Dùng lá bài tôn giáo

Tài liệu tương tự
Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Cúc cu

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Truyện Người Lính Nhỏ mà Chính Khí lớn: VŨ TIẾN QUANG Tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ là giáo sư Y Khoa Paris Pháp Quốc. Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái B

Microsoft Word - doc-unicode.doc

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Microsoft Word - KimTrucTu-moi sua.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

Phần 1

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

No tile

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Đêm Hoa Đăng Bi Thảm Nguyễn Văn Lập Tái chiếm Quảng Trị xong, Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục đóng chốt trên dãy Trường Sơn làm thành một tuyến dài Bắc Nam t

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

tuongNQT_2019SEP17_tue

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Con Đường Khoan Dung

Mở đầu

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

Microsoft Word - jlarteguy-vinhbietsaigon[2]

TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) Hồi Ký của Chuẩn Tướng MẠCH VĂN TRƯỜNG Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Cựu Trung Ðoàn Trưởng

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

1

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng h

Phần 1

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

36

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

SỐ 3 Bản tin ĐA NĂNG THÁNG 9 NĂM 2012 GIA ĐÌNH HỌC VIỆN CSQG VÙNG TÂY BẮC THÔNG TIN - SINH HOẠT - TƯƠNG TRỢ - VĂN HÓA - KHOA HỌC Lễ Khánh Thành Kỳ Đài

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Document

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Tướng Ngô Quang Trưởng

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

VẠCH MẶT NHÂN CHỨNG GIAN DỐI

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Phần 1

Cuốn sách NỖI HỐI HẬN LÚC HOÀNG HÔN do tác giả Tri Vũ - Hoàng Ngọc Khuê xuất bản tháng tại Pháp. Nội dung viết về ông Trần đức Thảo, sinh năm

Microsoft Word - ptdn1250b.docx

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

An Quang Van Sao Tam Bien - Q1 - Nhu Hoa Chuyen Ngu

No tile

HỒI I:

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Bản ghi:

Sau khi bài Viết cho đúng sự thật của chúng tôi được phổ biến, ông Trần Gia Phụng đã viết một bài trả lời đề ngày 24.11.2009. Nhưng ông đã không trả lời thẳng vào trọng tâm của hai chủ đề chính do ông nêu ra và đã bị chúng tôi bác bỏ với những bằng chứng khó có thể chối cãi được, đó là Dụ số 10 đã ưu đãi Thiên Chúa Giáo và Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đã giả mạo số giáo dân trong tổng giáo phận Huế để vận động làm Hồng Y. Ông chỉ trả lời một số chi tiết mà chúng tôi có thể phản bác một cách dễ dàng. Nói cách khác, ông không dám trực diện với vấn đề chính mà ông đã nêu ra: Các nhà đấu tranh Phật Giáo năm 1963 đã dùng lá bài tôn giáo để chống chính quyền Ngô Đình Diệm, trong đó vai trò của Đức TGM Ngô Đình Thục được xử dụng như là một võ khí nhạy bén để tấn công. Đây là một thủ đoạn chính trị cần được làm sáng tỏ. CHỌI ĐÁ ĐƯỜNG RẦY XE LỬA Chúng tôi nhớ lại ở miền Trung, mỗi khi tới giờ xe lửa sắp chạy qua làng, lũ trẻ thường lượm sẵn một vài cục đá và đứng hai bên đường rầy, đợi khi xe lửa chạy qua còn phần cuối là thi nhau ném vào các toa xe lửa rồi bỏ chạy. Chúng tôi không ngờ ngày nay trò chơi chọi đá này lại trở thành một chiến thuật tác chiến phổ biến trên nhiều websites và diễn đàn Internet ở hải ngoại! Một thí dụ cụ thể: Trọng tâm của cuốn Biến Động Miền Trung của Liên Thành là đưa thêm một số sử liệu chứng minh rằng năm 1966, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã tạo bạo loạn để cướp chính quyền nhưng bị Quân Lực VNCH dẹp tan. Sau đó Giáo Hội này đã ngã theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và quyết tâm làm cho VNCH sụp đổ. Nó được thể hiện rõ nét nhất là sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, Giáo Hội Ấn Quang đã chính thức đứng ra tổ chức Mừng Giải Phóng và Sinh Hoạt Bác Hồ. Vì không thể bác bỏ được sự kiện chính này, nhóm bị chạm nọc đã dùng chiến thuật chọi đá đường rầy xe lửa để phản công Liên Thành. Còn Tiến Sĩ Trần Kiêm Đoàn ở Sacramento viết bài Đôi điều với Liên Thành về Biến Động Miền Trung đem Kinh Phật ra chơi trò Cả vú lấp miệng em. Ông Liên Thành liền mời ông Trần Kiêm Đoàn đến đối thoại tại cuộc hội thảo ở San Sacramento ngày 8.11.2009, nhưng ông Đoàn đã từ chối. Khi các chiến thuật nói trên không có tác dụng, phe đối thủ đã cầu viện cả một tên cán bộ Việt Cộng nổi tiếng trong vụ Tết Mậu Thân là Nguyễn Đắc Xuân ra trợ chiến! Nhưng rồi Nguyễn Đắc Xuân cũng không dám trực diện với chủ đề chính, mà chỉ chơi trò chọi đá đường rầy xe lửa! 1 / 10

Hiện nay, các nhóm bị chạm nọc vì bài Kẻ phản bội và bài Viết cho đúng sự thật của chúng tôi cũng đang chơi trò chọi đá đường rầy xe lửa. Dĩ nhiên, khi không thể tranh luận về chủ đề chính thì chỉ còn một cách là chọi đá đường rầy xe lửa. Nhưng có khi nào xe lửa ngừng lại để xem đứa nào đã chọi đá và tại sao chúng nó chọi đá đâu? GÂY HẬN THÙ TÔN GIÁO Tiếp tục trả lời ông Trần Gia Phụng, chúng tôi xin nói rõ: Trong thời gian chống chế độ Ngô Đình Diệm, các tăng sĩ lãnh đạo cuộc đấu tranh của Phật Giáo ở Huế đã áp dụng chiến thuật gây hận thù tôn giáo để kích động đấu tranh. Chiến thuật này đã được Hoà Thượng Trí Quang ghi rõ trong tập Tiểu truyện tự ghi mà chúng tôi đã nhiều lần nhắc lại. Thích Trí Quang viết: Vatican điều tra thấy Huế, địa phận của Tổng giám mục Ngô đình Thục, sao mà Phật giáo nhiều quá: Phật đản thì cờ Phật giáo đầy 2 bên đường từ Huế ra Lavang, kiệu đức mẹ thì từ Lavang vào Huế không có cờ của Vatican. Ông Ngô đình Diệm bèn bắt công chức Huế kê tên cả nhà để đưa cho anh mình báo cáo là giáo dân, và Phật đản 2507 (1963) thì triệt hạ cờ Phật giáo để Vatican thấy dân Huế theo anh mình hết rồi Ông còn viết thêm: Dụ số 10 được thêm dụ bổ túc, tăng cường sự hạ giá và kềm chế đối với Phật giáo. Những lời phát biểu nói trên của Hoà Thượng Thích Trí Quang cho thấy các nhà sư Phật Giáo đấu tranh đã: (1) Dùng thể thức treo cờ tôn giáo và Dụ số 10 để gán ghép chính phủ Ngô Đình Diệm ưu đãi Công Giáo và ngược đãi Phật Giáo. (2) Cố tình gán ghép Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục vào biến cố để buộc tội Công Giáo triệt hạ Phật Giáo. 2 / 10

Chúng tôi đã nhiều lần chứng minh các sự kiện và luận điệu nói trên là do VỌNG NGỮ. Nhưng trong bài Lý do cuộc đảo chính 1.11.1963, ông Trần Gia Phụng đã lặp lại những vọng ngữ này với dụng ý xuyên tạc lịch sữ để biện minh cho những sai lầm mà nhóm Phật Giáo đấu tranh đã vấp phạm. Trong các cuộc đấu tranh của Phật Giáo trước năm 1975, vọng ngữ đã được xử dụng tối đa. VỌNG NGỮ là một trong Thập Ác của Phật Giáo, đó là Do có ý lừa dối ngưòi khác mà dựng lên những lời nói không thực. (Tự Điển Phật Học Hán-Việt, Viện Nghiên Cứu Phật Học). Những vọng ngữ này đã được lồng vào trong 5 nguyện vọng của Phật Giáo ngày 10.5.1963 và bây giờ vẫn còn được chứa đầy trong các sách và websites viết về lịch sử đấu tranh của Phật Giáo, nhất là là trong tập Tiểu truyện tự ghi của Thích Trí Quang, websites của các nhóm Giao Điểm và Chuyển Luân. Chiến thuật nói trên lúc đầu đã làm cho cuộc đấu tranh bùng lên rất mạnh, nhưng vì thiếu tổ chức và kinh nghiệm nên đã bị cả Hoa Kỳ lẫn Việt Cộng biến thành công cụ, xài xong rồi bỏ. Vọng ngữ càng ngày càng bị đưa ra ánh sáng. Chúng tôi xin xác định, khi viết loạt bài này, chúng tôi không cố ý chống đối hay bênh vực chế độ Ngô Đình Diệm. Chúng tôi chỉ muốn trả lại sự thật cho lịch sử. Chúng tôi cũng chưa bao giờ phê phán Phật Giáo, chúng tôi chỉ phê phán các nhà sư có nhiều tham vọng chính trị đã đưa Phật Giáo và đất nước, nhất là VNCH, vào những ngày đen tối. Một số người đã cố tình đồng hoá các nhà sư có nhiều tham vọng chính trị này với Phật Giáo và dùng Phật Giáo làm cái thuẩn che cho họ. Đó chỉ là trò lập lờ đánh lận con đen. GÂY HẤN VỚI CHÍNH QUYỀN Chúng tôi đã đưa ra những sự kiện lịch sử và pháp lý chứng minh Dụ số 10 ngày 6.8.1950 do Bảo Đại ký và ban hành không hề ưu đãi Thiên Chúa Giáo (Phật Giáo không nói đến các Hoa Kiều Lý Sự Hội!) như Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo đã rêu rao. Sử gia Trần Gia Phụng đã viết về Dụ số 10 khi ông chưa hề đọc Dụ này. Ông Diệm cũng không hề thêm dụ bổ túc Dụ số 10 để tăng cường sự hạ giá và kềm chế đối với Phật giáo như Thích Trí Quang đã bịa đặt. Vì thế, ở đây chúng tôi không nói đến Dụ số 10 nữa mà chỉ nói đến việc Phật Giáo đấu tranh đã dùng thể thức treo cờ tôn giáo do chính phủ ấn định như là cái cớ để gây hấn với chính quyền. 1.- Thể thức treo cờ và lý do Thể thức treo cờ quốc gia và cờ các tôn giáo trước tiên được ấn định trong Nghị Định số 78/NV/NV/85 của Bộ Nội Vụ ban hành vào tháng 9 năm 1957, sau đó được sửa đổi do Nghị 3 / 10

Định số 189/BNV/NA/PS ngày 12.5.1958 chứ không phải đến tháng 7 năm 1963 mới có nghị định ấn định thể thức treo cờ như ông Trần Gia Phụng đã nói. Theo các nghị định này, cờ tôn giáo chỉ được treo ở những nơi thờ phượng hay tư gia, không được treo ngoài các cơ sở tôn giáo. Đến năm 1962, Bộ Nội Vụ đã nhắc lại các nguyên tắc treo cờ này. Lý do ấn định việc treo cờ đã được Thiếu Tướng Trần Tử Oai, Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, trình với Phái Đoàn Điều Tra Liên Hiệp Quốc như sau: Tổng Thống đi kinh lý tại các vùng cận Sài Gòn, thấy giữa rừng cờ Phật Giáo chỉ có một lá quốc kỳ rách rưới và bạc màu. Mặt khác, trong các buổi lễ Công Giáo, cờ Tòa Thánh Vatican cũng đã được xử dụng một cách quá đáng. Tổng Thống quyết định chỉnh đốn lại tình trạng này. Ông muốn quốc kỳ, tượng trưng cho dân tộc và quốc gia Việt Nam, phải được đặt vào chỗ danh dự. Tổng Thống đã chỉ thị ông Bộ Trưởng Nội Vụ chỉnh đốn lại theo tinh thần đó. Năm 1962, ông Bộ Trưởng Nội Vụ đã ban hành văn kiện ấn định thể thức treo cờ tại những nơi thờ tự trong những buổi lễ tôn giáo. Thiếu Tướng nhấn mạnh: Như thế, sự quy định của Chính Phủ về vấn đề treo cờ là chung cho tất cả các tôn giáo không có thiên vị tôn giáo nào. (Phúc trình của Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc, số 73) 2.- Lý do Phật Giáo Huế phẩn nộ Mặc dầu đã có văn kiện ấn định thể thức treo cờ của chính phủ, dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm, hàng năm ở Huế lễ Phật Đản đều được tổ chức rầm rộ trên các đường phố, cờ Phật Giáo treo thoải mái, các hoành môn dọc đường và lễ đài đều được Công Binh VNCH dựng giúp. Việc treo cờ thoải mái này đã được Thích Trí Quang chính thức xác nhận trong Tiểu truyện tự ghi mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên: Phật đản thì cờ Phật giáo đầy 2 bên đường từ Huế ra Lavang. Hàng năm, các giáo xứ công giáo như Phủ Cam, Kim Long, Gia Hội... cũng đều có rước kiệu linh đình, nhưng chỉ tổ chức trong khuôn viên giáo xứ. Nhưng năm 1962, một cuộc ruớc kiệu của công giáo đã diễn ra ngoài phố khiến một số nhà sư và Phật tử cho rằng Công Giáo bắt đầu lấn lướt. Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp của Dòng Chúa Cứu Thế được xây cất ở số 80 Nguyễn Huệ, Huế. Công tác xây cất đã được khởi sự từ tháng 1 năm 1959, khi TGM Ngô Đình Thục chưa về Huế. Công tác này kéo dài đến tháng 8 năm 1962 mới hoàn tất. Lễ khánh thành nhà thờ này được tổ chức vào ngày thứ bảy 12.8.1962. Dĩ nhiên, Đức TGM Ngô Đình Thục được mời đến chủ lễ. Sau khi làm phép nhà thờ mới, một cuộc rước kiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã được tổ 4 / 10

chức đi qua các đường xung quanh nhà thờ. Vì giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tọa lạc ngay giữa phố, nên muốn rước kiệu, Dòng Chúa Cứu Thể đã phải xin dùng các đường phố quanh nhà thờ để rước. Thấy có Đức TGM Ngô Đình Thục chủ lễ, chính quyền địa phương đã xum xoe khác thường. Họ huy động cơ quan cảnh sát và thông tin yểm trợ khá rầm rộ. Hàng năm Phật Giáo rước kiệu ngoài đường phố thì không sao cả. Nay Công Giáo rước kiệu thì một số nhà lãnh đạo Phật Giáo Huế cảm thấy gai mắt và nóng mặt. 3.- Thách đố chính quyền Để đáp lễ hiện tượng nói trên và thách đố chính quyền, các tăng sĩ ở Thưa Thiên Huế quyết định tổ chức Lễ Phật Đản tại Huế năm 1963 thật lớn với một cuộc rước từ chúa Điệu Đế đến chùa Từ Đàm trên quảng đường dài trên 3 cây số, qua các đường phố chính của thành phố Huế: Trần Hưng Đạo, cầu Trường Tiền, Lý Thái Tổ... đến chùa Từ Đàm. Trên các đường chính của thành phố như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Duy Tân, Phan Bội Châu, Nam Giao... đều có dựng quyền môn và treo cờ Phật Giáo mà không hề xin phép chính quyền. Thậm chí cờ Phật Giáo còn được giăng đầy trên cầu Trường Tiền bắc ngang qua sông Hương. Ngoài ra, khắp mọi nhà, mọi nẽo đường đều có treo cờ, treo đèn, bày hương án bái vọng. (Tuệ Giác, Việt Nam Phật Giáo tranh đấu sử, Hoa Nguyên, Sài Gòn 1964, tr. 81). Bản Tổng Kết Nội Vụ Phật Giáo số 10364/CSĐB/4M ngày 21.10.1963 của Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên gởi Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí, Chủ Tịch Ủy Ban Điều Hành Trung Nguyên Trung Phần, đã cho biết như sau: Tỉnh hội Phật giáo đã tự động cho giăng nhiều dây giáo kỳ dọc theo quốc lộ 1 từ cầu Bạch Hổ đến cầu An Hòa, từ cầu An Hòa đến cầu Ba Đình dọc theo đường Lê Văn Duyệt và tại một vài đường lớn và đường kiệt trong Thành Nội, hoặc họ còn tự tiện thiết lập lễ đài tại những địa điểm không được xin phép trước như lễ đài ở khoảng đất trước điếm Cảnh Sát Tây Lộc (Trái với Thông Tư số 7554-TT/BC/TQ/2 ngày 27.4.1963 và Phúc văn số 7553-TT/BC/TQ/2 ngày 2.5.1963 của Tòa Tỉnh Trưởng Thừa Thiên). Những hoạt dộng khiêu khích nói trên của Phật Giáo Thừa Thiên - Huế đều đã được báo cáo cho ông Ngô Đình Cẩn biết, nhưng ông Cẩn bảo cứ phớt lờ đi cho họ làm, coi như không có chuyện gì xẩy ra cả. Tuy nhiên, ông Diệm lại bị trúng kế của Phật Giáo Huế! Bổng nhiên, theo khẩu lệnh của Tổng Thống, ngày 6.5.1963, trước lễ Phật Đản chỉ có hai ngày, ông Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng của Phủ Tổng Thống, đã gởi đến các tòa hành chánh tỉnh và thành phố trên toàn quốc công điện mang số 9195 nói về thể thức treo cờ tôn giáo. Cơ quan thông tin Huế vác loa đi đọc công điện này trên nhiều khu phố. Do đó, từ sáng sớm ngày 7.5.1963, tin triệt hạ cờ Phật Giáo đã được loan truyền khắp thành phố Huế. Ông 5 / 10

Nhu rất bất bình về chuyện này vì ông Diệm đã tự ý hành động mà không hề bàn hỏi với ai. Cho đến bây giờ vẫn chưa có thể xác định được ai đã thông báo cho Tổng Thống Diệm biết việc Phật giáo Huế đang thách đố chính quyền lúc đó. Có người nghi TGM Ngô Đình Thục. 4.- Tuyên bố khai chiến Hòa Thượng Trí Quang cho biết: Một cuộc hội nghị mật được diễn ra và quyết định đoàn rước Phật sẽ bắt đầu vào 8 giờ sáng mai 8.5.1963. Đoàn rước kỷ niệm Phật đản 2507 tại trung tâm Huế khởi hành từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm sẽ là một cuộc biểu tình có tổ chức, chính thức mở màn cho cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam dưới hình thức công khai. (Thích Trí Quang, Cuộc vận động của Phật Giáo Việt Nam, Tuần báo Hải Triều Âm số 2 ngày 30.4.1964). Khi buổi lễ bắt đầu, Thượng Tọa Thích Trí Quang đã lên diễn đàn tuyên bố: Lấy tư cách Hội Trưởng Phật Giáo Trung Phần, tôi ra lệnh các đạo hữu từ nay treo cờ Phật Giáo tại các chùa, khuôn (hội) cũng như tại tư gia, đó là lệnh của tôi. Tôi xin gánh lấy trách nhiệm và hậu quả trước chính quyền. (Tổng Kết Nội Vụ Phật Giáo số 10.364-CSĐB-4/M ngày 21.10.1963, Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên, tr. 3). Các nhà sư ở Huế đã biến thể thức treo cờ tôn giáo do chính phủ ấn định thành lệnh triệt hạ cờ Phật Giáo để bắt đầu mở chiến dịch khai chiến với chính quyền. Câu chuyện trên đây có nhiều chi tiết rất phức tạp. Ở đây chúng tôi chỉ kể tóm tắt. Nếu cần, chúng tôi sẵn sàng bóc củ hành ra. LÁ BÀI NGÔ ĐÌNH THỤC Nếu chỉ dựa vào lệnh thi hành quy tắc treo cờ tôn giáo để phát động cuộc đấu tranh, rất khó làm cuộc đấu tranh bùng lên mạnh, mặc dầu các nhà lãnh đạo Phật Giáo Huế đã biến quy tắc đó thành lệnh triệt hạ cờ Phật Giáo (vọng ngữ). Vì thế, các nhà lãnh đạo Phật Giáo ở Huế đã nghĩ ra một thủ đoạn khác là KÍCH ĐỘNG LÒNG HẬN THÙ TÔN GIÁO bằng cách ghép Đức TGM Ngô Đình Thục vào lệnh triệt hạ cờ Phật Giáo. Chính Thích Trí Quang đã công khai nói rằng TGM Ngô Đình Thục đã giả mạo số giáo dân trong tổng giáo phận Huế để vận động làm Hồng Y bằng cách triệt hạ cờ Phật Giáo! Ông Trần Gia Phụng cho rằng điều kiện để Tòa thánh Vatican xét phong hồng y và việc vận động để được phong hồng y là hoàn toàn chuyện khác. Nhưng ở trong Giáo Hội Công Giáo 6 / 10

không bao giờ có chuyện vận động để được phong Giám Mục hay Hồng Y. Ai có ý định này không bao giờ được phong. Số giáo dân cũng không phải là yếu tố để được phong Hồng Y. Điều 351 Bộ Giáo Luật ghi rõ rằng Đức Giáo Hoàng tự chọn những giáo sĩ trổi vượt về đạo lý, tác phong, đạo đức và khôn ngoan trong cách xử sự công việc để làm Hồng Y. Không điều luật nào nói đến tiêu chuẩn số giáo dân cả. Chuyện này là do một số tăng sĩ Phật Giáo phịa ra rồi ghép cho TGM Ngô Đình Thục để kích động Phật tử. Việc xử dụng lòng hận thù tôn giáo để làm động lực đấu tranh đã không ngừng lại sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị CIA lật đổ. Thích Trí Quang nói: Ngô đình Diệm đổ rồi, đúng như tôi dự đoán, vấn đề Phật giáo không phải kết thúc mà là bắt đầu. Để thực hiện kế hoạch tiếp theo là thống lãnh Phật Giáo và tiến tới thành lập một chính phủ Phật Giáo (theo báo cáo của ông Cabot Lodge), lá bài gây hận thù tôn giáo để kích động Phật tử vẫn được tiếp tục xử dụng. Thiếu Tá Đặng Sỹ, người có liên hệ đến biến cố trước đài phát thanh Huế đêm 8.5.1963 đã kể lại: Ngày 23.11.1963, Quân Đoàn I nhận được một công điện của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng yêu cầu cho Thiếu Tá Đặng Sỹ vào Sài Gòn trình diện Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng. Công điện do Thiếu Tướng Đỗ Mậu (mới được thăng chức) ký tên với danh nghĩa là Ủy Viên Chính Trị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Ngày 24.11.1963, Thiếu Tá Đặng Sỹ đến Sài Gòn. Ông bị đưa về Cục An Ninh Quân Đội lúc khoảng 1 giờ chiều và bị tống giam ngay vào phòng biệt giam số 1. Ông thấy ở bên phải ông là phòng giam Việt Cộng, bên trái ông là phòng biệt giam số 2, có Thiếu Tá Hồ Châu Tuấn thuộc Lực Lượng Đặc Biệt. Khoảng 5 giờ chiều Đỗ Mậu đến. Trước hết ông nói chuyện với Thiếu Tá Hồ Châu Tuấn, sau đó ông ra lệnh mở cửa đưa Thiếu Tá Đặng Sỹ ra nói chuyện với ông. Sau khi hỏi thăm sức khỏe, ông nói: Tôi nói cho anh biết, anh phải khôn ngoan một chút. Tôi xem hồ sơ anh và tôi cũng biết anh là một quân nhân rất tốt, chiến đấu có nhiều huy chương, nhưng với cái công việc anh làm khiến người ta phải đưa anh ra truy tố, những công trạng đó không ăn thua gì nữa. Tôi nói cho anh biết, nhân dân rất sáng suốt, và Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cũng biết. Anh là người chỉ thi hành lệnh thôi và lệnh đó là lệnh của ông Thục, nên anh cứ khai rõ ràng Đức Cha Thục đã ra lệnh cho anh, hoặc trực tiếp hoặc qua một trung gian. Anh là một quân nhân, dưới áp lực của một người quyền cao chức trọng, thì anh phải làm thôi. Anh chỉ cần khai đơn sơ như thế thôi. Cũng như bao nhiêu người khác, anh sẽ thấy, giam năm mười buổi chi rồi cũng cho họ trở lại đơn vị thôi. Anh khai cho ông Thục, anh sẽ được trả tự do. Nếu anh có khả năng, tôi sẽ đề nghị cho anh đi làm tùy viên quân sự ở các nước. Anh muốn đi Phi Luật Tân, đi Thái Lan hay đi đâu cũng được hết. Thôi! Khôn ngoan mà sống anh Sỹ hè! Sáng hôm sau, Thiếu Tá Đặng Sỹ được dẫn lên phòng thẩm vấn để lấy lời khai. Trưởng Phòng Thẩm Vấn lúc đó là Đại Úy Xuân, nhưng ông này không trực tiếp nói chuyện với Đặng Sỹ mà giao cho một Trung Úy. Trước sự chứng kiến của Đại Úy Xuân, viên Trung Úy này đã đưa cho 7 / 10

Đặng Sỹ xem một chỉ thị của Thiếu Tướng Đỗ Mậu viết trên một miếng giấy nhỏ, có nội dung đại khái như sau: Lưu ý Đặng Sỹ đừng khai dài dòng, chỉ nói mục đích chính của cuộc đàn áp. Hỏi Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho y khi nào. Sau đó, viên Trung Úy này đi ra và giao cho một Đại Úy (tạm dấu tên) vào lấy lời khai Đặng Sỹ. Đại Úy này vốn là một cấp dưới quyền của Thiếu Tá Đặng Sỹ khi ông làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 1 ở Huế, nên đã cho Thiếu Tá Đặng Sỹ xem một mãnh giấy nhỏ của Đỗ Mậu ra lệnh cho anh đừng cho Thiếu Tá khai vớ vẫn dài dòng mà bằng mọi cách, phải buộc Thiếu Tá khai một lời duy nhất là đủ, đó là Giám Mục Ngô Đình Thục đã ra lệnh Thiếu Tá ngày nào và giờ nào, hoặc trực tiếp hoặc qua trung gian một người khác. Viết chừng một trang thôi, rồi buộc Thiếu Tá ký nhận là đủ. Anh nói điều này rất nguy hiểm và lưu ý Thiếu Tá Sỹ phải rất thận trọng. Thiếu Tá Đặng Sỹ cám ơn Đại Úy này và nói ông sẽ tìm cách đối phó. Cuộc hỏi cung trở thành một buổi diễn kịch. PHẢN ỨNG CỦA CÔNG GIÁO Sau khi được trả về phòng giam, Thiếu Tá Đặng Sỹ đã tìm cách liên lạc với một người quen ở trong Cục An Ninh Quân Đội nhờ bí mật làm bản sao tờ chỉ thị viết tay của Đỗ Mậu và đưa đến cho vợ ông đang ở đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn, nói với vợ ông phải đưa gấp cho Sư Huynh Bonnard, cậu của ông, đang ở trường Taberd, Sài Gòn, để nhờ ông tìm cách thông báo ngay cho các giáo sĩ quen biết để phá tan âm mưu nguy hiểm này. Sư Huynh Bonnard đã hội kiến với Linh mục Trần Tử Nhãn ở Dòng Chúa Cứu Thế và quyết định sao chỉ thị của Đỗ Mậu ra thành nhiều bổn và gởi đến những vị đang lãnh đạo Giáo Hội sau đây: Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn Nguyễn Văn Bình; Đức Giám Mục Salavator Asta, Khâm Sứ Tòa Thánh tại miền Nam Việt Nam; Linh mục Nguyễn Văn Thuận, Tổng Đại Diện Giáo Phận Huế; Limh mục Hoàng Quỳnh, một lãnh tụ đấu tranh của khối Công Giáo, v.v. Nhận được tài liệu này, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình đã ra chỉ thị thành lập một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu âm mưu của Đỗ Mậu và tìm phương thức đối phó. Tòa Tổng Giám Mục Huế đã gởi ngay Linh mục Nguyễn Văn Trinh vào Sài Gòn để hội kiến với các giáo sĩ và các tổ chức đầu tranh của người công giáo. Tôi nhớ Linh mục Phan Văn Thăm, Chủ nhiệm báo Thẳng Tiến, có được mời đi dự cuộc họp của ủy ban. Khi về, linh mục cho biết kết quả như sau: Ủy Ban nhận định rằng âm mưu của Đỗ Mậu nhắm thực hiện hai mục tiêu sau đây: 8 / 10

(1) Tìm cách buộc tội và tuyên án tử hình Đặng Sỹ: Vì hồ sơ vụ án không có bằng chứng nào cho thấy Đặng Sỹ có trách nhiệm trong vụ nổ trước đài phát thanh Huế tối 8.5.1963, nên Đỗ Mậu phải dụ Đặng Sỹ khai rằng ông đã nhận chỉ thị của TGM Ngô Đình Thục để thực hiện cuộc tàn sát đó. Đây là một hình thức gián tiếp nhận tội và toà sẽ căn cứ vào lời khai đó, tuyên án tử hình. (2) Cố ý ghép TGM Ngô Đình Thục vào nội vụ để kích động lòng hận thù tôn giáo làm động lực cho cuộc đấu tranh của Phật Giáo. Ủy Ban cũng nhận định rằng Đỗ Mậu có trình độ thấp (tiểu học), chỉ có thủ đoạn vặt chứ không thể nghĩ ra được âm mưu thâm độc này. Phải có một tổ chức đứng đàng sau xúi giục Đỗ Mậu làm. Vậy cần có những biện pháp đối phó với tổ chức này. Giải pháp sơ khởi là ngầm thông báo cho một số Tướng Lãnh trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng biết âm mưu mà Đỗ Mậu đang thực hiện. Nếu họ không có biện pháp, sẽ công bố chỉ thị mật của Đỗ Mậu cho dư luận quốc tế và quốc nội biết. Dầu sao, cũng phải yêu cầu các giáo xứ trên toàn quốc tổ chức lại hàng ngũ để khi cần, đối phó với các biến cố có thể xẩy ra. Khi tin nói trên đến tai một vài Tướng Lãnh trong HĐQNCM, ngày 5.1.1964, Tướng Nguyễn Văn Quan đã được cử làm Giám Đốc An Ninh Quân Đội, còn Tướng Đỗ Mậu được chuyển qua làm Tổng Trưởng Thông Tin! Vấn đề coi như tạm yên. Nhưng các nhà lãnh đạo Công Giáo miền Nam lúc đó tin rằng nhóm chủ trương dùng lòng hận thù tôn giáo để tạo bạo loạn cướp chính quyền không bao giờ chịu bỏ tham vọng của họ, nên đã cho hình thành Khối Công Dân Công Giáo và Lực Lượng Đại Đoàn Kết để đối phó với tình hình mới. Khi Đỗ Mậu còn sống, chúng tôi đã công bố âm mưu này trên báo Saigon Nhỏ số ra ngày 18.8.2000 và một vài số tiếp theo, và thách Đỗ Mậu đối thoại với Thiếu tá Đặng Sỹ. Chúng tôi đã cho người cầm tờ báo đến trao tận tay Đỗ Mậu và mời ông lên truyền hình hay truyền thanh nói chuyện, chúng tôi sẵn sàng chịu mọi chi phí, nhưng ông đã làm thinh. Khi các tổ chức chính trị của Công Giáo nhập cuộc, các tổ chức Phật Giáo đấu tranh bắt đầu mất ưu thế. CHUYỆN ĐƯƠNG NHIÊN Thích Trí Quang có trình độ văn hóa thấp, tính tình nóng nảy và bốc đồng, nhưng lại có tham vọng rất lớn: Thống lãnh Phật Giáo để tiến tới thành lập một chính phủ Phật Giáo do ông làm quốc sư. Bà Trần Hoài Trân, Giáo Sư Đại Học Luật Khoa Saigon, còn cho biết: Giấc mơ của nhóm Thượng Tọa Thích Quang là giấc mơ một nước Việt Nam trung lập, độc lập 9 / 10

và theo Phật Giáo, trong một Đông Nam Á trung lập và Phật Giáo. Để đạt mục tiêu đó, Thích Trí Quang đã dùng bất cứ thủ đoạn nào, trong đó có cả thủ đoạn kích động lòng hận thù tôn giáo để làm động lực đấu tranh. Nhưng Kinh Pháp Cú đã mở đầu như sau: Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tất cả. Nếu đem tâm ô nhiểm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe. Cuộc đấu tranh của Phật Giáo do Thích Trí Quang lãnh đạo mà Đặng Văn Nhâm gọi là Giặc Thầy Chùa sụp đổ và tan rả là chuyện đương nhiên. Lá bài Ngô Đình Thục đã trở thành gậy ông đập lưng ông. Đại sử gia Trần Gia Phụng không thể dùng vọng ngữ để hoá giải hay giải nghiệp những hậu quả do vọng ngữ tạo ra được. Ngày 30.11.2009 10 / 10