A

Tài liệu tương tự
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Bạn Tý của Tôi

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

CHƯƠNG 1

SỰ SỐNG THẬT

1

Phong thủy thực dụng

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

SỰ SỐNG THẬT

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Document

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

VINCENT VAN GOGH

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Document

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Layout 1

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Microsoft Word - ptdn1250b.docx

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

TRUYỀN THỌ QUY Y

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

MỞ ĐẦU

Kể về một người bạn mới quen

Phần 1

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

CHƯƠNG 4

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

(Microsoft Word LU?N V? GI\301O D?C GIA \320\314NH)

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Mượn Trong Đời Sống Văn Hóa Người Bình Dân Tây Nam Bộ Trần Minh Thường 1. Mượn là gì? Đại Nam Quốc âm tự vị đưa ra các định nghĩa về từ mượn như sau:

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Tả cánh đồng quê em văn 5

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Microsoft Word - kinhthangman.doc

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Hồ Điệp ( ) Tiếng vàng trong không gian Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp - biệt danh do thi sĩ Ðinh Hùng đặt cho cô trong chương trình Thi Ca Tao Ðàn của đà

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Phân tích bài thơ Chiều tối

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

A

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

No tile

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Khóm lan Hạc đính

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Bản ghi:

- 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hậu Giang là một tỉnh nội đồng mới được thành lập cách đây không lâu và đang từng ngày tiến đến hòa nhịp với sự phát triển chung của đất nước, Đảng và nhân dân chung sức một lòng hăng hái lao động, thi đua. Song song với lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, quốc phòng, an ninh,... thì vấn đề phong tục, tập quán cũng nhận được sự đầu tư, quan tâm của chính quyền địa phương và của nhân dân đặc biệt là vấn đề hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, nếu việc cưới gả, xây dựng hôn nhân gia đình của người Việt chúng ta hiện nay chịu tác động và hưởng ứng theo trào lưu văn hóa của các nước một cách không chọn lọc thì không khéo chúng ta sẽ đánh mất đi những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Chính những lý do đó, bản thân tôi là một công dân Việt Nam, ngoài việc thừa hưởng những phong tục, tập quán trên còn phải có nhiệm vụ giữ gìn và phát huy truyền thống ấy. Đồng thời, nhằm vận dụng những kiến thức được học ở chương trình cao học thấy có nhiều vấn đề mới lạ, khiến tôi muốn đem những khả năng và tư duy khiêm tốn của mình để thực hiện đề tài cho luận văn tốt nghiệp xung quanh các vấn đề về phong tục hôn nhân trong đời sống văn hóa của người Việt ở Tp. Vị Thanh trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu Lễ cưới của người Việt ở Vị Thanh tỉnh Hậu Giang: truyền thống và biến đổi

- 2 - làm vấn đề nghiên cứu với mong muốn có thể đóng góp một phần tư liệu nhỏ nhặt vào công việc khoa học và nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Lễ thức cưới hỏi trang trọng, văn minh của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền là một nét đẹp văn hóa hiện hữu cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống hiện đại góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc. Xuất phát từ ý nghĩa đó nên có không ít các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu phê bình đề cập đến vấn đề về hôn nhân: Trước tiên, có thể nói đến là công trình Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ của tác giả Trần Ngọc Thêm, do Nxb Văn hóa Văn nghệ in năm 2014. Quyển sách cung cấp cho người đọc kiến thức về văn hóa người Việt ở vùng Tây Nam Bộ không chỉ về văn hóa nhận thức, tổ chức mà còn cả trong ứng xử với môi trường tự nhiên, với môi trường xã hội và cả đặc trưng tính cách văn hóa của người Việt vùng Tây Nam Bộ. Trong đó, những văn hóa về phong tục tập quán cũng như đời sống hôn nhân, gia đình được thể hiện rõ nhất ở chương II. Tiếp đến là quyển Những điều cần biết về nghi lễ Hôn nhân người Việt của Trương Thìn, do Nxb Thời Đại in xong và lưu chiểu năm 2010. Trong quyển sách này, tác giả cung cấp cho người đọc những nghi lễ cơ bản trong phong tục cưới hỏi truyền thống và hiện đại. Đặc biệt, quyển sách còn lưu ý cho chúng ta những điều để luôn giữ cuộc hôn nhân bền vững.

- 3 - Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm khác đề cập đến hôn nhân như: Đám cưới ở chùa của tác giả Vũ Thanh An; Tác phẩm Lễ cưới của người Chăm Bà Ni ở Bình Thuận của tác giả Bố Xuân Hổ địa chỉ Xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình; Tác phẩm Tục cưới hỏi của người Thái ở Sơn La của tác giả Đào Quang Tố; Tác phẩm Nét đẹp Đạo và Đời trong việc cưới của tác giả Nguyễn Thị Minh Bắc; Tác phẩm Tục cưới hỏi ở Bến tre của tác giả Lư Văn Hội; Tác phẩm Vài nét về Tục cưới ở Miền Nam của tác giả Đinh Cam Kết hay là bài viết của Phạm Thị Thùy Trang, (2005), Định hướng dư luận xã hội tại ĐBSCL về việc lấy chồng Đài Loan. Sở tư pháp Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, Nhìn chung thì các tác phẩm này đã khái quát lên được những lễ nghi, qui tắc trong phong tục cưới hỏi và những vấn đề đáng nói về hôn nhân của người Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên về phong tục hôn nhân của người Việt ở Đồng bằng Sông Cửu Long thì chưa được chú trọng nhiều, vì thế đề tài luận văn của tôi sẽ phần nào góp phần vào việc khai thác những khía cạnh bên trong một cách thiết thực hơn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn này nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phong tục hôn nhân của người Việt ở Vị Thanh. - Phân tích những biến đổi trong phong tục hôn nhân của người Việt ở Vị Thanh trước đổi mới. - Phân tích những biến đổi trong phong tục hôn nhân của người Việt ở Vị Thanh hiện nay.

- 4 - - Qua đó đưa ra các giải pháp để nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của phong tục hôn nhân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phong tục hôn nhân ở Vị Thanh. - Khảo sát, đánh giá về phong tục hôn nhân của người Việt ở Tp. Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. - Đề xuất các biện pháp nhằm nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hôn nhân của người Việt. Chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những quan niệm, qui tắc cùng những nghi lễ của người Việt mà chủ yếu là Người Việt ở Vị Thanh. Từ việc nghiên cứu hôn nhân truyền thống của người Việt, chúng tôi tiến hành điều tra đến những biến đổi trong hôn nhân của người Việt hiện tại, trên cơ sở chú ý đến những tác động của các biến đổi kinh tế, xã hội cũng như sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa với những tộc người Khmer, Hoa. 5. Phạm vi và giới hạn của đề tài Phạm vi nghiên cứu của luận văn là địa bàn cư trú của người ở Thành phố Vị Thanh Hậu Giang vì đây là tỉnh mới thành lập gần đây nên có nhiều điểm nổi bậc đặc biệt là đối với những phong tục cổ truyền của người Việt và giã lại đây là địa phương của tôi nên rất thuận tiện cho việc điều tra, phỏng vấn,

- 5 - Về mặt thời gian, luận văn đề cập đến vấn đề hôn nhân truyền thống của người Việt và những biến đổi chủ yếu từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975 cho đến nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hôn nhân của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long được dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài các tác phẩm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác Lênin như: Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước chúng tôi còn sử dụng những thành tựu nghiên cứu lý luận về hôn nhân và gia đình của các dân tộc học trên thế giới. Đề tài hôn nhân của người Việt ở Vị Thanh theo chuyên ngành Văn hóa học nên phương pháp chủ yếu là điền dã. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc gặp gỡ, phỏng vấn những vị bô lão, những người trưởng tộc, người lớn tuổi và những người có sự hiểu biết về phong tục tập quán, lễ nghi của dân tộc, và là những người trực tiếp thực hiện những nghi lễ hôn lễ. Chúng tôi trực tiếp tham dự, chụp ảnh những đám cưới theo phong tục cổ truyền và những đám cưới theo phong tục hiện đại ở địa bànvị Thanh. Ngoài ra chúng tôi tìm cách tiếp cận những nguồn tư liệu thư tịch cổ của người Việt viết về hôn nhân của người Việt được lưu giữ trong nhà. 7. Đóng góp của luận văn Với đề tài này mong muốn góp thêm tư liệu nghiên cứu về sự biến đổi trong hôn nhân truyền thống của người

- 6 - Việt ở thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Qua đó chỉ ra những đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán, lễ thức, chuẩn mực xã hội, tiêu chuẩn vai trò, vị trí của người vợ trong xã hội người Việt.

- 7 - PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VĂN HÓA PHONG TỤC VÀ HỆ THỐNG PHONG TỤC VÒNG ĐỜI NGƯỜI VIỆT Ở VỊ THANH, HẬU GIANG 1.1. Hôn nhân và phong tục hôn nhân ở Việt Nam 1.1.1. Khái niệm hôn nhân, phong tục hôn nhân, phong tục vòng đời 1.1.2. Lý thuyết tiếp cận * Lý thuyết về nghi lễ chuyển đổi của Arnold van Gennep * Lý thuyết về tình trạng ngưỡng * Lý thuyết chức năng * Lý thuyết biến đổi văn hóa * Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa 1.1.3. Các chức năng cơ bản của hôn nhân Hôn nhân là thể chế nhằm thỏa mãn nhiều loại chức năng khác nhau trong việc duy trì và kéo dài cuộc sống con người. Những chức năng này bao gồm chuyển hành vi tình dục thành những mối quan hệ xã hội ổn định, thỏa mãn những nhu cầu kinh tế của những người kết hôn với nhau, kéo dài các nhóm thân tộc của xã hội, cung cấp một thiết chế để chăm nom con trẻ cho đến khi chúng trưởng thành. Ở phần nội dung này chúng tôi sử dụng khung lý thuyết chức năng của Malinowski và của các tác giả Chu Xuân Diên (1999), Tạ Văn Thành (2002) để phân tích, đánh giá.

- 8 - * Chức năng hợp thức hóa quan hệ tình cảm và tình dục (nhu cầu sinh học) * Chức năng thiết lập các gia đình hạt nhân mới và xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên (nhu cầu xã hội) * Chức năng tạo lập các liên minh họ hàng (nhu cầu xã hội) 1.2. Điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội Vị Thanh 1.2.1. Điều kiện tự nhiên Vị Thanh có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Mật độ sông rạch khá lớn. Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thủy văn của thành phố Vị Thanh vừa chịu ảnh hưởng của chế độ nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều của biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội tỉnh 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Về kinh tế: Sống ở vùng đất mới với môi trường tự nhiên vừa giàu có phong phú nhưng cũng vừa khắc nghiệt, những người lưu dân không thể sống nương tựa vào nhau, nhất là trong thời kỳ đầu, dân cư còn thưa thớt. - Về xã hội: Sống ở vùng đất với môi trường tự nhiên vừa giàu có phong phú nhưng lại khắc nghiệt, người dân phải sống đoàn kết với nhau, họ coi trọng sự gắn kết cộng đồng. 1.2.3. Đời sống dân cư Điều kiện về kinh tế - xã hội đã mang đến đời sống ấm no và hạnh phúc cho con người vùng đất Vị Thanh. Từ xưa, con người đã có tư tưởng phóng khoáng, bộc trực và quý mến bạn bè. Do vậy, trong hôn nhân cũng ảnh hưởng

- 9 - rất nhiều từ đó. Trong đám cưới của người Việt ở Vị Thanh, tình cảm bạn bè, xóm giềng được thể hiện đậm nét, phảng phất tinh thần trượng nghĩa. Tiểu kết chương 1 Hôn nhân là chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Con người khi tiến đến việc dựng vợ gả chồng phải trải qua các nghi lễ, phong tục truyền thống của dân tộc. Đó là những phong tục được gìn giữ và phát huy từ rất lâu đời thể hiện đậm nét văn hóa và lối sống của con người Việt Nam trước đây. Hôn nhân là bước đánh dấu một giai đoạn mới của đời người, vì vậy việc thực hiện những phong tục ấy mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngoài những phong tục trong hôn nhân, con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành và mất đi đều phải trải qua rất nhiều phong tục, nghi lễ khác. Đó là các nghi lễ ở thời kỳ cuộc sống phôi thai, từ hài nhi đến tuổi đi học, hôn lễ, lên lão, tiễn đưa (tang ma). Và đây là những nghi lễ, phong tục thuộc vòng đời người. Trong đó, hôn nhân được xem là phong tục quan trọng bởi mục đích của nó có ý nghĩa không chỉ đối với bản thân mà còn cho cả gia đình, dòng tộc và cộng đồng xã hội. Mục đích của hôn nhân là hợp thức hóa quan hệ tình cảm và tình dục. Đồng thời còn thiết lập các gia đình hạt nhân mới và xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên. Bên cạnh đó là sự tạo lập các liên minh họ hàng. Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã thụ hưởng những điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội và đời sống dân cư vô cùng thuận lợi. Với số lượng dân tộc Kinh chiếm đa số chung sống hòa

- 10 - đồng với các dân tộc anh em (như Hoa, Khmer), họ đã cùng nhau xây dựng và phát triển khu vực ngày càng vững mạnh. Đất đai, nguồn nước, khí hậu ôn hòa cùng đời sống dân cư bên cạnh nghề trồng lúa nước truyền thống còn phát triển đa dạng các ngành nghề đã từng bước đưa Hậu Giang sánh vai với các vùng trong khu vực và cả nước. Đặc biệt, đối với lĩnh vực văn hóa thì chính những điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội ở Vị Thanh đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nét văn hóa phong tục hôn nhân vừa có nét giống, đồng thời mang nét rất riêng cho người Việt ở Vị Thanh so với các dân tộc và vùng miền khác trên cả nước. Hôn nhân là chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Nó bắt đầu và kết thúc một điều gì đó có ý nghĩa đối với con người. Đã có rất nhiều quan điểm khi đưa ra khái niệm về hôn nhân dựa trên các lý thuyết thiết thực. Tuy nhiên, các quan điểm đều đưa ra những nét cơ bản về hôn nhân. Đó là sự giao kết giữa nam và nữ được hợp thức hóa bởi các tập quán và luật pháp của xã hội, nhằm chung sống khác giới tính với nhau để tái sản xuất ra con người, từ đó sản sinh những quyền hạn và trách nhiệm của vợ chồng trong quan hệ với nhau và con cháu của họ. Vị Thanh của tỉnh Hậu Giang thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã thụ hưởng những điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội và đời sống dân cư vô cùng thuận lợi. Với số lượng dân tộc Kinh chiếm đa số chung sống hòa đồng với các dân tộc anh em (như Hoa, Khmer), họ đã cùng nhau xây dựng và phát triển khu vực ngày càng vững mạnh. Đất đai, nguồn nước, khí hậu ôn hòa cùng đời sống dân cư

- 11 - bên cạnh nghề trồng lúa nước truyền thống còn phát triển đa dạng các ngành nghề đã từng bước đưa Hậu Giang sánh vai với các vùng trong khu vực và cả nước. Đặc biệt, đối với lĩnh vực văn hóa thì chính những điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội ở Vị Thanh đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nét văn hóa phong tục hôn nhân vừa có nét giống, đồng thời mang nét rất riêng cho người Việt ở Vị Thanh so với các dân tộc và vùng miền khác trên cả nước.

- 12 - CHƯƠNG 2 PHONG TỤC HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT Ở VỊ THANH TRƯỚC ĐỔI MỚI 2.1. Hôn nhân truyền thống người Việt ở Vị Thanh 2.1.1. Nhận thức về hôn nhân Nhìn chung trong quan niệm nhận thức của người Việt ở Vị Thanh cũng như quan niệm nhận thức của người Việt ở Tây Nam Bộ, tuy nhiên cũng có những điểm khu biệt ở chỗ quan niệm ở đây luôn gắn liền với đời sống nội đồng, cuộc sống đồng ruộng, sông nước. 2.1.2. Giai đoạn trước lễ cưới * Cậy mai mối Ông mai, bà mối ở đây là người tác hợp cho lứa đôi, không mang tính chuyên nghiệp, không vụ lợi như ở các vùng miền khác. Họ được nhà trai cậy sang hỏi thử con gái của nhà xóm bên về làm dâu. Ông (hoặc bà) mai nhận lời, nếu kết quả tốt đẹp thì mọi việc sẽ diễn biến tiếp theo. Không được thì thôi. * Coi mắt, coi nhà Khi người làm mai cho nhà trai hay rằng nhà gái đã đồng ý, nhà trai tiến hành lễ coi mắt, dân gian gọi là đi coi vợ. * Lễ chạm ngõ (nạp thái) ở đây thường gọi là đám đi chơi Theo ngày giờ định trước, nhà trai cử trên dưới chục người đi chơi. Bên gái chuẩn bị cặp vịt nấu cháo để đãi. Lễ tiến hành do hai người đại diện cho hai họ, gọi là trưởng

- 13 - tộc (là người có kinh nghiệm ăn nói, biết nghi lễ), bên trai có một người, bên gái cũng vậy. * Lễ ăn hỏi (đám nói) Đây là lễ trọng thể trước khi cưới. Người mối đưa cha mẹ nhà trai, chú rể và mấy người họ hàng thân thuộc, đem lễ vật như: trầu, cau, chè, mứt hay bánh đến nhà gái để nhà gái làm lễ cáo gia tiên. Sau đó, nhà trai trình trước hai họ ngay trong lễ ăn hỏi những món sính lễ quan trọng như hoa tai, nhẫn, v.v. để nhà gái chấp nhận và tuyên bố ưng thuận sự hứa hôn. 2.1.3. Giai đoạn trong lễ cưới là Lễ cưới hay còn gọi là đám cưới (Nghinh thân) 2.1.4 Giai đoạn sau lễ cưới * Lễ kiến kỳ (hay gọi là lễ phản bái) 2.2. Đặc trưng và ý nghĩa phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt ở Vị Thanh 2.2.1. Đặc trưng văn hóa Lễ cưới của người Việt ở Vị Thanh chịu ảnh hưởng của đặc trưng văn hóa vùng miền Nam Bộ và mang đậm chất văn hóa hội làng. 2.2.2. Ý nghĩa văn hóa Một số phong tục hôn nhân mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Có thể nói đến đó là phong tục hôn nhân thể hiện đậm nét đời sống vật chất lẫn tinh thần người Việt ở Vị Thanh Tiểu kết chương 2 Phong tục cưới truyền thống của người Việt bao giờ cũng đủ 6 lễ: Nạp thái, lễ tiếp theo là Vấn danh, lễ thứ ba là Nạp cát, lễ thứ tư là Nạp trưng, lễ thứ năm là

- 14 - Thỉnh kỳ và lễ cuối cùng là Thân nghinh, (đôi khi các lễ thường được gọi bằng tên gọi khác). Tuy nhiên, khi đi vào Nam Bộ thì các phong tục này có sự gia giảm bớt cho phù hợp với điều kiện gia đình. Trong tiến trình nghi thức hôn nhân truyền thống ở Vị Thanh, quan niệm nhận thức mang nhiều nét đẹp thể hiện đạo đức, văn hóa và lối sống của con người. Những người sống trong thời kỳ chịu ảnh hưởng của hôn nhân truyền thống thường được hun đúc kỹ càng những phép tắc, kỷ cương, nhân cách sống vô cùng cao đẹp. Đặc biệt là khi nhắc đến người phụ nữ truyền thống. Đó là những người hội tựu đầy đủ các yếu tố rèn luyện về nhân cách bản thân, về cách cư xử với chồng, gia đình chồng cùng cách nuôi dạy con cái như thế nào cho phải đạo. Bên cạnh đó, trong phong tục hôn nhân truyền thống, những nghi thức quan trọng luôn phải tiến hành một cách đầy đủ và thật sự trang nghiêm qua các giai đoạn trước lễ cưới, trong lễ cưới và sau lễ cưới. Trong các giai đoạn này, hai bên gia đình cũng như nhân vật chính của lễ cưới là cô dâu và chú rể phải thực hiện và tiến hành theo những điều mà ông mai bà mối yêu cầu, bao gồm những nghi lễ, những điều nên làm và tuyệt đối kiêng kỵ không được làm. Phong tục hôn nhân của người Việt ở Vị Thanh mang nét đặc trưng văn hóa của phong tục hôn nhân Nam Bộ, thể hiện sự gắn kết các thành viên trong gia đình dòng tộc và bộ mặt của cộng đồng xã hội lúc bấy giờ. Hơn nữa, phong tục hôn nhân còn thể hiện nét đặc trưng về văn hóa giao lưu giữa các dân tộc cùng sinh sống trong địa bàn Vị Thanh.

- 15 - Đồng thời, chúng ta có thể so sánh nét văn hóa đặc trưng giữa các vùng miền trong cả nước, giữa văn hóa Nam Bộ so với Bắc Bộ. Những phong tục hôn nhân truyền thống có ý nghĩa văn hóa vô cùng quan trọng không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà còn cả xã hội và đất nước. Tất cả những nghi thức được tiến hành đều không ngoài mục đích mong muốn cho đôi trai gái có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và chung thủy keo sơn đến suốt cuộc đời. Trong tiến trình nghi thức hôn nhân truyền thống ở Vị Thanh, quan niệm nhận thức mang nhiều nét đẹp thể hiện đạo đức, văn hóa và lối sống của con người. Những người sống trong thời kỳ chịu ảnh hưởng của hôn nhân truyền thống thường được hun đúc kỹ càng những phép tắc, kỷ cương, nhân cách sống vô cùng cao đẹp. Đặc biệt là khi nhắc đến người phụ nữ truyền thống. Đó là những người hội tựu đầy đủ các yếu tố rèn luyện về nhân cách bản thân, về cách cư xử với chồng, gia đình chồng cùng cách nuôi dạy con cái như thế nào cho phải đạo. Phong tục hôn nhân của người Việt ở Vị Thanh mang nét đặc trưng văn hóa của phong tục hôn nhân Nam Bộ, thể hiện sự gắn kết các thành viên trong gia đình dòng tộc và bộ mặt của cộng đồng xã hội lúc bấy giờ. Hơn nữa, phong tục hôn nhân còn thể hiện nét đặc trưng về văn hóa giao lưu giữa các dân tộc cùng sinh sống trong địa bàn Vị Thanh. Đồng thời, chúng ta có thể so sánh nét văn hóa đặc trưng giữa các vùng miền trong cả nước, giữa văn hóa Nam Bộ so với Bắc Bộ.

- 16 - CHƯƠNG 3 SỰ BIẾN ĐỔI TRONG LỄ CƯỚI NGƯỜI VIỆT Ở VỊ THANH HIỆN NAY 3.1. Các yếu tố dẫn đến sự biến đổi trong lễ cưới người Việt ở Vị Thanh hiện nay 3.1.1. Điều kiện kinh tế và lối cư trú * Điều kiện kinh tế * Lối cư trú 3.1.2. Điều kiện giáo dục 3.1.3. Khoa học kỹ thuật 3.1.4. Giao lưu đa văn hóa 3.2. Những biến đổi trong nghi thức lễ cưới 3.2.1. Biến đổi trong quan niệm Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, nghi thức trong hôn lễ cũng có sự biến đổi mạnh theo hướng thực tế - thực dụng hơn so với truyền thống, dù tốc độ và mức độ nhẹ nhàng hơn. 3.2.2. Biến đổi trong nghi thức Trong đời sống tinh thần của người Việt, lễ cưới là một việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi người. Nghi lễ đám cưới mang đậm phong vị dân tộc, được tổ chức khác nhau tùy theo từng vùng, miền, là phong tục tập quán đặc trưng nhất của dân tộc. Ngày nay, tuy có nhiểu thay đổi theo đà phát triển hiện đại của xã hội nhưng những lễ nghi truyền thống vẫn đóng vai trò chủ đạo trong đám cưới của người Kinh.

- 17-3.3. Ý nghĩa văn hóa của những biến đổi 3.3.1. Ý nghĩa trên phương diện cá nhân 3.3.2. Ý nghĩa trên phương diện truyền thống gia đình dòng tộc 3.3.3 Ý nghĩa trên phương diện cộng đồng và mục tiêu xây dựng nếp sống văn minh hiện đại 3.4. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phong tục hôn nhân ở Vị Thanh Tiểu kết chương 3 Vị Thanh là nơi cư trú của nhiều tộc người bên cạnh dân tộc Kinh. Giữa các tộc người luôn có sự giao hòa các nét văn hóa. Đặc biệt, người Việt chiếm số lượng dân cư đông đúc trong cộng đồng dân tộc nên trong nghi thức cũng như quan niệm nhận thức về hôn nhân của các tộc người (như Hoa, Khmer) luôn mang quan niệm nhận thức và nghi lễ của người Việt. Đó là những nét giống có sự dung hòa nhịp nhàng văn hóa giữa các tộc người tại địa bàn. Hiện nay, mọi mặt của đời sống có sự thay đổi nhanh chóng và rõ rệt so với trước đây (tính từ thời kì sau đổi mới), nhất là sự giao lưu hội nhập với các nước. Từ đó, con người có điều kiện tiếp xúc với nhiều kiến thức tiến bộ, tư duy ngày càng phát triển thì mối quan tâm đối với mọi mặt của đời sống cũng cần thay đổi phương pháp sao cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Hiện nay, được sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước về điều kiện kinh tế và lối cư trú Người Việt ở Vị Thanh cùng các điều kiện về giáo dục, khoa học kỹ thuật, giao lưu đa văn hóa, v.v. thì vấn đề về hôn nhân càng có chuyển biến khởi sắc so với trước đây. Luật pháp đã đưa

- 18 - ra những quy định về Luật Hôn nhân và gia đình, xã hội đơn giản hóa những nghi lễ phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình, những tập tục lạc hậu bị xóa bỏ; tất cả đều có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình dòng tộc và cả cộng đồng. Những phép tắc về giáo dục đạo đức trong nền văn hóa truyền thống là vô cùng đẹp (như công, dung, ngôn, hạnh, v.v.). Đó là giá trị cần gìn giữ và phát huy. Những luồng gió mới thổi bay đi những tập tục lạc hậu, hà khắc không còn tồn tại trong xã hội ngày nay. Đó là những điều cần loại bỏ. Tuy nhiên, sự giao lưu, hội nhập ấy nếu chúng ta không biết chọn lọc thì sẽ dẫn đến những nguy hại không ngờ cho cả thế hệ sau. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phong tục ở Vị Thanh là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với xã hội hiện nay.

- 19 - KẾT LUẬN Nói đến Việt Nam là nói đến đất nước có bề dày lịch sử oai hùng và nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Con người từ khi khai thiêng lập địa đến nay đã trải qua biết bao thăng trầm để xây dựng nên những trang viết ghi lại dấu ấn của thời đại. Qua thời gian, những chữ viết, sách vở có khi bị phai mờ do điều kiện khách quan nhưng những nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc thì không. Chúng luôn tồn tại mãi, là món ăn tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc. Trong xã hội hiện nay, lễ cưới của người Việt ở Vị Thanh vẫn còn gìn giữ được những nét văn hóa trong phong tục hôn nhân của người Việt nói chung, ở Vị Thanh nói riêng, cũng vậy, dù họ sống ở nông thôn hay thành thị. Điểm nổi bật trong văn hóa người Việt ở đây là trong các nghi lễ chuyển đổi trong hôn nhân ở mỗi vùng tuy có hình thức tổ chức khác nhau nhưng lễ vật, cách thức nghi lễ là không thay đổi nhiều. Nhưng vai trò và vị thế, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của cả chú rể và cô dâu là có thay đổi rõ rệt, vì nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội hiện nay. Con người từ khi sinh ra cho đến kết thúc cuộc đời đã được trải qua và chứng kiến nhiều phong tục, lễ nghi. Đặc biệt, trong đó có phong tục trong hôn nhân. Đây là phong tục có ý nghĩa nhất và vô cùng quan trọng của cuộc đời mỗi con người. Bên cạnh đó, hôn nhân chính là điều

- 20 - kiện để tái sản sinh ra con người, duy trì giống nòi qua từng thế hệ. Phong tục hôn nhân sẽ có sự khác biệt qua từng giai đoạn phát triển của xã hội và khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền. Đối với sự phát triển của xã hội, phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt ở Vị Thanh trước đổi mới cũng mang nhiều dấu ấn. Từ những nghi thức, trang phục đến những vật dụng được dùng đến trong lễ cưới đều mang nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Đó là hình ảnh của miếng trầu, hình ảnh chữ song hỷ, của cặp đèn cầy, của chiếc áo dài truyền thống hay lễ cúng gia tiên trước bàn thờ tổ tiên, v.v.. Tất cả đều mang ý nghĩa văn hóa nhất định. Đó là ước muốn cho những cặp trai gái tiến đến hôn nhân trở nên bền chặt, chung thủy, gắn bó keo sơn dù họ ban đầu có tình yêu hay không. Bên cạnh đó, đối với hôn nhân truyền thống còn có sự khuôn phép và những lễ nghi khắc khe trong quan niệm nhận thức của con người. Ở từng giai đoạn của lễ cưới, dù là trước, trong hay sau lễ thì con người ở thời điểm này phải thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc đã đặt ra. Những điều đó có tác dụng giáo dục con người trở thành những người có ích cho xã hội, những con người mang nhân cách và đạo đức hoàn thiện của một người Việt Nam. Tuy nhiên, sự khắc khe trong việc cha mẹ toàn quyền quyết định hôn nhân của con bên cạnh mong muốn cho con có mái ấm tốt thì sự tan vỡ trong tình yêu của các cặp trai gái đang yêu

- 21 - nhau cũng xảy ra rất nhiều. Có khi, họ phản kháng bằng việc cùng nhau bỏ trốn, gây nên những cảnh trớ trêu. Để giải quyết những vấn đề tồn tại ấy, xã hội ngày nay đã đề cao quyền tự do của con người bên cạnh những quy định của pháp luật, xóa bỏ những tập tục hà khắc, lạc hậu không còn phù hợp trong xã hội hiện tại. Đó là quy luật của sự vận động tất yếu. Đối với sự khác biệt giữa các dân tộc và vùng miền: dựa vào điều điện kinh tế và lối cư trú cũng như sự quan tâm của nhà nước về các chính sách giáo dục, khoa học kỹ thuật, giao lưu văn hóa thì những phong tục trong hôn nhân giữa các dân tộc, vùng miền có sự giao thoa. Ở Vị Thanh, dân tộc Việt chiếm phần đông cùng sinh sống với tộc người Hoa, Khmer. Vì vậy, trong văn hóa của hai tộc người này mang nét văn hóa của người Việt và ngược lại, trong văn hóa Việt cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nền văn hóa của Trung Hoa. Bên cạnh đó, đối với bối cảnh xã hội Vị Thanh hôm nay cùng sự tiếp thu của nền văn hóa các nước. Đặc biệt là của luồng văn hóa phương Tây thì những quan niệm cũng như nghi thức trong phong tục hôn nhân có sự biến đổi mạnh. Quan niệm nhận thức về hôn nhân cũng trở nên thoáng hơn, cuộc sống con người trở nên thoải mái hơn, những nghi thức cũng trở nên đơn giản hóa sao cho phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình. Những biến đối ấy đều mang lại những ý nghĩa nhất định trên phương diện cá nhân, gia đình dòng tộc, trên phương diện cộng đồng và xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại. Tuy nhiên vẫn tồn tại

- 22 - nhiều mặt tiêu cực trong xã hội hiện nay - những phong tục hôn nhân bị hòa tan theo văn hóa phương Tây. Tình trạng kết hôn với người nước ngoài qua con đường môi giới ngày càng tăng, nhất là ở các vùng nông thôn đã dẫn đến nhiều hậu đáng tiếc cho các cô gái Việt Nam. Qua đó, chúng ta cần phải xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phong tục hôn nhân, đặc biệt là ở Vị Thanh thành phố đang từng bước đi lên phát triển toàn diện về các mặt để hạn chế tình trạng tiêu cực nói trên. Nhìn chung trong xã hội xưa hay ngày nay thì nghi lễ cưới của người Việt ở Vị Thanh vẫn có những nét tương đồng như những vùng đất khác ở Tây Nam bộ. Tuy nhiên đối với nghi lễ cưới của người Việt nơi đây cũng có những nét riêng biệt, đặc biệt là cuộc sống con người nơi đây mang đậm chất nội đồng, gắn với đồng ruộng mênh mong, đặc biệt là cuộc sống sông nước có Kênh Xáng Xà No nổi tiếng, cho nên trong cưới hỏi ở đây cũng ảnh hưởng không ít từ những yếu tố này. Có không ít câu ca dao, tục ngữ thể hiện tình thương trai gái rồi đi đến hôn nhân. Kênh xáng mới đào, tàu Tây mới chạy Thương thì thương đại, bớ điệu chung tình Con nhạn bay cao khó bắn, con cá ở ao Quỳnh khó câu Hay câu Quả năm ngăn trong lòng son đỏ Mấy lời to nhỏ bỏ bậu sao đành Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành Tàu Tây kia liệt máy anh mới đành bỏ em

- 23 - Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, có nhiều chính sách, chủ trương để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời, với việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của người người Việt đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng bào người Việt ở Vị Thanh luôn tin tưởng vào niềm tin của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Do đó, cần có sự nhất quán trong quan điểm giữa các chính sách của Đảng và dân. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng quản lý về lĩnh vực văn hóa, xã hội từ Trung ương đến địa phương cần có chính sách, chương trình, kế hoạch cụ thể và cấp bách để bảo tồn và phát huy hiệu quả hơn di sản văn hóa phi vật thể truyền thống của mỗi dân tộc nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.