Microsoft Word - NhanngaybanhanhHienphapVNCHFinal.doc

Tài liệu tương tự
60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC

Bạn Tý của Tôi

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

GIẢI TỎA HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG Về mặt chiến lược cuộc đấu tranh giải thể Cộng Sản sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Không

Chiến tranh Việt Nam kết thúc mang ý nghĩa gì?

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

Tiên Tri Về Thời Cuộc của Việt Nam và Thế Giới Phạm Công Tắc

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

VAÁN ÑEÀ CHÍNH DANH

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Đại Sư Ấn Quang

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

I

Layout 1

Cúc cu

Microsoft Word - IP Law 2005 (Vietnamese).doc

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Ôn tập môn ngữ văn: Chiếc thuyền ngoài xa

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Cuốn sách NỖI HỐI HẬN LÚC HOÀNG HÔN do tác giả Tri Vũ - Hoàng Ngọc Khuê xuất bản tháng tại Pháp. Nội dung viết về ông Trần đức Thảo, sinh năm

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Hãy cùng nhau hãnh diện mình là công dân Việt Nam Cộng Hòa! Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Ngày kỷ niệm 43 năm Quốc hận 30 tháng Tư năm nay mở ra một

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI QUỐC GIA TỈNH ĐẮK LẮK NĂM HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ 12 (Đề thi gồm 01 trang) (Thời g

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

Những Đồng Minh Anh Hùng Harry F. Noyes III FB Hoài Nguyễn Cuộc chiến tranh Việt Nam qua đi hơn 40 năm qua nhưng những luận bàn về cuộc chiến này vẫn

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Bởi: Wiki Pedia Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

Layout 1

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gia

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Phật Học Phổ Thông HT. Thích Thiện Hoa Khóa Thứ Hai Thiên Thừa Phật Giáo o0o Bài Thứ 9 Lục Hòa A Mở Ðề 1. Tai hại của sự bất hòa: Trong sự sống chung

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

Con Đường Khoan Dung

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) Hồi Ký của Chuẩn Tướng MẠCH VĂN TRƯỜNG Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Cựu Trung Ðoàn Trưởng

Document

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Hỏi Đáp Thường Thức Về Chính Trị Thái Trí hỏi Thái Đạo đáp 1. Hỏi: Xin nhận xét đại cương về những nền dân chủ đã có? Đáp: Phê bình các chế độ chính t

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

Code: Kinh Văn số 1650

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

nhungvuVCthamsatdanlanhvotoi_2018APR18_wed

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

CHƯƠNG 10

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Không Quân thời Nguyễn Xuân Vinh Phạm Phong Dinh Ngày 20 Tháng Bảy, 1954 là ngày Quốc Hận thứ nhất của người Việt, khi thực dân Pháp và Cộng Sản Việt

LỄ GIỔ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG Việt Nhân HÔM NAY LÀ NGÀY LỄ GIỔ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ 4896 Để giúp Đồng bào cả nước nhớ tới Cội nguồn, Tổ Tiên chúng t

SÓNG THẦN MX Giang Văn Nhân Xe vượt qua ngã tư Nasa Road 1 hướng lên dốc cầu bắc qua Clear Lake, cầu nối liền hai thành phố Seabrook thuộc quân hạt Ha

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Bản ghi:

Nhân ngày ban hành Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hoà 26-10-1956 nghĩ về: SỰ HÌNH THÀNH NỀN CỘNG HOÀ VÀ CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HOÀ TẠI VIỆT NAM Thiện Ý Thấm thoát mà đã 57 năm(1956-2013), nền cộng hoà được thiết lập tại Việt Nam với bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hoà ban hành ngày 26-10-1956 tại Miền Nam Việt Nam, đối kháng với chế độ độc tài toàn trị cộng sản Bắc Việt mang bảng hiệu giả mạo Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, bảng hiệu mà Ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã dựng lên sau cái gọi là Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 cướp được chính quyền bằng xảo thuật chính trị. Giả mạo về một nền dân chủ cộng hoà, vì trước sau đều chỉ nhằm mục đích lừa bịp công luận thế giới để tìm hậu thuẫn quốc tế, ru ngủ nhân dân, trong khi thực chất vẫn là độc tài cộng sản phản dân chủ. Và vì vậy, có thể nói nền cộng hoà thực sự đã chỉ được thiết lập và thực hiện tại Việt Nam kể khi Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hoà được ban hành ngày 26-10-1956. Vì nền cộng hoà ấy đã là nền tảng cho một chế độ chính trị chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân, một chế độ dân chủ cả hình thức lẫn nội dung, dù phôi thai còn nhiều khuyết tật, song đã phản ánh đúng ý nghĩa của từ ngữ Cộng Hòa và ý nguyện của toàn dân Việt Nam. Hôm nay, nhân ngày 26-10- 2013, nghĩ về Hiến pháp Việt Nam Cộng Hoà ban hành ngày 26-10-1956, chúng tôi muốn gửi bài viết này đến quý độc giả người Việt Nam không cộng sản trong cũng như ngoài nước, đề cùng tự hào với quá khứ rằng chúng ta đã chọn đúng nền tảng một chế độ chính trị phù hợp với ý nguyện của toàn dân và tin tưởng mãnh liệt ở tương lại, rằng nhất định chúng ta sẽ thiết lập được một chế độ dân chủ trên nền tảng cộng hoà đã được xác lập 57 năm trước đây tại Việt Nam.Nội dung bài viết lần lượt trình bầy: 1.- Bối cảnh hình thành Nền Cộng Hòa tại Việt Nam. 2.- Nền Cộng Hòa và Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm 3.- Nền Cộng Hòa và các bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa.

4.- Nền Cộng Hòa và các chế độ Việt Nam Cộng Hòa (Đệ nhất và Đệ Nhị VNCH) I/- BỐI CẢNH HÌNH THÀNH NỀN CỘNG HÒA TẠI VIỆT NAM. Như quý độc giả đã biết, sau Thế Chiến Hai, chủ nghĩa thực dân cũ đã buớc vào thời kỳ suy tàn,xu thế giải thực đã buộc các đế quốc từng có nhiều thuộc địa như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bố Đào Nha, Hà Lan.. đã phải lần lược trao trả độc lập cho các nước bị trị. Điển hình là một số nước trong vùng như Ấn Độ và Hồi Quốc được Đế Quốc Anh trao trả độc lập năm 1947; Indonesia được Hà Lan trao trả độc lập năm 1949; Triều Tiên được Nhật trao trả độc lập năm 1945; Lào và Cao Miên Pháp trao trả độc lập năm 1953... Do đó, theo nhận định của nhiều sử gia và học giả nghiên cứu chính trị và lịch sử, thì chẳng cần cuộc kháng chiến gian khổ 9 năm do đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) phát động và chủ đạo tiến hành (1945-1954) làm hao tổn nhiều xương máu nhân dân, tàn phá tài nguyên đất nước vô ích, để có được cái gọi là Chiến thắng Điện Biên lịch sử (7-5-1954), thì thực dân Pháp sớm muộn cũng phải trao trả độc lập cho Việt Nam cũng như nhiều thuộc địa khác. Chẳng qua Hồ Chí Minh và Cộng đảng Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh này, chỉ là lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân, dùng chiêu bài độc lập dân tộc để chiếm quyền thống trị đất nước, để áp đặt chế độ độc tài đảng trị CS, theo chủ trương bành trướng lãnh thổ, nhuộm đỏ tòan cầu của cộng sản quốc tế, đứng đầu là hai tân đế quốc Đỏ Nga Tầu Thật vậy, trên thực tế, trước áp lực của xu thế giải thực, thực dân Pháp đã phải lùi từng bước, trao trả độc lập từng phần cho Việt Nam, qua các Hiệp Định Vịnh Hạ Long ngày 5 tháng 6 năm 1948, đề cử hòang đế Bảo Đại làm Quốc Trưởng, và Pháp thừa nhận Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại như là một quốc gia độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp. Ngày 8 tháng 3 năm 1949 Tổng Thống Pháp Vicent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại đã ký Thỏa Ước Elysée. Theo đó, Pháp hứa sẽ xây dựng cho Việt

Nam một quân đội quốc gia chống cộng. Đây là khởi điểm của sự thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, gốm có các binh lính và sĩ quan Khố Xanh Khố Đỏ của Pháp chuyển qua. Chính những sĩ quan có xuất thân này, đã nắm vận mệnh quốc gia sau khi đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm, cho đến ngày Miền Nam mất vào tay cộng sản (30-4-1975). Thề rồi, cuối cùng thực dân Pháp cũng đã phải trao trả độc lập hòan tòan cho Việt Nam. NhưngViệt Nam có số phận không may đã rơi vào thế gọng kìm của một chiến lược quốc tế mới, với cuộc chiến tranh ý thức hệ (cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa), nên đất nước bị qua phân theo Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954, do sự áp đặt của các cường quốc, trái với nguyện vọng quốc dân Việt Nam. Hệ quả là một nửa nước Miền Bắc rơi vào tay đảng Cộng sản Việt Nam, thiết lập Nền Chuyên Chính Vô Sản, trên đó xây dựng chế độ độc tài tòan trị cộng sản, với quyền thống trị độc tôn, độc quyền của đảng CSVN, một công cụ chiến lược của hai tân đế quốc đỏ Nga-Tầu. Nửa nước Miền Nam Việt Nam được trao trả cho chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam, thiết lập nền Cộng Hòa trên đó xây dựng chế độ tự do dân chủ, tức Việt Nam Cộng Hòa, với sự hổ trợ của Hoa Kỳ và các đồng minh Thế Giới Tự Do trên nguyên tắc, song trên thực tế đã bị Hoa Kỳ biến thành công cụ chiến lược của mình, một công cụ ngay tình khác với công cụ tri tình cho Nga- Tầu của Cộng đảng VN và chế độ Cộng sản Bắc Việt. Vì đảng Cộng sản Việt Nam vốn là một công cụ bành trướng của cộng sản quốc tế, đứng đầu là Nga Tầu lúc đó, nên đã phát động và tiến hành cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn để thôn tính Miền Nam Việt Nam. Chính quyền chính thống quốc gia và nhân dân Miền Nam,trong thế chẳng đặng đừng đã phải làm tiền đồn chống cộng cho Hoa Kỳ và Thế giới tự do, buộc lòng phải thực hiện cuộc chiến tranh tự vệ để ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh xâm lược đó của Cộng sản Bắc Việt, để bảo vệ phần đất tự do Miền Nam, trong ý hướng giữ vững độc lập quốc gia, chủ quyền dân tộc, để vừa chiến

đấu chống cuộc xâm lăng của CSBV, vừa nỗ lực xây dựng thành công chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa, tiến tới thống nhất đất nước, không phải bằng bạo lực quân sự, mà bằng sự ưu thắng của chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa và nền kinh tế phát triển phồn vinh ở Miền Nam, trên chế độ độc tài tòan trị CS và nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu ở Miền Bắc. Nghĩa là chúng ta, muốn tiến tới tình trạng như Nam Bắc Hàn hiện nay, mà sự thống nhất Hàn Quốc một cách hòa bình, với sự ưu thắng của Nam Hàn dân chủ phồn vinh trên Bắc Hàn độc tài cộng sản nghèo đói và lạc hậu, chỉ còn là vấn đề thời gian. Chính vì mục tiêu và lý tưởng vừa nêu, Nền Cộng Hòa đã được xác lập tại Việt Nam, trên đó xây dựng chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa thay thế cho chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại nhiều thế kỷ trước đó tại Việt Nam. II/- NỀN CỘNG HÒA VÀ CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM: Theo tự điển Hán Việt của học giả Đào Duy Anh, Cộng Hòa (Republic:Cộng đồng, dân chúng)có ý nghĩa như là nền tảng cho một chế độ dân chủ, Chế độ Cộng Hòa (Repubican Regime)với Chủ quyền quốc gia thuộc về tòan dân. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm được coi là người khai sáng Nền Cộng Hòa như thế tại Việt Nam. Sử liệu cận đại Việt Nam ghi nhận các sự kiện có ý nghĩa sau đây: ngày 7 tháng 7 năm 1954, chí sĩ Ngô Đình Diệm đang sống lưu vong ở hải ngọai đã về nước chấp chánh theo sự ủy thác của Vua Bảo Đại trong ngôi vị Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam, để chống cộng và nếu cần chống cả thực dân và phong kiến để bảo vệ tổ quốc (Như hồi ký của cựu hòang Bảo Đại đã viết). Vì xu thế thời đại, Thủ Tướng Diệm không thể duy trì thể chế quân chủ chuyên chế, nên với sự hậu thuẫn của 18 đòan thể chính trị (Hội Đồng Cách Mạng Quốc gia), họp tại Dinh Độc Lập đã quyết định thiết lập chế độ Cộng Hòa, theo xu thế thời đại, đáp ứng ý nguyện của quốc dân, qua cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10- 1955 truất phế vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nền quân chủ

chuyên chế Việt Nam thiết lập nhiều thế kỷ trước đó, tôn vinh Thủ Tướng Ngô Đình Diệm là Tổng Thống đầu tiên chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Để có căn bản pháp lý, ngày 26-10-1955 Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ban hành Hiến Ước Tạm Thời Số 1, và ngày 23 tháng 1 năm 1956 đã ký ban hành Dụ Số 8 thiết lập Quốc Hội Lập Hiến định hướng cho chế độ Cộng Hòa sẽ được xác lập. Trên căn bản các văn kiện pháp lý hành chánh này, nhân dân Miền Nam lần đầu tiên được cầm lá phiếu với tư cách là người dân một nước độc lập, bầu người đại diện vào Quốc Hội Lập Hiến để thay mặt mình sọan thảo ra một bản hiến pháp dân chủ trên nền tảng Cộng Hòa đầu tiên. Trong vòng 9 tháng sau, Quốc hội do dân bầu này đã hòan thành bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa và ngày 26 tháng 10 năm 1956,Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã ký ban hành bản hiến pháp đầu tiên làm căn bản thíêt lập các định chế quốc gia, với tam quyền phân lập và cơ cấu của một chính quyền cộng hòa với chủ quyền quốc gia thuộc về tòan dân.. III/- NỀN CỘNG HÒA VÀ CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HÒA. Như trên đã trình bầy Nền Cộng Hòa là nền tảng của một chế độ chính trị với chủ quyền quốc gia thuộc về tòan dân, theo học thuyết chính trị dân chủ Phương Tây, tương tự quan niệm dân chủ Phương Đông Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, đều lấy Dân làm gốc. Tiếc rằng, quan niệm dân chủ này chỉ có trong sách vở ở xã hội quân chủ chuyên chế, thực tế Vua vẫn là tối thượng, chủ quyền quốc gia thuộc về Vua, chứ không phải của tòan dân. Cũng như trong nền chuyên chính vô sản chủ quyền quốc gia thuộc về đảng cộng sản, quyền Làm chủ của nhân dân chỉ là chiêu bài lừa mị. Vì vậy muốn chủ quyền quốc gia thuộc về tòan dân, cần xây dựng một chế độ dân chủ trên nền tảng Cộng Hòa. Để thiết định chế độ Dân Chủ Cộng Hòa này, cẩn có một bản Hiến Pháp, một văn kiện pháp lý căn bản qui định rõ quyền lợi nghĩa vụ người dân trong tương quan với các cơ quan công quyền. Theo đó, các viên

chức được người dân ủy quyền qua lá phiếu trong các cuộc bầu cử tự do, cử người đại diện cho dân, làm nhiệm vụ công bộc ăn lương của nhân dân, điều hành guồng máy công quyền quốc gia, từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở, theo ý nguyện của người dân, sao cho xã hội ổn định, phát triển, quốc gia phú cường, mọi tầng lớp nhân dân có điều kiện phát triển đồng đều, cộng đồng đồng tiến, có đời sống tư do, ấm no, có điều kiện thuận lợi mưu cầu hạnh phúc riêng (cá nhân) cũng như chung (tập thể). Nhận định khách quan, bản Hiến pháp dầu tiên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1946 xét về hình thức cũng như nội dung quả có thể hiện ý hướng trên nên có thể coi nền cộng hòa đã được xác lập tại Việt Nam từ năm 1946. Thế nhưng trên thực tế,bản Hiến pháp này đã không được thực thi. Vì sau khi Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam không được bao lâu, thực dân Pháp đã quay trở lại. Chính phủ liên hiệp Quốc-Cộng với lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh làm Chủ tịch chỉ còn cái vỏ (sau khi Việt Minh tìm cách tiêu diệt hết thành phần quốc gia) để Ông Hồ và đảng CSVN làm chiêu bài thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm như là cuộc kháng chiến quốc gia,của toàn dân để giành độc lập cho đất nước (thực thế cũng như thực chất là giành thuộc địa kiểu mới cho các tân dế quốc đỏ Nga-Tầu). Sau Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước (Tháng 7-1954) Miền Bắc cộng sản,ông Hồ và đảng CSVN (trá hình là đảng Lao Động Việt Nam) tiếp tục giữ bảng hiệu chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong Hiến pháp 1959, song nội dung là chế độ độc tài toàn trị xã hội chủ nghĩa theo kiểu Liên Xô. Như vậy trước sau đảng CSVN xử dụng bảng hiệu chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đều chỉ nhằm mục đích lừa bịp công luận thế giới để tìm hậu thuẫn quốc tế, ru ngủ nhân dân, trong khi thực chất vẫn là độc tài cộng sản phản dân chủ. Trong khi đó Miền Nam chính quyền chính thống quốc gia sau khi giành được độc lập một nửa đất nước đã tổ chức trưng cầu dân ý (23-10-1955), chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền Cộng Hòa với sự ra đời của bản Hiến pháp ban hành ngày 26-10-1956 làm nền tảng cho chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng

Hòa (Đệ nhất VNCH); tiếp nối là bản Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa ban hành ngày 1-4-1967 (Đệ nhị VNCH).Cả hai bản Hiến pháp này về hình thức cũng như nội dung đều thể hiện đúng ý nghĩa từ ngữ Cộng Hòa (chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân) theo đúng ý nguyện của nhân dân Việt Nam, nhất là trên thực tế đã được thực thi đầy đủ, dù trong hoàn cảnh phải đương đầu với cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam của cộng sản Bắc việt. 1.- Bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 26-10-1956 được sọan thảo dựa trên hai nền tảng triết lý và chính trị. Nền tảng triết lý là triết học duy tâm, lấy con nguời là trung tâm, là chủ thể xã hội và là đối tuợng phục vụ của xã hội.nền tảng chính trị là chủ nghĩa nhân vị, trên đó thiệt lập chế độ cộng hòa với chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân,các quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền được tôn trọng và bảo vệ. Chủ đích của các nhà lập hiến khi chọn chủ nghĩa Nhân Vị làm nề tảng cho chế độ Cộng Hòa để soạn thảo ra Hiến Pháp hữu thần Việt Nam Cộng Hòa là để đối kháng với triết học duy vật và chủ nghĩa Cộng Sản vô thần, là nền tảng hiến pháp của chế độ vô thần Cộng sản Bắc Việt, vốn coi con nguời là sản phẩm, là công cụ của xã hội, cá nhân phải phục vụ xã hội và quyền lợi cá nhân phải hy sinh cho quyền lợi tập thể (thực chất là hy sinh cho quyền lợi của một tập đòan thống trị CS), trong một xã hội mà những nguời cộng sản muốn thiết lập, đó là xã hội Xã hội chủ nghĩa, giai đọan đầu của xã hội cộng sản, một thiên đường CS trong viễn tưởng!?! Tham vọng của các nhà lập hiến Việt Nam khi chọn chủ nghĩa Nhân Vị làm nền tảng cho chế độ Cộng Hòa đối kháng với chủ nghĩa cộng sản Bắc Việt với chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (giả hiệu) như là một võ khí lý luận để đánh bại đối phương về mặt ý thức hệ, song song với nỗ lực quân sự đập tan cuồng vọng xâm lăng Miền Nam của Cộng sản Bắc Việt lúc bấy giờ. Với võ khí lý luận là chủ nghĩa Nhân Vị và chế độ Cộng Hòa, các nhà lập hiến Việt Nam Cộng Hòa tin rằng, nguời dân sẽ thấy đuợc hai con đuờng Nhân vị chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghia dẫn đến mục tiếu tối hậu hòan tòan trái nguợc: Chủ nghia nhân vị Xây

dựng một xã hội vì con nguời,tôn trọng phẩm giá con nguời và xã hội phải phục vụ lợi ích tối thuợng của con nguời. Trong khi chủ nghĩa cộng sản xây dựng một xã hội Vì đảng cộng sản, nô dịch và xã hội hóa con nguời, biến con nguời thành công cụ phục vụ xã hội(thực chất là phụng vụ giai cấp thống trị), nhân vị bị hạ thấp ngang tầm lòai vật (theo lý luận và thực hành Duy vật biện chứng của CS). Đồng thời, chủ nghĩa Nhân Vị sẽ là nền tảng cho chế độ chính trị Cộng Hòa, để bảo đảm được nhân vị và các nhân quyền căn bản của người dân. Trong bối cảnh cuộc chiến tranh chống cộng bảo vệ nền Cộng Hòa và chế độ dân chủ VNCH, chủ nghĩa Nhân Vị giúp nguời dân phân biệt đuợc mục tiêu và lý tuởng tranh đấu tối hậu của nguời Việt Quốc gia là thiết lập cho kỳ đuợc một chế độ dân chủ cộng hòa là vì nhân vị và phẩm giá con người, vì hạnh phúc của nhân dân, quyền dân chủ dân sinh và nhân quyền được bảo đảm với tam quyền phân lập, trái nguợc với chế độ độc tài tòan trị cộng sản, độc tôn và độc quyền thống trị của đảng CSVN, vì quyền lợi của giai cấp thống trị là các cán bộ đảng viên CS. Chính vì vậy mà chủ thuyết nhân vị đuợc xác tín qua phần Mở Đầu của Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa ngày 26-10-1956 như sau: Tin tuởng ở sự truờng tồn của nền văn minh Việt Nam, cần có trên nền tảng duy linh mà tòan dân đều có nhiệm vụ phát huy; Tin tuởng ở giá trị siêu việt của con nguời mà sự phát triển tự do. Điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi họat động quốc gia.... Như vậy, chính trên nền tảng chủ nghĩa Nhân Vị, Quốc hội Lập Hiến đầu tiên của Quốc Gia Việt Nam đã sọan ra bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên,(hòan tòan khác với cái gọi là Hiến pháp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Cộng sản Bắc việt ngụy cộng hòa ), và đã đuợc Thủ Tướng Ngô Đinh Diệm, sau trở

thành vị Tổng Thống đầu tiên chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã ký ban hành ngày 26-10-1956. Nội dung Bản Hiến Pháp này,ngòai phần Mở Đầu, gồm 10 Thiên và 98 Điều thể hiện rõ Nguyên tắc phân quyền: Thiên thứ nhất quy định những Điều khỏan căn bản ; Thiên Thứ Hai: Quyền lợi và Nhiệm vụ nguời dân ; Thiên thứ ba: Tổng Thống ; Thiên thứ tư: Quốc Hội ; Thiên thứ năm Thẩm Phán ; Thiên Thứ sáu Đặc biệt Pháp Viện ; Thiên Thứ Bẩy Hội Đồng Kinh Tế Quốc gia ; Thiên thứ tám Viện Bảo Hiến ; Thiên Thứ Chín Sửa Đổi Hiến Pháp và Thiên Thứ muời Các Điều Khỏan Chung. Cuộc đảo chánh quân sự ngày 1-11-1963, với chủ đích và sự trợ giúp của ngọai bang đã đưa đến cái chết thảm thương cho Cố Tổng Thống Ngô Đinh Diệm, nguời có công khai sáng nền Cộng Hòa Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa ngày 26-10-1956 bị hủy bỏ cùng với sự cáo chung nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. 2.- Hiến pháp Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa ngày1-4-1967. Sau những năm bất ổn chính trị, xã hội xáo trộn do các phe phái chính trị quân sự tranh giành quyền lực (1963-1967) Bản Hiến Pháp Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa đã được Quốc Hội Lập Hiến thông quan ngày 18-3-1967 và đã được Tướng Nguyễn Văn Thiệu trong tư cách Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc gia ban hành ngày 1-4-1967. Cuộc bầu cử ngày 3-9-1967 đã đưa Tướng Nguyễn Văn Thiệu lên ngôi vị Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, là vị Tổng Thống thứ hai của nền Cộng Hòa Việt Nam. Ngày 5-4-1975,truớc áp lực của ngọai bang và biến chuyển của tình thế, Tổng Thống Thiệu đã phải từ chức và trao quyền cho Phó Thổng Thống Trần Văn Hương theo qui định của Hiến Pháp. Chưa đầy một tháng sau, ngày 28-4-1975, Tổng Thống Trần Văn Huong, vị Tổng Thống thứ ba và cũng là vị Tổng Thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, do áp lực của tình thế, đã lại phải từ chức để trao quyền ngoài dự liệu của Hiến Pháp cho Tướng Dương Văn Minh làm nhiệm vụ khai tử chế độ đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa

theo sự đạo diễn, sắp xếp của ngọai bang, như ông ta đã từng theo lệnh ngọai bang cầm đầu nhóm đảo chánh phá đổ chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, sát hại Tổng Thống Diệm, người khai sáng nền Cộng Hòa Việt Nam 12 năm trước đó (1963-1975) Nếu so sánh tổng quát hai bản Hiến Pháp chế đô đệ nhất và đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa, cả hai có nền tảng chung là Cộng Hòa, cùng vận dụng nguyên tắc phân quyền theo học thuyết chính trị dân chủ Phương Tây, trong việc thiết lập và điều hành các định chế quốc gia và guống máy công quyền, nhằm thể hiện Quyền lực quốc gia thuộc về tòan dân và bảo đảm các nhân quyền và dân quyền cơ bản của công dân được tôn trọng, bảo vệ và hành xử. Nhưng khác là Hiến pháp 26-10-1956 dựa trên hai nền tảng chủ nghĩa nhân vị và học thuyết dân chủ Phương Tây để thiết lập chế độ Cộng Hòa, với nguyên tắc phân quyền. Trong khi bản Hiến Pháp 1-4-1967, chỉ dựa trên nền tảng chủ thuyết chính trị dân chủ Phương Tây để thiết lập chế độ Cộng Hòa. Nếu so sánh nội dung thì Hiến pháp VNCH ngày 1-4-1967 hòan chỉnh hơn Hiến Pháp 26-10-1956, với các định chế quốc gia và cơ cấu tổ chức chính quyền có nhiều điểm giống Hiến Pháp Hoa Kỳ nên có tính dân chủ cao hơn. Chẳng hạn, Hiến Pháp ngày 1-4-1967 phân định rõ Tổng Thống nắm quyền hành pháp, Quốc Hội lưỡng viện (Thượng viện và Hạ viện)lập pháp và Tối cao Pháp Viện nắm quyền tư pháp, thể hiện rõ quyền lực quân bình của nguyên tắc tam quyền phân lập. Trong khi, Hiến pháp 26-10-1956, chỉ có quyền hành pháp mạnh (Tổng Thống) và lập pháp yếu(quốc Hội) là thể hiện qua cơ chế, còn tư pháp chỉ quy định như một đòan thể (Thẩm phán đoàn) không có tính cơ cấu mạnh. Thế nhưng, việc vận dụng Hiến Pháp vào thực tế thì có lẽ, Hiến Pháp VNCH 26-10-1956 có thể là phù hợp hơn trong bối cảnh đất nước đang có chíến tranh lúc bấy giờ(cần một hành pháp mạnh), với trình độ ý thức dân chủ người dân chưa cao và đối phương CS có thể lợi dụng quyền dân chủ rộng rãi để lũng đọan chính quyền, quân đội và các lực lương an ninh của VNCH, như thực tế cho thấy.

IV/- NỀN CỘNG HÒA VÀ CÁC CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA. Như vậy nền cộng hòa thể hiện rõ mục tiêu chống cộng bấy lâu nay của người Việt Quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản là để nhằm thành đạt mục tiêu tối hậu là xây dựng một chế độ dân chủ đích thực với chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân (Cộng hòa).chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc chỉ là sự giả mạo về một nền dân chủ cộng hoà. Một bảng hiệu mà Ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã dựng lên sau cái gọi là Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 cướp được chính quyền bằng xảo thuật chính trị. Vì trước sau đều chỉ nhằm mục đích lừa bịp công luận thế giới để tìm hậu thuẫn quốc tế, ru ngủ nhân dân, trong khi thực chất vẫn là độc tài toàn trị cộng sản phản dân chủ. Thực tế cũng như thực chất,chỉ có chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã được xác lập tại Miền Nam Việt Nam mới là chế độ cộng hòa theo đúng ý nghĩa từ ngữ Cộng hòa (với chủ quyền quốc gia thuộc về dân chúng). Đó là chế độ đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa xây dựng trên nền tảng Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa ban hành ngày 26-10-1956 và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa xây dựng trên nền tảng Hiến Pháp ban hành ngày 1-4-1967. Ngày 30-4-1975, cộng sản Bắc Việt đã cưỡng chiếm Miền Nam, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973, tức vi phạm luật pháp quốc tế, trước sự đồng lõa, phủi tay của đồng minh Hoa kỳ, và sự làm ngơ của quốc tế, cụ thể là các cường quốc đế quốc đóng vai trò trung tâm quyền lực thế giới bảo đảm việc thực thi Hiệp Định Paris, thông qua tổ chức Liên Hiệp Quốc, vốn là công cụ của họ, do họ dựng lên và vì quyền lợi ưu tiên của họ, nhân danh nền hòa bình thế giới áp chế các dân tộc nhược tiểu. Như thế là Chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã bị cưỡng tử về mặt thực tế, song chúng tôi cho rằng vẫn tồn tại về mặt pháp lý, căn cứ theo Điều 15 và nhiều điều khỏan khác trong Hiệp Định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam. Chế độ Việt Nam Công Hòa chỉ không tồn tại trên đất nước Việt Nam trong tư thế một quốc gia với đầy đủ ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, chính quyền và dân chúng, song vẫn tồn tại về

mặt pháp lý. Thế nhưng, trong thực tế, với hầu hết bộ phận đầu não chính quyền, và một số khá đông (nay ước chừng 3-4 triệu) các thế hệ quân, dân, cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã kịp di tản ra nước ngòai trước ngày 30-4-1975, hay chậy trốn chế độ CS sau này. Trong thân phận một chính quyền và một thành phần đông đảo dân chúng lưu vong, vẫn không bỏ cuộc, đã quy tụ lại tại hải ngọai tiếp tục cuộc chiến đấu chống cộng, với cùng mục tiêu đánh đổ chế độ độc tài cộng sản, thành đạt mục tiêu tối hậu là tái lập chế độ Dân Chủ trên nền nền Cộng Hòa đã được xác lập tại Việt Nam từ năm 1956. Nền tảng Cộng Hòa ấy hiện vẫn tồn tại trên đất nước Việt Nam, trong lòng hơn 90 triệu nhân dân Việt Nam với khát vọng giành lại quyền làm chủ,các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, nhân quyền đã và đang bị nền chuyên chính vô sản với chế độ Độc tài tòan trị cộng sản cướp đọat và chà đạp. Khát vọng này đã và đang được nhân dân trong nước thể hiện ngày một lan rộng và mạnh mẽ qua các cuộc đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh, nhân quyền, tức đòi tái lập nền Cộng Hòa đã được xác lập trước đây,bởi chính quyền Quốc gia chính danh,kế thừa lịch sử dựng nước và giữ nước của tiền nhân; đối kháng với chính quyền cộng sản ngụy danh, kế thừa lịch sử bành trướng quyền thống trị thế giới của cộng sản quốc tế, phản dân, phản dân tộc. Thức tế cũng như thực chất này mọi người đều biết qua việc làm của họ, kề từ khi những môn đồ đầu tiên, đứng đầu là lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh tình nguyện làm môn đồ của cộng sản quốc tế, du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, tụ đảng từ ngày 3-2-1930 làm công cụ thực hiện nghĩa vụ quốc tế cộng sản để mở mang bờ cõi cho các tân đế quốc đỏ Nga-Tầu, phá họai tòan diện đất nước, để lại hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt, lâu dài cho dân tộc Việt Nam, mà mai hậu sẽ mất nhiều thời gian và công sức dọn dẹp, tái tạo. KẾT LUẬN: Tóm lại, như vậy là cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Miền Nam bảo vệ chế độ dân chủ Việt Nam Cộng Hòa đã thất bại, song chỉ là thất bại tạm thời, có tính giai đọan. Vì sau đó và cho

đến nay, cuộc chiến đấu chống cộng sản độc tài để tái lập chế độ cộng hòa trên cả nuớc vẫn đang tiếp diễn. Đây là giai đọan chống cộng cuối cùng vì dân chủ, cho nền cộng hòa Việt Nam của nguời Việt Quốc gia hay là nguời Việt Nam không cộng sản trong cũng như ngòai nuớc. Thực tế đã và đang ngày một khẳng định chính nghĩa Cộng Hòa (Chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân) tất thắng ngụy nghĩa Cộng sản (Chủ quyền quốc gia thuộc về đảng CSVN) Nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thiết lập đuợc nền Đệ Tam Cộng Hòa trên tòan cõi Việt Nam trong một tương lai không xa, với một Bản Hiến Pháp Cộng Hòa thể hiện đuợc nguyện vọng của nhân dân (Việt Nam), từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan, như từng đuợc khẳng định trong lời Mở Đầu của bản Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa tiên khởi ngày 26-10- 1956. Năm mươi bẩy năm qua, mục tiêu chống cộng để thực hiện lý tướng thiết lập cho kỳ được môt chế độ dân chủ cộng hòa trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta vẫn kiên định. Chúng ta tạm thời thất bại trong giai đọan chiến đấu bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến tranh Quốc-Công vừa qua (1954-1975), song không chỉ có niềm tin mãnh liệt mà cả thực tế đã và đang ngày một khẳng định: Chân lý tất thắng, chính nghĩa quốc gia tất thắng ngụy nghĩa cộng sản. Nền cộng hòa nhất định sẽ thay thế nền độc tài chuyên chính cộng sản hiện nay tạiviệt Nam trong tương lai không xa. Thiện Ý Houston, ngày 26 tháng 10 năm 2013.