Hình ảnh cây bần trong ca dao

Tài liệu tương tự
Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

PHẬT THUYẾT KINH XƯNG TÁN TỊNH ĐỘ PHẬT NHIẾP THỌ PHẬT THUYẾT KINH XƯNG TÁN TỊNH ÐỘ PHẬT NHIẾP THỌ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Quyển Số 12, Kinh số

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

giới thiệu thận nhiên Thơ của những người đàn bà 30 tuổi Trong bài này, chúng tôi giới thiệu bốn gương mặt thơ nữ đương đại hiện sống trong nước, cùng

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - Ði tìm trang gi?a ban ngày.doc

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

I _Copy

Con Đường Khoan Dung

-

36

Microsoft Word - ptdn1257.docx

PHẦN TÁM

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - kinhthangman.doc

ĐUỔI BẮT MÙA XUÂN

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Long Thơ Tịnh Độ

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 5 Đề số 03 A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói Kiến thức tiếng Việt (10 điểm 35 phút) I. Đọc thành tiếng (3

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

Microsoft Word - NghiThucTungNiemLePhatDan.doc

Kinh A Di Da - Ban Viet Dich Van Phat Thanh Thanh

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Sông Cửu Long, Trường Giang Vạn Dặm Hứa Hoành Sông Cửu Long 9 cửa, 2 dòng, Người thương anh vô số, nhưng chỉ một lòng với em (Ca Dao) Nhiều du khách m

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Lan Việt : Hài Hê len Paphiopedilum helenae Avery

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Thuyết minh về hoa mai

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Thuyết minh về truyện Kiều

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Pháp Môn Niệm Phật

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

THƠ KHÔNG TÊN tự do như muối hạnh phúc như đường khi còn đang ăn đủ miếng ngọt miếng ngon khó thấy giá trị của hạt đường hạt muối. tôi sống ở Miền Nam

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Giới thiệu về quê hương em

Microsoft Word - tuong nho19_6

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng Tuyết Mở nắp vung, lấy đôi đũa gắp một miếng xôi nhỏ, nhai thử, thấy

Microsoft Word - doc-unicode.doc

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Gian

Microsoft Word - suongdem05.doc

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Văn phân tích lớp 9 Phân tích bài thơ số 28 của R.Tago BÀI LÀM Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel,

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

Niệm Phật tam muội

Thuyết minh về một loài hoa

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

SỰ SỐNG THẬT

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5

txa_ChumTho14Bai_18-6hb16_CVCN63

SỰ SỐNG THẬT

An Quang Van Sao Tam Bien - Q1 - Nhu Hoa Chuyen Ngu

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Cái Chết

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Document

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Thuyết minh về cây hoa mai hay

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

II THỨ HAI KINH CHIỀU Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Thánh Thi Vinh danh Chúa Cha

Microsoft Word - ducsth.doc

Kinh Từ Bi

Bản ghi:

Tái dê chấm với tương bần/ Ăn vào nó cứ bần bần như dê/ Đêm về vợ lạy tỉ tê/ Tối mai ta lại Tái dê tương bần. Đa số đàn ông Việt Nam, khi nhắc đến món thịt dê là nghĩ ngay đến chuyện ấy Cây bần ven sông. (Ảnh: DUY KHÔI) Ca dao Nam bộ là một bộ phận có ý nghĩa quan trọng trong ca dao người Việt nói riêng và Văn học dân gian nói chung. Ca dao thấm nhuần trong tâm hồn con người bằng cái tình quê dung dị, hiền hòa. Với ngôn ngữ dân gian của xứ sở muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh, người dân Nam bộ đã góp nhặt những tiếng nói ân tình cho tâm hồn người Việt bằng những hình ảnh quen thuộc mang tính biểu trưng của vùng sông nước Cửu Long. 1/6

Nổi bật ở vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long là sự có mặt của hình ảnh cây bần, một loại cây rất gần gũi với bà con Nam bộ. Cây bần là loại cây đặc thù ở vùng đất bồi lắng phù sa này. Cây bần còn gọi là cây thủy liễu, thường mọc ven các kênh rạch hay xen lẫn trong những đám lá dừa nước. Là loại cây sống trong môi trường bùn nước, bần có rễ phụ mọc nhô lên khỏi mặt bùn. Cây bần có chức năng giữ đất rất tốt, gỗ chủ yếu dùng làm chất đốt. Hoa bần màu trắng pha chút hồng phấn, rất đẹp, cho trái. Trái bần có vị chua của phần thịt, chát của phần hạt rất thú vị. Đây cũng là món ăn độc quyền của bà con Nam bộ: Muốn ăn mắm sặc bần chua Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm Bà con Nam bộ đã dành cho cây bần một tâm tình ưu ái. Trong các câu ca dao, họ mượn hình ảnh cây bần để thổ lộ tấm lòng của mình với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ đó tạo nên nhận thức thẩm mỹ khá mới lạ về loài cây này. Xuất phát từ cái tên nghe quá đói khổ- bần mà người Nam bộ đã đặt câu đố về nó: Giống chi toàn là giống đực Thiếu tứ bề cam cực chung thân? 2/6

Từ kiếp bình sinh thiếu tứ bề ấy mà tác giả bình dân đã mượn trái bần để nói lên số phận hẩm hiu của người phụ nữ: Thân em như trái bần trôi Sóng dập gió dồi biết tắp vào đâu? Hình ảnh sóng dập gió dồi thật hay vì cây bần cho trái chín vào mùa nước nổi. Vì vậy nước tràn ngập lung bàu làm cho trái bần trôi dạt theo dòng nước mà không biết sẽ về đâu. Là thế đấy, cây bần mang số kiếp thật hẩm hiu, bị phũ phàng: Cây bần kia hỡi cây bần Lá xanh bông trắng lại gần không thơm Nhiều lúc cây bần trở nên mạt hạn, tầm thường trong thể hiện của người bình dân: Cảm thương ô dước, bời lời Cha sao mẹ sến, dựa nơi gốc bần Cây bần còn là cái để người ta so sánh sự sang hèn: Không thương em hổng có cần Trầm hương khó kiếm chớ đước bần thiếu chi Tuy nhiên, người Nam bộ không chỉ nhìn cây bần dưới con mắt bi quan như thế. Bằng cái nhìn hào sảng và lối sống phóng khoáng, lạc quan, cây bần còn là điểm tựa cho tình yêu đôi lứa: 3/6

Làm thơ anh dán đọt bần Dán cho hai họ Nguyễn Trần gặp nhau Hy vọng để rồi khi tình duyên bị ngăn trở, bần lại là nơi cha mẹ phạt vạ con cái: Phụ mẫu đánh anh quặt quà quặt quại, Đem anh treo tại nhánh bần. Rũi đứt dây mà rớt xuống, Anh cũng lần mò kiếm em. Cái tình của người dân Nam bộ là thế, yêu xả láng, đánh chết cũng thương. Cây bần còn là biểu vật của sự nhớ thương, là mật hiệu của tình yêu: Chiều chiều xuống bến ba lần Trông em không thấy thấy bần xơ rơ Hay: Lẻ đôi em chịu lẻ đôi Hoa tàn em cũng đợi, bần trôi em cũng chờ Nhưng nhiều lúc những cô Hai, anh Sáu lại nghi ngại, đặt vấn đề về chuyện cưới xin: Neo ghe vô dựa gốc bần Em thương anh nói vậy chớ biết mình đặng gần hay không Hay khi đã không thành duyên nợ thì: 4/6

Bần gie, bần liệt, diệc đau chờ mồi Anh với em duyên nợ hết rồi Đi tìm chỗ khác đừng ngồi kế em Không chỉ vu vơ trách móc thế thôi, với cách nói như tát nước, người Nam bộ cũng mắng nhiếc: Mồ cha thằng đốn cây bần Không cho ghe cá đậu gần ghe tôm Nhưng đôi lúc cũng cảm thông: Bần gie đóm đậu sáng ngời Lỡ duyên tại bậu trách trời sao nên Dựa vào trường liên tưởng sự vật, người dân Nam bộ đã thổi vào cây bần một luồng sinh khí có sức sống đến kỳ lạ, nó hiển hiện dạt dào trong lòng người đọc tạo nên giá trị biểu đạt phong phú. Từ đó nó tạo nên cảm hứng thẩm mỹ cho người thưởng thức. Ngày nay, cây bần vẫn còn chiếm vị trí khá lớn bên dòng sông nước Nam bộ. Nó có một ý nghĩa lớn trong tâm hồn của người dân nơi đây. Trải bao thăng trầm của thiên nhiên, nhu cầu kinh tế, và cả tác động của con người, cây bần vẫn sừng sững trong tâm thức của người dân, gợi nhớ về một thời khai hoang vùng đất vượn hú chim kêu của ông cha - giúp chúng ta hiểu thêm về nền văn minh miệt vườn, nền văn hóa sông nước trù phú và ngọt ngào như lời ru từ lòng mẹ, để chúng ta sẽ thấy mình có trách nhiệm hơn với quê hương. Tiêu biểu vài Sản Phẩm,làm từ Cây Bần: 5/6

6/6