Tạp chí Khoa học 2014, Quyển 3 (2), Trường Đại học An Giang TIỂU THUYẾT TẤM VÁN PHÓNG DAO CỦA MẠC CAN TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM CUỐI THẾ

Tài liệu tương tự
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12


Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phần 1

CHƯƠNG 1

mộng ngọc 2

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Tình yêu và tội lỗi

Phần 1

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Document

Phần 1

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Phần 1

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

HỒI I:

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Phần 1

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

CHƯƠNG 4

Thuyết minh về Nguyễn Du

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

HỒI I:

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Cúc cu

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Phần 1

Microsoft Word - V doc

No tile

No tile

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

No tile

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 23 năm 2010 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT THỜI HẬU CHIẾN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH NGUYỄN THỊ KIM TIẾN * TÓM TẮT Soi chiếu ở s

Tùng, Một Chỗ Ngồi Dưới Chân Cầu Thang _ (Nguyễn Vĩnh Nguyên) (Tạp ghi)

Ca Sĩ Rừng Xanh và Người Tù Binh Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh Truyện ngắn được trích trong: CỬA TRỜI RỘNG MỞ Chúng tôi bị đưa đến một cái lán nhỏ trong c

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

LÔØI TÖÏA

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

CHƯƠNG 10

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Document

No tile

Phần 1

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Document

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Phần 1

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

No tile

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

No tile

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

No tile

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt


KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Phần 1

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

Document

Microsoft Word - emlatinhyeu10.doc

Bản ghi:

TIỂU THUYẾT TẤM VÁN PHÓNG DAO CỦA MẠC CAN TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XX ĐẦU THẾ KỶ XXI Ngô Thị Hy 1 1 ThS. Khoa Sư phạm, Thông tin chung: Ngày nhận bài: 28/02/14 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 19/04/14 Ngày chấp nhận đăng: 30/07/14 Title: The novel Tam Van Phong Dao by Mac Can in the background of Vietnamese literature in the late 20 th century and in the early 21 th century Từ khóa: Cái nhìn nghệ thuật, dòng ý thức, độc thoại nội tâm, giọng điệu, lời văn nghệ thuật, nghệ thuật kể chuyện, ngôi kể, sự kiện Keywords: Artistic points of view, innezrmost feelings, the art of storytelling, the person telling the story, introspective soliloquy, artistic language, tongue, events ABSTRACT Tam van phong dao written by Mac Can is the novel that won a prize in the novel award contest hold by the Vietnamese Literature League in 2005. This novel is successful so it has received a lot of positive reader feedbacks in recent years. The novel not only has a remarkable humanistic meaning but also reflects the life in Southern region of Vietnam in a particular stage. Although Mac Can still has not stood out from the other writers in the phase of the literature development, within Tam van phong dao, readers have recognized him due to his flexible and natural writing style, affected by his own unheard-of writing techniques, which are exposed through many aspects including the artistic points of view on human beings, story structure, art of telling story, art of using soliloquy and introspective dialogues, tongue and language, etc. This study aims to analyze this literary work based on those aspects in order to figure out the unique features in the writing style of Mac Can, who has helped to enrich the physiognomy of fiction in the early XXI century. TÓM TẮT Tấm ván phóng dao của Mạc Can là tiểu thuyết đạt giải A trong cuộc thi viết tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức năm 2005. Đây là một tiểu thuyết thành công tạo nên một tiếng vang tốt từ người đọc những năm gần đây. Tác phẩm mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phản ánh được cuộc sống của con người một thời ở vùng đất Nam Bộ. Mạc Can tuy không phải là tác giả nổi bật trong giai đoạn văn học hiện nay nhưng với tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, người ta đã biết đến ông với lối viết linh hoạt tự nhiên theo một kỹ thuật riêng, bộc lộ ở nhiều khía cạnh như: cái nhìn nghệ thuật về con người, cấu trúc truyện, nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng độc thoại và đối thoại nội tâm, giọng điệu và ngôn ngữ Nghiên cứu nhằm mục đích khai thác tác phẩm ở các góc độ trên để thấy được nét riêng trong phong cách của Mạc Can, một cây bút đã góp phần làm phong phú thêm diện mạo của bức tranh tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI. DẪN NHẬP Văn học Việt Nam từ cuối thế kỷ XX đến nay đã có nhiều đổi mới so với văn học giai đoạn trước đó với nhiều tên tuổi nổi bật như Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tư, Những tác phẩm của các cây bút này đã góp phần tạo nên bước ngoặt quan trọng của văn học trên đà phát triển của tiến trình văn học Việt Nam thế kỷ XX trở đi. Mỗi cây bút ở các góc độ khác nhau đã góp thêm vào sự đổi mới văn học những tiếng nói riêng, làm nên sự phong phú, đa dạng của nền văn học thời kỳ đổi mới. Mạc Can không phải là một tác giả nổi bật với nhiều đột phá ở lĩnh vực tiểu thuyết và riêng Tấm ván phóng dao cũng không phải được viết theo kỹ thuật hoàn toàn mới mẻ như nhiều cây bút khác cùng thời nhưng với một kỹ thuật riêng, ông đã 106

thể hiện một phong cách viết truyện khá độc đáo hòa theo xu hướng đổi mới của văn học Việt Nam ở giai đoạn từ cuối thế kỷ XX đến nay. Điều này bộc lộ ở các góc độ: cái nhìn nghệ thuật về con người, cấu trúc truyện, nghệ thuật kể truyện, giọng điệu, ngôn ngữ Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến vài khía cạnh nổi bật của tác phẩm. 1. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI Nửa cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI, xuất phát từ nhu cầu thẩm mỹ mới của công chúng và sự tìm tòi, đổi mới của nhà văn trong việc nhận thức và thể hiện cuộc sống, cái nhìn nghệ thuật về con người cũng có nhiều đổi mới so với giai đoạn trước đó. Con người với bản chất đa dạng, phức tạp được khai thác ở mọi góc độ, đa chiều hơn chứ không giản đơn một chiều. Điều này thực ra cũng đã được các cây bút như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, thể hiện với những tác phẩm được viết sau năm 1975. Giai đoạn tiếp theo các nhà văn khác như Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục thể hiện sự khám phá con người trong cái nhìn đa chiều. Những số phận con người với mọi bi kịch, những trăn trở, nghĩ suy của con người đều được khai thác sâu ở mọi hoàn cảnh, tình huống. Viết Tấm ván phóng dao vào những năm đầu thế kỷ XXI, cái nhìn về con người của Mạc Can cũng thể hiện điểm chung đó. Con người cá nhân đa diện, đa chiều phức tạp với những suy tư chiêm nghiệm về cuộc đời và phức hợp những cảm xúc trĩu nặng buồn đau, nhớ thương, trăn trở, ước mơ, dằn vặt là đối tượng chú ý khai thác của nhà văn. Thế giới nghệ thuật, vì thế thu gọn vào số phận con người trong đó có không gian tái hiện hiện thực khắc nghiệt của cuộc mưu sinh ở một miền đất Nam Bộ. Xen vào đó là những khoảng lặng, những góc khuất trong thế giới tâm tư sâu kín của nhân vật. Lấy cảm hứng chủ đạo là thân phận con người trong cuộc sống nghèo khổ bất công một thời, tác phẩm đã tái hiện những số phận đầy bi kịch của những thành viên trong một gia đình sống bằng nghề xiếc rong rày đây mai đó. Con người cá nhân ở đây được đặt trong những mối quan hệ đời thường qua đó có thể cảm nhận được bi kịch cuộc đời của những con người cô đơn ngay trong chính cuộc sống của họ. Trong đó ba nhân vật chính: người anh hai phóng dao, đứa em gái nhỏ đứng trước tấm ván và anh ba ở phía sau vịn tấm ván đã làm nên câu chuyện và chuyển tải cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Người anh hai trong con mắt đứa em trai dị tật đẹp như một vị hoàng tử nhưng cũng phải chịu cảnh đói khổ cùng cực như mọi người. Người anh điển trai này phải làm trò mua vui khán giả bằng màn phóng dao đầy tài hoa. Công việc của anh hai hàng đêm là phải phóng những lưỡi dao bén ngót về phía tấm ván mà ở đó có đứa em gái của mình đang đứng. Do công việc quá nguy hiểm, anh phải tuân thủ một kỷ luật của riêng mình, một kỷ luật quá nghiêm ngặt để phải thật tỉnh táo khi đối diện với nó. Và điều tối kỵ đối với anh là không được mất tập trung dù chỉ là một phút. Anh dường như không có cả quyền để mơ mộng. Thật không có gì tội nghiệp hơn khi anh không thể tìm kiếm cho mình một giấc mơ giữa cuộc đời quá nhiều cay đắng: Anh nghèo tới nỗi không có được một góc tư giấc mơ, người nào mà không có một ít mơ mộng dù cho hão huyền, để tự an ủi mình, nó như cái bánh ngọt ngào trong cõi đời quá đắng. Câu hỏi của anh đối với em trai của mình thật lạ mà cũng biết bao xót xa thương cảm: Làm cách nào mà người ta tìm được một vài giấc chiêm bao?. Không được quyền mơ mộng nhưng khi tìm được một tình yêu riêng tư thì đó cũng là lúc bi kịch bắt đầu với anh. Đau buồn vì biết được gia đình Phương, người anh yêu, bắt cô về nhà để lấy chồng, anh đã phân tâm khi phóng dao. Và lần phân tâm duy nhất trong cuộc đời lãng tử phóng dao đã dẫn anh đến việc vô tình sát thương em gái. Điều ấy đã để lại cho anh niềm ray rứt suốt đời. Cô đào phóng dao là cô em gái đáng thương, hiện thân cho số phận những con người hàng ngày phải đem thân mình để làm vật hy sinh, hứng chịu những mũi dao oan nghiệt, luôn luôn phải đối diện với nguy hiểm. Cô bé tội nghiệp vì cuộc mưu sinh của gia đình, ngay từ nhỏ đã đứng trước tấm ván cho tới khi đã qua hết thời con gái. Cô đã trở thành một cô đào cho một màn biểu diễn nguy hiểm đến tính mạng do chính anh hai thực hiện. Cuối cùng cô đã bị lưỡi dao oan nghiệt chém vào sau gáy, nơi chứa nhiều ký ức, nhiều suy nghĩ nhất nên về già những ký ức đó khi còn khi mất, phải sống cô đơn với bộ não trẻ con. Thường xuyên đứng trước nguy hiểm, cô gái cũng biết sợ nhưng không ai có thể thay đổi vị trí - như đang chờ đợi tử hình - của cô hàng đêm dưới ánh đèn sân khấu. Mọi chuyện rồi cũng sẽ trở thành thói 107

quen, chỉ có người trong cuộc mới hiểu thấu nỗi khổ, nỗi lo sợ hàng đêm của mình mỗi lần tới màn biểu diễn phóng dao. Thường xuyên đứng trước nguy hiểm, nên hình thể cô bé khô cằn, không ra dáng thiếu nữ, ở tuổi mười bốn, mười lăm, những đứa con gái khác đã trổ mã nhưng nó vẫn như đứa trẻ con, lại có vẻ già trước tuổi. Công việc đã làm cho cô gái chỉ có đôi mắt là cử động như đang trông chừng những lưỡi dao xé gió lướt về mình, còn toàn thân thì bất động. Sau đêm diễn kinh hoàng, cô gái đã trúng lưỡi dao oan nghiệt của anh trai để rồi về già trông giống như một đứa già cỗi suy dinh dưỡng, héo hắt, gầy nhom và đặc biệt là vẫn luôn có bản năng né tránh mũi dao tưởng tượng có thể hướng về mình. Nỗi lo sợ hàng ngày cũng đã làm nên những thói quen trong sinh hoạt của cô khiến cô gái lúc nào cũng lẻ loi cô độc ngồi trong bóng tối với xâu chuỗi cầu kinh. Anh Ba là một nhân vật nằm trong bộ ba bi kịch, một người thường được người khác gọi là người cõi trên, còn mình thì tự nhận là một con người dị tật có một trái tim quá lớn lúc nào cũng suy tư, cô đơn và trăn trở với câu hỏi lớn lao tại sao khi cuộc sống xung quanh luôn có bao điều khiến anh suy tư và mơ ước. Trong anh luôn khắc khoải bởi những câu hỏi mà anh biết rằng chính anh cũng không trả lời được. Trong lòng anh hằn sâu một nỗi khổ, không phải khổ vì nghèo đói mà khổ vì trái tim luôn thổn thức trước những nỗi đau của cuộc đời: Trong cuộc sống trôi giạt, giả thật, qua nhiều năm tháng, điều tôi khổ nhứt là trái tim quá đỗi nhạy cảm của tôi, nó thổn thức từ khi tôi chưa đủ hình hài, trôi theo tôi sau chiếc ghe hát, trên những dòng sông là tấm ván phóng dao đầy thương tích như nỗi đau của kiếp người. Nếu người anh trai tài hoa nghèo đến nỗi không có cả giấc mơ thì người anh Ba này chỉ có tấm ván dày cộm như tấm hòm dưới lưng là bạn. Suốt cuộc đời thơ bé đến lúc trưởng thành, anh Ba gắn liền với tấm ván. Nó là bạn, là chiếc giường ngủ, nó còn là món nợ đời. Nó đem đến cho anh những giây phút êm đềm khi thả nó xuống nước tập bơi. Nó cũng đem đến cho anh những giấc mơ đẹp được đến trường khi anh ngả lưng xuống nó trong những đêm lạnh. Nhưng nó còn là nỗi ám ảnh triền miên trong anh. Lưng anh như gù đi vì luôn luôn phải vác món nợ truyền kiếp này đến mức anh không lớn nổi dù năm tháng có đi qua. Anh sợ nhất là khi hàng đêm phải đứng sau nó vịn cho anh trai phóng những lưỡi dao sáng loáng về phía đứa em gái tội nghiệp. Cũng như em gái, lúc nào anh cũng có những hành động bản năng như muốn đỡ những lưỡi dao vô hình nào đó đang hướng về phía mình. Cứ mỗi lần nhìn tấm ván, đứng vịn nó hàng đêm, anh đều cảm nhận dường như nó cũng mang đầy thương tích như nỗi đau của con người, nỗi đau cứ trở đi trở lại trong suốt cuộc đời của anh. Những câu hỏi tại sao cứ lặp đi lặp lại như những lời tự vấn đau thương và cuối cùng lắng đọng lại thành những suy tư day dứt. Qua số phận bi kịch của con người trong tác phẩm, có thể thấy vai trò quan trọng của hoàn cảnh đối với mỗi cá nhân. Đó là sự đói nghèo, là những cuộc mưu sinh đầy gian khổ và còn là cả một môi trường sống có phần lạnh lùng của con người khi họ bàng quan vô tâm trước nỗi khổ của người khác. Phải chăng vì điều này mà nhân vật chính đã luôn trăn trở: Sự vô tâm bàng quan ẩn náu trong từng con người như một con vi trùng, hay con rắn nằm êm dưới lớp lá mục và đôi khi sự vô tâm ấy có thể thỏa hiệp với cái xấu, cái ác để dẫn con người yếu thế đến bi kịch. Nhưng mặt khác cũng có thể thấy chính con người cũng không dũng cảm để thoát ra khỏi hoàn cảnh. Họ lẻ loi quá và thật đáng thương khi họ đã cố thoát nhưng thể thoát khỏi hoàn cảnh. Người anh phóng dao bề ngoài có vẻ lạnh lùng, trầm tĩnh, ít nói để che giấu điều khổ tâm mà anh phải cố chịu đựng và quen chịu đựng khi nhìn thấy nỗi khổ của người khác. Cô em gái thì mang một nỗi đau trong tâm hồn, với câu hỏi mãi mãi nằm sâu trong cõi im lặng mà nhiều lần muốn hỏi nhưng cô đã không dám hỏi mẹ: Sao em là con gái của Mẹ mà Mẹ không nói một lời với Cha đừng để con mình đứng trước tấm ván phóng dao, em không hiểu?. Anh Ba thì thương em gái, nhiều lần anh muốn nói với cha cái điều anh luôn chất chứa trong lòng như một ám ảnh triền miên về bi kịch đau thương có thể sẽ xảy ra và muốn khuyên cha bỏ nghề. Nhưng anh đã không nói được điều ấy để rồi cứ hàng đêm phải chứng kiến cảnh những lưỡi dao nguy hiểm phóng về phía em gái trong nỗi đau xót đứt ruột của chính mình và cả trong những dằn vặt đau thương: Giờ đây tôi đã biến thành kẻ lưu đày u tối, trong tiềm thức, tâm linh tôi như sương khói, nó cho thấy tôi là kẻ tội đồ, một kẻ thủ ác. Cứ thế mỗi con người cứ phải chịu đựng nỗi đau của số phận và họ đã luôn cảm thấy lẻ loi, cô độc ngay trong chính cuộc sống của họ. Cái nhìn về con người trong toàn bộ tính phức tạp và phong phú của nó không phải là hoàn toàn mới mẻ trong 108

văn chương đương đại. Khi Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp ra đời, người đọc cũng nhận ra nhân vật Thuấn cũng là một dạng con người cô độc. Một vị tướng lẫy lừng trận mạc mà khi trở về đời thường đã không thể nào hòa hợp với lối sống quá thực dụng, tàn nhẫn của người thân. Hay nhân vật Nương, Điền trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư cũng đã phải sống lẻ loi như vậy với bi kịch cuộc đời đầy đau thương Trong khi văn học hiện tại có xu hướng hướng sự chú ý đến thân phận con người ở mọi góc độ đa diện đa chiều thì cái nhìn về con người của Mạc Can cũng đã góp phần làm cho người đọc chú ý hơn đến những số phận đặc biệt trong cuộc sống. 2. SỰ HÒA QUYỆN, ĐAN XEN GIỮA SỰ KIỆN VÀ DÒNG Ý THỨC, HIỆN THỰC VÀ DÒNG Ý THỨC, HIỆN THỰC VÀ GIẤC MƠ, YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ TRỮ TÌNH Nhân vật trong Tấm ván phóng dao thường xuyên mang cảm giác cô đơn, xa lạ ngay chính trong cuộc sống của mình. Thực tại khắc nghiệt đã làm cho nhân vật luôn ý thức về sự xa cách của mình đối với môi trường xung quanh và luôn tự đặt ra câu hỏi tại sao. Trong hoàn cảnh như vậy, giấc mơ chính là nơi nhân vật giải tỏa những ức chế từ cuộc sống. Nó như là một lối thoát khi nhân vật thất vọng và bất lực bế tắc trong cuộc sống. Hiện thực khắc nghiệt đã thường xuyên ám ảnh nhân vật tạo nên những ẩn ức tâm lý dồn nén lâu dài trong vô thức. Anh Ba chứng kiến sự nguy hiểm có thể xảy ra đối với đứa em gái bất cứ lúc nào nhưng anh bất lực không thể thay đổi tình trạng này. Những giấc mơ thường xuyên đến trong giấc ngủ của anh. Có lẽ cũng ít có nhân vật nào hay mơ như vậy. Những giấc mơ ấy chứa đựng những mong muốn khao khát được giải thoát khỏi hoàn cảnh bằng cách này hay cách khác. Nhân vật mơ nhiều nhất là được tới trường học, giấc mơ thật đẹp, nó ẩn chứa khát khao của một con người suốt đời sống cuộc sống trôi sông lạc chợ, khát khao có được những khoảnh khắc sống như những đứa trẻ bình thường, như chính nhân vật thổ lộ: tôi khát chữ đến điên cuồng. Giấc mơ tương phản hoàn toàn với hiện thực khắc nghiệt mà hàng ngày nhân vật phải đối mặt. Trong giấc mơ đó, nhân vật đã cảm nhận một không gian huyền ảo như một cõi thiên đường : Tôi mơ nhiều nhất là được tới trường học, mà suốt cuộc đời trôi sông lạc chợ của tôi, tôi thường thấy ở nhiều thị trấn hay những làng quê, đó là ngôi trường làng với tiếng trống thôi thúc vui tai. Một mảnh sân chơi dưới tàn cây bàng lớn, tấm bảng đen trên tường. Tôi luôn thấy tôi ngồi cạnh nhiều đứa bạn tưởng tượng, ê a tập đánh vần. Có lẽ vì khát khao được học nên trong giấc mơ của nhân vật này chỉ có chữ và anh đã khát chữ đến điên cuồng. Vậy mà nhân vật chỉ được học trong giấc mơ. Trong những giấc mơ đó, anh đã thuộc và viết rất nhiều chữ dù trong thực tế anh không được học một chữ nào. Nhưng có lúc nào anh có được một giấc mơ trọn vẹn? Khi giấc mơ đang ở đoạn đẹp nhất thì anh đã bị đánh thức bởi bà hàng thịt, vì lẽ anh đã gác cái tấm ván lên sạp của bà để ngủ. Anh ngơ ngác nhận ra rằng tất cả chỉ là hư không Một cõi thiên đường trong mơ đã mất, trường học của tôi đâu mà tôi còn lẩm bẩm đánh vần? Tôi cố nhớ lại những dòng chữ đã học. Nó nhạt nhòa trong nắng đỏ mưa dầm của những chuyến đi dài thăm thẳm. Ngôi trường thân yêu của tôi, cây bàng, tiếng trống, bạn bè, chỉ là trong hư không. Cũng có những giấc mơ dữ, khủng khiếp và hoảng loạn đến với nhân vật như là dự cảm về những bi kịch có thể xảy ra trong trò chơi phóng dao đầy nguy hiểm: Anh ném những lưỡi dao nhọn về phía em tôi, nó ôm mặt khóc, bất ngờ tôi xô ngã tấm ván, xông tới dùng thân của mình che em tôi lại, những lưỡi dao bay tới loang loáng như tên bắn, tôi chộp lấy những lưỡi dao, chợt thấy đau nhói, một lưỡi dao cắm vào tim tôi, tôi thấy tôi chết. Rõ ràng những ám ảnh từ hiện thực khủng khiếp đã tràn vào trong tâm thức nhân vật chuyển hóa thành những giấc mơ, những giấc mơ gắn với hiện thực đau buồn. Có lẽ vì thế trong những giấc mơ dữ, nhân vật cũng nghe thấy tiếng rít của những lưỡi dao, cũng đau nhói tim, tệ nhất khi thức cũng còn đau. Thậm chí có lúc trong giấc mơ, nhân vật đã nghĩ trong tiềm thức, tôi đã giết anh tôi, tôi đã giết người. Chú ý thuật kể những giấc mơ xen kẽ với dòng chảy của hiện thực cuộc sống, nhà văn muốn soi rõ hơn vào con người bên trong của nhân vật con người với bao khát vọng, trăn trở, suy tư cùng những nỗi ám ảnh khủng khiếp từ hiện thực đã tác động đến nhân vật. Truyện được kể theo dòng hoài niệm của nhân vật nên sự kiện được tái hiện đan xen dòng ý thức với những suy tư, trăn trở nhân vật. Sự kiện được kể 109

vì thế không phải là sự việc hoàn chỉnh mà chỉ là những mảnh ghép và dòng ý thức của nhân vật thường xuyên đan xen làm phá vỡ tính liên tục của sự việc. Khác với tiểu thuyết truyền thống, cốt truyện sự kiện thường đóng vai trò độc tôn, ở Tấm ván phóng dao dòng tâm lý nhân vật cũng chiếm một vị trí quan trọng chi phối mạnh mẽ đến cấu trúc tác phẩm. Ngay vào đầu truyện, thay vì kể câu chuyện lại là những dòng tâm tình tràn đầy cảm xúc và lắng đọng suy tư day dứt về kiếp người khi nhân vật đã trải qua một quãng thời gian dài sống phiêu linh trong gánh xiếc rong: Không có gì làm tôi sợ hơn là cơn mưa lúc nửa đêm, vì với riêng tôi, nhìn giọt mưa rơi long lanh, nghe tiếng mưa rì rào, tí tách, chẳng khác nào những lời thì thầm bên tai, nhắc nhở lại quá nhiều nỗi buồn của cuộc đời đã qua Cha mẹ tôi cứ mãi lang thang, chúng tôi không có tương lai, sống rày đây mai đó, biết khi nào có được mái nhà, được về nhà. Cuối trời một màu mây biếc, màu tím pha chút xanh lam lạnh nhạt, lúc sau ửng hồng một ngày mới, trên những chiếc lá non còn long lanh giọt mưa khuya, còn ngày hôm qua ư, đã chết đi rồi Và trong suốt câu chuyện, 2 yếu tố tự sự và trữ tình luôn đan xen nên mạch truyện thường đứt gãy, không liên tục, nhịp điệu kể chuyện cũng chậm rãi, cốt truyện có lúc được nới lỏng, kéo giãn. Câu chuyện tái hiện cuộc mưu sinh đầy vất vả, của con người nhưng trong bức tranh khắc nghiệt đó đôi lúc cũng chen vào những hình ảnh đầy chất thơ: Chiếc xe lãng tử vẫn trôi đi trên con đường hun hút, trăng khuya bàng bạc khắp thôn làng say ngủ, ánh đèn nhà ai tù mù sau lũy tre đen ngòm, một vài thị trấn ven đường mái ngói rêu phong Gánh hát di chuyển mọi nơi chỉ có một chiếc xe, mọi người chen chúc với những đồ vật biểu diễn. Tôi thả người nằm trên tấm ván phóng dao nhìn trời cao vời vợi. Mảnh trăng trôi theo chúng tôi, hay là đứng yên một nơi. Dải ngân hà lấp lánh như mọi đêm trăng sáng Sự hòa quyện đan xen giữa sự kiện và dòng ý thức, hiện thực và giấc mơ, tự sự và trữ tình tạo cho câu chuyện một trật tự riêng, trật tự của sự trần thuật chứ không phải là trật tự của chuỗi sự kiện tự nhiên. Điều này chi phối rõ rệt đến cấu trúc tác phẩm làm nên nét đặc biệt của kết cấu truyện. Với một cấu trúc như thế, tác giả vừa dẫn dắt người đọc theo đường dây sự kiện vừa mở ra một thế giới tâm hồn để người đọc hiểu rõ hơn cảm xúc suy tư của người kể. Kết cấu như thế không phải là mới khi trước đó không lâu một số tiểu thuyết của các nhà văn khác, tiêu biểu là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu 1987) cũng thể hiện lối xây dựng kết cấu này. Điều quan trọng là Mạc Can đã hòa theo dòng chảy của xu hướng đổi mới văn học để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của người đọc hiện đại. 3. NGƯỜI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỐI THOẠI NỘI TÂM Câu chuyện trong Tấm ván phóng dao được kể bằng một lối kể chuyện khá độc đáo. Cốt truyện không theo trật tự biên niên mà phá vỡ tính tuyến tính và tính thống nhất về thời gian của cốt truyện truyền thống. Cốt truyện của tiểu thuyết xoay quanh hai tuyến: sự kiện và dòng hồi ức. Tuyến sự kiện mở ra một câu chuyện thế sự về cuộc đời của những con người trôi dạt phiêu linh về cơm áo ở Nam Bộ một thời. Chen vào đó là mảng hồi ức tâm tình đầy xúc cảm bất chợt từ phía người kể. Hai tuyến cốt truyện này hòa quyện, đan xen hầu như không theo một trật tự nào. Sự kiện, biến cố đã khơi gợi những hồi ức suy tư miên man không dứt và trong dòng hồi ức suy tư ấy, sự kiện lại hiện về chắp nối quá khứ với hiện tại và góp phần dẫn dắt câu chuyện. Câu chuyện cứ thế dần được mở ra. Thủ pháp đồng hiện do đó đã được tác giả sử dụng có hiệu quả. Giữa những sự kiện được kể, hồi ức về quá khứ cứ ùa về chen ngang dòng tự sự. Vì thế giữa các đoạn không có tính liên tục, liền kề, kết dính về mặt trình tự theo tính nhân quả. Tác giả dường như không hề dụng công để sắp xếp câu chuyện theo trình tự trước sau. Câu chuyện cứ tự nhiên chảy trôi theo dòng hồi ức của nhân vật. Toàn bộ sự kiện đã được khúc xạ qua cái nhìn, cách cảm nhận chủ quan và đã được chắt lọc qua tâm hồn đa cảm, đầy suy tư của người kể. Qua màn sương tâm tình của người kể, người đọc hiểu được những cảm xúc, suy tư và những trăn trở của nhân vật về kiếp người. Có lúc dòng chảy nội tâm đã trở thành đối tượng chính cho việc trần thuật và câu chuyện đã được dẫn dắt theo mạch độc thoại nội tâm trữ tình, lắng đọng chất suy tư. Sự kiện cũng được kể lại từ đó. Các sự kiện đã gắn kết với nhau từ những mảnh ghép rải rác suốt câu chuyện, trong đó có sự kiện được nói tới trong những cuộc đối thoại về sau của hai anh em, trong hồi tưởng của anh Ba và cả những mảnh hồi ức 110

vụn vặt khi nhớ khi quên của cô đào phóng dao khi về già. Ví như ở đoạn kể về cái đêm biểu diễn cuối cùng trước khi cô em bị nạn do anh mình phân tâm trong khi phóng dao, tác giả hoàn toàn không giải thích nguyên nhân trước đó điều gì làm cho người anh phân tâm. Điều này chỉ được nói đến trong cuộc trò chuyện của hai anh em khi đã về già. Người đọc chỉ hiểu được nguyên nhân khi đọc đoạn đối thoại của Bà Tư nói với anh Ba của mình: Anh đâu có biết, tối hôm đó trước khi mở màn, chị Phương cho anh Hai biết tin chị có thai, cha chị nói chị phải về nhà ngay lập tức. Ông muốn gả chị cho người khác một cách gấp rút, anh Hai mình phân tâm là đúng, nhưng tức cười sự phân tâm này lại ảnh hưởng nặng nề tới nhiều người khác Và trong mảng hồi ức của cô đào phóng dao, người đọc mới hiểu được sự việc xảy ra trong đêm diễn kinh hoàng và nỗi đau của người phải dùng tính mạng của mình đánh đổi cho cuộc mưu sinh nhọc nhằn: Em cúi mặt xuống nhìn mảnh ván dưới sân khấu, biết bao lần em vẫn nhìn xuống chân mình để khỏi thấy những lưỡi dao. Lần này em nhìn máu của em nhỏ xuống đó, một lưỡi dao chém vào bả vai, ban đầu em không thấy đau mà ngạc nhiên, bởi vì em đâu có ngờ như vậy... Trong đoạn truyện này, những sự kiện, chi tiết không được sắp xếp theo trình tự tự nhiên mà xáo trộn, đảo lộn thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Người đọc phải kết nối các sự kiện trong dòng hồi ức của nhân vật thì mới biết được sự việc đã xảy ra. Nghệ thuật kể chuyện thật sinh động tạo cho người đọc cảm giác căng thẳng hồi hộp như đang xem một bộ phim có nhiều kịch tính. Khi ấy người anh đã phân tâm lúc đang điều khiển 12 lưỡi dao phóng về phía tấm ván mà ở đó có cô em gái tội nghiệp đang đứng. Màn phóng dao được miêu tả đầy căng thẳng từng bước một, từ lúc anh Ba làm cái việc thường ngày là tưới cho mềm tấm ván rồi vác nó lên sân khấu đến từng hành động, cử chỉ của diễn viên biểu diễn khi lần lượt xuất hiện để bắt đầu cho màn diễn. Khi người đọc căng thẳng chờ đợi sự việc xảy ra thì tác giả lại hướng sự chú ý của người đọc đến những yếu tố bên ngoài (Điệp bị đám du côn vây đánh, hình ảnh Phương ngồi ở hàng ghế khán giả đàng sau là người đàn ông lạ ). Những chi tiết này có thể làm cho người đọc phân tán sự chú ý theo dõi nhưng lại có tác dụng gia tăng sự hồi hộp chờ đợi kết cục câu chuyện khi sự việc đang ở cao trào. Chen vào đó là dòng tâm lý cũng đang diễn ra căng thẳng của chính người kể đang hồi hộp lo âu cho số phận của em gái và dự đoán có điều bất thường sắp xảy ra. Đó là phức hợp những sắc thái cảm xúc đan xen: hồi hộp, lo lắng, đau đớn, phẫn uất như điên cuồng muốn đập phá một cái gì đó để giải tỏa, thậm chí anh đã nắm lấy cán con dao làm cá của người mẹ mà anh luôn giắt sau tấm ván Màn phóng dao trong thực tế có lẽ chỉ diễn ra trong vài phút nhưng lại được tác giả kể lại đến khoảng 15 trang. Nhịp điệu trần thuật như được kéo giãn ra chậm chạp chứ không đi nhanh đến kết thúc do nhiều lần sự việc bị cắt ngang bởi dòng suy tư miên man không dứt của nhân vật. Và phần kết thúc đoạn truyện đầy kịch tính này không phải kể về màn phóng dao của người anh thành công hay không mà là suy tư của nhân vật tôi với câu hỏi muôn thuở tại sao đầy trăn trở, day dứt: Tôi vẫn hay ngồi một mình, khó nhất khi người ta còn có mỗi một mình, tôi hết sức cố gắng làm cho tôi hiểu được, tại sao tôi sinh ra, rồi một ngày nào đó như hôm nay tôi lại muốn chết đi. Một sự xếp đặt trước rất ngẫu nhiên gặp gỡ một con người khác, sau đó nhân lên, trong vô số ngộ nhận, tôi là một hình thành tệ hại nhứt, trong chuỗi di truyền của dòng họ tôi Sự hấp dẫn của nghệ thuật kể chuyện còn là do tác giả đặt sự việc trong một tình huống tương phản. Ở màn phóng dao, khi những lưỡi dao đã được phóng đi đẹp mắt thì người xem đã không tiếc tán thưởng bằng những tràng vỗ tay nồng nhiệt kể cả khi cô gái đã trúng dao. Người ta đã hoàn toàn không biết rằng những khoái cảm mà họ có được là do đứa con gái nhỏ bé phải bán mạng để mang lại. Cô gái đã phải đứng ở tư thế thọ hình của kẻ tử tội, phải lo sợ hàng đêm đối diện cái án tử lơ lửng trên đầu bất cứ lúc nào. Những đồng tiền có được để duy trì sự sống của cả đoàn hát có cả máu và nước mắt của cô nhưng đổi lại là sự thỏa mãn của người xem. Khi màn biểu diễn bắt đầu cũng là lúc bên dưới sân khấu sự phấn khích của khán giả đã đến cao độ qua những tiếng rền liên tục - âm thanh tổng hợp từ tiếng cười, tiếng la hét của đông đảo người xem. Không ai biết rằng trên sân khấu sự căng thẳng của chính những người biểu diễn cũng đến tột độ dù đây là màn diễn đã thuần thục. Sự căng thẳng bộc lộ rõ trong từng hành vi, cử chỉ, nét mặt, trạng thái tâm lý. Trong khi mọi 111

người mong chờ cho mau đến màn biểu diễn với tâm trạng hào hứng thì cô đào lê đôi chân mang giày ba ta nhỏ của nó bước chậm trên sàn ván mục, nó mở mắt ngạc nhiên nhìn hàng ghế của những người đến coi xử án. Nó cũng run rẩy, lo sợ đến mức tưởng như có thể nghe thấy tiếng tim nó đập mạnh trước tấm ván, hai bàn tay lúc nào cũng nắm chặt như muốn tìm bàn tay tật nguyền của người anh đứng đàng sau để có được một niềm tin, một sức mạnh vô hình nào đó có thể cứu nó trong lúc hiểm nguy. Đôi mắt người anh hai thì dại đi như người mất ngủ, thiếu hẳn vẻ tự tin và không tập trung và qua sự quan sát của người kể thì như có cái gì đó làm cho anh tôi chạnh lòng, khiến cho đôi mắt thường ngày cẩn thận tinh anh, đêm nay đờ đẫn mất hồn. Sự căng thẳng thể hiện rõ nhất ở anh Ba với những cảm xúc, những trạng thái tâm lý khi màn phóng dao bắt đầu. Lúc đầu là sự ngạc nhiên khi thấy tay người anh run run cầm xấp dao nặng. Anh đã lờ mờ nhận ra hình như hôm nay anh mình đang phân tâm một điều tối kỵ trong màn biểu diễn phóng dao. Cảm giác lo lắng làm cho anh linh cảm có điều nguy hiểm sắp xảy ra. Khi những lưỡi dao hướng về phía em gái, anh cảm thấy như nó đang cắm vào tim mình và lo sợ hốt hoảng khi lưỡi dao cuối đã không cắm vào ván mà đã đi chệch vào thân hình đứa em tội nghiệp. Anh đã không chịu nổi ám ảnh của một tội ác mà chính mình cũng là người tham gia. Dường như con người thứ hai - con người bản năng - ở anh đang nổi giận điên cuồng với ý tưởng bạo hành đang manh nha trong đầu như một phản xạ khi anh phát hiện điều mình dự cảm đã diễn ra: đứa em gái tội nghiệp đã bị trúng lưỡi dao của chính người anh hai. Có thể thấy ngòi bút của tác giả khá tinh tế trong việc lột tả những sắc thái cảm xúc phức tạp trong thế giới nội tâm nhân vật. Nhà văn đã cùng lúc tái hiện kiếp sống mòn mỏi mưu sinh của một lớp người một thời vừa phản ánh được một hiện thực khác cũng phức tạp không kém - hiện thực tâm hồn - với mọi cung bậc cảm xúc, suy tư của con người. Sự theo dõi, chú ý của người đọc vì thế cũng liên tục di chuyển từ những sự kiện xảy ra bên ngoài đến những bí ẩn bên trong thế giới nội tâm nhân vật. Việc sử dụng ngôi kể cũng là một điểm đặc biệt của tiểu thuyết Tấm ván phóng dao. Nhà văn đã xây dựng hình ảnh người trần thuật xưng tôi - vừa là người dẫn truyện vừa là một nhân vật trong truyện - để dẫn dắt câu chuyện nên đã tạo được cảm giác chân thật cho câu chuyện. Người kể chuyện là người trong cuộc đã thể hiện điểm nhìn của mình, từ đó kể những gì mình biết, chứng kiến và tự do bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Sử dụng ngôi kể thứ nhất ở dạng thức người kể lộ diện để tự kể câu chuyện, tác giả đã sử dụng lời văn gián tiếp. Nhưng ở phần đầu khi kể về cuộc đời của nhân vật xưng tôi từ lúc còn là phôi thai trong bụng mẹ, lời gián tiếp của người kể đã mang một đặc điểm riêng, đó là lời gián tiếp phong cách hóa, tức là lời gián tiếp phỏng theo một lời nào đó, một ý thức nào đó. Đó là ý thức của một đứa trẻ chỉ mới là cái bào thai trong bụng mẹ cho đến khi nó tiếp nhận một thế giới khác. Câu chuyện được kể theo điểm nhìn và dòng ý thức ngây thơ của đứa trẻ, thậm chí là của cái bào thai, làm cho người đọc có cảm giác như đang trực tiếp chứng kiến câu chuyện xảy ra và cũng dễ có sự đồng cảm với những cảm xúc ngây ngô, chân thật của đứa trẻ: Đầu tiên, sau khi tôi là một phôi thai, tôi là một trái tim nhỏ, lo lắng, hồi hộp, tự thân tôi không thể nghe được nhịp đập của tôi, mà là Mẹ tôi. Lần hồi trong một thời gian khá dài tôi mới cảm biết được rằng tôi đang sống trong một thế giới nào đó chật hẹp. Rồi một hôm tôi lắng nghe tiếng thì thầm, tiếng người ở một thế giới khác sinh động hơn, nhưng tôi không hiểu họ nói gì, cho tới một buổi chiều, tôi thoát ra khỏi nơi đó, ngay lập tức tôi khóc, vì một vết cắt đau nhói nơi nào trên thân thể tôi, tôi liền mang một vết sẹo để đời, có thể gọi là xấu, mà tôi lại vô tội Nhưng điều đặc biệt là câu chuyện không hoàn toàn dùng lối kể ở ngôi thứ nhất mà có lúc nhân vật này lùi ra phía sau câu chuyện hóa thân thành người kể ẩn mình để thực hiện nhiệm vụ trần thuật. Đã có một sự gián cách giữa người kể và nhân vật. Với vai trò là một người ngoài cuộc, người kể ẩn mình thể hiện sự quan sát và cái nhìn khách quan hơn đối với nhân vật. Lúc này nhân vật tôi lại trở thành đối tượng được kể. Điểm nhìn đã được dịch chuyển từ điểm nhìn của nhân vật trong truyện sang điểm nhìn khách quan của người kể giấu mình đứng bên ngoài câu chuyện. Ở ngôi kể khách quan này, người kể không phải là người kể chuyện toàn tri mà có khi phải đi theo dòng suy nghĩ của nhân vật để dõi theo câu chuyện. Nhưng tác giả không nói thay nhân vật mà để cho nhân vật tự bộc lộ suy tư bằng ngôn ngữ của chính mình. Lúc này lời trần thuật của 112

người kể chuyện dường như đã hòa nhập với lời nhân vật. Không có sự phân biệt giữa lời người kể với lời nhân vật mà có sự thâm nhập lẫn nhau và cùng tồn tại trong một lời nói - lời nửa trực tiếp, từ đó dòng ý thức của nhân vật được phơi bày. Những ngày sau đó, ban ngày Phương cố tới gần cô gái nhỏ đứng trước tấm ván, ban đêm Phương lại lẻn vô hậu trường nhìn cô gái xanh xao được ông hề già tô son điểm phấn. Vẻ chịu đựng của cô nhỏ khi người ta hóa trang cho mình cũng không thua gì khi cô đứng trước tấm ván, đó là một con người ư, khác hẳn. Dù cho đó là một con người bằng xương bằng thịt nhưng hoàn toàn khác và xa cách, không thân thiện, nghi ngại, hầu như với cô bé, lòng tốt, sự tử tế không có trên cõi đời này, đồng thời cô nhỏ tỏ ra quá nhạy cảm. Người kể không chỉ bộc lộ tâm tư tình cảm của mình mà còn đi sâu vào tâm lý nhân vật qua việc miêu tả độc thoại nội tâm. Có điều đặc biệt là đôi lúc độc thoại nội tâm của nhân vật đã được đối thoại hóa, nghĩa là độc thoại trong hình thức đối thoại. Những đoạn đối thoại của bà Tư, cô đào phóng dao năm xưa với gió, với con mèo già, với cả chiếc lá vàng rơi trong cuộc sống cô độc thực chất là những lời độc thoại nội tâm nhưng điều đặc biệt là ở chỗ nếu độc thoại là hình thức tự nói với mình thì ở đây nhân vật lại như đang hướng tới đối tượng khác người anh Ba cõi trên của mình. Hình ảnh gió, con mèo già, chiếc lá vàng rơi chỉ là đối tượng nhân vật mượn để giãi bày suy nghĩ, cảm xúc. Đối tượng chủ yếu hướng tới lại chính là người anh cho nên việc xưng hô cũng chuyển đổi theo. Ở những đoạn văn như vậy, đối tượng được nói tới trong cuộc giao tiếp với gió - được nhân vật cô em gái gọi là anh - không còn ở ngôi thứ ba mà trở thành người trực tiếp trò chuyện trong tâm thức của cô gái. Người đọc có cảm tưởng như nhân vật đang trực tiếp đối thoại, đàm tâm với người anh qua đó có thể hiểu câu chuyện, hiểu nhân vật trong từng góc khuất của thế giới nội tâm. Chẳng hạn, đây là đoạn độc thoại của cô em, với hình thức trò chuyện với con mèo già: Anh thương em như trái tim anh, khuôn mặt người đầu tiên em nhìn thấy là anh, lúc đó anh cúi xuống nhìn em, anh nheo mắt làm hề với em, em cười, từ lúc đó và lúc nào em cũng nhìn anh không chán, anh thật ngộ nghĩnh, ít người như anh, với em chỉ có anh là vui. Đó là gương mặt của người tử tế, có ánh mắt dịu dàng, ánh mắt là tấm gương soi tâm hồn một người. Anh có đôi mắt cười nhưng ưu tư phiền muộn Tính cách người anh Ba hiện ra rõ ràng hơn qua cái nhìn, cách đánh giá của cô em gái. Đây là một đặc điểm trong bút pháp xây dựng nhân vật của tác giả. Qua việc tự bộc lộ, tự kể của nhân vật xưng tôi, người đọc có thể hiểu được tính cách nhân vật. Nhưng chân dung nhân vật sẽ hiện ra hoàn chỉnh hơn khi được soi rọi qua cái nhìn, lời nhận xét mang tính khách quan của nhân vật khác (người kể ẩn mình, cô em gái, người mẹ ). Câu chuyện có sự luân phiên các hình thức trần thuật với ngôi kể vừa lộ diện (ngôi thứ nhất) vừa ẩn mình (ngôi thứ ba). Điều này phù hợp với cấu trúc của cốt truyện: vừa kể sự kiện vừa đi vào từng ngõ ngách sâu kín của thế giới nội tâm nhân vật. Khi người kể lộ diện với ngôi thứ nhất xưng tôi, người đọc có thể thấy được cận cảnh tâm hồn nhân vật với mọi sắc thái cảm xúc phức tạp đan xen trong dòng hồi ức. Trần thuật với hình thức người kể giấu mình tạo nên một sự gián cách giữa người kể và câu chuyện. Nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ, trong một bối cảnh rộng hơn trong đó không chỉ có nhân vật tôi mà còn nhiều số phận khác. Tính cách nhân vật cũng được soi rọi ở nhiều góc độ nên sẽ chân thật hơn, khách quan hơn. Sắp xếp các phương thức trần thuật linh hoạt như thế làm cho câu chuyện được kể không đơn điệu, không gây cảm giác nhàm chán nặng nề từ phía người đọc. Câu chuyện cứ diễn ra tự nhiên như không hề có sự sắp đặt sẵn mà vẫn rất chân thật, dung dị và đạt được hiệu quả nghệ thuật. KẾT LUẬN Trong bức tranh chung của văn chương đầu thế kỷ XXI, tiểu thuyết Việt nam đã có nhiều sự đột phá, sáng tạo về quan niệm nghệ thuật và phương diện nghệ thuật. Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao tuy không phải là một đột phá bất ngờ nhưng cũng ít nhiều thể hiện sự sáng tạo riêng trong bối cảnh chuyển biến chung của văn học Việt Nam hiện nay. Với lối viết giản dị, chân thật, nghệ thuật kể chuyện tự nhiên - theo một kỹ thuật riêng - cũng đã đem lại hiệu quả nghệ thuật đáng kể cho tác phẩm. Tiểu thuyết này cũng đã góp phần làm phong phú, đa dạng hơn cho bức tranh tiểu thuyết hiện nay. 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bakhtin, M. (1998). Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Bản dịch tiếng Việt của Phạm Vĩnh Cư). Hà Nội: Trường viết văn Nguyễn Du. G. N. Pospelov. (Chủ biên). (1985). Dẫn luận nghiên cứu văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. Lê Huy Bắc. (2012). Văn học hậu hiện đại, lý thuyết và tiếp nhận. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Liễu Trương. (2011). Phân tâm học và phê bình văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Phụ nữ. Lộc Phương Thủy. (2007). Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX (tập 1 & 2). Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. Mạc Can. (2010). Tuyển tập Mạc Can. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên. Milan Kundera. (1998). Nghệ thuật tiểu thuyết. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng. Phương Lựu. (Chủ biên). (1997). Lý luận văn học. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. Trần Đình Sử. (Chủ biên ). (2008). Lý luận văn học (tập 2). Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Trần Đình Sử. (2005). Dẫn luận Thi pháp học. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. 114