Về Việc Cho Con Bú Mẹ Và Tìm Hiểu Hành Vi Của Trẻ Thơ Tài Liệu này được soạn thảo chu đáo để giúp cho quí vị cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi trở

Tài liệu tương tự
Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ khi Con của Bạn có Các Nhu Cầu Đặc Biệt Việc sinh ra đứa con có các nhu cầu đặc biệt có thể mang lại nhiều cảm xúc khác nhau niềm

Phần 1

Document

Thien yen lang.doc

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

CHƯƠNG 1

Microsoft Word - chantinh09.doc

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 17 : Chương 17


Cúc cu

No tile

No tile

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phần 1

Phần 1

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Phần 1

Document

Document

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

No tile

Microsoft Word - tinhyeuemchon01.doc

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

Cúc cu

Phần 1

Phần 1

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Document

Phần 1

Document

Microsoft Word - suongdem05.doc

CHƯƠNG 1

Phần 1

No tile

CHƯƠNG 2


Kịch bản 7 NHỮNG MIỀN THUNG LŨNG ALPES (Nội dung: lịch sử Hội-thánh) (Thời lượng: 30 phút) (Không gian: nước Thụy-Sĩ vào thời Trung cổ) (Các vai diễn:

Phần 1

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Những Điều Cần Biết Sau Khi Sinh (Nếu quý vị sinh thường)

HỒI I:

Gian

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Document

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

No tile

mộng ngọc 2

Hãy kể một kỷ niệm đáng nhơ về con vật nuôi mà em yêu thích

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

CHƯƠNG 1

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

MÁMA VÍ aneb INFORMOVANÁ MATKA Các bà mẹ thân mến! Chúng tôi nồng nhiệt chào đón các bạn tại phòng trẻ sơ sinh và chúc mừng các bạn mới sinh con! Chún

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

Phần 1

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

Document

mộng ngọc 2

Phần 1

Phần 1

Gia Sư Tài Năng Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

36

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

CHƯƠNG 1

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Document

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

FISC K5 Chính sách của vùng ven biển Ostrobotnia về chăm sóc sức khỏe và xã hội FISC K5 NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM Vietnamesiska Tiếng Việt 1

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

ReW-VGD43

Phần 1

No tile

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Tả người thân trong gia đình của em

Cúc cu

VINCENT VAN GOGH

Phần 1

Document

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

No tile

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

No tile


No tile

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

CHƯƠNG I

Tải truyện Chào Buổi Sáng, Tổng Thống Đại Nhân! | Chương 96 : Chương 78: Chăm sóc thân thể thật tốt

No tile

Bản ghi:

Về Việc Cho Con Bú Mẹ Và Tìm Hiểu Hành Vi Của Trẻ Thơ Tài Liệu này được soạn thảo chu đáo để giúp cho quí vị cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi trở thành mẹ. Là người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tôi ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ là một cách nuôi con tốt nhất. Khi quí vị trải qua thời kỳ mang thai, các bác sĩ, y tá và trợ lý y tế của chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để giúp quí vị có thể biết được những ngày đầu của bé thông thường như thế nào. Nếu quí vị có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào xin vui lòng cho chúng tôi biết. Tài liệu hướng dẫn này được phát hành với sự hợp tác của Southern Inland Counties Regional Perinatal Program/PAC/LAC và Chương trình WIC của Riverside County. Nguyên gốc thiết kế đồ họa bởi Loma Linda University Children's Hospital.

Hãy tìm đọc những tin tức quan trọng từ người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quí vị trong những vòng tròn như thế này. Tất cả các tổ chức y tế lớn đều khuyến khích các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu và tiếp tục cho con bú sữa mẹ cộng thêm các loại thực phẩm thích hợp cho đến khi cháu bé ít nhất được một tuổi. Hầu như tất cả các bà mẹ đều có thể cho con bú với sự tư vấn, giáo dục, và hỗ trợ kiến thức thích hợp. 2

Trong Thời Gian Đang Mang Thai: Quí vị nên học hỏi về cách cho con bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Đọc những quyển sách nhỏ và xem những băng hình DVD gởi đến cho quí vị từ chương trình WIC. Tham dự những lớp học tiền sản và cách cho con bú sữa mẹ tại bệnh viện hoặc tại chương trình WIC gần nơi quí vị ở. Tìm hiểu về các nhóm bà mẹ thường gặp gỡ trong khu quí vị ở để hỗ trợ lẫn nhau. Lên kế hoạch cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ: Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ có nghĩa là con của quí vị chỉ bú sữa mẹ duy nhất và không ăn bất cứ thức ăn nào khác. Trong vòng 4-6 tuần đầu tiên sau khi bé sanh, cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là một điều vô cùng quan trọng để giúp cho cơ thể quí vị làm ra được nhiều sữa hơn. Thành lập một hệ thống hỗ trợ. Gia đình: Chia sẻ những gì quí vị học được về cách nuôi con bằng sữa mẹ với những người sẽ giúp đỡ quí vị sau khi bé sanh Tìm gặp các cố vấn đồng lứa của chương trình WIC: Cố vấn đồng lứa là những bà mẹ ở trong chương trình WIC đã từng cho con bú và đã được đào tạo để giúp các bà mẹ khác. Nếu quí vị có nhân viên này, xin gọi cô ấy ngay sau khi em bé sanh để được giúp đỡ. Dịch Vụ WIC Cung Cấp cho Gia Đình: - Phiếu thực phẩm mua thức ăn miễn phí - Giáo dục và hỗ trợ việc cho con bú mẹ - Giáo dục về dinh dưỡng và sức khỏe Để biết thêm chi tiết, xin gọi số 1-888-WICWORKS, vào trang mạng wicworks.ca.gov hoặc nói chuyện với nguời cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của quí vị. 3

Những Bà Mẹ Cho Con Bú Tận Hưởng Nhiều Lợi Ích: Ít nguy cơ bị ung thư vú và ung thư buồng trứng Ít nguy cơ bị bệnh tiểu đường (điều này rất là quan trọng nếu quí vị đã từng chẩn đoán bị bệnh tiểu đường do thai nghén trong giai đoạn mang thai) Giảm cân nhanh hơn sau khi sanh Ít bị xuất huyết sau khi sanh (đặc biệt quan trọng nếu cơ thể quí vị không đủ chất sắt trong cơ thể) Ít nguy cơ rỗng xương 4

Sữa mẹ có THÊM nhiều chất tố cần thiết cho em bé Xin coi dưới đây! SỮA MẸ CÓ: Kháng thể Chất Chống Ung Thư (HAMLET) Yếu Tố Tăng Trưởng Men Tiêu Hóa Tế Bào Gốc Chống Bệnh Nội Tiết Tố Chất Chống Vi Khuẩn Chất Chống Dị Ứng Chất Chống Ký Sinh Trùng Chất Trợ Sinh Chất Tiền Sinh Chất Khoáng Vi-ta-min Chất béo DHA/ARA Hợp Chất Tinh Bột Chất đạm Nước SỮA HỘP Chất Trợ Sinh Chất Tiền Sinh Chất Khoáng Vi-ta-min Chất béo DHA/ARA Hợp Chất Tinh Bột Chất đạm Nước * Không phải sữa hộp nào cũng có chất Tiền Sinh và Trợ Sinh Tổ chức này là cơ quan bình đẳng. Chương trình WIC của tiểu bang California Sở Y tế Công Cộng của tiểu bang California 1-800-852-5770 Trẻ Em Bú Sữa Mẹ Thường Ít Bị Bệnh Hơn Trẻ Em Bú Sữa Bột Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít khi bị: Nhiễm trùng đường hô hấp (khó thở) Bệnh tiêu chảy Táo bón Nhiễm trùng tai Dị ứng và viêm da dị ứng Suyễn Bệnh ung thư lúc thơ ấu Hội Chứng Đột Tử Trẻ Sơ Sinh (SIDS) Khi lớn lên, những em bé bú sữa mẹ ít bị các bệnh sau đây: Bệnh tiểu đường Bệnh béo phì Bệnh hen suyễn Bệnh tim Răng không đều và bị sâu 5

Những sự hiểu lầm về việc nuôi con bằng sữa mẹ "Cho con bú sẽ bị đau! Trong những ngày đầu tiên cho con bú, quí vị có thể có cảm giác không thoải mái khi em bé ngoạm núm vú và kéo. Cái đau nhức ban đầu này sẽ bớt đi trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi sanh. Nếu núm vú vẫn tiếp tục bị đau, quí vị nên tham khảo với nhân viên cố vấn về việc cho con bú mẹ của mình để được giúp đỡ. Tôi không thể nào biết được nếu con tôi ăn đủ không nếu chỉ bú sữa mẹ." Xem tã của em bé để theo dõi nước tiểu và phân mỗi ngày. Bé đi tiêu vài lần trong vài ngày đầu sau khi sanh cho thấy em bé được bú đủ sữa non. Sau ngày thứ tư, bé sẽ đi tiểu 4-5 lần và đi tiêu ít nhất 2-3 lần trong 24 giờ. Điều này có nghĩa là em bé được bú sữa mẹ đầy đủ. Tôi không cho con bú được vì tôi phải trở lại đi làm (hoặc đi học). Các bà mẹ vẫn có thể cho con bú ngay cả khi họ phải trở lại đi làm hoặc đi học. Chương trình WIC và các chương trình khác trong cộng đồng có thể cung cấp những thông tin về quyền lợi hợp pháp của các bà mẹ đang cho con bú và về vấn đề bơm sữa cho con trong thời gian đi làm hoặc đi học. Người mẹ cho con bú ít khi phải nghỉ làm để trông con bệnh. Tôi phải sanh mổ và vì vậy cho con bú sẽ rất khó khăn. Quí vị sẽ cử động khó khăn và cần nhiều giúp đỡ lúc bắt đầu cho con bú sau khi sanh mổ nhưng sau đó mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Y tá của quí vị có thể giúp quí vị tìm các tư thế thoải mái để tránh bé không nằm trên vết mổ trong lúc bú mẹ. Không ai trong gia đình tôi cho con bú sữa mẹ, vì vậy tôi không thể làm được. Trước đây nhiều phụ nữ không cho con bú vì họ không biết những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoặc họ không được giúp đỡ khi gặp khó khăn. Hiện nay, chúng ta biết tầm quan trọng nuôi con bằng sữa mẹ tốt như thế nào đối người mẹ và em bé. Tôi bị tiểu đường vì vậy tôi không thể cho con bú. Cho con bú thực ra rất tốt cho các bà mẹ bị bệnh tiểu đường và con của họ. Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể giúp giảm nguy cơ con của quí vị bị bệnh tiểu đường. 6

Cho bé bú thêm sữa bột có thể gây ra nhiều trở ngại, nhất là vào những tuần đầu tiên sau khi sinh. Em bé không bú thường xuyên khiến cho bầu ngực thiếu sự kích thích để làm ra nhiều sữa. Cho bé bú thường xuyên sẽ giúp bầu vú làm ra sữa nhanh hơn. Quí vị có thể làm tăng thêm nguồn sữa của mình bằng cách cho bé bú nhiều lần. Khi em bé bú sữa bột, bé sẽ bú sữa mẹ ít đi, do đó nguồn sữa của quí vị sẽ giảm xuống. Cho em bé bú nhiều lần và tránh không cho bé bú sữa bột hoặc ngậm vú giả sẽ giúp cho cơ thể quí vị tạo ra nhiều sữa hơn. Nguy cơ mắc một số chứng bệnh của bé sẽ cao hơn. Nghiên cứu cho thấy chỉ một lần cho bé bú sữa bột có thể thay đổi những vi trùng bình thường ở trong đường ruột tiêu hóa của bé, có thể tăng nguy cơ bé bị nhiễm trùng. Cho bé bú sữa bột không thể nào được xem là tốt bằng cho bé bú sữa mẹ. Dùng sữa bình và ngậm núm vú giả có thể gây trở ngại cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Dùng sữa bình trong thời gian đang huấn luyện cho bé học cách bú sữa mẹ có thể làm cho bé bị nhầm lẫn và bực bội. Khi bú mẹ, miệng của bé cử động hoàn toàn khác so với khi bú bình. Bầu ngực của quí vị rất có thể bị căng sữa. Cho bé bú sữa mẹ thường xuyên và tránh dùng sữa bột sẽ giúp cho quí vị khỏi bị căng sữa. Nếu cho bé bú sữa bột, bé sẽ no và không thể bú sữa mẹ nhiều. Cho bé bú thêm sữa bột có thể gây ra nhiều trở ngại. 7

Tìm Hiểu Những Hành Vi Của Bé Giấc Ngủ Trẻ sơ sinh phải thức dậy vào ban đêm mỗi khi bé cần được sự chăm sóc của cha mẹ. Giấc ngủ của mỗi bé thường khác nhau, nhưng hầu hết mỗi đêm các bé thức dậy 3-4 lần hay nhiều hơn. Thức dậy vào ban đêm Giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác so với giấc ngủ của người lớn. Bé bắt đầu ngủ từ trạng thái ngủ nhẹ và chuyển đến trạng thái ngủ sâu sau khoảng 20 phút. Đặt bé xuống nôi sau khi bé đã ngủ sâu sẽ dễ dàng hơn. Một số dấu hiệu khi bé đã ngủ sâu là: Rất ít cử động Hơi thở thường xuyên và đều Tay và chân được thả lỏng và mềm Miệng bé cử động giống như đang mút sữa Lời khuyên cho những cha mẹ dễ buồn ngủ Chờ một chút sau khi cho bú mới đặt bé xuống. Cho bé chơi và hoạt động lúc ban ngày rất quan trọng để giúp cho bé có một giấc ngủ ngon vào ban đêm. Tắt đèn và tắt máy truyền hình gần nơi bé ngủ. Nghỉ ngơi trong khi bé ngủ; thậm chí ngồi nghỉ một cách lặng lẽ cũng có thể giúp quí vị cảm thấy đã được nghĩ ngơi. Chấp nhận sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Đặt nôi hoặc cũi di động của bé gần giường ngủ của quí vị. Thời gian trẻ sơ sinh ngủ trong trạng thái nhẹ cũng bằng khoảng thời gian ngủ trong trạng thái sâu, khoảng 50-60 phút mỗi chu kỳ. Ban đầu, trẻ sơ sinh có thể thức dậy trong mỗi chu kỳ, hoặc mỗi một hay hai giờ đồng hồ. Thức dậy vào ban đêm là bình thường và giữ cho em bé an toàn và khỏe mạnh. Để tìm hiểu thêm về giấc ngủ và việc khóc lóc kêu la của trẻ con, xin viếng mạng www.wicworks.ca.gov và bấm vào trang: California Baby Behavior Campaign. 8

Những điều cần biết khi bé khóc: Tất cả các em bé đều khóc. Để ý và đáp ứng sớm những dấu hiệu bé cần chăm sóc sẽ khiến cho bé giảm khóc. Khóc là khó chịu do một lý do nào đó; đây là một dấu hiệu cho thấy em bé cần được giúp đỡ. Càng lớn em bé sẽ càng khóc ít hơn. Nếu quí vị bắt đầu cảm thấy bực bội hoặc tinh thần bị áp lực bởi vì bé khóc, quí vị có thể đặt bé nằm xuống ở một nơi an toàn và nghỉ giải lao. Liên lạc với bác sĩ nhi đồng nếu quí vị nghĩ con mình khóc quá nhiều. Khi bé khóc: Hãy cố gắng tìm ra lý do gì làm cho em bé khóc. Ví dụ, em bé có thể: Cần được thay tã mới Bị kích động quá độ Quá nóng hoặc quá lạnh Không thoải mái Đói bụng Mệt mỏi Ôm em bé vào lòng của quí vị và có thể lặp tới lặp lui một trong những hành động sau đây: Nói chuyện nhẹ nhàng hoặc hát cho em bé nghe Rung chuyển, lắc lư hay nâng bé lên xuống một cách nhẹ nhàng. Xoa bóp lưng, cánh tay và chân của bé thật nhẹ nhàng Hãy nhớ rằng, học cách giao tiếp với bé cần nhiều thời gian. Khi bé lớn hơn, bé sẽ khóc ít đi và sẽ dễ hiểu hơn. 9

Cách ôm con cho bú trong tư thế thoải mái Tư Thế Nâng Đỡ Tư Thế Nằm Nghiêng Tư thế này thông thường dùng cho các bé mới sanh và các bé nhẹ cân. Dùng một tay để nâng đỡ mình và đầu của bé. Đặt bé nằm ngang qua người quí vị, áp bụngvào-bụng với mẹ Kéo chân của bé lại bên cạnh hông của quí vị. Cho bé bú vào vú đối diện với cánh tay mà quí vị dùng để nâng đỡ bé. Cho bé bú trong tư thế nằm nghiêng thì thuận tiện cho những người phụ nữ vừa trãi qua cuộc sanh nở khó khăn hoặc cho bé bú ban đêm. Dùng gối cho đỡ mỏi nếu cần thiết. Đặt mũi của bé trước núm vú của mẹ, giống như các vị thế khác. Dùng cánh tay để đỡ bé, hay dùng một chiếc gối hoặc chăn cuộn lại để sau lưng bé. Tư Thế Ấp Ủ Tư Thế Cầu Thủ Ôm Banh Tư thế này thường được sử dụng sau khi đã cho bé bú vài tuần và được dùng phổ biến cho các em bé lớn hơn. Đặt một cái gối vào lòng của quí vị. Đặt bé nằm ngiêng và trong tư thế bụngép-bụng với quí vị. Để đầu bé lên cánh tay của quí vị với mũi của bé ngang tầm núm vú của mẹ. Đẩy cánh tay của bé xuống dưới tầm vú của mẹ. Tư thế này thuận tiện cho các bà mẹ sanh bằng cách giải phẫu hay có ngực lớn. Đặt một hoặc nhiều gối ở bên cạnh hông để đỡ cánh tay của quí vị. Đặt bé nằm trên gối với chân của bé nằm dưới cánh tay của quí vị. Luồn cánh tay của quí vị xuống thân người của bé và dùng bàn tay để đỡ sau gáy của bé. Ôm em bé với cánh tay cùng bên vú cho bú. Tư Thế Nằm Ngã Người Tư thế nằm ngã người xuống giúp mẹ cho bé bú một cách tự nhiên. Ngã người thoải mái trên một chiếc ghế dài, giường hoặc ghế mà quí vị có thể tựa lưng. Có thể lót gối cho đỡ mỏi nếu muốn. Đặt bé nằm trên ngực trần của mẹ. Thư giãn và giúp cho bé tìm kiếm núm vú của mẹ nhiều như quí vị muốn. Hãy nhớ rằng hai mẹ con là đồng đội của nhau. 10

Tư Thế Nâng Đỡ Các tư thế cho con bú Tư Thế Nằm Nghiêng Tư Thế Nằm Ngã Tư Thế Ấp Ủ Tư Thế Cầu Thủ Ôm Banh 11

Bám Núm Vú Bám núm vú là cách bé túm vú mẹ để bú. Bám núm vú đúng cách rất quan trọng để: Tránh núm vú bị đau Để bé được bú đủ sữa Giúp cơ thể người mẹ sản xuất nhiều sữa hơn Có nhiều tư thế ôm con cho bú. Cho bé bú nhiều lần, mẹ sẽ tìm ra được những tư thế cho bé bú thoải mái hơn. Chỉ dẫn giúp cho bé bú đúng cách: Để mũi của bé ngang tầm núm vú của mẹ. Đầu của bé có thể nghiêng về phía sau giúp cho miệng của bé có thể chồm lên ngậm tròn vú mẹ. Bảo đảm miệng bé há to và rộng trước khi cho bé ngoạm núm vú. Miệng bé mở rộng sẽ giúp cho bé ngậm được nhiều quầng vú mẹ. Cho cằm và môi dưới của bé chạm vào vú mẹ trước. Sau đó, cho cằm của bé áp sát vào bầu vú mẹ. Dấu hiệu khi bé ngậm núm vú đúng cách: Hai môi của bé đặt trên quầng vú mẹ, không bị mút vào. Má của bé phồng tròn. Quí vị có thể nghe hoặc nhìn thấy bé nuốt sữa. Quí vị không cảm thấy đau khi cho bé bú. 12

Những Giờ Đầu Tiên Sau Khi Ra Đời: Giai đoạn 1: Tiếng khóc đầu đời Giai đoạn đầu tiên là tiếng khóc chào đời. Tiếng khóc đặc trưng này xảy ra ngay sau khi sanh khi mà phổi của bé nở rộng. Giai đoạn 2: Nghỉ ngơi Giai đoạn thứ hai là giai đoạn bé nghỉ ngơi. Trong giai đoạn này, miệng của bé không di chuyển và hai bàn tay thả lỏng. Giai đoạn này thường bắt đầu sau khi bé đã ngừng khóc. Cho bé nằm xấp trên ngực mẹ trong tư thế da-kề-da và phủ một chiếc khăn khô và ấm, hoặc cuốn chăn cho bé. Giai đoạn 3: Thưć Dậy Giai đoạn thứ ba là giai đoạn thưć dậy. Đây là giai đoạn mà đầu và hai vai bé di chuyển nhẹ. Giai đoạn này thường bắt đầu khoảng 3 phút sau khi bé mới sinh. Trong giai đoạn này em bé có những biểu hiện như di chuyển đầu, mở mắt ra, cử động miệng, và có thể di chuyển hai vai. Giai đoạn 4: Hoạt động Giai đoạn thứ tư là giai đoạn bé hoạt động. Trong giai đoạn này, phản xạ lùng xục của bé sẽ thấy rõ hơn khi mà chuyển động miệng và động tác mút sữa tăng lên. Giai đoạn này thường bắt đầu khoảng 8 phút sau khi bé sinh. Giai đoạn 5: Nghỉ Ngơi Bé nằm nghỉ ngơi bất cứ lúc nào trong giai đoạn này. Bé có thể nghỉ ngơi giữa những giai đoạn hoạt động trong suốt khoảng giờ đầu tiên sau khi sinh. Giai đoạn 6: Trườn Giai đoạn thứ sáu là giai đoạn bé trườn. Bé tự lần về phía bầu vú và núm vú mẹ trong thời gian ngắn. Giai đoạn này thường bắt đầu khoảng 35 phút sau khi bé sinh. Giai đoạn 7: Làm quen. Giai đoạn thứ bảy là giai đoạn bé làm quen với mẹ. Trong giai đoạn này, bé làm quen với mẹ bằng cách liếm núm vú, sờ và xoa bóp vú mẹ. Giai đoạn này thường bắt đầu khoảng 45 phút sau khi bé sinh và có thể kéo dài 20 phút hoặc hơn. Giai đoạn 8: Bú sữa Giai đoạn thứ tám là bé bú sữa. Trong giai đoạn này, bé ngoạm lấy núm vú mẹ, tự bám vào người mẹ và bú tự nhiên. Kinh nghiệm đầu tiên học cho con bú thường bắt đầu khoảng một giờ sau khi sinh. Nếu người mẹ có sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc gây mê trong lúc sinh sản, thời gian nằm da-kề-da với mẹ có thể kéo dài để bé có thể đi qua hết các giai đoạn và bắt đầu bú. Giai đoạn 9: Ngủ Giai đoạn cuối cùng là ngủ. Bé và đôi khi người mẹ rơi vào một giấc ngủ ngon. Bé thường buồn ngủ khoảng 1½ đến 2 giờ sau khi sinh. 13

Tại Bệnh Viện: Nhiều bệnh viện đã có sẵn kinh nghiệm hỗ trợ sự gắn bó giữa hai mẹ con và cho con bú mẹ. Học hỏi thêm về những kinh nghiệm này sẽ giúp người mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian ở bệnh viện. Thời gian dành riêng cho bé ngay sau khi sinh: Những giờ đầu tiên sau khi sinh rất quan trọng cho sự phát triển của bé đặc biệt là để tạo nên sự gắn bó với mẹ và cơ hội bú mẹ. Thời gian đặc biệt này cần được bảo vệ, kín đáo, và không bị gián đoạn. Cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh: Bé sẽ tỉnh táo và muốn được bú sữa trong một một hay hai giờ sau khi sinh. Nếu người mẹ sanh bằng phương pháp giải phẫu và không thể cho bé bú ngay sau khi sinh, nên yêu cầu cho con bú càng sớm càng tốt. Ở Chung Một Phòng: Bác sĩ, nữ hộ sinh, và y tá sẽ khuyến khích cho người mẹ và trẻ sơ sinh ở chung phòng với nhau. Ở chung phòng giúp người mẹ sớm nhận ra những dấu hiệu đói đầu tiên của bé. Thủ tục thường lệ của bệnh viện: Cân đo và tắm cho bé có thể bị trì hoãn để giảm thời gian gian mẹ con xa nhau để mẹ và bé đỡ căng thẳng. Cho nằm kề da-với-da: Cho bé nằm kề da-với-da với mẹ là điều rất quan trọng ngay sau khi sinh, trong thời gian ở bệnh viện, và ở nhà. Những em bé được gần gũi kề da với mẹ có nhiều khả năng bú mẹ tốt và thường xuyên, quan trọng cho việc phát triển nguồn sữa của quí vị. Hạn chế người đêń thăm: Hạn chế người đêń thăm để cho mẹ và bé có nhiều thời gian gần gũi với nhau không bị gián đoạn để cho bé bú mẹ và quan trọng hơn, nằm da-kề-da với mẹ. Núm vú giả: Không nên cho bé ngậm vú giả ngoại trừ khi phải làm thủ tục y tế chẳng hạn như chích lấy máu ở gót chân để xét nghiệm rối loạn chuyển hoá cho trẻ sơ sinh. Lên kế hoạch cho con bú sữa mẹ mà thôi: Các bác sĩ, nữ hộ sinh và y tá tạm thời ngưng việc bú mẹ và cho bé bú sữa bột chỉ khi nào cần thiết về mặt y tế mà thôi. Không cho bé uống nước hoặc nước đường. 14

Khám Thai Kỳ 37 Tuần Những Dấu Hiệu Và Hành Vi Của Trẻ Sơ Sinh Bú sữa Trẻ sơ sinh cần được cho bú sữa thường xuyên vì bao tử của bé rất nhỏ. Trẻ sơ sinh cần được cho bú sữa xuyên vì bao tử của bé rất nhỏ. Ngày thứ nhất bao tử nhỏ bằng trái anh đào 5-7 ml 1-1.4 muỗng cà phê Ngày thứ ba bao tử nhỏ bằng trái walnut 22-27 ml.75-1oz Khi bé cần một cái gì khác, bé có thể: Nhìn chỗ khác, quay mặt đi hoặc cong lưng lên Mặt xịu xuống hoặc mắt nhìn lờ đờ Bàn tay, cánh tay hoặc chân gồng cứng lên Miệng ngáp hoặc rơi vào trạng thái ngủ Dấu Hiệu Bé Bị Đói Khi bé đói, bé có thể: Để tay gần miệng hoặc ngậm nắm tay Cánh tay và chân co lại về phía giữa cơ thể Miệng làm tiếng mút Môi chu lên Tìm kiếm núm vú mẹ (nút nút miệng) Dấu Hiệu Bé Đã Bú No Khi bé đã bú no, bé có thể: Khi bé sẵn sàng để tiếp xúc, học hỏi hay chơi, bé có thể: Thả lỏng cơ bắp trên khuôn mặt và cơ thể Tìm nguồn âm thanh và khuôn mặt quí vị Quay hướng về phía quí vị Ngẩng đầu lên Nhìn ngắm khuôn mặt của quí vị Đáp ứng những nhu cầu của bé nhanh chóng trước khi bé quấy sẽ giúp bé ít khóc. Bú chậm lại hoặc ngừng bú Thả lỏng bàn tay và cánh tay Quay miệng ra xa núm vú Đẩy núm vú ra Ngủ say 15

Tâm trạng của người mẹ thay đổi Đôi khi tôi cảm thấy suy sụp. Như vậ y có bình thường không? Nuôi nấng trẻ sơ sinh là thời gian đầy xúc cảm và thử thách cho người mẹ. Phần lớn các bà mẹ cảm thấy buồn bã, khó chịu, hay thỉnh thoảng lo lắng. Đó là do: Những thay đổi về kích thích tố trong cơ thể Ngủ không đủ giấc Trách nhiệm mới chăm sóc cho bé Xa bạn bè và thay đổi các hoạt động hàng ngày Việc nuôi con sẽ dễ dàng hơn khi bé thích ứng hơn với môi trường mới. Nếu vẫn tiếp tục cảm thấy buồn bã, quí vị có thể bị trầm cảm. Quí vị có thể cảm thấy không quan tâm đến bé, đến việc ăn uống, quan hệ tình dục, hay đời sống nói chung. Việc chăm sóc bé có thể trở lên khó khăn. Quí vị có thể cảm thấy muốn gây tổn thương cho bé. Nếu có những cảm giác này, nên đi gặp bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn ngay lập tức để được giúp đỡ. Đối phó với những thay đổi về tâm trạng: Yêu cầu và chấp nhận sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong những việc lặt vặt và công việc trong nhà Tâm sự về những cảm xúc của mình với những người thân Giảm bớt làm những công việc căng thẳng hoặc những công việc tùy ý. Tập thể dục; đi bộ đoạn ngắn cũng thường hữu hiệu Dùng băng vải để ôm bé trước ngực Nghỉ ngơi lúc bé ngủ Tham gia vào nhóm với những bà mẹ mới đang gặp phải các thách thức tương tự để trao đổi và học hỏi lẫn nhau Cảm giác trầm cảm và lo âu có thể xảy ra với bất cứ người mẹ nào dù đó không phải là lỗi của quí vị. 16

Tôi cần biết những gì về việc cho con bú trong tuần đầu tiên sau khi bé sinh? Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ và cần được cho bú thường xuyên, khoảng 10 lần hay hơn trong 24 giờ. Bé có thể ngủ nhiều trong 24 giờ đầu tiên, đặc biệt nếu người mẹ có dùng thuốc giảm đau trong khi đau đẻ hoặc sinh mổ. Qua thời gian ngủ say, bé sẽ trở nên tỉnh táo và muốn bú sữa thường xuyên và khóc nhiều hơn. Người mẹ có thể nghe được tiếng nuốt sữa hoặc nhìn thấy bé nuốt sữa sau vài lần mút. Để cho bé biểu lộ bú bao nhiêu là đủ. Khi bé đã bú nhiều một bên bầu sữa mẹ và dừng lại hoặc nhả ra, cho em bé ợ hơi và cho bé bú bầu thứ hai để xem bé còn muốn bú thêm nữa không. Cho bé ngậm núm vú giả hoặc bú sữa bình có thể làm cho cơ thể người mẹ sản xuất ít sữa đi vì bé sẽ không bú mẹ thường xuyên. Núm vú của người mẹ có thể bị đau. Nếu có thắc mắc, xin gọi chương trình WIC, người hổ trợ cho con bú mẹ cuả quí vị, y tá, bác sĩ hoặc chuyên gia về việc cho con bú mẹ để được giúp đỡ. Chất sữa đầu tiên (gọi là sữa non) đặc và hơi vàng. Ngay cả số lượng nhỏ cũng đủ tất cả những chất bổ em bé cần. Người mẹ có thể biết bé bú sữa có đủ hay không bằng cách đếm số tã của bé đã sử dụng. Phân của bé sẽ thay đổi. o Ngày 1-2: Phân màu đen, đặc và dính o Ngày 3-4: Phân xanh màu lá tới màu vàng và đỡ đặc. o Trước ngày 5: Phân màu vàng sậm giống mù-tạc hoặc vàng nhạt, lợn cợn hoặc lỏng Tuổi của bé Tã ướt Tã có phân 1 ngày tuổi 1 1 2 ngày tuổi 2 2 3 ngày tuổi 3 3 4 ngày tuổi 4 4 Bé có thể xuống cân nhưng sau đó sẽ lên trở lại trọng lượng lúc mới sanh trong vòng 10-14 ngày. 5 ngày tuổi 6 ngày tuổi 7 ngày tuổi 5 5 6 6 7 7 17

Những Mối Lo Ngại Thông Thươǹg "Tôi không có đủ sữa" Cơ thể người mẹ luôn luôn sản xuất ra sữa. Cho bé bú bất cứ lúc nào bé muốn sẽ giúp cơ thể người qúi vị sản xuất nhiều sữa hơn để đám ứng đủ nhu cầu của bé. "Tôi muốn cha của bé cho con bú để cha con gần gũi nhau hơn." Người cha có nhiều cơ hội để gần gũi với bé ngoài giờ cho bé bú. Ví dụ, bé muốn được ấp ủ nâng niu da-kềda với người cha khi bé không đói. "Con tôi không muốn bú sữa mẹ." Đây là thời gian mẹ con học hỏi lẫn nhau. Những "bước học hỏi nhỏ này" sẽ đến một cách tự nhiên hơn nếu quí vị cho bé được nằm da-kề-da với mẹ và tiếp tục tập cho con bú. "Tôi phải đi làm việc trở lại vì vậy tôi muốn con tôi tập uống sữa bình." Các cháu bé học bú bình trước thông thường sẽ không bú mẹ giỏi, nhưng nếu bé học bú mẹ trước, sau này bé thường thường có thể qua lại giữa bú mẹ và bú bình một cách dễ dàng. "Tôi không muốn tập cho bé những thói hư." Cháu bé muốn gần gũi thường xuyên với mẹ là điều bình thường. Giọng nói, sự vuốt ve và mùi hương của mẹ làm cho bé được thoải mái. Tất cả em bé đều có lúc muốn bú thường xuyên. Hãy cho bé bú mẹ trong lúc này mặc dù bé mới được bú - Cơ thể người mẹ luôn sản xuất ra sữa. LLUMCMKTG#CH-215-14/0714/1 18

Hỗ trợ cho con bú mẹ lúc ở bệnh viện Thời gian quí vị ở trong bệnh viện có thể chỉ từ 24-48 tiếng đồng hồ. Quan trọng là quí vị yêu cầu bệnh viện giúp đỡ việc cho con bú mẹ trong lúc này. Nếu quí vị chưa làm vậ y thì có thể hỏi bệnh viện về những dịch vụ cho con bú mà họ đang cung cấp. Cố Vấn Viên: Cố Vấn Viên là chuyên viên y tế được đào tạo thêm và có nhiều kinh nghiệm liên quan đến việc hỗ trợ cho con bú bằng sữa mẹ. Y tá: Y tá ban ngày cuả quí vị khác với người y tá ban đêm. Y tá có thể thay đổi ca trong ngày và những ngày sau đó. Các y tá và bác sĩ hiểu biết nhiều, tuy nhiên, các thông tin về cho con bú mẹ có thể không thống nhất, giống như hướng dẫn về cách cho con bú sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của bé theo giờ và/hoặc ngày. Hãy hỏi Cố Vấn Viên hoặc y tá để được giới thiệu giúp đỡ về việc cho con bú sau khi xuất viện. Những thực hành nào khác của bệnh viện mà bạn muốn biết sau khi sinh, chẳng hạn như ôm bé da-kề-da? 19

Khám Thai Kỳ 40 Tuần Con của quí vị sắp chào đời! Hãy nói cho chúng tôi biết chúng tôi có thể làm gì hơn để giúp cho quí vị được chuẩn bị sẵn sàng trong việc cho con bú bằng sữa mẹ hoặc hiểu về các dấu hiệu và hành vi của trẻ sơ sinh. Chúng tôi hy vọng những thông tin trong cuốn sách này sẽ giúp cho quí vị chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận sự ra đời của bé. Xin chúc mừng quí vị! LLUMCMKTG#CH-215-13/0314/1 20

WIC là gì? WIC, chương trình Phụ Nữ, Trẻ Sơ Sinh và Trẻ Em, là một chương trình Dinh Dưỡng Phụ Trội, giúp phụ nữ mang thai, cho con bú, vừa sảy thai, hoặc có con dưới 5 tuổi WIC cung cấp miễn phí cho các gia đình: Chi phiếu để mua thực phẩm lành mạnh Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe Giới thiệu đến các dịch vụ khác trong cộng đồng Hổ trợ cho con bú sữa mẹ Để tìm hiểu thêm chi tiết, xin xem trang mạng: www.wicworks.ca.gov Để biết thêm về WIC và lấy hẹn xin gọi: 1-888-WIC-WORKS (1-888-942-9675) CALIFORNIA wic WOMEN, INFANTS & CHILDREN Families grow healthy with WIC Cơ quan này áp dụng chính sách cơ hội đồng đều. Gia đình lao động nhập cư hoặc đi làm vẫn có thể xin WIC. DTP1087