deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Tài liệu tương tự
Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Cúc cu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Niệm Phật Tông Yếu

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

Document

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Thuyết minh về Nguyễn Du

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - ptdn1257.docx

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

bendoiquanhiu_2019JUL20_sat

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

HỒI I:

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

CHƯƠNG 1

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Code: Kinh Văn số 1650

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

No tile

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

1

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

nhungvuVCthamsatdanlanhvotoi_2018APR18_wed

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

VINCENT VAN GOGH

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Truyện Người Lính Nhỏ mà Chính Khí lớn: VŨ TIẾN QUANG Tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ là giáo sư Y Khoa Paris Pháp Quốc. Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái B

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Final Giới bổn Tiếp Hiện tân tu edited in March 2012

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

SỰ SỐNG THẬT

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

nhandangvachanNQ36VC_2019JUL20_sat

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Thuyết minh về truyện Kiều

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Phần 1

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Nhớ đến Bà Ngô Đình Nhu Luật sư Trương Phú Thứ Bà Ngô Đình Nhu Mùa Phục Sinh lại đến. Chúa sống lại trong niềm hoan lạc của con cái Chúa và vì Chúa số

Bản ghi:

Lịch sử Việt Nam Chủ đề: Đệ I VNCH Tác giả: Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Sụp Đổ: Miền Nam Tự Do Sụp Đổ Tứ Bất Tử là lời của cổ nhân đã dạy, từ thuở xa xưa, tất cả nhân loại ở trên mặt địa cầu này ai cũng đều đã biết: con người sinh ra rồi ai cũng phải chết, mỗi cái chết đều khác nhau. Nhưng, cổ nhân đã khẳng định có bốn cái chết để rồi vẫn sống mãi mãi với thời gian, đó là Tứ bất tử, và trong bốn cái chết ấy gồm những bậc có công nghiệp như sau: 1. Có sự nghiệp lớn 2. Có đạo đức lớn 3. Có công ơn lớn ở người đời 4. Có văn chương truyền được lâu dài. Vậy, hôm nay, nhân dịp tưởng niệm lần thứ 46, kể từ ngày 01-11-1963, ngày vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam: Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã Vị Quốc Vong Thân cùng với nhị vị bào đệ là Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Và cứ như theo lời của cổ nhân đã dạy, thì chỉ cần một chữ Có thì đã trở thành Bất Tử rồi. Nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì đã chiếm được đến ba chữ có. Bởi, tất cả các vị anh hùng ở trên thế giới này, họ thường chỉ được từ một đến hai chữ có. Nhưng riêng Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì theo tôi, chỉ trừ chữ có thứ bốn là Có văn chương truyền được lâu dài thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm chưa có tác phẩm văn chương nào để lại cho hậu thế, nhưng Người đã chiếm đến ba chữ Có trong Tứ Bất Tử : Page 1 of 15

Tổng Thống Ngô Đình Diệm: Người đã khai sáng Nền Cộng Hòa Việt Nam (Hình do Bác sĩ Giáp Phúc Đạt cung cấp) 1. Sự nghiệp lớn: Đó là sự nghiệp đã khai sinh ra Thể Chế Cộng Hòa, tức đã khai sinh ra Nước Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời đã xây dựng được một Miền Nam Tự Do và phồn thịnh, mà không phải do được các cường quốc viện trợ tiền rừng bạc biển. 2. Có đạo đức lớn: Người đã nêu cao đạo đức về nhiều phương diện đối với người dân. Cả cuộc đời Người không màng đến cao lương mỹ vị, không chăn ấm nệm êm, Người đã quên mình để chỉ ưu tư cho Tổ Quốc và Dân Tộc. Vậy chúng ta hãy nghe những lời của Thiếu tá, sau là Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, tác giả cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngày 1-11-1963, Ông là Tham Mưu Phó, Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, đã đề nghị Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho sử dụng Thiết giáp và Bộ binh đánh thẳng vào Bộ Tham mưu, sào huyệt của phe cách mạng, bắt sống toán đảo chính. Tổng Thống nghe nhưng không có ý kiến gì. Khi được tin Đính đã thực sự theo phe đảo chính, Tổng Thống Ngô Đình Diệm than với Đại úy Bằng, Sĩ quan Cận vệ, là Cháy nhà mới ra mặt chuột. Và Khi lục soát tử thi, người ta tìm thấy trong tử thi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nửa bao thuốc lá Bastos xanh và một chuỗi Tràng Hạt!!! Lúc gần sáng Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã ra lệnh buông súng, vì không muốn binh sĩ đổ máu vì Ông, tôi thấy rã rời, thất vọng. Nhưng vẫn còn chút hy vọng mong manh, là Page 2 of 15

Ông sẽ được đối xử tử tế bởi các tướng lãnh làm đảo chính, vì hầu hết những người này đều do Ông gắn sao cho họ. Chẳng bao lâu, được tin Ông chết. Nghĩ mà thương cho Ông, vì sợ anh em vì bảo vệ cho Ông mà đổ máu, sợ anh em giao tranh với nhau mất tiềm lực chống cộng, mà Ông bị làm nhục, phải chết trong tay những kẻ vũ phu, trong một xe thiết giáp. Trên đây, là những dòng của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ đã viết trong cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nơi trang số 169, thì chắc hẳn mọi người đều đã thấy được: cho đến giờ phút cuối của cuộc đời, giữa lúc tử-sinh, mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn không muốn có một người chiến sĩ nào phải đổ máu để bảo vệ cho mình. Ôi! một tấm lòng cao cả: ngất ngưỡng như ngọn Hy Mã Lạp Sơn, và mênh mông như Ngũ Đại Dương góp lại. Tôi cũng xin nói thêm là tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà tôi đã đưa lên trên của bài viết này là tấm hình của bìa cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, theo Đại tá, thì Ông viết cuốn sách này, mục đích là để tặng cho những người còn giữ được lòng trung thành với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chứ không có mục đích thương mại. Trước đây, lúc Ông còn khỏe Ông vẫn thường xuyên viết trên Văn Nghệ Tiền Phong, Ông đã ký tên: Nhật Lệ Nguyễn Hữu Duệ. Và Ông đã từ Hoa Kỳ gửi sang Pháp quốc, với những dòng chữ mà chính tay Ông đã viết tặng tôi vào ngày 24-11-2003. Phía sau bìa sách, Ông có chú thích tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là của Bác sĩ Giáp Phúc Đạt cho Ông được xử dụng. Hôm nay, tôi đưa tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên trên bài viết này cũng cùng như ý Nguyện của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ và của Bác sĩ Giáp Phúc Đạt, nghĩa là để cho các vị: những người còn giữ được nguyên vẹn một tấm lòng trung nghĩa với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để các vị được thấy lại hình ảnh của Vị Anh Hùng của Dân Tộc. Vậy, tôi rất mong quý vị trên các diễn đàn chớ lấy tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cho những mục đích khác. Đặc biệt, đối với những kẻ đã từng hạ bút viết những lời lẽ xúc phạm đến thanh danh của Tổng Thống, thì tuyệt đối không được lấy tấm hình của Tổng Thống, bởi những bàn tay đó, đã vô cùng bẩn thỉu khi dám viết lên những lời lẽ xuyên tạc, đầy ác ý, để bôi nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và cả dòng họ Ngô Đình. Và bây giờ tôi phải trở lại với chữ Có thứ 3 của Tứ Bất Tử : Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có công ơn lớn với tất cả mọi người dân miền Nam: Kể từ sau ngày 20-7-1954: Đó là: Công Cuộc Xây Dựng Tự Do - Thanh Bình - Phồn Thịnh Tại Miền Nam. Chúng ta là những người dân của miền Nam, có lẽ nào lại quên rằng: Vào những năm từ 1954, đến đầu thập niên 1960. Dưới ánh sáng mới của Chính Thể Cộng Hòa. Dưới sự Page 3 of 15

lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Là những người Việt Nam đã từng sống vào thời kỳ ấy. Tất cả đều đã thấy được một Miền Nam Thanh Bình-Tự Do-no ấm thực sự. Ngày ấy, nếu những ai đã từng sống với những cảnh đêm về, dưới ánh trăng lành, trên khắp nẻo đường quê, bên những lũy tre làng rộn rã những bước chân của lớp người trai trẻ, với hình ảnh hiền hòa, chân phác. Họ đã đến với nhau trong những lần sinh hoạt của thanh niên, cùng nhau hòa lời ca với tiếng đàn Mandoline, với những bài hát ca ngợi quê hương dưới cảnh thanh bình. Bởi vậy, tôi vẫn nhớ dù không đầy đủ những bài ca, có bài tôi chỉ còn nhớ một đôi câu, hoặc một vài điệp khúc như sau: Đây phương Nam, đây ruộng Cà Mau no lành. Có tiếng hát êm đềm trong suốt đêm thanh. Quê hương anh lúa ngập khắp bờ ruộng xanh. Lúa về báo nhiều tin lành, từ khắp đồng quê cùng kinh thành... Đây phương Nam, đây tình Cần Thơ êm đềm. Có lúa tốt quanh vùng nuôi sức dân thêm. Quê hương em bóng dừa ấp ủ dịu êm. Những chiều trăng rọi bên thềm, vọng tiếng khoan hò về êm đềm... Ai vô Nam, ngơ ngẩn vì muôn câu hò. Những tiếng đó khơi lòng vui sống ấm no. Trăng phương Nam sáng tỏa khắp bờ Cửu Long. Nước chảy con thuyền xuôi dòng, vọng tiếng khoan hò làm ấm lòng.... Trên đây là những lời quê mà tôi muốn ghi lại, để các vị cao niên đã từng sống, từng chứng kiến những cảnh thanh bình nơi cố lý, của một thời đã mất, và sẽ không bao giờ còn tìm gặp lại, dù chỉ một lần nào nữa!!! Và đó, là Có công ơn lớn ở người đời ; bởi Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Người đã tận hiến cả cuộc đời từ thuở còn trai trẻ, cho đến giờ phút cuối cùng đã Vị Quốc Vong Thân. Nhưng rồi những cảnh thanh bình ấy, đã bị bức tử khi cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời. Mà ác hại thay, những người công khai lãnh đạo cái mặt trận này lại là những trí thức đã được ăn cơm Quốc Gia nhưng lại thờ ma cộng sản, và những nhà tu hành của Phật giáo Ấn Quang. Những nhà sư đó sau ngày 30-4-1975, họ là Hòa Thượng - Thượng tọa đã được cộng sản Hà Nội trao gắn đầy những tấm Huân chương, Huy chương, là những bằng chứng về những hành vi và cũng là tội ác đã từng làm giặc, mà sư sãi Ấn Quang không có cách nào chạy chối cho được. Chính những kẻ tu hành bất nhân, thất đức như Thích Đôn Hậu Thích Trí Quang Thích Đức Nhuận - Thích Huyền Quang Thích Quảng Độ, v.v. và những tên đâm thuê, giết mướn như: Dương Văn Minh Nguyễn Khánh - Trần Thiện Khiêm - Đỗ Mậu - Nguyễn Chánh Thi Trần văn Đôn - Dương Hiếu Nghĩa, v.v. chúng đã nhúng tay vào Page 4 of 15

máu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chính những kẻ này, đã làm cho Miền Nam Tự Do phải sụp đổ, khiến cho hàng triệu Quân-Dân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa phải chịu cảnh đọa đày trong các Trại tù cải tạo, với những cực hình dã man, tàn bạo nhất, có người đã chết ở bên bờ kẽm gai oan nghiệt của nhà tù. Và đã không biết bao nhiêu người đã chết nơi rừng thiêng, nước độc ở các vùng kinh tế mới ; và đau thương nhất là những em bé gái đã chết dưới những bàn tay của những tên hải tặc, đã làm mồi cho cá, cho thú rừng, hay đã vùi thây trên ngàn dưới biển trên đường chạy trốn ngục tù cộng sản!!! Ngoài những thảm cảnh đó. Chính những kẻ này đã đẩy lớp trẻ vào bước đường cùng, thương luân, bại lý!!! Riêng Đỗ Mậu, vốn là một tên gian manh, phản phúc, nên chẳng những đã nhúng tay vào máu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà sau đó, hắn còn bắt giam rất nhiều vị, chỉ vì không ủng hộ đảo chính, trong đó có Đại tá Nguyễn Hữu Duệ. Song cũng chưa thỏa mãn, mà cho đến mãi sau này, khi đã chạy sang nước Mỹ, Đỗ Mậu cũng đã gian manh khi đã vẽ vời ra những câu chuyện láo khoét, rồi hắn đã nhờ đến mấy tên tay sai của Việt cộng, đã viết cho hắn cái cuốn: Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi; mà nội dung, thì ngoài những lời kể của hắn, lại được mấy tên lưu manh này dàn dựng thêm vô số những chuyện trên trời, dưới đất, mục đích để bôi nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cả dòng họ Ngô Đình, và tên khố xanh Đỗ Mậu, hắn cũng đã về Việt Nam để công khai tái bản cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi và hắn đã chết sau những tháng ngày ngồi trên chiếc xe lăn tại quê hương của hắn. Nhưng có một điều là bọn này không biết rằng: Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ nhiệm Bán Nguyệt San Văn Nghệ Tiền Phong, một tờ báo sống thọ nhất, kể từ lúc mới ra đời từ năm 1956, ông đã tìm hiểu, và đã biết được những tên đã núp ở phía trong cái quần của tên lính khố xanh Đỗ Mậu, để hoàn thành cái cuốn sách rác rưởi đó. Do đó, mà ông Nguyễn Thanh Hoàng đã cho mấy tên này ra rìa khỏi tờ Văn Nghệ Tiền Phong. Song nói đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà không nói đến Ông Ngô Đình Luyện là một điều vô cùng thiếu sót; bởi ông Ngô Đình Luyện cũng là một người đã hết lòng phụng sự cho Quốc Gia và Dân Tộc. Song cả một đời của ông Ngô Đình Luyện cũng không hề được hưởng sự giàu sang phú quý, như những lời của những kẻ bất lương xuyên tạc. Vậy, một lần nữa, tôi xin trích một đoạn ngắn những lời kể của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ trong thời gian gặp gỡ ông Ngô Đình Luyện tại Mỹ như sau: Trên máy bay, khi từ toilets ra, dây lưng bị đứt, khiến quần ông muốn tụt ra, vì ông mặc đồ cũ từ ngày xưa, nay ông ốm hơn nhiều. Tôi phải tháo dây lưng của tôi cho ông dùng. Tôi cảm thấy thương ông, vì ông nói rằng cả chục năm nay, ông chưa mua quần áo mới và thay dây lưng. Page 5 of 15

Ông nắm tay tôi và chảy nước mắt, làm tôi cảm động. Khi về Pháp, ông viết cho tôi một lá thư khá dài để cám ơn, nhắc lại cái dây lưng, và nói sẽ giữ suốt đời để làm kỷ niệm. Ôi! Suốt cả cuộc đời của các Huynh Đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã sống trong thanh khiết, chỉ biết đặt Tổ Quốc và Dân Tộc lên trên hết. Còn gì đáng kính phục, đáng thương hơn, đau lòng hơn, khi một vị Tổng Thống sau khi bị bọn đâm thuê, chém mướn giết chết, khi lục lọi cả tử thi của Người mà chỉ tìm được vỏn vẹn chỉ nữa gói thuốc Bastos xanh và một chuỗi Tràng Hạt còn vương đọng những giọt máu thiêng của vị Anh Hùng của Dân Tộc: Chí Sĩ Ngô Đình Diệm!!! Ôi! Không có một ngôn từ nào của nhân loại để có thể diễn đạt cho vừa những trang sử đầy đau thương và đẫm máu này???!!! Riêng tôi, khi viết lên những dòng này, tôi đã phải bao lần bị đứt quãng, vì không cầm được nước mắt, và mỗi lần như thế, những dòng nước mắt của tôi đã rơi xuống trên chiếc bàn phím này. Đây không phải là lần đầu tiên, mà mỗi lần nhìn tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là nước mắt của tôi lại cứ ứa ra, những giọt nước mắt của một con dân Việt đã khóc cho Người, khóc cho một Nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị sụp đổ, song không phải sụp đổ vào ngày 30-4-1975, mà nó thực sự bắt đầu sụp đổ vào ngày 1-11- 1963. Nhưng có một điều mà trước đây, ít ai nghĩ đến, là ngày đó Tổng Tổng Ngô Đình Diệm đã bị giết chết. Nhưng, Vị Tổng Thống đã Hồi Sinh ngay sau đó, và đã trở thành Bậc Anh Hùng Bất Tử. Nhân-Quả Viết đến đây, tôi muốn nói đến những kẻ đã từng tham dự vào vũng máu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị bào đệ. Những kẻ đó, có người đã chết. Nhưng trước khi chết, họ đã sống trong những tháng ngày đau khổ từ thân xác đến tinh thần, bởi bị chính lương tâm của họ kết tội. Có kẻ hàng ngày đau đớn ngồi trên chiếc xe lăn. Cũng có người đã bị chính vợ và con của họ đày đọa. Có kẻ trước khi chết đã bị chính con trai ruột của mình đã đuổi ra khỏi nhà giữa đêm đông giá buốt của Trời Âu. Và đó, là cái Quả mà họ đã phải gặt từ cái Nhân mà họ đã từng gieo trước đó. Riêng những kẻ đã từng núp trong cái khố xanh của Đỗ Mậu hiện vẫn còn sống, nhưng tôi tin rồi sẽ có một ngày chúng cũng sẽ ngồi trên chiếc xe lăn trước khi gục chết như tên Đỗ Mậu. Ngoài ra, một số tên vẫn còn sống trong những thứ hư danh, những kẻ đó, có lẽ nào trong suốt bao nhiêu năm qua, mà không một lần nửa đêm tỉnh giấc, vì hình ảnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cùng nhị vị bào đệ là ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và ông Ngô Page 6 of 15

Đình Cẩn, với thân xác nhuộm đầy máu. Hoặc hình ảnh của một vị Tổng Thống với ánh mắt nhân từ, đã từng thân ái cài lên ngực áo của họ những chiếc lon từ cấp Úy, Tá, Tướng, để từ đó họ bước lên đài danh vọng. Và để rồi sau đó, họ đã lấy oán trả ân, bằng dã tâm thua cả loài lang sói. Chúng đã giết chết chính người đã thi ân cho chúng, chúng đã mất cả lương tri, thua cả một con chó, vì loài chó dù cho có đói đến đâu, nó cũng đành chịu chết, chứ chúng không bao giờ ăn thịt của đồng loại (chó). Chúng cũng không bao giờ cắn chủ, kể cả người đã cho nó ăn, dù chỉ một lần. Đến đây, tôi muốn nói tới Tướng Nguyễn Khánh. Bởi ông ta cũng là một kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất lương. Nguyễn Khánh đã vô cùng tàn ác, khi xuống tay giết chết một người vô tội là ông Ngô Đình Cẩn là bào đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nên biết, những người dân chân thực tại miền Trung, họ đều biết về ông Ngô Đình Cẩn là một người Đại Hiếu- Tận Trung và Nhân Từ, không như những kẻ đâm thuê, giết mướn với lòng dạ bạc ác, bất nhân đã cố tình tuyên truyền, xuyên tạc với những chuyện động Trời như: Ông Cẩn giết các nhà sư rồi chôn dưới gốc cây cam, mỗi gốc cây cam trong vườn của ông Cẩn là một xác nhà sư. Và cũng nên biết, trước khi ông Ngô Đình Cẩn bị xử bắn, thì một Ủy Ban Điều Tra Tội Ác Gia Đình Nhà Ngô đã được thành lập, và ủy ban này đã đến tận nơi, đã đào tận gốc rễ của từng gốc cây cam. Lúc ấy, mọi chuyện đều đã sáng tỏ, là không hề có một xác người hay vật gì dưới những gốc cây cam. Sau đó, mặc dù Ủy Ban Điều Tra Tội Ác Gia Đình Nhà Ngô đã lập biên bản với nhiều chữ ký của các vị trong Ủy Ban này, và đem trình lên các cơ quan hữu trách. Nhưng tướng Nguyễn Khánh đã không thèm ngó tới, không cần đến sự thật, mà đã cương quyết phải giết chết ông Ngô Đình Cẩn cho bằng được. Nguyễn Khánh thật vô cùng tàn ác, khi xuống tay để giết chết ông Ngô Đình Cẩn trong lúc ông đang bệnh nặng, nằm liệt giường tại khám Chí Hòa, vì thương Mẹ già, vì đau xót về cái chết thảm của nhị vị bào huynh. Nguyễn Khánh nên nhớ, khi ông ta giết ông Ngô Đình Cẩn, là ông đã giết cùng lúc thêm hai mạng người nữa, vì ngay sau đó, Cụ Bà Thân Mẫu của ba vị đã vì quá đau đớn, nên cũng đã chết theo ba người con. Ôi! ai đã từng Tre già khóc măng thì mới thấu được nỗi đau đớn của Mẫu Thân của Tổng Thống Ngô Đình Diệm!!! Và cũng trong cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, ông đã viết về ông Ngô Đình Cẩn nơi trang số 118-119, như sau: Ông Khánh lãnh đạo Quốc Gia, mà hành động như một thằng hề, trái hẳn với Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Khánh rất sợ báo chí, sinh viên, nhất là các thượng tọa, như sợ cha đẻ vậy. Tôi bất bình nhất là ngày ông chỉnh lý ông chê ông Minh đã giết anh em ông Diệm một cách dã man rồi ông kể lể làm như thương và phục Tổng Thống Ngô Đình Diệm lắm, để lấy lòng anh em chế độ cũ. Nhưng khi ra Huế gặp thượng tọa Trí Page 7 of 15

Quang là sợ ngay, là ký giấy hành quyết ông Cẩn là người độc nhất còn ở Việt Nam. Vả lại ông Cẩn đang bệnh tật nặng ở khám Chí Hòa, và chả có tội gì rõ ràng để bị xử bắn. Sau này anh Tuyên là em của Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, là cháu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm kể với tôi rằng: ông Khánh cho người liên lạc với gia đình đòi một số tiền để giữ mạng sống cho ông Cẩn, số tiền là tám mươi triệu. Nếu đủ sức thì cả dòng họ sẽ đóng góp để lo, nhưng nhiều quá thì chạy đâu ra. (Anh Tuyên hiện đang ở Hoa Kỳ). Tôi thấy gian hùng như Tào Tháo mà mọi người vẫn gán cho ông là quá đúng. Thực ra, ngoài chuyện Nguyễn Khánh đã đòi tiền chuộc mạng, ông Ngô Đình Cẩn cũng đã chết vì đặt lòng tin vào những tên thầy chùa của Phật giáo Ấn Quang như: Thích Trí Quang - Thích Đôn Hậu, v.v. Nên biết, vào thời đó, ông Ngô Đình Cẩn đã nuôi các sư sãi Ấn Quang trong nhiều chùa tại miền Trung, đặc biệt là các chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Từ Hiếu, v.v. tại Huế, chính ông Ngô Đình Cẩn đã từng lo hết sức chu đáo cho mấy chùa này từ gạo, tương, v.v. và cung cấp cả tiền bạc, phương tiện di chuyển. Ông đã xem Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu là thượng khách. Nhưng rồi ông Ngô Đình Cẩn đã chết về tay của chính Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu. Và tướng Khánh đã giết ông Ngô Đình Cẩn, còn vì lời giao ước với Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu. Nhưng Nguyễn Khánh còn một hành vi tàn ác nữa, là đã xử bắn ông Phan Quang Đông, là người chịu trách nhiệm lo cho những vị mà do ông Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn đã đưa họ trở về miền Bắc ngay khi họ vừa vào Nam, hoặc sau đó. Nên nhớ, khi giết chết ông Phan Quang Đông là Nguyễn Khánh đã chặt tay, chặt chân, cắt đứt con đường về của các chiến sĩ đã được đưa ra miền Bắc để sống trong lòng địch. Và bởi không có đường về, nên họ đã phải tự tìm cách để sống còn trong mỏi mòn chờ đợi, cho đến ngày 30-4-1975, thì họ đã hoàn toàn tuyệt vọng. Vì thế, nên có người đã phải chết trong uất hận khôn nguôi!!! Song rồi cuối cùng Nguyễn Khánh cũng đã biết, đã thấy rõ là Phật giáo Ấn Quang không bao giờ giữ lời giao ước với bất cứ một ai, kể cả tôn giáo, đảng phái hay người của một cường quốc. Bởi, Ấn Quang chỉ lợi dụng tất cả những chính khách hoặc cá nhân cũng như đoàn thể, kể cả ngoại nhân. Đồng thời cũng lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt, để tóm thâu Sơn Hà Xã Tắc vào trong lòng bàn tay độc nhất, và chỉ riêng là của Ấn Quang mà thôi. Với cuồng vọng ấy, Ấn Quang đã, đang và sẽ không từ bất cứ một thủ đoạn nào, kể cả giết hại người thân yêu, cốt nhục. Vì Phật giáo Ấn Quang đã học tập, đã thấm nhuần và đã quyết tâm lấy Cứu cánh để biện minh cho phương tiện. Page 8 of 15

Nhưng, như lời Đức Phật đã dạy về luật Nhân-Quả. Vì thế, tất cả những kẻ đã gieo những Nhân nào, thì tất nhiên phải có một ngày sẽ phải gặt lấy cái kết Quả ấy. Riêng về việc Vinh Danh, Tổ chức Lễ giỗ, tạc tượng, lập đền thờ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì bất cứ ai muốn núp dưới ánh hào quang của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì muốn nói, muốn viết và muốn làm gì cũng được, vì chẳng có ai cấm. Nhưng, tất cả phải nên nhớ cho rằng: Những lời nói, những bài viết mà những kẻ đó đã viết ra bằng giấy trắng mực đen, tất cả vẫn còn lưu giữ trên sách, báo, trên mạng lưới toàn cầu, chúng sẽ không bao giờ bôi xóa cho hết được. Đừng có mơ rằng sẽ lừa bịp được thiên hạ. Và nhân đây, tôi muốn nói với những kẻ ấy rằng: Tại sao ông Ngô Đình Quỳnh, thứ nam của ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, năm nay đã gần sáu mươi tuổi, mà vẫn sống độc thân, không lấy vợ, ông có học vị Tiến sĩ Kinh tế, đang làm đại diện cho nhiều công ty của nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, ông không thiếu tiền bạc, song ông không bỏ tiền ra để xây mộ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn, mà tất cả tiền lương của ông, ông chỉ dành chút đỉnh để sống, còn tất cả Ông đã đem dâng hiến cho các cơ sở từ thiện??? Nên biết, ba ngôi mộ của ba vị tại Lái thiêu, Việt Nam, chỉ khắc mỗi ngôi mộ với chữ Huynh và Đệ, là không phải do các con, các cháu của ba vị, hay của các vị trong dòng họ Ngô Đình đã bỏ công, bỏ của ra để xây ba ngôi mộ đó. Ôi! ba ngôi mộ không khắc ghi tên tuổi, chỉ vỏn vẹn có chữ Huynh và Đệ, song hiện nay, tại Việt Nam, cứ mỗi ngày sự linh thiêng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm càng vang vọng, và mỗi ngày càng tăng thêm con số của những người dân từ khắp nơi đã đổ về Lái Thiêu, để tìm đến ba ngôi mộ, để cầu xin những điều mà chính con người và khoa học không thể làm nổi, nhưng chỉ cần đến thắp một nén hương cắm lên ba ngôi mộ, với những lời cầu xin chân thành, thì Anh Hồn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm sẽ cho họ được toại nguyện. Mọi người cũng cần phải biết rằng: Việc tạc tượng hay lập đền thờ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của một tổ chức hay của một nhóm người. Mà việc đó phải do một chính phủ, một chính phủ phải do mọi người dân bầu ra, rồi chính phủ ấy bắt buộc phải trả lại công đạo cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị Bào đệ là ông cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn, và sẽ được quyết định bởi Quốc Hội của một Thể Chế. Và sau khi đã được sự đồng thuận, Quốc Hội sẽ công bố một định luật, thì ngay trên đất nước Việt Nam sẽ có những Đại Lộ Ngô Đình Diệm Đại Lộ Ngô Đình Nhu Đại lộ Ngô Đình Cẩn, đồng thời sẽ có những Đền Thờ Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị Bào đệ, và một trang sử mới cũng sẽ được khắc ghi thêm tên tuổi của ba vị anh hùng đã Page 9 of 15

cương quyết để bảo vệ Tổng Thống, mà chính bọn Hội Đồng Gian Nhân Phản Loạn đã biết chắc chắn, là phải bước qua xác chết của cả ba người thì mới giết được vị Tổng Thống. Chính vì thế, mà bọn chúng đã giết cả ba vị, đó là: Đại tá Hồ Tấn Quyền, Đại tá Lê Quang Tung cùng người em ruột là Thiếu tá Lê Quang Triệu. Và rồi những Bảo Tàng Thư và những con đường sẽ được mang tên của nhiều vị Anh Hùng của Dân Tộc đã Vị Quốc Vong Thân. Những kẻ bán buôn chính trị hãy nhớ cho thật kỹ những điều đó. Tạm thay lời kết: Như Nhân loại đã từng chứng kiến, kể từ thời Sáng Thế, từ Đông sang Tây. Lịch sử đã chứng minh, hễ cái gì nó đã trở thành chân lý, thì con người có dùng mọi thủ đoạn gian manh đến đâu, cũng không bao giờ thay đổi chân lý đó cho được. Bởi vậy, mà cho dù bao nhiêu năm qua, đã có rất nhiều kẻ manh tâm đã từng dùng những ngụy bút, ngụy sách, ngụy báo, để cố tình bịa đặt, xuyên tạc, để bôi nhọ, mục đích là để hạ thấp uy danh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để mong làm tróc thủy* phần nào của một tấm gương, nhưng dù cho đến ngày tận thế, thì bọn chúng cũng đừng hòng được toại ý, vì tấm gương ấy quá toàn bích. Chính vì thế, mà tôi đoan chắc rằng: Không phải riêng đối với những tên gian manh kia, mà cả trên quả địa cầu này, cũng không một ai có thể làm nổi chuyện đó, bởi lịch sử vốn công bằng, bởi Tổng Thống Ngô Đình Diệm Người đã có Công Nghiệp Vĩ Đại là đã khai sinh ra nước Việt Nam Cộng Hòa. Đã một thời xây dựng được một Miền Nam Tự Do Thanh Bình thực sự. Và với Tài-Đức, Liêm-Khiết, Nhân-Từ: Người đã tận hiến cả đời mình cho Quốc Gia và Dân Tộc, với chân lý đó, thì: Đời Đời hình ảnh của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm: Bậc Anh Hùng đã Vị quốc Vong Thân vẫn mãi mãi uy-nghi, ngời sáng và Bất-Tử trong tâm trí của tất cả những người Việt Nam yêu nước chân chính. Viết nhân Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm: 1/11/2009 Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Phụ Lục Page 10 of 15

Page 11 of 15

Người thứ 2: Nguyễn Khánh Page 12 of 15

Đỗ Mậu Đỗ Mậu là phản tướng Ông ta tự cho mình là: Sinh vi tướng, Tử vi thần (sống thì làm tướng, còn khi chết thì làm thần). Nhưng theo ký giả Lê Triết (báo Văn Nghệ Tiền Phong) thì Đỗ Mậu là Sinh vi tướng cướp, tử vi thần trùng Vì bất mãn, không được TT Diệm cho lên tướng, mà Đại tá Đỗ Mậu tham gia đảo chánh! Rồi lại viết lách biện minh cho hàng động gian trá của mình. Đỗ Mậu là một kẻ luồn cúi, phản phúc, hèn hạ, và vô cùng háo danh. Cuối đời, Đỗ Mậu đã về Việt Nam và được Việt cộng cho lên đài phát thanh của nhà nước vgcs để ca tụng công đức của tên giặc già Hồ Chí Minh đối với dân tộc, nhắc lại công lao của CSVN đối với đất nước, và kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc. Cựu thiếu tướng Đỗ Mậu, sinh quán Quảng Bình, đi lính Pháp từ đầu thập niên 40, và đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội và chính quyền miền Nam. Thời chiến tranh Việt Pháp, ông Đỗ Mậu từng là tham mưu trưởng Liên Đoàn Chiến Thuật Lưu Động ở miền Bắc, Tư Lệnh Phó Phân Khu Duyên Hải, có lúc là Tùy Viên Quân Sự Việt Nam tại Pháp. Page 13 of 15

Thời Việt Nam Cộng Hòa, ông Đỗ Mậu cũng là nhân vật then chốt trong hai cuộc đảo chính. Năm 1963, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, với cấp bậc Đại tá, ông Đỗ Mậu được chế độ của Tổng Thống Diệm cử làm giám đốc Nha An Ninh Quân đội. Chính với quyền hành của ngành an ninh, ông đã liên lạc thuyết phục vị tướng thân cận nhất của anh em Tổng Thống Diệm là trung tướng Tôn Thất Đính, tư lệnh Quân đoàn 3 kiêm tổng trấn đô thành Sài Gòn, tham gia đảo chính ngày 1 tháng 11/1963 do tướng Dương Văn Minh cầm đầu, lật đổ nhà Ngô. Ngay sau cuộc đảo chánh thành công, ông Đỗ Mậu được thăng thiếu tướng ngày 2 tháng 11/1963 và được bầu vào Hội đồng Quân nhân Cách mạng với chức vụ ủy viên. Đầu tháng 1/1964, được cử làm tổng trưởng bộ Thông tin của nội các cải tổ do ông Nguyễn Ngọc Thơ làm thủ tướng. Ba tháng sau, ngày 30 tháng 1/1964, tướng Đỗ Mậu xuất hiện cạnh trung tướng Nguyễn Khánh, loan báo cuộc chỉnh lý, bắt giam các tướng lãnh Đôn-Kim-Xuân-Đính. Sau đó, ông Đỗ Mậu tham gia Hội đồng Quân đội Cách Mạng và là một trong 3 phó chủ tịch, từng giữ chức vụ Phó thủ tướng đặc trách Văn hóa-xã hội từ tháng 2 đến tháng 8/1964, trong nội các do trung tướng Nguyễn Khánh làm thủ tướng. Tháng 12/1964, ông Đỗ Mậu bị tướng Khánh đưa đi biệt giam tại Pleiku hơn một tháng và từ năm 1965, ông bị buộc giải ngũ. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1975, ông Đỗ Mậu là tác giả tập hồi ký bán chạy nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất, do việc ông kết án chế độ Ngô Đình Diệm. Tác phẩm: Việt nam máu lửa quê hương tôi Bản in ở Việt Nam có tựa đề Tâm sự tướng lưu vong Page 14 of 15

Vũ Văn Mẫu (trái) viếng thăm Hoành Linh Đỗ Mậu (phải) tại Văn Phòng Phó Thủ Tướng Nguồn: Internet E-mail by ddcb chuyển Đăng ngày Thứ Tư, November 1, 2017 Ban Kỹ Thuật Khóa 10A-72/SQTB/ĐĐ, ĐĐ11/TĐ1ND, QLVNCH Page 15 of 15