D I S ẢN TỪ SỰ DẠY DỖ CỦA DEREK PRINCE Bông Trái Đức Tin Trong thư lần trước của tôi, chúng ta đã cùng nhau xem xét chín bông trái Thánh Linh được Pha

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

Bước đi với Đức Chúa Trời một cách nghiêm túc

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Derek Prince Ministries Asia-Pacific THE TEACHING LEGACY OF DEREK PRINCE MINISTRIES ARCHIVE A Father s Leadership - Derek Prince

Trước Lễ Ngũ Tuần Derek Prince 1 Nguyên tác: The Holy Spirit In You Dịch giả: David Tô ĐỨC THÁNH LINH TRONG BẠN CHỨC VỤ DEREK PRINCE CHÂU Á/ THÁI BÌNH

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Phong thủy thực dụng

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

THI THIÊN

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Phần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T


Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

GIÔ-SUÊ, MỘT MÔN ĐỆ GƯƠNG MẪU TRỞ THÀNH NHÀ LÃNH ĐẠO 1. Những đặc tánh của Giô-suê : - lạc quan và có lòng tin : qua báo cáo của các trinh sát viên về

Tả con vật nuôi mà em yêu thích

Microsoft Word - tuong nho19_6

Successful Christian Living

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

Code: Kinh Văn số 1650

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Document

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Công Chúa Hoa Hồng

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Con Đường Khoan Dung

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Niệm Phật Tông Yếu

NHÖÕNG LÔØI CHÆ DAÏY TAÂM HUYEÁT

SỰ SỐNG THẬT

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Tam Quy, Ngũ Giới

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

1

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

Document

Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN,10/12/2017 CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG - NĂM B Tin Mừng: Mc 1, 1-8 "Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng". Tin Mừng C

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Bài Giảng Đạo Kỷ Niệm Chúa Jêsus Phục Sinh (3)

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI OLYMPIC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Ngày thi: 01 tháng 08 năm 2014 Thời

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Khám Phá Các Chủ Đề NIỀM HY VỌNG CỦA TÔI LÀ GÌ?

Kịch bản 7 NHỮNG MIỀN THUNG LŨNG ALPES (Nội dung: lịch sử Hội-thánh) (Thời lượng: 30 phút) (Không gian: nước Thụy-Sĩ vào thời Trung cổ) (Các vai diễn:

Document

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Document

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

ii sa-mu-ên

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Cúc cu

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Phân tích bài thơ Chiều tối

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

Bản ghi:

D I S ẢN TỪ SỰ DẠY DỖ CỦA DEREK PRINCE Bông Trái Đức Tin Trong thư lần trước của tôi, chúng ta đã cùng nhau xem xét chín bông trái Thánh Linh được Phao-lô liệt kê trong 1 Cô-rinh-tô 12:8-10. Bây giờ chúng ta trở lại với Ga-la-ti 5:22-23, là phân đoạn kinh thánh mà Phao-lô đã liệt kê chín sự biểu hiện của các bông trái Thánh Linh này: Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ. Hình thức biểu hiện thứ bảy của bông trái Thánh Linh là trung tín. Những bản dịch gần đây đưa ra nhiều cách dịch khác nhau, như sự trung tín, sự trung thành, sự đáng tin cậy. Tuy nhiên, danh từ trong tiếng Hy Lạp mà Phao-lô sử dụng là pistis. Đây là từ ngữ căn bản dùng để nói về đức tin trong Tân Ước.

Bông trái và ân tứ C ó một phương cách để nêu bật sự khác biệt của bông trái và ân tứ, đó là sử dụng hình ảnh của cây thông Giáng Sinh và cây táo. Cây thông mang những món quà/ ân tứ; còn cây táo thì mang quả. Món quà được treo lên và được lấy khỏi cây thông chỉ với một động tác ngắn gọn. Không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa cây và quà: quà có thể là quần áo, vật mang quà lại là cây thông. Quà không cho ta biết điều gì về bản chất của cây mang quà.

Ngược lại, có một mối liên hệ trực tiếp giữa quả táo với cây mang quả. Bản chất của cây quyết định bản chất của quả - cả về chủng loại lẫn chất lượng. Một cây táo không bao giờ có thể sinh ra quả cam. Một cây khỏe mạnh sẽ cho quả khỏe mạnh (xem Ma-thi-ơ 7:17-20). Quả của cây không phải là sản phẩm của chỉ một hành động duy nhất, nhưng đó là kết quả của cả một quá trình tăng trưởng và phát triển ổn định, bền bỉ, liên tục. Để sản sinh ra những quả tốt nhất, cây phải được chăm bón cẩn thận. Điều này đòi hỏi thời gian, kỹ năng và công sức lao động. Chúng ta hãy áp dụng phép so sánh đơn giản này vào lãnh vực thuộc linh. Ân tứ thuộc linh được ban cho và nhận lãnh chỉ bằng một hành động nhanh gọn duy nhất. Ân tứ không nói cho chúng ta biết bản chất của người thực thi ân tứ. Trái lại, bông trái thuộc linh lại bày tỏ bản chất của chính đời sống lưu xuất ra bông trái ấy; bông trái thuộc linh chỉ xuất hiện sau quá trình tăng trưởng, là thành quả của quá trình tăng trưởng ấy. Để có được bông trái tốt nhất, một đời sống cần phải được vun trồng một cách cẩn thận bằng thời gian, bằng sự khéo léo và công khó. Chúng ta có thể dùng một cách khác để diễn tả sự khác nhau giữa ân tứ thuộc linh và bông trái thuộc linh. Ân tứ chỉ về khả năng, còn bông trái bày tỏ tính cách. Vậy thì ân tứ hay bông trái quan trọng hơn? Về lâu dài, chắc chắn rằng tính cách quan trọng hơn khả năng. Sự thực hành các ân tứ chỉ là tạm thời. Phao-lô giải thích trong 1 Cô-rinh-tô 13:8-13 rằng sẽ có một thời kỳ khi người ta không cần đến các ân tứ thuộc linh nữa. Nhưng tính cách thì trường tồn vĩnh viễn. Tính cách mà chúng ta đã xây dựng trong đời này sẽ quyết định việc chúng ta sẽ ra sao trong cõi đời đời. Rồi sẽ đến một ngày khi chúng ta bỏ lại các ân tứ đằng sau; còn tính cách sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Tuy nhiên, chúng ta không cần phải lựa chọn cái này mà loại bỏ cái kia. Ân tứ và bông trái không loại trừ lẫn nhau. Đúng hơn là chúng bổ sung cho nhau. Ân tứ cần phải là sự bày tỏ và biểu hiện của tính cách. Giống như trong thân vị của Chúa Giê-xu, ân tứ là sự bày tỏ và biểu hiện một cách toàn hảo tính cách của Ngài. Con người yêu thương và đầy ơn của Ngài được bày tỏ bằng cách thực thi một cách trọn vẹn nhất các ân tứ thuộc linh. Chỉ qua các ân tứ thuộc linh mà Ngài có thể cung ứng cho nhu cầu của những người cần được chăm sóc, bày tỏ một cách trọn vẹn cho họ về bản chất của Cha thiên thượng, Đấng mà Ngài đại diện khi đến thế gian này (xem Giăng 14:9-11).

Chúng ta nên noi theo gương mẫu của Đấng Christ. Càng xây dựng và phát triển các thuộc tính của Ngài tình yêu, sự quan tâm, lòng thương xót chúng ta càng cần đến những ân tứ thuộc linh mà Ngài đã thực hành, để bày tỏ và biểu hiện những thuộc tính ấy. Càng được trang bị đầy đủ bằng những ân tứ này, chúng ta càng có thể làm vinh hiển Đức Chúa Trời - Cha chúng ta, giống như Chúa Giê-xu đã làm. Kế đến, bông trái bày tỏ tính cách. Khi chín sự biểu hiện và bày tỏ của bông trái Thánh Linh đều hiện diện và phát triển một cách trọn vẹn, chúng là sự biểu hiện tổng hòa của nhân cách Cơ đốc. Mỗi sự biểu hiện trong chín sự biểu hiện đó của bông trái Thánh Linh đáp ứng cho một nhu cầu đặc thù và bổ sung cho những sự biểu hiện còn lại. Trong sự tổng hòa này, bông trái đức tin có thể được xem xét từ hai khía cạnh khác nhau nhưng liên quan đến nhau, hai khía cạnh này tương ứng với hai cách sử dụng của từ ngữ Hy Lạp pistis. Nghĩa thứ nhất của từ ngữ này là sự tin cậy ; nghĩa thứ hai là sự đáng tin. Đức tin là sự tin cậy Khía cạnh đầu tiên của bông trái đức tin là sự tin cậy. Kinh Thánh bản Jerusalem dịch chữ pistis là sự tin tưởng. Chúa Giê-xu nhiều lần nhấn mạnh rằng, những ai muốn vào vương quốc Đức Chúa Trời, một trong những yêu cầu dành cho họ là phải trở nên như con trẻ (xem Ma-thi-ơ 18:1-4; 19:13-14; Mác 10:13-16; Lu-ca 18:15-17). Có lẽ không có phẩm chất nào có thể minh họa rõ nét đặc tính của con trẻ hơn là sự tin tưởng. Vậy nhưng nghịch lý thay, phẩm chất này lại phát triển một cách trọn vẹn trong những con người được xem là trưởng thành nhất trong Đức Chúa Trời những người như Áp-ra-ham, Môi-se, Đa-vít và Phao-lô. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng, thước đo hữu hiệu cho sự trưởng thành thuộc linh của chúng ta chính là mức độ mà chúng ta gây dựng và vun đắp sự tin tưởng trong lòng mình. Trong khía cạnh này, bông trái đức tin theo nghĩa trọn vẹn hơn, chính là sự tin tưởng một cách thầm lặng, vững vàng, không dao động vào sự tốt lành, sự khôn ngoan và sự thành tín của Đức Chúa Trời. Dù đối diện với bất kỳ thử thách hay tai họa nào, những ai đã gây dựng và vun đắp loại bông trái này trong đời sống của mình đều sẽ an nhiên và yên tĩnh trong những thử thách tai họa đó. Họ có một sự tin tưởng vững vàng chắc chắn rằng Đức Chúa Trời vẫn đang kiểm

soát hoàn cảnh, Ngài thực hiện mục đích của Ngài ban phước cho con cái của mình trong và qua những hoàn cảnh đó. Biểu hiện ra bên ngoài của loại tin tưởng này chính là sự ổn định vững vàng. Điều này đã được Đa-vít khắc họa một cách đẹp đẽ trong Thi-thiên 125:1: Những người tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, Khác nào núi Si-ôn không rúng động, Hằng còn đến đời đời. Mọi núi non trên đất đều có thể rúng động, thậm chí bị dời đổi ngoại trừ duy nhất chỉ một ngọn núi mà thôi. Núi Si-ôn sẽ không bao giờ có thể bị dời đổi. Đức Chúa Trời đã chọn núi ấy làm nơi ngự của Ngài, và chỉ một mình núi ấy sẽ tồn tại vĩnh viễn. Những ai học cách tin tưởng Ngài cũng sẽ như vậy. Mọi người xung quanh họ có thể rơi vào cơn khủng hoảng và bối rối, nhưng bản thân họ vẫn cứ an tĩnh và yên ninh. Chúa đã lập nền cho thành của Ngài trên núi thánh. (Thi-thiên 87:1). Chúng ta phải biết chắc rằng linh hồn mình được an toàn trong tay Chúa. Chìa khóa để đạt được sự tin chắc này chính là sự kết ước. Trước tiên, chúng ta kết ước dâng trọn đời sống mình cho Chúa Giê-xu. Rồi kế đến, trong thì giờ thử thách có lẽ là ngay trước ngưỡng của cõi đời đời chúng ta không cần phải thực hiện thêm một kết ước nào nữa. Chúng ta chỉ cần yên nghỉ trong kết ước mà mình đã lập với Ngài kết ước ấy đã bao gồm sự sống và cái chết, thời gian và cõi vĩnh hằng. Trong Thi-thiên 37:5, Đa-vít nói rằng, Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, Và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy. Chính xác hơn thì câu Kinh thánh này nói rằng, Ngài đang làm việc ấy. Có hai điều đòi hỏi chúng ta phải làm ở đây. Thứ nhất là hành động phó thác. Thứ hai là thái độ nhờ cậy. Hành động phó thác dẫn đến thái độ nhờ cậy. Miễn chúng ta còn tiếp tục nhờ cậy nơi Ngài, thì Đa-vít khẳng định rằng, Ngài sẽ làm thành việc ấy. Phó thác một điều gì đó cho Chúa cũng giống như việc chúng ta mang tiền đến ngân hàng và nộp tiền đó vào tài khoản của mình. Một khi có được biên nhận của giao dịch viên về khoản tiền đã nộp, chúng ta không còn phải bận tâm về sự an toàn của khoản tiền đó nữa. Điều đó giờ đây thuộc về trách nhiệm của ngân hàng. Mỉa mai thay, người ta có thể dễ dàng tin tưởng ngân hàng trong việc bảo vệ tiền của mình, nhưng lại khó lòng tin tưởng Đức Chúa Trời trong những vấn đề cá nhân quan trọng. Ví dụ trên về việc gửi tiền vào ngân hàng đã minh họa điểm chính yếu trong việc thành công phó thác điều gì cho Chúa. Khi chúng ta bước chân ra khỏi ngân hàng, chúng ta cầm theo giấy biên nhận chính thức, trong đó nêu rõ thời gian,

địa điểm, và khoản tiền chúng ta đã nộp. Không có điểm nào mà chúng ta không chắc chắn cả. Tương tự như vậy, chúng ta cũng phải rõ ràng và cụ thể về những điều mà chúng ta đã phó thác cho Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải biết chắc không chút nghi ngờ những gì chúng ta đã phó thác cũng như thời gian và địa điểm nơi chúng ta phó thác những điều đó cho Ngài. Chúng ta cũng cần giấy biên nhận chính thức của Chúa Thánh Linh, trong đó nêu rõ rằng Đức Chúa Trời đã nhận những điều phó thác của chúng ta. Sự tin cậy cần phải được gây dựng và vun đắp Sự tin cậy cũng giống như mọi hình thức biểu hiện khác của bông trái Thánh Linh: nó cần được gây dựng, vun đắp và trải qua những giai đoạn tăng trưởng khác nhau trước khi đạt đến sự trưởng thành trọn vẹn. Đa-vít trong Thi Thiên 62 đã minh họa rõ nét sự tăng trưởng này: Một mình Ngài là hòn đá tôi, sự cứu rỗi tôi, Và là nơi ẩn náu cao của tôi; tôi sẽ chẳng bị rúng động nhiều (câu 2). Nhưng sau khi tuyên bố sự tin cậy của mình nơi Chúa bằng những lời lẽ giống y như vậy, Đa-vít nói rằng, tôi sẽ chẳng bị rúng động (câu 6). Giữa câu 2 và câu 6, Đa-vít thay đổi từ chẳng bị rúng động nhiều thành chẳng bị rúng động. Chúng ta cần phải thành thật về chính mình giống như Đa-vít. Trước khi sự tin cậy của chúng ta đạt đến mức độ trưởng thành trọn vẹn, điều tốt nhất chúng ta có thể nói là tôi sẽ chẳng bị rúng động nhiều! Ở giai đoạn này, nan đề và sự chống đối sẽ khiến cho chúng ta bị lung lay, nhưng không đánh bại chúng ta được. Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ tiếp tục gây dựng và vun đắp sự tin cậy của mình, sẽ đến một lúc chúng ta có thể nói rằng, tôi sẽ chẳng bị rúng động! Sẽ không còn điều gì có thể khiến chúng ta rúng động được nữa nói chi đến việc đánh bại chúng ta. Loại tin cậy này thuộc về lãnh vực tâm linh hơn là cảm xúc. Chúng ta có thể xem lại một lần nữa lời chứng cá nhân của Đa-vít như một ví dụ minh họa. Đa-vít thưa với Chúa rằng, Trong ngày sợ hãi, Tôi sẽ để lòng nhờ cậy nơi Chúa (Thi-thiên 56:3). Ở đây Đa-vít nhận ra rằng có hai lực tác động đối nghịch nhau đang đồng thời diễn ra bên trong ông: sự tin cậy và sự sợ hãi. Sự sợ hãi thuộc về cảm xúc, diễn ra ở bề mặt bên ngoài; sự tin cậy thuộc về tâm linh, diễn ra ở bề sâu bên trong. Sự tin cậy, khi đã đạt đến mức độ trưởng thành trọn vẹn, thì giống như một con sông sâu với dòng chảy mạnh mẽ không ngừng tuôn ra biển. Có lúc, những

cơn gió sợ hãi hoặc nghi ngờ có thể thổi ngược chiều với dòng chảy, tạo nên những bọt sóng trên bề mặt. Dù vậy, gió và sóng không thể thay đổi hoặc ngăn trở lộ trình đi ra biển của dòng chảy cuồn cuộn không ngừng bên dưới, là lộ trình đã được quyết định bởi lòng sông. Sự tin cậy khi đã đạt đến mức độ trưởng thành trọn vẹn, được Phao-lô minh họa một cách tuyệt đẹp trong 2 Ti-mô-thê 1:12: Ấy lại là cớ mà ta chịu khổ. Nhưng ta chẳng hề hổ thẹn vì biết ta đã tin Đấng nào, chắc rằng Đấng ấy có quyền phép giữ sự ta đã phó thác cho đến ngày đó. Xét theo mọi tiêu chuẩn đánh giá của thế gian, Phao-lô đã thất bại ở giai đoạn này. Trong số những bạn bè và người ủng hộ có ảnh hưởng nhất, vài người đã quay lưng lại với ông. Trong số những người đồng công gần gũi mật thiết, chỉ còn Lu-ca ở lại. Đê-ma thực ra đã lìa bỏ ông và quay trở lại với thế gian. Phao-lô giờ đây yếu ớt, già cả, là một tù nhân bị gông cùm xiềng xích trong một nhà tù tại thành La Mã, chờ đợi sự xét xử và thi hành án đầy bất công của những kẻ chuyên quyền độc ác và sa đọa. Vậy mà lời của ông lại vang lên với sự tin cậy, bình thản, không dao động. Cái nhìn của ông vượt qua cả thời gian, thẳng tiến về một ngày trong xanh quang đãng ngày đó, khi Quan Án công bình sẽ thưởng cho ông mão triều thiên của sự công bình (2 Ti-mô-thê 4:8). Với Phao-lô, cũng như với Đa-vít, sự tin cậy là kết quả của hành động phó thác. Điều này được bày tỏ trong lời ông nói: Đấng ấy có quyền phép giữ sự ta đã phó thác. Sự tin cậy là kết quả của sự phó thác. Nhiều năm trước, Phao-lô đã phó dâng đời mình cho Đấng Christ. Những thử thách và sự chịu khổ sau đó dần khiến nảy sinh trong lòng ông một sự tin cậy sâu sắc hơn bao giờ hết. Sự tin cậy đó giờ đây khai hoa kết quả trong chốn tù ngục thành La Mã, ánh sáng của nó càng trở nên chói lói rực rỡ, tương phản với cảnh thảm đạm của chốn ngục tù. Đức tin là sự đáng tin Bây giờ chúng ta chuyển sang khía cạnh thứ hai của bông trái đức tin: sự đáng tin. Về mặt ngôn ngữ, đây thực ra cũng chính là nghĩa gốc của từ pistis. Trong từ điển Thánh Kinh Tân Ước Hy Lạp của Arndt và Gingrich, định nghĩa đầu tiên của từ pistis là: sự thành tín, sự đáng tin cậy. Nếu chúng ta quay lại Thánh Kinh Cựu Ước, chúng ta sẽ thấy cách dịch tương tự được áp dụng cho từ ngữ Do Thái chỉ về đức tin, emunah. Nghĩa đầu tiên của từ ngữ này là sự thành

tín ; nghĩa thứ hai là đức tin. Động từ phát sinh từ emunah là Amen Thật là như vậy hoặc Xin được như vậy. Cả hai ý nghĩa này đều hội tụ trong thân vị và bản thể của chính Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta định nghĩa đức tin là sự tin cậy, nền tảng căn bản duy nhất của sự tin cậy đó chính là: Đức Chúa Trời là Đấng đáng tin. Nếu chúng ta định nghĩa đức tin là sự đáng tin, thì chỉ qua sự tin cậy của chúng ta mà Chúa Thánh Linh có thể ban vào lòng chúng ta sự đáng tin của Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời là Đấng Khởi Đầu và Đấng Hoàn Tất đức tin. Sự đáng tin của Ngài là nền tảng duy nhất cho sự tin cậy của chúng ta: sự tin cậy của chúng ta nơi Ngài lại tạo ra trong chúng ta sự đáng tin của Ngài. Có lẽ không một thuộc tính nào của Đức Chúa Trời được nhấn mạnh liên tục xuyên suốt Kinh Thánh hơn là sự đáng tin của Ngài. Trong Kinh Thánh Cựu Ước, có một từ ngữ Do Thái đặc biệt được dùng để nói đến thuộc tính này: chesed, được dịch là sự hiền lành, sự nhân từ, tình yêu thương, hay lòng thương xót. Tuy nhiên, không có một cách dịch nào có thể diễn tả đầy đủ trọn vẹn ý nghĩa của từ ngữ này. Có hai đặc tính trong chesed của Đức Chúa Trời. Đặc tính thứ nhất diễn tả ân điển được ban một cách vô điều kiện cho người không xứng đáng. Nó vượt xa hơn bất cứ điều gì con người có thể xứng đáng nhận lãnh hoặc được phép đòi hỏi để nhận lãnh. Đặc tính thứ hai dựa trên giao ước mà Đức Chúa Trời tự nguyện thiết lập. Chúng ta có thể kết hợp cả hai đặc tính này khi nói rằng chesed là sự đáng tin của Đức Chúa Trời trong việc làm thành những kết ước của Ngài, những kết ước đó vượt xa mọi điều chúng ta xứng đáng nhận lãnh hoặc được phép đòi hỏi để nhận lãnh. Vì lẽ đó, chúng ta tìm thấy sự liên hệ gần gũi giữa ba định nghĩa quan trọng trong tiếng Do Thái: emunah, đức tin hay sự thành tín; chesed, sự đáng tin của Đức Chúa Trời; berith, giao ước. Đây là những chủ đề được lặp đi lặp lại liên tục trong Thi-thiên dưới đây: Song sự thành tín [emunah] và sự nhân từ [chesed] ta sẽ ở cùng người; Ta sẽ dành giữ cho người sự nhân từ [chesed] ta đến đời đời, Lập cùng người giao ước [berith] ta cho vững bền [amen].... Nhưng ta sẽ chẳng cất lấy sự nhân từ [chesed] ta khỏi người, Và sự thành tín [emunah] ta cũng sẽ chẳng hết. Ta sẽ không hề bội giao ước [berith] ta, Cũng chẳng đổi lời đã ra khỏi môi miệng ta. Thi-thiên 89:24, 28, 33-34

Câu cuối nêu lên mối liên hệ đặc biệt giữa sự đáng tin của Đức Chúa Trời và lời của Ngài. Có hai điều mà Đức Chúa Trời không bao giờ làm: phá vỡ giao ước của Ngài hoặc thay đổi lời đã nói. Đức Chúa Trời là Đấng đáng tin, và bởi sự ban cho của Đức Thánh Linh, đặc tính này cũng được sản sinh bên trong chúng ta, khiến chúng ta trở nên những con người liêm khiết và thành thực. Chúng ta đã thấy rằng, chesed của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong những kết ước của Ngài, dựa trên ân điển của Ngài, và nó vượt xa những gì mà chúng ta - là kẻ nhận lãnh - có thể xứng đáng hoặc được phép đòi hỏi. Điều này cũng được phản ánh trong những mối quan hệ giao ước giữa chúng ta với những anh em trong Chúa. Chúng ta không giới hạn bản thân mình trong những đòi hỏi căn bản của công lý hoặc hình thức pháp luật của hợp đồng. Chúng ta sẵn sàng thực hiện kết ước mà Đức Chúa Trời đã thực hiện khi Ngài lập giao ước với chúng ta đó là phó mạng sống mình cho nhau. Bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta bỏ sự sống; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy (1 Giăng 3:16). Chính bởi sự hy sinh tính mạng mà chúng ta bước vào mối quan hệ giao ước trọn vẹn với Đức Chúa Trời và với nhau. Kinh Thánh vẽ nên một bức tranh đáng sợ về sự sụp đổ của các chuẩn mực luân lý và đạo đức. Sự sụp đổ này sẽ đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ hiện tại (xem 2 Ti-mô-thê 3:1-4). Do đó, khi thế gian càng chìm ngập trong bóng tối, dân sự của Đức Chúa Trời ngược lại cần phải hơn bao giờ hết kiên quyết bước đi trong ánh sáng của sự thông công lẫn nhau. Chúng ta phải cho thấy rằng mình sẵn lòng và đủ tiêu chuẩn để bước vào và duy trì mối liên hệ giao ước, mà sự thông công với anh em mình phụ thuộc vào mối liên hệ giao ước đó. Vì lẽ đó, chúng ta cần phải trau dồi để trở nên những con người đáng tin trọn vẹn. Tóm lược Bông trái Thánh Linh khác với ân tứ Thánh Linh ở hai điểm. Thứ nhất, ân tứ Thánh Linh có thể được ban cho và nhận lãnh bằng một hành động nhanh gọn; bông trái cần phải được chăm sóc và phát triển qua một quá trình diễn ra liên tục, đòi hỏi thời gian, sự khéo léo và công khó. Thứ hai, ân tứ không liên quan trực tiếp đến người thực thi ân tứ, trong khi bông trái lại là sự bày tỏ tính cách của người mang bông trái. Trường hợp lý tưởng là cả bông trái và ân tứ cân

bằng trong mối liên hệ với nhau, để làm vinh hiển Đức Chúa Trời và phục vụ tha nhân. Là một bông trái Thánh Linh, đức tin có thể được hiểu theo hai cách: đức tin là sự tin cậy và đức tin là sự đáng tin. Biểu hiện ra bên ngoài của sự tin cậy chính là sự vững vàng. Càng trưởng thành trong sự tin cậy thì sự vững vàng càng gia tăng. Sự tin cậy đòi hỏi phải có hành động trước tiên là phó thác. Sự phó thác sẽ dẫn đến sự tin cậy. Nền tảng sự tin cậy của chúng ta dựa trên sự đáng tin của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời bày tỏ Ngài là Đấng đáng tin bằng cách làm thành những kết ước của Ngài, những kết ước đó vượt xa hơn bất cứ điều gì chúng ta xứng đáng nhận lãnh hoặc được phép đòi hỏi để nhận lãnh. Kết quả là, điều này khiến chúng ta trở thành những người sẵn lòng và có khả năng bước vào và duy trì những kết ước với Đức Chúa Trời và với nhau. Phỏng theo bài Bông trái đức tin đăng trên tạp chí Rượu Mới Chúng tôi cho phép việc sao chép các bài giảng của DPM vì mục đích phi thương mại để phân phối miễn phí. Chúng tôi khuyến khích các bạn thực hiện thêm các bản sao để tặng cho bạn bè của bạn và hội thánh của bạn. Sự giảng dạy của Derek Prince được phân phối trong khu vực này bởi: Chức vụ Derek Prince Châu Á Thái Bình Dương. Email: admin@dpm.co.nz Trang web: www.derekprince.co.nz Để truy cập thêm những sự dạy dỗ Kinh Thánh chất lượng cao hơn của Derek Prince, vui lòng truy cập: https://vi.dpmvietnam.org/ hoặc quét mã QR