TUỆ QUANG 慧光 FOUNDATION

Tài liệu tương tự
KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Niệm Phật Tông Yếu

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Con Đường Khoan Dung

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Code: Kinh Văn số 1650

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Long Thơ Tịnh Độ

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Microsoft Word - V doc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

Oai đức câu niệm Phật

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

Microsoft Word - 08-toikhongquen

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - No.667.doc

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

Ñaïo nhöït thöôøng haønh do chieáu cuûa ñöùc Khöông Thaùi coâng môøi ñöùc Lyù Giaùo toâng giaùng taïi Nguõ phuïng Kyø sôn giaùo ñaïo

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Phần 1

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Document

KINH DƯỢC SƯ 275 NGHI THƯ C TỤNG KINH DƯƠ C SƯ -----***----- (Thă p đe n đô t hương, đư ng ngay ngă n, chă p tay ngang ngư c, chu lê mâ t niê m) CHU T

ẤN QUANG ĐẠI SƯ KHAI THỊ Nhân Quả Kiêng Giết Phóng Sanh Ăn Chay Luân Hồi Lục Đạo (Trích Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Chánh Biên Tục Biên Tam Biên) Chuyển

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

TruyenGiaBaoThienTongTrucChi[1].doc

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Nghị luận về thời gian

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

daithuavoluongnghiakinh

TUỆ QUANG 慧光 FOUNDATION

Tam Quy, Ngũ Giới

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Great Disciples of the Buddha

Kinh Từ Bi

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Cái Chết

NGHI THỨC TỤNG GIỚI BỔ TÁT HT Trí Tịnh Soạn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namth

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM A Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình Lời chúa: Mt 16, Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

CHƯƠNG 1

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Tác giả: Dromtoenpa

Bản ghi:

Đại Tạng Kinh_ Tập 1_ No.17 PHẬT NÓI KINH NGƯỜI CON CỦA THIỆN SINH Hán dịch: Đời Tây Tấn_ Sa Môn CHI PHÁP ĐỘ Việt dịch: HUYỀN THANH Nghe như vầy. Một thời Chúng Hữu (Bhagavat: một Hiệu của Đức Thế Tôn) đi đến núi Kỳ Xà Quật (Gṛdhrakūṭa: núi Linh Thứu) ở La Duyệt Kỳ (Rājagṛha:Vương Xá). Lúc đó vị cư sĩ Thiện Sinh (Sujàta) bị bệnh tật rất nặng, răn dạy người con rằng: Sau khi Ta mất, con nên vái lạy sáu phía (6 hướng) Vào ngày khác thời Thiện Sinh mất mạng. Người con (tên là Sīṅgālaka:Tác Thiện Sinh) liền tôn kính đưa tiễn, cúng dường, làm tang lễ xong xuôi rồi luôn luôn thức dậy sớm, tắm gội, mặc áo mới, ở trên mặt nước (? bên bờ sông) bái yết sáu phía rồi nói rằng: Tôi xin cung kính nghiêm túc kính lễ mầm giống sinh ở phương Đông. Cầu xin loài ấy cũng lại tôn kính tôi như vậy. Vòng khắp phương Nam, phương Tây, phương Bắc, phương trên, phương dưới mỗi một phía đều đồng một lời khấn. Bấy giờ, sáng sớm Đức Phật mặc áo, cầm bình bát muốn đi vào thành, nhìn thấy người con của cư sĩ Thiện Sinh ở trên mặt nước, bái yết sáu phía như vậy. Chúng Hữu (Đức Thế Tôn) liền đến, rồi hỏi rằng: Này người con của cư sĩ! Ngươi nghe thế nào mà ngay lúc sáng sớm, thức dậy, tắm gội, mặc áo mới, bên trên mặt nước, bái yết sáu phía rồi tự nói cung kính nghiêm túc vái lạy ở các phương rồi lại muốn cho phương ấy tôn kính mình. Đấy là Pháp của vị Thầy nào? Hỡi người con của Thiện Sinh! Người con của Thiện Sinh đáp rằng: Khi cha của con sắp chết, trước đó có dạy bảo điều này cho nên con phải tuân hành, chứ chẳng phải nghe từ vị Thầy nào cả Chúng Hữu (Đức Thế Tôn) bảo rằng: Này người con của cư sĩ! Lời cha ngươi đã nói, chẳng phải là sáu phương này vậy. Một mai, tờ mờ sáng chỉ ngồi, hướng về sáu phía mà ham muốn. Như có bốn phía, làm điều nhơ xấu thời chẳng thể hối hận kịp, tức thân ấy bị chết, tinh thần sẽ sinh vào đường ác, trong Địa Ngục. Phàm con người do bốn việc này phải chịu lao nhọc nên phải hiểu biết. Thế nào là bốn? 1_ Yêu thích sát sinh. 2_ Yêu thích trộm cắp 3_ Làm điều dâm tà 4_ Ưa thích nói dối. Đức Phật tụng nghĩa ấy là: Sát sinh và trộm cắp Lọc lừa, ưa nói nói Hướng đến vợ người khác Người Trí chẳng hề khen

Lại, người con của cư sĩ! Có bốn việc dẫn đến đường ác. Thế nào là bốn? 1_ Ham muốn (dục) 2_ Giận dữ (nộ) 3_ Ngu si (si) 4_ Sợ hãi (úy). Có Dục, giận, si, sợ Chẳng nương nhận Chính Pháp Đấy gọi là chốn thấp Giống như trăng khuyết dần Không dục, giận, si, sợ Mà nương nhận Chính Pháp Đấy gọi là chốn cao Giống trăng đang tròn đầy Lại, người con của cư sĩ! Có sáu tai vạ làm tiêu tan tiền của, đi vào đường ác... cần phải hiểu biết. Thế nào là sáu? 1_ Nghiền rượu, chơi bời buông thả. 2_ Chẳng đúng thời đi vào phòng của người khác. 3_ Cờ bạc, chơi bời buông thả. 4_ Rất ưa thích kỹ nhạc 5_ Chơi với bạn ác 6_ Lười biếng Uống rượu, vào phòng khác Thích cờ bạc, hát xướng Bạn ác với lười biếng Bậc Thánh Triết chẳng khen. Phàm Rượu có sáu điều chính đáng nên biết. Thế nào là sáu? _ Làm tiêu tan tiền của _ Dẫn đến bệnh tật, _ Dấy lên sự tranh đấu _ Gây nhiều sự giận dữ, _ Bị mất danh dự _ Bị hao tổn Trí. Do có điều xấu này liền phế bỏ sự nghiệp, tiền của chưa đến thì chẳng thể có được, làm tiêu tan tiền của đã được giúp đỡ, vốn tích trữ bị hao hết. Dâm Tà có sáu điều chính đáng nên biết. Thế nào là sáu?

_ Chẳng tự bảo vệ được thân mình _ Chẳng thể che chở vợ con _ Chẳng thể giúp đỡ gia thuộc _ Do nghi ngờ nên sinh điều ác _ Kẻ oan gia được dịp thuận tiện gây hại _ Bị mọi điều khổ bủa vây. Do có điều xấu này liền phế bỏ sự nghiệp, tiền của chưa đến thì chẳng thể có được, tiền của đã có được bị tiêu tan, vốn tích trữ bị hao hết. Cờ bạc có sáu điều chính đáng nên biết. Thế nào là sáu? _ Khi thắng liền sinh oán thù _ Khi thua ắt nổi nóng _ Khiến cho bạn bè lo lắng _ Kẻ oan gia thích thú _ Bị ngục tù, lo lắng diều xấu _ Bị mọi người nghi ngờ. Do có điều xấu này liền phế bỏ sự nghiệp, tiền của chưa đến thì chẳng thể có được, tiền của đã có được bị tiêu tan, vốn tích trữ bị hao hết. Ưa thích kỹ nhạc có sáu điều chính đáng nên biết. Thế nào là sáu? _ Để tâm vào điệu múa _ Để tâm vào lời ca _ Để tâm tại dây đàn _ Để tâm tại nhịp phách _ Để tâm vào cái trống _ Để tâm vào các việc ấy. Do có điều xấu này liền phế bỏ sự nghiệp, tiền của chưa đến thì chẳng thể có được, tiền của đã có được bị tiêu tan, vốn tích trữ bị hao hết. Bạn ác có sáu điều chính đáng nên biết. Thế nào là sáu? _ Tập cho say sưa, mê muội _ Tập cho mù mờ, rối loạn _ Tập cho phóng túng buông thả _ Tập quen với nhà bán rượu _ Tập quen với kẻ tiểu nhân _ Tập quen với lời nói thô bỉ. Do có điều xấu này liền phế bỏ sự nghiệp, tiền của chưa đến thì chẳng thể có được, tiền của đã có được bị tiêu tan, vốn tích trữ bị hao hết. Lười biếng có sáu điều chính đáng nên biết. Thế nào là sáu? _ Lúc no chẳng chịu làm

_ Khi đói chẳng chịu làm _ Lúc lạnh chẳng chịu làm _ Lúc nóng chẳng chịu làm _ Sáng sớm chẳng chịu làm _ Chiều tối chẳng chịu làm. Do có điều xấu này liền phế bỏ sự nghiệp, tiền của chưa đến thì chẳng thể có được, tiền của đã có được bị tiêu tan, vốn tích trữ bị hao hết. _Ưa sắc đẹp, ca múa Ngày nghỉ, đêm theo nó Bạn ác với lười biếng Kẻ sĩ hao tổn lớn _Cờ bạc, rượu, hoảng sợ Tâm để tại người nữ Xa hiền mà gần ngu Huỷ nát giống trăng tàn _Hành thân (lập thân ở đời) tự kiêu ngạo Khinh huỷ Đạo Sa Môn Hành Tà Kiến, keo kiệt Ðấy là kẻ Mạn Đãng (?kẻ nhờn láo đáng bị khinh bỉ) _Phàm rượu hại tiền của Ít lợi, uống càng khát Nước bệnh thêm nợ nần Làm loạn nguy thân bệnh. _Hoặc dùng rượu kết bạn Hoặc vì rượu phạm pháp Nếu muốn lợi, tốt đẹp Do nén nhịn việc này. _Hoặc ngày như giữ Giới Mờ tối phạm trộm cắp Sẽ y theo lò rượu Như đây, chớ gần gũi. _Chẳng từ lạnh đến nóng Như cỏ chẳng quý mình Tinh tiến sửa sự nghiệp Lợi ấy là tổn hại. _Nếu chịu được nóng lạnh

Như cỏ chẳng quý mình Tinh tiến sửa sự nghiệp Liền yên, lại có ích. _Quen xuống, tiêu tan dần Tập lên, chưa từng tổn Khéo theo Tôn Siêu Nhiên (cao siêu xuất chúng) Làm Thiện ắt được Thiện (Kuśala). _Rất Thiện liền gặp Thiện Tin Thiện, hay gom tập Điều thân thích ưa chuộng Phụng Giới để diệt ác _Thế nên cần tập làm Đã có làm, lại làm Kẻ ấy trên thân thích Như vua đến nơi Chúng. Lại nữa, này người con của Cư Sĩ! Có bốn loại giống như bạn nhưng chẳng phải là bạn nên hiểu biết. Thế nào là bốn? _ Chọn lấy vật lạ _ Nói lời nịnh hót _ Yêu thương ngoài mặt _ Dạy bảo điều sai quấy Bạn chọn lấy vật lạ Nói tốt đẹp thuận tai Bàn bạc, luôn nịnh nọt Dạy Tà bậy, hiểm nguy Ðây chẳng phải là bạn Người Trí chẳng làm bạn Ðã biết, nên lìa xa Giống ra khỏi đường xấu. Bạn chọn lấy vật lạ nên dùng bốn việc để biết. Thế nào là bốn? _ Tham lam chọn lấy vật ấy _ Cho ít mà mong muốn nhiều. _ Vì sợ cho nên theo làm quen _ Vì lợi cho nên theo làm quen

Phàm đã lấy vật ấy. Cho ít mà muốn nhiều Làm quen vì sợ, lợi Người tham, bạn đúng thế. Ðây chẳng phải là bạn Người Trí chẳng làm bạn Ðã biết, nên lìa xa Giống ra khỏi đường xấu. Bạn nói lời nịnh hót, nên dùng bốn việc để biết. Thế nào là bốn? _ Nói chuyện riêng tư của người _ Tự dấu chuyện riêng tư của mình; _ Gặp mặt, dối trá khen tốt lành _ Lui ra liền dấy lời nói xấu Thích nói chuyện của người Chuyện của mình, tự dấu Gặp mặt khen tốt lành Lui ra liền nói xấu Ðây chẳng phải là bạn Người Trí chẳng làm bạn Ðã biết, nên lìa xa Giống ra khỏi đường xấu. Bạn chỉ yêu thương ngoài mặt nên dùng bốn việc để biết. Thế nào là bốn? _ Nói việc yếu kém đã qua của người. _ Ngầm tìm lỗi ở tương lai; _ Cho chẳng lấy làm qúy _ Mong muốn người có tai hoạ. Làm điều chẳng thể làm Bất lợi, nói dối trá Cho, chẳng lấy làm qúy Nguyện người nguy, cầu mình. Ðây chẳng phải là bạn Người Trí chẳng làm bạn

Ðã biết, nên lìa xa Giống ra khỏi đường xấu. Bạn dạy bảo điều sai quấy, nên dùng bốn việc để biết. Thế nào là bốn? _ Đem việc sát sinh để khuyên bảo người _ Đem việc trộm cắp để khuyên bảo người _ Đem việc Dâm Tà để khuyên bảo người _ Đem việc lừa dối để khuyên bảo người Sát sinh với trộm cắp Lọc lừa, nói dối trá Hướng đến vợ người khác Khuyên người làm điều này Ðây chẳng phải là bạn Người Trí chẳng làm bạn Ðã biết, nên lìa xa Giống ra khỏi đường xấu. Lại người con của Cư Sĩ! Có bốn loại bạn vì lòng nhân từ sáng suốt, muốn lợi cho người nên hiểu biết. Thế nào là bốn? 1_Cùng chung khổ, vui 2_Cùng làm lợi cho nhau 3_ Cùng gây tạo Bản Nghiệp 4_ Vì lòng nhân từ thương xót. Cùng người chung an, nguy Thâu nhiếp làm thiện lợi Hậu đãi sự nghiệp người Thương xót dẫn đường chính. Như đây mới là bạn Nơi kẻ Trí làm quen Nên làm theo người này Lợi ích, chẳng làm ác. Bạn cùng chung khổ vui, nên dùng bốn việc để biết. Thế nào là bốn? _ Đem cho vật báu của mình; _ Đem lại lợi ích cho vợ con _ Đem cho hết thảy người trong nhà

_ Nói lời trung thực nhẫn nhịn Đem cho lợi của mình Có tài lợi cũng cho Cho để lợi trong nhà Nói trung thực nhẫn nhịn. Như đây mới là bạn Nơi kẻ Trí làm quen Nên làm theo người này Lợi ích, chẳng làm ác. Bạn cùng làm lợi cho nhau, nên dùng bốn việc để biết. Thế nào là bốn? _ Chẳng nói chuyện riêng tư của người kia _ Chẳng dấu chuyện riêng tư của mình _ Gặp nhau nói lời tốt lành _ Nhanh chóng làm ngưng sự chê bai. Chẳng nói đời tư người Chẳng dấu đời tư mình Gặp nhau bàn nói tốt Nhanh chóng ngưng chê bai Như đây mới là bạn Nơi kẻ Trí làm quen Nên làm theo người này Lợi ích, chẳng làm ác. Bạn cùng gây tạo Bản Nghiệp, nên dùng bốn việc để biết. Thế nào là bốn? _ Làm lợi cho sự nghiệp _ Dùng sức tạo sự nghiệp _ Can ngăn sự phóng túng _ Dùng điều tốt lành để nuôi dưỡng. Dùng tài lợi dựng Nghiệp Dùng sức giúp cho yên Cắt mài sự phóng túng Nuôi dưỡng chí tốt lành

Như đây mới là bạn Nơi kẻ Trí làm quen Nên làm theo người này Lợi ích, chẳng làm ác. Bạn có lòng nhân từ thương xót, nên dùng bốn việc để biết. Thế nào là bốn? _ Khuyên dạy đứng vững để thành tựu niềm tin _ Khuyên dạy đứng vững để thành tựu Giới _ Khuyên dạy đứng vững để thành tựu điều đã nghe _ Khuyên dạy đứng vững để thành tựu sự bố thí Ðạo Tin (Śrāddha:tín), Giới (Śīla), nghe (Śruta:văn), cho (Dāna:bố thí) Luôn dùng khuyến hóa người. Như đây mới là bạn Nơi kẻ Trí làm quen Nên làm theo người này Lợi ích, chẳng làm ác. _ Lại, người con của Cư Sĩ! Phàm phía Đông giống như người con đối với cha mẹ vậy. Do đó người con nên dùng năm việc tôn kính chân chính, phụng dưỡng chân chính, an ổn chân chính đối với cha mẹ. Thế nào là năm? _ Nhớ nghĩ báo đáp việc nhà _ Mong được sửa sang, đảm nhận gánh vác việc nhà _ Mong được phân tích rõ sự việc để nhắc nhở can ngăn cha mẹ _Mong được thuận theo cung cấp nuôi dưỡng cha mẹ _ Mong được thấy cha mẹ vui mừng Cha mẹ lại nên dùng lấy năm việc yêu thương con cái. Thế nào là năm? _ Tạo hưng cơ nghiệp; _ Giúp cho lo tính việc lợi ích _ Giúp cho có con dâu đẹp _ Dạy bảo học Đạo Lý trong Kinh sách _ Liền đem hết thảy của cải giao phó cho con. Ðấy là hai phần được mong muốn của phương Ðông, là phép tắc được bậc Thánh xưa đã chế ra. Làm con phải hiếu thảo, làm cha mẹ phải thương yêu hết mực, kẻ sĩ Trượng Phu ước mong lợi ích mà Pháp lành (Kuśala-dharma: Thiện Pháp) chẳng bị suy kém.

_ Phàm phía Nam giống như Đệ Tử đối với người Thầy vậy. Do đó Đệ Tử nên dùng năm việc tôn kính chân chính, phụng dưỡng chân chính, an ổn chân chính đối với Thầy. Thế nào là năm? _ Mong muốn xét kỹ điều đã được nghe _ Mong muốn yêu thích điều đã học _ Mong muốn siêng năng hầu hạ Thầy _ Mong muốn không có hành vi lầm lỗi _ Mong muốn cúng dường Thầy Người Thầy lại nên dùng năm việc thương yêu dạy bảo Đệ Tử. Thế nào là năm? _ Dùng điều mình đã học để cho Đệ Tử học _ Đem hết nghề của mình để dạy bảo Đệ Tử. _ Khiến cho Đệ Tử siêng năng học hành _ Đem đường lối tốt lành để dẫn dắt Đệ Tử _ Bảo cho Đệ Tử biết đầy đủ về người bạn hiền Ðấy là hai phần được mong muốn của phương Nam, là phép tắc được bậc Thánh xưa đã chế ra. Làm Đệ Tử phải khiêm cung, làm Thầy phải dùng lòng nhân từ dạy bảo, kẻ sĩ Trượng Phu ước mong lợi ích mà Pháp lành (Kuśala-dharma: Thiện Pháp) chẳng bị suy kém. _ Phàm phía Tây giống như người chồng đối với người vợ vậy. Do đó người chồng nên dùng năm việc kính trọng chân chính, nuôi dưỡng chân chính, an ổn chân chính đối với người vợ. Thế nào là năm? _ Tâm chân chính kính trọng người vợ _ Chẳng hận với ý của người vợ _ Chẳng có tình với người khác _ Ðúng thời cấp cho quần áo, thức ăn _ Ðúng thời đem cho vật trang sức báu. Người vợ lại nên dùng mười bốn việc để phụng sự người chồng. Thế nào là mười bốn? _ Khéo làm việc. _ Khéo hoàn thành mọi việc _ Khi nhận sự giao phó phải suy xét cẩn thận _ Thức dậy sớm _ Ban đêm nghĩ ngơi _ Làm việc phải học hỏi _ Đóng cửa chờ đợi Quân Tử (người chồng) _ Khi Quân Tử (người chồng) trở về, nên hỏi han _ Nói lời êm dịu hoà nhã _ Nói năng thuận theo người chồng _ Bàn ghế, mền chiếu phải ngay ngắn

_ Thức ăn uống phải tinh khiết _ Nhớ nghĩ việc bố thí _ Cung dưỡng người chồng. Ðấy là hai phần được mong muốn của phương Tây, là phép tắc được bậc Thánh xưa đã chế ra, lễ nghi của vợ chồng, kẻ sĩ Trượng Phu ước mong lợi ích mà Pháp lành (Kuśala-dharma: Thiện Pháp) chẳng bị suy kém. _ Phàm phía Bắc giống như người bạn đối với người bạn vậy. Do đó người bạn nên dùng năm việc kính trọng chân chính, nuôi dưỡng chân chính, an ổn chân chính đối với bạn bè. Thế nào là năm? _ Tâm chân chính kính trọng bạn _ Chẳng hận với ý của bạn _ Chẳng có tình khác _ Thường thường phân chia vị ngon ngọt _ Chẳng quên ân sâu dày. Bạn bè lại nên dùng năm việc để nhiếp lấy người bạn ấy. Thế nào là năm? _ Có việc sợ sệt thì khiến quay về với Ta. _ Bạn mải rong chơi gây lầm lỗi thì liền trách mắng. _ Liền đem che giấu việc riêng tư của bạn _ Cung cấp nuôi dưỡng làm cho lợi ích lâu dài hơn _ Nói lời trung thực nhẫn nhịn. Ðấy là hai phần được mong muốn của phương Bắc, là phép tắc được bậc Thánh xưa đã chế ra, cách giao tiếp của bạn bè, kẻ sĩ Trượng Phu ước mong lợi ích mà Pháp lành (Kuśala-dharma: Thiện Pháp) chẳng bị suy kém. Phàm phía bên dưới giống như người chủ (Trưởng Tử) đối với tôi tớ trong nhà (Nô khách). Do đó người chủ nên dùng năm việc tôn trọng chân chính, nuôi dưỡng chân chính, an ổn chân chính đối với tôi tớ. Thế nào là năm? _ Sai bảo việc vừa với sức của tôi tớ. _ Dùng thức ăn, quần áo đúng thời _ Thường thường phân chia vị ngon ngọt. _ Thường thường khuyên dạy tôi tớ chuyên chú vào công việc _ Tôi tớ có bệnh tật liền cho nghỉ ngơi. Tôi tớ làm việc lại nên dùng mười việc để cung dưỡng người chủ. Thế nào là mười? _ Khéo làm việc _ Khéo hoàn thành công việc _ Khi nhận sự giao phó phải suy xét cẩn thận _ Đêm nẳm nghỉ _ Sáng dậy sớm

_ Phàm việc làm đều phải học hỏi _ Làm việc phải dốc sức siêng năng _ Nhà chủ nghèo chẳng được khinh thường _ Khi người chủ gặp cảnh ngặt nghèo túng thiếu thì chẳng nên rời bỏ. _ Khi ra khỏi cửa đều xưng nói là: Người chủ của nhà tôi sáng suốt có Trí Tuệ. Ðấy là hai phần được mong muốn của phương bên dưới, là phép tắc được bậc Thánh xưa đã chế ra, nghi tắc nắm việc của người chủ, kẻ sĩ Trượng Phu ước mong lợi ích mà Pháp lành (Kuśala-dharma: Thiện Pháp) chẳng bị suy kém. _ Phàm phía bên trên giống như người bố thí tại gia đối với bậc Sa Môn Phạm Chí. Do đó người tại gia nên dùng năm việc tôn kính chân chính, nuôi dưỡng chân chính, an ổn chân chính đối với bậc Sa Môn Phạm Chí. Thế nào là năm? _ Mở cửa chờ đợi. _ Ði đến nghinh đón, thăm hỏi _ Sắp đặt bàn ghế chỗ ngồi _ Giúp đỡ bảo vệ cất giữ Kinh Pháp _ Bố thí thức ăn trong sạch thanh tịnh. Đem thức đó cúng dường bậc Sa Môn Phạm Chí. Bậc Sa Môn Phạm Chí lại nên dùng năm việc để đáp lại nhà bố thí. Thế nào là năm? _ Dạy bảo khuyên răn để trở thành người có niềm tin chân chính _ Dạy bảo khuyên răn để trở thành người có Giới Hạnh _ Dạy bảo khuyên răn để trở thành người nghe nhiều hiểu rộng (Bahu-śruta: Đa Văn ) _ Dạy bảo khuyên răn để trở thành người biết bố thí _ Dạy bảo khuyên răn để trở thành người có Trí Tuệ. Ðấy là hai phần được mong muốn của phương bên trên, là phép tắc được bậc Thánh xưa đã chế ra, nghi tắc của người tại gia với bậc Sa Môn Phạm Chí, kẻ sĩ Trượng Phu ước mong lợi ích mà Pháp lành (Kuśala-dharma: Thiện Pháp) chẳng bị suy kém. _Phía Ðông là cha mẹ Thầy dạy hợp phía Nam Phía Tây là vợ con Bạn bè là phía Bắc. Tôi tớ làm việc, (phía) dưới Sa Môn Phạm Chí, (phía) trên Như đây nên làm lễ Cũng là nghi tại gia _ Phàm người giàu có tiền

Nên nghĩ dùng lợi người Cùng người đồng tài lợi Kẻ bố thí lên Trời Ðược lợi cùng với người Nơi nơi được an vui _ Nghĩa thu nhiếp Thế Gian Đây gần với gốc vui Phàm ban ân nhiếp người Như mẹ vì người con _Khéo nhiếp giúp Thiên Hạ Phước ấy tính chẳng kịp Trên được ở Chúng Hội Hay lợi ích, an vui Thành Tín Giới của người Ắt khiến được nghe tên _ Ý thường chẳng lười biếng Vứt bỏ hạnh keo kiệt Nhiếp người dùng tình bạn Ăn uống cùng ban cho Qua lại rồi lại đi Tên như vậy chẳng giảm _ Người tu thân cẩn thận Ấy là kẻ khôn ngoan Cất chứa hàng hóa báu Nên dấy làm nhân nghĩa Học hành là hơn hết Tiếp mới tìm của cải Nếu kiếm được tiền của Nên thường chia bốn phần Một phần lo cơm áo Hai là gốc cầu lợi. Dấu một phần dự trữ Lúc nguy có thể cứu _Làm ruộng, buôn nuôi trâu Nuôi dê, nghề có bốn Thứ năm sửa chữa nhà

Thứ sáu lo cưới hỏi. Chứa hàng hóa như vậy Ngày ngày thêm lợi ích _ Phàm tiền tụ ngày đêm Như nước chảy về biển Của cải, cầu làm dần Ví như ong lấy mật Có tiền không giúp giàu Lại không cho biên phương (nơi nghèo khổ) Keo kiệt với nghiệp ác Có sức không giúp bạn Trong việc bèn liền học Chẳng dùng, đừng tự hại _Xem người dùng công việc Sáng, tốt như lửa rực Kẻ ấy trong thân tộc Kiêm làm hai điều tốt Cùng người thân ngồi yên Như vui ở cung Trời. Lúc đó, người con của Thiện Sinh nghe ĐứcChúng Hữu (Thế Tôn) nói xong, liền cúi đầu lễ bàn chân của Đức Phật rồi từ dưới đứng dậy, nhiễi quanh Đức Phật ba vòng, vui mừng tự Quy y, theo Đức Phật thọ nhận Giới PHẬT NÓI KINH NGƯỜI CON CỦA THIỆN SINH _Hết_ 20/02/2011