Microsoft Word - CNTP-15-NGUYEN VAN MUOI(92-97)26

Tài liệu tương tự
THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Giới thiệu về quê hương em

Qui chuẩn kỹ thuạt Quốc gia

Tả cánh đồng quê em văn 5

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

Nghị luận về an toàn thực phẩm

Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Tác giả: Lê Hoàng Việt Trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn các trang web của Đại Học Catolica, Bồ Đào Nha

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

Nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn

OpenStax-CNX module: m Công nghệ chế biến nước mắm ThS. Phan Thị Thanh Quế This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creativ

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Thuyết minh về con thỏ

OpenStax-CNX module: m Kỹ thuật chế biến đồ hộp mứt quả ThS. Lê Mỹ Hồng This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative C

Title

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

INSTRUCTION MANUAL AQR-IG656AM

Kể về những đổi mới ở quê hương em – Văn mẫu lớp 6

BỆNH VIỆN NÔNG NGHIỆP

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Phong thủy thực dụng

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

HƯỚNG DẪN TRỒNG GLADIOLI (Bản tóm tắt) Chi tiết xem tại Hoa lay-ơn vốn là loài hoa vùng cận nhiệt đới và có thể dễ dàng trồng ở

MẪU BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

KHOA HỌC CÔNG NGHÊ TÓM TẮT NGHIÊN CỨU CÔNG NGHÊ SẢN XUÂ T RƯỢU TỪ HỘT MÍT ThS. Phan Vĩnh Hưng, Nguyễn Thu Trang Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm T

CHƯƠNG 1

THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC CHA GIÁO PHẬN VỀ VIỆC CỬ HÀNH GIỜ CHẦU THÁNH THỂ THEO SÁNG KIẾN 24 GIỜ CHO CHÚA MÙA CHAY 2019 Thanh Hoá, ngày 19 tháng 03 năm 2019

J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ UỐ

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6 NĂM HỌC A/ Lý thuyết: CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT BÀI 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT Vẽ cấu tạo tế b

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Title

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN : 2014/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CƠ SỞ NUÔI TÔM NƯỚC LỢ - ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỆ SINH THÚ Y,

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

HỒI I:

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

Hầm thức ăn bằng... chất tẩy! Bột mềm công nghiệp giá rẻ đươ c mua ba n thoải mái để chế biến thực phẩm, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe người sử

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

KHOA H C CÔNG NGH NH H NG C A CÁC Y U T CÔNG NGH CHÍNH N KH N NG TRÍCH LY 1- DEOXYNOJIRIMYCIN (DNJ) T LÁ DÂU T M VI T NAM Hoàng Th L H ng 1, Nguy n Mi

Tay khoan Siêu âm Sonopet Hướng dẫn sử dụng Phiên bản D Ngày in: 31/08/ :40:31 PM , Phiên bản D.

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

MP02_VN

Microsoft Word - New Microsoft Office Word Document _2_

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Microsoft Word - Thiet ke XD be tu hoai.doc

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

PHỤ LỤC 17

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

dau Nanh

PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT Phiếu an toàn hóa chất Logo của doanh nghiệp Tên phân loại, tên sản phẩm: Prop-2-enal Số CAS: Số UN:1092 Số đăng ký EC

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Mượn Trong Đời Sống Văn Hóa Người Bình Dân Tây Nam Bộ Trần Minh Thường 1. Mượn là gì? Đại Nam Quốc âm tự vị đưa ra các định nghĩa về từ mượn như sau:

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

Trước khi sử dụng Hướng dẫn cơ bản Hướng dẫn chuyên sâu Thông tin cơ bản về máy ảnh Chế độ tự động / Chế độ bán tự động Hướng dẫn sử dụng máy ảnh Chế

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH MINH HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THU HỒI NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÍ SINH HỌC TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BI

4 Buoc So Cuu Can Lam Ngay Khi Bi Cho Can

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Hạ Nguồn Sông Mekong trong Cơn Khát Vô Tận của Bắc Kinh Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồ

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct

SỰ SỐNG THẬT

I _Copy

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

CHƯƠNG 6

Microsoft Word - V doc

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY HÚT ẨM STADLER FORM ALBERT 20 L

Sách dành cho học sinh lớp mẫu giáo để tập viết chữ cho đẹp và biết cách đánh dấu đúng. Tập 1 Trần Ngọc Dụng biên soạn 2018

Bản ghi:

DOI:10.22144/ctu.jsi.2016.026 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ĐIỀU KHIỂN ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC ĐẾN CHẤT LƯỢNG KHÔ TỪ CÁ LÓC NUÔI TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP Nguyễn Văn Mười và Trần Thanh Trúc Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trươ ng Đaị ho c Câ n Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 05/08/2016 Ngày chấp nhận: 24/10/2016 Title: Effects of the control of water activity on dried fish made from snakehead fish farmed in Dong Thap province Từ khóa: Độ hoạt động của nước, glycerin, khô cá lóc, muối NaCl, sorbitol Keywords: Dried snakehead fish, glycerin, sodium chloride, sorbitol, water activity ABSTRACT The aim of the research is to set up the processing and storing procedures for dry fish produced from snakehead fish farmed in Dong Thap Province using combined hurdle technology controlling the water activity (aw), packaging conditions, and storage temperature. The product achieved high sensory value, stable color and low water activity of 0.63 0.65 when the fish was soaked in 20% sodium chloride solution for 2 hours, dried the surface before being marinated with 3% sorbitol and 1.5% glycerin and dried at temperatures 50 C to moisture content of 30%. The product ensured safety regarding microbiological indicators, heavy metals and water activity of lower than 0.70 after 3 months of storage at room temperature (28 30 C), after 6 months of storage at low temperature (4 6 C) when preserved by PA packaging with 80% vacuum. The yield of the processing was 3.64 ± 0.07 to 3.57 3.71 kg of snakehead per kg of product. TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu thiết lập quy trình chế biến và bảo quản khô từ nguồn nguyên liệu cá lóc nuôi tại tỉnh Đồng Tháp dựa trên kỹ thuật rào cản kết hợp - điều khiển độ hoạt động của nước (aw) và điều kiện bao gói, nhiệt độ bảo quản. Kết quả thí nghiệm cho thấy, thịt cá lóc sau khi xử lý được ngâm trong dung dịch muối NaCl 20% với thời gian 2 giờ, làm ráo bề mặt trước khi tẩm ngâm 3% sorbitol và 1,5% glycerin và sấy ở nhiệt độ 50 C đến độ ẩm cuối trung bình 30% sẽ giúp sản phẩm khô cá lóc có giá trị cảm quan cao, vẫn ổn định màu sắc, có độ hoạt động của nước giảm đến giá trị 0,63 0,65. Sản phẩm đảm bảo an toàn về chỉ tiêu vi sinh, kim loại nặng và độ hoạt động của nước giữ ở mức thấp hơn 0,70 sau 3 tháng bảo quản ở nhiệt độ phòng (28 30 C), 6 tháng bảo quản ở nhiệt độ thấp (4 6 C) khi bảo quản bằng bao bì PA, độ chân không 80%. Định mức chế biến sản phẩm là 3,64±0,07 hay 3,57 3,71 kg cá lóc nguyên liệu tạo 1 kg khô cá. Trích dẫn: Nguyễn Văn Mười và Trần Thanh Trúc, 2016. Ảnh hưởng của việc điều khiển độ hoạt động của nước đến chất lượng khô từ cá lóc nuôi tại tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 1): 92-97. 1 GIỚI THIỆU Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề trọng tâm đã và đang được chính quyền các cấp quan tâm. Trong những năm qua, với các trở ngại về việc xuất nhập khẩu cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng, cùng với việc không kiểm 92

soát được cung cầu đối với nguồn nguyên liệu này, giải pháp thay thế cá tra bằng cá lóc đã được áp dụng. Hiện tại, diện tích nuôi cá lóc ở tỉnh Đồng Tháp đang dần mở rộng với sản lượng ngày càng tăng, tập trung ở các huyện Tam Nông, Thanh Bình theo lối tự phát, trong khi đầu ra cho các sản phẩm này vẫn là câu hỏi lớn. Sản lượng nuôi cá lóc đang ngày càng tăng mạnh hơn ở các tỉnh lân cận của tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là Long An, Vĩnh Long và Trà Vinh, đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tồn ứ đầu ra của cá lóc trong tỉnh. Khô cá lóc có vị ngon đặc trưng và từ lâu rất được người dân ưa chuộng, được sản xuất đại trà ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng An Giang và Cà Mau. Tại tỉnh Đồng Tháp, cơ sở sản xuất Tứ Quý (Phú Thọ, Tam Nông, Đồng Tháp) đã đầu tư hệ thống sấy cá và đóng gói chân không, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, quy mô sản xuất chưa lớn và quy trình công nghệ chưa thật ổn định, do đó thời gian bảo quản còn khá ngắn (tối đa 3 tháng ở nhiệt độ mát), không thích hợp để phân phối sản phẩm đến các thị trường giàu tiềm năng ở xa. Đây cũng là vấn đề có tính cạnh tranh đối với các tỉnh lân cận. Mặt khác, các sản phẩm khô trên thị trường đều có đặc điểm chung là có độ mặn cao, độ ẩm thấp nhằm ngăn cản các hư hỏng xảy ra, tuy nhiên giá trị cảm quan của sản phẩm giảm đáng kể, mất vị đặc trưng của thịt cá. Việc sử dụng các chất bảo quản không rõ nguồn gốc và không kiểm soát liều lượng cũng là vấn đề cần phải quan tâm. Việc ứng dụng kỹ thuật điều khiển độ hoạt động của nước trong sản phẩm ở mức an toàn đối với sự phát triển của một số vi sinh vật, phản ứng sinh hóa không mong muốn (Thorarinsdottir et al., 2004) nhưng vẫn duy trì độ ẩm vừa phải, vị hài hòa là giải pháp có thể được ứng dụng trên sản phẩm khô cá. 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu Cá lóc loại 1 được chuyển trực tiếp từ vùng nuôi cá lóc ở huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Khối lượng cá dao động trong khoảng 500 g đến 700 g. Cá sau khi thu mua được chứa trong các thùng nước, vận chuyển về phòng thí nghiệm với thời gian trung bình 4 giờ. Đến phòng thí nghiệm (Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ), cá được giữ ổn định trong bể nước ít nhất 1 giờ trước khi xử lý. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp chuẩn bị mẫu Cá lóc tươi sống sau khi cân xác định khối lượng ban đầu của nguyên liệu, tiến hành làm sạch vảy, bỏ mang, nắp mang và nội tạng. Rửa sạch bằng nước thường để loại các tạp chất và máu trong cá. Nguyên liệu được mổ bụng, xẻ thịt, vanh dè, rửa lại một lần nữa. Giữ cá ở nhiệt độ thấp bằng nước đá sau khi xử lý (Hình 1). Hình 1: Chuẩn bị nguyên liệu cá lóc cho chế biến khô 2.2.2 Phương pháp thu nhận và xử lý số liệu Độ ẩm (%): Sấy ở nhiệt độ 105 C đến khối lượng không đổi (NMKL số 23-1991). Ca c thı nghiêṃ đươ c bô trı ngâũ nhiên vơ i 3 lâ n lă p lai. Kê t qua đươ c tı nh toa n thô ng kê, phương Hàm lượng muối: Phương pháp Mohr pháp phân tích phương sai ANOVA theo kiểm định (AOAC 971.27). LSD để kết luận về sự khác biệt giữa trung bình Màu sắc (thể hiện qua độ sáng L* và độ các nghiệm thức. Số liệu được thu thập và xử lý chuyển vàng b*) được đo bằng thiết bị đo màu bằng phần mềm Statgraphics Centurion XVI Colorimeter NH300 (Trung Quốc). 16.2.04. Các chỉ tiêu và phương pháp cơ bản được áp dụng trong khảo sát: Độ hoạt động của nước (aw): sử dụng phương pháp nội suy tư đo đa c đô â m tương đô i ở điều kiện nhiệt độ ổn định 25 C. 93 Hiệu suất thu hồi tổng thể (% so với nguyên liệu ban đầu): H (%) = (Mo M)*100/Mo. Đánh giá cảm quan thực phẩm: sử dụng thang cho điểm chất lượng theo TCVN 3215-79.

Các chỉ tiêu hóa học, vi sinh, kim loại nặng theo tiêu chuẩn Việt Nam. 2.2.3 Xác định thành phần nguyên liệu ban đầu Mục đích của việc xác định hiệu suất thu hồi thịt cá và thành phần hóa lý cơ bản có trong cá lóc sẽ làm cơ sở cho việc xác định định mức chế biến cũng như tính toán tỷ lệ phối trộn muối và phụ gia, gia vị vào sản phẩm. Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên với các nguồn nguyên liệu cá lóc. Thịt cá thu được sau quá trình chuẩn bị mẫu ở mục 2.2.1 sử dụng để phân tích các thành phần hóa lý cơ bản cũng như xác định hiệu suất thu hồi nguyên liệu. 2.2.4 Thí nghiệm 1: Xây dựng mối tương quan giữa độ ẩm và độ hoạt động của nước theo nồng độ muối ngâm trong sản phẩm khô cá Thí nghiệm được thực hiện với mục tiêu tìm ra nồng độ muối ngâm tối ưu để sản phẩm có được độ ẩm và giá trị aw an toàn. Các mẫu cá sau quá trình xử lý được ngâm trong dung dịch muối NaCl ở các nồng độ khác nhau từ 12 đến 24% và dung dịch muối bão hòa trong 2 giờ. Cá được vớt ra và rửa lại bằng dung dịch nước muối nồng độ 2%. Sau khi để ráo nước, cá được cân để xác định khối lượng trước khi sấy ở nhiệt độ 50 C đến các giá trị độ ẩm khác nhau, thay đổi từ 26 đến 34%. Tiến hành phân tích xác định hàm lượng ẩm và giá trị aw của sản phẩm tương ứng với từng nồng độ muối ngâm. 2.2.5 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của việc bổ sung ca c châ t tan đến sự thay đổi aw của khô cá lóc Mục tiêu của thí nghiệm nhằm xác định chiều hướng thay đổi aw trong sản phẩm khi bô sung ca c châ t tan (glycerin kê t hơ p vơ i sorbitol) để chọn ra loại và hàm lượng chất bổ sung thích hợp cho quá trình chế biến. Nguyên liệu cá lóc được xử lý và ngâm vào dung dịch muối ăn với nồng độ thích hợp được chọn từ các nghiên cứu trước. Tiến hành sấy sơ bộ cho ráo nước ở bề mặt cá, sau đó ướp cá với tỷ lệ sorbitol bổ sung thay đổi từ 1,0 đến 7,0% và glycerin ở 4 mức 0,5; 1,0; 1,5 và 2,0% (w/w). Cố định thời gian ướp là 1 giờ. Sau đó tiến hành sấy cá ở nhiệt độ tủ 50 C đến độ ẩm được chọn từ thí nghiệm 1. Theo dõi sư thay đô i giá trị aw và màu sắc của sản phẩm ở ca c tha nh phâ n châ t tan bổ sung. 2.2.6 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến khả năng bảo quản khô cá lóc Thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định thời gian bảo quản tối đa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của của khô ở các nhiệt độ tồn trữ. Khô cá lóc thành phẩm được sản xuất theo công thức ngâm và quy trình đã được xác định theo thí nghiệm 1 và 2, đóng gói chân không bằng bao bì PA (độ dày 30 40 µm), độ chân không 80%. Tiến hành bảo quản ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ lạnh và lạnh đông (định kỳ theo dõi 2 tuần/lần). 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thành phần hóa lý cơ bản của nguyên liệu cá lóc Các thành phần cơ bản của nguyên liệu như: độ ẩm, aw, ph, protein, lipid và muối được phân tích làm cơ sở cho việc chuẩn bị nguồn nguyên liệu đồng đều phục vụ cho các khảo sát thí nghiệm tiếp theo sau. Kết quả phân tích thành phần hóa lý của thịt cá lóc được tổng hợp ở Bảng 2. Bảng 1: Thành phần hóa lý cơ bản của thịt cá lóc Chỉ tiêu khảo sát Giá trị Độ ẩm (%) 77,02 ± 1,31 Protein (%) 18,84 ± 0,23 Lipid (%) 2,94 ± 0,12 Muối (%) 0,16 ± 0,01 Tro (%) 1,04 ± 0,07 ph 6,71 ± 0,21 Hiệu suất thu hồi thịt cá (%) 60,44 ± 4,52 Kết quả phân tích từ Bảng 1 cho thấy, đặc điểm cá đầu nhím đặc trưng và khối lượng thích hợp, hiệu suất thu hồi cá lóc ở vùng nuôi tại tỉnh Đồng Tháp sau khi xử lý khá cao (60,44 ± 4,52%), tuy nhiên mức độ dao động về hiệu suất khá lớn. Điều này không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu mà còn chịu sự chi phối bởi tay nghề người xử lý. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm để nâng cao hiệu suất thu hồi, gia tăng định mức chế biến sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế cho sản phẩm. Xét về các chỉ tiêu hóa lý, kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng protein trong thịt cá lóc nuôi tại vùng Đồng Tháp là 18,84±0,23% trong khi độ ẩm nguyên liệu 77,02±1,31% % rất cao, giá trị ph là 6,71 gần như trung tính. Điều này cho thấy thịt cá lóc có thành phần dinh dưỡng cao và dễ bị tác động gây hại từ vi sinh vật không mong muốn từ điều kiện bên ngoài, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, trong đó có vi khuẩn gây thối và dễ dàng biến đổi chất lượng khi quá trình xử lý, chế biến không phù hợp. Hàm lượng chất béo trong cá 2,94%, các acid béo trong cá không no và dễ dàng bị oxy hóa khi tiếp xúc với môi trường có oxy trong thời gian kéo dài (Nguyễn Trọng Cẩn và Nguyễn Lệ Hà, 2015). Chính vì vậy, trong quá trình xử lý và chế biến khô cá lóc, đặc biệt là trong giai đoạn sấy cần kiểm soát chặt chẽ để hạn chế tối đa sự biến đổi do quá trình oxy hóa làm cho mùi vị của sản phẩm có chất lượng kém. 94

Ngoài ra, với đặc điểm cá lóc nuôi ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp vùng nuôi nước ngọt nên hàm lượng muối trong cá rất thấp (0,16%), dẫn đến cá nhanh ươn hỏng sau khi chết và xử lý. Kết quả đã cho thấy, không chỉ giữ lạnh cá ngay sau khi xử lý để ngăn cản sự ươn hỏng, mà để có thể kéo dài thời gian sử dụng cũng như sản phẩm tạo thành có được sự cảm quan cao và đặc trưng thì trong quá trình chế biến cần bổ sung thêm lượng muối phù hợp. Do đó, việc khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng muối bổ sung trong quá trình chế biến khô cá lóc là điều cần quan tâm trước tiên. 3.2 Xây dựng mối tương quan giữa độ ẩm và độ hoạt động của nước theo nồng độ muối ngâm trong sản phẩm khô cá lóc Tiến hành đo đạc các chỉ tiêu aw, độ ẩm cuối và đánh giá hiệu suất thu hồi sản phẩm khi nguyên liệu được ngâm ở các nồng độ và độ ẩm dừng khác nhau. Kết quả được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2: Ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm đến aw chất lượng sản phẩm sản phẩm Nồng độ NaCl trong NaCl trong Hiệu suất Thời gian Độ ẩm (%) aw dịch ngâm (%) sản phẩm (%) thu hồi (%) sấy (giờ) 12 34,65 c ±0,46 0,87 f ±0,02 4,89 a ±0,27 25,48 c ±0,33 16,82 b ±0,24 16 34,13 c ±0,29 0,85 ef ±0,02 5,98 bc ±0,35 26,44 d ±0,46 16,76 b ±0,49 20 34,42 c ±0,34 0,83 de ±0,01 6,82 d ±0,19 26,52 d ±0,49 16,47 b ±0,44 24 34,57 c ±0,36 0,83 de ±0,01 7,38 e ±0,43 26,60 d ±0,40 15,64 a ±0,38 Bão hòa 34,71 c ±0,62 0,81 d ±0,01 7,77 ef ±0,29 26,26 d ±0,38 15,39 a ±0,35 12 30,79 b ± 0,40 0,77 c ±0,02 5,54 b ±0,17 24,02 b ±0,40 22,53 e ±0,29 16 30,59 b ± 0,40 0,76 c ±0,01 6,78 d ±0,09 24,93 c ±0,34 22,45 e ±0,25 20 30,82 b ±0,34 0,73 b ±0,01 7,93 f ±0,21 25,01 c ±0,32 19,78 d ±0,31 24 30,07 b ±0,32 0,73 b ±0,02 8,67 g ±0,32 25,50 c ±0,23 19,39 d ±0,37 Bão hòa 30,36 b ±0,53 0,70 a ±0,01 8,58 g ±0,24 25,53 c ±0,34 18,34 c ±0,36 12 26,09 a ±0,55 0,73 b ±0,02 6,39 cd ±0,22 22,76 a ±0,45 25,51 g ±0,45 16 26,23 a ±0,27 0,73 b ±0,01 7,92 f ±0,30 23,58 b ±0,47 25,39 g ±0,46 20 26,61 a ±0,33 0,71 ab ±0,02 8,92 g ±0,26 23,65 b ±0,38 23,85 f ±0,37 24 26,18 a ±0,46 0,70 a ±0,02 9,66 h ±0,34 24,17 b ±0,21 22,74 e ±0,40 Bão hòa 26,45 a ±0,35 0,69 a ±0,03 9,90 h ±0,41 24,99 c ±0,41 22,45 e ±0,48 (Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa của các nghiệm thức khảo sát theo kiểm định LSD ở mức độ tin cậy 95%) Giá trị aw của sản phẩm càng giảm, càng thuận lợi cho quá trình bảo quản sản phẩm về phương diện vi sinh vật lẫn chất lượng sản phẩm (Lê Ngọc Tú và ctv., 2004). Tuy nhiên, nếu nồng độ muối càng cao thì sẽ tạo vị mặn không mong muốn, gây biến tính protein làm thay đổi cấu trúc cơ thịt, giảm giá trị cảm quan. Mẫu ngâm muối nồng độ thấp (12 16%) cần thời gian sấy dài và màu sậm, trong khi mẫu ngâm muối nồng độ cao cho vị mặn chát. Bên cạnh đó, việc dừng ẩm thấp hơn (26%) không làm thay đổi giá trị aw nhiều so với mẫu 30% ẩm, ngược lại làm giảm hiệu suất thu hồi, cấu trúc của sản phẩm khô cứng và cũng làm tăng hàm lượng muối trong sản phẩm. Khi dừng ẩm khô cá lóc ở 34%, mặc dù cho hiệu suất thu hồi cao nhưng giá trị aw của các mẫu đều nằm trên giá trị 0,8, màu sắc sản phẩm nhạt và dễ bị biến đổi trong quá trình bảo quản. Nguyên liệu được ngâm muối 20% và dừng ẩm ở 30% giúp aw giảm đến 0,73 thấp hơn ngưỡng tối đa cho phép đối với các sản phẩm khô, màu sắc đẹp, vị mặn vừa phải và tăng hiệu suất thu hồi (25,01%). Tuy nhiên, nghiên cứu của Trần Thanh Trúc và ctv. (2009) đã cho thấy, việc hạ thấp aw đến dưới 0,70 là cần thiết để giúp khô cá hạn chế sự phát triển của nấm mốc và ngăn cản các phản ứng sinh hóa, đặc biệt là sự oxy hóa chất béo. Để giúp giảm thấp hơn giá trị aw và điều hòa vị mặn, cấu trúc khô cứng do tác động ngâm muối đơn lẻ, việc sử dụng các chất tan có khả năng liên kết với nước được quan tâm. 3.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung ca c châ t tan đến sự thay đổi aw của khô cá lóc Các nghiên cứu thăm dò tác động riêng lẻ của từng thành phần chất tan đến sự thay đổi aw của sản phẩm cho thấy, sorbitol có thể hạ thấp aw đến khoảng 0,70 khi sử dụng từ 5 đến 7%, trong khi glycerin có hiệu quả khi sử dụng ở mức 3%. Tuy nhiên, việc sử dụng sorbitol đơn lẻ thường là nguyên nhân làm cho sản phẩm khô cứng trong khi glycerin giúp cải thiện đặc tính cấu trúc của khô nhưng lại là nguyên nhân làm sản phẩm sậm màu nhanh (số liệu không được thể hiện). Điều này đã cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu kết hợp hai thành phần chất tan này trong chế biến khô cá lóc. 95

Bảng 3: Ảnh hưởng của tỷ lệ glycerin và sorbitol bổ sung đến aw, và hiệu suất thu hồi của sản phẩm khô cá lóc sau khi sấy Glycerin (%) Sorbitol (%) aw Thời gian sấy (giờ) Hiệu suất thu hồi (%) Màu sắc (L*) 1 0,70 b ± 0,02 19,17 b ±0,42 25,92 b ±0,54 48,54 f ±0,32 0,5 3 0,70 b ± 0,02 19,08 b ±0,33 26,56 c ±0,38 49,06 f ±0,28 5 0,68 b ± 0,01 18,97 b ±0,19 26,73 c ±0,47 47,46 e ±0,37 7 0,65 a ± 0,02 18,16 a ±0,34 26,72 c ±0,50 47,82 e ±0,33 1 0,70 b ± 0,01 18,15 a ±0,35 26,82 cd ±0,44 48,65 f ±0,38 1,0 3 0,69 b ± 0,02 18,20 a ±0,17 26,51 c ±0,40 48,84 f ±0,43 5 0,68 b ± 0,02 18,16 a ±0,28 27,46 e ±0,51 46,45 d ±0,29 7 0,65 a ± 0,01 18,43 a ±0,22 27,66 e ±0,37 47,51 e ±0,36 1 0,69 b ± 0,01 18,35 a ±0,28 26,62 c ±0,44 48,74 f ±0,35 1,5 3 0,64 a ± 0,02 18,34 a ±0,25 27,46 e ±0,47 48,51 f ±0,52 5 0,64 a ± 0,02 18,41 a ±0,36 27,52 e ±0,32 46,21 d ±0,22 7 0,65 a ± 0,02 18,09 a ±0,21 27,47 e ±0,41 45,60 c ±0,25 1 0,68 b ± 0,01 18,44 a ±0,18 26,58 c ±0,34 44,37 b ±0,34 2,0 3 0,63 a ± 0,02 18,23 a ±0,29 27,62 e ±0,44 44,02 b ±0,36 5 0,65 a ± 0,02 18,35 a ±0,23 27,31 de ±0,34 41,63 a ±0,40 7 0,64 a ± 0,01 18,33 a ±0,37 27,33 de ±0,48 41,59 a ±0,33 Đối chứng (không bổ sung) 0,73 c ± 0,02 19,71 c ±0,28 25,08 a ±0,52 54,66 g ±0,45 (Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa của các nghiệm thức khảo sát theo kiểm định LSD ở mức độ tin cậy 95%) điê u khiê n đô hoat đôṇg cu a nươ c trong ca c thư c phâ m khô (Collignan and Raoult-Wack, 1994; Barat et al., 2002). Khi kết hợp bổ sung 3% sorbitol và 1,5% glycerin cho sản phẩm có chất lượng tốt, đồng đều, màu sắc đẹp đặc trưng cho sản phẩm, đồng thời hiệu suất thu hồi cao (27,46%) hay định mức thu hồi sản phẩm là 3,64±0,07 và giá trị aw hạ thấp xuống 0,64, đồng thời không có khác biệt ở nồng độ sử dụng cao. Sự tác động của tỷ lệ sorbitol và glycerin bổ sung trong quá trình ướp lên giá trị aw và hiệu suất thu hồi sản phẩm được thể hiện ở Bảng 3. Bên cạnh đó, khi bổ sung chất tan ở các nồng độ chất tan với tỷ lệ khác nhau thì cũng sẽ làm giảm thời gian sấy so với mẫu đối chứng và điều này hạn chế các biến đổi hóa lý không mong muốn, giúp duy trì chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy, màu sắc sản phẩm giảm (màu sậm dần, thể hiện ở giá trị độ sáng L* giảm) khi tăng nồng độ chất tan bổ sung. Nghiên cứu của Barrett and Briggs (1998) cũng đã chứng minh được cấu trúc của sản phẩm bò bít-tết có thể được duy trì khi bổ sung glycerol vào trong nguyên liệu với hàm lượng 2% hoặc 4%. Sorbitol vơ i vai tro la đươ ng không co tı nh khư vơ i đô ngoṭ trung bı nh, thươ ng la tha nh phâ n phô biê n đươ c sư duṇg đê 3.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến sự duy trì phẩm chất của khô cá lóc Mặc dù sản phẩm được sấy đến aw giới hạn và độ ẩm an toàn để bảo quản nhưng trong quá trình bảo quản sản phẩm vẫn có khả năng bị thay đổi chất lượng. Ngoài độ ẩm và aw, nhiệt độ bảo quản cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Kết quả thể hiện qua Bảng 4 và Bảng 5. Bảng 4: Chỉ tiêu vi sinh và kim loại trong sản phẩm khô cá lóc ( * ) TT Chỉ tiêu Nhiệt độ thường Nhiệt độ lạnh Lạnh đông 1 Pb (µg/kg) Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện 2 TVKHK (CFU/g) 4,5 x 10 3 4,4 x 10 3 4,7 x 10 3 3 E. coli (cfu/g) < 3 < 3 < 3 4 S. aureus (CFU/g) < 10 < 10 < 10 5 Cl. perfringens (CFU/g) < 10 < 10 < 10 6 Coliform (CFU/g) < 10 < 10 < 10 7 Salmonella (CFU/25g) Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện 8 Parahaemolyticus (CFU/25g) Không phát hiện Không phát hiện Không phát hiện 9 TSBT nấm men- nấm mốc (CFU/g) 9,1 x 10 2 8,5 x 10 2 7,2 x 10 2 (*) Kết quả được gởi phân tích tại Trung tâm Kỹ thuật Thí nghiệm và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Đồng Tháp 96

Bảng 5: Giá trị cảm quan và thành phần hóa học trong sản phẩm khô cá lóc ( * ) TT Chỉ tiêu Nhiệt độ thường Nhiệt độ lạnh Lạnh đông Dạng nguyên con, dẹp, Dạng nguyên con, dẹp, 1 Cảm quan trưng, không có mùi, vị lạ không có mùi, vị lạ chắc, không bủn hay bở; chắc; không bủn bở; màu màu và mùi thơm đặc và mùi thơm đặc trưng, Dạng nguyên con, dẹp, chắc; không bủn, bở; màu và mùi thơm đặc trưng, không có mùi hay vị lạ 2 Độ ẩm (%) 32,45 ±0,15 31,85±0,23 31,34±0,26 3 Protein (%) 45,70 ±1,09 45,68±0,95 45,61±1,15 4 Lipid (%) 4,59 ±0,46 4,57 ±0,57 4,62 ±0,25 5 NaCl (%) 7,73 ±0,37 7,74 ±0,35 7,77 ±0,28 6 Carbohydrate (%) 1,39 ±0,55 1,38 ±0,22 1,37 ±0,25 7 Peroxit (meq/kg) 0,14 ±0,06 0,14 ±0,03 0,15±0,03 8 Thời gian bảo quản 12 tuần 24 tuần 40 tuần (*) Kết quả được gởi phân tích tại Trung tâm Kỹ thuật Thí nghiệm và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Đồng Tháp Kết quả phân tích cho thấy, sản phẩm sau khi bao gói bằng bao bì PA, độ chân không 80% vẫn duy trì chất lượng đến 12 tuần bảo quản ở nhiệt độ thường (28 30ºC), 24 tuần khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh (4 6ºC) và đến 40 tuần khi tồn trữ lạnh đông ở -18 C. Các chỉ tiêu vi sinh cũng như kim loại nặng đều nằm dưới giới hạn cho phép của sản phẩm khô theo tiêu chuẩn sản xuất (Tổng vi khuẩn hiếu khí: Tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 5649: 2006 là 10 6 CFU/g; (3) Tổng số bào tử nấm men nấm mốc: Tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 5649 : 2006 là 10 3 CFU/g). Sản phẩm khô cá lóc có giá trị dinh dưỡng cao, thể hiện ở hàm lượng protein chiếm gần 50% tổng thành phần (45,61 45,7%), lipid thấp (4,57 4,62%) và vị mặn hài hòa (7,73 7,77%). Mẫu dạng nguyên con, dẹp, chắc, không bủn hay bở; màu và mùi thơm đặc trưng, không có mùi, vị lạ. Chỉ số peroxit trong sản phẩm khô cá lóc ở cả phương thức bảo quản đều nằm trong giới hạn cho phép (<10 meq/kg). Mẫu được bảo quản trong bao bì PA, hút chân không 80% sẽ giúp hạn chế sự tiếp xúc với oxy trong không khí nên hạn chế được quá trình oxy hóa chất béo trong khô. 4 KẾT LUẬN Việc sử dụng các biện pháp kết hợp rào cản cùng với việc điều khiển aw có hiệu quả tích cực trong việc kéo kéo dài thời gian bảo quản, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm đảm bảo an toàn về chỉ tiêu vi sinh, kim loại nặng và độ hoạt động của nước giữ ở mức thấp hơn 0,70 sau 3 tháng bảo quản ở nhiệt độ phòng (28 30 C), 6 tháng bảo quản ở nhiệt độ thấp (4 6 C) khi bảo quản bằng bao bì PA, độ chân không 85%. TÀI LIỆU THAM KHẢO Barrett, H.A., and Briggs, J., 1998, Texture and Storage Stability of Processed Beefsticks as Affected by Glycerol and Moisture Levels, Journal of Food Science, 63(1), pp. 84-88 Collignan, A., and Raoult-Wack, A.L., 1994. Dewatering and salting of cod by immersion in concentrated sugar/salt solutions. Lebensmittel Wissenschaft and Technologie, 27(3): 259-264. Iseya, Z., Kubo, T. and Saeki, H., 2000. Effect of sorbitol on moisture transportation and textural change of fish and squid meats during curing and drying processes. Fisheries Sci., 66:1144-1149. Lê Ngọc Tú (Chủ biên), Bùi Đức Hợi, Lưu Duẩn, Ngô Hữu Hợp, Đặng Thị Thu và Nguyễn Trọng Cẩn, 2004. Hóa học thực phẩm. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 292 trang. Nguyễn Trọng Cẩn và Nguyễn Lệ Hà, 2015. Giáo trình Công nghệ chế biến thịt và thủy sản. Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Roy, S and R.C.Anantheswaran, 1995. Sorbitol Increases Shelf Life of Fresh Mushrooms Stored in Conventional Packages. Journal of Food Science, 60 (6): 12-24 Thorarinsdottir, K.A., Arason. S., Bogason, S. G., Kristbergsson, K. 2004. The effects of various salt concentrations during brine curing of cod (Gadus morhua). International Journal of Food Science and Technology. 39 (1): 79-89. Trần Thanh Trúc, Nguyễn Văn Mười, Đỗ Thị Đoan Khánh, 2009. Ảnh hưởng của việc bổ sung sorbitol và ethanol đến sự thay đổi độ hoạt động của nước và chất lượng khô cá sặc rằn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11b: 317-326. Barat, J.M., Rodrı guez-barona, Andre s, A., Fito, P, 2002. Influence of increasing brine concentration in the cod-salting process. Journal of Food Science. 67: 1922-1925. 97