BỘ TÀI CHÍNH Số: 194/2013/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 17 t

Tài liệu tương tự
1 BỘ TÀI CHÍNH Số: 133/2018/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 Dự thảo THÔNG TƯ H

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 74/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VI

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

QUY CHẾ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GNVT XẾP DỠ TÂN CẢNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 192A/QĐ-HĐQT ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Chủ

BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 05/2015/TT-BXD Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015 THÔNG TƢ Quy định về q

BỘ CÔNG THƯƠNG -

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH NƯỚC SẠCH NAM ĐỊNH DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG Nam Định, năm 2017

DU THAO DIEU LE TO CHUC VA HOAT DONG NHTMCP NGOAI THUONG VIET NAM

BỘ TÀI CHÍNH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 11 /CT-TTg Hà Nội, ngàyíitháng 4 năm 2019 CHỈ THỊ về một số giả

BỘ TÀI CHÍNH

NghÞ ®Þnh 132

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

QUỐC HỘI

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 63/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014 N

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI Luật số: 68/2014/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬT DOANH NGH

THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 11/2010/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2010 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGO

Microsoft Word - BXD_ TT-BXD_

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ III.2018 Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/09/2018 HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 201

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 198/2012/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

Điều lệ Công ty CP Chứng khoán MB

LIÊN TỊCH

BỘ ĐỀ THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2017 MÔN THI: TRẮC NGHIỆM NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN (Mã: TACH_ 400 câu) Câu 1: Theo Điều 55 của Luật Kế t

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

52 CÔNG BÁO/Số /Ngày Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th

Điều lệ Công ty Cổ phần

BỘ TÀI CHÍNH

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

BCTC Mẹ Q xlsx

CÔNG BÁO/Số ngày BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 225/2010/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 119/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2018 N

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cản

(Microsoft Word - Th\364ng tu 78_2014_TT-BTC)

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 78/2014/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THANH TRA CHÍNH PHỦ Số: 08/2013/TT-TTCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2013 THÔNG TƯ Hướn

Microsoft Word - TT08BKHCN.doc

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 138/2017/TT-BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 146 /2011/TT-BTC Hà Nội,

Microsoft Word - du thao doc.doc

AC401VN Du thao BCTC da kiem toan Portcoast_sent

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 180/2015/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phú

QUỸ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HƯNG THỊNH VINAWEALTH (VEOF) ĐIỀU LỆ QUỸ THÁNG 12 NĂM 2013

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 28/2018/TT-BTC Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2018 THÔNG TƯ Hướng dẫn lậ

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

PHỤ LỤC 01: NỘI DUNG ĐIỀU LỆ DỰ KIẾN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TT Nội dung Điều lệ hiện hành Nội dung Điều lệ dự kiến sửa đổi/bổ sung Lý do 1 Điểm l khoản 1 Đi

LUẬT XÂY DỰNG

MỤC LỤC Chương I... 1 QUY ĐỊNH CHUNG... 1 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh... 1 Điều 2. Giải thích từ ngữ... 1 Điều 3. Quy chế quản trị công ty... 2 CHƯƠNG

CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 198/2004/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004 NGHỊ Đ

- Minh bạch trong hoạt động của Petrolimex; - Lãnh đạo và kiểm soát Petrolimex có hiệu quả. 2. Trong Quy chế này, các tham chiếu tới một hoặc một số đ

L y BỘ TÀI CHÍNH Số: 123/2012/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2012 THÔNG TƯ Hướng dẫ

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 167/2017/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

TỔNG CÔNG XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN 185 DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN 185 NGHỆ AN, THÁNG 08 NĂM

Microsoft Word - VCB-2010-Review-Separate-QuyIII_Final

Lo¹i tµi khon I

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 155/QĐ-BGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Ban hà

BỘ XÂY DỰNG

Microsoft Word - Bai giang ve quan ly DADTXD doc

BaoCaoTNQuyHuuTriTuNguyen2018.indd

CÄNG TY CÄØ PHÁÖN XÁY LÀÕP THÆÌA THIÃN HUÃÚ THUA THIEN HUE CONSTRUCTION JOINT-STOCK CORPORATION CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THỪA THIÊN HUẾ Trụ sở : Lô 9 P

TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

ĐIỀU LỆ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI c ố PHÀN BẮC Á Tháng 4 năm

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 41/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 20

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 158/2006/NĐ-CP Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2006 NGHỊ ĐỊNH Quy định chi t

24 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI CHÍNH Số: 209/2016/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngà

Phuong an CPH CAO SU 1-5 TÂY NINH_V10 final

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 08/2018/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc H

CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN HỢP NHẤT - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Untitled

Thông tư 71/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh ôtô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán xe ôtô, xe hai bánh gắn

NỘI DUNG DỰ KIẾN SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG Điều lệ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Dự thảo trình Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2016 biểu quyết thông qua) T

QUỐC HỘI

56 CÔNG BÁO/Số /Ngày CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THÔNG TƯ Quy định về phát hành kỳ phiếu, tín ph

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

Ban tổ chức - Tài liệu phục vụ cho họp Đại hội đồng cổ đông Năm 2017 DANH MỤC TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG NĂM 2017 NỘI DUNG Trang 1. Thư mời họp 1 2

18 CÔNG BÁO/Số /Ngày NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Số: 26/2015/TT-NHNN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 140/2012/QĐ-UBND Bắc Ninh, n

Số: 88/2012/BCTC-KTTV-KT1 BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP NĂM 2011 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CMC Kính gửi: CÁC CỔ ĐÔNG, HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 09/2017/QĐ-KTNN Hà Nội, ngày 15 tháng 8

90 CÔNG BÁO/Số ngày THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 2147/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ng

BỘ TÀI CHÍNH

Microsoft Word - DU THAO DIEU LE COTECCONS (DHCD 2016) - Rev

Microsoft Word - QCHV 2013_ChinhThuc_2.doc

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Microsoft Word - Thuy?t minh BCTC 6th-N

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG QBWACO CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC QUẢNG BÌNH (Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Qu

BỘ TÀI CHÍNH Số: 76/2013/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quyết định số 218/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000

co PHAN THIET KE GHitP HOA CHAT ~ /CTTK-PTHT C()NG HOA XA H()I CHU NGHiA VItT NAM I>qc l~p - T1.1 do - H~nh phuc Ha N<}i, ngay 12 thang 4 niim 2018 CO

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Bản ghi:

BỘ TÀI CHÍNH -------- Số: 194/2013/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------- Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2013 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN CỔ PHẦN HÓA THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2011/NĐ-CP NGÀY 18/07/2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là Nghị định định số 59/2011/NĐ-CP); Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 189/2013/NĐ-CP); Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu để chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011của Chính phủ như sau: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn thực hiện hoạt động tái cơ cấu thông qua xử lý nợ để chuyển đổi các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này là Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP mà giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp tái cơ cấu). Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau: 1. Phương án tái cơ cấu là phương án xử lý tài chính và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này. 2. Giá vốn mua nợ là tổng chi phí mua nợ tính đến thời điểm giảm trừ trách nhiệm trả nợ, bao gồm: giá mua nợ thực tế cộng (+) các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến việc mua khoản nợ. 3. Giảm trừ nghĩa vụ trả nợ là biện pháp xóa một phần trách nhiệm trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. 4. Chủ nợ là tổ chức, cá nhân có nợ phải thu. 5. Chủ nợ tham gia tái cơ cấu là chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu, cùng tham gia quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. 6. Công ty Mua bán nợ Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, được chuyển đổi từ Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Công ty Mua bán nợ). Điều 3. Nguyên tắc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua xử lý nợ để chuyển thành công ty cổ phần

1. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện tái cơ cấu để chuyển thành công ty cổ phần là các doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. 2. Phương án tái cơ cấu được thực hiện trên nguyên tắc đồng thuận giữa cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu, doanh nghiệp tái cơ cấu với Công ty Mua bán nợ hoặc các chủ nợ tham gia tái cơ cấu (lập biên bản thỏa thuận giữa các bên). Công ty Mua bán nợ được quyền chủ động đàm phán mua nợ với các chủ nợ và đề xuất phương án tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. 3. Công ty Mua bán nợ chỉ quyết định mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sau khi đã thỏa thuận, thống nhất với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu/cổ phần hóa và có kết quả đàm phán mua nợ với các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu. Việc mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp phải đảm bảo có tính khả thi, có khả năng thu hồi vốn hiệu quả và đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ với giá trị sổ sách khoản nợ để xử lý tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp theo quy định. 4. Ngoài các nội dung quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp tái cơ cấu, Công ty Mua bán nợ và các cơ quan có liên quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4. Quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thông qua tái cơ cấu Quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước để chuyển thành công ty cổ phần quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, bao gồm các bước cơ bản sau: 1. Triển khai kế hoạch chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần a) Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và Tổ giúp việc. b) Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu. c) Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP. d) Quyết định việc đề nghị Công ty Mua bán nợ tham gia tái cơ cấu. 2. Xây dựng phương án tái cơ cấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu 4. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. a) Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp. b) Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần. Điều 5. Xử lý tài chính doanh nghiệp tái cơ cấu 1. Xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính 2. Xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu 2.1. Nguyên tắc xử lý tài chính: a) Việc thực hiện xử lý tài chính đối với doanh nghiệp tái cơ cấu phải gắn với phương án tái cơ cấu đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt. b) Đảm bảo công khai, minh bạch và chấp hành đúng các quy định của pháp luật. Trường hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện xử lý tài chính không chấp hành đúng chế độ quy định, gây thất thoát vốn, tài sản thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 2.2. Nội dung xử lý tài chính

a) Giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu: Căn cứ phương án tái cơ cấu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: - Công ty Mua bán nợ quyết định giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo cam kết. Mức giảm trừ nghĩa vụ trả nợ tối đa bằng số âm vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính gần nhất (đã được điều chỉnh theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp) của doanh nghiệp tái cơ cấu đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trừ (-) đi phần giảm trừ nghĩa vụ trả nợ của các chủ nợ khác (nếu có) và không vượt quá số chênh lệch giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ tính đến thời điểm quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ. - Các chủ nợ khác quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo thỏa thuận giữa các bên. b) Từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp tái cơ cấu tiếp tục xử lý tài chính theo quy định. Trong đó: - Lợi nhuận phát sinh được dùng để bù đắp số lỗ lũy kế (nếu có), số còn lại được bàn giao sang công ty cổ phần để quản lý, sử dụng. - Trường hợp phát sinh lỗ thì doanh nghiệp tái cơ cấu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để có biện pháp khắc phục, bồi thường theo quy định. - Tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, sau khi bù trừ các khoản bồi thường (nếu có) mà doanh nghiệp tái cơ cấu vẫn còn lỗ lũy kế thì Công ty Mua bán nợ phối hợp với các chủ nợ tham gia tái cơ cấu xem xét, thực hiện tiếp việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu tối đa bằng số lũy kế. Trong trường hợp này, Công ty Mua bán nợ thực hiện giảm trừ nghĩa vụ trả nợ từ nguồn chênh lệch còn lại (giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ) sau khi trừ đi nguồn chênh lệch đã xử lý nêu tại tiết a điểm 2.2 khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Điều 6. Bán cổ phần lần đầu 1. Doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện trình tự, thủ tục, phương thức bán và giá bán cổ phần lần đầu theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trong đó, giá bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp tái cơ cấu không thấp hơn mệnh giá cổ phần theo quy định. 2. Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp được chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo nguyên tắc thỏa thuận và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong phương án tái cơ cấu. Điều 7. Xử lý số cổ phần không bán hết Doanh nghiệp tái cơ cấu có trách nhiệm thực hiện xử lý số cổ phần không bán hết theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trong đó: 1. Khi thực hiện chào bán công khai tiếp theo phương thức thỏa thuận đối với số cổ phần không bán hết khi đấu giá, Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu/cổ phần hóa xem xét, quyết định bán cổ phần cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá và các nhà đầu tư khác theo thỏa thuận với mức giá không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai. Trường hợp cuộc đấu giá không thành công (không có nhà đầu tư đăng ký tham gia hoặc chỉ có 01 nhà đầu tư đăng ký tham gia hoặc nhà đầu tư đã tham gia đấu giá nhưng từ chối nộp tiền mua toàn bộ số cổ phần bán đấu giá), Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu/cổ phần hóa xem xét, quyết định điều chỉnh lại mức giá khởi điểm nhưng không thấp hơn mệnh giá để bán thỏa thuận cho các nhà đầu tư. 2. Trường hợp vẫn không bán hết thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu xem xét, quyết định chào bán cho Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này. 3. Trường hợp Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ vẫn không mua hết số cổ phần chào bán quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu thực hiện điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ để chuyển doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu. Điều 8. Chính sách đối với người lao động dôi dư 1. Chính sách đối với người lao động dôi dư trong doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi cổ phần hóa.

2. Nguồn kinh phí: Kinh phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư trong doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện theo nguyên tắc: sử dụng phần thặng dư vốn bán cổ phần (chênh lệch giữa tiền thu từ bán cổ phần và tổng mệnh giá cổ phần đã bán) để chi trả cho người lao động dôi dư, trường hợp phần thặng dư vốn không đủ để chi trả cho người lao động dôi dư thì được bổ sung từ: - Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tái cơ cấu là: công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố. - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng ty nhà nước; công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con đối với doanh nghiệp tái cơ cấu là các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ. Trường hợp thiếu thì được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Điều 9. Chi phí chuyển đổi doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần Chi phí chuyển đổi doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trong đó, nguồn thanh toán chi phí chuyển đổi là phần thặng dư vốn bán cổ phần (chênh lệch giữa tiền thu từ bán cổ phần và tổng mệnh giá cổ phần đã bán). Trường hợp thiếu thì được bổ sung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp/hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này; Điều 10. Quản lý, sử dụng tiền thu từ bán cổ phần Việc quản lý, sử dụng tiền thu từ bán cổ phần của doanh nghiệp tái cơ cấu thực hiện theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp 100% nhà nước thực hiện cổ phần hóa. Trong đó: 1. Toàn bộ tiền thu từ bán cổ phần sau khi trừ tổng mệnh giá cổ phần đã bán được dùng để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư và chi phí chuyển đổi doanh nghiệp quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư này. Phần còn lại (nếu có) được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. 2. Doanh nghiệp tái cơ cấu không phải mở tài khoản phong tỏa khi thực hiện bán cổ phần. 3. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp tái cơ cấu có trách nhiệm quyết toán các khoản chi cho người lao động dôi dư và chi phí chuyển đổi, báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa để báo cáo cơ quan quyết định tái cơ cấu phê duyệt, đồng gửi Bộ Tài chính để giám sát. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan trong quá trình chuyển doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần, trong đó: 1. Giúp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chuyển doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần. 2. Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa/tái cơ cấu bổ sung thành phần Ban chỉ đạo sau khi thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ về phương án tái cơ cấu. Thành phần bổ sung Ban chỉ đạo gồm đại diện Công ty Mua bán nợ, đại diện các chủ nợ tham gia tái cơ cấu (nếu cần). 3. Thẩm tra và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa/tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này. 4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án tái cơ cấu theo đúng quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Điều 12. Trách nhiệm của doanh nghiệp tái cơ cấu

1. Chịu trách nhiệm cung cấp và tính trung thực của thông tin, tài liệu, tạo điều kiện để Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ tham gia phương án tái cơ cấu nghiên cứu, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp trước khi xây dựng phương án tái cơ cấu. 2. Phối hợp với Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ xây dựng phương án tái cơ cấu, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa thực hiện xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp nhưng theo báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất có tổng tài sản thấp hơn các khoản nợ phải trả thì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ để triển khai các bước của quá trình tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này (nếu cần thiết). 3. Tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu, quản lý, sử dụng tiền thu từ bán cổ phần theo quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Trường hợp có tổn thất xảy ra do vi phạm, không thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này thì doanh nghiệp tái cơ cấu và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 4. Kết thúc quá trình tái cơ cấu, doanh nghiệp phải quyết toán kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư và chi phí chuyển đổi, báo cáo Ban chỉ đạo cổ phần hóa trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt. 5. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Điều 13. Trách nhiệm của Công ty Mua bán nợ 1. Thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu và doanh nghiệp tái cơ cấu trước khi quyết định mua nợ từ các tổ chức tín dụng và các chủ nợ khác. 2. Cử cán bộ tham gia vào Ban chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ giúp việc để triển khai phương án tái cơ cấu. 3. Thực hiện xử lý tài chính theo phương án tái cơ cấu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Công ty và quy định của pháp luật. 4. Phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu. Trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. 5. Cử người đại diện phần vốn góp của Công ty tại doanh nghiệp tái cơ cấu theo quy định. 6. Chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa/tái cơ cấu Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa/tái cơ cấu thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan, trong đó: 1. Chỉ đạo doanh nghiệp tái cơ cấu phối hợp với Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ để tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng doanh nghiệp trước khi tham gia tái cơ cấu. 2. Thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ, các chủ nợ về phương án tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua xử lý nợ theo quy định tại Thông tư này. 3. Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án tái cơ cấu theo quy định tại Thông tư này và các nội dung đã thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ, các chủ nợ tham gia tái cơ cấu. 4. Kiểm tra, giám sát Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và doanh nghiệp trong việc triển khai phương án tái cơ cấu. 5. Phê duyệt quyết toán kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư, chi phí chuyển đổi doanh nghiệp và tiền thu từ bán cổ phần, đồng thời gửi về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) để giám sát. Điều 15. Trách nhiệm của các chủ nợ tham gia tái cơ cấu 1. Phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình tổ chức triển khai phương án tái cơ cấu. Thực hiện xử lý tài chính cho doanh nghiệp tái cơ cấu theo cam kết và phương án tái cơ cấu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Cử đại diện tham gia vào Ban chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ giúp việc để triển khai phương án tái cơ cấu (nếu cần). 3. Cử người đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp tái cơ cấu (nếu có) theo quy định. 4. Chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Điều 16. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2014. Cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa/tái cơ cấu, doanh nghiệp tái cơ cấu và Công ty Mua bán nợ chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan hướng dẫn Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP. 2. Các doanh nghiệp tái cơ cấu quy định tại Điều 1 Thông tư này đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu xem xét, xử lý./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chính phủ; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Tập đoàn kinh tế nhà nước; - Tổng công ty nhà nước; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Website Chính phủ; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Cục TCDN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Hiếu PHỤ LỤC QUY TRÌNH CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP TÁI CƠ CẤU THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN (Ban hành kèm theo Thông tư số 194/2013/TT-BTC ngày 17/12/2013) Quy trình chuyển đổi doanh nghiệp tái cơ cấu thành công ty cổ phần bao gồm các bước công việc sau: phần Bước 1. Triển khai kế hoạch chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ 1. Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu và Tổ giúp việc. a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa/tái cơ cấu quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa và kế hoạch, lộ trình triển khai. b) Trưởng Ban chỉ đạo lựa chọn và ra quyết định thành lập Tổ giúp việc trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban chỉ đạo.

c) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này thì thành phần Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc bao gồm đại diện của Công ty Mua bán nợ và đại diện chủ nợ tham gia tái cơ cấu (nếu cần). 2. Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu. Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan bao gồm: - Các Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp. - Các Hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp. - Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. - Lập dự toán chi phí cổ phần hóa/tái cơ cấu theo chế độ quy định. - Lập phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý phù hợp với quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ. - Lập danh sách và phương án sử dụng lao động đang quản lý. - Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hoá. 3. Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp. Tổ giúp việc, doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) tiến hành: a) Kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý những vấn đề về tài chính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. b) Gửi phương án sử dụng đất cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn để xin ý kiến về các lô đất doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng sau cổ phần hóa và giá đất làm căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp. c) Tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp. Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu lựa chọn (hoặc đấu thầu lựa chọn) tổ chức định giá để giao cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng định giá hoặc giao cho Tổ giúp việc, doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định. 4. Quyết định việc đề nghị DATC tham gia tái cơ cấu. Ban chỉ đạo thẩm tra kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; trường hợp giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản nợ phải trả thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa/tái cơ cấu có văn bản đề nghị DATC tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp. Bước 2. Xây dựng phương án tái cơ cấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 1. Triển khai xây dựng phương án tái cơ cấu. a. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa/tái cơ cấu, Công ty Mua bán nợ phối hợp với doanh nghiệp tái cơ cấu và các chủ nợ của doanh nghiệp tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp tái cơ cấu. b. Căn cứ kết quả khảo sát, Công ty Mua bán nợ chủ động phối hợp với doanh nghiệp tái cơ cấu đàm phán mua nợ với các chủ nợ và dự kiến phương án tái cơ cấu. c. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đàm phán, Công ty Mua bán nợ phải có văn bản thống nhất (hoặc không thống nhất) tham gia tái cơ cấu và đề xuất các nội dung cơ bản xác định điều kiện, giải pháp để thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa/tái cơ cấu. d. Căn cứ vào đề xuất của Công ty Mua bán nợ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu xem xét, chấp thuận bằng văn bản và chỉ đạo doanh nghiệp tái cơ cấu phối hợp với Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ xây dựng phương án tái cơ cấu hoặc thuê tổ chức vấn, đồng thời quyết định bổ sung thành phần Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu doanh nghiệp và Tổ giúp việc gồm: đại diện Công ty Mua bán nợ, đại diện các chủ nợ khác (nếu có) 2. Hoàn tất phương án tái cơ cấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

a. Nội dung cơ bản của phương án tái cơ cấu bao gồm: - Thực trạng của doanh nghiệp ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; - Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp (sau khi được DATC và các chủ nợ khảo sát, đánh giá) và những vấn đề cần tiếp tục xử lý để đảm bảo doanh nghiệp có đủ điều kiện cổ phần hóa; - Nội dung phương án xử lý tài chính thuộc trách nhiệm của Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ theo đàm phán và cam kết của các bên; - Vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần; - Phương án chuyển nợ thành vốn góp của Công ty Mua bán nợ và các chủ nợ; Phương án xử lý số cổ phần không bán hết; - Cơ cấu vốn điều lệ, giá khởi điểm và phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định; - Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần theo các quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành; - Phương án sắp xếp lại lao động; - Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo. - Phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo Tổ giúp việc cùng với doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) thực hiện công khai phương án tái cơ cấu và gửi tới từng bộ phận trong công ty để nghiên cứu trước khi tổ chức hội nghị công nhân viên chức (bất thường). Sau Hội nghị công nhân viên chức, Tổ giúp việc, doanh nghiệp tái cơ cấu phối hợp với tổ chức tư vấn (nếu có) hoàn thiện phương án tái cơ cấu để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. c) Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu thẩm định kết quả xác định giá trị doanh nghiệp (sau khi xử lý các vấn đề tài chính theo đề nghị của DATC và các chủ nợ), phương án tái cơ cấu báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp phương án tái cơ cấu không khả thi và hiệu quả Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu xem xét, quyết định chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật. Bước 3. Tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu 1. Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với các bên có liên quan và tổ chức tư vấn tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu và bán cổ phần theo phương án đã được duyệt. 2. Trên cơ sở kết quả đấu giá công khai hoặc kết quả bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp (nếu có) theo phương án đã duyệt. Trường hợp không bán hết cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án tái cơ cấu được duyệt, Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu quyết định xử lý cổ phần không bán hết theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Bước 4. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần 1. Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp. a. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo Tổ giúp việc, doanh nghiệp tái cơ cấu tổ chức Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, ban Kiểm soát và bộ máy điều hành công ty cổ phần. b. Căn cứ vào kết quả Đại Hội đồng cổ đông lần thứ nhất, Hội đồng quản trị công ty cổ phần thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định. 2. Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần. a. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, thực hiện quyết toán thuế, kiểm toán báo cáo tài chính, quyết toán chi phí cổ phần hóa/tái cơ cấu, báo cáo cơ quan quyết định phương án tái cơ cấu.

b. Căn cứ kết quả xác định lại giá trị vốn của doanh nghiệp tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu chỉ đạo Tổ giúp việc và doanh nghiệp tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần. c) Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định. Trong quá trình thực hiện, cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án tái cơ cấu, Ban chỉ đạo cổ phần hóa/tái cơ cấu, Tổ giúp việc và doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước một lúc để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp./.