Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Tài liệu tương tự
Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Code: Kinh Văn số 1650

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Cổ học tinh hoa

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Cúc cu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Con Đường Khoan Dung

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Phần 1

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ]

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Bạn Tý của Tôi

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Phần 1

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Microsoft Word - Ngu?i Ð?p Trung Hoa-arial.doc

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

(Microsoft Word LU?N V? GI\301O D?C GIA \320\314NH)

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Document

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Microsoft Word - Ta Tuan Trangiathu.doc

CHƯƠNG 1

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Phần 1

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Bao giờ em trở lại

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

An Quang Van Sao Tam Bien - Q1 - Nhu Hoa Chuyen Ngu

No tile

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Long Thơ Tịnh Độ

TN. THUẦN TUỆ Từ một tâm trong lặng NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

KINH DƯỢC SƯ 275 NGHI THƯ C TỤNG KINH DƯƠ C SƯ -----***----- (Thă p đe n đô t hương, đư ng ngay ngă n, chă p tay ngang ngư c, chu lê mâ t niê m) CHU T

Microsoft Word - V doc

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

TÌNH ĐẠO PHẬT ***** Trấn tâm hết hồ tư loạn tưởng, Phản hồi nơi Vô Lượng Thọ Quang (1); An cư tịch tịnh Niết Bàn, Không còn trói buộc trong hàng tử sa

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Tham lam - Nguồn gốc Yêu thương và sáng tạo

Niệm Phật Tông Yếu

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

Thuyết minh về Nguyễn Du

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN TT.Thích Viên Giác dịch Trung Tâm Phật Giáo Hayward, Hayward California o0o--- Nguồn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

NGHI THỨC TỤNG GIỚI BỔ TÁT HT Trí Tịnh Soạn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namth

Bản ghi:

TRANG 110 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Đặng Vũ Nhuế 1. Thời Xuân Thu Ta phải đi ngược thời gian, tưởng đến nước Tàu cách nay non hai nghìn tám trăm năm. Thời ấy sử Tàu gọi là thời Xuân Thu, bắt đầu từ năm 770 trước công nguyên (tcn), khi vua nhà Chu chuyển đô về phía Đông, cho đến năm 476 tcn, khi nước Việt của Câu Tiễn phá được nước Ngô của Phù Sai rồi lại rơi vào tay vua nước Sở. Thời ấy nước Tàu có vua và có các chư hầu làm chủ những lãnh thổ nhỏ. Chư hầu hằng năm triều cống vua, vua gặp nguy biến thì mang quân đến giúp, thỉnh thoảng đến dự các lễ tế trời đất. Vua là một trọng tài, chư hầu có chuyện xích mích thì vua điều đình giảng hòa. Tuy vậy nhà vua mỗi ngày một suy, không còn nhiều uy tín như trước nữa. Đến đời vua nhà Chu thứ mười, Chu-U- Vương say mê một người quí phi trẻ tuổi tên Bao-Tự, phế hoàng hậu, phế thái tử, lập Bao Tự làm hoàng hậu và con Bao Tự làm thái tử. Bao- Tự đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nhưng tính nết kỳ-quái. Bao-Tự nghe thấy cung nữ xé lụa, thấy êm tai, vua bèn bắt mỗi ngày lấy trong kho 100 tấm lụa, mang vào cung để cung nữ ngày đêm thay phiên nhau xé cho Bao-Tự nghe. Bao Tự lại có cái lạ là không bao giờ cười. Vua truyền rằng ai làm cho Bao Tự cười sẽ được trọng thưởng. Các quan thi nhau kiếm người làm trò hề, kể truyện vui, nhưng Bao Tự vẫn không cười. Một nịnh thần là Quách Thạch-Phủ hiến kế: gần kinh-đô có một cái đài ở trên một ngọn đồi cao gọi là Ly-sơn, hễ có biến cố thì đốt lửa trên đài làm hiệu để chư hầu mang quân đến giúp. Nay đốt lửa, các chư hầu kéo nhau đến, không thấy gì bất yên, tất sẽ có lắm chuyện buồn cưới. Vua nghe lời, ra lệnh đốt lửa, rồi ngồi ăn tiệc uống rượu cùng Bao Tự chờ xem sao. Quả nhiên các chư hầu người ngựa vội vã kéo nhau đến, không thấy gì nguy biến, muốn trách vua nhưng không dám trách, vẻ mặt tiu-nghỉu, làm cho Bao Tự bật cười. Vua thích chí, ôm Bao Tự vào lòng và thưởng cho Quách Thạch-Phủ một nghìn nén vàng: "Nghìn vàng đổi lấy trận cười như không..." (Kiều). Ít lâu sau có rợ Nhung mang quân đến đánh, U-Vương sai đốt lửa ở núi Ly Sơn. Không chư hầu nào đến, U-Vương cùng Bao Tự bỏ chạy, rợ Nhung đuổi bắt, chém U-Vương ra làm hai mảnh, giết thái tử con Bao Tự, còn Bao Tự thì tướng rợ Nhung thấy đẹp thật, giữ để giao hoan. Thái tử trước bị phế nay lên ngôi, hiệu là Chu Bình-Vương, rời kinh đô cũ là Kiển Kinh (thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay), chuyển về Lạc-Ấp tức Lạc-Dương ở phía Đông (thuộc tỉnh Hà-Nam ngày nay). Thời Đông Chu bắt đầu. Thời nhà Chu nước Tàu còn bé nhỏ, đại lược gồm những tỉnh ở đồng bằng sông Hoàng Hà (Thiểm Tây, Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây, Sơn Đông, Hồ Bắc, Giang Tô), và một phần nhỏ ở đồng bằng sông Hán và sông Dương Tử. Chư hầu phần đông chỉ là các tù trưởng và các chúa địa phương, lãnh thổ thường chỉ nhỏ như một quận một huyện. Lúc nhà Chu lên ngôi ở phía Tây, các sử gia ước lượng rằng chư hầu có đến 1800 họ. Đến thời Xuân Thu thì còn lại khoảng 140 họ. Những họ này tranh giành đất của nhau. Hết thời Xuân Thu đến thời Chiến Quốc thì còn lại có 7 họ là đáng kể, đứng đầu 7 nước là Tần, Ngụy, Triệu, Hàn, Yên, Tề và Sở. Năm 221 trước Tây lịch kỷ nguyên thì chỉ còn có một, là Tần Thủy Hoàng, người đã thống nhất nước Tàu.

SỐ 86 - THÁNG 02/2006 TRANG 111 Chữ Tần, người Tàu đọc là Ts'in, do đó người Pháp gọi nước Tàu là Chine. Người Đức gọi là Kina. Người Anh gọi là Chai-na (China). Tranh giành lãnh thổ của nhau, chư hầu dùng binh đao hay bất cứ mưu mẹo gì. Một nước nọ mất mùa, hỏi vay thóc nước láng giềng. Nước láng giềng bắt cắt đất làm của tin xong mới cho vay. Trước khi đong thóc cho vay, lại tai ác luộc ngầm thóc đã : thóc này vẫn xay giã được, nhưng không gieo thành mạ được. Năm sau sẽ lại đói, sẽ phải lại vay thóc, và đất cắt làm của tin nay là của chủ nợ. 2. Khổng Tử Thời ấy là thời binh đao loạn lạc, không bao giờ dân chúng được sống lâu năm trong cảnh thái bình. Khổng tử sinh năm 551 trước Tây lịch kỷ nguyên, ở nước Lỗ, ngày nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Tên húy là Khâu, tên tự là Trọng Ni. Thân phụ là quan võ, lúc tuổi đã 70 lấy thêm người vợ trẻ sinh ra Khổng Tử. Ông Tổ ba đời Khổng Tử nguyên là quý tộc người nước Tống ở phía Tây nước Lỗ, có đất có nông nô canh tác, nhưng vì tính toán đường lối chính trị sai nhầm, nên phải bỏ nước Tống sang nước Lỗ. Lúc Khổng Tử lên ba tuổi thì thân phụ Khổng Tử qua đời. Lúc 19 tuổi Khổng Tử thành gia thất, rồi giữ chức Ủy Lại coi việc gạt thóc trong kho, sau lại coi việc chăn bò nuôi dê để tế lễ. Tuy chỉ là một công chức bé nhỏ, Khổng Tử sớm nổi tiếng là người biết nhiều hiểu rộng, nhất là về các lễ nghi cúng tế, cho nên có một ông quan nước Lỗ cho 2 con theo học. Năm 29 tuổi Khổng Tử muốn đến Lạc Ấp để học thêm về phép tắc lễ nghi, thăm các miếu đền, nhưng không có tiền đi vì Lạc Ấp ở xa. Có người nói cho vua nước Lỗ hay, Lỗ-hầu liền cho một cỗ xe và hai con ngựa, cùng kẻ hầu người hạ đưa Khổng Tử đi. Lúc ở Lạc Ấp Khổng Tử được gặp và nói chuyện với Lão Tử, rất phục Lão Tử, gặp xong kể lại là hôm nay ta gặp rồng. Theo như sách Sử Ký của Tư Mã Thiên ghi, Khổng Tử hỏi Lão Tử về lễ nghi, Lão Tử bảo Khổng tử rằng: "Người quân tử gặp thời thì đi xe, không gặp thời thì đội nón lá mà đi chân. Người buôn bán giỏi, khéo chứa của, coi như người không có gì. Người quân tử có đức tốt, coi diện mạo như người ngu dại. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng ham muốn, cùng sắc dục và dâm chí đi. Những cái điều ấy đều vô ích cho ông." Có lẽ Khổng Tử điệu bộ kiêu căng, nên Lão Tử mới nói thế. Ở Lạc Ấp ít lâu rồi Khổng Tử lại về nước Lỗ, mở trường dạy học, học trò có rất đông, nhưng vua nước Lỗ vẫn không dùng. Thời xưa cũng như thời nay: sang Pháp du học, đấm ngực tự phụ là người tài giỏi, nhưng về nước chính quyền cộng sản vẫn không dùng! Thiếu gì chuyện như vậy. Năm Khổng Tử 35, 36 tuổi thì nước Lỗ có giặc, Khổng Tử lánh sang nước Tề là tỉnh Sơn Đông bây giờ (nước Lỗ cũng thuộc tỉnh Sơn Đông), được vua nước Tề tiếp đón nồng hậu, định phong đất cho, nhưng có quan Đại Phu phản đối. Khổng Tử lại trở về nước Lỗ dạy học. Năm 51 tuổi Khổng Tử được vua nước Lỗ dùng làm quan Đại Tư Khấu, là chức quan coi việc quản trị nhà tù và việc an ninh xã hội. Khổng Tử ra lệnh giết quan Đại Phu là người xảoquyệt nham-hiểm. Nước Lỗ trở nên phồn thịnh. Nước Tề không muốn nước Lỗ mạnh, lập kế mỹ nhân, mang biếu vua nước Lỗ 80 người con gái đẹp lại khéo múa hát và 30 con ngựa quý. Những người đẹp này là lấy ở các thanh lâu ra (nước Tề có các thanh lâu từ thời Quản Trọng). Lỗ-hầu say mê, quên cả việc triều chính, lễ nghi. Thấy vậy, Khổng Tử kiếm cớ xin từ chức, cùng đồ đệ môn sinh đi chu du thiên hạ mong có vua nào dùng. Thời bấy giờ bắt đầu có những nước to và đông dân. Nước to mà đông dân tất nhiên cai trị khó hơn nước bé và ít dân, vì thế các người không thuộc giới quý tộc đi chu du thiên hạ tìm chúa để làm quân sư mà tiến thân, gọi là du-sĩ. Khổng Tử cùng các môn sinh đệ tử đi đến nước Vệ ở 10 tháng, vua nước Vệ không dùng. Sang nước Tống, bị quan Tư-mã nước Tống muốn giết. Bỏ sang nước Trần, được vua nước Trần trọng đãi, nhưng nước ấy cứ bị giặc giã luôn, Khổng Tử bỏ đi, lại trở sang nước Vệ. Ở đến ba năm mới được vua nước Vệ dùng. Vua nước Vệ có người vợ tên Nam-Tử, nhan sắc chim sa cá lặn, lại dâm đãng vô cùng, muốn tiếp Không Tử. Khổng Tử không dám từ chối

TRANG 112 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH không gặp, vì lệ nước Vệ là quan mới nhậm chức thì phải vào chào vợ vua. Học trò của Khổng Tử là thầy Tử Lộ tỏ vẻ không bằng lòng, Khổng Tử nói: "Ta có làm điều gì không phải thì trời bỏ ta! Trời bỏ ta"! Vua nước Vệ lại chiều vợ, cùng nàng Nam-Tử đi xe ra chơi ngoài thành, cũng bảo Khổng Tử đi xe theo sau ra chơi một thể. Có người cười nói: "Đạo đức chạy theo sắc đẹp kia kìa"! Khổng Tử than: "Ta chưa thấy ai yêu cái đức như yêu sắc đẹp vậy!" Một hôm vua nước Vệ vời vào bàn việc. Khổng Tử kể lại: "Ta nói, vua Vệ ngồi nghe. Chợt có đàn chim bay trên trời, vua Vệ như tỉnh dậy, chỉ chỉ trỏ trỏ. Ta đứng lên, xin phép rút lui". Khổng tử rút lui rồi từ giã nước Vệ. Khổng Tử còn đi nhiều nước, nước Sở, nước Thái, nước Diệp vv. Chẳng được vua nước nào dùng, mà có được dùng thì cũng chẳng được dùng lâu vì có kẻ dèm pha. Năm 68 tuổi thì Khổng Tử trở về nước Lỗ, sau 14 năm lang thang đó đây. Khổng Tử nay ở nhà dạy học trò, soạn lại sách vở đời trước để lại, và làm sách Xuân Thu để bày tỏ cái đạo của mình về đường lối chính trị. Học trò cộng tất cả trước sau có đến 3000 người, trong số đó có 72 người rất xuất sắc. Khổng Tử mất năm 478 trước Tây lịch kỷ nguyên, hưởng thọ 73 tuổi, tính lối ta là 74 tuổi. Tục truyền rằng trước khi sinh ra Khổng Tử, bà thân mẫu nằm mộng thấy con kỳ lân nhả ra cho một bức thư, và trước khi Khổng Tử mất có người trông thấy một con kỳ lân hiện ra, con kỳ lân này què một chân. Nghe thấy người ta kể lại chuyện ấy, Khổng Tử biết rằng mình chẳng còn sống được nhiều năm, vội vã viết kinh Xuân Thu nói trên, kể lại những việc xẩy ra ở nước Lỗ và ở một vài nước khác thời Xuân Thu, cho đến khi Khổng Tử mất. Mùa xuân mùa thu người ta múa lân cũng là để nhắc lại chuyện trên, có lẽ vậy. 3. Đạo Khổng Đạo Khổng không phải là một tôn giáo có một Thượng Đế nào truyền cho Khổng Tử để rồi Khổng Tử mang đi dạy thiên hạ. Khổng Tử dựa vào các tư tưởng từ xưa để lại đã ghi trong các sách cổ truyền, thêm vào đấy các tư tưởng riêng của mình và các điều nhận xét về xã hội thời bấy giờ mà lập đạo. Khổng Tử đi tới nhiều nước, tất mắt thấy tai nghe rất nhiều, hiểu rõ nhân tình thế sự. Xem bản đồ Trung Hoa, thấy từ nước Lỗ ở Sơn Đông đến Lạc Ấp ở Hà Nam thẳng cánh cò bay đường dài đến hơn 400 kilômét, từ nước Lỗ đến nước Sở (tỉnh Hồ Bắc) khoảng 700 kilômét. Ngày nay chả là mấy, nhưng cách nay 2500 năm là rất xa dù có xe có ngựa, vì thời ấy làm gì có đường giải nhựa, làm gì có cầu để vượt qua sông ngòi? Dọc đường lại có trộm cướp nguy hiểm. Nghĩa là Khổng Tử chịu khó "đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn". Khổng Tử mong có người áp dụng thuyết của mình, hơn nữa, mong có người dùng mình mà áp dụng thuyết cai trị nước. Thuyết ấy là gì? Tượng Đức Khổng Tử ở Trung Quốc

SỐ 86 - THÁNG 02/2006 TRANG 113 Khổng Tử bắt đầu dạy học trò từ khi còn trẻ độ 25 tuổi cho đến khi mất đi lúc 74 tuổi, sau khi đã chu du thiên hạ trong nhiều năm, gặp người nọ người kia để đàm luận, và đàm luận với môn sinh, vậy tất nhiên đạo thuyết của Khổng Tử cũng theo thời gian mà biến hóa, thêm phần cao siêu thâm thúy. Đạo của Khổng Tử chia ra làm hai phần: phần lý thuyết (gọi là Hình Nhi Thượng Học tức siêu hình học), và phần thực tế (gọi là Hình Nhi Hạ Học). 3.1. Lý Thuyết Phần lý thuyết nói về trời, về sự biến hóa của mọi sự dưới trời gọi là thiên lý, về quỷ thần và về sinh tử. Con người sinh ra ở đời lẽ tất nhiên muốn biết tại sao có Trời, có muôn vật và có loài người, người sinh ra để làm gì, sau khi chết đi còn có gì không. Để trả lời những câu hỏi đó, Khổng Tử dùng những lý thuyết ở trong Kinh Dịch là quyển sách từ đời xưa để lại, rồi tu bổ thêm. Trời. Kinh Dịch (dịch có nghĩa là biến hóa đổi thay) giảng rằng mới đầu trong vũ trụ chẳng có gì cả, chỉ có "Thái Cực" là một sức mạnh hỗn độn vô hình. Sự hỗn độn ấy dần dần giảm đi. Thái Cực sinh ra lưỡng nghi là âm dương tương đối. Âm là tĩnh, là bóng tối, là giống cái. Dương là động, là ánh sáng, là giống đực. Âm lên đến cực độ lại thành dương. Dương lên đến cực độ lại thành âm. Lưỡng nghi âm dương sinh ra tứ tượng, tứ tượng lại sinh ra bát quái, rồi bát quái biến hóa vô cùng, sinh ra vạn vật, trong đó có loài người. Sự biến hóa không lúc nào ngừng, âm dương lúc nào cũng ảnh hưởng lẫn nhau, nên kinh Dịch cũng là một sách dạy phép bói toán. Lấy con mắt khoa học thời nay mà xét, thì thuyết thái cực lưỡng nghi ấy khá tân thời. Năm 1957, có 2 người Tàu làm việc ở Mỹ được giải thưởng Nobel về vật lý học, bởi đã phát minh những lý thuyết về nguyên tử học, do thuyết âm dương trong kinh Dịch mà ra (1). Sinh. Bát quái biến hóa vô cùng sinh ra mọi vật, trong đó có loài người. Theo Khổng Tử, cái sinh là quan trọng, đã sinh ra đời thì sống ở đời và cáng đáng việc đời sống cho hợp đạo trời. Sống là vui. Đạo Khổng khác nhiều đạo ở chỗ ấy. Theo đạo Phật, sinh là khổ, tử là khổ, lại có thuyết luân hồi, vậy phải thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn ấy thì mới được lên cõi nát bàn (2). Theo đạo Lão, người hiền triết phải sống ẩn dật, xa những tham vọng quyền thế, như trong truyện Sào Phủ : Sào Phủ đang cho trâu uống nước bên bờ suối thì thấy Hứa Do từ ngôi nhà trên đỉnh đồi chạy xuống suối rửa tai, vừa rửa vừa cười. Sào Phủ hỏi có chuyện gì mà cười thế. Người nọ đáp : "Vua nghe tiếng ta là người hiền triết, cho người đến tìm ta, định nhường ngôi cho ta. Ta rửa tai vì tai ta đã phải nghe thấy những điều lố bịch ấy". Nghe thấy thế, Sào Phủ dắt trâu đi ngược lên trên giòng suối. Hỏi tại sao, Sào Phủ trả lời: "Ông đã để vua biết tiếng ông là một nhà hiền triết thì ông không phải là một nhà hiền triết. Tôi dắt trâu lên đây vì tôi không muốn trâu của tôi uống chất nước mà ông đã dùng để rửa tai của ông!" Theo đạo Lão thì người hiền triết không lộ những điều mình nghĩ mình biết ra ngoài: "người quân tử có đức tốt, coi diện mạo như người ngu dại", chính Lão Tử đã nói câu ấy với Khổng Tử. Nhũn nhặn hay là vì "rắn khôn giấu đầu", sống thời loạn vào núi ẩn dật là khôn hơn cả? Tử. Có sinh thì phải có tử, không có sinh vật nào bất tử cả. Chết đi rồi thì có gì không? Ai cũng muốn biết cái ấy. Thầy Tử Lộ hỏi Khổng Tử: "Người chết rồi còn biết gì nữa không?" Khổng Tử đáp: "Nếu ta nói người chết rồi mà còn biết, thì ta sợ rằng những người là con cháu hiếu thảo cũng liều chết theo cha mẹ. Nếu ta nói chết rồi thì không biết gì nữa, thì ta sợ những người con bất hiếu, cha mẹ chết bỏ đấy không chôn. Ngươi hỏi ta người chết rồi còn biết hay không còn biết, chuyện đó không cần kíp ngay bây giờ, sau sẽ biết. Ngươi biết gì về đời nay, mà muốn biết về đời sau?" Câu trả lời ấy chứng tỏ Khổng Tử rất thận trọng trong lời nói, và đạo Khổng rất thực tế. 3.2. Áp Dụng Lý Thuyết vào Đời Sống Phần này là phần thiết thực ở đời của đạo Khổng, có thể tóm tắt bằng những chữ như : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ; hoặc như: Quân-tử và Tiểu-nhân; hoặc bằng những câu như :Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

TRANG 114 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH 3.2.1. Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín Nhân là gì? Hỏi Khổng Tử, Khổng Tử tùy người hỏi mà trả lời : 1- "Sửa mình trở lại theo lễ là nhân. Theo lễ là theo lẽ trời (thiên lý), bỏ hết tư dục". 2- "Yêu người là nhân." 3- "Điều gì mình không muốn người ta làm cho mình, mình không làm cho người ta là nhân". 4- "Làm được 5 điều ở trong thiên hạ là nhân : cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Cung là không khinh nhờn, khoan là được lòng người, tín là người ta tin cậy được, mẫn là có công, huệ là đủ khiến được người." Những câu trả lời trên, trích trong sách Luận Ngữ, là những câu trả lời trong những trường hợp đặc biệt, nên nội dung khác nhau. Câu 1 có nghĩa rằng "nhân" là hợp với lẽ tự nhiên của trời đất: "nhân chi sơ, tính bản thiện", người lúc còn nhỏ tuổi thì bản tính tốt, không tham lam ích kỷ. Nhân không phải là chỉ không làm hại người khác (câu 3). Nhân là yêu người, nhưng cũng là yêu mọi sinh vật. Thời Khổng Tử là thời loạn như trên đã nói, đời sống khó khăn, con người thường cư xử với nhau rất ác (chuyện cho vay thóc), đối với các nô lệ hay các súc vật chắc còn ác hơn. Nhân là yêu hết cả mọi người. Sau này,có người kể với Mạnh Tử là một đồ đệ của Khổng Tử rằng vua nước Sở đi săn đánh rơi mất cái cung, một ông quan muốn cho người vào rừng đi tìm, vua Sở bảo: "Vua nước Sở mất cung thì người nước Sở bắt được, cần gì phải đi tìm"! Mạnh Tử phê bình: "Hà tất phải nói người nước Sở! Chỉ cần nói: 'Người khác bắt được' là đủ rồi, mà lại nhân đức hơn". Câu 4 mở rộng nghĩa chữ "nhân". Người là muôn vẻ, nhân còn là : nghĩa, lễ, trí, tín. Nghĩa. Nghĩa là gì? Chung sống với nhau gây nên những liên hệ tình cảm, do đó có những bổn phận đối với người ta, ấy là nghĩa. Nghĩa cha con gọi là "hiếu", nghĩa anh em chị em gọi là "đễ ", nghĩa vợ chồng gọi là "phu phụ", nghĩa bạn bè gọi là "bằng hữu", nghĩa người trên kẻ dưới gọi là "trung". Đối nghịch với "nghĩa" là lợi. Một ông vua hỏi Mạnh Tử làm thế nào để lợi cho dân trong nước. Mạnh Tử trả lời : "Quân hà tất viết lợi diệc hữu nhi hành nghĩa". Ngài chẳng cần nói đến lợi, cứ làm việc nghĩa là có lợi cho dân rồi. Cuối thời Chiến Quốc, Thái-tử Đan nước Yên (nước Yên là đất Bắc Kinh ngày nay) hậu đãi Kinh Kha. Cùng nhau đi chơi bên cạnh một cái hồ, thấy một con rùa nổi lên mặt nước, Kinh Kha nhặt hòn đá ném, Thái-tử Đan lấy trong thắt lưng ra một thoi vàng đưa cho Kinh Kha, bảo dùng mà ném. Kinh Kha khen một con ngựa đẹp, bữa ăn có món gan ngựa, Thái-tử Đan bảo là gan con ngựa Kinh Kha vừa mới khen là đẹp. Cung nữ gẩy đàn trong một tiệc yến, Kinh Kha khen cung nữ có bàn tay xinh, một lúc sau người hầu dâng Kinh Kha cái hộp, trong có bàn tay người cung nữ. Thái-tử Đan khiến Kinh Kha đi đến Hàm Dương làm thích khách giết Tần Thủy Hoàng. Kinh Kha biết rằng đi là chết, người tiễn đưa đều mặc tang phục quần áo trắng. Kinh Kha xuống thuyền ở bến sông Dịch-thủy, trước khi thuyền nhổ neo, cầm cành tre gõ nhịp vào men thuyền hát "Tráng sĩ nhất khứ bất phục hồi", tráng sĩ một đi không trở lại. Quả nhiên việc không thành, Kinh Kha bị giết. Kinh Kha ra đi vì có nghĩa với Thái-tử Đan. Thái-tử Đan giết ngựa, chặt tay cung nữ để mua chuộc Kinh Kha là bất nhân. Lễ. Lễ là gì? Lễ là cách bầy tỏ tình ý của mình. Tình ý đối với tổ tiên, với trời đất quỷ thần, tình ý đối với người. Khổng Tử dạy lễ nghi cho vua chúa hay kẻ muốn phò vua chúa cai trị nước, vì đối với vua chúa, lễ nghi là cần, lễ là đạo của trời. Thất lễ thì trời đánh thánh vật. Người thường đối với nhau cũng cần phải có lễ. Trẻ con trước khi ăn, mời ông bà cha mẹ anh chị em rồi mới cầm bát đũa ăn. Lễ nghi giữa vợ chồng, giữa bè bạn, giữa kẻ trên người dưới. Vua có lễ nghi tế trời đất, vua dân đều có lễ nghi thờ cúng tổ tiên. Súc vật không biết lễ nghi, cái ấy là riêng của loài người.

SỐ 86 - THÁNG 02/2006 TRANG 115 Trí. Trí là gì? Trí là sáng suốt, để phân biệt được thực hư. Muốn cho óc sáng suốt, phải học hỏi để hiểu biết những điều người xưa đã biết được. Phải học cho thấu.tri vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri giã : cái gì mình biết, biết rằng mình biết; cái gì mình không biết, biết rằng mình không biết; thế mới là biết. Biết bằng lý luận, nhưng cũng biết bằng trực giác. Muốn biết bằng trực giác, tâm thần phải trấn tĩnh, phải thư thái. Người xưa thường có lệ là trước khi quyết định việc gì quan trọng, tắm gội để trấn tĩnh tinh thần, dẹp được những say sưa u mê, những lòng ham muốn, nhũng tư tưởng quá khích điên rồ đi, để đầu óc được minh mẫn. Tín. Tín là gì? Tín là làm sao được lòng tin của người khác. Muốn được người ta tin mình, thì không bao giờ đánh lừa người khác, không nói dối. Vua U-Vương muốn cho Bao Tự cười, đốt lửa hiệu gạt chư hầu. Chư hầu bị gạt, về sau thấy lửa hiệu không mang binh mã đến cứu vua nữa, vì vua đã thất tín (3). 3.2.2. Quân Tử và Tiểu Nhân. Người có đủ năm đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đạo Khổng gọi là "quân tử ", đối nghịch với quân tử là "tiểu nhân". Chữ "quân tử" mới đầu chỉ người có địa vị cao quý, chữ "tiểu nhân" chỉ người hèn hạ, tỷ dụ như trong câu sau đây của Khổng Tử : Quân tử học đạo tắc ái nhân, tiểu nhân học đạo dị sử giả. Quân tử học đạo thì yêu người, tiểu nhân học đạo thì dễ sai bảo. Về sau, nghĩa chữ quân tử rộng ra, chỉ người có chí khí cao cả được xã hội kính trọng nể vì, chữ tiểu nhân chỉ người có chí khí đê hèn, dù có giầu có chức lớn cũng không ai nể ai trọng (4). Sách Luận Ngữ do các học trò của Không Tử viết để ghi lại những lời của Khổng Tử, có nhiều câu tả người quân tử và kẻ đối nghịch với quân tử là tiểu nhân, tỷ dụ: Đền thờ Đức Khổng Tử ở Đài Loan, - Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. Tiểu nhân phản chi. Quân tử làm điều hay cho người ta, không làm điều ác. Tiểu nhân thì ngược lại. - Quân tử tuyệt giao bất xuất ác thanh. Quân tử không giao dịch với ai nữa thì cũng không nói xấu người ta. - Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi. Quân tử hiểu rõ thế nào là nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ thế nào là lợi. - Quân tử ưu đạo, bất ưu bần. Quân tử lo đạo, không lo nghèo. - Quân tử bất khí. Quân tử làm gì cũng được (4). - Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hỹ. Quân tử lúc khốn cùng vẫn giữ đạo, tiểu nhân lúc khốn cùng thì làm bậy. 3.2.3. Tu Thân Tề Gia Trị Quốc Khổng Tử lạc quan, tin rằng bản tính con người là tốt, và còn có thể khá hơn nữa được nhờ sự học hành tu sửa. Đối với người đương thời, nhất là đối với các chư hầu, nói thế khó nghe. Vì thời Xuân Thu là thời còn có quý tộc và nô lệ. Con quý tộc thì lại là quý tộc, con nô

TRANG 116 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH lệ thì lại là nô lệ. Bảo rằng bất cứ ai hễ tu thân thì sẽ khá là trái với nền tảng xã hội thời ấy. Việt Nam ta có câu: Con vua thì lại làm vua, con nhà thầy chùa lại quét lá đa. Khổng Tử lại nói : Tu thân, tề gia, rồi mới đến trị quốc, bình thiên hạ, thì đối với vua chúa lại càng khó nghe nữa, vì con vua con chúa thời áy có học thì chỉ học bắn tên, múa kiếm, cuỡi ngựa. Bất quá học để biết viết, biết đọc, biết nghe nhạc và học thêm tế lễ là đủ rồi, cần chi học cái khác. Tề gia ư? Lại càng khó nghe khi cung nữ có đấy đàn trong cung vua chúa, có hoạn quan lo việc nội trợ. Tóm tắt lại, cái đạo mà Khổng Tử muốn giảng cho vua chúa không hợp với thói tục của vua chúa thời ấy một tý nào. Khổng Tử lập thuyết quá sớm với thời đại mình, không được vua nào dùng cũng không phải là sự lạ. 4.Truyền Bá và Áp Dụng Đạo Khổng 4.1. Ở Trung Hoa Khổng Tử mất đi năm 478 trước công nguyên (tcn). Hơn 250 năm sau, Tần Thủy Hoàng lên ngôi, rồi dân nổi loạn, nhà Tần bị diệt năm 206 tcn. Lưu Bang, nhân đức hơn, thắng Hạng Võ là người hung bạo, lên ngôi vua, lấy hiệu là Hán Cao Tổ. Hán Cao Tổ cũng ghét nhà nho. Nhưng mấy đời sau, vua Hán Vũ Đế hiểu rằng đạo Khổng không những đã giúp Lưu Bang đoạt được quyền thế, mà sẽ giúp nhà Hán giữ được quyền thế, vì đạo Khổng là tôn ty trật tự, dạy phải trung với vua: "tiểu nhân học đạo thì dễ bảo". Thời Hán Vũ Đế, đặc biệt có Đổng Trọng Thư đề cao thuyết "tam luân" là: "quân thần", quan phải trung với vua ; "phu phụ", vợ phải nghe chồng ; và "phụ tử", con phải có hiếu với cha. Hán Vũ Đế làm vua 54 năm (140-86 ttlkn), mở trường học để dạy con các quan, chương trình học là Tứ Thư Ngũ Kinh, nghĩa là đạo Khổng, không được dạy cái khác. Các tư nhân mở trường dạy học, cũng dạy đạo Khổng. Hán Vũ Đế lại ra lệnh mỗi địa hạt lập một danh sách các người có học được dân kính trọng, để nhà vua nếu tin dùng, cử ra làm quan địa phương, gọi là "hiếu liêm" và "mậu tài". Trong dân gian, đạo Khổng lại càng được người ta theo. Bẩy trăm năm sau, đến đời nhà Tùy (589-617 sau Tây lịch kỷ nguyên) thì đặt ra thi cử : thi hương để tuyển cử nhân, tú tài; thi hội thi đình để tuyển tiến sĩ. Có thi cử thì dân càng trọng sự học, vì thi đậu là cách tiến thân cho thường dân. Nước Tàu là nước đầu tiên dùng khoa cử để tuyển công chức, trong khi ở các nước Âu Tây vẫn còn tuyển các qúy tộc hay bán chức tước. Đến cuối thế kỷ thứ 14, năm 1368, Chu Nguyên Chương, nguyên là nhà tu, lên ngôi vua lấy hiệu là Minh Thái Tổ, thay nhà Nguyên là người Mông Cổ - là "rợ" - thì đạo Khổng lại càng thịnh vì là đạo của người Hán. Muốn làm quan nhà Minh, hoặc phải là học trò Quốc Tử Giám dành cho con các quan và các học sinh do các địa phương gửi đến, hoặc phải đậu cử nhân. Các cử nhân có thể đến kinh đô thi hội rồi vào cung vua thi đình. Các câu hỏi đều về Tứ Thư Ngũ Kinh, các bài trả lời phải dựa trên các lời giảng của tiền nhân đã được coi là hợp lẽ. Các thí sinh phải vào khuôn vào phép của nhà vua. Ai có tư tưởng độc đáo đều bị khai trừ. Vua nhà Thanh là người Mãn Châu, cũng là "rợ", không phải là người Hán, lên ngôi vua nước Tàu năm 1644, chỉ hai năm sau cũng tổ chức ngay các khoa thi như dưới triều Minh để tuyển công chức. Đại lược, một nửa số quan cai trị nước Tàu là người Mãn Thanh, nửa kia là người Hán tuyển bằng cách ấy. Nhờ đạo Khổng, nhà Hán giữ ngôi được 425 năm, nhà Tấn 155 năm, nhà Hậu Ngụy 149 năm, nhà Đường 289 năm, nhà Tống 320 năm, nhà Nguyên 91 năm, nhà Minh 276 năm và nhà Thanh 268 năm. Vì trong 425 năm, vua nước Tàu là nhà Hán, người nước Tàu tự xưng là người Hán, gọi các người khác là di là rợ, như người Việt Nam tự xưng là người Kinh (Kinh đô),gọi người khác là Mường Mán. Trở lại các vua nước Tàu, trừ nhà Nguyên, nhà nào cũng bền mặc dầu nước Tàu là một nước rộng và đông dân, tức có nhiều có nhiều mầm chia rẽ. Đạo Khổng lợi hại là thế. 4.2. Đạo Khổng ở Các Nước Khác tại Đông Á

SỐ 86 - THÁNG 02/2006 TRANG 117 Cao-Ly, Nhật-Bản và Việt-Nam đều theo đạo Khổng. Việt Nam bị Tàu đô hộ, dân học chữ Hán. Ngô Quyền giành lại được độc lập, vua nhà Lý bắt chước Tàu xây quốc tử giám và mở các khoa thi. Dân chúng và nhà vua đều sùng đạo Phật, các ngôi chùa to đẹp nhất ở đồng bằng sông Hồng đều xây vào thời này, nhưng Khổng giáo được vua theo vì vua cũng hiểu rằng đạo Khổng sẽ giúp vua cai trị nước, và được dân theo vì khoa bảng là con đường tiến thân của dân mà muốn đậu phải thuộc kinh sử. Sau nữa, nhà Lý cũng muốn tỏ rằng nước ta cũng có văn hiến như nước Tàu vậy. Cao-Ly cũng có nhiều lúc bị Tàu đô hộ, lập Cao Ly Đô Hộ Phủ, cũng dùng chữ Hán, học tứ thư ngũ kinh của Khổng giáo và tổ chức thi cử. Nhật Bản là một quần đảo cách xa nước Tàu, không bị Tàu đô hộ. Nhưng người Nhật không có chữ viết riêng của mình, vào năm 285 Tây lịch (sau công nguyên) nhập cảng sách chữ Hán, đọc sách Khổng giáo, thấy đạo Khổng cũng như Thần Đạo (Shintô) của Nhật, dạy dân phải trung với vua (dân Nhật tôn thờ vua, suốt lịch sử nước Nhật chỉ có một dòng họ làm vua), dạy con phải có hiếu (thờ cúng tổ tiên cũng là truyền thống cuả Nhật). Tuy vậy, khác với Việt Nam và Cao Ly, Nhật Bản không tổ chức các khoa thi, vì cai trị nước là các quí tộc và quân nhân (các samurai). Chế độ quí tộc quân nhân tồn tại mãi cho đến khi nước Nhật bị Mỹ chiếm đóng mới bỏ./. Thơ Đâu Phải Lê Công Minh Đâu phải muôn trùng mà cách biệt Bao năm đành lổi hẹn quê nhà Đâu phải lần đi là vĩnh quyết Rồi quên vườn cũ cúc vàng hoa Đâu phải Tô, Trương thề biệt xứ Rong tìm khanh tướng định đồ vương Để suốt đời làm thân lữ thứ Áo cừu lọng đỏ chọn quê hương Đâu dễ dìm người men rượu đắng Dáng kiều e ấp nét hoa tươi, Ngày vui nào biết chiều phai nắng Khói thuốc ung dung đốt cuộc đời Vẫn nhớ quê nhà hương quế tỏa Chiêm bao ướt gối những đêm buồn Thương dòng sông lớn con đò nhỏ Sợi khói chiều hoang xanh vấn vương Vẫn thấy tủi đau từng nhịp thở Thấy đời trăm họ vướng điêu linh Phận người hèn mọn như cây cỏ Lớn mãi trong ta nổi bất bình Đã có tấm lòng Trời Đất biết Đài cao còn đợi gió đông về Đâu phải lần đi là vĩnh quyết Để mòn mắt đợi cõi trời quê. Đâu phải cơ hàn roi nghiệt ngã Miệt mài cơm áo tháng năm vơi Đâu phải trầm luân là bể cả Bỏ chày buông lái ngại ra khơi