Báo Giấy Tháng 4 năm 2014 Năm thứ 1 Số ra mắt P.O. Box 1745, Garden Grove, CA Thư Tòa Soạn T

Tài liệu tương tự
Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Phần 1

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Cúc cu

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Document

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

No tile

Bao giờ em trở lại

Document

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Phần 1

Công Chúa Hoa Hồng

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

VINCENT VAN GOGH

No tile

Microsoft Word - chantinh09.doc

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Document

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

No tile

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

hanhtrinhdenUC_2917JUN05

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

mộng ngọc 2

Phần 1

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Microsoft Word - Conduong.doc

Phần 1

J

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

No tile

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phần 1

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Gian

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

J

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

No tile

giới thiệu thận nhiên Thơ của những người đàn bà 30 tuổi Trong bài này, chúng tôi giới thiệu bốn gương mặt thơ nữ đương đại hiện sống trong nước, cùng

Document

Tùng, Một Chỗ Ngồi Dưới Chân Cầu Thang _ (Nguyễn Vĩnh Nguyên) (Tạp ghi)

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

No tile

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Document

CHƯƠNG I

No tile

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ


No tile

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Do có sự ký thác từ bốn câu thơ khoán thủ của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, ngôi nhà của Mõ lúc nào cũng có hoa trổ sặc sỡ bốn mùa, không những hoa trổ tro

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

36

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Table of Contents Chương 1: 27 NĂM LÀM CẢNH VỆ CHO MAO TRẠCH ĐÔNG, ĐIỀU KHÓ QUÊN NHẤT LÀ 10 NĂM ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA Chương 2: BÁO CHỮ TO "PHÁO BẮN V

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

CHƯƠNG I

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Tác Giả: Tuyết Nhung NGƯỜI ẤY LÀM SAO QUÊN PHẦN VI Ôm bó hoa hồng còn ngậm sương đêm trong tay, lòng Hạnh Nguyên gợi lên bao câu hỏi mà cô không tài n

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

VINCENT VAN GOGH

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277


VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Bản ghi:

Báo Giấy Tháng 4 năm 2014 Năm thứ 1 Số ra mắt Email: tanhinhthuc@yahoo.com www.thotanhinhthuc.org P.O. Box 1745, Garden Grove, CA 92842 Thư Tòa Soạn Trong tiến trình hình thành, thơ Tân hình thức Việt là một thể thơ không vần thuần Việt, được kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Bước tiếp theo, chúng tôi nối kết cách đọc trên trang giấy theo truyền thống, và trên online. Điều này được khai triển từ phong cách tân chiết trung của Tân hình thức Việt. Đây là tờ báo giấy gọn nhẹ của thời công nghệ mới, có lẽ cũng chỉ thích hợp với thơ Tân hình thức, và là một trong những ưu thế của dòng thơ này. Trên thực tế, sau nhiều năm đọc trên online, chúng ta nhận ra rằng, đọc trên trang giấy vẫn là một cái thú không thể từ bỏ. Thơ Tân hình thức là một hình thức tối giản của báo giấy, đáp ứng nhu cầu chuyển tải qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Với 8 trang khổ A4, quí bạn nhận được, save vào CD hay USB, rồi đem ra tiệm copy, in ra giấy, vừa tiện lưu giữ, vừa đọc trên trang giấy. Vì ít trang, nên tờ báo chú trọng vào những sáng tác và bài viết phê bình, tiểu luận ngắn và chọn lọc. Tờ báo giấy Thơ Tân hình thức dự trù, mỗi tháng 1 số, bắt đầu từ tháng 4 2014. Mong quí bạn ủng hộ, bằng cách copy ra và giới thiệu tới những bạn đọc khác. Xin thành thật cảm tạ. Vương Ngọc Minh BIỂN CẠN CỢT tôi hỏi con chim bói cá mày có thấy tao ở đây hôm qua nó đáp hôm qua chả có đám mây nào ở đây hết mẹ rượt cái cọc nhọn tôi nói hừm có lẽ nào mày quên rồi ư nó đáp suýt nữa tôi té nhào lộn cổ từ cái cọc nhọn đấy tôi hỏi lại gằn từng chữ mày có thấy tao ở đây hôm qua con chim bói cá ra vẻ nghĩ ngợi nó đáp hôm qua anh có muốn như vậy đâu anh mơ thì có mẹ rượt cái cọc nhọn tôi nói có lẽ nào mày quên rồi ư nó đáp có một thằng điên cắm cái cọc nhọn kêu tôi đứng trên đó suýt nữa tôi té nhào lộn cổ tôi đưa mắt nhìn con chim bói cá hỏi gằn từng chữ hôm qua mày có thấy tao ở đây ra vẻ nghĩ ngợi con chim bói cá đáp hôm qua có cái gì đáng để nhớ lại chứ suýt nữa tôi té nhào lộn cổ từ cái cọc nhọn đấy tôi đảo mắt nhìn quanh mẹ rượt cái cọc nhọn con chim bói

Thơ 2 cá cứ chực đổ nhào tôi nói mày chưa bao giờ chú ý đến điều gì cả cuộc đời có bao giờ hết chuyện chứ tốt hơn mày trả lời tao là mày có thấy tao ở đây nghĩa là trên đời này hôm qua con chim bói cá hết còn ra vẻ nghĩ ngợi nó lưỡng lự đáp tôi đã nhìn lên đầu thấy mây nhiều vô kể có phải hôm qua anh là mây? suýt nữa tôi té nhào lộn cổ đấy! Khế Iêm TRỜI ĐÃ KHUYA loay hoay dàn trang thơ tân hình thức ngẫm nghĩ ngẫm nghĩ làm cách nào phân hai cột song song cho hai khuôn mặt hai bài thơ hai hiện thực hiện hình bắt mắt người đọc mà người đọc thì khó tính đấy chợt động tâm đánh rớt một bài thơ trên trang thơ vội bôi bôi xóa xóa ngẫm nghĩ ngẫm nghĩ trong phút giây một bài thơ rớt trên trang thơ thì có gì đáng nói sao lại cứ băn khoăn về một chuyện chẳng ra đâu chẳng phải trong đời đã đầy nỗi hẩm hiu hẩm hiu sao thôi thì cứ để nó đó để nó bay bay trong gió dầu gì cũng phải dàn cho xong trang thơ rồi đi chứ nấn ná biết đến bao giờ trời đã khuya trời đã khuya từ lâu. Tín Trường TIẾNG BÊN KIA Tiếng thì thào không phải không phải tiếng đang thì thào nhưng cứ thì thào ở bên kia khi bên này với tôi chỉ là bên im lặng bởi chung quanh chỉ là bốn phía tường và chỉ có tôi làm động đậy mọi thứ chung quanh mà thôi dù tiếng rất nhỏ như tiếng lầm bầm của tôi như tiếng sột soạt có vẻ mệt mỏi trong căn phòng buổi chiều mà bên kia bên đó vẫn tiếng thì thào đó tiếng nói không nói về tôi mà sao tôi lại nghe làm gì khi kéo dài liên tục qua một thứ không gian buổi chiều khi không phải tiếng thì thào mà sao tôi lại cứ lắng nghe. Nguyễn Thói Đời ĐÁM GIỖ Có những cuộc đời dài dài đến tận đời con đời cháu đời chít có những cuộc đời ngắn ngắn đến chưa kịp thấy mặt người... có những

3 Tân Hình Thức bữa tiệc đông đông đến độ đầy cô hồn ngạ quỷ có những bữa tiệc vắng vắng đến độ chẳng thấy mình ngồi ở đâu... đám giỗ!!! Thiền Đăng BÀI THƠ, TÔI & NHÂN VẬT THỨ BA Đó là bài thơ kể về nhân vật thứ ba bài thơ kể về nhân vật thứ ba như là chính tôi vì khi tôi đọc bài thơ kể về nhân vật thứ ba thì tôi nhận ra tôi trong chính nhân vật thứ ba đó hắn có mái tóc giống mái tóc của tôi hắn có nỗi niềm giống nỗi niềm của tôi hắn có những cơn mộng mị giống những cơn mộng mị của tôi hắn có nỗi đau giống nỗi đau của tôi mỗi tối tôi thấy hắn trở về người dính đầy cát và một ít hơi men lẫn mùi nước biển hắn đẩy cửa và tôi thấy hắn bước vào rồi lại là hắn bước vào tiếp theo lại chính là hắn bước vào bước vào bước vào bước vào như những cái bóng vâng như những cái bóng hắn bước vào bước vào bước vào như những cái bóng như những cái bóng hắn bước vào tôi. Nguyễn Hoài Phương PHIÊN CHỢ Những con người cũ và những mặt hàng cũ những người bán hàng cũ bán những mặt hàng cũ cho những người mua cũ những người mua cũ mua lại những mặt hàng cũ của những người bán cũ cả phiên chợ rộng mênh mông toàn những đồ cũ được trao qua đổi lại giữa những con người cũ chẳng có cái gì mới vì tất cả những cái tưởng chừng rất mới đều là những cái rất cũ tất cả những cái tưởng chừng rất mới ấy đều là những cái rất cũ từ những cái rất cũ thuộc về những cái rất cũ được sản xuất lại bằng những dây truyền cũ công nghệ cũ con người cũ trông cứ như là mới thật ra là mới nhưng thật ra lại vẫn rất cũ những mặt hàng cũ từ những nơi cũ được bán qua bán lại mua qua mua lại giữa những con người cũ rồi lại trở về những nơi cũ chẳng có cái gì mới từ phiên chợ này đến phiên chợ khác từ tuần này đến tuần khác tháng này đến tháng khác năm này đến năm khác những mặt hàng cũ đã bán rồi vẫn bán lại những mặt hàng cũ đã mua rồi vẫn mua lại chẳng ai bán được cái gì mới cũng chẳng ai mua được cái gì mới và cũng chẳng có ai mới ai cũng rất cũ vô tình cũ cố tình cũ bị bắt ép phải cũ tình nguyện cũ cũ đến nhàm chán đến chẳng thể cũ hơn được đến càng cũ lại càng tưởng rằng rất mới càng đi về phía cũ thì lại tưởng càng đi về phía mới và cứ thế ngày lại ngày các phiên chợ diễn ra 3 12 06

Thơ 4 Xuân Thủy CHO ANH Mặt trời làm mỗi việc mọc lên rồi lặn xuống mặt trăng mọc lên rồi tắt ngấm cứ thế cứ thế như trái đất quay không dừng lại chán phèo như anh đang nhớ em xa em buồn lạm dụng thơ thay ma túy để quên dần một động tác chán phèo của em nhấc điện thoại rồi đặt xuống dù đã hứa gọi... 06/5/2013 Hoàng Huy Hùng CHUYỆN CỦA CHÀNG VÀ NÀNG Chuyện của chàng và nàng sẽ chẳng có gì hơn để nói như chuyện ngày xưa biển chưa có cát như bây giờ và chuyện của chàng và nàng sẽ luôn là câu hỏi vì sao sóng cứ vỗ vào bờ cát trắng mà chàng háo hức ngỡ như chàng là con sóng biếc vỗ vào bờ của nàng để lộ lên những con dã tràng trắng phớ cặm cụi cặm cụi trên bờ cát trắng lạnh như băng khi chàng vui vẻ ăn kẹo dẻo dành cho trẻ con mà nàng mời chàng rồi chuyện của chàng và nàng sẽ có thêm thứ để nói như ngày nay biển đã có cát như bây giờ và vì sao sóng cứ vỗ vào bờ của nàng êm ru êm ru khi chàng vui vẻ ăn kẹo mà nàng dành cho trẻ con khi chàng vẫn vui vẻ ăn kẹo, chợt chàng reo: A! Con thỏ kìa! Hạc Thành Hoa GIẤC MƠ CỦA ĐÁ Không còn tảng đá nào được yên thân bởi tiếng búa và tiếng đục vang lên vang lên ngay dưới chân nàng đang nuôi một giấc mơ đến thành đá từ khi có đá dù trơ trọi một mình vẫn đứng cho bầu trời bớt trống nàng tối sầm những khi trời chuyển mưa lại xanh ngay khi trời vừa tạnh nếu một ngày nàng âm thầm bước xuống thì cả bầu trời trống trài vô cùng giấc mơ cũng không còn nữa nàng đã thật sự chết ngay khi vừa sống khi tôi rời thị xã ra đi thì nàng đã hóa đá hôm nay dưới mầu trời xanh ngày đó không biết nàng có còn là đá những nhát búa cuộc đời và chiếc đục thời gian có để cho nàng được yên với giấc mơ của đá. Lê Hưng Tiến LU LU đêm qua con chó Lu Lu ru rú ngọn gió độc mộc làm khối âm thanh được đúc bằng ống khí nhòn nhọn nhưng chẳng ai dám chĩa

5 Tân Hình Thức vào khu bảo tồn đồng tiền tiếng nói khi mặt trăng gối mộng Lu Lu mang giấc khuya bên lề hoang mang bằng âm thanh vữa ra từng khối đá trắng dã như lời nói khống hu hú những linh hồn bảo tàng. Và đêm nay con chó Lu Lu cũng ru rú ngọn gió độc mộc khi chiếc mặt nạ bày biện những hợp âm át giảm khiến Lu Lu nhảy khỏi cái bóng nó rùng rục linh cảm từ những sợi đêm chằng bẵng rung lên nhưng chẳng ai dám đóng cửa khu bảo tồn đồng tiền tiếng nói Hồ Đăng Thanh Ngọc TRONG MƯA XUÂN qua cùng cái mũ và cái mũ đi qua cùng áo mưa và cái mũ áo mưa chiếc ô đi qua và cả cô gái để đầu trần đi dưới mưa mái tóc ướt như một bản hòa tấu puppet on a string của Poul Mauriat trong làn mưa xuân những li ti giọt nước đang vô vàn chuyện kể về những lời tỏ tình đã chảy thành sông hôm qua đổ vào để sáng nay đổ vào biển khơi thành những đợt sóng triều dâng hôn khẽ khàng lên những dấu chân chim trên bờ cát vắng trong làn mưa xuân trong những câu chuyện tình như có lửa như chúng đang nở hoa trong làn mưa xuân vòm long não kể câu chuyện một ngàn lẻ một về chiếc ô đi qua chiếc áo mưa đi qua về chiếc ô đi Sách Nhận Được Đại Nguyện Của Đá, tập thơ Tân hình thức của Đoàn Minh Hải do nhà xuất bản Thanh niên, 2013, 175 trang. Nói với Đá hoặc nghe Đá nói, đều là thái độ rất khiêm cung và chân thành của Đoàn Minh Hải. Đọc những trang bản thảo Đại Nguyện Của Đá tôi chợt ngộ ra, Đoàn Minh Hải không hề nhân cách hóa cho Đá. Anh chỉ phát hiện nhân cách vốn có của Đá. Một nhân cách tự nhiên tự tại, một nhân cách bất dịch bất biến, một nhân cách tồn tại vĩnh hằng. Dù sinh vật có hóa thạch hay không! (Trần Yên Thảo) Ký Ức Của Bóng, Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh, 175 trang, Phố Văn xuất bản 2013. Những con chữ được sinh thành từ tình yêu Thi Ca / Nguyễn thị Khánh Minh, khoác nơi tay những hình tượng mới mẻ. Hắt trên dặm trường nhân thế, những chiếc bóng lấp lánh thương yêu và, những nhịp chuyển, di đầy tách, thoát hôm qua. Dù cho đôi lúc, nghỉ chân nơi dọc đường gập ghềnh trí tuệ cam go, đôi bạn tình Thi ca / Nguyễn Thị Khánh Minh chợt thấy: Thương niềm đau từng mặc chữ long lanh (Du Tử Lê)

Thơ 6 TRÒ CHƠI TÂN HÌNH THỨC: MỘT DIỄN GIẢI Luân Nguyễn Thơ Tân hình thức (new formalism verse) là hiện tượng tuy không còn hot, nhưng vẫn tân kỳ. Bài này chỉ lẩy ra vài ý (gọi là) như một liên hệ ngang về tính tư tưởng của thơ Tân hình thức. 1. Tân hình thứcviệt Trường phái thơ đầu thế kỷ XXI Thơ Tân hình thức (new fomalism) là một trường phái thơ khởi phát ở Mỹ thập niên 80 thế kỷ trước. Tiếp thu trường phái thơ Mỹ này, trường phái thơ Tân hình thức Việt được thành lập bởi một nhóm nhà thơ Việt kiều với Tạp chí Thơ, thập niên đầu thế kỷ XXI. Theo Đặng Tiến 1, số báo phát hành thơ Tân hình thức đầu tiên là số 18, xuân 2000. Sau, những nhà thơ Tân hình thức gồm cả những nhà thơ trong nước. Khế Iêm vừa là người thực hành thơ tích cực nhất, vừa là nhà lập ngôn cho Tân hình thức Việt cùng với hàng loạt ấn phẩm và sân chơi Thotanhinhthuc.org. Khế Iêm nêu ra mấy đặc trưng của thơ Tân hình thức: 1, Vắt dòng, 2, Lặp lại, 3, Tính truyện, 4, Ngôn ngữ đời thường (để đưa cuộc sống thông tục vào thơ). Nếu căn cứ vào 4 tiêu chí này, thơ Tân hình thức đã xuất hiện trước khi có Tạp chí Thơ rất lâu. Ngôn ngữ dung tục và lối kể đã có trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến (thơ trung đại) (kê khoai, phì phạch, sướng, cọc, lỗ, đĩ, chợ búa, dưa muối, ); kỹ thuật vắt dòng trong Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ (Trời cao xanh ngắt ô kìa /Hai con hạc trắng bay về bồng lai), trong nhiều bài thơ Bích Khê (thơ Mới trước 1945). Nhưng đó, theo tôi, không phải là thơ Tân hình thức. Lý do nằm ở nền tảng tư tưởng. Nỗ lực đưa cuộc sống hàng ngày vào văn chương ở thơ Nôm trung đại rõ ràng là một tiến bộ lớn: chứng minh khả năng trở thành chất liệu nghệ thuật của ngôn ngữ dân tộc, góp phần thay đổi điểm nhìn của nhà thơ trước cuộc sống, qua đó, hình thành bộ phận văn học mới song hành với văn học quan phương: dùng chữ Hán, nặng về chuyển tải chữ nghĩa Thánh hiền. Văn học, có thể nói, trở nên dân chủ hơn. Tuy nhiên, điểm tựa tư tưởng không đổi nhiều: ý thức về địa vị ngoại biên của mình. Từ đây, nhà thơ dù thản thiên hay diễu cợt, cuối cùng cũng vẫn thừa nhận một trật tự đã định. Tư tưởng và thực hành thơ của Tân hình thức khác: ý thức mình như một trung tâm. Tôi gọi là trò chơi tư tưởng, xin trình bày cụ thể ở phần kế sau. 2. Tân hình thức- trò chơi tư tưởng 2.1. Bóng ma của thơ cũ; sự hóa giải của Tân hình thức Thơ, trước Tân hình thức có thể gọi là thơ cũ. Thơ cũ là thơ của sự ước thúc. Ước thúc của ngữ pháp và tư duy, sâu hơn, của tư tưởng. Ngữ pháp thơ đương nhiên không tuân thủ theo luật thường của ngôn ngữ giao tiếp và câu văn xuôi. Bản thân thơ là sự viết sai ngữ pháp. Tuy nhiên, đến trước khi có thơ tân hình thức, ngữ pháp vẫn rất được thi nhân chú trọng trong đặc trưng của thể loại. Từ thơ cổ điển đến thơ mới giai đoạn 1932 1945, thơ Miền Nam và thơ thời chiến ở Miền Bắc, nhà thơ bao giờ cũng quan tâm đến ngữ pháp. Ngữ pháp được xác lập bởi các thành phần câu và trật tự của chúng. Điều được coi là thơ nhất nằm ở hệ thống ngôn từ giàu chất thơ. Ước lệ, trừu tượng, tu từ trở hành xác quyết cho thơ.

7 Tân Hình Thức Thơ Tân hình thức không thỏa mãn với các quy chuẩn vốn có. Các nhà chủ trương và những nhà thực hành thơ xác lập dạng thức tồn tại mới cho thơ nhằm đưa thơ vượt lên quy ước ranh giới thể loại trong cách chia ba cổ điển: tự sự trữ tình kịch. Song, nhà thơ không viết thơ như thực hiện thú tiêu khiển thuần túy: đằng sau mỗi bài thơ là lý luận thơ để từ đó đẩy thơ tới chỗ phi luận lý 2 (Khế Iêm). Thơ Tân hình thức cũng là thơ tân tư tưởng. Tân hình thức xuất phát bằng một điểm tựa khác, một góc nhìn hoàn toàn khác thơ cũ. Nó đặt lại vị trí của các quy chế thẩm mĩ ngôn ngữ tưởng đã là tối ưu, là chân lý. Sáng tạo thơ Tân hình thức có giá trị của hành động tìm một đời sống khác, đời sống của riêng nó, tránh nguy cơ hòa tan do quán tính thơ (quan điểm, sáng tác) từ quá khứ. Thơ là tiếng nói sinh động, mới mẻ, không lệ thuộc. Từ điểm nhìn của thời trung đại, người ta sẽ không thể hình dung được đến một khi người ta viết thơ không cần vần điệu, người ta thoải mái phơi bày nỗi khát thèm ái tình, người ta đòi chốn chạy, ca thán cuộc đời. Nhưng điều đó vẫn xảy ra, và được gọi là cuộc cách mạng. Cách mạng tức là tiến bộ (trái với phản động: chống lại sự vận động khách quan). Cuộc cách mạng ấy diễn ra đã gần trăm năm. Dĩ nhiên, tiến hóa tinh thần của người Việt không thể dừng lại ở điểm mốc hàng thế kỷ trước. Một/những cuộc cách mạng tinh thần (văn học) luôn có nhu cầu bùng nổ là điều tất yếu. Thơ Tân hình thức, theo tôi, đang muốn trở thành cuộc cách mạng như thế. Đó cũng là tiến trình tất yếu của tinh thần mọi xã hội trên đà tới văn minh. Lịch sử thơ Việt đã (sẽ) có diện mạo mới với thơ Tân hình thức. Đầu tiên, thơ Tân hình thức là điểm mút chưa hoàn kết của lịch sử thơ. Điều đó có nghĩa, lịch sử thơ đang làm một cuộc chơi bằng Tân hình thức, sau khi đã làm những cuộc chơi tương tự với thơ Mới 1932 và thơ Miền Nam. Lịch sử thơ là lịch sử không dừng các cuộc chơi tân hình thức (new fomalism) để qua đó, thực hiện cuộc chơi tân tư tưởng (new thought). Tiếp nữa, lịch sử thơ (văn học nói chung) là lịch sử được nhìn tổng quát, công bằng và dân chủ. Tân hình thức có khả năng vạch ra rằng, không gì hài hước và phản động (theo nghĩa chân chính nghĩa triết học) bằng việc chỉ xem lịch sử thơ chỉ là sân chơi của bộ phận đương nhiên chính thống. Tân hình thức chưa hoàn toàn vô hiệu hóa ngữ pháp. Ngay cả ở những nhà thơ cách tân nhất, người ta vẫn phải dựa vào quan hệ ngữ pháp biến thể để luận ngữ nghĩa. Ở Khế Iêm và các nhà Tân hình thức, giới hạn của ngữ pháp câu bị phá rỡ, nhưng quan hệ trật tự từ vẫn có ý nghĩa quan trọng để lý giải thơ. Khế Iêm coi vắt dòng là lối diễn ngôn đặc trưng của tân hình thức. Nói rộng ra, vắt dòng cũng chỉ là một trong nhiều cách thức của diễn ngôn thơ Tân hình thức, cùng với lối nói không vần, hạn chế chấm phẩy, Như thế, ngữ pháp Tân hình thức là một thứ ngữ pháp của sự chơi, hay, nhà thơ tỏ rõ quyền lực ở trò chơi ngữ pháp. Nhà thơ giải thiêng ngữ pháp (cũ) quy chuẩn và uy quyền để xác lập một ngữ pháp khác không có quy tắc. Tổ chức câu thơ rất mờ nhạt, nếu không muốn nói là bị vô hiệu hóa. Mỗi dòng thơ, qua thủ pháp vắt dòng (enjambement), mất toàn bộ tính tự trị, phải hòa vào bối cảnh. Trước, bối cảnh ngữ nghĩa của bài, sau, bối cảnh của sự đọc (reading). Ngôn ngữ Tân hình thức đang thực hành quan niệm ngôn ngữ của Wolfgang Huemer: Bằng việc tập trung vào nhu cầu khẩn thiết được nói ra những gì khó diễn đạt và tìm những cách thức mới để thể hiện điều đó, nhà thơ đã đưa ngôn ngữ đến những giới hạn của nó, thậm chí có khi còn vượt qua nó 3. Thơ Tân hình thức là thơ của những sự vụ tầm thường. Lối kể miên man, có khi không logic, ít có trọng tâm, nội dung khá lặt vặt. Cái gì cũng có thể đem vào thơ, khái quát hơn, thơ có ở mọi nơi (Khế Iêm). Điều này có nghĩa gì? Lối tư duy biện biệt là bóng ma hãi hùng nhất của thơ cũ (tạm gọi thế). Biện biệt là cội nguồn của cái nhìn nhị phân: chính phụ, chính thống ngoại lề, sang quý bình phàm, Nó, bao giờ cũng kèm một kiểu theo thái độ, hành động văn hóa xã hội chính trị tương thích, trong đó, nhất định phải loại bỏ hay ít ra, gạt bỏ bộ phận được cho là kém giá trị văn hóa và thiếu tư cách xã hội cần có. Một thực tế rằng, như M. Foucault nói, Mỗi một xã hội có cái chế độ về chân lí (regime of truth) của nó. Chân lý không độc lập tuyệt đối và vĩnh

Thơ 8 cửu. Nên, mỗi thời đại quyền lực tự chọn lấy chân lý, qua đó, có một diễn ngôn (discourse) của riêng nó. Diễn ngôn thi ca Tân hình thức (discourse of new formalism verse) là diễn ngôn, trước, vốn thuộc ngoại vi, nay, được đẩy vào trung tâm trong khát vọng trở thành diễn ngôn thời đại. Loại ca dao tân thời (Đặng Tiến) ấy, trước, là ngôn từ nơi xóm làng, vỉa hè, xó bếp, tóm lại, là ngôn từ hàng ngày (thứ diễn ngôn phù sinh ephemeral discourse trong quan điểm M. Foucal), đến nay, đòi trở thành quyền lực trong bối cảnh tinh thần xã hội đa trung tâm. Nó đòi hỏi chân lý mới, tức là bác bỏ thứ diễn ngôn đầy uy quyền đã được xác lập địa vị trung tâm. Khi không có điều gì là trung tâm, một trung tâm trở thành đa trung tâm, uy quyền tuyệt đối bị tước bỏ. 2.2. Tân hình thức, cuộc chơi của người đọc Thơ dễ, thơ quen sẽ không kén độc giả. Thơ khó, thơ khác thì ngược lại, có thể làm nản độc giả. Người đọc chỉ mới được phát hiện chưa đầy nửa thế kỷ, trong khi với người viết và văn bản là hàng ngàn năm. Nhưng với Tân hình thức, người đọc nghiễm nhiên có chỗ đứng quan trọng của cuộc chơi. Các trò chơi ngôn ngữ không có những quy tắc trong bản thân chúng, mà được cấu tạo nên từ sự thỏa thuận mặc nhiên hay minh nhiên giữa những người tham gia cuộc chơi 4. Đứng trước thơ Tân hình thức, người đọc bị phân hóa (ủng hộ không ủng hộ). Những người quen với mĩ cảm cũ sẽ gặp khó khi đọc thơ khác. Những người đọc bằng vai thì ra sức cổ súy. Cả hai nhóm đều tạo nên đời sống cho thơ Tân hình thức, những vai trò quyết định thuộc về nhóm độc giả hiểu thơ. Sự xuất hiện và khả năng tồn tại của thơ Tân hình thức được quy định bởi chính người đọc với ý thức / kiến văn cá nhân độc lập: bản sắc thơ không nhất thiết tùy thuộc vào ngôn ngữ mà tùy thuộc vào cách nhìn, cách xử thế ở nhiều môi trường và cảnh khác nhau 5. Người đọc Tân hình thức, có điểm chung nhất định với độc giả tri âm của thơ trung đại nói riêng, độc giả của thơ cũ nói chung: nằm trong hệ giá trị với người viết. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở ba điểm: 1, Độc giả tri âm không chỉ phải hiểu thơ mà qua thơ, còn phải tri tâm, tức hiểu người (viết). Độc giả Tân hình thức chỉ cần hiểu thơ theo năng lực văn hóa của mình. 2, trước thơ cũ, độc giả có thể bằng lòng với quán tính thơ của mình, trước thơ Tân hình thức, độc giả phải tự cách mạng chính mình. 3, Độc giả tri âm hiểu thơ chỉ để chia sẻ tâm sự tác giả; độc giả Tân hình thứcthấy phải hành động cùng tác giả: hàng động tri thức và hành động văn hóa. Hành động ấy có giá trị cấp nghĩa cho thơ. Người đọc, theo đó, bị đòi hỏi một tinh thần cấp tiến để không lảng tránh hay định kiến với cái mới, cái khác, trước là trong khía cạnh sáng tạo thơ, sau, trong cuộc chơi ở đời. (Trích Kỷ Yếu Sông Hương) Tham khảo 1. Đặng Tiến, Tân hình thức, nhịp đập của thời đại, http://thotanhinhthuc.org/thokhongvan/introduction.html 2. Khế Iêm, Vũ điệu không vần, tứ khúc và những tiểu luận khác, Nxb Văn học, Hà Nội, 2011, trang 140. 3. John Gibson & Wolfgang Huemer, The Literary Wittgenstein, London & New York: Routledge, 2004, pp 6. 4. Jean-Francois Lyotard, Hoàn cảnh hậu hiện đại, Phạm Xuân Nguyên dịch, Nxb Tri Thức, Hà Nội, 2007, trang 80 81. 5. Khế Iêm, Vũ điệu không vần, tứ khúc và những tiểu luận khác, Nxb Văn học, Hà Nội, 2011, trang 138.