Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Tài liệu tương tự
No tile

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Microsoft Word - suongdem05.doc

-

No tile

mộng ngọc 2

Document

Mộng ngọc

Phần 1

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Document

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Cúc cu

Cúc cu

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó



Phần 1

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Phần 1

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Công Chúa Hoa Hồng

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Microsoft Word - chotinhyeutronven10.doc

(SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM)

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Phần 1

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi


Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

NGÀY TÔI XA QUÊ HƯƠNG Quách Như Nguyệt Tôi có ý định viết về biến cố ngày 30 tháng Tư - một ngày quá ư là trọng đại đối với riêng cá nhân tôi và toàn

Phần 1

No tile

Bao giờ em trở lại

CÒN MỘT CHÚT HƯƠNG Tháng mười hoa Cúc Quỳ rộ nở. Trên suốt con đường từ Đàlạt xuống Đơn-Dương, những đoá Cúc-Quỳ tươi tắn, vàng rực dưới ánh nắng ban

36

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Document

Phần 1

Phần 1

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đà Lạt – Văn mẫu lớp 9

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

No tile

Microsoft Word - KimTrucTu-moi sua.doc

NỖI GHEN DỊU DÀNG

No tile

Kịch bản 7 NHỮNG MIỀN THUNG LŨNG ALPES (Nội dung: lịch sử Hội-thánh) (Thời lượng: 30 phút) (Không gian: nước Thụy-Sĩ vào thời Trung cổ) (Các vai diễn:

Microsoft Word - chantinh09.doc

CHƯƠNG I

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

No tile

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Phần 1

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

No tile

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

VINCENT VAN GOGH

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Phần 1

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Khóm lan Hạc đính

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Phần 1

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Kể về một người bạn mới quen

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

CHƯƠNG I

Document

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

mộng ngọc 2

No tile

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

SỰ SỐNG THẬT

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

HỒI I:

Microsoft Word - PhongVanTuCongPhung-NguyenThanhTruc-

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

No tile

No tile

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Phần 1

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Bản ghi:

ĐÀ LẠT NGÀY TÔI ĐI Tôi đứng trước Giảng Đường Spell-Man, nhìn xuống thung lũng, những vườn rau đang mờ dần trong sương chiều, hình ảnh này làm tôi nhớ đến lời của một bài hát mà cho đến bây giờ tôi cũng không biết tác giả là ai: Chiều tàn trên Spell-Man, Giảng-Đường chiều ơi cô-đơn, Chiều tàn trên Spell-Man, Ta thấy bâng-khuâng rã rời. Kể từ khi xa nhau, Mỗi ngày một thêm đớn đaụ Tôi muốn tìm kiếm tác giả bài hát này để hỏi xem cảm nghĩ của anh có đúng như lời nhạc mà anh đã viết ra khi anh đứng ở Giảng-Đường này không? Tại sao lời bài hát tha thiết và thắm tận vào hồn tôi. Tôi tưởng như tác giả đã viết bài hát này để tặng cho tôi. Có thật mỗi một ngày xa nhau đã làm cho ta thêm đớn đau, chứ thời gian không là liều thuốc bổ hảo hạng để giúp cho con người ta quên đi nỗi thương đau thống khổ hay sao. Ngày mai tôi lên đường, sự ra đi này không hẹn ngày trở lại, có lẽ có hoặc có lẽ không bao giờ trở lại?. Tôi không biết ngày sau sẽ ra sao Tối hôm nay tôi sẽ ngủ và tôi có thức dậy vào buổi sáng hôm sau không, có thể có mà cũng có thể không. Khi mặt trời chiếu những tia nắng mai lấp lánh xuyên qua khung cửa sổ, chim riú rít ngoài sân, tất cả mọi vật điều tỉnh giấc để bắt đầu hoạt động cho một ngày mới, và tôi cũng sẽ giống như mọi vật thức dậy, đánh răng, súc miệng, mặc áo quần, ăn bữa sáng, rồi vội vã xách giỏ ra chợ để mua, để bán, để gian dối, để một ngày vật vã với cuộc sống của thế nhân, hay là tôi sẽ không bao giờ thức dậy, tôi sẽ được nằm im trong chiếc chăn, cho đến khi có người tới mang tôi đi, bỏ tôi vào một cái hòm gỗ và nắp sẽ đóng lại, tất cả chỉ còn là bóng tối. Tôi vĩnh viễn ra đi trong cô đơn, trong sự tiếc thương cuả bạn bè, của cha mẹ, của anh em, hay chẳng ai thèm thương tiếc một kẻ như tôi, họ cầu cho tôi chết đi cho rảnh. Có hay không, không ai có thể biết sẽ ra sao ngày sau và tôi cũng thế thôi! nhưng điều mà tôi biết chắc chắn là ngày mai tôi phải ra đi, rời bỏ Đà-Lạt, nơi tôi đã sống suốt một quãng đời thơ ấu, nơi đã ghi dấu thời niên-thiếu học trò nghịch ngợm, nơi đã cho tôi tình yêu, và cũng là nơi đã cho tôi những 1 / 10

thương đau, cay đắng gặm nhấm trái tim tôi Tôi bước xuống hết bậc cấp của Giảng-Đường, tôi đi qua chiếc cầu xinh xắn bắt qua con suối nhỏ đã cạn nước. Ngày xưa con suối này lúc nào cũng có giòng nước êm đềm chảy từ thác nước nhân tạo phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh, nay thì thác cạn, suối cũng đóng rêu xanh. Tôi đi dọc theo con đường nhỏ trải sỏi dưới hai hàng cây tên con đường này là gì nhỉ! nếu tôi nhớ không lầm là Cư-Dị, nếu có bạn nào còn nhớ tên những con đường của trường Đại-Học Đà-Lạt xin hãy nhắc giùm tôi, bởi vì tôi đã đành quên nó rồi. Trời chiều đã bắt đầu lành lạnh, Đà-Lạt vào Thu, không, Đà-Lạt không có bốn mùa mà chỉ có mùa mưa và mùa nắng. Không, Đà-Lạt có mùa Thu chứ! Tôi nhớ có một nhà văn nào đó đã nói Mùa Thu là mùa của trời gởi tình cho đất. Mùa Thu ở Đà-Lạt có mưa Thu lất phất, có lá vàng lác đác rơi gởi tình cho đất, có gió lành lạnh len nhẹ vào hồn. Mùa Thu Đà-Lạt có khác nào mùa Thu ở Paris đâu các bạn nhỉ! Các bạn tôi thì bảo tôi hay mơ mộng nên lúc nào cũng bảo mùa Thu Đà-Lạt, chứ Đà-Lạt làm gì có mùa Thu, chỉ có mùa học trò nghỉ hè thì mưa ơi là mưa, mưa cho tới khi học trò đi học lại vẫn còn mưa. Gió mưa lụt lội suốt cả Hè lẫn Thu, bởi vì Đà-Lạt nằm ở địa thế cao hơn mặt biển gần 1,500 mét nên tỉnh nào có bão lụt, Đà-Lạt điều bị ảnh hưởng mưa gào gió thét. Còn về mùa nắng tức mùa khô thì vào tháng mười hai, một, hai và ba, bầu trời xinh đẹp, có nắng suốt ngày. Mùa này Đà-Lạt đẹp hơn bao giờ hết, muôn hoa thi nhau đua nở khắp núi đồi. Nào là hoa Glaieul, Rose, Viollet, Pensée, Tulip, forget me not tôi thích nhất là hoa Forget me not, loài hoa dại màu tím này luôn nhắc ta xin đừng quên tôi nhé! (thế mà người ta vẫn cứ quên!) Còn nói về các loài hoa Lan, thì ôi thôi không thể nào diễn tả cho hết cái đẹp của loài hoa này, này nhé: Nhất Điểm Hồng (bố tôi có một khúc Lan này để trên nóc nhà, tôi gọi là khúc, bời vì loại Lan này sống bám vào cây mục, tôi không rành về Lan lắm, chỉ thấy bố tôi quấn nó vào thân một khúc cây và cứ thế nó có thể sống dài dài ), Huyết Nhung Lan, Bạch-Hạc, Tím Đồi Mồi, Hoa Cô Dâu, Bạch Ngọc, Thanh Ngọc, Văn Bao, Kim Hài, Hạc Đính và biết bao nhiêu loài Lan hiếm quí được khám phá từ núi rừng Đà-Lạt. Vào mùa này, tôi thường khoác áo măng-tô, kéo cổ áo cao, hai tay cho vào túi áo, và cứ thế tôi có thể đi dạo quanh hồ Xuân-Hương, thỉnh thoảng có vài cơn mưa phùn lất phất rơi nhè nhẹ chỉ đủ làm ướt một lớp mỏng của tấm áo khoác, nhưng làm thấm tận vào tâm hồn của những ai là kẻ lữ khách cô đơn. Thế là tôi cứ cho đó là mùa Thu cuả õpetite de Paris õ, dân Pháp đã đặt tên cho thành phố của tôi như thế đó, bởi vì khí hậu và khung cảnh có khác nào thành phố hoa lệ Paris đâu, có thể thành phố của tôi còn đẹp hơn thành phố của dân Tây, bởi vì nơi ấy có người tôi yêu Tôi rời cổng trường Đại-Học, băng ngang con đường Đinh Tiên Hoàng, xuống bờ dốc thoai thoải, rồi lại leo tiếp lên đồi. Tôi ngồi xuống gốc thông già, đây là đồi cù, nơi đã in dấu chân của 2 / 10

biết bao cặp tình nhân trong đó có tình tôi. Tôi đứng dậy vòng tay để ôm cội thông già cỗi này, chắc nó già ghê lắm! bởi vì vòng tay của tôi chỉ ôm được phân nửa, không thể nào ôm trọn nó như ôm ấp một tình nhân. Cây thông già vẫn còn đứng vững nơi này để trơ gan cùng tuế nguyệt, còn tôi thì chưa già nhưng tâm hồn đã cỗi. Thời gian có làm cho tóc ta bạc, da ta nhăn, mắt ta mờ, trái tim ta mòn mõi, nhưng ký ức vẫn tồn tại, nỗi suy tư vẫn làm tim ta thổn thức Tôi nằm dài trên cỏ, úp mặt xuống làn cỏ mịn, ngắt một cọng cỏ tước ra rồi bỏ vào miệng nhai, vị chát rồi nhạt nhẽo làm tôi nhớ đến ngày xưa. Có nên cho ngày ấy là ngày xưa không nhỉ!. Cái ngày mà anh ra đị.. không phải nói là cái ngày mà anh đã phụ tình tôi. Tôi đã đến nơi này, đã nằm giống như là tôi đang nằm bây giờ Nước mắt chảy dài trên má, đã bao nhiêu năm trôi quạ.. mười bảy năm thế mà tôi cứ ngỡ mới hôm quạ Tôi ngồi tựa lưng vào lưng của anh, đầu ngã lên vai anh, tôi cất tiếng ngâm thơ, anh đàn, chiếc đàn ghi-ta cũ kỹ, thế mà anh rất quí nó, thuở ấy tôi thích ngâm thơ hơn là hát, bởi vì tôi hát dở lắm! Tôi không thích thơ tình Xuân Diệu, chỉ thích thơ tình tiền chiến của Quang-Dũng, Hoàng-Cầm hay Yên-Thaọ Tôi thích ý thơ của Quang-Dũng hơn, có lẽ bài thơ Đôi mắt người Sơn Tây và Đôi-Bờ làm tôi mê thơ của ông ấy nhiều hơn. Tôi khẽ ngâm: Bao giờ ta gặp em lần nữa, Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca, Đã hết sắc màu chinh chiến cũ, Còn có bao giờ em nhớ ta. Anh quay lại khẽ hỏi tôi: - Cho đến bao giờ em lấy anh?. Tôi cười và đưa cả hai bàn tay cùng hai bàn chân lên, tôi nói: - Anh cho em mượn một bàn tay của anh. - Chi vậy! anh hỏi. Tôi cười khúc khích: -Để cho đủ số hai mươi lăm. Anh để bàn tay của anh áp vào bàn tay tôi rồi hỏi: -Hai mươi lăm để làm gì? Tôi nói : -Hai mươi lăm tuổi em mới lấy chhồng. -Tại sao vậy anh hỏi. 3 / 10

Tôi nằm dài trên cỏ, mắt nhìn vào khoảng không gian rộng bao la nơi ấy có một đàn chim đang tung cánh. Tôi ước mình có đôi cánh ấy để được tung bay khắp bốn phương trời. Ở phương trời xa kia chắc phải có nhiều điều lạ lắm!. Anh đến nằm cạnh bên tôi, đưa tay gỡ những cọng lá thông khô vướng trên tóc tôi, anh lập lại câu hỏi: -Tại sao đến hai mươi lăm tuổi em mới lấy chồng, em không thể lấy anh sớm hơn hay sao Bộ ba mẹ không cho hay sao? -Không, ý em muốn vậy, em muốn vào Đại-Học, bốn năm sau ra trường, đi làm việc khoảng hai năm, có sự nghiệp đàng hoàng rồi mới lấy chồng. Người ta nói lấy chồng, có con ở tuổi ấy con cái sẽ thông minh hơn. Tôi trả lời, anh đưa tay vuốt nhẹ lên má tôi rồi cười khẽ nói: -Sao em lo xa quá vậy, những chuyệ.n ấy để anh lo, đàn ông lo sự nghiệp, đàn bà lo chuyện gia đình, lo cho chồng cho con là đủ rồi. Thông minh như em có con ở tuổi nào con cũng thông minh giống mẹ. Người ta nói thân xác của cha, nhưng trí tuệ của mẹ. Tôi đáp lời anh: -Nhưng em còn ba mẹ, còn các em, chúng nó còn nhỏ lắm, em còn phải lo giúp đỡ gia đình nữa chứ. Anh im lặng không nói gì nữa, đứng lên kéo tôi ngồi dậy. Chúng tôi nắm tay nhau chạy xuống đồi. Cứ thế, mỗi buổi chiều, tôi và anh tay trong tay đi dọc theo con đường Nguyễn Thái Học, đi ngang qua vườn hoa Đàla.t nối tiếp với đường Bà Huyện Thanh Quan, đi qua cái cầu sắt rồi đi ngược con đường hồ Xuân-Hương để trở lại cầu Ông Đạo. Đường đi vòng quanh hồ Xuân-Hương dài khoảng sáu cây số, mà sao tôi thấy nó ngắn thế!. Chúng tôi thích lên đồi ngồi nhìn xuống hồ Tẩm-Lệ người ta gọi tên hồ là Cẩm-Lệ, nhưng tôi cho tên là Tẩm-Lệ mới đúng, bởi vì nó đã ướt đẫm bao nhiêu nước mắt của các cô gái mà trong đó có tôi Tôi ngã đầu vào vai anh, rồi đọc cho anh nghe: Nhà tôi ở cuối chân đồi, 4 / 10

Có giàn Thiên-Lý có người tôi thương (Bài thơ Nhà Tôi này của Yên-thao có câu: Nhà tôi ở cuối thôn Đoài / có giàn Thiên-Lý có người tôi thương. nh ưng tôi đã đổi chữ thôn Đoài thành chân đồi để nói lên nỗi ước mơ của mình). Anh cười, lùa tay trong tóc tôi, và đọc cho tôi nghe: -Tóc em dài em cài hoa thiên-lý, Miệng em cười anh để ý anh thương Nói xong anh cúi xuống dí sát cái mũi của anh vào mặt tôi, đôi mắt thật thiết thạ Tôi biết anh muốn gì, tôi đưa ngón tay lên miệng ra dấu "cấm". Anh không bao giờ dám hôn tôi khi tôi không cho phép, và tôi không bao giờ cho phép. Anh đã năn nỉ cho anh được hôn tôi, tôi không cho, anh hỏi tại sao? Tôi nói: Mẹ bảo con trai với con gái mà hôn nhau thì sẽ có con, em sợ có con lắm, mẹ sẽ đánh chết!. Anh bật cười ôm lấy tôi, - Sao em thơ ngây quá vậy! nếu có con anh sẽ được cưới em sớm hơn. Tôi hét to lên: Không được! và vùng chạy khỏi tay anh. Thế là chúng tôi đuổi bắt nhau, hò hét vang dậy cả một góc đồi. Anh bắt được tôi, ôm siết tôi trong tay, áp mặt anh lên tóc tôi, và khẽ nói: - Anh sẽ cất một cái nhà dưới chân đồi, sẽ trồng giàn hoa Thiên-Lý, sẽ rào quanh nhà bằng hoa Tường-Vi, và sẽ bắt em về nhốt trong căn nhà ấy. Em sẽ vĩnh viễn là của anh, của suốt cuộc đời anh. 5 / 10

Của suốt cuộc đời anh Câu nói ấy vẫn còn vang vọng đâu đây nơi chốn này, nó cuốn theo trong gió, nó lồng lộng trên trời cao, nó theo mây, theo mưa rơi rớt quanh đây thấm vào đất, nó vướng trên cỏ non, nó nhập vô cội thông già, và bây giờ anh đã mang nó đi đâu?? Ngày biết anh có người con gái khác, tôi đã ra nằm dưới cội thông già này, để mặt cho nước mắt tuôn rơi, tim nhói đau, thân xác rã rời. Chỉ mới có vài tháng trước, anh muốn tôi là của anh suốt cuộc đời này. Thế mà chỉ vài tháng sau anh đã mang nó đi đâu Anh không hề nói gì với tôi. Chúng tôi đang vui vẻ, hạnh phúc trong yêu thương, tại sao và tại sao. Đau khổ tôi lang thang khắp các ngọn đồi. Tôi nằm lăn ra cỏ, tôi gào thét, nỗi đau thương này có ai thấu tình tôi. Tôi đã nằm như thế không biết đã bao lâu. Sương chiều ướt đẫm tóc tôi, thấm lạnh, tôi choàng dậy, áo quần tôi cũng ướt đẫm, lấm lem những hạt cỏ và đất. Tôi trở về trong nỗi đau thương chưa lắng đọng. Vào nhà, tôi né tránh tất cả mọi người. Sáng hôm sau tôi lên cơn sốt, mẹ tôi mời chú Nho, y tá thường săn sóc bệnh cho bố tôi, tới chích thuốc cho tôi. Tôi nằm liệt giường không ăn uống gì cả cho tới ngày thứ bạ Sau khi khám bệnh và chích thuốc cho tôi xong, tôi thấy chú ấy nói khẽ với mẹ tôi, tôi không biết chú ấy đã nói gì với bà. Mẹ tôi đã vào ngồi bên giường và nói với tôi: - Con phải biết là con là con của mẹ, nếu con có mệnh hệ nào thì chỉ có mẹ là người đau khổ, còn người khác, họ không bao giờ thương tiếc con đâu. Con phải biết thương mẹ, thương các em của con, con còn trẻ lắm, con có hiểu không? Rồi mẹ tôi khóc, tôi nắm chặt tay bà nước mắt chảy dài trên má. Phải rồi tôi có chết đi, anh vẫn vui, anh sẽ không buồn vì bên anh đang có người con gái khác. Anh đã quên mất tình tôi Tôi như bừng tỉnh dậy, phải rồi tôi không thể chết, tôi phải cho anh thấy tôi vẫn sống vui khoẻ, tôi phải cười vui lên chứ! cho dù tôi sẽ không có anh trong cuộc đời tôi. Tôi tung chăn bước xuống giường và đã té ngã vì quá yếu, tôi đã ba ngày không ăn uống. Mẹ tôi đỡ tôi dậy, dìu tôi ra khỏi giường, đặt tôi ngồi xuống ghế, bà để tô cháo trước mặt dỗ dành cho tôi ăn. Tôi thấy tôi có lỗi với mẹ, với các em tôi. Qua hôm sau tôi đã khoẻ lại ngay, tôi ăn liền một tô phở lớn, uống một ly nước nóng cho ấm người. Tôi đứng dậy mặc áo đi ra phố, tôi ghé vào tiệm sách Thiên-Nhiên, rồi ghé qua tiệm sách của khu Hoà-Bình. Tôi vẫn không tìm ra quyển sách mà tôi muốn có. Cuối cùng tôi trở lại Nhà sách Nhân-Văn nằm ở cuối đường Duy-Tân (nhà sách này của thầy Nguyễn Xuân Thiệp và cô Dung, cô ấy là giáo sư việt văn dạy tôi năm đệ lục, cô đã tặng tôi tập thơ Rong vườn tôi Hoa Phù Dung vẫn nở. Tiếc rằng tôi đã không mang theo tập thơ ấy khi tôi ra đi). Ở nhà sách này tôi đã tìm thấy quyển sách mà tôi muốn Uyên Ương Gãy Cánh của Tagore (Rabindranath, một nhà thơ Ấn Độ mà tội rất quý mến). 6 / 10

Bấy giờ là tháng mười một, tháng sinh nhật của anh. Tôi gói quyển sách cẩn thận với một tờ giấy thật đẹp, tôi trân quý nó như quý mối tình của tôi vừa gãy cánh. Tôi nhờ Thi (cậu em kết nghĩa của anh) đem tới đúng vào ngày sinh-nhật của anh. Thế là hết Uyên-Ương Gãy Cánh. Sau này tôi nghe Thi nói, khi nhận được sách anh có đến tìm tôi nhưng không gặp. Tôi không tìm hiểu anh tìm tôi để làm gì, phải rồi để làm gì cơ chứ! anh đã phản bội tôi, anh đã có một người con gái khác đi bên cạnh cuộc đời anh rồi. Tôi không muốn phá vỡ cái hạnh phúc mới mà anh đang có, có thật tôi muốn thế không? Nỗi đau thương vẫn còn gặm nhấm. Tôi vẫn thắc mắc tại sao anh không lời nào cho sự chia tay này. Cho tới ngày tôi đi lấy chồng. Còn ba tháng nữa là tới ngày cưới, tôi cũng vừa tròn hai mươi hai tuổi Tôi đã không lấy chồng ở tuổi hai mươi lăm như tôi muốn, bởi vì Việt Cộng đã cưỡng chiếm miền nam, và tôi đã không còn cơ hội để thực hiện ước mơ của mình. Tôi đã nghĩ đến anh và viết thiệp mời anh tới dự đám cưới của tôi. Tôi cầm tấm thiệp cưới trong tay, đi bộ xuyên qua con đường tắt nối từ đường Hai Bà Trưng tới đường Phan Đình Phùng. Con đường này tôi vẫn thường đi, nó ngắn lắm! nhưng hôm ấy tôi thấy nó dài vô cùng. Chưa tới nhà anh thì tôi gặp Ngọc, cô em gái rất dễ thương này vẫn thường sinh hoạt trong nhóm Gia Đình Phật Tử với anh. Gặp tôi cô mừng rỡ, ôm lấy tôi, Ngọc nói: - Em mới đọc được thư của chị,, chị viết thư hay quá, như là làm thơ vậy, chị dạy cho em viết với. Tôi ngạc nhiên, thư gì nhỉ! Đã lâu lắm rồi tôi có bao giờ viết thư cho ai đâu, tôi hỏi Ngọc: - Em đọc thư gì? Chị không hiểu, em đọc ở đâu -A, em mới đọc ở nhà anh Trần...; Thư của chị viết bằng mực tím nè! Thư này viết lâu lắm rồi, màu mực đã phai, anh ấy đưa cho em một sấp, đọc cả tiếng đồng hồ mới hết, rồi còn cho em xem hình của chị nữa. Chị bây giờ với hồi đó không khác gì nhaụ Ngọc nhanh nhẩu trả lời tôi. Tôi lặng trong một giây. Anh vẫn còn giữ thư của tôi sao Ngày xưa, tôi vẫn thường mỗi ngày viết cho anh một lá thư, mặc cho hai đứa có gặp nhau hay không. Tôi chỉ dùng mực tím viết trên một tờ thư được gấp lại như một quyển sách nhỏ. Tôi có lối gấp thư riêng, nên nhìn là biết thư của tôi ngaỵ Anh thường nói với tôi, Em cái gì cũng có một sự đặc biệt làm người ta phải nhớ đến em. Tôi hỏi Ngọc, 7 / 10

- Tại sao anh ấy lại cho em đọc thuư của chị, em thấy anh ấy có còn giữ mấy quyển sách không, tại sao còn giữ thư, giữ hình làm gì cơ chứ!? Thời gian đã bốn năm qua từ ngày anh xa tôi anh đã phụ tôi mà còn giữ chi những thứ ấy làm gì cơ chứ! Tôi thấy tim nghẹn thắt, nước mắt chực trào ra, tôi ngạc nhiên, tôi vẫn chưa quên ư Ngọc trả lời tôi: -Em không biết, anh ấy nói thấy em nói chuyện giống chị, chợt nhớ đến chị nên đem ra cho em xem, em thấy anh ấy cất tất cả trong một cái hộp nhỏ, em hỏi anh ấy cất để làm gì, anh đã có người khác rồi giữ làm gì những thứ này, thôi cho em đi, anh đâu có còn thương chị ấy. N ghe em nói vậy, anh ấy giận, cất tất cả vào trong hộp. Tôi nghe như nhói cả con tim, tôi ngỡ tim tôi từ lâu đã lành hẳn rồi, nhưng nó vẫn còn nhức nhối lắm! Anh vẫn còn yêu tôi ư! Yêu tôi mà sao anh lại bỏ tôi đi!!. Tôi hỏi Ngọc anh ấy có nói tại sao lại xa tôi không, tôi muốn biết điều này, nó đã làm tôi ấm ức suốt bao nhiêu năm qua, không, anh ấy đã không nói gì cả, chỉ ôm đàn và kể chuyện ngày xưa của tôi và anh cho Ngọc nghẹ Anh bảo Ngọc, anh có lỗi với tôi, rồi anh đọc cho Ngọc nghe: Ở trời tây ta nhớ trời đông, Nhớ trông sợi khói nhớ phiêu bồng, Có dăm hàng núi ngăn người đến, Có một giòng xa cách mấy sông Bốn câu thơ này của Kim-Tuấn, tôi thường đọc cho anh nghe mỗi lần anh lỡ hẹn. -Tôi nói với anh, núi và sông chỉ do con người tạo ra để vịn vào cớ ấy mà không đến với nhaụ Người xưa có nói thương nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua, mà ở đây chỉ có một giòng, mà đã thấy như xa cách mấy con sông. Nghe tôi phân bua như thế, anh đưa tay lùa vào tóc tôi, hôn nhẹ lên trán của tôi và nói: cái trán lì, em lúc nào cũng có cả bầu thơ trong cái đầu này, có dịp là tuôn ra xối xả, anh xin thua em Tôi đưa cho Ngọc tấm thiệp cưới rồi nói: - Nói với anh ấy chị đã quên hết rồi!. Mỗi người có một cuộc đời đi khác hướng nhau, hãy đốt bỏ tất cả rồi quên đị Chị luôn cầu chúc cho anh ấy được hạnh phúc và mong cô gái ấy 8 / 10

là của suốt cuộc đời anh ấy. Ngọc vội nói, - Họ bỏ nhau rồi chị ơi! Nhưng tôi không còn muốn nghe nữa, xót xa, cay đắng vẫn còn hành hạ tôi, và bây giờ tôi sắp sửa lấy chồng, tôi đã chọn con đường của tôi. Tôi luôn luôn muốn làm một người vợ thủy chung, yêu chồng, thương con. Tôi muốn làm tròn tất cả bổn phận của một người vợ, người mẹ, thì tôi phải quên đị... quên đi... Tôi choàng dậy sau giấc mơ dài cho quá khứ, thời gian đã trôi đi mười mấy năm quạ Sương ướt đẫm trên tóc trên vai áo, lần ra đi này nước mắt tôi tuôn chảy nhẹ nhàng hơn, tâm hồn thấy man mác trong nỗi đau dịu dàng nào đó, bởi vì lần này chính tôi là người bỏ ra đi, tôi không phụ người để ra đi, mà tôi rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để đi đến một đất nước xa xôi cách quê hương tôi nửa vòng trái đất. Những con người nơi ấy không cùng tiếng nói, cách ăn, cách ở. Họ là ai, tôi chưa hề quen biết, tôi sẽ phải làm gì ở nơi xứ sở xa lạ ấy tôi sẽ ra saọ!! Nhưng tôi phải đi, vì tự do, vì tương lai cho cuộc đời các con của tôi. Tôi quỳ xuống hôn lên khoảng đất tôi đã nằm, ôm hôn cội thông gìa đã từng chứng kiến tình yêu của tôi với anh, và nỗi đau đớn não nề khi tôi mất anh. và rồi Như một chút mặt trời trong nước lạnh (François Sagan) Tôi dấu sâu vào hốc cây một gói giấy nhỏ nếu ngày nào tôi còn sống trở về, tôi sẽ tìm lại nó nếu cội thông già vẫn còn đứng đấy! Và nếu anh không bao giờ trở lại nơi này Ngày ấy Đã mười năm, tôi không trở về Kể từ khi xa nhau, Mỗi ngày một thêm đớn đau, Chiều chết trên Spell-Man, Ta thấy bâng-khuâng rã rời 9 / 10

Minh-Tâm (Một buổi chiều chớm Thu) (10/15/99) 10 / 10