Ôi Nhân Vị và Duy Linh

Tài liệu tương tự
Phần 1

No tile

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

hanhtrinhdenUC_2917JUN05

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Document

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

Microsoft Word - KimTrucTu-moi sua.doc

Ca Sĩ Rừng Xanh và Người Tù Binh Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh Truyện ngắn được trích trong: CỬA TRỜI RỘNG MỞ Chúng tôi bị đưa đến một cái lán nhỏ trong c

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

36

No tile

Phần 1

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai


No tile

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Năm Mùi kể chuyện Dê Hoàng Anh Tài Trong thập can Giáp, Ất, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Thân, Nhâm, Qúy và 12 chi tức : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi

NỖI GHEN DỊU DÀNG

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

Document

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

No tile

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

Cổ học tinh hoa

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

(CHÍNH NGHĨA): 30 tháng Tư 1975: Máu và Nước Mắt!

HỒI I:

Cúc cu

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

HỒI I:

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Table of Contents Chương 1: 27 NĂM LÀM CẢNH VỆ CHO MAO TRẠCH ĐÔNG, ĐIỀU KHÓ QUÊN NHẤT LÀ 10 NĂM ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA Chương 2: BÁO CHỮ TO "PHÁO BẮN V

Document

Document

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

mộng ngọc 2

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng 1, 2012 Ngày mồng một Tết Dương Lịch cuả năm 2012, buổi sáng hôm đó chị em m

Phần 1

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

Bao giờ em trở lại

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

No tile

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

No tile

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên


Đi xe đò, đi xe ôm Tiểu Tử Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ

No tile

No tile

Phần 1

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

SỰ SỐNG THẬT

Phỏng Vấn Một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Cao Bá Tuấn ghi LTS: Với nội dung bài này, chúng tôi chủ động không tìm hiểu tác giả; bởi chúng tôi nghĩ, độ

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

SÓNG THẦN Huê Maäu Thaân 68 Bà Nguyễn Thị Thái Hòa là nhân chứng sống của cuộc tàn sát dân lành một cách dã man chưa từng có trong lịch sử VN của CSBV

Microsoft Word - NGH? T?M TANG XUA ? QUÊ TA

Những bài văn miêu tả đồ vât lớp 4

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Phần 1

CHƯƠNG I

Tình yêu và tội lỗi

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Tác Giả: Đồng Hoa Dịch: Tố Hinh TỪNG THỀ ƯỚC Chương 5 Thư Ngắn Tình Dài, Lòng Khôn Tỏ Thư viết rất dài, hết lải nhải kể mấy chuyện đất lề quê thói, rồ

doc-unicode

CHƯƠNG I

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

Chuong IX

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

NGÀY TÔI XA QUÊ HƯƠNG Quách Như Nguyệt Tôi có ý định viết về biến cố ngày 30 tháng Tư - một ngày quá ư là trọng đại đối với riêng cá nhân tôi và toàn

No tile

Bên lề

Phần 1

Lời Dẫn

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Bản ghi:

Ôi Nhân Vị và Duy Linh!" Ngày 5-10-1963, chiếc Hải vận hạm Hàn Giang HQ-401 do Hạm trưởng HQ Đại úy Nguyễn Văn Hớn và Hạm phó HQ Trung uý Lê Thành Uyên?chỉ huy, rời cảng Sàigòn lên đường ra Côn Sơn, trên tàu có chở theo 216 tù nhân chánh trị trong vụ đảo chánh hụt 11-11-1960. Về phía Quân đội chúng tôi thấy có một số chiến sĩ Dù như : Th/tá Phan Trọng Chinh, Tr/úy Nguyễn Vũ Từ Thức, Tr/úy Nguyễn Bá Mạnh Hùng, Đ/úy Nguyễn Văn Thừa, Đ/úy Nguyễn Thành Chuẩn Còn phía dân sự có cụ Phan Khắc Sửu, Bác sĩ Phan Quang Đán, ông Vũ Hồng Khanh, ông Bùi Lượng, ông Phan Bá Cầm, Giáo sư Trần Tương, Võ sư Phạm Lợi Vào khoảng nửa đêm bỗng có một chiếc máy bay lạ xuất hiện bay vòng trên đầu chiến hạm và chiếu đèn pha xuống tàu. Hạm trưởng bèn ra lệnh báo động phòng không. Nhưng máy bay lạ chỉ bay vòng có 2 lần rồi bay luôn... Hải Vận hạm Hàn Giang HQ 401.Sau ngày 1-11-1963 có một số anh em Quân đội trong vụ 11-11-1960 chạy thoát qua Nam Vang, đứng đầu là đại tá Nguyễn Chánh Thi, trong đó có đại úy Phi công Huỳnh Minh Đuờng, trở về Sàigòn. Đại úy phi công Huỳnh Minh Đường mới tiết lộ cho biết, ngày 5-10-1963, Phủ Tổng Thống chỉ thị cho cấp trên của ông, trao cho ông một bức mật thư bảo đưa lại cho tôi, dặn khi nào máy bay cất cánh hãy mở ra đọc. Khi bay lên xong, ông mở ra thì đó là lịnh phải ném bom chiếc tàu HO 401 đang trên đường ra Phú Quốc. Thi hành xong sẽ được thưởng MỘT TRIỆU đồng và thăng một cấp. Nhưng khi ông bay vòng trên đầu chiến hạm thấy chở toàn tù.. anh biết ngay đó là các anh em Nhảy Dù và các nhà chánh trị vừa bị kêu án. Nên ông quyết định không ném bom, trở về thì cũng chết nên ông quyết định bay thẳng qua Nam Vang xin tị nạn..sau 1975, Đại uý Huỳnh Minh Đuờng (đúng ra là Huỳnh Ngọc Đường) định cư tại thành phố Seattle cùng với vợ và 2 con. Ông mất vào khoảng năm 2001..Giáo sư Trần Tương thuật lại vụ này phần đầu trong sách Biến cố 11-11-1960của ông. Có điều ông ghi nhầm, thay vì HQ 401 ông ghi là HQ 403. Qua chuyện này chúng ta càng thấy rõ bộ mặt đạo đức giả đáng ghê tởm của bè lũ Cần Lao nhà Ngô, thật vô cùng tàn ác dã man còn hơn cả loài súc vật. Đã bỏ tù các chiến sĩ Dù và các nhà chánh trị đối lập, đày ra Côn Đảo nhưng vẫn chưa thoả lòng, còn cho phi công thả bom đánh chìm tàu Hải Quân Việt Nam, giết các tù chánh trị và giết luôn cả thủy thủ đoàn HO 401, trong đó có chính tôi (Võ Văn Sáu) lúc đó đang phục vụ trên HQ 401 dưới quyền của Hạm trưởng Nguyễn Văn Hớn (ông Hớn hiện ở Oregon)..Có lẽ nhà Ngô định đổ tội cho phi cơ lạ đã đánh chìm tàu HQ 401. Phi cơ lạ đó có thể là của Cam Bốt hay Cộng sản, và ai nữa? Không quân Mỹ chăng? Với chủ đích gì? GÓP GIÓ

Morris West & Ngo Dinh Diem Ôi Nhân Vị và Duy Linh!" "Tác giả Lê Trọng Văn đã cho xuất hiện quyển hồi ký "Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm" vào năm 1989. Đây là một quyển sách rất quan trọng của một nhân vật quan trọng đã tham dự vào nhiều việc tối mật dưới thời Tổng Thống Diệm. Tác giả với nhiệm vụ theo dõi, hoặc trực tiếp hành động, đúc kết và tường trình cho ông cố vấn Ngô Đình Nhu những công tác tối mật mà cả cơ quan mật vụ chánh thức cũng không hề hay biết. Tất cả đều nằm xấp trong bóng tối. Những dữ kiện lịch sử này tưởng đã chìm sâu trong dĩ vãng nếu tác giả không khai quật lại. Điều này hiển nhiên giúp các sử gia sau này có những phán xét khoa học và khách quan hơn cho một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Trong lời giới thiệu tập sách trên, ông Bùi Ngọc Lâm có đưa ra một nhận xét sau đây: "Tác giả đã biểu lộ được cái đạo đức chính trị của Thánh hiền trong mọi hành động. Tác giả đã hơn hẳn nhiều khuôn mặt một thời khoác áo lãnh đạo Quốc gia". (...) Ông Lê Trọng Văn, "Bề ngoài là một Tham vụ ngoại giao bặt thiệp trí thức, nhưng ông không làm việc cho Bộ Ngoại Giao. Ông cũng không làm việc cho Sở Nghiên Cứu Xã Hội và Chính Trị Phủ Tổng Thống (thực chất là Mật Vụ). Không làm việc cho Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Không làm việc cho Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia hoặc Nha An Ninh Quân Đội. Vậy ông đã làm gì? Xin thưa: Ông Nhu xử dụng ông như một thứ siêu mật vụ. Một thứ mật vụ tối mật bao trùm lên mọi ngành mật vụ khác để theo dõi, kiểm tra và báo cáo trực tiếp cho ông Nhu. Và với công tác này, ông là con người trong bóng tối. Một loại bóng tối thật đậm đặc. (...). Ông nói lưu loát được nhiều ngoại ngữ Thái, Lào, Miên, Pháp nên địa bàn hoạt động của ông trải rất rộng. Chính vì cuộc đời phiêu bồng đó mà một người đẹp xứ Thái đã trở thành hiền thê của một điệp viên trẻ tuổi Việt Nam. Cuộc tình kéo dài tới nay đã có đủ cháu nội ngoại của hai dòng máu. Và vì được giao những công tác tối mật nên từ lâu ông rõ nhiều mặt trái mà ít ai được thấy. Bên ngoài cái vỏ hoạt động, cái vỏ chánh trị, lý tưởng đẹp đẽ ấy chứa chấp những âm mưu, bịp bợm, hèn kém trơ tráo bỉ ổi đến cùng tận. Người thân, bạn bè thường khuyên ông hãy quên đi. Ông cố thử câm lặng, đui điếc. Mà rồi ông tâm sự là có cái gì "réo gọi" tự lương tâm phải đứng dây." Như trên, là trích đoạn nội dung lời "Vào đề" của Dược sĩ Bùi Khiết cho sách "Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị" của ông Lê Trọng Văn, xb tại Hoa Kỳ năm 1991. Đó là "làm chính trị" (?). Là quyền lực, là địa vị và danh vọng!!! Ở chỗ khác, ông Lê Trọng Văn trong "hồi ký" mang tên "Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm" ( xb năm 1989, USA, từ trang 263 đến 267), thì một số những nét đặc trưng "bí ẩn" đó là gì? Là những bí ẩn khủng khiếp, rùng rợn khi thanh trừng, thủ tiêu các đảng phái đối lập, những thành phần được xem là những đối thủ chính trường, nhưng lại cùng chung chiến tuyến chống Pháp lẫn chống Cộng như mình trong lúc gia đình ông Tổng Thống thể hiện "tình yêu thương", "Thiên

Chúa lòng lành vô cùng". Nhân danh và thể hiện tinh thần "Tiết Trực Tâm Hư", "Cần Lao Nhân Vị", "Ngô Tổng Thống anh minh", sẽ "muôn năm" (?) v.v... như sau: "Nguyễn Bảo Toàn Và Đồng Chí Bị Thủ Tiêu Ra Sao? "Nội vụ được kết thúc bằng khẩu cung của các nạn nhân dày đến trên trăm trang giấy. Nguyễn Văn Y cùng với Nguyễn Văn Hay trình nội vụ lên ông Nhu. Một tuần sau, ông Nhu cho đòi Y và Hay vào dinh ra lịnh thủ tiêu ông Toàn và những người quan trọng có liên hệ mật thiết với ông. Tôi (Lê Trọng Văn) vừa đi công tác ở xa về thì nhận được lịnh là phải gặp ông Nhu ngay chiều hôm đó. Gặp tôi, ông Nhu cười và khoe với tôi là đã bắt được Nguyễn Bảo Toàn và đồng bọn, nhiều lắm, toàn là cán bộ cao cấp của Dân Xã Đảng cả. Tôi định báo cáo miệng sơ qua những công tác tôi được giao phó đã hoàn tất, nhưng ông Nhu chận lại và nói: "Nhớ đến đêm mùng 3 tháng 1, đúng 12 giờ đêm, thì toa phải đến ban Hoạt Vụ 4 để theo dõi xem bọn thuộc hạ của Đại Tá Nguyễn Văn Y đem bọn Toàn đi thủ tiêu. Toa phải để ý xem bọn nó có làm không hay lại làm láo và nhớ cho moa biết". Tôi phải rút quyển sổ tay trong túi ra và ghi vắn tắt bằng mật ngữ ghi trong lịch: 12 giờ đêm 3 tháng 1 năm 1963 tiêu N.B.T. Theo dõi tại Hoạt Vụ 4. Để cho chắc chắn, ông Nhu hỏi tôi: "mà toa có biết ban Hoạt Vụ 4 ở đâu không?". Tôi nói với ông là tôi không lạ gì nơi đó, tên trưởng bót là Khưu Văn Hai (một hung thần giống như Trần Bửu Liêm). Xong vụ Nguyễn Bảo Toàn rồi, ông Nhu mới để cho tôi báo cáo sơ qua thành quả chuyến công tác đi xa vừa qua. "Ông Nhu đi vào phòng biệt thự, vừa đi vừa bảo tôi khoan hãy về. Chờ ông một lát. Tôi đứng đợi ở ngoài phòng khách, không đến 5 phút sau, ông Nhu trở ra và đưa tôi một bao thư lớn và nói: "Tiền đó toa cầm lấy mà tiêu". Tôi nhận lấy bao thư thấy nặng nên phải kẹp vào nách rồi chào ông Nhu ra về. Tôi nhớ là trước khi đi công tác, ông Nhu đã đưa tiền cho tôi dư dả rồi. Chắc có lẽ bắt được ông Toàn nên ông vui vẻ mà đưa thêm tiền cũng không biết chừng. "Mấy ngày trôi qua, đã thấy đến ngày 3 tháng 1 năm 1963 rồi. Sáng sớm tôi đến tìm Phương, người cộng tác tin cẩn của tôi. Tôi cho anh biết rằng đêm nay tôi với anh ta phải theo dõi Ban Hoạt Vụ để xem chúng làm gì? Tối nay Phương đến đón tôi đúng 11 giờ và xe Jeep mang bảng số VN, vì xe của tôi phải mang vào garage cho thợ xem. Trước khi ra về, tôi còn dặn Phương là phải mang theo hai khẩu súng, một ngắn, một dài và mấy băng đạn để phòng khi hữu sự. "Tôi không cho Phương biết là tối nay họ mang ông Nguyễn Bảo Toàn đi thủ tiêu. Sở dĩ rủ Phương đi theo để đề phòng bọn thuộc hạ của Y và Hay làm ẩu khi chúng thấy có người theo dõi chúng. Ăn cơm chiều xong, tôi đánh một giấc đến khi nghe tiếng chị giúp việc mở cửa trước nhà cho Phương vào. Tôi đi thay quần áo và mang một lúc hai khẩu súng lục và 8 băng đạn, mỗi khẩu 4 băng. Giắt (tôi chỉ sửa chữ đó khi ông LTV dùng chữ "Dắt") trong mình một khẩu, còn một khẩu thì cầm tay. Lúc chúng tôi đến trước bót Hoạt Vụ thì đúng 11 giờ rưỡi. Tôi bảo Phương lái xe đậu tránh ra một chút và tắt máy, tắt hết đèn. Khoảng chừng 15 phút sau tôi thấy Nguyễn Văn Hay cùng mấy tên thuộc hạ ngồi trên xe Jeep Cảnh Sát đến đậu trước bót. Đàn em của Hay ở ngoài, Hay vào một mình. Độ nửa giờ sau Hay ra xe về. "Những bóng đèn đường hôm nay sao trông èo uột và xanh xao như những con đom đóm lập loè. Bầu trời u ám không trăng sao. Hai mươi phút sau, chúng tôi nghe thấy tiếng máy xe hơi của nhiều chiếc ở trong bót và ánh đèn pha của xe rọi sáng. Tôi nói

với Phương lên xe và để chúng nó chạy trước một khúc, mình tắt đèn chạy sau, giữ khoảng cách vừa phải để bọn chúng không chạy hút. "Ở trong bót chạy ra, đi đầu là một xe Jeep thứ cảnh sát thường dùng, chiếc thứ hai là một xe bịt bùng loại mà cảnh sát thường dùng để bắt người, chiếc thứ ba cũng là một chiếc Jeep cảnh sát mới tinh. Ra khỏi Sài gòn, đi về hướng Phú Xuân và Nhà Bè. Đến gần Nhà Bè thì đi dọc bờ sông. Đến một khúc vắng vẻ, thì chiếc xe đầu dừng lại, tuy nhiên xe vẫn nổ máy và để đèn. "Khi thấy bọn chúng ngừng lại, và ra hiệu cho hai chiếc xe đi sau đứng lại thì tôi bảo Phương rẽ vào một bụi cây ở bên đường và tắt máy xe. Chúng tôi xuống xe, súng cầm tay, tôi đi trước, Phương theo sau. Chúng tôi lom khom đi đến gần chỗ bọn chúng đỗ xe, nhờ chung quanh toàn bụi cỏ hôi và cỏ hoang mọc cao nên chúng tôi dễ dàng ẩn mình và quan sát. Theo ánh đèn pin của chúng rọi trong lúc làm việc nên chúng tôi thấy chúng đưa hai người bị còng tay xuống xe. Một tên trong bọn lấy ở đâu ra một khoanh giây kẽm và một cái kìm. Chúng lấy giây kẽm buộc tay, buộc chân hai người lại, đoạn mở còng ra. "Một trong hai người bị trói lên tiếng: "Các ông làm gì vậy?". Tên Liêm nạt đàn em: "Lấy giẻ nhét miệng chúng nó lại", tức thì một tên đàn em Liêm ra xe lấy giẻ nhét vào miệng hai người, rồi thấy một tên khác ôm một đống gì trong xe vứt xuống, lúc đầu tôi tưởng là chăn, sau mới nhận rõ ra là bao bố đựng gạo. Hai tên cầm bao bố, hai tên khác xách nách người bị trói nhét vào trong bao bố, xong chúng đè hai người xuống và lấy giây kẽm luồn như người ta may miệng bao bố bằng chỉ cho kín lại. Hai người giẫy giụa trong bao, bọn chúng thi nhau đá túi bụi vào hai cái bao. Có một đứa trong bọn hỏi: "Giây và đá có sẵn chưa?", có tiếng đáp: "có sẵn dưới ghe rồi". Dưới ánh đèn pha của xe hơi, tôi thấy còn có cả sự hiện diện của Khưu Văn Hai bên cạnh Trần Bửu Liêm. "Có lẽ hai người bị tra tấn đã nhiều nên không còn sức giẫy giụa tiếp nữa, mặt khác bị trói bằng gây kẽm gai cả tay lẫn chân. Sau đó cứ bốn tên xúm vào ôm một bao bố xuống sông, hai tên xuống ghe, hai tên ở lại chỗ đậu xe. Liêm và Hai đi theo cầm đèn pin và chiếu xuống dưới ghe. "Tôi và Phương phải lùi ra xa vì chỗ đường mòn đi xuống dưới ghe không có chỗ nấp. Một lát chúng tôi nghe tiếng mái chèo khua nước, ánh đèn pin vẫn theo chiếc ghe. Ghe chèo đến giữa sông thì thấy chúng hè nhau quăng hai cái bao xuống nước nghe tiếng "Bõm, bõm". "Giữa bốn bề cảnh vật lặng ngắt, chỉ còn lại những tiếng chèo khua nước. Xa xa, dọc bờ sông, một hai ánh sáng lập loè không rõ là của nhà người ta hay của ghe thuyền nào. Một luồng khí lạnh chuyển động từ ót tôi xuống xương sống dưới lưng. Tôi nghe tiếng thở dài của Phương và thấy anh ta rút khăn tay ra lau nước mắt. Chúng tôi như hai tên ăn trộm, lặng lẽ đi vòng lại chỗ đậu xe của chúng tôi. Để cho 3 chiếc xe của bọn chúng về trước, Phương hỏi tôi: "Anh có biết hai người bị chúng thủ tiêu là ai không?". Tôi vì quá xúc cảm nên không giấu, đáp giọng run run: "Nguyễn Bảo Toàn và Phạm Xuân Gia". "Bây giờ tôi mới biết, thì ra chúng đã chuẩn bị chu đáo từ trước, từ những cục đá, những vòng giây, chiếc ghe, những bao bố, giây kẽm để chuẩn bị thủ tiêu hai người như hai con mèo mà người ta thường nhốt vào trong giỏ, hay vào bao, cột lại, trấn

nước cho chết trước khi làm thịt mà không muốn đập đầu. Các bạn cũng như tôi, nếu chứng kiến cảnh thê lương hãi hùng đó thì không sao cầm được nước mắt. Đồng thời cũng là một cái chết, nhưng tại sao ông Lê Quang Vinh, tự Ba Cụt không bị xử bắn mà lại chém đầu? Giờ đây đến lượt ông Nguyễn Bảo Toàn và ông Phạm Xuân Gia sao cũng không được chết một cách êm đềm? "Suốt quãng đường từ Nhà Bè về đến Sài gòn, Phương và tôi vẫn im lặng (như sấm sét? - TQD), không trao đổi với nhau một lời nào. Tôi nghĩ, sự im lặng đó là một kính cẩn của chúng tôi trước vong linh người chết mà chúng tôi đã chứng kiến, sự tàn ác có một không hai của thời đại văn minh này. Ôi Nhân Vị và Duy Linh! Mi đang ở phương nào?" (Cửu Long Lê Trọng Văn). // Nguyệt Đam và Thần Phong trong quyển "Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm", với giấy phép xuất bản ngày 17.9.1964 - số 340/XB cũng đã có nêu vụ Nguyễn Bảo Toàn và Phạm Xuân Gia bị thủ tiêu từ trang 187 đến 192. Tưởng chúng ta cần hiểu lại, ông Nguyễn Bảo Toàn là một trong những chính khách ủng hộ ông Ngô Đình Diệm mới chân ướt chân ráo quay về nước từ hải ngoại. Trong những ngày cuối tháng 4 năm 1955, ông Toàn là Chủ tịch "Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội" đại diện cho trên 15 hội đoàn, đoàn thể, các đảng phái nhằm ủng hộ ông Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ, cầm quyền miền Nam. Thế rồi, trong vụ đảo chánh hụt ngày 11.11.1960 thì sở Trung ương Tình báo Tổng Nha Cảnh sát nhận lệnh của ông Diệm, ông Nhu cho truy nã, xử tử hình khiếm diện ông Nguyễn Bảo Toàn khi ông ấy có chân trong thành phần đảo chánh. Anh em trong gia đình của tổng thống Ngô Đình Diệm "xử trị" những thành phần âm mưu lật đổ lãnh tụ, lật đổ chính quyền là như thế đó. Ngày 27.4.2011 Trần Quang Diệu