Quan điểm khác nhau Học viên sẽ xem xét vai trò của quan điểm trong việc đánh giá thông tin liên quan đến sự hiện diện trên mạng của họ hoặc sự hiện d

Tài liệu tương tự
Vận động và tạo ra thay đổi Học viên sẽ tìm hiểu về khái niệm vận động bằng cách xác định một vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng của họ và suy nghĩ về hai

Mối quan hệ lành mạnh trên mạng Học viên sẽ khám phá các phẩm chất tạo nên một mối quan hệ lành mạnh và tử tế, cũng như vai trò của các hành vi trên m

Uy tín Học viên sẽ tìm hiểu các thông tin công khai online sẽ hỗ trợ như thế nào việc định hình quan điểm của người khác về họ. Họ sẽ xác định đối tượ

Mạng xã hội và chia sẻ Học viên sẽ suy ngẫm về quyền riêng tư khi chia sẻ thông tin và giao tiếp với người khác trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Họ

Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Em hãy kể lại một câu chuyện về lòng nhân ái hay hiếu thảo mà em đã chứng kiến hoặc tham gia

Tải truyện Boss Là Nữ Phụ | Chương 23 : Chương 23: Kim chủ, bao tôi đi! (3)

Em hãy kể một câu chuyện đã được nghe, đọc về tính trung thực

Tuyên ngôn độc lập

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn

Kể về một người bạn mà em yêu mến – Văn mẫu lớp 7

DUYÊN ĐẾN CHÙA VẠN HẠNH, SAUGUS, MA [Liên thỉnh thoảng viết bài (trên tt.com, trên FB, trên s gởi đi khắp nơi) kêu gọi đóng góp giúp thầy/trò Tru

Nghị luận về sách

Microsoft Word - 75-nguyen-tac-thanh-cong.docx

L P M C TIÊU 12 nguyên tắc vàng Bạn thân mến, Thật vui mừng vì bạn là một người có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình, có

Viết thư gửi một người bạn ở xa

Nghị luận xã hội về nghiện Facebook

Cảm nghĩ sau khi đọc truyện Bức tranh của em gái tôi

Nghị luận xã hội về câu nói “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Tả người bạn thân của em

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Cảm nghĩ về người thân

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

(Microsoft Word - KTX Truong C\320 \320L MT - Noi gap go nhung tam long- Huong P3.doc)

Giải thích câu: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”

Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 10 Bài 22

Tả chiếc bút máy

Miêu tả người bạn thân nhất của em – Văn mẫu lớp 7

Bình luận bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Tuần 13 – Tóm tắt văn bản tự sự

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Ông Táo về chầu trời đã gần được một tuần rồi

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Tải truyện Nam Thần Công Lược Hệ Thống | Chương 78 : Chương 78: – GIANG MỤC – BẠCH LÊ THIÊN –

Tải truyện Đừng Nói Với Anh Ấy Tôi Vẫn Còn Yêu (Phần 2) | Chương 2 : Chương 2

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Cảm nghĩ về mái trường

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 16 : Chương 16

Cảm nghĩ về tình bạn

Viết thư cho người thân thăm hỏi và chúc mừng năm mới

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường – Văn hay lớp 9

Trà đàm: Tình yêu luôn ở đây

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na


Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Đề 80: Phân tích khổ 1 và 2 bài thơ “ Viếng lăng Bác ” của tác giả Viễn Phương – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Cảm nghĩ của em về tình bạn

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Tải truyện Sống lại làm vợ yêu vô địch | Chương 26 : Chương 26

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Microsoft Word - HaHuyenChiNoiVeCaKhucLeDa.doc

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

Thuyết minh về cây bút chì – Văn mẫu lớp 8

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Em hãy tả cây phượng và tiếng ve vào một ngày hè

Bài Đi Tìm Thời Gian Đã Mất. Sàigòn, thứ Hai ngày 9/2/1976 Trời chiều quá đẹp. Con đường Tự Do dẫn từ nhà thờ Đức Bà xuống phố rộn ràng xe cộ.

Microsoft Word - SC_IN1_VIE.docx

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Tải truyện Đóng Gói Gả Chồng (Trọng Sinh Trước Cửa Cục Dân Chính) | Chương 10 : Chương 10: Lời ân ái

Cảm nghĩ về người thân

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Tả một người công nhân (hoặc nông dân, bác sỹ, y tá…) đang làm việc

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Em hãy tả một buổi lao động ở trường em

Hình ảnh Bác Hồ qua những bài thơ em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Phân tích bài thơ Chiều tối

bendoiquanhiu_2019JUL20_sat

SỰ SỐNG THẬT

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Nghị luận xã hội về sống đẹp

Tả người thân trong gia đình của em

vtal_2016SEP25

Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà

Xây Dựng Con Thuyền Tài Chính Của Bạn Series Dạy Con Làm Giàu Tập 12 Robert T. Kiyosaki & Sharon L. Lechter Chia sẽ ebook :

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến – Văn mẫu lớp 8

Em hãy tả lại một tiết học Văn

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Võ Văn Kiệt - Một người của nhiều người

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Tải truyện Sự Trả Thù Ngọt Ngào | Chương 10 : Chương 10

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

Bản ghi:

Quan điểm khác nhau Học viên sẽ xem xét vai trò của quan điểm trong việc đánh giá thông tin liên quan đến sự hiện diện trên mạng của họ hoặc sự hiện diện trên mạng của những người khác. Họ sẽ nhận thức rõ hơn về các yếu tố ngữ cảnh có liên quan (ví dụ: thời gian, văn hóa, xã hội, địa phương/vùng miền/toàn cầu) và có tác động đến sự hiện diện trên mạng của một người. Ngoài ra, học viên cũng xem các thông tin họ đăng trên mạng về mối quan hệ với gia đình, bạn bè và người có thẩm quyền (ví dụ: giáo viên, công ty) có thể ngụ ý những gì. Tài nguyên Ảo ảnh về lọ hoa Rubin Phiếu bài tập: Trang cá nhân trên mạng xã hội của Kassra

Quan điểm là gì? Phần 1 Tương tác với lớp học thông qua hình ảnh Chiếu hình Ảo ảnh về lọ hoa Rubin lên màn chiếu. Trong khi đặt câu hỏi, hãy yêu cầu học viên suy nghĩ và cho biết họ nhìn thấy hình ảnh gì Chúng ta thấy gì khi nhìn vào hình ảnh này? Bao nhiêu người trong chúng ta nhìn thấy cái bình? Bao nhiêu người trong chúng ta nhìn thấy hai khuôn mặt? Chúng ta có thể nhìn thấy cả hai cùng lúc không? Những gì chúng ta nhìn thấy có thể phụ thuộc vào quan điểm của bản thân mỗi người. Theo chúng ta, quan điểm là gì? Tương tác trong lớp Viết các định nghĩa của học viên lên bảng. Quan điểm là một thái độ cụ thể đối với điều gì đó; một ý kiến/suy nghĩ. Phần 2 Dưới đây là một ví dụ khác. Giả sử một người bạn của chúng ta tên là Azul vừa được chọn vào đội bóng đá của trường. Khi cậu ấy khoe với mẹ rằng: Con được chọn vào đội bóng đá rồi mẹ ơi!, mẹ cậu ấy rất tự hào. Khi Azul nói với cậu bạn thân Raviv rằng mình đã được chọn vào đội bóng, Raviv nói rằng cậu ấy rất mừng cho Azul. Azul cũng thông báo với người bạn của mình là Val rằng cậu đã được chọn vào đội bóng đá. Tuy nhiên, Val thì đã từng ứng tuyển và Azul lại giành mất vị trí của cô ấy. Vậy nên, Val cảm thấy không vui. Azul cũng là thành viên của câu lạc bộ khoa học và giờ cậu ấy phải bỏ lỡ các cuộc

họp về khoa học để có thể đi tập đá bóng. Dani, chủ tịch của câu lạc bộ khoa học, cũng chẳng mấy vui vẻ khi nghe Azul kể về điều này. Tất cả những người khác kể trên trong cuộc sống của Azul đều nghe cùng một thông tin: Azul đã được chọn vào đội bóng đá. Tại sao tất cả họ đều phản ứng khác nhau? Tại sao sự khác biệt trong quan điểm và mối quan hệ của họ với Azul lại đóng vai trò quan trọng? Chúng ta có biết bất kỳ ví dụ nào khác mà cùng là một tình huống nhưng mọi người lại có cách nhìn nhận hoàn toàn khác nhau không? Tại sao quan điểm lại quan trọng đến thế?

Chiếc nón tư duy Phần 1 Tương tác trong lớp Chia học viên thành các nhóm 3-4 người. Phát cho mỗi nhóm vài tờ giấy và bút bi hoặc bút chì. Mỗi nhóm sẽ được phát một mẩu giấy và một phiếu bài tập lấy ví dụ minh hoạ là trang cá nhân trên mạng xã hội của Kassra. Trên mẩu giấy sẽ có tên một người trong cuộc sống của Kassra. Các nhóm hãy tưởng tượng rằng mình đang xem trang cá nhân này với tư cách là người trong mẩu giấy. Chúng ta nghĩ Kassra là ai? Chúng ta có thể đưa ra những giả định nào? Anh ta thích điều gì? Anh ta không thích điều gì? Anh ta đã bình luận về nội dung nào? Theo chúng ta, Kassra là người như thế nào? Chúng ta có 10 phút để suy nghĩ. Sau đó mỗi nhóm sẽ trình bày câu trả lời của mình! Yêu cầu từng nhóm trình bày. Những vai trò/người có thể có trong cuộc sống của Kassra: 1. Mẹ của Kassra, người lo lắng về sự an toàn của con trai mình. 2. Bạn thân của Kassra, người tôn trọng anh ấy. 3. Một cô gái ở trường bên cạnh, không quen Kassra. 4. Giáo viên của Kassra. 5. Một vị sếp đang có ý định tuyển Kassra vào làm. Cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá Kassra khác nhau như thế nào? Do đâu mà lại có những khác biệt này? Liệu tất cả những đánh giá này có chính xác không? Tại sao có/tại sao không? Trong cuộc sống, chúng ta đã gặp tình huống nào mà cùng một thông tin nhưng mọi người lại diễn giải theo những cách khác nhau hay chưa?

Bao nhiêu người trong chúng ta đã từng bất đồng với cha mẹ/người chăm sóc mình? Bạn bè của mình? Bao nhiêu người trong chúng ta sử dụng các nền tảng mạng xã hội? Chúng ta có nghĩ về cách những người khác nhìn nhận trang cá nhân trên mạng xã hội của mình không? Chúng ta đã bao giờ xóa nội dung hay bỏ thẻ chính mình trong nội dung được chia sẻ trên mạng xã hội (chẳng hạn như ảnh, video, bài viết dạng văn bản) chưa? Tại sao?

Suy ngẫm về quan điểm Phần 1 Hãy nghĩ xem những người xung quanh nhìn nhận về chúng ta theo các cách khác biệt nào. Chúng ta có bao giờ tùy theo người đối diện là ai mà xử sự khác đi không? Chúng ta có nói chuyện với cha mẹ/người chăm sóc hoặc giáo viên như cách mình nói chuyện với bạn bè không? Tại sao có/tại sao không? Tất cả chúng ta đều sẽ cư xử khác đôi chút tùy thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng mà mình tiếp xúc. Trong hoạt động này, chúng ta sẽ thảo luận về cách mình hiện diện trên mạng (đặc biệt là mạng xã hội) và cách những người khác nhau nhìn nhận chúng ta tùy theo quan điểm của họ. Trên mạng, với những người khác nhau, chúng ta có thể hiện mình theo những cách khác nhau hay không? Ví dụ: trên một nền tảng (chẳng hạn như Facebook), chúng ta có thể sử dụng tên thật, nhưng chúng ta có sử dụng tên thật cho mọi thứ mình làm trên mạng không? Chúng ta ít khi dùng tên thật hoặc chúng ta hay ẩn danh trên những nền tảng nào? Tại sao? Chúng ta có cho rằng các thông tin cá nhân mình chia sẻ trên mạng thể hiện được hết con người mình không? Chúng ta có cho rằng thông qua trang cá nhân mình trên mạng xã hội, mọi người sẽ hiểu cặn kẽ mọi chuyện không? Chúng ta có muốn như vậy không? Mọi người có thể nhìn nhận về chúng ta như thế nào nếu chỉ biết được một phần thông tin của chúng ta? Chẳng hạn, liệu cha mẹ/người chăm sóc có thay đổi quan điểm nếu họ nhìn thấy mọi thứ chúng ta đã làm trên nền tảng này mà nền tảng khác thì không?

Chúng ta đã bao giờ đặt bài viết của mình ở chế độ riêng tư chưa? Tại sao? Ngày hôm nay chúng ta đã bàn rất nhiều về quan điểm. Dựa vào đó, chúng ta rút ra được bài học gì? Quan điểm còn tác động đến cách chúng ta đánh giá thông tin như thế nào nữa? Hãy kể tên một sự kiện gần đây có liên quan đến chủ đề này? Quan điểm có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống cá nhân của chúng ta cũng như đối với tin tức?

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) Bài tập Phần 1 Bài tập Yêu cầu học viên: 1. Chụp ảnh/màn hình bất kỳ bài viết nào trên mạng xã hội [nghĩa là ảnh, video hoặc bài viết dạng văn bản] (không nhất thiết phải là bài viết của chính mình). 2. Xác định ba vai trò liên quan đến bài viết của người này trên mạng xã hội (ví dụ: bạn bè, người nhà, giáo viên), đồng thời hãy dùng một đoạn ngắn để mô tả xem từng vai trò này sẽ có cảm tưởng gì về bài viết. Trong 10 phút cuối, hãy chia học viên thành các cặp và yêu cầu họ chia sẻ cho nhau ít nhất hai cách mà họ cho rằng quan điểm đóng vai trò quan trọng với bài viết họ chọn. Đội ngũ Thanh niên và Truyền thông đã tạo tài nguyên học tập này tại Trung tâm Internet & Xã hội Berkman Klein ở trường Đại học Harvard theo giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 International. Bạn có thể tận dụng nguồn tài nguyên này, bao gồm sao chép và chuẩn bị các công việc dẫn xuất, bất kể là thương mại hay phi thương mại, miễn là bạn ghi rõ nguồn thuộc về đội ngũ Thanh niên và Truyền thông cũng như chia sẻ mọi tác phẩm khác thuộc cùng nguồn gốc. Những tác phẩm này và các tài nguyên học tập bổ sung cũng có trên Nền tảng tài nguyên kỹ năng số trực tuyến của Berkman Klein.