Microsoft Word LE ANH TUAN 1(49-57)

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - TCVN

CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Tác giả: Lê Hoàng Việt Trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn các trang web của Đại Học Catolica, Bồ Đào Nha

Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY RỬA BÁT BOSCH SMS69N48EU Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm máy rửa bát mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản ph

Microsoft Word - Thiet ke XD be tu hoai.doc

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

Preliminary data of the biodiversity in the area

(Microsoft Word Nguy?n Van Ph\372-ok.doc)

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

Phiếu An toàn Hóa chất Trang: 1/9 BASF Phiếu An toàn Hóa chất Ngày / Đã được hiệu chỉnh: Phiên bản: 4.0 Sản phẩm: Cromophtal Red K 4035 (30

Ky Thuat Gieo Trong Va Cham Soc Cay Kim Tien Thao

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ CỦA BỂ LỌC SINH HỌC HIẾU K

Microsoft Word - 18-TNN-34HUYNH VUONG THU MINH( )

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

(Microsoft Word - 8. Nguy?n Th? Phuong Hoa T\320_chu?n.doc)

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

OpenStax-CNX module: m Kỹ thuật chế biến đồ hộp mứt quả ThS. Lê Mỹ Hồng This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative C

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

ANTENNAS FABRICATION FOR RFID UHF AND MICROWAVE PASSIVE TAGS

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Bài Giả

Bài 4 XÂY DỰNG THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC NẮP CỐ ĐỊNH

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Phiếu An toàn Hóa chất Trang: 1/14 BASF Phiếu An toàn Hóa chất Ngày / Đã được hiệu chỉnh: Phiên bản: 2.0 Sản phẩm: Lupro-Cid NA ( /S

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: DOI: / /15/1/ NGHIÊN CỨU THỰC N

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6 NĂM HỌC A/ Lý thuyết: CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT BÀI 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT Vẽ cấu tạo tế b

TÌM NƯỚC

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Tờ Dữ Liệu An Toàn ĐOẠN 1 NHẬN DIỆN SẢN PHẨM VÀ CÔNG TY Regal R&O 32, 46, 68, 100 Sử dụng sản phẩm: Dầu tuần hoàn (Các) số sản phẩm: , , 2

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ TÍNH SÓNG, NƯỚC DÂNG DO BÃO VÙNG VEN BIỂN ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Thanh Chương, Nguyễn Duy Khang, Lê Mạnh Hùng Viện Khoa học Thủy lợi

Bàn Chải và Kem Đánh Răng

ANTENNAS FABRICATION FOR RFID UHF AND MICROWAVE PASSIVE TAGS

ISSN: Tröôøng Ñaïi hoïc Caàn Thô Journal of Science, Can Tho University Säú 28a (2013) Volume 28a (2013)

Microsoft Word - 11Truong Thanh Cuong.doc

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Microsoft Word

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

Mau ban thao TCKHDHDL

Tựa

PowerPoint Presentation

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: / Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp This paper is available online at ht

Tả cây vải nhà em

HỎI - ĐÁP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI CHẾ BIẾN, KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Hà Nội -2016

Microsoft Word - Anh huong of falling height & angle.doc

4 Khoa hoïc Coâng ngheä THIẾT BỊ SẤY NÔNG SẢN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt Đinh Vương Hùng ** Sấy nông sản bằng n

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Thông tư số 36/2016/TT-BGTVT ngày 24 tháng 11 năm 2016

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Bởi: Đại học Tôn Đức Thắng Hệ thống kiến thức cơ bản về băng bó chuyên t

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Tính toán quá trình lan truyền sóng trong rừng ngập mặn Nguyêñ Viết Quỳnh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS ngành: Hải dương học; Mã số: 6

Nghị luận xã hội về tác hại của rượu

Microsoft Word Nguy?n Th? Kim Dung doc

Trường Đại học Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 9, tháng 4/2012 TRỒNG RAU MẦM AN TOÀN Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH PGS.TS. Trần Minh Tâm, TS. Nguyễn

Microsoft Word - Chuong3.Tong quan CTN_TNR.doc

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG SHARP R-201VN-W/ R202VN-S/R03VN-M/R-204VN-S/R-205VN-S/R-206VN-SK Sản phẩm tuân thủ theo yêu cầ

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D

TÁC GIẢ: TIẾN SĨ GIANG BỔN THẮNG THÔNG ĐIỆP CỦA NƯỚC Việt dịch: Nhóm Cư Sĩ Diệu Âm

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

(Microsoft Word - TCVN9385_2012 Ch?ng s\351t cho c\364ng tr\354nh x\342y d?ng - Hu?ng d?n thi?t k?, ki?m tra v\340 b?o tr\354 h? th?ng)

4 Hiệu đính nội dung bản tiếng việt TS. BS. Trần Quốc Hùng CN. Trần Sỹ Pha CN. Đỗ Thị Thúy Hồng Trưởng Ban Phòng ngừa và Ứng phó thảm họa, Trung ương

Thuyết minh về cái bút bi – Văn mẫu lớp 8

Bestplant Co.,Ltd Tài liệu giới thiệu về Jokaso

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 15 (1) (2018) ỨNG DỤNG GIS HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BÌNH THỌ, QUẬ

Chuyển đổi tương tự - số photonic bằng cách dùng buồng cộng hưởng Fabry- Perot phi tuyến Chuyển đổi tương tự - số song song về mặt không gian được đề

YEARS GIẢI PHÁP HOÀN HẢO CHO TRẦN - TƯỜNG - SÀN ỨNG DỤNG: Trần thả chống ẩm, tường bao, lót sàn thay thế bê tông, ván gỗ ép công nghiệp... ƯU ĐIỂM: Ch

CHUYỂN THỂ KÍ HIỆU BIỂU THỊ THỜI GIAN TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN ĐIỆN ẢNH TRONG TRƯỜNG HỢP TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH (Dưới góc nhìn liên văn bản và liên k

ANTENNAS FABRICATION FOR RFID UHF AND MICROWAVE PASSIVE TAGS

Microsoft Word - Chuong 3. cac may lam nho.doc

Khoa Cô Khí Coâng Ngheä Baøi giaûng Maùy GCCH NSTP BM: Maùy STH vaø CB Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vai trò của phương pháp GCCH trong CBNSTP. Th

Table of Contents LỜI NÓI ĐẦU PHẦN MỞ ĐẦU I- NGUỒN GỐC CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT II- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT P

Microsoft Word - 18.Tu

NGHIÊN CỨU TIÊN LƯỢNG TỬ VONG BẰNG THANG ĐIỂM FOUR Ở BỆNH NHÂN HÔN MÊ Võ Thanh Dinh 1, Vũ Anh Nhị 2 TÓM TẮT Mở đầu: Năm 2005, Wijdicks và cộng sự đề x

J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ UỐ

PHỤ LỤC 17

Document

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Hoàng Thu Thảo ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THỦY ĐỘNG LỰC ĐẾN XU T

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

Vietrock2015 an ISRM specialized conference Vietrock March 2015, Hanoi, Vietnam Cơ sở chọn phương án bảo vệ và gia cố sườn dốc bên khối đất

Microsoft Word - Drain Selection

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

Microsoft Word - TCVN

14 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT CỘNG HÒA XÃ H

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

No tile

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & XÃ H

Bản ghi:

XÁC ĐỊNH LƯU TỐC CỦA DÒNG CHẢY NƯỚC THẢI QUA VÙNG RỄ KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO CHẢY NGẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP LƯU VẾT Lê Anh Tuấn 1, Johan Dure 2 và Guido Wyseure 2 ABSTRACT Four tracer experiments were conducted with the using kitchen salt (Sodium Chloride, NaCl) as tracer for determining the peak travel flow speed of domestic wastewater transported through a root zone in a constructed subsurface flow wetland. The flow was homogeneous through the cross-section of the constructed wetland system built at Can Tho University. The theoretical hydraulic retention time of water in the reed bed is 18 days based on the calculation as the ratio between the pore volume of the wetland, the porosity of porous media and the flow rate through its system. The average peak travel flow speed, determining as the length of reed bed divided by the nominal hydraulic retention time, is estimated to be 0.67 m/day. The results also proved that tracer with kitchen salt as a cheap and suitable tracer to determine the peak velocities in a constructed subsurface flow wetland. This could be considered as a creative on constructed wetland research in the developing countries as Vietnam. Keywords: constructed wetland, velocity, root zone, tracer method Title: Determining the peak velocities of wastewater transported through a root zone in a constructed subsurface flow wetland by tracer method TÓM TẮT Bốn thí nghiệm chất lưu vết là muối ăn (Sodium Chloride, NaCl) đã được tiến hành nhằm xác định lưu tốc dòng chảy lớn nhất của nước thải sinh hoạt đi qua vùng rễ của khu đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm. Dòng chảy là đồng nhất qua mặt cắt ngang của hệ thống đất ngập nước kiến tạo đã được xây dựng tại Đại học Cần Thơ. Thời gian tồn lưu chuẩn (hoặc lý thuyết) qua tầng rễ là 18 ngày dựa theo tính toán tỉ số giữa thể tích rỗng của khu đất ngập nước, độ rỗng của môi trường xốp và lưu lượng đi qua hệ thống. Lưu tốc trung bình lớn nhất của dòng chảy được xác định là 0,67 m/ngày. Kết quả cũng đã chứng minh việc dùng muối ăn làm chất lưu vết là một biện pháp rẻ tiền và bền vững để xác định lưu tốc trong một khu đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm. Điều này có thể xem như một sáng tạo trong nghiên cứu đất ngập nước kiến tạo trong các nước đang phát triển như Việt Nam. Từ khóa: đất ngập nước kiến tạo, lưu tốc, vùng rễ, phương pháp lưu vết 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất ngập nước kiến tạo (Constructed wetland) được định nghĩa là một hệ thống công trình xử lý nước thải được kiến thiết và tạo dựng mô phỏng có điều chỉnh theo tính chất của đất ngập nước tự nhiên với cây trồng chọn lọc (Tuấn et al., 2009). Đất ngập nước kiến tạo có thể thiết kế theo kiểu chảy ngầm hoặc chảy mặt. Đất ngập nước chảy ngầm có giá thành xây dựng cao hơn kiểu chảy mặt nhưng 1 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, 2 Khoa Khoa học Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Thiên chúa giáo Leuven, Bỉ 49

hiệu quả xử lý chất ô nhiễm tốt hơn, giảm thiểu được các tác động xấu khác như sự phát tán mùi hôi vào không khí và hạn chế sự sinh sản của muỗi, côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người (Davis, 1995). Một trong các vấn đề được các nhà thủy học môi trường quan tâm là xác định các đặc điểm thủy lực bên trong một khu đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm như thời gian tồn lưu thủy lực, lưu tốc dòng chảy trong đất và hệ số khuếch tán chất ô nhiễm (Mark, 2001; Jan and Harry, 2002, Florent et al., 2003; Albuquerque and Bandeiras, 2007; Sherman et al., 2009). Độ dẫn thủy lực bão hòa của một loại đất được cho là một điểm số có ý nghĩa quan trọng trên đường cong độ dẫn thủy lực đối với thành phần nước trong đất. Lý thuyết về dòng chảy dưới đất thường được bắt đầu bằng định luật Darcy khi dòng chảy là chảy tầng. Định luật Darcy thuần túy là một nguyên lý mang tính toán học đơn giản cho sự quan hệ giữa lưu lượng dòng chảy tức thời ngang qua một môi trường xốp, độ nhớt của chất lưu và áp suất rơi giữa hai mặt cắt chọn sẵn nào đó. Cơ chế chính điều hành sự chuyển vận trong môi trường xốp chính là sự đối lưu (hoặc bình lưu), khuếch tán và phân tán cơ học (Cherry and Freeze, 1979). Ngoài ra, tiến trình phân tách và tiến trình phân rã cũng ảnh hưởng đến cơ chế chuyển vận. Tiến trình chuyển vận chất ô nhiễm hòa lẫn có thể phân biệt một cách chi tiết như hình 1 (Tuấn et al., 2009). Hình 1: Sơ đồ phân biệt chi tiết các tiến trình vận chuyển chất ô nhiễm trong đất Thực tế trong hầu hết trường hợp, độ dẫn thủy lực trong các tầng đất được quyết định bởi ảnh hưởng của cả cấu trúc của dòng chảy ngầm và lưu tốc của nó khi đi qua khu đất ngập nước. Các tầng đất nằm ngang với kích thước hạt rất nhỏ (cát rất mịn, sét, bùn) bị nén chặt hoặc kết cứng hoặc dạng than bùn ngập nước thì sẽ có tác dụng như một lớp chắn lên dòng nước do độ dẫn thủy lực cực nhỏ. Ngược lại các tầng đất có kết cấu hạt lớn (cát trung, cát thô, sỏi, đá dăm) sẽ cho khả năng tạo dòng chảy lớn hơn do độ dẫn thủy lực cao (Tuấn et al., 2009). Xác định lưu tốc dòng chảy trong môi trường đất thường là công việc khó khăn hơn nhiều so với việc đo đạc dòng chảy trong môi trường nước do tính chất không đồng nhất của đất đá và có sự hiện diện của lớp rễ thực vật. Độ dẫn thủy lực có thể xác định bằng cách dùng các phương pháp như phương pháp lỗ khoan (auger-hole method), 50

phương pháp áp kế (piezometer method) hoặc thử nghiệm thấm tầng nước (slug test). Hầu hết các đo đạc độ dẫn thủy lực trong đất đều khá đắt tiền và khó khăn đặc biệt là dòng chảy là nước thải chứa nhiều thành phần chất ô nhiễm từ sinh hoạt và sản xuất. Nhiều nhà khoa học tìm cách đo trực tiếp lưu tốc dòng chảy dưới đất bằng phương pháp dùng chất lưu vết (tracers). Chất lưu dẫn thường được chọn là các hóa chất độc hại như muối Bromide, chất nhuộm màu Rhodamine WT, Rhodamine B (Florent et al., 2003, Lin et al., 2003; Sherman et al., 2009) hoặc chất kích hoạt phóng xạ (radioactive) như Tritium, thậm chí chất lưu dẫn là vết vi khuẩn (Everardo et al., 2003). Bằng cách lấy mẫu, đo nồng độ chất lưu vết dọc theo chiều dòng chảy và vẽ các đường cong xuyên tuyến (Breakthrough curves - BTCs) trên trục tọa độ, ta có thể định được lưu tốc chuyển vận chất lưu vết bằng tỷ số giữa khoảng cách giữa 2 đỉnh các đường BTCs và thời gian vận chuyển, hoặc khoảng cách từ thời điểm lúc bơm chất lưu vết đến đỉnh các đường BTCs, được minh họa như hình 2. Nồng độ chất lưu vết (g/l) Thời điểm 0 (bơm chất lưu vết) Thời điểm 1 Thời điểm 2 Đường cong xuyên tuyến Thời điểm 3 Điểm bơm chất lưu vết Điểm đo 1 Điểm đo 2 Điểm đo 3 Khoảng cách (m) Hình 2: Nguyên tắc định lưu tốc bằng chất lưu vết qua đường cong xuyên tuyến Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất như chất nhuộm màu, chất phóng xạ, vi khuẩn thường tốn kém và gây hại cho môi trường, đặc biệt là các vùng đất ngập nước nhạy cảm với các loài sinh vật sinh sống ở đó. Nghiên cứu dùng chất rẻ tiền, sẵn có, dễ đo như muối ăn (NaCl) được đề xuất áp dụng để nghiên cứu lưu tốc dòng chảy ở khu đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm để xử lý nước thải sinh hoạt. Nồng độ muối dễ dàng đo độ dẫn điện bằng một máy Orion-105 EC-meter cầm tay. 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN Năm 2003, một khu thực nghiệm đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm để xử lý nước thải sinh hoạt được xây dựng tại Khu I, trường Đại học Cần Thơ với các kích thước được mô tả như Hình 3. Cây trồng được chọn là sậy với mật độ trồng là 25 cây/m 2. Nước thải từ các hộ gia đình được bơm qua một khối cát lọc (cát xây dựng có độ rỗng 47%) có trồng sậy. Cát được sử dụng trong thực nghiệm này là cát xây dựng đã được sàng rửa bằng nước sạch trước nhiều lần nhằm giới hạn trao đổi cation trong nền cát. Lượng nước thải bơm ban đầu lúc thực nghiệm là 600 lít bơm thành 2 đợt lúc 7 giờ sáng và 7 giờ chiều. 51

Hình 3: Mặt cắt đứng khu đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm Để xác định lưu tốc dòng chảy, một loạt các ống thu mẫu bằng ống PVC được chế tạo có đường kính 21 có chiều dài tương ứng với các độ sâu chôn ống 40 cm, 60 cm và 80 cm. Đáy ống nơi lấy mẫu nước được khoan lỗ để nước thấm vào và được bịt kín bằng loại lưới mịn (có đường kính lỗ 0,05 0,2 mm) để ngăn cát vào trong ống. Phần thu mẩu nước có chiều dài 10 cm. Phía trên mẫu được bịt kín bằng keo để ngăn nước mưa hoặc nước thải từ trên chảy xuống nơi lấy mẫu. Một ống nhựa 10 mm được gắn vào lòng ống để rút mẫu nước. Mẫu nước được hút ra ngoài bằng xilanh và trữ trong bình nhựa dẻo có dung tích 1 lít (Hình 4). Hình 4: Minh họa chi tiết ống thu mẫu (trái) và chôn ống thu mẫu vào nền cát sậy (phải) Ống thu mẫu được bố trí giữa 2 điểm lấy mẫu theo ký hiệu và khoảng cách như hình 5 và hình 6. Muối (Sodium Chloride, NaCl) được pha với nước ở nồng độ 500 g NaCl/20 Lít để bơm vào các ống ở vị trí S3. Nồng độ này đã thử nghiệm trước để chứng tỏ không ảnh hưởng đến sinh trưởng cây sậy vì sậy có thể chịu đựng trong môi trường nước mặn đến 30 ppm (Tuấn et al., 2009). Nước muối sẽ chảy từ vị trí S3 qua ống kiểm tra SX đến vị trí S và tiếp tục đến vị trí S4. Trước khi bơm nước muối ở vị trí S3, 9 ống này được rút nước với khối lượng 2L/ống để tạo lỗ rỗng. Sau đó nước muối được lần lượt bơm theo trình tự từ các ống 40 cm, đến các ống 60 cm và cuối cùng là các ống 80 cm. Để giảm thiểu nhỏ nhất xáo trộn 52

hệ thống khi lấy mẫu, mỗi ống lấy mẫu chỉ thu một lượng nhỏ khoảng 90 ml, gồm 40 ml để lấy đầy ống nhựa hút lên và 50 ml để đo EC. Hình 5: Mặt bằng bố trí chôn ống bơm nước muối và thu mẫu Hình 6: Bố trí thực nghiệm mặt đứng ống lấy mẫu Các ký hiệu WL2, WL3 và WL4 là các ký hiệu vị trí thu mẫu nước của hệ thống Bốn đợt thực nghiệm đã tiến hành trong năm 2005, vào các thời điểm 23-25/10, 18-20/11, 25-27/11 và 12-15/12. Thời điểm thực nghiệm trời tốt, không có mưa. Ống kiểm tra SX được đo liên tục mỗi giờ để theo dõi diễn biến thay đổi độ mặn trong dòng chảy ngầm. Khi ống kiểm tra SX phát hiện nồng độ muối đi qua ống này tăng cao, mẫu nước tại các vị trí, SX, S và S4 được lấy mỗi giờ để đo độ dẫn điện. Việc tính toán lưu tốc chủ yếu là đoạn từ SX đến S vì càng đi xa nồng độ muối giảm nhanh vì bị pha loãng, khuếch tán qua không gian rỗng trong cát và được vật liệu lọc hấp thụ nên xác định điểm dẫn điện lớn nhất rất khó khăn, nhất là thời gian đo theo giờ qua đêm ở ngoài đồng đã hạn chế việc thực hiện. Trong nghiên cứu này, giả thiết ban đầu là dòng chảy nước thải qua khu đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm nêu trên là đồng nhất theo các lớp chiều sâu vào theo phương ngang, các ảnh hưởng của dòng khuếch tán và dòng trọng lực là không đáng kể. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả cho thời gian tồn lưu thủy lực theo lý thuyết (THR t ) của dòng nước thải đi qua khu thực nghiệm trong tầng rễ sậy là 18 ngày dựa vào tính toán tỷ số giữa khối lượng không gian rỗng trong khu đất ngập nước V w (dài x rộng x sâu = 12 m x 1,6 53

m x 1,2 m), độ rỗng của nền cát (0,47) và lưu lượng chảy qua (0,6 m 3 /ngày). Lưu tốc lý thuyết theo đỉnh đường cong xuyên tuyến, được xác định bằng chiều dài lớp cát mà dòng nước đi qua chia cho thời gian tồn lưu thủy lực, trung bình là V lt = 0,0279 m/giờ. Tuy nhiên, nhiều thực nghiệm cho thấy thời gian tồn lưu thủy lực theo thực tế thấp hơn nhiều (THR a < THR t ) do tổn thất dòng chảy nước thải khi đi qua các khe rỗng trong cát và bị giữ lũy tích trong các lớp vật liệu lọc như đất đá và rễ cây (Breen and Chick, 1995; US-EPA, 1999; Young et al., 2000) và lưu tốc dòng chảy cao nhất thực tế sẽ cao hơn vận tốc dòng chảy trung bình (V a > V lt ). Dung dịch chất lưu vết có độ dẫn điện EC là 33,2 ds/m. Trong 4 lần thực nghiệm, sau khi bơm chất lưu vết vào vị trí S3, việc phát hiện nồng độ chất lưu vết đầu tiên là khoảng 13-23 giờ tại điểm kiểm tra SX, cách điểm S3 là 0,5 m. Khoảng cách giữa S3 và S là 1,05 m, vậy lưu tốc điểm đỉnh đường cong xuyên tuyến dựa vào từ điểm S3 đến vị trí đỉnh của đường cong xuyên tuyến ở vị trí S. Đường cong xuyên tuyến EC theo thời gian của 4 lần thực nghiệm được thể hiện ở hình 7. Kết quả tính toán lưu tốc cho thấy không có sự khác biệt đáng kể (sai số của hệ số biến động số liệu dưới 5%) giữa các vị trí lấy mẫu ở vị trí S sau thời gian đồng thời bơm chất lưu vết (xem kết quả ở Bảng 1). Hình 7: Đường BTCs ứng với thời gian sau khi bơm chất lưu vết qua 4 đợt thực nghiệm 54

Bảng 1: Kết quả đo độ dẫn điện lớn nhất và lưu tốc tại các vị trí S theo độ sâu Ngày Nồng độ EC cao nhất ở các vị trí lấy mẫu S L40 S L60 S L80 S M40 S M60 S M80 S R40 S R60 S R80 EC 1,95 1,22 2,37 2,08 2,37 4,04 2,54 0,91 2.77 23-25 Giờ 39 33 26 34 34 33 34 26 26 /10 V p 2,68 3,16 4,00 3,07 3,07 3,16 3,07 4,00 4,00 EC 1,87 2,26 2,40 2,35 2,05 2,95 2,16 1,33 3.62 18-20 Giờ 31 29 28 31 29 27 30 28 28 /11 V p 3,39 3,62 3,75 3,39 3,62 3,89 3,50 3,75 3,75 EC 3,00 2,58 2,87 3,96 2,37 2,26 2,57 2,90 2.65 25-27 Giờ 28 27 26 26 28 26 26 25 27 /11 V p 3,75 3,89 4,04 4,04 3,75 4,04 4,04 4,20 3,89 EC 3,83 3,37 3,77 3,58 2,67 4,48 3,77 3,65 4.05 12-15 Giờ 29 26 28 27 26 28 27 28 25 /12 V p 3,62 4,04 3,75 3,89 4,04 3,75 3,89 3,75 4,20 Lưu tốc trung bình V a 3,36 3,68 3,89 3,60 3,62 3,71 3,63 3,93 3,96 (cm/ngày) Hệ số biến động (x 10-4 ) 0,23 0,15 0,02 0,20 0,17 0,15 0,19 0,05 0,04 Chú thích: EC - độ dẫn điện (ds/m) Giờ - thời gian từ lúc bơm chất lưu vết đến lúc ghi nhận điểm EC cao nhất (giờ) V p - lưu tốc dòng chảy (cm/ngày) xác định qua thực nghiệm S - vị trí bố trí điểm đo L - ký hiệu chỉ phía bên trái nhìn từ đầu nguồn dòng chảy M - ký hiệu chỉ phía giữa nhìn từ đầu nguồn dòng chảy R - ký hiệu chỉ phía bên phải nhìn từ đầu nguồn dòng chảy 40 - ký hiệu chỉ ống thu mẫu có độ sâu chôn ống 40 cm 60 - ký hiệu chỉ ống thu mẫu có độ sâu chôn ống 60 cm 80 - ký hiệu chỉ ống thu mẫu có độ sâu chôn ống 80 cm Hình 8 thể hiện lưu tốc dòng chảy nước thải xác định qua khu đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm nằm ngang qua thực nghiệm. Giá trị sai biệt của các trị số lưu tốc nằm trong khoảng (0,02 0,23) x 10-4 m/giờ. Sự sai biệt không lớn giữa các điểm đo (hệ số biến động từ Cv = 3,61E-06 2,28E-05) chứng tỏ giả thiết ban đầu là hợp lý, nghĩa là dòng chảy đồng nhất qua hệ thống ngập nước kiến tạo. 55

Hình 8: Lưu tốc dòng chảy nước thải chảy ngầm qua khu đất ngập nước kiến tạo 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu cho thấy giả thiết lưu tốc dòng chảy đồng nhất qua khu đất ngập nước kiến tạo đã được minh chứng với 4 lần thực nghiệm. Rễ cây sậy có thể phát triển tự do trong khu đất ngập nước nhưng do bố trí trồng đều đặn (theo mật độ 25 cây/m 2 ) nên sự phân bố rễ theo thời gian cũng tương đối đều khắp trong không gian vùng rễ. Do đó sự sai biệt trung bình giữa các lần thực nghiệm không lớn và nằm trong mức chấp nhập được (V a(max/min) = 0,0396 0,0336 m/giờ). Khoảng lưu tốc dòng chảy thực tế tại đỉnh đường BTCs cao hơn vận tốc trung bình lý thuyết (V lt = 0,0279 m/giờ) là hoàn toàn phù hợp. Việc sử dụng muối ăn được đánh giá là một biện pháp rất rẻ tiền, ít độc hại cho cây trồng và khá hiệu quả cho việc thực nghiệm dòng chảy trong đất ngập nước kiến tạo. Qua thí nghiệm, sự phát triển của sậy không bị ảnh hưởng chứng tỏ nồng độ muối bơm vào hệ thống là phù hợp. Trong thí nghiệm này, việc sử dụng muối ăn thay vì hóa chất độc hại như thuốc nhuộm hay chất phóng xạ được xem là một sáng tạo trong nghiên cứu trong điều kiện khó khăn về kinh phí và thiết bị. Nghiên cứu thực nghiệm có thể triển khai ở các độ sâu khác nhau dưới lớp đất ngập nước. Việc lấy mẫu nước và đo đạc độ dẫn điện mỗi giờ khá tốn công sức và hạn chế khi không thể lấy mẫu thường xuyên vào ban đêm ở ngoài đồng. Kiến nghị các nghiên cứu về sau có thể lắp các thanh đo cảm ứng (sensors) ở các vị trí khác nhau của khu đất ngập nước kiến tạo nối với một mạch điện tử ghi độ dẫn điện một cách liên tục theo các bước thời gian đo cho trước. Cách làm này có thể đắt tiền hơn và hiện đại hơn nhưng sẽ cho chuỗi dữ liệu chính xác hơn. 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO Albuquerque A. and Bandeiras R., 2007. Analysis of Hydrodynamic characteristics of a horizontal subsurface flow constructed wetland. Paper presented in the International Conference on Water Pollution in natural Porous media at different scales: Assessment of fate, impact and indicators. Barcelona, Spain. Breen, P. F. and Chick, A. J., 1995. Root zone dynamics in constructed wetlands receiving wastewater: a comparison of vertical and horizontal flow systems. Water Science and Technology, 32:281-290. Cherry, J. A., and Freeze, R. A., 1979. Groundwater, Prentice-Hall, Inc., New Jersey. Davis, L., 1995. A handbook of constructed wetlands, Volume 1: General considerations, USDA-NRCS, EPA Region III. Everardo V., Bruce L. and Suresh D.P., 2003. Transport and survival of bacterial and viral tracers through submerged-flow constructed wetland and sand-filter system. Bioresource Technology: 89(1):49-56. Jan V. and Harry V., 2002. Estimation of local scale dispersion from local breakthrough curves during a tracer test in a heterogeneous aquifer: the Lagrangian approach. Journal of Contaminant Hydrology, 54:141 171. Florent C., Gérard M. and Yves G., 2003. Hydrodynamics of horizontal subsurface flow constructed wetlands. Ecological Engineering, 21:165 173. Lin A.Y.C., Debroux J.F., Cunningham J.A., and Reinhard M., 2003. Comparison of Rhodamine WT and Bromide in the determination of hydraulic characteristics of constructed wetlands. Ecological Engineering, 20:75-88, 2003, doi:10.1016/s0925-8574(03)00005-3. Mark E.G., Markus T. and Heather L.S., 2001. Hydraulic Characteristics of a Subsurface Flow Constructed Wetland for Winery Effluent Treatment. Water Environment Research, 73(4):466-477. Przemyslaw W., Piotr C. and Piotr M., 2003. Hydraulic characteristics of constructed wetlands evaluated by means of tracer tests. In: Trace Elements and Isotopes in Geochemistry, 83-89. Sherman B.S., Trefry M.G. and Davey P., 2009. Hydraulic characterization of a construction wetland used for nitrogen removal via a dual-tracer test. Paper presented in the International Mine Water Conference, Pretoria, South Africa. Tuấn, L.A., L.H. Việt và Guido W., 2009. Đất ngập nước kiến tạo. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. HCM. US-EPA, 1999. Manual of constructed wetlands treatment of municipal wastewaters. U.S. Environmental Protection Agency, Cincinnati, Ohio. Young, T. C., Collins, A. G. and Theis, T. L., 2000. Subsurface flow wetland for wastewater treatment at Minoa, NY. Report to NYSERDA and USEPA, Clarkson University, NY. 57