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ vì bả

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần XVI Thùy Dương và Minh Khánh đi xuống cầu thang. Cả hai vừa vào chỗ lấy xe thì có tín hiệu máy, Thùy Dư

Microsoft Word - V doc

Phần 1

Phần 1

CHƯƠNG 1

Bao giờ em trở lại

Phần 1

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Document

CHƯƠNG I

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Long Thơ Tịnh Độ

Phần 1

CHÚ TƯ PHÚC Buổi pháp thoại chấm dứt bằng ba tiếng chuông ngân dài Mọi người đứng lên lễ Phật, xá thầy và đi ra. Chú Tư Phúc còn lại một mình trong ch

Microsoft Word - chantinh09.doc

HỒI I:


Document

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11


Chửi

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

No tile

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

Nhập vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

HỒI I:

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

Chuong IX


Phần 1

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Microsoft Word - chotinhyeutronven03.doc

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

PHẦN TÁM

Khóm lan Hạc đính

Phần 1

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Cúc cu

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Microsoft Word - CÔ EM V?

Bản ghi:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 8 TỰ HỌC Tuần 2: Tiết 7 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ Phần hướng dẫn - Dưới đây là phiếu hướng dẫn học tập. Phiếu gồm có 2 cột: một, hướng dẫn học tập và hai là phần ghi bài. - Học sinh đọc kỹ và thực hiện theo yêu cầu ở phần Hướng dẫn học tập, sau đó ghi bài vào vở. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP GHI BÀI TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ *Tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản GV: Các em đã được học rất nhiều văn bản tự sự. Muốn nắm nội dung chính các em phải tóm tắt. Vậy tóm tắt văn bản tự sự là gì? Hs: Chọn đáp án b *Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản tự sự HS: đọc thầm đoạn văn tóm tắt mục II. 1 H: Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt? HS: Đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu tóm tắt Bảo đảm tính khách quan: trung thành với văn bản được tóm tắt, không thêm bớt các chi tiết, sự việc không có trong tác phẩm, không chen vào bản tóm tắt các ý kiến bình luận, khen chê của cá nhân người tóm tắt. - Đảm bảo tính hoàn chỉnh: dù ở mức độ khác nhau, nhưng bản tóm tắt phải giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) -Bảo đảm tính cân đối: số dòng tóm tắt dành cho các sự việc chính, nhân vật chính, chi I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự: Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn, trung thành với nội dung chính của tác phẩm đó. 2. Cách tóm tắt văn bản tự sự a. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt * Vd sgk/60: Văn bản tóm tắt Sơn Tinh Thủy Tinh đã nêu được nội dung chính của văn bản * Yêu cầu: Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành nội dung văn bản được tóm tắt. b. Các bước tóm tắt văn bản - Đọc và hiểu đúng chủ đề văn bản - Xác định nội dung chính cần tóm tắt - Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí - Viết văn bản tóm tắt II Ghi nhớ: (sgk / 61) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: Tìm đọc phần tóm tắt văn bản tự sự đã học trong từ điển văn học. * Bài mới: Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

tiết tiêu biểu và các chương, mục, phần một cách phù hợp H: Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì? Những việc ấy phải thực hiện theo những trình tự nào? - Hs: thảo luận nhóm. Gọi hs đọc ghi nhớ sgk HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Cô sẽ cho các em mượn từ điển văn học để tham khảo cách tóm văn bản Trong lòng mẹ, Lão Hạc. - Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. Đọc lại truyện Lão Hạc, viết bài tóm tắt để hôm sau tóm tắt bằng lời trước lớp.

Tiết 8: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ Văn bản tự sự là kiểu văn bản thông dụng I. Tìm hiểu chung và thường gặp trong thự tế cuộc sống. Một văn bản tự sự nào cũng thường có cốt truyện, sự kiện, nhận vật, thời gian, không gian xảy ra sự việc. Vì vậy, nhất thiết khi tìm hiểu cốt lõi nội dung văn bản dù ngắn hay dài, khi ấy rất cần tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó bao gồm sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng. Đọc lại văn bản Lão Hạc trong SGK/55 và cho biết: + Đối tượng chính được nói tới trong văn bản là ai? + Vấn đề chủ yếu được đề cập tới trong văn bản là gì? H: Các sự việc được liệt kê trong SGK đầy đủ và hợp lí chưa? H: Từ đó, em rút ra được gì về yêu cầu khi tóm tắt một văn bản tự sự? 1. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của văn bản đó. 1. Những yêu cầu và các bước tóm tắt một văn bản tự sự. -Cần phản ánh trung thực nội dung chính của văn bản được tóm tắt. -Phải ngắn gọn, dễ nhớ và phù hợp với mục đích sử dụng. -Muốn tóm tắt được phải đọc kĩ, đọc đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt theo một trình tự nhất định. - Dùng lời văn của mình viết thành văn bản tóm tắt. II. THỰC HÀNH TẬP LÀM VĂN. HS hoàn thành bài tập sau: BT1: Sắp xếp lại các tình tiết chính trong văn bản Lão Hạc theo một trình tự hợp lí và viết thành 1 văn bản tóm tắt ngắn. HS hoàn thành bài tập vào vở. BT1: b-a-d-c-g-e-i-h-k. Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có một con chó mà lão gọi là cậu Vàng để bầu bạn. Con trai lão do không có tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn đủ sức để làm thuê. Cùng đường lão đành bán đi con chó mà lão rất mực yêu thương. Rồi lão mang tất cả số tiền mà

H: Tìm sự việc chính và sắp xếp theo 1 trình tự hợp của văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. BT3: Tôi đi học và Trong lòng mẹ là 2 tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc. Các tác giả tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rấ khó tóm tắt. Ý kiến em thế nào? lão dành dụm được gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn. Sau đó mấy hôm liền lão chỉ ăn khoai, sung luộc, rau má...một hôm lão sang nhà Binh Tư xin ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Nhưng thực ra lão dùng bả chó để kết liễu đời mình. Cái chết của lão rất dữ dội, chẳng ai hiểu vì sao lão chết trừ ông giáo và Binh Tư. BT2: -Chị Dậu chăm sóc chồng ốm nặng. -Cai lệ và người nhà lí trưởng vào quát nạt đòi nộp tiền sưu. - Chị Dận van lạy thiết tha xin khất. - Cai lệ khăng khăng đòi bắt anh Dậu. - Bị dồn vào bước đường cùng, chị Dậu đã vùng lên chống trả. -Cai lệ và người nhà lí trưởng bị đánh ngã nhào bởi người đàn bà lực điền ấy. *HS tự tóm tắt thành văn bản ngắn dựa vào các sự việc trên. BT3: Đúng như vậy. - Tôi đi học : Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, cảnh vật, trường học, bạn bè, thầy giáo - Trong lòng mẹ : Bố chết, mẹ đi tha hương cầu thực. Bé Hồng phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Người cô luôn xoáy vào cậu những câu nói cay độc chia cắt mẹ con. Nhưng lòng cậu chưa bao giờ nguôi thương nhớ mẹ. Rồi mẹ cậu về đúng ngày giỗ bố. Cậu nghẹn ngào, hạnh phúc trong vòng tay mẹ.

Tuần 3: Tiết 1: TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố) Phần hướng dẫn - Dưới đây là phiếu hướng dẫn học tập. Phiếu gồm có 2 cột: một, hướng dẫn học tập và hai là phần ghi bài. - Học sinh đọc kỹ và thực hiện theo yêu cầu ở phần Hướng dẫn học tập, sau đó ghi bài vào vở. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Quy luật của muôn đời đã tức nước thì phải vỡ bờ. Và điều gì khiến cho những người soạn sách đặt tên cho chương 18 của tiểu thuyết Tắt đèn là Tức nước vỡ bờ? Để rõ hơn điều này, em hãy tìm hiểu bài học hôm nay. Em hãy mở SGK trang 31,32, đọc phần chú thích và trả lời câu hỏi sau: H: Nêu một vài nét chính về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn H: Em biết gì về tác phẩm Tắt đèn. Nêu xuất xứ VB Tức nước vỡ bờ? + Thể loại +Phương thức biểu đạt +Bố cục GHI BÀI TIẾT 1 : TỨC NƯỚC VỠ BỜ I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - Tên Ngô Tất Tố (1893-1954) - Quê : Từ Sơn Bắc Ninh. - Xuất thân là nhà nho, gốc nông dân, là nhà báo,nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về người nông dân trước cách mạng. - Năm 1996, được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT. 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: trích từ chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn đăng báo năm 1937, in sách lần đầu tiên năm 1939. - Thể loại : Tiểu thuyết - Phương thức biểu đạt chính : tự sự - Bố cục: 2 phần Em hãy mở SGK trang28,29,30,31 đọc kĩ văn bản: II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:

H: Trong tác phẩm «Tắt đèn», chị Dậu nhiều lần đụng độ với bọn thống trị, trong đoạn trích này chị đụng độ với ai? H : Tìm những chi tiết miêu tả thái độ, hành động, ngôn ngữ của cai lệ khi đến nhà chị Dậu? H : Qua các chi tiết trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về con người cai lệ? H : Khi bọn tay sai đến nhà, chị Dậu đang trong tình thế như thế nào? H : Chị Dậu đã đối phó với bọn tay sai như thế nào để bảo vệ chồng? H : Cùng với sự thay đổi lời lẽ xưng hô, trạng thái tâm lí của chị Dậu có sự thay đổi theo như thế nào? H : Nêu suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu? H : Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ? Tìm thành ngữ khác gần nghĩa? 1. Nhân vật Cai lệ : - Hành động : + Sầm sập tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng. + Trợn ngược hai mắt quát... + Giật phắc dây, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. + Bịch vào ngực chị Dậu, trói anh Dậu. + Tát vào mặt chị Dậu, sấn đến chỗ anh Dậu. - Ngôn ngữ : + Thét : thằng kia... + Giọng hầm hè, nham nhảm, giục trói... - Sống bơ vơ, bị họ hàng ghẻ lạnh. Là một kẻ thô tục, hung hãn, tàn bạo, táng tận lương tâm, là hiện than sinh động của bọn tay sai dưới chế độ xã hội thực dân PK đương thời. 2. Nhân vật chị Dậu: -Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai đến nhà : + Vụ thuế đang ở thời điểm gay gắt, chị đã bán con, bán chó, bán khoai... để đủ tiền nộp sưu cho chồng nhưng lại phải nộp tiếp sưu cho em chồng đã chết. -Diễn biến tâm lí và hành động của chị Dậu : + Lúc đầu thiết tha van xin lễ phép. + Sau đó, không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí lẽ. + Cuối cùng chị Dậu cự lại bằng hành động quyết đấu lực với chúng : Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem... ; vùng dậy chống trả quyết liệt : túm cổ, ấn dúi, nắm gậy, vật nhau, túm tóc, lẳng cho một cái... Chị Dậu là người phụ nữ mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, yêu thương chồng con, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không yếu đuối mà có một sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng mãnh liệt. 3. Ý nghĩa nhan đề : - Nghĩa đen : Hiện tượng Tức nước vỡ bờ chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra. - Nghĩa bóng : Khi sự chịu đựng của con người vượt quá mức, họ sẽ vùng dậy phản kháng và đấu

tranh. Qua đó, toát lên chân lí : ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. -Thành ngữ : Con giun xéo lắm cũng quằn III. TỔNG KẾT: GHI NHỚ SGK/33 H: Nhận xét của em về nghệ thuật kể chuyện. H: Nêu nội dung chính của đọan trích. -HS tập đọc diễn cảm 1. Nghệ thuật: - Tạo tình huống truyện có kịch tính: tức nước vỡ bờ. - Miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật sắc sảo; khẩu ngữ được sử dụng nhuần nhuyễn. 2. Nội dung: - Tố cáo XHPK với chính sách sưu thuế nặng nề, sự cảm thông sâu sắc với nỗi khổ của người nông dân. - Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt của người phụ nữ. IV. LUYỆN TẬP: - HS tập đọc diễn cảm thể hiện giọng từng nhân vật : 4 nhân vật Chị Dậu, anh Dậu, Cai lệ và người nhà lí trưởng).

Tiết 2,3: LÃO HẠC (Nam Cao) Phần hướng dẫn - Dưới đây là phiếu hướng dẫn học tập. Phiếu gồm có 2 cột: một, hướng dẫn học tập và hai là phần ghi bài. - Học sinh đọc kỹ và thực hiện theo yêu cầu ở phần Hướng dẫn học tập, sau đó ghi bài vào vở. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán ngoài những cây bút tên tuổi như Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Thạch Lam thì không thể không kể đến Nam cao cùng với tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông đó là truyện ngắn Lão Hạc. Em hãy mở SGK trang 45, đọc phần chú thích ở gần cuối trang và trả lời câu hỏi sau: H: Nêu một vài nét chính về tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc. + Phương thức biểu đạt + Thể loại + Xuất xứ + Bố cục 2. Tác giả GHI BÀI LÃO HẠC (Nam Cao) I. TÌM HIỂU CHUNG - Nam Cao ( 1917-1951), quê ở Hà Nam. - Tên khai sinh là Trần Hữu Tri. - Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc - Đề tài sáng tác: viết người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội cũ. 2. Tác phẩm - Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả + biểu cảm + nghị luận - Thể loại: truyện ngắn - Xuất xứ: trích từ tác phẩm cùng tên Lão Hạc đăng báo lần đầu 1943. - Bố cục: 3 phần Em hãy mở SGK trang 38, đọc kĩ văn bản: H: Em hãy tìm các chi tiết thể hiện hoàn cảnh của lão Hạc. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Nhân vật lão Hạc. a. Hoàn cảnh của lão Hạc.

H: Nhận xét của em về hoàn cảnh của lão Hạc. H: Em hãy cho biết con chó có vai trò như thế nào trong cuộc sống của lão Hạc? H: Tình cảm của lão với cậu Vàng ra sao? Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm ấy của lão với cậu Vàng? H: Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng. Chú ý thái độ, cử chỉ, suy nghĩ, lời nói. H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả khi kể? Nêu tác dụng. Từ đó thể hiện được tâm trạng gì của nhân vật? H: Xung quanh việc Lão Hạc bán cậu Vàng, em thấy lão là người như thế nào? H: Sau khi bán cậu Vàng, lão Hạc đã âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mình. Em hãy tìm những chi tiết chứng minh. H: Từ hai việc trên ta thấy được phẩm chất gì của lão Hạc? - Nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai độc nhất của lão vì nghèo không tiền cưới vợ, phẫn chí bỏ đi làm đồn diền cao su, hơn một năm không có tin tức gì. -Sống lủi thủi một mình, chỉ có con chó Vàng làm bạn. - Lão ốm kéo dài, không có việc làm, sau trận bão hoa màu bị phá sạch, cả người và chó đói deo đói dắt. Lão phải bán cậu Vàng. - Lão ăn khoai, củ chuối, sung luộc, rau má sống qua ngày. - Cuối cùng lão ăn bả chó để tự tử. Nghèo khổ, cô độc, bất hạnh, đáng thương. b. Tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng - Tình cảm của lão Hạc với cậu Vàng. + Con chó là kỉ vật con trai lão để lại, là người bạn thân thiết trong cuộc sống nghèo khổ, cô độc của lão. + Yêu thương, thân thiết. - Diễn biến tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng. + Thái độ, cử chỉ: cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít, lão hu hu khóc. + Suy nghĩ, lời nói: Nó có biết gì đâu!...nỡ tâm lừa nó. Kiếp con chó là kiếp khổ chẳng hạn! Thế thì cho thật sướng? Từ tượng hình, tượng thanh miêu tả ngoại hình độc đáo, chân thật cụ thể để thể hiện tâm trạng sâu sắc. Lời nói đậm chất triết lí, so sánh. Đau đớn, xót xa, ân hận, day dứt, dằn vặt, bất lực, ngậm ngùi, chua chát. Lão Hạc là một người sống tình nghĩa, thủy chung, trung thực và thương con sâu sắc. c. Cái chết của lão Hạc. - Nhờ ông giáo giữ hộ ba sào vườn cho con trai. - Gửi lại tiền nhờ hàng xóm lo ma chay cho mình. Thương con, giàu lòng tự trọng.

H: Tìm những chi tiết kể diễn biến cái chết của lão Hạc? H: Em có nhận xét gì về cách miêu tả, cách dùng từ kể diễn biến cái chết của lão Hạc? H: Tác giả thể hiện cái chết của nhân vật ra sao? H: Tại sao lão Hạc lại chọn cái chết như thế? - Lão vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái nảy lên. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết. - Cái chết bất ngờ, đau đớn, dữ dội, thương tâm. Từ tượng hình, tượng thanh miêu tả cụ thể, sinh động. Một người cha thương con, giàu đức hi sinh, giàu lòng tự trọng. Số phận cơ cực, đáng thương của những người nông dân nghèo. - Nguyên nhân: Đói khổ, túng quẫn, để không tiêu vào tiền bòn vườn H: Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của ông giáo dành cho lão Hạc? H: Từ đó, ta thấy tình cảm gì của ông giáo đối với lão Hạc? H: Nhận xét của em về nội dung và nghệ thuật kể chuyện. H: Sau khi học xong văn bản, em rút ra được thông điệp gì? Viết một đoạn văn (khoảng một trang tập) Sau khi tìm hiểu xong đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc em có suy nghĩ gì về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ? 2. Nhân vật ông giáo. - Muốn ôm choàng lấy lão, ông con mình ăn khoai Đồng cảm, sẻ chia, tình người ấm áp. III. TỔNG KẾT: GHI NHỚ SGK/48 - Nghệ thuật: tự sự kết hợp miêu tả tâm lí nhân vật thông qua ngoại hình; giọng điệu đa dạng, linh hoạt, vừa tự sự vừa trữ tình có khi hòa lẫn triết lý sâu sắc; cách kể chuyện chân thực, tự nhiên ở ngôi thứ nhất. - Nội dung: + Truyện thể hiện chân thật và cảm động số phận đau thương của người nộng dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. + Tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả đối với người nông dân. IV. LUYỆN TẬP - HS hoàn thành đoạn văn vào tập.

TUẦN 3 Tiết 4 XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONGVĂN BẢN Phần hướng dẫn - Dưới đây là phiếu hướng dẫn học tập. Phiếu gồm có 2 cột: một, hướng dẫn học tập và hai là phần ghi bài. - Học sinh đọc kỹ và thực hiện theo yêu cầu ở phần Hướng dẫn học tập, sau đó ghi bài vào vở. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở lớp 6,7 các em đã được học cách viết đoạn văn trong văn bản : tự sự, miêu tả, nghị luận. Để các em có ý thức hơn trong việc viết đoạn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài xây dựng đoạn trong văn bản. + Em hãy mở sgk /34 đọc đoạn văn : Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn. - Văn bản có mấy ý? Mỗi ý viết thành mấy đoạn? - Dấu hiệu nhận biết đoạn văn về hình thức và nội dung? GHI BÀI TIẾT 4: XÂY DƯNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN I. TÌM HIỂU CHUNG 3. Thế nào là đoạn văn? - Văn bản có hai ý. Mỗi ý viết thành một đoạn. - Hình thức: viết hoa lùi đầu dòng. Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. - Nội dung : biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. - Em hãy mở sách trang 34 đọc lại đoạn 1: Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn. - Hãy tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn trên? - Ta gọi đó là từ ngữ gì? 4. Từ ngữ và câu trong đoạn văn: a. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn: - Ngô Tất Tố- ông- nhà văn - Từ ngữ chủ đề >Từ ngữ chủ đề nhằm duy trì đối tương cần biểu đạt. - Em đọc lại đoạn 2 của văn bản Ngô Tất tố và tác phẩm Tắt đèn. - Câu nào là câu chủ đề? Vì sao em biết? - Câu đầu là câu chủ đề. Vì chứa ý chính, ý khái quát. > Câu chủ đề chứa nội dung khái quát, đứng đầu hoăc cuối doạn. b. Cách trình bày nội dung đoạn văn:

- Một văn bản có nhiều đoạn văn, mỗi đoạn có cách trình bày khác nhau. Hãy cho biết cách trình bày ý của hai đoạn văn trên? - Đoạn 1 có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn? Nội dung được triển khai theo trình tự nào? - Đoạn 2 Câu chủ đề đặt ở vị trí nào? Được triển khai theo trình tự nào? + Các em mở sách trang 35 đọc đoạn văn b. - Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên? Vị trí? - Nội dung đoạn văn trên được trình bày theo trình tự nào? - Từ tìm hiểu trên cho biết có mấy cách trình bày nội dung đoạn văn? Học sinh làm bài tập 3sgk/ 37 Đoạn 1: Không có câu chủ đề, có từ ngữ chủ đề. Các câu quan hệ bình đẳng, nội dung triển khai theo kiểu song hành. Đoạn 2: Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Các câu còn lại đều hướng về chủ đề đó. Nội dung triển khai theo kiểu diễn dịch. - Câu cuối là câu chủ đề. - Đó là cách trình bày theo kiểu quy nạp. Có ba cách trình bày nội dung đoạn văn: + Song hành + Diễn dịch + Quy nạp II. LUYỆN TẬP HS hoàn thành bài tập vào vở. TUẦN 4 TIẾT ĐỌC SÁCH ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM Phần hướng dẫn - Dưới đây là phiếu hướng dẫn học tập. Phiếu gồm có 2 cột: một, hướng dẫn học tập và hai là phần ghi bài. - Học sinh đọc kỹ và thực hiện theo yêu cầu ở phần Hướng dẫn học tập, sau đó ghi bài vào vở. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP GHI BÀI

Đồng hào có ma là một truyện ngắn rất nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977). Tác phẩm đã phơi bày những mặt xấu xa của một bộ phận quan lại dưới thời phong kiến. Em có thể dành 1 tiết để đọc truyện ngắn này. Em hãy đọc truyện ngắn Đồng hào có ma của nhà văn Nguyễn Công Hoan. ( Tài liệu gửi kèm) I. ĐỌC TIẾT 13, 14: TIẾT ĐỌC SÁCH Em có thể dành 1 tiết để ghi phần Nhật ký đọc sách của mình. Em hãy ghi nhận lại cảm nhận của mình về truyện ngắn Đồng hào có ma theo những gợi ý sau: H: Nhân vật huyện Hinh gợi cho em nhớ đến nhân vật nào trong chương trình Ngữ văn lớp 7? H: Cảm nhận của em về nhân vật Huyện Hinh, đặc biệt là chi tiết phần cuối truyện. (Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi.) H: Với một vị quan như Huyện Hinh, theo em, cuộc sống người dân sẽ ra sao? Ngoài ra, em có thể ghi thêm những suy nghĩ, cảm xúc của mình khi đọc truyện ngắn này. II. NHẬT KÝ ĐỌC SÁCH - Nhân vật Huyện Hinh gợi nhớ đến. - Cảm nhận về nhân vật Huyện Hinh:. -. ĐỒNG HÀO CÓ MA Nguyễn Công Hoan Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực, ở đời

này, bao nhiêu những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả. Thì đấy, các ngài cứ hãy nhìn ông Huyện Hinh, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng tôi không nói đùa. Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: "Nhờ bóng quan lớn", là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp. Mà rồi thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kỳ cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được. Bởi vì ông có sẵn trong tay hàng mớ pháp luật, thì ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội "làm rối cuộc trị an". Thế là việc công việc tư, ông đều được trọn vẹn. Vì không những ông được hả giận, lại còn được tiếng mẫn cán là khác nữa. Nhưng cớ sao từ ngày xuất chính tới nay, hai mươi năm trời rồi, ông vẫn còn lẹt đẹt tri huyện mãi. Cái đó không quan hệ. Các bạn học cùng ông, họ đều thăng đường quan cả, vẫn thường phàn nàn hoạn lộ quá chậm chạp của ông. Trước mặt họ, nghe câu nói thành thực ấy, ông chắp tay, cúi đầu, làm ra vẻ buồn rầu. Nhưng lúc quay lưng đi, ông bĩu môi, chửi thầm một câu, bụng bảo dạ: - Làm bố chánh có vặn xỉ ra mà ăn! Lý lịch của ông Huyện Hinh cũng xấu thật. Bởi vì ngồi huyện nào, ông cũng bị dân kiện. Mà quan trên xét ra ông lại trễ nải việc quan. Đời làm quan của ông chỉ có hai việc chính: đánh bạc và chơi gái. Năm nay, ông đã ngoại tứ tuần. Ông vẫn lấy cái tuổi của ông để lên mặt tiền bối, khinh những ông huyện trẻ khác, nếu tụi này dám chỉ coi ông là bậc ngang hàng. Ông liền khoe thằng cả nhà ông đã hai mươi nhăm, rồi ông cặp ngón tay trỏ và ngón tay cái với nhau, vê vê trên mép. Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. Ông để râu, cho khác hẳn với tụi huyện trẻ nhãi. Nguyên cái da mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra ngoài được. Đến nỗi năm bốn mươi tuổi, mà mặt ông nó cứ nhẵn thín như thường. Ông bực mình, bèn ra lệnh cấm thợ cạo lia lưỡi dao lên môi ông một dao, để ông nuôi râu. Thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. Và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó thành hai cái dấu chua nghĩa (...). Buổi hầu sáng hôm ấy. Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường. Nó hớt hơ hớt hải qua cổng chòi, rồi sợ sệt bỡ ngỡ, không biết quan ngồi buồng nào. Bỗng một người mặc áo cánh nái nhuộm vỏ già chạy xồng xộc đến trước mặt nó, và hỏi: - Đi đâu? Con mẹ biết ngay rằng đó là cậu lính lệ. Và như hiểu rõ phép vào quan, nó giúi đưa cậu lệ hai hào đã cầm sẵn ở trong tay, rồi nói nhỏ: - Nhờ cậu bẩm quan cho tôi vào hầu. Cậu lệ tuy đã cầm tiền, nhưng làm như ta không để ý đến việc nhỏ nhen ấy, bèn vừa thò tay, vừa nói to: - Đưa xem đơn, việc gì? Rồi trong khi nhà Nuôi kể lể, thì cậu lệ đánh vần để đọc lá đơn. Đoạn cậu lắc đầu, nhăn mặt bảo: - Vào kia, nhờ bác nho Quý bác ấy làm hộ cho. Đơn này không được. Con mẹ tái mặt, hỏi:

- Không được thế nào, thưa cậu? Cậu lệ giơ hai tay ra giảng: - Nghĩa là nếu nhà chị muốn việc chóng xong, nghe chưa? - Thưa cậu, cậu cứ vào trình quan hộ. Chả nói giấu gì cậu, nhà tôi bị mất trộm hết sạch cả đồ đạc lẫn tiền nong. Sáng nay, vay mãi mới được đồng hai bạc, để đi trình quan, cậu làm ơn thương hộ cho. Cậu lệ nhìn nét mặt nằn nì của nhà Nuôi, song vẫn thản nhiên: - Tôi bảo nhà chị không nghe thì tôi mặc kệ. Tôi thấy nhà chị ăn mặc thế này, lại bị lúc vận hạn đen đủi, tôi lại chẳng động lòng hay sao? Nhưng ở đây, cái lệ nó thế. Tôi tử tế, nên bảo trước. Nếu nhà chị không theo, thì quan quở, chớ có trách tôi đấy. Muốn chứng thực lời nói của mình, mẹ Nuôi cởi nút dải yếm ra, rồi xỉa năm đồng hào đôi còn lại lên gan bàn tay, và nói: - Đây này, chẳng tin, cậu đếm mà xem, chỉ còn vừa vặn tiền trình thôi. Cậu lệ lắc đầu. Con mẹ vừa buộc lại tiền, vừa nhăn nhó, van lơn: - Lạy cậu, thương cháu, cho cháu được nhờ. Cậu cứ vào bẩm quan hộ. Hễ quan bắt làm lại đơn, thì cháu xin ra nhờ bác nho Quý ngay. Bỗng một tiếng chuông gọi. Cậu lệ dạ giật một tiếng, rồi ù té chạy. Con mẹ Nuôi nhìn theo, biết rằng buồng quan ngồi ở chỗ ấy. Nó đánh liều tiến đến, vừa tiến, vừa lo. Nó bước chân lên thềm, trống ngực bắt đầu nổi mạnh. Nó đã trông thấy quan. Nó lại sợ nữa. Vì lo sợ quá, nên quên đứt rằng chính nó đi trình việc mất trộm. Nó lại tưởng như nó là đứa trộm vậy. Nó rón rén, đứng nép vào cạnh cửa, thập thò, ghé vào trong, và lắng tai nghe. Nó thấy quan đang dặn cậu lệ xuống bảo nhà bếp ninh cho thật dừ cái chân giò. Và đến khi cậu lệ dạ tiếng cuối cùng và đi vào sân sau, mé cửa trong, thì nó hiểu ngay rằng đã mất toi hai hào cho thằng xỏ lá nó chẳng bẩm cho mình một tiếng nào. Bỗng hai con gà tây béo sù quàng quạc kêu ở sân trước. Nó thốt giật nảy mình. Quan đang ngồi, choàng một cái, ngài đứng dậy, chạy vội ra hiên, đứng ngay cạnh nhà Nuôi, và gọi váng: - Có đứa nào đấy, lừa hai con gà vào cho tao! Tức thì, người ta chạy tán loạn để xua gà, và nhà Nuôi thì chắp hai tay, quỳ ngay xuống gạch, và nâng ngang đầu cái lá đơn. Khi đôi gà đã chạy về, quan bèn nhìn con mẹ và bảo: - vào đây. Nó mừng quá, lóp ngóp đứng dậy, vội vã theo vào trong buồng giấy. Nó đứng ở cạnh bàn, run lên bần bật. Nó liếc nhìn quan. Ngài oai vệ quá. Nó lại sợ hơn nữa. Nhưng dù run hay sợ, nó cũng không quên được việc vi thiềng quan. Nhưng tiền trình diện quan, nó lại buộc vào trong dải yếm. Nó cởi ra mới lấy được. Nó mới lúi húi rút cái nút buộc ra. Nó sợ quan chờ lâu, nên phải vội vàng. Mà vì vội vàng, lại lo quan gắt, nên nó lóng cóng. Cái nút vừa xổ ra, thì loẻng xoẻng, cả món tiền rơi tiệt cả xuống gạch. Năm đồng hào đôi nảy lên mấy cái, và từng ấy tiếng kêu làm nó giật mình. Tự nhiên, nó choáng cả người và hoa cả mắt. Nó cúi nhìn chỗ nhiều hào rơi nhất, ngay bên cạnh nó. Đồng thì chui nằm ẹp gần chân nó, đồng thì xoay tít mấy vòng, đồng thì bắn ra góc buồng. Mấy đồng nữa thì thi nhau lăn ra tận chỗ xa.

Nó không thấy quan nói gì, nên cũng hơi tĩnh tâm. Nó bèn cúi xuống để nhặt tiền. Một đồng, hai đồng. Đồng thứ ba nghiêng ở mé tường. Nó tìm đồng thứ tư. Mãi nó mới thấy ở tận gần chân bàn giấy của quan. Nó tìm đồng thứ năm. Quái, nó tìm mãi, mà không thấy đâu cả. Nó phải có năm hào đôi. Năm hào đôi mới thành đồng bạc được. Vừa ban nãy, nó giở ra cho cậu lệ xem, và lại buộc cẩn thận vào dải yếm. Không lẽ đồng hào ấy có ma, đã biến đi đâu mất chóng thế được. Vậy chỉ quanh quẩn ở trong buồng này mà thôi. Nhưng nó đã tìm kỹ lắm rồi. Mà trình đơn tám hào, tất nó bị quan chửi. Không biết làm thế nào được, nó tần ngần chắp hai tay, vái: - Lạy quan lớn ạ. Rồi nó lùi lùi bước ra cửa. Rồi nó đi về... Ông Huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đã đi khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giầy ra một tý. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi. TUẦN 4 TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH Phần hướng dẫn - Dưới đây là phiếu hướng dẫn học tập. Phiếu gồm có 2 cột: một, hướng dẫn học tập và hai là phần ghi bài. - Học sinh đọc kỹ và thực hiện theo yêu cầu ở phần Hướng dẫn học tập, sau đó ghi bài vào vở. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP GHI BÀI - Ở các lớp dưới, em đã được học về từ láy. Các từ láy này có giá trị biểu cảm cao, thường gợi tả dáng vẻ hoặc mô phỏng âm thanh. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về chức năng gợi hình, mô phỏng âm thanh của từ ngữ qua bài Từ tượng hình, từ tượng thanh nhé! Tìm hiểu ngữ liệu. Em hãy mở SGK trang 49, đọc phần I Đặc điểm và công dụng. Vd : sgk (49) I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Đặc điểm, công dụng a Ví dụ: vd1 sgk/49

Câu a:? Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật ; những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người? GV : Gợi ý, hướng dẫn. - Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ : móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc - Từ ngữ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người : hu hu, ư ử GV : Gợi ý, hướng dẫn. HS : Trả lời.? Những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự? - Móm mém,rũ rượi,xồng xộc, xộc xệch, sòng sọc, vật vã. => Gợi tả hình ảnh dáng vẻ,trạng thái sự vật. - Hu hu, ư ử. => Gợi hình ảnh âm thanh. + Công dụng : Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi tả được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao ; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. b.kết luận: Ghi nhớ sgk/49 Luyện tập (Thực hành) Tìm hiểu phần luyện tập.( trang 49,50) Hs đọc bài tập 1,2,3,4? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì?? Nêu yêu cầu của bài tập 2, 3?? Nêu yêu cầu của bài tập 4? II. LUYỆN TẬP Bài tập 1 : Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh - Từ tượng hình: -Tượng thanh : Bài tập 2 : Tìm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người. - Bài tập 3 : Phân biệt nghĩa các từ tượng thanh -Ha hả : - Hì hì : - Hô hố : - Cười hơ hớ : Bài tập 4 : Đặt câu - Gợi ý :

+ Tiếng nước chảy : róc rách.. + Tiếng gió thổi : vi vu.. + Tiếng cười nói : râm ran Vận dụng và mở rộng. (hs tự làm ) Bài tập nhanh :ở nhà. - Tìm những từ ngữ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn sau : Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tịếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. - Từ tượng hình:. - Từ tượng thanh : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo, dặn dò. * Bài soạn: - Làm hết bài tập còn lại. - Sưu tầm bài thơ,bài ca dao, tục ngữ có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. - Soạn bài tiếp theo liên kết các đoạn văn trong văn bản LÀM VĂN: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN Phần hướng dẫn - Dưới đây là phiếu hướng dẫn học tập. Phiếu gồm có 2 cột: một, hướng dẫn học tập và hai là phần ghi bài. - Học sinh đọc kỹ và thực hiện theo yêu cầu ở phần Hướng dẫn học tập, sau đó ghi bài vào vở. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP HĐ 1: KHỞI ĐỘNG HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI GHI BÀI LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

1. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản: - Đọc 2 đoạn văn trong SGK, mục 1 trang 50 H: Hai đoạn văn ấy có mối liên hệ gì không? Tại sao? - Xem hai đoạn văn ở mục 2 SGK trang 50, 51. Về mặt từ ngữ, hai đoạn văn này có gì khác hai đoạn văn trên? H: Cụm từ trước đó mấy hôm được viết thêm vào đầu đoạn hai có tác dụng gì? H: Sau khi thêm cụm từ ấy, hai đoạn đã liên hệ với nhau như thế nào? (phân định rõ thời gian hiện tại và quá khứ nhờ cụm từ trước đó mấy hôm ) H: Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn, hãy cho biết tác dụng của nó trong văn bản. 2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản: VD a: đọc 2 đoạn văn (theo Lê Trí Viễn) Tìm hai khâu trong quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học? Như vậy mối quan hệ giữa 2 đoạn là mối quan hệ gì? Từ ngữ nào có tác dụng liệt kê trong 2 đoạn văn ấy? Tìm thêm các từ ngữ có tác dụng chuyển đoạn, biểu thị quan hệ liệt kê? VD b: đọc 2 đoạn văn mục b Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoan văn trên? Mối quan hệ đó đựơc biểu thị bằng từ nào? Kể thêm một vài từ có ý nghĩa tương phản? I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản: - TH1: 2 đoạn không có sự liên kết do không nêu rõ thời điểm hai đoạn không liền mạch - TH2: Thêm trước đó mấy hôm để làm rõ thời điểm 2 đoạn liền ý, liền mạch 2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản: a. Dùng từ ngữ: Chỉ từ, quan hệ từ, các từ thể hiện ỳ, liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết b. Dùng câu nói: II. GHI NHỚ: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác chúng ta phải sử dụng phương tiện liên kết Có thể sử dụng các phương tiện liên kết :Dùng các từ ngữ liên kết : quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát Dùng câu nối

VD c: Xem hai đoạn văn của Thanh Tịnh. Cho biết từ đó thuộc loại từ nào? Trước đó là khi nào? Tìm thêm một số chỉ từ có tác dụng chuyển đoạn? HĐ 3: LUYỆN TẬP - Em hãy đọc kĩ đề bài và làm các bài tập phần Luyện tập, SGK/53,54. LUYỆN TẬP HS làm bài tập vào vở. 1. Bài 1 / Sgk /53 : Từ ngữ liên kết và tác dụng a). b). c) 2. Bài 2 /Sgk /54 : Chọn từ thích hợp.. Bài 3: Viết đoạn phân tích các phương tiện liên kết đoạn văn mà em đã sử dụng HĐ 4: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ ngữ và các câu văn được dung để liên kết các đoạn văn trong một văn bản theo yêu cầu. - Chuẩn bị: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội BÀI 5 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI Phần hướng dẫn

- Dưới đây là phiếu hướng dẫn học tập. Phiếu gồm có 2 cột: một, hướng dẫn học tập và hai là phần ghi bài. - Học sinh đọc kỹ và thực hiện theo yêu cầu ở phần Hướng dẫn học tập, sau đó ghi bài vào vở. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương trên đất nước ta lại xuất hiện một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Trong bài học này sẽ giúp em hiểu về những lớp từ này và biết cách sử dụng nó sao cho phù hợp. Hãy mở bài 5 (SGK/56), quan sát các từ in đậm trong các ví dụ và trả lời câu hỏi: - Ba từ bắp, bẹ, ngô ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ này, từ nào được dùng phổ biến hơn? Vì sao? - Hai từ bắp, bẹ nếu chưa được giải thích thì em nghĩ có phải người dân vùng nào cũng hiểu được không? Vì sao? - Trong ba từ trên, từ bắp, bẹ là từ ngữ địa phương, từ ngô là từ toàn dân. Vậy từ ngữ địa phương có gì khác với từ ngữ toàn dân? - Hãy tự tìm một số từ ngữ địa phương mà em biết và nêu từ toàn dân tương ứng. Đọc ví dụ a (mục II, SGK/57) và trả lời các câu hỏi: - Trong đoạn văn, các từ mẹ, mợ chỉ mấy đối tượng? - Trước Cách mạng tháng Tám, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu? Đọc ví dụ b (mục II, SGK/57), chú ý từ in đậm. - Các từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này? - Những từ mợ, ngỗng, trúng tủ là các biệt ngữ xã hội. Vậy, em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội? GHI BÀI Tiết 17: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI I. Tìm hiểu chung 1, Từ ngữ địa phương a, Ví dụ: (SGK/56) - Bắp, bẹ -> ngô - Ngô -> Từ dùng phổ biến và thống nhất trong cả nước. -> Từ toàn dân - Bắp -> miền Nam -> Từ dùng trong một địa phương - Bẹ -> Việt Bắc nhất định. -> Từ địa phương b, Ghi nhớ: (SGK/56) 2, Biệt ngữ xã hội a, Ví dụ: (SGK/57) - Mợ (mẹ) -> Tầng lớp thượng lưu trước Cách mạng tháng Tám 1945. - Ngỗng (hai điểm) - Trúng tủ (học đúng nội dung có trong bài kiểm tra, bài thi). -> Tầng lớp học sinh -> Từ ngữ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định -> Biệt ngữ xã hội. b, Ghi nhớ: (SGK/57) 3, Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Đọc ví dụ ở mục III.2 (SGK/57,58) và cho biết: - Khi đọc 2 ví dụ này, em có thể hiểu ngay nội dung của nó không? Vì sao? (Chú ý chú thích cuối SGK/58 để hiểu nghĩa của các từ in đậm trong hai ví dụ trên). - Vậy khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? - Tại sao trong các đoạn văn, đoạn thơ đó, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? - Có nên sử dụng những lớp từ này một cách tùy tiện không? Vì sao? - Để tránh việc lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, ta phải làm gì? HS hoàn thành các bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK/58, 59) a, Ví dụ - Từ địa phương: mô, bầy tui, ví, nớ hiện chừ, ra ri - Biệt ngữ xã hội: cá, dằm thượng, mõi -> - Cần chú ý đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. - Tránh lạm dụng vì sẽ gây khó hiểu. b, Ghi nhớ: (SGK/58) II, Luyện tập HS hoàn thành bài tập vào vở.