Microsoft Word - BAI KHAO HACH GIOI TU TY KHEO 2017

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Đàm Loan và Đạo Xước

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5

PHẬT THUYẾT KINH XƯNG TÁN TỊNH ĐỘ PHẬT NHIẾP THỌ PHẬT THUYẾT KINH XƯNG TÁN TỊNH ÐỘ PHẬT NHIẾP THỌ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Quyển Số 12, Kinh số

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

TRUYỀN THỌ QUY Y

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

daithuavoluongnghiakinh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Code: Kinh Văn số 1650

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

S LUẬN KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác giả: Bồ tát Vô Trước. Há dịch: Đời Tù, Đại sư Đạt Ma Ngập Đa. Vi t

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Microsoft Word - V doc

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Giới văn trích lục từ Ưu Bà Tắc Giới Kinh do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch chú Giới bổn Bồ tát tại gia

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ

PHẬT ĐẢN 2643 PHẬT LỊCH 2563 TỲ KHEO THÍCH THẮNG GIẢI NIỆM ĐỊNH TUỆ HỮU LẬU VÀ NIỆM ĐỊNH TUỆ VÔ LẬU ẤN HÀNH MÙA PHẬT ĐẢN 2019 MELBOURNE - ÚC CHÂU

Kinh A Di Da - Ban Viet Dich Van Phat Thanh Thanh

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Đạo Phật Không Phải Là Đạo Ăn Chay Đối với đạo Phật, món ăn không làm cho con người trở nên thanh tịnh. Vật thực không thể tạo nên một pháp môn tu hàn

Nam Tuyền Ngữ Lục

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Trọn bộ 24 tập) TẬP 14 Hán Dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt Dịch: HT.Trí Nghiêm Khảo Dịch: HTThiện Siêu Sàigòn -

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - kinh-daibatnehoan-13

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

NGHI THỨC TỤNG GIỚI BỔ TÁT HT Trí Tịnh Soạn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namth

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Tam Quy, Ngũ Giới

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Thuyết minh về truyện Kiều

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Niệm Phật Tông Yếu

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

PHẬT LỊCH 2515 THỜI KHÓA TỤNG CHIỀU KỶ NIỆM MÙA KIẾT HẠ AN CƯ NĂM KỶ HỢI 1959 BÀI KỆ CỦA THẤT PHẬT Chư ác mạc tác (Chư Phật dạy rành:) Chúng thiện phụ

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Tác giả: Dromtoenpa

Kinh Hồng Danh Lễ Sám (tập 2) Tác giả : Thích Huyền Vi Phật Lịch 2539 ĐỨC PHẬT NÓI

Pháp Môn Niệm Phật

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

I _Copy

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Mật Tạng Bộ 2 - No 973 (Tr.377 Tr.383) TÔN THẮNG PHẬT ĐẢNH CHÂN NGÔN DU GIÀ PHÁP _QUYỂN HẠ_ Phạn Hán dịch: Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY Việt dịch: Sa Môn THÍC

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Microsoft Word - TRAO Ð?I V?I N? CA SI B?O Y?N - Ban Biên T?p T?p Chí Quy Nguyên.doc

doc-unicode

KINH DƯỢC SƯ 275 NGHI THƯ C TỤNG KINH DƯƠ C SƯ -----***----- (Thă p đe n đô t hương, đư ng ngay ngă n, chă p tay ngang ngư c, chu lê mâ t niê m) CHU T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

Long Thơ Tịnh Độ

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

447 PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP TT. Thích Phước Đạt * Không phải ngẫu nhiên, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Microsoft Word - Kinh A Di Da.doc

Bản ghi:

ĐẠI GIỚI ĐÀN PHÁP LOA 2017 PHẦN THI DÀNH CHO GIỚI TỬ TỲ-KHEO NỘI DUNG SƠ LƯỢC VỀ THIỀN SƯ PHÁP LOA... 2 A. THI KHẢO HẠCH... 4 I. GIÁO LÝ CĂN BẢN... 4 II. KINH... 6 III. LUẬT... 8 IV. LỊCH SỬ... 11 B. TỤNG LUẬT (tụng 4 cuốn Luật Trường hàng)... 14 C. THI TỰ LUẬN (khi thi viết sẽ phát đề)... 14 1

SƠ LƯỢC VỀ THIỀN SƯ PHÁP LOA TRONG PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN Kế thừa tư tưởng Thiền học của vua Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, v.v và tinh hoa của các dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường; vua Trần Nhân Tông đã tu chứng và thành lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, với Tông chỉ phản quan tự kỷ bổn phận sự bất tùng tha đắc và một sắc thái riêng của dòng thiền Trúc Lâm nước Việt là: Thiền-Giáo song hành. Phật giáo đời Trần đã trở thành quốc giáo vì tinh thần Trúc Lâm Yên Tử luôn khế hợp với lòng người và đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử của nước nhà...đến thập niên 70 của TK 20, HT Thiền sư Thích Thanh Từ đã dày công tu tập, tự trở lại với nguồn tâm mà gầy dựng lại Tông phong Yên Tử cho đến ngày nay. Như vậy, sơ Tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Phật Hoàng Trần Nhân Tông, một ông vua Phật. Ngài truyền Tổ vị cho Thiền sư Pháp Loa, và kế thừa Pháp vị là tam Tổ Huyền Quang. Tuy trụ thế có 47 năm, nhưng Thiền sư Pháp Loa đã để lại cho nền Phật giáo nước nhà một sự nghiệp vô cùng lớn lao: Phụng chiếu khắc bản gỗ và và kêu gọi quân dân hiến máu cho ấn bản Đại Tạng kinh đầu tiên ở Việt Nam vào thời Trần (1319) và tái bản năm 1329 (Tam Tổ Thực Lục). Ngài viết nhiều tác phẩm Thiền học, khắc bản gỗ cho ấn bản Tứ phần luật (1322), cùng các công trình văn hóa, kiến trúc, v.v... đã đưa Phật giáo thời Trần đến một đỉnh cao mới. Lần đầu tiên ở Việt Nam, văn phòng Trung Ương Giáo hội Phật giáo (chùa Vĩnh Nghiêm ở Lạng Giang) lưu trữ, cấp sổ bộ Tăng ni và hồ sơ quản lý tự viện, v.v Ngài phát nguyện: chư Phật và Bồ-tát có những hạnh nguyện nào, con nguyện thiết tha cầu học và làm theo. Dù chúng sinh có khen chê, khinh trọng, dù bố thí hay xâm đoạt, khi mắt thấy tai nghe cũng đều xin cứu độ, khiến cho tất cả đều tiến lên nấc thang giác ngộ, v.v " (Tam Tổ Thực Lục) Phương pháp nhiếp tâm (Tịnh giới) của Thiền sư Pháp Loa là:... trong hai mươi bốn giờ, ngoài dứt các duyên, trong tâm không dấy động. Tâm không dấy động nên cảnh đến vẫn an nhàn. Mắt không vì cảnh khởi phân biệt, thức không vì pháp trần mà dính mắc. Ra vào không giao thiệp gọi là ngăn dừng. Tuy gọi ngăn dừng mà chẳng phải ngăn dừng. Nên biết tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế. Đây gọi là giới Đại thừa, gọi là giới Vô 2

thượng, cũng gọi là giới Vô đẳng đẳng. Tịnh giới này dù Tiểu tăng cho đến Đại tăng đều phải gìn giữ. (Tam Tổ Thực Lục - HT. Thiền sư Thích Thanh Từ dịch) Trước lúc viên tịch, Ngài viết kệ: Muôn duyên cắt đứt một thân nhàn, Hơn bốn mươi năm giấc mộng tràng, Nhắn bảo mọi người thôi chớ hỏi, Bên kia trăng gió rộng thênh thang. (Thanh Từ Toàn Tập, tập 27) Giới sư có thể hỏi thêm về Thiền sư Pháp Loa trong bài SƠ LƯỢC. trên. 3

A. THI KHẢO HẠCH Giới tử thi khảo hạch 4 môn: 1. Giáo lý căn bản; 2. Kinh; 3. Luật; 4. Lịch sử. Mỗi môn có 5 câu hỏi, giám khảo chỉ hỏi 1 câu, mỗi câu được 5 điểm, tổng số điểm 4 môn cao nhất là 20. Nếu cộng điểm khảo hạch cả 4 môn nhỏ hơn 5 thì bị rớt. (Phần đáp án chỉ mang tính gợi ý, giới tử cần tham khảo thêm đả câu trả lời được phong phú và đầy đủ hơn) I. GIÁO LÝ CĂN BẢN 1. Câu hỏi 1 (5 điểm) - Tôn chỉ và mục đích của đạo Phật là gì? (2đ) - Phương châm thực hành thế nào? (3đ) - Tôn chỉ của đạo Phật là Từ bi, Trí tuệ và Dũng cảm. Mục đích của đạo Phật là giác ngộ, giải thoát khỏi luân hồi. - Phương châm thực hành là: Tự lợi: tu hành thanh tịnh, giới đức trang nghiêm, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ tam đồ. Lợi tha: rộng lòng từ bi, đem ánh sáng chân lý của đạo giác ngô giải thoát đến với chúng sinh. 2. Câu hỏi 2 (5 điểm) - Tứ Diệu Đế là gì? Có bao nhiêu phẩm trợ đạo? Hãy kể tên. (3đ) - Tứ Diệu Đế có mấy vòng nhơn quả? - Tu pháp Tứ Đế sẽ chứng đắc những quả vị nào? - Tứ Diệu Đế là 4 sự thật chắc chắn không bao giờ thay đổi làm nền tảng, có công năng giải thoát sanh tử luân hồi, bốn sự thật đó là: 1. Khổ đế; 2. Tập đế; 3. Diệt đế; 4. Đạo đế. Trong Tứ Đế có 37 phẩm trợ đạo đó là: Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Chánh Đạo Phần. - Tứ Diệu Đế có hai vòng nhân quả: Tập đế, Khổ đế là nhân và quả thế gian. Đạo đế, Diệt đế là nhân và quả xuất thế gian. 4

- Tu pháp Tứ Đế sẽ chứng đắc được 4 quả vị Thanh Văn: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A na hàm, A-la-hán. 3. Câu hỏi 3 (5 điểm) - Do những nhân duyên nào mà con người phải chịu luân hồi trong sanh tử? (1đ) - Trong pháp thập nhị nhân duyên có bao nhiêu chi phần? Hãy kể tên. (1đ) - Tu pháp gì để thoát được vòng xích của 12 nhân duyên. (1đ) - Nhân hiện tại và nhân quá khứ ở chỗ nào trong 12 nhân duyên? (1đ) - Tu đắc pháp nhân duyên thì chứng được quả vị gì? (1đ) - Nhân duyên con người chịu luân hồi trong sanh tử là do vô minh, tham ái, chấp thủ. - Trong pháp thập nhị nhân duyên có 12 chi phần: Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. - Muốn thoát được vòng xích của 12 nhân duyên, ta phải tu pháp quán hoàn diệt 12 nhân duyên qua hai cách quán sau đây: quán căn bản vô minh (diệt vô minh gốc rễ) và quán chi mạt vô minh (diệt vô minh ngành ngọn). - Trong 12 nhân duyên, nhân hiện tại là ái, thủ, hữu; nhân quá khứ là vô minh, hành. - Tu đắc pháp nhân duyên thì chứng được quả vị Duyên giác. 4. Câu hỏi 4 (5 điểm) - Bồ tát đạo là gì? Bồ tát đạo có mấy độ? Hãy kể tên? (2đ) - Từ lúc sơ phát tâm cho đến khi thành Phật có bao nhiêu bậc Bồ tát? Hãy kể tên. (1đ) - Trong kinh Ưu bà tắc giới Bồ-tát có bao nhiêu hạng Bồ tát? (2đ) - Bồ tát đạo là con đường tu hành lục độ vạn hạnh, tự lợi, lợi tha, cứu độ chúng sanh, giải thoát sanh tử, nguyện thành Phật. Bồ tát đạo gồm có 6 độ là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. 5

- Từ lúc sơ phát tâm cho đến khi thành Phật có 52 bậc Bồ-tát đó là: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác và Diệu giác. - Trong kinh Ưu bà tắc Bồ tát Giới, có hai hạng Bồ tát: 1. Giả danh Bồ tát. 2. Thật nghĩa Bồ tát. Ngoài ra còn Bồ tát tại gia, Bồ tát xuất gia, Bồ tát thoái chuyển, Bồ tát bất thoái. Lại nữa, có ba hạng Bồ tát đó là: Trí tuệ Bồ tát, Tín đức Bồ tát, và Tinh tấn Bồ tát. 5. Câu hỏi 5 (5 điểm) - Thập-triền là gì? Hãy kể tên. (2đ) - Thập-sử là gì? Hãy kể tên. (2đ) - Thập-triền và Thập-sử tích tụ lại sẽ đưa chúng sanh đi về đâu? (1đ) - Thập-triền là 10 món trói buộc chúng sanh trong sanh tử do tham, sân, si phát khởi, tương ưng với tâm nhiễm ô, tạo các ác hạnh, khiến chúng sanh chìm đắm trong 3 cõi. Mười món trói buộc, đó là: 1. Vô tàm; 2. Vô quý; 3. Tật đố; 4. San; 5. Hối; 6. Thùy miên; 7. Trạo cử; 8. Hôn trầm; 9. Phẫn; 10. Phú. - Thập-sử là 10 món mê chấp, nó sai sử, khiến chúng sanh trôi lăn trong 3 cõi, đó là: 1. Tham; 2. Sân; 3. Si; 4. Mạn; 5. Nghi; 6. Thân kiến; 7. Biên kiến; 8. Tà kiến; 9. Kiến thủ; 10. Giới cấm thủ. - Thập-triền và Thập-sử tích tụ, khiến cho chúng sanh mê muội, lầm chấp thân tâm này là thật nên mãi buộc ràng trong sanh tử luân hồi, không thể giải thoát. II. KINH 1. Câu hỏi 1 (5 điểm) - Phật thuyết kinh Hoa Nghiêm lúc nào, ở đâu, và thuyết cho ai nghe? Bộ kinh này được lưu giữ ở đâu? (3 đ) - Bộ kinh này ai phát hiện ra? (2 đ) - Khi mới thành đạo nơi cội Bồ-đề, đức Phật ở trong định mà thuyết kinh Hoa Nghiêm cho chư Bồ-tát nghe. Theo truyền thuyết, kinh Hoa Nghiêm được lưu giữ ở Long Cung. - Bộ kinh này do Bồ-tát Long Thọ xuống Long Cung thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ mà soạn ra. 6

2. Câu hỏi 2 (5 điểm) - Tứ y pháp là gì? Hãy kể tên. (2,5 đ) - Liễu nghĩa kinh và bất liễu nghĩa kinh khác biệt thế nào? (2,5 đ) - Tứ y pháp là 4 phương pháp cần dùng đến, như sau: 1. Y pháp bất y nhân. 2. Y nghĩa bất y ngữ. 3. Y trí bất y thức. 4. Y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh. - Liễu nghĩa kinh là kinh chỉ thẳng chân tâm, Phật tánh, do đức Phật diễn nói để minh tâm kiến tánh cho hàng đại căn, đại trí, như: Kinh Bát Nhã, Kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa, v.v Bất liễu nghĩa kinh là kinh chỉ các pháp môn phương tiện, do đức Phật diễn nói để dẫn dắt hàng sơ cơ tu trì, khi thuần thục mới nhận ra được chân tâm, Phật tánh của chính mình, như: Kinh A-Hàm, v.v 3. Câu hỏi 3 (5 điểm) - Tu pháp Thập Thiện được sanh về đâu? (1đ) - Tu pháp Thập Thiện gồm bao nhiêu điều giới? Hãy kể tên. (4đ) - Tu pháp Thập Thiện được sanh về cõi trời. - Tu pháp Thập Thiện gồm 10 điều giới, thể hiện qua thân khẩu ý như sau: Thân có 3 nghiệp lành: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Khẩu có 4 nghiệp lành: không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác. Ý có 3 nghiệp lành: không tham lam, không sân hận, không si mê. 4. Câu hỏi 4 (5 điểm) Vì sao đã thành bậc Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác mà đức Phật vẫn thường hay tọa thiền? 7

Đức Phật vẫn thường hay tọa thiền vì 3 nguyên nhân chính sau đây: - Thứ nhất là: đức Phật thường tọa thiền để tự điều thân. - Thứ hai là: đức Phật muốn răn nhắc hàng đệ tử về sau thường tinh tấn tọa thiền. - Thứ ba là: vì 3 đời chư Phật đều do pháp môn Thiền định mà được thành đạo. 5. Câu hỏi 5 (5 điểm) - Vì nguyên nhân gì mà đức Phật thị hiện ra cõi đời? (1 điểm) - Kinh điển của đạo Phật được kết tập mấy lần? (4 điểm) - Trong kinh Pháp Hoa có ghi: Vì một đại sự nhân duyên mà đức Phật thị hiện ra nơi đời để Khai, Thị chúng sanh Ngộ, Nhập Phật Tri kiến. (Tức là, đức Phật chỉ cho chúng sanh nhận được Tri Kiến Phật của chính mình). - Kinh điển của đạo Phật được kết tập 4 lần: III. LUẬT Lần thứ nhất: do ngài Ca-diếp cùng 500 vị Đại Tỳ-kheo A-la-hán kết tập (sau khi đức Phật nhập Niết-bàn 3 tháng). Lần thứ hai: do ngài Da-xá cùng 700 vị Đại Tỳ-kheo A-la-hán kết tập (sau khi đức Phật Niết-bàn khoảng 100 năm). Lần thứ ba: do vua A-dục khởi xướng, ngài Mục-liên-đế-tu cùng 999 vị Đại Tỳ-kheo A-la-hán kết tập (sau khi đức Phật Niết-bàn khoảng 300 năm). Lần thứ tư: do vua Ca-nị-sắc-ca khởi xướng, ngài Thế Hữu cùng 500 vị Đại Tỳ-kheo A-la-hán kết tập (sau khi đức Phật Niết-bàn khoảng 400 năm). 1. Câu hỏi 1 (5 điểm) - Sa-di là gì? Có mấy nghĩa, hãy giải thích? (3đ) - Có mấy hạng Sa-di? Giới tử thuộc về hạng Sa-di nào? (2đ) - Sa-di là dịch âm từ chữ Phạn (Sràmanera) chỉ cho hàng xuất gia thọ 10 giới. Sadi có ba nghĩa: 1. Tức từ: Dứt bỏ việc ác, thực hành từ bi. 2. Cần sách: Siêng năng tu học. 3. Cầu tịch: Ưa sự vắng lặng. 8

- Sa-di có 3 hạng: Khu ô Sa-di: Tuổi từ 7 đến 13. Ứng pháp Sa-di: Tuổi từ 14 đến 19. Danh tự Sa-di: Tuổi từ 20 đến 70. 2. Câu hỏi 2 (5 điểm) - Sa-di có mấy giới? Hãy kể ra. (2,5 đ) - Trong 10 giới của Sa-di, giới nào thuộc về tánh, giới nào thuộc về tướng? Giới nào được khai, giới nào bị giá? (2,5 đ) - Sa-di có 10 giới: 1. Không nên sát sanh, 2. Không nên trộm cướp, 3. Không nên dâm dục, 4. Không nên nói dối, 5. Không nên uống rượu, 6. Không nên mang vòng hoa hay xông ướp hương thơm, 7. Không nên nằm giường cao, rộng lớn, 8. Không nên ca múa, hát xướng và tự đi xem nghe, 9. Không nên ăn phi thời, 10. Không nên nắm giữ vàng bạc, châu báo. - Trong 10 giới của Sa-di, 4 giới đầu thuộc về tánh giới (còn gọi là giá: hoàn toàn cấm hẳn), 6 giới sau thuộc về tướng giới (còn gọi là khai: nghĩa là tùy từng trường hợp mà phương tiện được mở). 3. Câu hỏi 3 (5 điểm) - Người xuất gia, trước phải học môn gì? Sau 5 năm thì học môn gì? (1đ) - Hãy kể tên 22 Oai-nghi? (4đ) - Người xuất gia trước phải học môn giới luật. Năm năm về sau mới học kinh điển và tham thiền. - Hai mươi hai Oai-nghi có tên là: 1. Kính Tam bảo; 2. Kính Đại Sa-môn; 3. Thờ thầy; 4. Theo thầy ra đi; 5. Nhập chúng; 6. Theo chúng thọ thực; 7. Lễ bái; 8. Tập học kinh điển; 9. Nghe pháp; 10. Vào tự viện; 11. Theo chúng vào thiền đường; 12. Làm công tác; 13. Vào nhà tắm; 14. Vào nhà xí; 15. Nằm ngủ; 16. Vây quanh bếp lò; 17. Ở trong phòng; 18. Đến nhà Đàn-việt; 19. Khất thực; 20. Vào xóm làng; 21. Mua đồ; 22. Phàm làm việc không được tự ý. 9

4. Câu hỏi 4 (5 điểm) - Sa-di có mấy đức? Hãy kể tên. (2,5 đ) - Mười pháp số là gì,?hãy kể tên. (2,5 đ) - Sa-di có 5 đức: Phát tâm xuất gia vì cảm bội Phật pháp. Hủy bỏ hình đẹp vì thích ứng pháp y. Cắt ái từ thân, vì không còn thân sơ. Xả bỏ thân mạng vì tôn sùng Phật pháp. Chí cầu Đại thừa vì hoá độ chúng sanh. - Mười pháp số là căn bản của luận học Phật giáo, dù chỉ mười pháp số này, nhưng triết thuyết và phương pháp của Phật giáo vẫn có đủ. Mười pháp số bao gồm: 1. Hết thảy chúng sanh đều nhờ ăn uống, 2. Danh và sắc, 3. Biết ba thọ, 4. Bốn đế, 5. Năm ấm, 6. Sáu nhập, 7. Bảy giác chi, 8. Tám chánh đạo, 9.Chín nơi chúng sanh ở, 10. Mười nhất thiết nhập (tất cả các pháp đều quy về trong pháp giới tánh). 5. Câu hỏi 5 (5 điểm) - Thế nào là khai, giá, trì, phạm? Hãy giải thích? (2,5 đ) - Thế nào là danh, chủng, tánh, tướng? Hãy giải thích? (2,5 đ) - Khai: là mở ra, là cho làm. Giá: là ngăn cấm, là không cho làm. Trì: là giữ gìn, như thọ giới thì phải trì giới luật cho thanh tịnh. Phạm: là vi phạm, như thọ giới mà không trì giới cho thanh tịnh thì tức là phạm. - Danh: là tên chỉ cho mỗi giới, như không nên sát sanh, không nên trộm cắp, v.v Chủng: là chủng loại hay nhóm giới, như giới trọng, giới khinh. Tánh: là tâm tánh, là tánh chất bên trong; như giữ gìn giới luật để tâm tánh được thanh tịnh. Tướng: là hình tướng bên ngoài; như giữ gìn giới luật để không vi phạm những điều ác. 10

IV. LỊCH SỬ 1. Câu hỏi 1 (5 điểm) - Đức Phật đản sanh ở đâu? Lúc mới đản sanh, Ngài có tên là gì? Là con của ai, thuộc giai cấp nào? (1đ) - Đức Phật đản sanh ngày, tháng, năm nào? (1đ) - Đức Phật đản sanh ở thành Ca-tỳ-la-vệ, phía Bắc Trung Ấn. Lúc mới đản sanh, Ngài có tên là Tất-đạt-đa. Ngài là con của vua Tịnh-phạn và hoàng hậu Ma-da, thuộc giai cấp Sát-đế-lợi. - Đức Phật đản sanh ngày 15 tháng 4 lịch Vésak, năm 625 trước Công Nguyên. Theo lịch Trung Quốc, Ngài sanh ngày 08 tháng 04, thời vua Châu Chiêu Vương. 2. Câu hỏi 2 (5 điểm) - Vì sao Thái tử Tất-đạt-đa đang sống trong cung vàng điện ngọc mà muốn vượt thành đi xuất gia? (2đ) - Thái tử Tất-đạt-đa xuất gia vào ngày nào? Lúc Ngài bao nhiêu tuổi? (1đ) - Thái tử tuy sống trong cung vàng điện ngọc, nhưng vì Ngài ấn tượng trong ngày lễ Hạ-điền, chứng kiến bốn cảnh khổ (sanh, già, bệnh, chết) của nhân sinh khi dạo chơi nơi 4 cửa thành, và đặc biệt là Ngài nhìn thấy hình ảnh vị Sa-môn với dung nghi siêu trần, thoát tục, Ngài vô cùng kính ngưỡng. Tất cả những ấn tượng ấy đã thôi thúc Thái tử sớm tìm đường giải thoát, để rồi cuối cùng, Ngài quyết tâm xuất gia tìm đạo. - Theo sử liệu Bắc truyền, Thái tử xuất gia ngày 08 tháng 2 âm lịch, khi Ngài 19 tuổi. Theo sử liệu Nam truyền là ngày 15 tháng 4 âm lịch, khi Ngài 29 tuổi. 3. Câu hỏi 3 (5 điểm) - Sau khi xuất gia, Thái tử học đạo với ai? Đã trải qua những thử thách gì? (1đ) - Thái tử đã tu pháp môn nào mà thành đạo? (2đ) - Thái tử thành đạo vào khi nào? Lúc đó Ngài bao nhiêu tuổi? (2đ) 11

- Sau khi xuất gia, Thái tử trải qua 5 năm tầm cầu học đạo với những vị đạo sĩ trứ danh như A-ra-ta-ca-la-ma, Uất-đầu-lam-phất,v.v... và trải qua 6 năm với các phép tu khổ hạnh, nhưng vẫn chưa tìm ra được chân lý (chưa làm chủ được sanh, lão, bệnh, tử). Sau cùng, Ngài quyết định từ bỏ các phép tu trên. - Sau khi rời bỏ lối tu khổ hạnh. Ngài ngồi dưới cội Bồ-đề và phát nguyện: "Dù cho thịt nát xương tan, nếu không thành đạo, ta thề không rời khỏi nơi này." Ngài thiền định dưới cội Bồ-đề suốt 49 ngày đêm, vào đêm thứ 49, khi sao Mai vừa mọc, Ngài đã chứng được đạo quả (làm chủ sanh, lão, bệnh, tử). Như vậy, Thái tử đã tu pháp môn Thiền định mà thành đạo. - Theo sử liệu Bắc truyền, sau khi Ngài chiến thắng tất cả nội ma, ngoại chướng, rạng sáng ngày 08 tháng 12 âm lịch, Ngài chứng quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Lúc đó, Ngài 30 tuổi. Theo sử liệu Nam truyền là ngày 15 tháng 4 âm lịch. Lúc đó, Ngài 35 tuổi. 4. Câu hỏi 4 (5 điểm) - Sau khi thành đạo, đức Phật du hóa ở những nơi nào? Trải qua bao nhiêu năm? (1đ) - Đại Tạng kinh Phật được chia làm mấy phần? Tổng cộng có bao nhiêu bộ và bao nhiêu quyển? (1 đ) - Kinh Phật được kết tập thành bao nhiêu thể loại? Gồm có những thể loại gì? Trải qua bao nhiêu pháp hội? (2đ) - Đức Phật nhập Niết-bàn khi nào? Ở đâu? (1đ) - Sau khi thành đạo, đức Phật đến vườn Lộc-uyển, ở xứ Ba-la-nại, thuyết pháp Tứdiệu-đế độ năm anh em Kiều-trần-như, sau đó, đức Phật vân du khắp xứ Ấn Độ, không nơi nào mà không có dấu chân của Ngài đi giáo hoá. Theo sử liệu Bắc truyền, đức Phật thuyết pháp 49 năm; theo sử liệu Nam truyền là 45 năm. - Căn cứ theo Phật Quang Đại Từ Điển, Đại Tạng kinh Phật gồm Toàn Tạng, phân làm hai phần (Chánh Tạng và Tục Tạng). Tổng cộng có 2.920 bộ, gồm 11.970 quyển. 12

- Kinh Phật được kết tập thành 12 thể loại, bao gồm: Trường hàng, Trùng tụng, Cô khởi, Thí dụ, Nhân duyên, Tự thuyết, Bổn sanh, Bổn sự, Vị tằng hữu, Luận nghị, Phương quảng, Kí biệt. Trải qua trên 300 Pháp hội. - Theo sử liệu Bắc truyền, đức Phật nhập Niết-bàn vào ngày 15 tháng 02 âm lịch, theo sử liệu Nam truyền là vào ngày 15 tháng 4 âm lịch. Tại rừng Sa-la (Song thọ), thuộc thành Câu-thi-na. 5. Câu hỏi 4 (5 điểm) - Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, giáo pháp được truyền bá tới đâu? Tăng đoàn lúc đó chia làm mấy Hệ phái? (1đ) - Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào năm nào? Gồm bao nhiêu Tông phái và Hệ phái? Hãy kể tên. (4đ) - Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn khoảng 100 năm, giáo pháp của Ngài được truyền bá sang các nước lân cận, như các nước Trung Á (thuộc các nước trung tâm châu Á, như Kazakhstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan) rồi lần lượt sang Việt Nam, Trung Hoa, Tây Tạng, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước miền nam Châu Á. Lúc đó giáo đoàn chia làm hai Hệ phái là Thượng toạ bộ và Đại chúng bộ. - Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập ngày 07/11/1981, gồm 3 Tông phái chính: Nam tông, Bắc tông và Khất sĩ, trong đó có 9 Hệ phái như sau: 1. Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam. 2. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. 3. Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền Việt Nam. 4. Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước Hồ Chí Minh. 5. Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam (Nam Tông). 6. Giáo Hội Thiên Thai Giáo Quán Tông. 7. Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam. 8. Hội Đoàn Kết Sư Sãi Yêu Nước Miền Tây Nam Bộ. 9. Hội Phật Học Nam Việt. 13

6. Câu hỏi 5 (5 điểm) - Giáo hội Phât giáo Việt Nam đã trải qua mấy đời Pháp chủ? Hãy kể Tôn danh. (2,5đ) - Giáo hội Phât giáo Việt Nam đã có bao nhiêu vị làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung Ương? Hãy kể Tôn danh. (2,5đ) - Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã trãi qua 3 đời Pháp chủ. 1. Vị pháp chủ đời thứ nhất: Cố HT. THÍCH ĐỨC NHUẬN. 2. Vị pháp chủ đời thứ hai: Cố HT. THÍCH TÂM TỊCH. 3. Vị pháp chủ đời thứ ba: HT. THÍCH PHỔ TUỆ. - Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có 3 vị Hòa thượng làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự. 1. Vị Chủ tịch HĐTS thứ nhất: Cố HT. THÍCH TRÍ THỦ. (1981-1984; viên tịch 02/03/Giáp Tý). 2. Vị Chủ tịch HĐTS thứ hai: Cố HT. THÍCH TRÍ TỊNH. (1984-2014; viên tịch 28/02/Giáp Ngọ). 3. Vị Chủ tịch HĐTS thứ ba: HT. THÍCH THIỆN NHƠN. (2014 đến nay). TỤNG LUẬT (tụng 4 cuốn Luật Trường hàng) THI TỰ LUẬN (khi thi viết sẽ phát đề) 14