Danh s¸ch ký nhËn lµm thªm ngoµi giê

Tài liệu tương tự
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ TUYẾT ANH TỐI ƢU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THU NHẬN DỊCH CHIẾT AXIT HIDROXYC

OpenStax-CNX module: m Kỹ thuật chế biến đồ hộp mứt quả ThS. Lê Mỹ Hồng This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative C

24 KẾT LUẬN - Đã tách chiết, phân lập, định danh và nuôi cấy tăng sinh thành công tế bào gốc trung mô từ tủy xương thỏ, từ đó đưa ra một qui trình tóm

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

CÔNG TY CP SXTM VÀ ĐT HƯƠNG VIỆT

AR75-A1(2017) OK

Microsoft Word - cau hoi ly 7.doc

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG MWE 210G Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và giữ sách hướng dẫn để tiện việc tham khảo về sau. 1

Đề minh họa THPT Quốc Gia 2019 môn vật lý Sở Giáo dục và Đào tạo - Bình Dương

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) ỨNG DỤNG PECTIN TỪ NHA ĐAM ĐỂ BAO BỌC SUBMICRON CURCUMIN Nguyễn Cẩm Hƣờng *, Nguyễn Bích Ng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

Câu 1: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của:

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đề thi thử THPT Quảng Xương - Thanh Hóa - Lần 2 - Năm 2018 Câu 1: Khi kích thích cho con l

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đáp án 1-C 2-B 3-A 4-D 5-B 6-A 7-A 8-B 9-C 10-C 11-A 12-A 13-C 14-B 15-A 16-C 17-C 18-A 19

Dự thảo ngày 19/4/2018 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI CHẤT ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN A VÀO THỰC PHẨM National technical regulation on subst

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

Document

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HI HI MÁY ĐO ph, EC, TDS VÀ NHIỆT ĐỘ CHỐNG THẤM NƯỚC CẢI TIẾN Kính gửi Quý Khách Hàng, Cảm ơn Quý khách đã chọn sản phẩ

Microsoft Word - QCVN18_2011_BGTVT_ doc

Thiết bị gia dụng Máy tẩy tế bào da bằng sóng siêu âm NTE21 Hướng dẫn sử dụng Cám ơn quý khách đã mua hàng. Trước khi sử dụng sản phẩm này, hãy đọc kỹ

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

C QUI TRÌNH KỸ NĂNG THỦ THUẬT VÀ PHẪU THUẬT C1 - CHÍCH CHẮP, CHÍCH LẸO Mục đích: Giúp điều trị cho NB. Mức độ: Mỗi bước thực hiện có qui định mức độ m

Laser Laser Bởi: Wiki Pedia Laser (đọc là la-de) là tên viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation trong tiếng Anh, v

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) NGHIÊN CỨU CHỌN NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ CHỨA PROTEASE HOẠT TÍNH CAO VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶ

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ÁP LỰC NỘI SỌ Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO NẶNG Phạm Thái Dũng 1 ; Nguyễ

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đề thi thử THPT QG THPT Chuyên Thái Nguyên - lần 2 Câu 1: Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

14 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT CỘNG HÒA XÃ H

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG SHARP R-201VN-W/ R202VN-S/R03VN-M/R-204VN-S/R-205VN-S/R-206VN-SK Sản phẩm tuân thủ theo yêu cầ

Giới thiệu về món phở Hà Nội

TÁC GIẢ: TIẾN SĨ GIANG BỔN THẮNG THÔNG ĐIỆP CỦA NƯỚC Việt dịch: Nhóm Cư Sĩ Diệu Âm

ươomỹ p*1ẳ â m VÉ VIỆC't u y ế n DỤNG CỘNG CHƯC NAM 2018 THÙNG TIN KẾT NÚI Cữ SÒ CUNG ỨNG THUŨC 4 GIỚI THIỆU NỘI DUNG THÔNG T ự s ổ 10/2Ọ18/TT-BYT NGÀ

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Phần 1

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Microsoft Word HC chuyen hoa_dot quy

BẢN CHẤT CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI 1) Mở đầu BẢN CHẤT CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI Vũ Huy Toàn Công ty cổ phần CONINCO-MI 4 Tôn Thất Tùng, Hà Nội.

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

NHỮNG CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG VẬT LÝ HỌC NHỮNG CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG VẬT LÝ HỌC Vũ Huy Toàn Công ty cổ phần CONINCO-MI 4 Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Em

Document

Phần 1

Microsoft Word - 18.Tu

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: NGUYÊN LÝ VỀ SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN Biên soạn: TS.Hoàng Anh 1

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9

CÔNG TY TNHH TM LÔ HỘI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CƠ BẢN

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

36

Microsoft Word - TBVV350.doc

5

Hướng dẫn an toàn và thoải mái

Microsoft Word - TCVN

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn học quản trị học của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

BỆNH VIỆN NÔNG NGHIỆP

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

Microsoft Word - NH-12-LE TRI NHAN(79-87)73

CHỦ ĐỀ 4 (4 tiết) Sinh lí hệ cơ xương của trẻ em Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh lí hệ xương Thông tin A. Thông tin cơ bản 1.1. Hệ xương Chức năng c

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Phần 1

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY RỬA BÁT BOSCH SMS69N48EU Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm máy rửa bát mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản ph

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

ĐỀ NGHỊ 1: Thời gian: 90 phút

U lành tính vùng miệng hàm mặt

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình.

Phiếu An toàn Hóa chất Trang: 1/9 BASF Phiếu An toàn Hóa chất Ngày / Đã được hiệu chỉnh: Phiên bản: 4.0 Sản phẩm: Cromophtal Red K 4035 (30

Thuyết minh về truyện Kiều

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Báo vietnam.net, Thứ hai, ngày 3 tháng 7 năm 2014 LỜI CHIA SẺ TRƯỚC KHI RA ĐI CỦA MỘT BÁC SĨ BỊ UNG THƯ Sự thành công, xe cộ, nhà cửa, những thứ mà tô

Tả một cảnh đẹp mà em biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT Nguyễn Hải An NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP THU HỒI DẦU TAM CẤP BẰNG BƠM ÉP CO2 CHO TẦNG MÓNG NỨT

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁIVÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ SAO NUMIDA MELEAGRIS (LINNAEUS, 1758) TẠI

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Thi thử THPTQG Môn Vật lí - Đề số 1 Câu 1: Một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số

Thuyết minh về cái bút bi – Văn mẫu lớp 8

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

UM-VN A

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

MP02_VN

SM-G935F SM-G935FD Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 02/2016. Rev.1.0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

Nam Tuyền Ngữ Lục

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bản ghi:

Gleason theo ISUP của ung thư tuyến tiền liệt trên giải phẫu bệnh có mối tương quan có ý nghĩa thống kê. Trong tương lai, chúng tôi sẽ thực hiện nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn nhằm đánh giá đầy đủ, chi tiết hơn vai trò của cộng hưởng từ đa thông số trong phát hiện ung thư tuyến tiền liệt có ý nghĩa lâm sàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sung H., Ferlay J., Siegel R.L., et al. (2020). Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2. Peter R., J. Kellogg P., Geoffrey B., et al. (2021). Prostate cancer early detection Version 1.2021. National Comprehensive Cancer Network. 68, 7. 3. European society of Urogenital Radiology. (2019). Revisions in PI-RADS v2.1. American College of Radiology. 29. 4. Tamada T. (2019). Comparison of PI-RADS version 2 and PI-RADS version 2.1 for the detection of transition zone prostate cancer. Eur J Radiol, 6. 5. Mythreyi C., Lauren H., Dipleen K., et al. (2019). Prostate Imaging - Reporting and Data System 2019 Version 2.1. ACR-ESUR-AdMeTech 2019. 76. 6. Walker S.M., Mehralivand S., Harmon S.A., et al. (2020). Prospective Evaluation of PI-RADS Version 2.1 for Prostate Cancer Detection. Am J Roentgenol, 215(5), 1098 1103. 7. Patel P., Wang S., and Siddiqui M.M. (2019). The Use of Multiparametric Magnetic Resonance Imaging (mpmri) in the Detection, Evaluation, and Surveillance of Clinically Significant Prostate Cancer (cspca). Curr Urol Rep, 9. 8. Katz A., Liu C., and Kosinski K.E. (2016). Histopathologic correlation of PI-RADS V.2 lesions on 3T multiparametric prostate MRI. J Clin Oncol, 34(2), 10 10. 9. Alqahtani S., Wei C., Zhang Y., et al. (2020). Prediction of prostate cancer Gleason score upgrading from biopsy to radical prostatectomy using pre-biopsy multiparametric MRI PIRADS scoring system. Sci Rep, 10(1), 7722. 192 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VẬT LÝ VÀ KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT QUA DA CHUỘT CỦA VI NHŨ TƯƠNG METHYL SALICYLAT TÓM TẮT47 Trong nghiên cứu này, vi nhũ tương methyl salicylat 5% tiếp tục được nghiên cứu và đánh giá về các tiêu chí như hình thức, kích thước tiểu phân và phân bố kích thước tiểu phân, chỉ số khúc xạ, hình thái và khả năng giải phóng dược chất qua da lưng chuột nhắt. Kết quả cho thấy, vi nhũ tương có hình thức đồng nhất, trong suốt, không màu, các giọt kích thước tiểu phân khoảng 20 nm, khoảng phân bố kích thước PDI nhỏ hơn 0,2. Chỉ số khúc xạ của các mẫu vi nhũ tương methyl salicylat nằm trong khoảng 1,415 1,428. Phần trăm methyl salicylat giải phóng qua da chuột từ mẫu vi nhũ tương A1 và A1 tăng nhanh trong 6h đầu và cao hơn 1,3 lần so với thuốc mỡ methyl salicylat. Như vậy vi nhũ tương methyl salicylat là hệ mang thuốc qua da tiềm năng sử dụng trong giảm đau cấp. Từ khóa: vi nhũ tương, methyl salicylat, hệ đưa thuốc qua da, giải phóng dược chất SUMMARY CHARACTERIZATION AND DRUG RELEASE STUDY ON MOUSE SKIN OF METHYL *Trường Đại học Dược Hà Nội Chịu trách nhiệm chính: Trần Thị Hải Yến Email: tranyendhd@gmail.com Ngày nhận bài: 7.01.2021 Ngày phản biện khoa học: 10.3.2021 Ngày duyệt bài: 18.3.2021 Trần Thị Hải Yến*, Hoàng Thục Oanh* SALICYLATE MICROEMULSION This study aims to characterize microemulsion loaded with methyl salicylate 5% for particles size and distribution, refractive index, morphology and released drug through the mouse skin. The results showed that the microemulsion has transparent, colorless appearance, the particles size were about 20 nm, the PDI was less than 0.2. The refractive index of methyl salicylate microemulsion ranged from 1.415 to 1.428. Percentage of released methyl salicylate through the mouse skin from A1 and A1 microemulsions increased rapidly in the first 6 hours and were higher than methyl salicylate ointment by 1.3 times. Methyl salicylate microemulsion is potential transdermal drug delivery system for use in acute pain relief. Keywords: microemulsion, methyl salicylate, transdermal drug delivery, I. ĐẶT VẤN ĐỀ Methyl salicylat (MS) là hoạt chất thuộc nhóm NSAIDS, thường được đưa vào các dạng thuốc dùng ngoài da như thuốc mỡ, gel, miếng dán để điều trị, giảm đau các bệnh về cơ, khớp. Vi nhũ tương (VNT) là một trong những hệ mang thuốc tiềm năng do có nhiều ưu điểm như kích thước tiểu phân của hệ chỉ cỡ vài chục nano, có thể chất đẹp, trong suốt, phương pháp bào chế đơn giản, dễ áp dụng trong sản xuất. Ở nghiên cứu trước nhóm tác giả đã khảo sát xây dựng công thức vi nhũ tương methyl salicylat 1% và

TẠP CHÍ Y häc viöt nam tập 500 - th ng 3 - sè 2-2021 5% sử dụng pha dầu là isopropyl mirystat, chất diện hoạt (CDH) Tween80, chất đồng diện hoạt (CĐDH) Transcutol P. Trong đó VNT methyl salicylat 5% có kích thước tiểu phân nhỏ và ổn định trong khoảng thời gian khảo sát [1]. Trong nghiên cứu này, một số đặc tính của VNT như hình thức, kích thước tiểu phân, chỉ số khúc xạ, hình thái cấu trúc và khả năng giải phóng của dược chất qua da chuột tiếp tục được nghiên cứu đánh giá. II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu: Nguyên liệu: Methyl salicylat, isopropyl myristat (IPM); Tween 80 có nguồn gốc Trung Quốc; Transcutol P có xuất xứ Hàn Quốc; ethanol tuyệt đối được cung cấp từ công ty hóa chất Đức Giang, Việt Nam; nước thẩm thấu ngược được điều chế ở phòng thí nghiệm, Việt Nam. Thiết bị: thiết bị phân tích kích thước Zetasizer ZS90 (Malvern, Anh), máy đo độ khúc xạ Kruss Optronic (Đức), thiết bị đánh giá giải phóng qua màng Hanson Research (Mỹ), kính hiển vi điện tử truyền qua Jeol (Nhật Bản). Động vật thí nghiệm: Chuột nhắt trắng, đực, khoẻ mạnh, cân nặng từ 25-30 g do Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương cung cấp. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp bào chế vi nhũ tương methyl salicylat Vi nhũ tương được bào chế bằng cách sau: hòa tan MS trong dung môi dầu theo tỉ lệ MS: dung môi dầu =1:2 (kl/kl) lắc xoáy tạo thành pha dầu đồng nhất. Hỗn hợp Smix gồm chất diện hoạt (Tween 80) và chất đồng diện hoạt theo tỉ lệ (kl/kl) được trộn lẫn và lắc xoáy tạo hỗn hợp đồng nhất. Phối hợp Smix vào pha dầu lắc xoáy hoặc khuấy từ tạo hỗn hợp đồng nhất (hỗn hợp A). Thêm nước vào hỗn hợp A và khuấy từ để tạo vi nhũ tương [2]. 2.2.2 Bào chế thuốc mỡ methyl salicylat 5%. Thuốc mỡ methyl salicylat 5% với vai trò là chế phẩm đối chiếu được bào chế theo công thức dưới đây: Methyl salicylate 0,5g Lanolin 2,5g Vaselin 7g Đun chảy hỗn hợp tá dược lanolin, vaselin trong lọ thủy tinh có nắp, đun chảy cách thủy, thêm methyl salicylat vào, đậy nắp và lắc đến đồng nhất, để nguội đến nhiệt độ phòng thu được thuốc mỡ đồng nhất. 2.2.3 Đánh giá một số đặc tính của vi nhũ tương methyl salicylat Theo nghiên cứu trước [1], 3 công thức vi nhũ tương methyl salicylat 5% có thành phần như bảng 1 có hình thức, KTTP và phân bố KTTP ổn định trong thời gian nghiên cứu. Do đó được tiếp tục nghiên cứu đánh giá một số các đặc tính của vi nhũ tương. Bảng 1. Thành phần của công thức vi nhũ tương methyl salicylat 5% Công thức A1 A2 A1 MS (g) 5,0 5,0 5,0 IPM (g) 10,0 10,0 10,0 Tween 80 (g) 36,0 30,0 30,0 Transcutol P (g) 24,0 20,0 30,0 Nước tinh khiết (g) 25,0 35,0 25,0 2.2.3.1. Hình thức. Vi nhũ tương tạo thành sau bào chế trong suốt hoặc trong mờ, đồng nhất, không có tiểu phân quan sát được bằng mắt thường 2.2.3.2. Chỉ số khúc xạ (RI). Chỉ số khúc xạ của các mẫu được đo 3 lần sử dụng máy đo độ khúc xạ tự động Kruss Optronic và lấy giá trị trung bình. Nhiệt độ đo 25 o C ± 2 o C. 2.2.3.3. Kích thước tiểu phân trung bình (KTTP), phân bố kích thước tiểu phân. Kích thước tiểu phân được xác định bằng phương pháp tán xạ ánh sáng động (Dynamic light scattering DLS). Nguyên lý của phương pháp là khi chiếu chùm tia lase vào các hạt có kích thước khác nhau sẽ thu được mức độ tán xạ ánh sáng khác nhau. Dựa vào độ tán xạ của chùm tia sau khi va chạm vào hạt ta có thể tính được kích thước hạt theo thuyết Mie. Độ đồng nhất của phân bố KTTP được biểu diễn bằng hệ số đa phân tán (Polydispersity Index PDI). Giá trị PDI trong khoảng 0,1 0,25 chứng tỏ sự phân bố hẹp của KTTP, trong khi giá trị PDI lớn hơn 0,5 thể hiện sự phân bố rộng của KTTP. Sử dụng máy phân tích kích thước hạt Zetasizer Nano ZS90 đo KTTP và PDI. Mỗi mẫu được đo trong điều kiện pha loãng 10 lần với nước cất, đo 3 lần sau đó tính trung bình và độ lệch chuẩn. 2.2.3.4. Hình thái của vi nhũ tương. Hình thái mẫu vi nhũ tương được chụp sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Các tia điện tử với năng lượng cao được truyền qua mẫu vật mỏng (dưới 200nm). Sau sự tương tác của điện tử truyền qua với mẫu vật, ảnh được hình thành, phóng đại và hội tụ trên các vật liệu mang ảnh hoặc được ghi lại bởi máy ghi hình. Ưu điểm của 193

phương pháp chụp TEM là độ phóng đại khá lớn và cung cấp đồng thời hình ảnh và thông tin nhiễu xạ của mẫu vật. Mẫu vi nhũ tương được nhỏ lên lưới đồng bao cacbon và nhuộm bằng acid osmic nhằm tăng độ tương phản của mẫu. 2.2.4. Đánh giá khả năng giải phóng dược chất qua da của VNT methyl salicylat 5% bằng thử nghiệm ex-vivo. Lượng dược chất giải phóng qua da trong 24 giờ được đánh giá bằng sử dụng màng da lưng chuột nhắt để so sánh khả năng giải phóng dược chất qua da trong 24 giờ của thuốc mỡ methyl salicylat 5% và VNT methyl salicylat 5%. Màng khuếch tán là da lưng chuột nhắt đực, khoẻ mạnh, khối lượng từ 25-30g được loại lông, tách riêng, làm sạch lớp mỡ dưới da bằng dao và kéo phẫu thuật, rửa bằng nước muối sinh lý để loại sạch lông và tạp bẩn, bảo quản ở 2-8 0 C trong 2 ngày. Trước khi thử, màng da lưng được hoạt hoá bằng dung dịch nước muối sinh lí trong 30 phút. Qua tham khảo tài liệu [6] thử nghiệm được tiến hành trên hệ thống thử giải phóng qua màng Hanson Research với các điều kiện như: môi trường khuếch tán là 7 ml dung dịch salin đệm phosphat ph 7,4; diện tích thử 1,767cm 2 ; nhiệt độ thử: 32 0 C ± 0,5; tốc độ khuấy 400 vòng/phút; khối lượng mẫu thử khoảng 0,1g VNT hoặc thuốc mỡ, tương đương 5mg dược chất. Tại thời điểm t=0, cân 0,1g vi nhũ tương vào ngăn cho. Lấy mẫu ở các thời điểm t=1, 2, 4, 6, 8, 24 giờ. Thể tích mỗi lần lấy mẫu là 0,5 ml, sau đó thêm một thể tích môi trường giải phóng vào ngăn nhận bằng đúng thể tích đã lấy ra. Mẫu môi trường được lấy ra đem định lượng bằng phương pháp HPLC với các thông số như mô tả ở trên. Công thức tính % lượng dược chất thấm qua da tại thời điểm t: Trong đó: %DCgp: % dược chất giải phóng so với lượng dược chất trong VNT đem thử (%). Ct, Ci: nồng độ dược chất trong môi trường khuếch tán tại thời điểm t và i (μg/ml). v: thể tích mẫu lấy tại từng thời điểm (ml) mt: lượng methyl salicylat có trong mẫu VNT đem thử (μg). III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Về Hình thức, KTTP trung bình và phân bố KTTP (PDI). Các mẫu VNT 5% có hình thức trong suốt, nhớt, đồng nhất; sau khi pha loãng 10 lần với nước các mẫu vẫn trong suốt, đồng nhất nhưng độ nhớt giảm và có ánh xanh. 194 (A) (B) (C) Hình 1. KTTP, PDI của các mẫu A1 (hình A), A1 (hình B) và A2 (hình C) Các đồ thị ở hình 1 cho thấy, KTTP của các mẫu VNT nhỏ, chỉ khoảng 20 nm. Đồ thị phân bố kích thước của các mẫu vi nhũ tương nghiên cứu đều có 1 peak chính khoảng 20 nm; PDI trong khoảng 0,1 0,2 cho thấy phân bố kích thước hẹp hay nói cách khác khoảng phân bố kích thước hẹp. Tuy nhiên trên đồ thị phân bố KTTP của mẫu A1 và A2 thấy xuất hiện thêm peak lớn khoảng vài nghìn nm là do có thể mẫu đo bị lẫn tạp chất ngoại lai. 3.2. Hình thái cấu trúc. Qua hình ảnh chụp TEM ở hình 2, quan sát thấy các tiểu phân đều có dạng hình cầu, kích thước khoảng 10 nanomet, có thể tụ lại với nhau thành đám. Hình 2. Hình ảnh TEM mẫu VNT A2

TẠP CHÍ Y häc viöt nam tập 500 - th ng 3 - sè 2-2021 3.3. Chỉ số khúc xạ. Chỉ số khúc xạ của các thành phần trong công thức và của 3 mẫu VNT methyl salicylat 5% được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Kết quả chỉ số khúc xạ của các thành phần và VNT methyl salicylat 5% MS IPM Tween 80 Transcutol P H2O A1 A2 A1 RI 1,5327 1,4309 1,4699 1,4225 1,3308 1,4272 1,4152 1,4243 Kết quả cho thấy, các mẫu vi nhũ tương methyl salicylat có chỉ số khúc xạ nằm trong khoảng 1,415 1,427, lớn hơn chỉ số khúc xạ của nước và nhỏ hơn chỉ số khúc xạ của methyl salicylat, IPM và Tween 80. 3.4. Khả năng giải phóng dược chất qua da chuột của VNT methyl salicylat 5% bằng thử nghiệm ex-vivo. Mức độ giải phóng dược chất qua da chuột nhắt của các công thức VNT A1, A2, A1 và thuốc mỡ methyl salicylat 5% được thể hiện ở bảng 3 và hình 3 dưới đây. Bảng 3. Phần trăm dược chất giải phóng của các mẫu VNT và thuốc mỡ methyl salicylat 5% Thời gian Phần trăm dược chất giải phóng % (TB±SD) (h) Mẫu A1 Mẫu A2 Mẫu A1 Thuốc mỡ MS 5% 1 4,67±2,01 7,06 ± 0,12 5,57±2,11 2,22±0,49 2 8,75±4,60 12,96 ± 1,20 9,59±1,29 5,34±1,49 4 19,86±7,05 20,85 ± 3,12 22,28±2,14 14,75±2,41 6 29,19±5,72 23,23 ± 1,63 29,52±3,02 22,29±2,65 8 29,99±5,52 25,35 ± 2,12 29,97±3,28 29,31±2,69 24 37,82±3,36 37,72 ± 2,32 31,04±3,68 54,73±0,04 Các mẫu VNT A1, A1, A2 có đồ thị giải phóng dược chất qua da tương tự nhau. Mẫu VNT A1 và A1 cho lượng dược chất giải phóng cao hơn mẫu VNT A2, cụ thể tại thời điểm 6h phần trăm giải phóng dược chất từ A1 (29,19%) và A1 (29,52%) gấp khoảng 1,3 lần phần trăm giải tương đương với mẫu thuốc mỡ. Tuy nhiên, từ 8h trở đi, lượng dược chất giải phóng từ các mẫu VNT thấp hơn mẫu thuốc mỡ, cụ thể sau 24h lượng dược chất giải phóng từ các mẫu VNT chỉ đạt khoảng 30% - 40%, trong khi mẫu thuốc mỡ cho lượng dược chất giải phóng đạt khoảng 54%. phóng của A2. Như vậy, công thức có tỉ lệ Smix = 60% cho lượng dược chất giải phóng cao hơn so với tỉ lệ Smix = 50%. Hình 3. Khả năng giải phóng dược chất qua da của các công thức VNT methyl salicylat và thuốc mỡ methyl salicylat 5%. Các mẫu VNT cho phần trăm dược chất giải phóng cao hơn mẫu thuốc mỡ trong khoảng 6 giờ đầu. Tại thời điểm 4h, phần trăm dược chất giải phóng từ mẫu A1, A2, A1 lần lượt gấp 1,35; 1,41; 1,51 lần phần trăm dược chất giải phóng từ mẫu thuốc mỡ. Tại thời điểm 6h, phần trăm giải phóng của A1 (29,19%), A1 (29,52%) gấp 1,31 lần % giải phóng thuốc mỡ (22,29%), trong khi mẫu A2 cho lượng dược chất giải phóng IV. BÀN LUẬN Vi nhũ tương MS thu được có hình thức đồng nhất, trong suốt, khi pha loãng 10 lần bằng nước tinh khiết thu được dịch đồng nhất có ánh xanh. Điều này có thể giải thích khi thêm nước, tạo các hạt dầu kích thước cỡ khoảng 20nm (được đo với máy Zetasiser, nhỏ hơn bước sóng ánh sáng khả kiến) với mật độ đủ lớn, khi ánh sáng trắng chiếu vào mẫu, ánh sáng xanh da trời có bước sóng ngắn, hệ số tán xạ cao (theo phương trình hệ số tán xạ Rayleigh), tán xạ theo nhiều hướng đến mắt người quan sát (tán xạ Rayleigh), do đó mẫu có ánh xanh sau khi pha loãng [3]. Việc pha loãng các mẫu VNT có thể làm thay đổi kích thước giọt VNT, hay cấu trúc của hệ VNT. Tuy nhiên, các mẫu VNT có nồng độ cao, khi tiến hành đo trực tiếp trên thiết bị xác định kích thước Zetasizer ZS90 sẽ gây sai số lớn. Do vậy, cần pha loãng các mẫu VNT để đạt count rate phù hợp từ 200 400 pcs. Đồng thời, do kích thước VNT trong khoảng từ 10 200nm nên cần pha loãng các mẫu đo để đạt được nồng độ khoảng từ 0,1 1g/l [4]. Ngoài ra, bằng cách sử dụng phương pháp chụp hiển vi điện tử truyền qua mẫu vi nhũ tương không pha loãng cho thấy kích thước giọt 195

của VNT không pha loãng khoảng 10nm có thể tụ với nhau. Kết quả đo bằng máy phân tích kích thước tiểu phân Zetasizer nano ZS90 bằng phương pháp tán xạ ánh sáng động cho KTTP trung bình khoảng 20nm. Phổ đồ phân bố KTTP của các mẫu VNT đều nằm trong khoảng hẹp. Sự khác biệt về KTTP của vi nhũ tương xác định bằng hai phương pháp khác nhau không nhiều, có thể nằm trong khoảng sai số của phép đo. Chỉ số khúc xạ của các mẫu VNT nằm trong khoảng 1,415 1,427, lớn hơn chỉ số khúc xạ của nước và nhỏ hơn chỉ số khúc xạ của methyl salicylat, IPM và Tween 80. Trong các thành phần cấu tạo nên vi nhũ tương thì nước có chỉ số khúc xạ thấp nhất là 1,33, tiếp theo là chỉ số khúc xạ của transcutol P (1,42); sau đó lần lượt là IPM (1,43) và Tween 80 (1,47) và cuối cùng là MS có chỉ số khúc xạ cao nhất (1,53). Các mẫu vi nhũ tương có phần trăm dược chất tương đương nhau là 5%, khác nhau về tỉ lệ CDH và CĐDH do đó cũng khác nhau về chỉ số khúc xạ. Cụ thể, công thức A2 có tỉ lệ CDH và CĐDH là 50% thấp hơn hai công thức A1 và A1 (60%), cỏ tỉ lệ nước đạt 35% cao hơn 25% ở mẫu A1 và A1. Do đó chỉ số khúc xạ của mẫu A2 thấp nhất trong 3 mẫu vi nhũ tương. Công thức A1 và A1 mặc dù có tỉ lệ nước như nhau (25%), nhưng công thức A1 có tỉ lệ Tween 80 cao hơn công thức A1 và tỉ lệ Transcotol P thấp hơn. Chính vì vậy, mẫu vi nhũ tương A1 có chỉ số khúc xạ cao hơn mẫu A1. Chỉ số khúc xạ của nhũ tương dầu/nước thường nhỏ hơn chỉ số khúc xạ của vi nhũ tương nước/dầu vì tỹ lệ nước trong VNT dầu/nước thường lớn hơn. Trong nghiên cứu này, 3 mẫu VNT đều là kiểu dầu/nước nhưng tỉ lệ nước và các thành phần trong nhũ tương khác nhau nên chỉ số khúc xạ cũng thay đổi. Với mẫu có tỉ lệ nước lớn hơn cả thì chỉ số khúc xạ thấp nhất. Các mẫu VNT A1 và A1 cho phần trăm dược chất giải phóng cao hơn mẫu thuốc mỡ trong 6 giờ đầu, hay tốc độ giải phóng dược chất qua da chuột nhắt của VNT trong 6h đầu cao hơn so với thuốc mỡ methyl salicylat. Tuy nhiên, từ 8h trở đi, lượng dược chất giải phóng từ các mẫu VNT thấp hơn mẫu thuốc mỡ. Điều này có thể giải thích do mẫu VNT có thể chất lỏng dễ bay hơi hơn thuốc mỡ có thể chất bán rắn. Vi nhũ tương A2 có phần trăm giải phóng dược chất ở thời điểm 6 h thấp hơn hai mẫu vi nhũ tương A1, A1 và mẫu thuốc mỡ. Điều này có thể giải thích do tỉ lệ chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt của mẫu vi nhũ tương A2 chỉ là 50%, thấp hơn tỉ lệ này ở hai mẫu A1 và A1 là 60%. Mặc dù ở hai mẫu vi nhũ tương A1 và A1 có tỉ lệ CDH: CĐDH là khác nhau nhưng khả năng giải phóng dược chất qua da chuột không khác nhau đáng kể. Điều này cho thấy cả hai chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt ngoài tác dụng giúp vi nhũ tương hình thành và ổn định[1] chúng còn có khả năng cải thiện tốc độ giải phóng dược chất qua da. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đó của Surajit Das và cộng sự (2020) [4] và Neslihan Üstündag Okur và cộng sự (2011) [5] đều cho thấy các công thức VNT cho tốc độ giải phóng dược chất qua màng in vitro hay qua da chuột nhanh hơn so với chế phẩm đối chiếu trên thị trường chứa dược chất tương ứng. Từ kết quả trên có thể sơ bộ thấy rằng VNT MS có tác dụng nhanh hơn trong giảm đau cấp (6h đầu) so với công thức thuốc mỡ chứa hàm lượng dược chất tương đương. Do đó vi nhũ tương MS có tiềm năng ứng dụng trong dạng thuốc dùng qua da ứng dụng giảm đau cấp. V. KẾT LUẬN Vi nhũ tương methyl salicylat 5% có hình thức đồng nhất, trong suốt, không màu, kích thước tiểu phân khoảng 20nm, khoảng phân bố kích thước - PDI khoảng 0,2. Chỉ số khúc xạ của các mẫu vi nhũ tương methyl salicylat nằm trong khoảng 1,415 1,428. Phần trăm methyl salicylat giải phóng qua da từ vi nhũ tương A1 và A1 tăng nhanh trong 6h đầu và cao hơn 1,3 lần so với thuốc mỡ methyl salicylat. Như vậy VNT methyl salicylat là hệ mang thuốc qua da tiềm năng sử dụng trong giảm đau cấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Hải Yến, Hoàng Thục Oanh, Vũ Thị Thu Giang (2020), Nghiên cứu xây dựng công thức vi nhũ tương methyl salicylat, Tạp chí khoa học Y Dược, 36(1), 30-38. 2. Attwood D, Microemulsions as drug delivery systems. 1994, Marcel Dekker, New York. 3. Bucholtz Anthony (1995), "Rayleigh-scattering calculations for the terrestrial atmosphere", Applied Optics, 34(15), pp. 2765-2773. 4. Das Surajit, Lee Sie Huey, et al. (2020), "Development of microemulsion based topical ivermectin formulations: Pre-formulation and formulation studies", Colloids and Surfaces B: Biointerfaces, 189, pp. 110823. 5. Okur Neslihan Üstündağ, Apaydın Şebnem, et al. (2011), "Evaluation of skin permeation and anti-inflammatory and analgesic effects of new naproxen microemulsion formulations", International journal of pharmaceutics, 416(1), pp. 136-144. 6. Yen Tran Thi Hai, Giang Tran Ngoc et al. (2020), Niosomes loaded with diclofenac for transdermal administration: physico-chemical characterization, ex-vivo and in-vivo skin permeation studies. Journal of applied pharmaceutical science, 10(12), pp.053-061. 196