LUYEN TINH THAN CHUAN XI NHE DAT IN.indd

Tài liệu tương tự
KIM CHỈ NAM

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

CHƯƠNG 1

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Cái Chết

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

1

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Thuyết minh về truyện Kiều

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Phần 1

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Võ Văn Kiệt - Một người của nhiều người

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Cúc cu

TRUYỀN THỌ QUY Y

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - De_Nghi_Mot_Nen_Giao_Duc doc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

No tile

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

CHƯƠNG 1

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

VINCENT VAN GOGH

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

QUỐC HỘI

Document

Trần Tế Xương Trần Tế Xương Bởi: Wiki Pedia Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đ

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Nam Tuyền Ngữ Lục

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Phần 1

Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phần 1

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

VINCENT VAN GOGH

CHƯƠNG 1

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Thuyết minh về hoa mai

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

doc-unicode

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Phần 1

Bản ghi:

LUYỆN TINH THẦN DON T GROW OLD... GROW UP

WISDOM IS BETTER THAN RUBIES Bản quyền bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hiến Lê Công ty Cổ phần Sách MCBooks. Theo hợp đồng Số 01/HĐSDQTG/2018 về sử dụng quyền tác giả đối với toàn bộ di sản văn hóa là các tác phẩm của nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và văn hóa Nguyễn Hiến Lê. Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Công ty Cổ phần Sách MCBooks THƯƠNG HIỆU BIZBOOKS SÁCH DÀNH CHO DOANH NHÂN Với mong muốn giúp bạn phát triển, doanh nghiệp của bạn thịnh vượng và trường tồn, BizBooks hi vọng được hợp tác cùng các tác giả trong và ngoài nước để chia sẻ những bài học thành công, những cuốn sách hay và chất lượng đến với độc giả Việt Nam. Các tác giả viết sách có nhu cầu xuất bản xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: Email: contact@bizbooks.vn Điện thoại: (024).3792.1466 (Bấm số máy lẻ 112 - Phòng Kế hoạch) LUYỆN TINH THẦN Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của Quý độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. Góp ý về nội dung sách: contact@bizbooks.vn Liên hệ về bản thảo và bản dịch: contact@bizbooks.vn Liên hệ hợp tác truyền thông trên sách: contact@bizbooks.vn Liên hệ tư vấn, đại diện và giao dịch bản quyền: contact@bizbooks.vn

DOROTHY CARNEGIE Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê LUYỆN TINH THẦN DON T GROW OLD... GROW UP Tác giả, dịch giả truyền cảm hứng nhất được độc giả yêu thích Người dịch Đắc nhân tâm đầu tiên tại Việt Nam NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

LỜI GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, DỊCH GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ NGUYỄN HIẾN LÊ Ai yêu sách hẳn không còn lạ gì với cái tên học giả Nguyễn Hiến Lê - một nhà văn, nhà giáo, tác giả, dịch giả của hàng trăm đầu sách thuộc nhiều lĩnh vực như: Văn học, triết học, giáo dục, chính trị, kinh tế Trong đó nhiều cuốn đã trở thành Sách gối đầu giường như Đắc Nhân Tâm, Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống, Bảy Bước Đến Thành Công, Luyện Tinh Thần, Sử Ký Tư Mã Thiên, Bài Học Do Thái, Kinh Dịch Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đình, sinh năm 1912, mất năm 1984, hưởng thọ 73 tuổi. Sẽ không ngoa khi gọi Nguyễn Hiến Lê là tượng đài văn hoá. Cả đời ông gần như dành trọn cho nghiệp viết. Trong hơn 30 năm cầm bút, ông đã xuất bản 120 bộ sách - con số gần gấp 1,5 lần tuổi đời của ông. Viết nhiều nhưng Nguyễn Hiến Lê lại vô cùng cẩn trọng và

nghiêm túc. Năm 1968, khi dịch Chiến Tranh Và Hoà Bình, do tình hình chiến sự căng thẳng, ông đã chép tay trên giấy than thành 3 bản, một đưa cho nhà xuất bản, một cất ở nhà và một gửi về quê phòng khi thất lạc. Cũng vì cẩn trọng nên ông luôn ý thức được việc phải xin phép trước khi dịch tác phẩm. Trong hồi ký, Nguyễn Hiến Lê đã kể tỉ mỉ việc ông viết thư cho tác giả Dale Carnegie để xin dịch cuốn Đắc Nhân Tâm và trở thành người đầu tiên đưa tác phẩm giá trị này về Việt Nam. Đây là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất mọi thời đại, luôn đứng đầu danh sách bán chạy nhất, được dịch sang hầu hết các thứ tiếng và có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đời hàng triệu người trên thế giới. Bắt đầu xuất bản ở Việt Nam từ năm 1951, Đắc Nhân Tâm nhanh chóng gây chú ý và trở thành hiện tượng trong ngành xuất bản khi liên tục được tái bản. Sức sống từ cuốn sách qua bản dịch của Nguyễn Hiến Lê đã ghi dấu ấn và có tầm ảnh hưởng lớn đến người đọc Việt bao thập kỷ qua. Bản thân cái tên Đắc Nhân Tâm là một sáng tạo đắt giá của Nguyễn Hiến Lê. Về sau các dịch giả khác đã dịch tác phẩm How to win friends and Influence People với những văn phong khác nhau nhưng vẫn đều sử dụng cái tên Đắc Nhân Tâm do Nguyễn Hiến Lê đặt bởi không có một cái tên nào khác có thể chuyển ngữ xuất sắc hơn. Bên cạnh đó, phiên bản Đắc Nhân Tâm của Nguyễn Hiến Lê còn có thêm chương Những bức thư màu nhiệm, Bảy lời

khuyên để tăng hạnh phúc trong gia đình, đặc biệt phần Vài câu hỏi được ông viết thêm vào cuối sách để độc giả có thể thực hành và tự tìm câu trả lời. Sau mỗi chương lại có phần tóm tắt để độc giả dễ hiểu, dễ thấm. Nguyễn Hiến Lê không phải là người duy nhất dịch How to win friends and Influence People nhưng bản dịch của ông được đánh giá là súc tích nhất, toàn diện nhất và sắc sảo nhất. Thế nên, trên các diễn đàn văn học, người đời vẫn truyền tai nhau: Muốn thành công và hạnh phúc, hãy đọc Đắc Nhân Tâm, mà phải là Đắc Nhân Tâm của Nguyễn Hiến Lê. Cái hay, cái khiến người đọc tâm đắc có lẽ ở chính cách sử dụng ngôn từ triết lý mà gần gũi của Nguyễn Hiến Lê. Để có được những giá trị ấy, không chỉ bởi Nguyễn Hiến Lê đã tiếp xúc với tác giả, truyền tải được đúng linh hồn của bản gốc mà ông còn thổi vào đó nhân sinh quan của chính mình - nhân sinh quan của một hiền tài, một nhà nho, một nhà giáo, một vị học giả đáng kính. Nguyễn Hiến Lê từng tự bạch: Ghi được một vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn, tả được một nỗi khổ của con người khiến cho đời sau cảm động, bấy nhiêu cũng đủ mang danh nghệ sĩ rồi. Và với những gì ông để lại cho cuộc đời, Nguyễn Hiến Lê xứng đáng là một nghệ sĩ lớn trong lòng người đọc bao thế hệ ngày trước, ngày nay và cả ngày sau.

Như một sự tri ân sâu sắc đến ông, tôi tin rằng BIZBooks sẽ phục dựng tủ sách Nguyễn Hiến Lê. Với mong muốn những cuốn sách có thể tiếp tục đồng hành cùng người Việt bao thế hệ, không chỉ với tinh thần của các tác giả thế giới mà còn với cốt cách của một Nguyễn Hiến Lê Việt Nam. TS. Lê Thẩm Dương

TỰA CỦA DỊCH GIẢ Câu Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn áp dụng vào ông bà Carnegie thì rất hợp. Cả hai ông bà hồi nhỏ đều nghèo, đều thôi học sớm để mưu sinh, ông thì có thời bán mỡ và xà bông, bà thì làm thư ký đánh máy. Nhưng cả hai đều có tham vọng thành một danh nhân, nên đều tập viết tiểu thuyết. Sau ông sớm nhận rằng viết tiểu thuyết không phải là sở trường của mình, bèn xé hết bản thảo, mở một lớp dạy nói trước công chúng. Được ít năm, công việc có kết quả, ông cưới bà, và bà cũng bỏ luôn cái mộng làm George Sand của Hoa Kỳ mà phụ lực ông lập ra Viện Dale Carnegie. Từ xưa tới nay, khắp thế gian chưa có cơ quan nào chuyên dạy người lớn muốn tự học mà bành trướng mạnh mẽ và danh tiếng vang lừng như viện ấy. Viện lập ra đã 45 năm, đào tạo được 500.000 sinh viên, hiện nay mỗi năm trung bình có 60.000 người trong đủ các giới xin ghi tên vô học những môn: Nói trước công chúng, Luyện ký tính, Tập cách xử thế và phát DỊCH GIẢ: NGUYỄN HIẾN LÊ 9

LUYỆN TINH THẦN triển cá tính. Tám trăm hai mươi bảy tỉnh lớn và nhỏ ở Hoa Kỳ, (Canada) và hai mươi nước khác nữa, có chi nhánh của viện. Nhiều trường công và tư của Hoa Kỳ, nhất là các trường thương mại và kỹ nghệ đã nhờ Viện cộng tác, và trung tâm của Viện đặt ở (New York) dùng hai chục huấn luyện viên để đào tạo chín trăm giáo viên dạy trong những lớp buổi tối ở khắp nơi (1). Trong phạm vi dạy tư cho người lớn, chưa có sự thành công nào rực rỡ như vậy. Cũng như ông chồng, bà Dale Carnegie vừa dạy học vừa viết sách và cuốn đầu tay của bà, tức cuốn Giúp chồng thành công đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Năm 1955, chồng mất, bà thay chồng điều khiển viện, làm Hội Trưởng của Viện; vậy mà bà vẫn có thì giờ soạn thêm một cuốn sách nữa, cuốn Luyện tinh thần (Don t grow old Grow up!) mà tôi đã xin phép bà dịch ra đây để cống hiến Độc Giả. Bạn nào đã đọc cuốn Đắc nhân tâm của ông và cuốn Giúp chồng thành công của bà chắc đã nhận thấy rằng từ tư tưởng đến cách hành văn, cách trình (1) Tài liệu rút trong tạp chí Changing Times, The Kiplinge Magazine, số tháng hai năm 1957. 10 DOROTHY CARNEGIE

DON T GROW OLD... GROW UP bày, hai ông bà như dập một khuôn với nhau. Tuy nhiên, nếu xét kỹ, ta sẽ thấy giọng mỗi người có hơi khác. Giọng của ông dí dỏm hơn; giọng của bà có phần nghiêm trang hơn và đôi khi phảng phất một chút buồn. Trong cuốn Luyện tinh thần này bà ký tên là Dorothy Carnegie Dorothy là tên con gái của bà giọng đó hiện ra còn rõ ràng hơn trong cuốn Giúp chồng thành công. Về tư tưởng, bà còn muốn vượt mục đích của ông chồng là giúp người đời thành công và sống vui vẻ, mà tiến thêm một bước vào khu vực triết lý để chỉ cho ta cách luyện tinh thần già dặn. Tinh thần của kẻ biết coi đời là nghiêm trang nhưng vẫn khoáng đạt, hiểu sự phù du của nhân sinh và những nhược điểm của nhân loại. Luyện tinh thần cho già dặn là vấn đề căn bản của chúng ta. Xét cho cùng thì những nguyên nhân của những thất bại, đau khổ của ta đều do tinh thần ta non nớt, không hiểu luật của tạo hóa. Không tự lượng sức mình, không tính toán kỹ lưỡng rồi việc hỏng lại đổ lỗi cho hoàn cảnh, như vậy DỊCH GIẢ: NGUYỄN HIẾN LÊ 11

LUYỆN TINH THẦN có khác chi một em bé đứng chưa vững, leo lên ghế mà té rồi rủa cái ghế là làm cho mình té không? Tinh thần non nớt! Việc đã lỡ xảy ra, không còn cách gì vãn cứu được mà không chịu quên đi, cứ ủ rũ hoài đến hóa đau, cũng là thiếu một tinh thần già dặn. Nhìn đời mà chỉ thấy toàn những cái xấu xa, bỉ ổi; vợ chồng sống với nhau mà mỗi người cứ giữ ý riêng của mình; không giúp đỡ người khác mà lại bắt mọi người phải luôn luôn săn sóc đến mình; yêu con mà không cho chúng tự do phát triển, bắt chúng phải tùy thuộc mình hoài những thái độ đó và biết bao thái độ vô lý khác nữa, đã gây những tai họa, sầu thảm cho chúng ta, mà nguyên do chỉ tại tinh thần của ta còn non nớt. Luyện được một tinh thần già dặn đến một mức rất cao tức thì là đã tránh tư duy để diệt cái vô minh theo giáo lý đạo Phật, hoặc đã trí tri để tu thân theo giáo lý đạo Khổng. Danh từ tuy thay đổi nhưng ý nghĩa là một. 12 DOROTHY CARNEGIE

DON T GROW OLD... GROW UP Đọc đoạn dưới đây của Dorothy Carnegie, bạn có phảng phất thấy mùi Thiền không? Trời không cưng riêng ai ( ) Sớm muộn gì đời sống cũng dạy cho ta biết rằng loài người là anh em ruột thịt với nhau trong cái thế giới bình đẳng của đau khổ. Và khi bà khen rằng đời đầy những cái đẹp, rằng: Lúc nào ta cũng có thể ngắm cảnh bốn mùa thay đổi, lạ lùng như một phép màu bất tận, rằng Bất kỳ khó về phía nào, nếu ta đừng để cho lòng bi quan làm mờ mắt ta, ta sẽ thấy biết bao điều chứng tỏ lòng tốt, dễ thương, đại lượng lạ lùng của người khác thì tôi tưởng đâu như được nghe như giọng một nhà Nho khoáng đạt tin ở đạo nhân của trời đất cùng tính thiện của loài người vậy. Ta nên cảm ơn bà, một người phương Tây đã nhắc cho ta những tư tưởng thâm thúy cổ truyền đó của phương Đông chúng ta. Nguyễn Hiến Lê Saigon ngày 15-5-1957 DỊCH GIẢ: NGUYỄN HIẾN LÊ 13

LỜI NÓI ĐẦU Trên bàn viết của tôi, có một đoạn cắt trong báo, in mấy hàng chữ này: Các nhà khoa học ở trường Đại học Chicago đương tìm cách định tuổi của một người theo sự già dặn của tinh thần, chứ không theo niên kỷ. Các nhà đó sẽ thấy rằng rất ít người tinh thần già dặn mặc dù tuổi tác thì cao. Cho tới gần đây, khen ai, ta không dùng tiếng già dặn. Bảo một người đàn bà già dặn thì người đó sẽ khó chịu như bị chê là mập, là không lịch sự, là vô duyên. Đứng về phương diện kinh tế và xã hội, dân tộc Mỹ là dân tộc thích trẻ. Cái mộng trong thâm tâm mỗi phụ nữ là làm sao trẻ hoài như hồi hai mươi lăm tuổi. Tính từ trẻ trung đã thành tính từ hiệu nghiệm nhất của các cô bán hàng. Nghệ thuật quảng cáo một phần lớn đặt cơ sở trên thị dục chung của quần chúng là muốn có vẻ trẻ, cảm thấy mình trẻ và hành động như mình trẻ. Thị dục đó ở đàn ông không lộ liễu bằng đàn bà, nhưng đàn ông cũng thích giữ tuổi xuân của họ không kém gì đàn bà. Trong những cuộc chơi gôn, 14 DOROTHY CARNEGIE

DON T GROW OLD... GROW UP ta thấy toàn là những ông ngoại tứ tuần mà chạy toát mồ hôi để cho vóc người đẹp như hồi hai chục tuổi, và họ cũng cữ ăn cho đỡ mập như các bà vợ của họ vậy. Không phải chỉ hạng người phù phiếm mới bị hai tiếng trẻ trung ám ảnh. Thời này, về phương diện kinh tế, ai cũng cần phải trẻ trung: Trong thương mại và kỹ nghệ, phần đông những người sáu mươi lăm tuổi đều bị sa thải (1), và ngoài ba mươi lăm tuổi, khó mà xin được một việc có một số lương khá. Châu Mỹ là một thích trẻ trung. Ở những văn minh cổ hơn, thì đàn bà quá tuổi trung niên, còn được coi là đẹp, có duyên, và đàn ông quá lục tuần còn được kính trọng là từng trải. Có lẽ thái độ đó của người Mỹ cũng do là một tương đối trẻ trung. Nhưng mặc dù nguyên do ở đâu, thì kết quả cũng hiển nhiên: Người Mỹ ngây thơ không chịu có một tinh thần già dặn, cư xử như người đứng tuổi, thành thử không được hưởng cái lợi của tinh thần già dặn. Tuổi xuân, dù tươi đẹp thật, chỉ là cái thời dự bị cho thời cao niên. Chỉ là hồi diễn vai thứ trong vở kịch (1) Ở nước mình thì tuổi đó là năm mươi lăm. (Chú thích của dịch giả) DỊCH GIẢ: NGUYỄN HIẾN LÊ 15

LUYỆN TINH THẦN của đời người. Muốn sống trẻ hoài, tức là ngây thơ tìm cách trốn trách nhiệm, không dám nhìn thẳng vào đời sống như một người đứng tuổi. Muốn già dặn là muốn năng lực của mình phát triển đến cực độ để được dùng nó. Và khi tinh thần ta không phát triển nữa là ta bắt đầu già. Dù chúng ta sáu chục hay chín chục tuổi, mà còn học thêm, còn phát triển thêm các khả năng, còn giúp đời, còn làm được việc ích, còn hưởng vui ở đời, thì chúng ta vẫn còn là già dặn, chứ chưa già. Trái lại, dù tuổi tác chưa cao, mà ta đã không tu tiến nữa thì ta cũng là già rồi. Cuốn này sẽ dẫn dắt bạn trong vài khu vực quan trọng của đời sống, mà bạn cần có một tinh thần già dặn, như trong khu vực xử thế và xử gia. Nó cũng bàn về ít nhiều thái độ với đời mà tôi cho là cần, thiết thực nhất cho một tinh thần già dặn. Mục đích của tôi là nhấn mạnh vào những ích lợi của một tinh thần già dặn, và chỉ cách luyện tinh thần đó, khuyến khích bạn coi đời là một cuộc tiến lên, chứ không phải là một cuộc đời lùi dần tới suy tàn. Tôi tin rằng ai cũng phải phấn đấu để luyện một 16 DOROTHY CARNEGIE

DON T GROW OLD... GROW UP tinh thần già dặn và lòng phấn đấu đó phải vượt lên trên những mục đích khác của ta. Tôi đã tìm những chuyện thật đã xảy ra, để làm thí dụ. Nhân vật trong những chuyện đó phần đông là cựu sinh viên viện Dale Carnegie, trong hai môn: môn Nghệ thuật nói và xử thế, và môn Phụ nữ. Tôi xin cảm ơn những sinh viên đó đã cho phép tôi dùng những kinh nghiệm của họ trong cuốn này. Tôi mong rằng những ý phô diễn trong những trang ở sau sẽ thay thế triết lý trẻ trung trong quần chúng. Tôi muốn thấy cái thời mà những đức tính về tâm hồn và tinh thần sẽ quyến rũ người ta hơn là một nét mặt son trẻ hoặc những vai u thịt bắp; thời mà mọi người cho rằng được khen là tinh thần già dặn và sáng suốt, thích hơn là được khen là trẻ măng; thời mà ai cũng được làm những việc mình thích và đủ sức làm chứ không bị người khác hắt hủi là quá già rồi, phải cho về vườn thôi. Nếu thời vui sướng đó tới được thì chúng ta sẽ không sợ tuổi cao nữa. Vì tuổi càng cao thì tinh thần càng già dặn, mà ta sẽ già dặn, chứ không già. DOROTHY CARNEGIE DỊCH GIẢ: NGUYỄN HIẾN LÊ 17

18 DOROTHY CARNEGIE LUYỆN TINH THẦN

PHẦN MỘT BƯỚC ĐẦU LUYỆN TINH THẦN TRÁCH NHIỆM