Những đặc điểm của Tết Nguyên Đán

Tài liệu tương tự
Document

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng Tuyết Mở nắp vung, lấy đôi đũa gắp một miếng xôi nhỏ, nhai thử, thấy

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Lời Dẫn

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Phần 1

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

HoiTetNhamThinTNAC

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Document

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

Giới thiệu về món phở Hà Nội

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Các bạn mình thân mến, Thư Gửi Các Bạn Mình Số 33 Đang còn trong thời gian tháng giêng là tháng ăn chơi nên nói chuyện hút xách cũng không đến nỗi lạc

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Tả người thân trong gia đình của em

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Năm Mùi kể chuyện Dê Hoàng Anh Tài Trong thập can Giáp, Ất, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Thân, Nhâm, Qúy và 12 chi tức : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng 1, 2013 Đặc Biệt Hoàng Thảo Ngũ Tinh - Dendrobium wardianum Tôi có mấy cây D

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Thuyết minh về một món ăn đặc sản – Bài tập làm văn số 5 lớp 10

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

36

CHƯƠNG 1

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

No tile

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Lời Dẫn

Tác Giả: Kim Bính Người Dịch: Dennis Q CANH BẠC TÌNH YÊU Nho An Đường Chương 1 Anh Đang Xoay Chuyển Bàn Tay Vận Mệnh Dư Y đang ngồi sau quầy bar đọc b

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Đà Lạt Những Hương Vị Khó Quên _ (Thiên Hương) (Hồi Ký)

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Đạo Mẫu và Tín Ngưỡng: Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Trật Tự Các Giá Hầu Đặng Xuân Xuyến Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần V

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Chăm sóc sức khỏe gia đình khi chế biến thức ăn

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Phần 1

Document

Chan uot chan raoTPV

Tiếng Cười

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Tả mẹ đang nấu ăn

Document

Mùa Xuân Nào Cho Em Tôi liếc nhìn chiếc đồng hồ treo tường, mười giờ đúng. Chỉ còn hai tiếng nữa là năm cũ sẽ qua đi để nhường chỗ cho năm mới. Một mù

Tả lại con đường từ nhà đến trường

VINCENT VAN GOGH

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Microsoft Word - CÔ EM V?

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Microsoft Word - 28 choMeoCoNghia

TUYÊ_N TÂ_P THO VAN NGUYÊN DUO~NG - CHU´ THI´CH

Microsoft Word - HUONG XUA- Uyên H?nh

ptdn1101

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Nghị luận về an toàn thực phẩm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính


Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

http:

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Document

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Viết thư gửi một người bạn ở xa

Microsoft Word - Phan Rang

Microsoft Word - L?y Ngu?i trong M?ng

XUÂN CHÚC MỪNG NĂM MỚI Đầu năm ly rượu chúc mừng Gia đình, Bè bạn thân thương! Xuân Mới hưởng nhiều Phước Lộc Tương lai, Hạnh Phúc khúc Nghê Th

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

I _Copy

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Bản ghi:

1 Những đặc điểm của Tết Nguyên Đán. Dương Đình Khuê Nói chi đến Tết Nguyên Đán ở đất khách quê người, thật vô vị vì các sở làm và trường học vẫn mở cửa, vì không có pháo nổ rền từ chiều ba mươi đến sang mồng một, vì không có hội hè đình đám ở chùa hay đình làng, không có cả buổi hát tuồng hay hát chèo để mình đi bói tuồng đầu năm, xem cái ông già Lưu Bị run rẩy nhập phòng Tôn phu nhân trẻ măng trong vở tuồng Giang Tả cầu hôn. Ngay cả đến Tết Nguyên Đán ở miền Nam sau khi một triệu người Bắc di cư vào khi hội nghị Geneve phân chia đất nước, cũng vẫn thấy thiếu một cái gì kém hẳn cảnh Tết ở miền Bắc Việt trong thời tiền chiến, mặc dầu lúc đó nước ta còn bị ở dưới quyền đô hộ của Pháp. Có người cắt nghĩa rằng vì nắng Saigon chói chang, ăn bánh chưng và bún thang không nổi, và áo gấm, áo nhung không mặc được. Nhưng lý lẽ đó không đứng vững, vì ở đây dù có trời lạnh đến có mưa tuyết (đất Mỹ), tha hồ ăn tả-pí-lù mà sao vẫn không cảm thấy ngon miệng bằng khi xưa ăn một bán bún thang? Có người lại bảo rằng vì ở miền Nam có tình thế chiến tranh, nên ai còn bụng dạ gì để ăn Tết? Nói như thế cũng không đúng, vì sau mấy năm đầu di cư (1954-1963), miền Nam chưa có nội chiến, và ngày nay trên đất Mỹ chúng ta sống thanh bình sao ngày Tết cổ truyền vẫn cảm thấy không vui bằng khi xưa ở xứ Bắc. Vậy chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân của sự trạng đó. Riêng chúng tôi thấy có hai lý do. Một là đời sống vật chất ở Bắc dưới thời Pháp đô hộ rất thiếu thốn, người dân ít khi được ăn thịt, mặc áo đẹp, vui chơi hội hè, nên khi ngày Tết Nguyên Đán đem lại những thứ hiếm hoi đó, thì sung sướng vô cùng. Đây là một định luật tâm lý rất chính xác, và rất công bình. Hạnh phúc chỉ là sự so sánh hiện trạng với tình cảnh trước đó. Ngày nào cũng ăn cao

2 lương mỹ vị, thì không còn thấy nem công chả phượng là quý nữa. Trái lại, thường ăn uống kham khổ thì chỉ một miếng thịt nhỏ cũng quý vô cùng. Chắc phần lớn quý vị độc giả đều đã biết chuyện lọ Đại Phong của Trạng Quỳnh lỡm chú Trịnh, nhưng chúng tôi cũng xin lược thuất lại cho vị nào chưa biết. Nguyên một hôm chúa Trịnh bào trạng Quỳnh rằng : -Bọn đầu bếp trong cung thật kém, không làm nổi món nào ăn cho ngon miệng. Khanh có biết món nào quý lạ không? -Chúa thượng đã sơi món mầm đá chưa? Hạ thần thấy đó là món quý giá đặc biệt, không gì sánh nổi. Nếu Chúa thượng muốn dùng, để hạ thần xin nấu để Chúa thượng nếm. Chỉ phải cái mầm đá phải nấu rất lâu mới chín mềm được. Chúa bằng lòng, trạng bèn cho bắc một bếp lớn ngay trong thư phòng của chúa, rồi đặt một nồi nước để trên đó để đun. Trạng lại bỏ vào trong nồi vài hòn đá trắng, bảo rằng đó là mầm đá. Vài giờ sau, Chúa thấy đói bụng, bảo trạng vớt mầm đá lên để ăn. Nhưng trạng xem qua rồi bảo là chưa chín. Cứ như thế đôi ba lần nữa, làm cho Chúa đói không chịu nổi, lúc đó trạng mới tâu : -Mầm đá vẫn chưa chín, để hạ thần dọn cơm rau để Chúa thượng sơi tạm trong khi chờ cho mầm đá thật chín. Chúa bằng lòng. Trạng bèn dọn cơm lên, chỉ có một đĩa rau muống luộc và một chén tương. Chúa chấm rau vào chén tương, ăn thấy ngon lắm. Rồi hỏi trạng đây là món gì thế? Trạng tâu : -Bẩm đây là mắm Đại Phong. -Sao lại gọi là Đại Phong?

3 -Bẩm, Đại Phong là gió lớn, gió lớn thì đổ chùa, đổ chúa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương. Cái món mắm này chỉ là tương mà thôi, vì Chúa đói bụng nên ăn thấy ngon. Chú Trịnh phì cười và phán rằng : -À, ra ngươi dùng mẹo để bắt ta nhịn đói mới biết ăn ngon. Chứ mầm đá thì nấu sao cho mềm được? Thôi cho dẹp đi. Câu chuyện mắm Đại Phong, không ngờ chính chúng tôi cũng đã bản thân kinh nghiệm. Nguyên do là chúng tôi hồi đó cũng vì lòng yêu nước nên cũng đã đi theo kháng chiến lên ở khu Việt Bắc, mãi đến năm 1952 mới về vùng quốc gia. Trong khi ở Việt Bắc chỉ ăn cơm độn sắn với món trường kỳ là muối mè với rau tầu bay, còn thịt thì chỉ được ăn vài miếng khi có ngày đại lễ. Nên khi về đến Hà Nội, thì họ hàng bạn bè tới thăm, ai cũng đem cho đồ ăn để được tẩm bổ ăn bù lại những ngày kham khổ. Nhiều nhất là thịt heo quay béo ngậy da đỏ thẫm, rồi lạp sường, gà luộc, chim quay. Có người lại đem cho bánh mì Pháp với vài hộp Pate de foie gras và cá mòi (sardines). Rồi tối nào cũng có người mời đi ăn nem, bánh cuốn, phở, bánh tôm, mì thập cẩm, có khi cả món Mộc Tồn, mà chúng tôi gọi đùa là quốc túy, quốc hồn, vì chắc không có nước nào khác trên thế giới có được món ngon như thế, ngay cả tướng Trương Phi nước Yên thời Tam Quốc, có bán món đó nhưng cũng chắc chắn cũng không biết làm món dồi ngon như của Việt Nam. Trong một tháng đầu sau khi hồi cư, chúng tôi đã được ăn ngon như vậy, nhưng rồi sau mãi cũng chán, sau đến bữa cơm chỉ tran cơm với nước lã và ăn với vài quả cà pháo mới thấy ngon miệng. Ở trên khi chúng tôi đã nói rằng đó là một định luật thiên nhiên rất công bằng. Phải nói thêm rằng định luật đó không những đúng về ẩm thực, mà còn đúng về mọi phương diện : Người giầu có bạc triệu kiếm được hàng vạn mỗi tháng, không cảm thấy thích thú, nhưng người thợ nghèo hôm nào kiếm được

4 10 đồng đã cho là dịp may hãn hữu. Người thường khỏe mạnh cũng không biết rằng mình sung sướng, phải chờ tới khi nào bị đau ốm mới biết có sức khỏe là một hạnh phúc vô cùng. Lý do thứ hai khiến cho ngày Tết Nguyên Đán ở xứ Bắc xưa kia có thi vị và mầu thần thánh, là tính cách tôn giáo của nó. Không kể ngày 23 tháng chạp tiễn ông Công, ông Táo lên trời, chiều 30 nhà nào cũng làm cỗ để đón mời ông bà, tổ tiên về xum họp với con cháu. Rồi đêm giao thừa thì ai ở Hà Nội cũng phải đi lễ tại đền Ngọc Sơn, không thể thiếu được. Gió rét căm căm, cầu Thê Húc thì lung lay (có năm vào dịp Tết cầu đã đổ mất một quãng), vậy mà chen nhau vào cho được trong điện để mắt cay sè vì khói hương, lễ vài cái là phải đi ra ngay để nhường chỗ cho người khác vào lễ. Ai duy vật, vô thần muốn bảo rằng đó là mê tín, dị đoan thì kệ họ, nhưng con người vốn là như vậy, chỉ thấy cái Chận, Thiện, Mỹ, nếu nó có đượm một mầu sắc siêu hình, thần linh. Ví dụ Hồ Tây trong ánh tà dương của một buổi chiều Thu, và hoa đào trong ánh nắng bình minh của một sáng Xuân, tại sao lại đẹp não nùng? Chính vì chúng gợi cảm nghĩ siêu hình Vô thường, đời người chỉ là một đại mộng, hồ vi lao kỳ sinh? Tất cả các tôn giáo trên thế gian đều xây dựng trên cái tư tưởng siêu hình đó của con người : cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi ta hy vọng ở một cuộc đời an lạc hơn sau khi chết. Tư tưởng đó rất là kỳ diệu, nó cho ta thấy, dù khổ cực đến đâu trong hiện tại, cũng vui sướng khi ta nhận được tình người qua một khóe mắt, một nụ cười, hoặc nhận được lòng từ bi vô lượng của thần thánh, ngay cả những cảnh thiên nhiên cũng đủ làm cho ta an lạc : một đám bạch vân bay trên nền trời xanh, một đóa hoa nở trên cánh đồng, một chiếc sáo diều véo von trên quê cũ. Nói tóm lại, sướng hay khổ đều do tâm tạo, tâm từ bi thì dù thân ở trong cảnh ngộ bị ngược đãi, tù đầy, vẫn có thể an lạc được ; trái lại kẻ độc ác thì dù được quyền quý giầu sang cũng vẫn cảm thấy khổ sở. Đó là cái nhiệm mầu

5 của tạo hóa, nếu không thế thì nhân loại còn sống sao được tới ngày nay Tần Thủy Hoàng, Hitler, Staline, chúng làm gì được? Vậy chúng ta cũng chẳng nên than trời, trách người trong hoàn cảnh quốc phá, gia vong mà dân tộc chúng ta đang phải chịu. Gập ngày Tết Nguyên Đán chúng ta hãy cứ vui chơi thỏa thích. Được ăn miếng bành chưng nơi đất khách quê người này, há chẳng tự hào lắm sao? Ta còn có thể tự hào vì lý do khác nữa : mặc dầu tự xưng là con Tiên cháu Rồng, chúng ta cũng tự biết rằng mình không phải là dân tộc đẹp đẽ nhất, thông minh nhất, đạo đức nhất trên thế giới. Về nhiều phương diện, ta kém thua người Tầu, người Nhật, người Do Thái, người Đức, người Anh, v. v. Nhưng có một điều mà ta hơn họ : là chịu đựng gian khổ hơn mọi dân tộc khác. Thật vậy, dân Việt Nam đã từng chịu ách thống trị của của quân Hán, Đường, Minh trong nghìn năm, của quân Pháp trong non trăm năm, và tủi hổ hơn hết, là chịu cảnh nồi da nấu thịt, anh em trong nước tương tàn vì một chủ nghĩa phi nhân, tàn bạo và ngu xuẩn nhất chưa từng thấy trong lịch sử. Theo luật thiên nhiên Bù Trừ, chắc chắn dân tộc nhỏ bé và đau khổ Việt Nam sẽ có ngày được đền đáp xứng đáng, vì đã trả quá số nợ đã vay. Vui lên! Tết Đinh Mão biết đâu chẳng là Tết đầu tiên của khúc quẹo lịch sử, chẳng là Tết đầu tiên của công cuộc trùng hưng xứ sở? Trích từ Tập san Mật Giáo Xuân Đinh Mão.