Phần mở đầu

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

1

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Layout 1

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

MỞ ĐẦU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Nghị luận về sách

Phong thủy thực dụng

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Bạn Tý của Tôi

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

HỒI I:

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

MỞ ĐẦU

1

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Microsoft Word - doc-unicode.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Cúc cu

Microsoft Word - TT_ doc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

CHƯƠNG 1

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lê Văn Tú * Nguyễn Hoàng Ân * Nguyên Tuấn Vũ * Tóm tắt nội dung: N

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Sach

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Nghị luận về lòng dũng cảm – Văn mẫu lớp 10

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

quytrinhhoccotuong

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Microsoft Word _TranNgocVuong

Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Bởi: Khuyet Danh H.4.2 giới thiệu một mô hình ch

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà

Thuyết minh về Nguyễn Du

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

No tile

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ,

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

OpenStax-CNX module: m Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học TS. Đinh Ngọc Quyên TS Lê Ngọc Triết ThS Hồ Thị Thảo This work is produced by Ope

VanHocVaDaoDuc_LNT

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

NguyenThiThao3B

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Document

Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Bản ghi:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thu Sương TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NHẬT BÁO CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thu Sương TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NHẬT BÁO CẦN THƠ Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 66 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH SÂM Thành Phố Hồ Chí Minh- 2012

Lời cảm ơn Khi quyết định học sau đại học, em chọn ngành ngôn ngữ học xuất phát từ sở thích của bản thân. Trong quá trình học tại Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, em được mở mang kiến thức rất nhiều và em nhận ra rằng làm nghiên cứu khoa học không phải là điều dễ, và luận văn này chỉ là bước đầu tập tễnh đi vào con đường nghiên cứu. Em chân thành cảm ơn tất cả Thầy Cô đã dạy em. Khi viết những dòng này, học trò khắc ghi sâu sắc lòng biết ơn đối với Thầy Trịnh Sâm là người đã hướng dẫn học trò hoàn thành luận văn. Thầy Trịnh Sâm đã tận tình chỉ dạy cách thức làm việc cho học trò, uốn nắn từng câu từng chữ để luận văn nên vóc nên hình. Qua thời gian làm việc với Thầy, học trò học được ở Thầy nhiều bài học quý báu về phương pháp làm việc khoa học, nghiêm túc và say mê với công việc. Bên cạnh việc hoàn thành luận văn thì thành công của bản thân chính là sự trưởng thành trong nhận thức của học trò đối với cuộc sống và công việc. Sau này, dù đi đến đâu hay làm việc gì thì kỷ niệm đẹp nhất trong quãng thời gian học sau đại học tại Trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh chính là tình cảm thầy trò mà Thầy Trịnh Sâm đã dành cho em. Con cảm ơn mẹ, mẹ đã yêu thương con, hy sinh cả cuộc đời vì con, dõi theo từng bước con đi, dù giờ đây con đã trở thành bà mẹ của hai đứa con nhỏ. Em cảm ơn anh Triều và các con đã tạo điều kiện thuận lợi cho em, động viên em vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình học. Sau khi bảo vệ luận văn, em tự nhủ, bên cạnh vận dụng những kiến thức học được vào công việc, em sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu nhất của em, bù đắp lại thời gian qua. Em kính chúc quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè luôn hạnh phúc trong cuộc sống. Thêm một lần nữa em xin tri ân đến tất cả mọi người bằng niềm vui và lòng biết ơn chân thành nhất! Trương Thu Sương

MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU... 1 Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG... 12 1.1. Cần Thơ... 12 1.1.1. Vùng đất, con người... 12 1.1.2. Báo Cần Thơ... 13 1.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí... 14 1.2.1. Các quan điểm khác nhau về phong cách ngôn ngữ báo chí... 14 1.2.2. Chuẩn ngôn ngữ và chuẩn phong cách ngôn ngữ báo chí... 16 1.3. Lý thuyết giao tiếp của Roman Jakobson và việc nhận diện phong cách và thể loại... 20 1.4. Chức năng của phong cách ngôn ngữ báo chí... 24 1.5. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí... 28 1.5.1. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện... 28 1.5.2. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của sự tương tác... 28 1.5.3. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của sự hấp dẫn... 29 1.6. Một số thể loại báo chí tiêu biểu... 30 1.7. Màu sắc địa phương và màu sắc địa phương Nam Bộ... 33 1.7.1. Màu sắc địa phương... 33 1.7.2. Màu sắc địa phương Nam Bộ... 36 1.8. Tiểu kết... 38 Chương 2 : NGÔN NGỮ NHẬT BÁO CẦN THƠ... 40 2.1. Tiêu đề... 40 2.1.1. Cấu tạo của tiêu đề... 41

2.1.2. Sự phân bố 5W + 1H ở đơn đề... 49 2.1.3. Mối quan hệ về mặt nội dung trong hệ thống đa đề... 53 2.1.4. Một số thủ pháp nghệ thuật sử dụng ở tiêu đề... 55 2.2. Dẫn đề... 56 2.2.1. Mô hình dẫn đề theo lý thuyết của F. Danes... 57 2.2.2. Mô hình dẫn đề theo T- R- I... 65 2.2.3. Mô hình dẫn đề theo cấu trúc 5W + 1H... 72 2.3. Đoạn văn... 78 2.3.1. Mô hình đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch... 79 2.3.2. Mô hình đoạn văn theo cấu trúc quy nạp... 83 2.4. Văn bản... 84 2.4.1. Mô hình 1... 85 2.4.2. Mô hình 2... 87 2.5. Màu sắc địa phương Nam Bộ... 93 2.5.1. Từ biến thể ngữ âm... 94 2.5.2. Từ ngữ địa phương... 95 2.5.3. Từ ngữ xưng hô... 98 2.5.4. Địa danh... 101 2.5.5. Sản vật địa phương... 103 2.5.6. Thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ... 106 2.5.7. Một só biểu thức diễn đạt... 107 2.6. Tiểu kết... 110 KẾT LUẬN... 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO... 113

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua, các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm các loại như báo nói, báo hình, báo ảnh, báo chữ đều có bước phát triển nhảy vọt. Hầu như ở thành phố nào, tỉnh nào cũng có các đài truyền hình, đài phát thanh, báo đảng. Và các cơ quan thông tấn địa phương bên cạnh những cái chung, xét riêng về mặt ngôn ngữ nó cũng có những yêu cầu riêng ví dụ như đáp ứng cho một bộ phận công chúng trên một địa bàn cụ thể. Và như vậy, liệu các phương ngữ địa lý, các phương ngữ xã hội có vai trò gì trong việc chuyển tải thông tin, chuyển tải các đường lối chính sách của nhà nước đến với người dân. Khác với tiếng Hán hiện đại, phương ngữ địa lý và phương ngữ xã hội khác biệt nhau rất lớn thậm chí phải dùng bút đàm, tiếng Việt đang tồn tại dưới dạng các phương ngữ và ít nhất theo một quan niệm phổ biến, tiếng Việt có 3 phương ngữ: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam. Giữa chúng ít nhiều có sự khác biệt, rõ nhất là về mặt ngữ âm và một ít là từ vựng. Tuy nhiên, cư dân của 3 phương ngữ này có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng. Điều đó cho thấy rằng, tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên thế đa dạng. Sự đa dạng gắn liền với các phương ngữ, liên quan đến vấn đề ở đây là gắn liền với các cơ quan truyền thông ở địa phương. Và giữ gìn, phát triển sự đa dạng của phương ngữ cũng như giữ gìn sự đa dạng sinh học, sinh thái thiên nhiên. Vậy liên quan đến chuẩn mực ngôn ngữ, việc xử lý các yếu tố phương ngữ đối với một tờ báo, đối với các cơ quan thông tấn ở địa phương như thế nào? - Phương ngữ Nam Bộ là một phương ngữ khá thống nhất, có thể dễ dàng nhận thấy là từ Ninh Thuận trở vào Cà Mau hầu như là không có sự khác biệt nhiều. Trong hệ thống phương ngữ đó, thành phố Cần Thơ với tư

2 cách là một cơ quan địa hành chính mà mọi người gọi là thủ phủ của Tây Đô, xét trên nhiều phương diện là có sức lan tỏa. Do vậy, có thể nói, nghiên cứu ngôn ngữ trên báo Cần Thơ là một nghiên cứu có tính chất điển hình và chắc chắn rằng, kết quả thu gặt được từ các ngữ liệu sẽ là những gợi ý lý thú và bổ ích cho cả phương ngữ Nam Bộ. - Là một người công tác tại báo đảng Cần Thơ, chúng tôi muốn có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về việc sử dụng ngôn ngữ. Từ những khái quát đúc kết sẽ đề xuất một số gợi ý trong việc phát huy thế mạnh cũng như hạn chế những nhược điểm xét thuần túy về mặt ngôn ngữ của tờ báo mình hiện đang công tác. Từ tất cả những điều nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Trước hết, cần minh định rõ cái đối tượng mà luận văn trực tiếp khảo sát. Khi xác định đề tài luận văn, đặc trưng ngôn ngữ của báo Cần Thơ, trong nhận thức của chúng tôi, là ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ, là các ngữ liệu khảo sát được sưu tập trên tờ báo này. Đương nhiên, là một tờ báo tại địa phương, với yêu cầu phục vụ một công chúng cụ thể, về mặt ngôn ngữ, hiển nhiên ít nhiều có sự khác biệt so với các địa phương khác cũng như ở các báo trung ương. Mặt khác, trong quá trình tiếp cận để làm rõ một số đặc trưng nào đó, luận văn sẽ tiến hành so sánh đối chiếu với một số ngữ liệu ở một số báo khác. Cũng cần lưu ý là, không phải tất cả các văn bản xuất hiện ở trên mặt báo nói chung, báo Cần Thơ nói riêng đều thuộc phong cách báo chí. Vì vậy cần phải xác định rõ hơn đối tượng mà luận văn khảo sát. 2.2 Đặc trưng ngôn ngữ của một tờ báo nhìn khái quát có thể được thể hiện ở mọi cấp độ ngôn ngữ dù tiếp cận từ trên xuống hay từ dưới lên. Tuy nhiên, theo chúng tôi, các đơn vị sau đây: i) tiêu đề, đề dẫn, đoạn văn và văn

3 bản; ii) màu sắc địa phương là những thành tố có khả năng thể hiện rõ nhất. Ở i), là những thực thể thuộc cấp độ ngôn ngữ, còn ở ii), là các biểu thức ngôn từ thuộc về lời nói theo lý thuyết của Saussure. 2.3 Về mặt thể loại báo chí, xét từ góc độ ngôn ngữ học cũng như truyền thông học, hiện nay có nhiều nghiên cứu rất khác nhau. Hệ thống thể loại này nhiều hay ít là tùy thuộc vào quan niệm và các tiêu chí phân loại. Đó là chưa kể có một khoảng cách rất lớn từ lý thuyết và việc vận dụng ngay ở cách định danh ở các tòa soạn báo. Đây là một vấn đề hết sức lý thú nhưng không phải là trọng tâm của luận văn. Để tiện làm việc, xuất phát từ cách định danh của tòa soạn, ngữ liệu mà chúng tôi sưu tập gồm các thể loại sau đây: - Tin tức - Phóng sự - Phỏng vấn - Phản ánh, ghi nhanh - Gương điển hình. Bên trên, ngoài việc nhận diện 3 thể loại đầu là khá hạn hữu và phổ biến, cách gọi tên các thể loại thuộc nhóm sau xuất phát từ tính quen dùng và thực tiễn ở tòa soạn báo. Chúng tôi hiểu là, sự phân loại ở đây chỉ có tính chất tương đối, chủ yếu là để tiện làm việc. Chúng tôi cũng xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn là các văn bản báo chí trên nhật báo Cần Thơ xuất bản từ đầu năm 2010 đến 9 2012. 3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của báo Cần Thơ, bao gồm những đặc trưng có tính chất phổ biến cũng như những đặc trưng riêng là mục tiêu mà luận văn hướng đến. Về phương diện thứ nhất, như đã nói, tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất, các đặc trưng ngôn ngữ thuộc kiểu này có thể thể hiện

4 trên nhiều cấp độ ngôn ngữ. Kết quả của luận văn này góp phần làm rõ thêm một số đặc trưng chung của báo chí hiện đại. Về phương diện thứ 2, ở đây, chúng tôi không hoàn toàn dùng thủ pháp đối lập có không mà đặc biệt chú ý đến độ đậm nhạt của các phương tiện ngôn ngữ. Xin lưu ý, một số từ ngữ của từ ngữ địa phương Nam Bộ lúc đầu chỉ xuất hiện ở trong vùng sau đó được một số báo chí địa phương sử dụng và lâu dần, nó hoàn toàn nhập vào hệ thống tiếng Việt toàn dân. Và đến lúc nào đó, người sử dụng quên mất gốc gác của nó, đó là các trường hợp sau: chìm xuồng, trùm mền, rút ruột, quyết liệt, nở nồi, chiên, xào,.v.v Nói rộng ra, lớp từ ngữ trong phong cách báo chí nói chung, báo Cần Thơ nói riêng chúng thể hiện bộ mặt ngôn từ mà ở đó người ta có thể nhận ra xu hướng phát triển từ vựng. Đương nhiên, báo Cần Thơ không tránh khỏi tình trạng du nhập khá nhiều từ vựng hoặc mô phỏng hoặc dịch nghĩa hoặc dùng nguyên dạng. Bên cạnh đó, do nhiều lý do khác nhau, các từ ngữ địa phương cũng tràn vào trang báo. Luận văn bên cạnh hướng tới các ngữ liệu trung tâm, cũng không bỏ sót các ngữ liệu thuộc ngoại vi, mặc dầu về mặt sử dụng tính tích cực và tiêu cực không như nhau. 3.2 Phương pháp nghiên cứu Ngoài các thủ pháp nghiên cứu mà bất kỳ một khảo sát nào cũng vận dụng như nhận diện, sưu tập, phân loại, miêu tả, luận văn này chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: thống kê các đối tượng ( từ ngữ, câu, văn bản các thể loại, v.v. ) và phân loại theo chủ điểm nghiên cứu, từ đó tìm ra các quy luật, các mối liên hệ giữa các đối tượng.

5 - Phương pháp đối chiếu, so sánh: so sánh, đối chiếu các đơn vị cùng loại; so sánh, đối chiếu cứ liệu ngôn ngữ trên báo Cần Thơ với một số báo khác để tìm ra những tương đồng và khác biệt; từ đó các kết luận có được vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát. - Phương pháp phân tích cú pháp- ngữ nghĩa: là phương pháp đặc trưng để nghiên cứu ngữ nghĩa, cấu trúc của các đối tượng đã thống kê ( các yếu tố được đặt trong hệ thống và xem xét trên nhiều bình diện). - Phương pháp mô hình hóa: để trình bày một cách có hệ thống; mô hình các thể loại văn bản, cách tổ chức ngôn ngữ của từng thể loại và miêu tả quan hệ của các đối tượng khảo sát ( qua các sơ đồ, bảng biểu). Trong quá trình nghiên cứu, các thủ pháp, phương pháp được vận dụng, kết hợp; tùy vào từng nội dung nghiên cứu, tùy vào từng đối tượng cụ thể mà sử dụng chủ yếu một phương pháp thích hợp. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử nghiên cứu phong cách học diễn ra trong một thời gian khá lâu dài. Trong Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt của Hữu Đạt (2000), tác giả chia ra hai giai đoạn trong lịch sử nghiên cứu phong cách học: giai đoạn trước Ch.Bally và giai đoạn sau Ch.Bally. Giai đoạn truớc Ch.Bally: trước khi các lý thuyết về ngôn ngữ học đại cương của F.de.Saussuse ra đời, việc nghiên cứu phong cách học chưa có tính hệ thống, chưa phải là một bộ môn khoa học thực sự vì nó chưa có được những phương pháp nghiên cứu cụ thể. Thậm chí, ngay cả những đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của nó vẫn còn là một vấn đề rất mơ hồ. Có thể nói rằng, trong nhiều thế kỷ hình thành và phát triển của ngôn ngữ học thế giới, phong cách học chưa hề xác lập được cho mình một chỗ đứng với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập. Phải đợi đến thế kỷ thứ XX sau khi F.de.Saussuse tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại trong ngôn ngữ học

6 với công trình lý thuyết về ngôn ngữ học đại cương, phong cách học mới có những điều kiện để trở thành một bộ môn khoa học độc lập thật sự với đầy đủ ý nghĩa của nó. Tiếp đến là giai đoạn sau Ch.Bally. Chính nhờ một hệ thống các khái niệm được từng bước hoàn chỉnh và một hệ thống các phương pháp nghiên cứu được định hình, phong cách học bắt đầu có cơ sở để xây dựng cho mình những cách thức làm việc, phương pháp luận và nội dung nghiên cứu. Từ đây, phong cách học trở thành ngành học mới đáp ứng những tiêu chuẩn cần có của một môn khoa học thật sự. Người ta gọi phong cách học từ giai đoạn này trở về sau là giai đoạn phát triển của phong cách học hiện đại. Người đặt nền móng đầu tiên cho phong cách học hiện đại chính là một trong các học trò xuất sắc nhất của Saussuse: Ch.Bally, đánh dấu một chặng đường mới của lịch sử nghiên cứu phong cách học. Phương pháp nghiên cứu của ông là đẳng nhất hóa các sự kiện ngôn ngữ. Ông chú ý nhiều tới tính biểu cảm, gợi cảm ở các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ và đặc biệt quan tâm tới sự phối hợp các sự kiện lời nói để tạo nên hệ thống các phương tiện này. Có thể nói Ch.Bally trở thành người mở đầu của nền phong cách học hiện đại chính là do cách tiếp cận rất mới của ông về các đối tượng nghiên cứu cũng như xây dựng phong cách nghiên cứu để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Sau Ch.Bally, việc nghiên cứu phong cách học vẫn được tiếp tục ở Pháp và phát triển ở nhiều nước như Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc. Trên đây là nội dung về lịch sử nghiên cứu phong cách học trên thế giới mà Hữu Đạt đã trình bày trong công trình nghiên cứu của mình. Còn truyền thống phong cách học ở Việt Nam cũng có một tiến trình phát triển riêng. Trước những năm 60, bộ môn phong cách học ở Việt Nam chưa xuất hiện. Trong khi đó trên bình diện thực tế, ta gặp không ít những lời hay ý đẹp nói

7 đến ý thức rèn luyện phong cách nói năng, giao tiếp, biểu hiện nét đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam rất cần được nghiên cứu từ góc độ phong cách học. Từ sau năm 1960, môn phong cách học tiếng Việt được hình thành ở Việt Nam (1964). Lúc đầu nó được gọi với cái tên tu từ học. Có thể xem đây là bộ môn kế thừa những kết quả ban đầu của việc vận dụng các lý thuyết về phong cách học của thế giới (chủ yếu của Liên Xô cũ) vào nghiên cứu thực tiễn Việt Nam. Trong công trình của mình, Hữu Đạt nêu ra những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu phong cách học, bao gồm: khái niệm phong cách và phong cách học, phân biệt các hiện tượng đúng và hiện tượng chuẩn trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (chuẩn ngữ âm, từ vựng, chính tả, ngữ pháp, ). Đặc biệt tác giả đề cập đến cơ sở phân chia các phong cách chức năng. Theo tác giả, tiếng Việt được chia làm 6 loại phong cách chức năng, mỗi loại lại chia ra ở hai hình thức nói và viết. Cụ thể: phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách hành chính công vụ, phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí, phong cách văn học nghệ thuật. Ở Phong cách học tiếng Việt của tác giả Đinh Trọng Lạc (1997) và Phong cách học tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc (chủ biên, 1997) và Nguyễn Thái Hòa thì phân chia ra: i) các phong cách chức năng gồm: các phong cách chức năng của hoạt động lời nói và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và ii) trên cơ sở đối lập với ngôn ngữ phi nghệ thuật. Các phong cách chức năng của hoạt động lời nói trong tiếng Việt bao gồm: phong cách hành chính, phong cách khoa học, phong cách báo, phong cách chính luận và phong cách sinh hoạt. Phong cách học tiếng Việt của nhóm tác giả Cù Đình Tú Lê Anh Hiền Nguyễn Thái Hòa Võ Bình (1982) thì chia ra các phong cách chức

8 năng tiếng Việt làm hai loại đó là i) phong cách khẩu ngữ và ii) phong cách văn hóa. Trong phong cách văn hóa lại chia ra: phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí tin tức, phong cách hành chính công vụ, phong cách cổ động, phong cách nghệ thuật. Phong cách học văn bản của Đinh Trọng Lạc (1994) cũng là một công trình có giá trị trong việc luận bàn về vấn đề phong cách học xét từ góc độ văn bản. Mục đích của giáo trình này là nêu lên sự cần thiết phải mở rộng phạm vi nghiên cứu phong cách học, đồng thời đi sâu vào những vấn đề mà sự ra đời của ngôn ngữ học văn bản đã đặt ra cho bộ phận này. Khi vượt qua giới hạn của câu mà ngữ pháp truyền thống cho là loại đơn vị ngữ pháp thuộc bậc cao nhất để đi đến những đơn vị quy mô và kích thước lớn hơn những văn bản, thì ngôn ngữ học văn bản đã thật sự làm một cuộc cách mạng, vì nó đã được ngôn ngữ học nâng lên một tầm khoa học bao quát hết đối tượng của mình. Trong lĩnh vực phương ngữ học, Phương ngữ học tiếng Việt của Hoàng Thị Châu ( 2004 ) được xem là một công cụ thiết thực cho người nghiên cứu ngôn ngữ học. Giáo trình thật sự là một cẩm nang bổ ích giúp người nghiên cứu bổ sung nền tảng kiến thức ngôn ngữ học nói chung, phương ngữ học nói riêng. Những vấn đề trong giáo trình được trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu xoay quanh khái niệm phương ngữ học, đặc trưng phương ngữ cũng như bước đường diễn tiến của các phương ngữ, được xem xét trong thế đối lập giữa các phương ngữ với nhau cũng như giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân. Đặc biệt hơn cả, qua công trình nghiên cứu này, người nghiên cứu luận văn hiểu thêm cái hay cái đẹp của tâm hồn quê hương mỗi vùng miền chất chứa đằng sau ngôn từ mỗi phương ngữ, bởi lẽ phương ngữ là biểu hiện vật chất cụ thể cho vốn văn hóa của người dân

9 bản xứ. Trên cơ sở lý luận mà giáo trình cung cấp, người viết ứng dụng vào việc xem xét lý giải các văn bản báo chí trên nhật báo Cần Thơ để thấy được bản sắc địa phương miền Tây thông qua các tác phẩm báo chí. Ngoài ra, phải kể đến các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí, các sách tham khảo nghiệp vụ, chuyên ngành báo chí, từ lý luận chung đến từng thể loại riêng thuộc phong cách báo chí. Từ nền kiến thức này, người nghiên cứu có một cái nhìn vừa bao quát vừa cụ thể, vừa khách quan vừa chủ quan về vấn đề mình quyết định nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu dạng này như: Đi tìm bản sắc tiếng Việt của Trịnh Sâm (2011), Nhà xuất bản Tuổi trẻ. Ngôn ngữ báo chí, Vũ Quang Hào ( 2007 ), Nhà xuất bản Thông tấn. Ngôn ngữ báo chí Những vấn đề cơ bản, Nguyễn Đức Dân (2007), Nhà xuất bản Giáo dục. Tác phẩm báo chí của Trần Thế Thiệt ( 1995), Khoa báo chí Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí của Nguyễn Trọng Báu (2002), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện báo chí và tuyên truyền, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Công việc của người viết báo của Hữu Thọ (1997), Nhà xuất bản Giáo dục. Các thể ký báo chí của Đức Dũng ( 1996 ), Nhà xuất bản Văn hóa Thể thao. Công tác biên tập, Claudia Mast ( 2003 ), Nhà xuất bản thông tấn. Bên cạnh những công trình về phong cách, về ngôn ngữ báo chí và một số nghiên cứu về phương ngữ trong đó có phương ngữ Nam bộ nói trên,

10 khoảng 20 năm gần đây, trên cơ sở tiếng Việt, trào lưu phân tích diễn ngôn nói chung, phân tích diễn ngôn báo chí nói riêng cũng đạt được một số kết quả khả quan. Đặc điểm chung của trào lưu này là bên cạnh cách hình dung mỗi diễn ngôn là một chỉnh thể, việc phân tích cấu trúc của nó, bao gồm cả cấu trúc nội dung và cấu trúc hình thức, việc gắn diễn ngôn với quá trình hành chức với ngữ cảnh (ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp). Nói một cách khái quát, những yếu tố như quan hệ giữa diễn ngôn với hiện thực, diễn ngôn với người sử dụng, đã đặt ra nhiều vấn đề lý thú và bổ ích. Luận văn này, trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các công trình đi trước, bao gồm một số lĩnh vực vừa nêu trên, mạnh dạn triển khai việc tìm hiểu đặc trưng trên nhật báo Cần Thơ một cách toàn diện và có hệ thống. 5. Đóng góp của luận văn 5.1 Luận văn không có tham vọng giải quyết những vấn đề lý thuyết phức tạp của truyền thông học và ngôn ngữ báo chí. Bởi đây là những vấn đề mà thành tựu nghiên cứu trên cứ liệu tiếng Việt là rất lớn. Vả lại là một công việc quá sức đối với người nghiên cứu. Tại đây, thông qua những nhận xét, đúc kết cụ thể, luận văn muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về vai trò và chức năng của phương ngữ ( nhất là phương ngữ Nam bộ từ Ninh Thuận trở vào), một phương ngữ tương đối thuần nhất về mặt ngôn ngữ lại được số người sử dụng nhiều nhất đối với những phạm vi giao tiếp trên địa bàn, trong đó có giao tiếp bằng báo chí. 5.2 Là một người công tác trong ngành báo chí, khi tiến hành đề tài này, người viết trước hết xem đây là cơ hội để học tập, nâng cao trình độ về mặt lý thuyết cũng như khả năng xử lý thực tiễn và thông qua những đúc kết, những nhận xét cụ thể, hy vọng góp sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao những công việc báo chí có tính chất bếp núc và gợi ra một số gợi ý tương đối với những ai quan tâm đến đề tài.

11 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn chia làm 2 chương chính: Chương 1: Giới thiệu về cơ sở lý thuyết chung, mang tính khái quát, bao gồm: vùng đất và con người Cần Thơ, lịch sử báo Cần Thơ, đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí, cách phân chia và nhận diện các thể loại thuộc phong cách báo chí, đặc biệt là vai trò của phương ngữ trong giao tiếp xã hội cũng như trong việc tạo bản sắc văn hóa vùng, miền cho từng địa phương. Đây có thể coi là phần lý thuyết, tiền đề làm xuất phát điểm mà luận văn dựa vào để tiếp tục khảo sát những vấn đề cụ thể ở chương tiếp theo. Chương 2: Ngôn ngữ nhật báo Cần Thơ Trình bày những kết quả nghiên cứu cụ thể trên cả hai bình diện ngôn ngữ và lời nói trong đó đặc biệt chú ý là các nhân tố làm nét riêng về mặt ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ.

12 Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG Trước khi đi vào khảo sát những đặc trưng ngôn ngữ của báo in Cần Thơ không thể không đề cập đến một số tri thức nền liên quan đến đề tài. Ở chương này luận văn lần lượt đề cập đến các vấn đề sau đây: - Tổng quan về vùng đất Cần Thơ - Phong cách ngôn ngữ báo chí - Chức năng ngôn ngữ báo chí - Đặc điểm ngôn ngữ báo chí - Lý thuyết về giao tiếp của Roman Jakobson và việc nhận diện các phong cách và thể loại - Nhận diện một số thể loại trong báo chí, màu sắc địa phương và màu sắc địa phương Nam Bộ 1.1. Cần Thơ 1.1.1. Vùng đất, con người Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về Đó là câu ca dao quen thuộc ngợi ca xứ sở Tây Đô tươi đẹp. Với diện tích 1.389,59 km 2 nằm bên bờ phải sông Hậu, Cần Thơ hiền hòa với những luồng gió mát thổi vào từ hai con sông là sông Hậu và sông Cần Thơ. Mỗi năm hai mùa mưa nắng cho Cần Thơ nhiều cây xanh trái ngọt, tạo nên đặc trưng của một xứ sở miệt vườn. Thiên nhiên ưu đãi, Cần Thơ trù phú nhiều sản vật. Đất đai màu mỡ, người dân nơi đây yên tâm chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no giàu đẹp. Sự ưu đãi của thiên nhiên ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của con người Cần Thơ. Người Cần Thơ chân chất thật thà, hiền hòa, chí tình chí nghĩa. Trong đối nhân xử thế, tình người luôn được xem làm trọng. Vì lẽ đó, ai một lần đến Cần Thơ đều lưu luyến trước tình đất tình người của đất Tây Đô.

13 1.1.2. Báo Cần Thơ Phát huy truyền thống, thành tích báo chí Cách mạng trong các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ ngày tái lập tỉnh Cần Thơ (1992), báo Cần Thơ được tách ra từ báo Hậu Giang cũ, trong hoàn cảnh mới vẫn tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng lực lượng, từng bước trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng tờ báo, tạo bước đi lên vững chắc. Sau 7 năm (1992-1999), phấn đấu xây dựng và phát triển, báo Cần Thơ luôn giữ vững tôn chỉ mục đích tờ báo của cơ quan ngôn luận của đảng bộ và diễn đàn của nhân dân địa phương. Báo Cần Thơ bám sát sự chỉ đạo và định hướng tuyên truyền của Đảng, các quy định của nhà nước, không ngừng cải tiến nội dung, cách tân hình thức, thông tin kịp thời các sự kiện chính trị quan trọng, phản ánh trung thực, sinh động mọi lĩnh vực đời sống xã hội, những tiềm lực của quê hương đất nước trong những năm đổi mới. Từ chỗ kế thừa báo Hậu Giang (cũ) định kỳ xuất bản 2 số/ tuần, 8 trang/ khổ 30 x40 cm, đến tháng 4 năm 1996, báo Cần Thơ tăng lên 3 số/ tuần, tháng 8 năm 1997 cả 3 kỳ báo trong tuần tăng từ 8 trang lên 12 trang và từ tháng 1 năm 1999 tăng thêm kỳ chủ nhật, 16 trang in 4 màu. Số lượng ấn bản phát hành ngày càng tăng lên. Hiện nay báo Cần Thơ là món ăn tinh thần không chỉ của cán bộ, công nhân viên chức mà còn của nhân dân địa phương. Cùng với việc chăm lo xây dựng phát triển đội ngũ, báo Cần Thơ từng bước đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật nhằm đáp ứng tốt nhất việc chuyển tải thông tin, đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước đến với đông đảo bạn đọc. Đi đôi với việc tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các kỳ báo Cần Thơ, kể từ ngày 01-01-2001, báo Cần Thơ trở thành nhật báo.

14 1.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí 1.2.1. Các quan điểm khác nhau về phong cách ngôn ngữ báo chí Như chúng ta đã biết, phong cách học trên thế giới đã có lịch sử từ rất lâu đời, nhưng ở Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu này còn khá mới mẻ, bắt đầu từ những thập niên 60 của thế kỷ trước. Chưa có một công trình nghiên cứu phong cách học thật sự xét một cách toàn diện các cấp độ ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu còn tranh luận với nhau nhiều vấn đề thuộc phong cách học. Thậm chí, riêng bản thân một nhà ngôn ngữ học cũng có sự thay đổi quan điểm theo thời gian. Do đó việc phân chia các phong cách chức năng của tiếng Việt còn là một vấn đề rối rắm, chưa thống nhất. So với các phong cách khác, về mặt lí luận và nhận thức, phong cách báo chí được nhìn nhận như một phong cách độc lập là khá muộn. Các tài liệu như Tu từ học tiếng Việt hiện đại (Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ, 1975) hay Phong cách học tiếng Việt (Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn Thái Hòa, Võ Bình, 1982) không đề cập đến phong cách báo chí. Mãi đến 1982, Nguyễn Thái Hòa mới đề cập trong cuốn Phong cách học tiếng Việt. Như vậy, đến thập niên 80 của thế kỉ XX, phong cách chức năng báo chí tiếng Việt mới được nhìn nhận như một phong cách độc lập, mặc dù báo chí tiếng Việt đã có từ năm 1865, năm Gia Định Báo ra đời. Nhóm tác giả Cù Đình Tú Lê Anh Hiền Nguyễn Thái Hòa Vũ Bình (1982) chia tiếng Việt toàn dân ra hai thế đối lập là phong cách khẩu ngữ và phong cách văn hóa (văn học). Trong phong cách văn hóa lại bao gồm các phong cách chức năng: phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí - tin tức, phong cách hành chính - công vụ, phong cách cổ động và phong cách nghệ thuật. Trong cả hai công trình nghiên cứu của mình năm 1991 và năm 1997, tác giả Đinh Trọng Lạc đều quan niệm các phong cách chức năng tiếng Việt

15 bao gồm hai loại là phong cách chức năng của hoạt động lời nói và phong cách hoạt động nghệ thuật đối lập với phong cách ngôn ngữ phi nghệ thuật. Các phong cách chức năng của hoạt động lời nói trong tiếng Việt bao gồm: phong cách hành chính, phong cách khoa học, phong cách báo, phong cách chính luận và phong cách sinh hoạt. Xét từ phương diện truyền thông tác giả Vũ Quang Hào cho rằng không có sự phân biệt một phong cách báo chí riêng biệt, trong thế đối lập với các phong cách chức năng khác của hệ thống tiếng Việt. Theo ông, báo chí thường sử dụng ba phong cách chủ yếu là: phong cách chính luận, phong cách khoa học và phong cách hành chính. Quan niệm của tác giả Hữu Đạt (2000) trong công trình nghiên cứu Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt thì đứng từ một góc độ khác để phân chia các phong cách chức năng tiếng Việt. Hữu Đạt chia tiếng Việt ra làm sáu phong cách chức năng theo cách nhìn từ trong ra ngoài, bao gồm: phong cách sinh hoạt hằng ngày, phong cách hành chính công vụ, phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí, phong cách văn học - nghệ thuật. Trong đó, mỗi phong cách lại có hai dạng nói và viết. Song song đó, cũng từ công trình nghiên cứu này, theo cách nhìn từ ngoài vào Hữu Đạt lại phân chia tiếng Việt thành hai thế đối lập, bao gồm: phong cách khẩu ngữ toàn dân và phong cách văn chương (còn gọi là phong cách gọt giũa). Trong phong cách văn chương lại phân ra các phong cách: phong cách hành chính công vụ, phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí, phong cách văn học nghệ thuật. Có sự khác biệt đáng chú ý trong hai cách phân chia vừa nêu trên. Ở cách phân chia thứ nhất, nói và viết chỉ coi là các dạng biểu hiện của phong cách chức năng. Tuy nhiên, ở cách phân chia thứ hai, nói và viết được quan niệm là chính phong cách chức năng. Tuy khác nhau, nhưng mỗi quan niệm

16 đều có những hạt nhân hợp lý của mình. Vấn đề quan trọng ở đây là sự phân biệt giữa một bên là ngôn ngữ nói với tư cách là hình thức thể hiện của ngôn ngữ và một bên là ngôn ngữ nói với tư cách là chức năng. Nhìn chung, từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở về sau, ở hầu hết các công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đều có sự phân biệt phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí xét trong thế đối lập với các phong cách chức năng ngôn ngữ khác. Phong cách ngôn ngữ báo bao gồm các kiểu và thể loại văn bản phục vụ cho mục đích trao đổi thông tin giữa cơ quan báo chí với bạn đọc, nhằm thực hiện chức năng tác động, chức năng giáo dục và thẩm mỹ, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà chức năng này hay chức năng kia nổi trội. 1.2.2. Chuẩn ngôn ngữ và chuẩn phong cách ngôn ngữ báo chí 1.2.2.1. Chuẩn ngôn ngữ Có nhiều quan niệm khác nhau về chuẩn ngôn ngữ. Hoàng Tuệ quan niệm về chuẩn ngôn ngữ như sau: Chuẩn mực nói một cách khái quát là cái đúng. Đó là cái đúng có tính chất chung, tính chất bình thường được mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận ở một giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển lịch sử của ngôn ngữ. Cái đúng cũng được xác định theo một tập hợp những quy tắc nhất định thuộc các phạm vi phát âm, chữ viết, dùng từ, cấu tạo từ mới và đặt câu. [94, tr.21] Hai tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa cũng đồng ý với quan niệm trên về chuẩn ngôn ngữ. Riêng tác giả Hữu Đạt quan niệm chuẩn ngôn ngữ trước hết phải là những thói quen giao tiếp ngôn ngữ được định hình về mặt xã hội và được chấp nhận trong cảm thức ngôn ngữ của người bản ngữ. Tác giả Cù Đình Tú ( 1982) thì quan niệm chuẩn mực ngôn ngữ là hệ thống các phương tiện liên kết biểu hiện tốt nhất, hợp lý nhất, được mọi người

17 thừa nhận, sử dụng để phục vụ cho sự giao tiếp xã hội trong thời kỳ nhất định. Cù Đình Tú còn nhấn mạnh, hệ thống các phương tiện ngôn ngữ bao giờ cũng tồn tại dưới dạng các biến thể. Mỗi biến thể tương ứng với một chức năng giao tiếp nhất định, đúng trong phạm vi giao tiếp này nhưng có thể sai trong phạm vi giao tiếp khác. Cái được công nhận là chuẩn mực trong phong cách chức năng ngôn ngữ này chưa hẳn đã được chấp nhận ở phong cách chức năng ngôn ngữ kia. [93, tr.62]. Tác giả Cù Đình Tú này cũng đề cập, đối với các biến thể ngôn ngữ, chuẩn mực ngôn ngữ chỉ thừa nhận hoặc phủ định chứ không giải quyết vấn đề lựa chọn biến thể để sử dụng trong các phong cách chức năng ngôn ngữ. Song song với khái niệm chuẩn mực trong ngôn ngữ, người ta thường nhắc đến hiện tượng lệch chuẩn. Đó là những hiện tượng ngôn ngữ không phù hợp với thói quen sử dụng ngôn ngữ và đi khỏi cảm thức ngôn ngữ của cộng đồng [93, tr.21]. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, một số hiện tượng ngôn ngữ mới nảy sinh, ban đầu, chúng được coi là lệch chuẩn, nhưng được cộng đồng sử dụng thường xuyên và chấp nhận, dần dần những hiện tượng đó sẽ tham gia vào chuẩn. Ta thường bắt gặp hiện tượng lệch chuẩn trong các sáng tác văn chương, trong tác phẩm báo. Đặc biệt, báo chí là lĩnh vực tiên phong trong việc sử dụng các hiện tượng lệch chuẩn trong ngôn ngữ. Có thể phân chia các cấp độ của chuẩn ngôn ngữ gồm: i) chuẩn ngữ âm, ii) chuẩn từ vựng, iii) chuẩn chính tả iiii) chuẩn ngữ pháp. Chúng tôi lần lượt xem xét từng cấp độ của chuẩn ngôn ngữ như sau: i) Chuẩn ngữ âm: Chuẩn ngữ âm được đặt ra khi có hai hay nhiều biến thể phát âm cho cùng một từ. Hiện tượng được coi là chuẩn là hiện tượng

18 được dùng chung cho toàn quốc gia, cho mọi lĩnh vực giao tiếp, mọi phong cách chức năng. Hiện tượng chuẩn bao giờ cũng mang tính hợp lý, được cộng đồng chấp nhận và được sử dụng chính thức trong ngôn ngữ hành chính, pháp luật, mang tính nhà nước. Mặc dù vậy, chuẩn không phải là quy ước mang tính hành chính thuần túy. Tính quy ước này là kết quả cuối cùng của quy ước mang tính xã hội. Nó liên quan đến tính hệ thống, áp lực của cấu trúc tiếng Việt và chịu thử thách qua thời gian. Nói một cách khái quát, tiếng Việt không có chuẩn ngữ âm, ( tức không có giọng của vùng nào có đầy đủ các thế đối lập được thể hiện trong hệ thống ngữ âm), chuẩn mà chúng ta nhắc ở đây là chuẩn trên chữ viết. ii) Chuẩn chính tả: Nếu chuẩn ngữ âm được xây dựng trên việc lựa chọn các biến thể ngữ âm, chuẩn từ vựng đươc xây dựng dựa trên sự lựa chọn một đơn vị từ vựng trong loạt từ có nghĩa khác nhau mà người sử dụng dễ nhầm lẫn là một thì chuẩn chính tả là những quy định cụ thể về cách viết, cách phiên âm cho từng âm cụ thể. iii) Chuẩn từ vựng: Cần thiết để xác lập các chuẩn từ vựng, tránh nhầm lẫn các biến thể ngữ âm của cùng một từ hay các từ hoàn toàn khác nghĩa nhau, đảm bảo cho việc sử dụng từ đạt được sự chính xác và đúng đắn. So với chuẩn ngữ âm và chuẩn từ vựng, chuẩn chính tả ngoài tính dân tộc còn có tính quốc tế. Chuẩn chính tả và chuẩn ngữ âm có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không phải là một. Chuẩn chính tả là một hiện tượng phức tạp. Một mặt là do hệ thống chữ cái tiếng Việt vốn được mượn từ hệ thống chữ cái tiếng Latin dùng để ghi âm, mặt khác, mối quan hệ giữa âm và chữ vốn là mối quan hệ không ổn định trong lịch sử. Sự thay đổi tương đối nhanh cách phát âm một số phụ âm đã tạo nên những khó khăn nhất định trong việc phân biệt chính tả. Do đó, xây dựng

19 chuẩn chính tả đã và đang là vấn đề đặt ra. [21, tr.26]. iiii) Chuẩn ngữ pháp: Là toàn bộ những quy tắc quy định cho việc tổ chức câu trong quá trình giao tiếp. Bộ quy tắc này ở mỗi ngôn ngữ đều có những nét riêng ngoài những nét chung mang tính phổ quát. 1.2.2.2. Chuẩn phong cách ngôn ngữ báo chí Bên cạnh khái niệm chuẩn ngôn ngữ, chuẩn phong cách cũng là vấn đề thời sự được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Trong nhiệm vụ của mình, phong cách học một mặt phải chỉ ra khả năng và hiệu lực biểu đạt của từng loại phương tiện ngôn ngữ trong các phong cách chức năng ngôn ngữ, mặt khác phải chỉ ra ở một phong cách chức năng nhất định thì sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như thế nào là hợp lý, là có hiệu lực. Do đó phong cách học có mối quan hệ mật thiết với vấn đề xây dựng chuẩn mực ngôn ngữ trong đó có chuẩn mực phong cách. Theo tác giả Cù Đình Tú ( 1994), chuẩn mực phong cách là toàn bộ những quy ước, chỉ dẫn về tính hợp lý, tính đúng chỗ của việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với yêu cầu của mỗi phong cách chức năng ngôn ngữ. Nhắc đến chuẩn mực phong cách là nói đến màu sắc phong cách. Màu sắc phong cách là khái niệm gắn với phong cách chức năng ngôn ngữ, được thể hiện qua những đặc trưng chung về việc dùng từ, đặt câu ở từng phong cách chức năng cụ thể. Màu sắc phong cách là cái có tính chất ổn định tương đối và có tính chất thông dụng, là tập hợp những đặc điểm mang tính khác biệt của phong cách chức năng này với phong cách chức năng kia nên nó mang tính khách quan và có tính quy luật trong quá trình sử dụng, không phụ thuộc vào ý đồ chủ quan của người nói. Muốn phân tích đặc điểm ngôn ngữ của mỗi lời nói ra xem nó thuộc về phong cách chức năng nào, ta cần phải đặt nó trong quan hệ và hoàn cảnh

20 giao tiếp nhất định. 1.3. Lý thuyết giao tiếp của Roman Jakobson và việc nhận diện phong cách và thể loại Để đạt được hiệu quả giao tiếp thì quá trình giao tiếp phải đảm bảo các điều kiện là người nói và người nghe phải cùng một ngôn ngữ; đồng thời có sự tương xứng về hiểu biết trong lĩnh vực giao tiếp; có tập quán ngôn ngữ, thói quen sử dụng các quy tắc ngôn ngữ đang được dùng làm công cụ giao tiếp; có sự gần nhau về tâm lý và mức độ quan tâm với vấn đề đặt ra. Người nói ( viết) và người nghe ( đọc) nằm trong mối quan hệ truyền tin và tác động. Trong đó người viết là người cung cấp thông tin, là người tác động và thuyết phục. Người đọc, nghe, là người nhận tin và chịu sự tác động, thuyết phục. Đây là cơ sở làm xuất hiện phong cách báo chí- chính luận. Liên quan đến vấn đề đang bàn, mô hình 6 yếu tố và tương ứng với nó là 6 chức năng của Roman Jakobson (1960) không chỉ có ý nghĩa trong việc nhận thức bản chất của ngôn ngữ thơ ca mà còn có thể xem xét để nhận diện các phong cách chức năng và thể loại. Theo Roman Jakobson, mọi giao tiếp đều có 6 yếu tố sau: Quy chiếu Người gửi Thông điệp Người nhận Tiếp xúc Mã Và tương ứng với 6 yếu tố này, chúng ta có 6 chức năng ngôn ngữ khác nhau: chức năng biểu hiện (gắn với người gửi), chức năng thi ca (gắn với thông điệp), chức năng tác động (gắn với người nhận), chức năng nhận thức (gắn với quy chiếu), chức năng siêu ngôn ngữ (gắn với mã) và chức năng đưa đẩy (gắn với yếu tố tiếp xúc). Xem hình sau:

21 Nhận thức Biểu hiện Thi ca Tác động Đưa đẩy Siêu ngôn ngữ Theo tác giả, có thể lưỡng phân thành hai nhóm giao tiếp lớn. Đó là giao tiếp nghệ thuật và giao tiếp phi nghệ thuật. Trong giao tiếp nghệ thuật, ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là mục đích. Nó là một tấm kiếng mờ đục bởi vì cùng một lúc, nó phóng chiếu trục kết hợp lên trục đồng thời. Còn ngôn ngữ phi nghệ thuật là một tấm kiếng trong suốt, ngôn ngữ thuần tuý chỉ là phương tiện. Và cũng trên sự suy tưởng này, Roman Jakobson cho rằng mọi loại hình giao tiếp đều có 6 yếu tố và 6 chức năng như vừa đề cập ở trên. Vấn đề là ở chỗ, khi chúng ta nhận diện và phân loại một loại hình giao tiếp nào, một phong cách nào là dựa vào chức năng chủ đạo, chi phối các chức năng khác. Chẳng hạn, đối với phong cách nghệ thuật, chức năng thi ca nổi trội, chi phối và biến cải tất cả các chức năng khác. Phong cách khoa học và hành chính, chức năng nhận thức là chức năng nổi trội, chi phối và biến cải tất cả các chức năng khác. Cách kiến giải của tác giả có thể coi như là một phát kiến độc đáo, rất phù hợp với ngôn ngữ học hiện đại. Việc vận dụng mô hình của Roman Jakobson vào giao tiếp báo chí có phức tạp hơn. Nếu tính đến đặc điểm của thời đại và quan điểm maxit thì chức năng tác động mang tính định hướng của phong cách báo chí là chức năng nổi trội, chi phối và biến cải tất cả các chức năng khác. Còn nếu nhấn mạnh đến chức năng cung cấp thông tin thì chức năng nhận thức sẽ được thay thế. Chức năng biểu hiện, gắn liền với người gửi. Ở đây có thể gắn với ban biên tập, chính kiến của một tờ báo. Nó là chức năng bộc lộ tính tình thái. Đối với những nhà báo có tài, thông qua các sự kiện mà họ trình bày, miêu tả, nó

22 có thể mang dấu ấn cá nhân. Đối với phương Tây, chức năng biểu hiện còn được bộc lộ qua việc nhìn nhận, đánh giá sự kiện, thậm chí còn thể hiện trong cách thức đưa tin. Chức năng thi ca, hay còn gọi là chất nghệ thuật của báo chí: gắn liền với văn bản. Mặc dù đây không phải là chức năng chính, tuy nhiên tính hấp dẫn, gợi mở như đã đề cập ở trên, không thể thiếu trong ngôn ngữ báo chí. Có thể ngôn ngữ báo chí không cho phép xuất hiện các hình tượng nghệ thuật nhưng thông qua so sánh, đối chiếu, sử dụng các ẩn dụ, một văn bản báo chí hay, đặc sắc thường vươn tới một mức độ nghệ thuật nhất định. Chức năng tác động, gắn liền với người đọc. Như đã sơ lược phân tích ở trên, đây có thể là chức năng quan yếu. Giao tiếp báo chí không chỉ cung cấp thuần tuý thông tin mà thông qua thông tin để nhằm tác động đến người nghe/người đọc, kêu gọi ở họ một sự cộng hưởng. Đây là cái mà báo chí maxit gọi là định hướng dư luận, giúp cho người đọc từ suy nghĩ đúng dẫn đến hành động đúng. Ngày nay, tính tác động của báo chí còn được thể hiện qua sự tương tác giữa công chúng với nhà báo, giữa công chúng với toà soạn báo. Nói cách khác, trang báo ngày nay không còn là độc quyền của các kí giả. Chức năng nhận thức, gắn liền với quy chiếu, tức là hiện thực được các văn bản báo chí đề cập đến. Chức năng này có liên quan đến một vấn đề khá tế nhị, đó là tính khách quan hay chủ quan trong việc chọn lựa các sự kiện. Báo chí phương Tây chủ trương trình bày sự kiện một cách lạnh lùng, để tự sự kiện nói lên, người viết không bình luận. Nói cách khác, ở đây, phần bình luận, đánh giá không xuất hiện trên bề mặt văn bản một cách tường minh mà dành do độc giả. Quan niệm này ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức ngôn ngữ của văn bản báo chí. Chẳng hạn trước một sự kiện, có nên sử dụng thủ pháp dẫn hay không dẫn và nếu có dẫn thì dẫn trực tiếp hay gián tiếp đều ít nhiều

23 có liên quan đến tính khách quan/chủ quan của sự kiện được đề cập. Còn theo quan điểm maxit thì không có chủ nghĩa khách quan tuyệt đối. Trong hàng loạt sự kiện xảy ra trong ngày, chọn yếu tố nào, không chọn yếu tố nào, chúng xuất hiện ở đâu, ở trang nào, mục nào, thể loại nào, và cách thức tổ chức văn bản, tất cả đều không tránh khỏi chủ quan. Cho dù lí giải nó theo hướng nào thì chức năng nhận thức cũng là chức năng quan trọng. Nó gắn kết rất mật thiết với các chức năng khác, mà trước hết là với chức năng tác động. Chức năng siêu ngôn ngữ, theo lí thuyết, gắn liền với mã ngôn ngữ, với tri thức nền, tức sự kiện. Để thực hiện một giao tiếp tốt, nhất là giao tiếp báo chí, giữa người viết báo với bạn đọc phải có cùng một mã chung, một tri thức nền chung. Đây là một yêu cầu có tính chất lí tưởng. Nhiều khi trong thực tiễn giao tiếp, ở một số thể loại nhất định, phải sử dụng ngôn ngữ để giải thích, thuyết minh về một sự kiện hay thuật ngữ nào đó. Đối với phong cách báo chí, có thể coi đây là chức năng thứ yếu nhưng rõ ràng không thể thiếu được. Chức năng đưa đẩy, gắn liền với yếu tố tiếp xúc. Cụ thể ở đây có sự cộng hưởng, sự phản hồi, sự tiếp xúc giữa nhà báo với công chúng. Đây là cuộc tiếp xúc có tính cách gián tiếp, không phải là giao tiếp mặt đối mặt nhưng nếu ai đó xem thường nó thì khó lòng nói được rằng cuộc giao tiếp đó là thành công. Tuy người đọc không xuất hiện trực tiếp nhưng khi cầm bút, nhà báo bao giờ cũng phải trả lời cho được đối tượng người đọc mà văn bản nhắm tới là ai, thành phần xã hội của họ thế nào, nhu cầu thẩm mĩ của họ ra sao. Liên quan đến vấn đề đang bàn, nếu chúng ta chú ý quan sát, mỗi một tờ báo, mỗi một cơ quan thông tấn thường có một số lượng độc giả rất đặc thù.

24 Như vậy, giao tiếp báo chí một mặt cũng có những đặc điểm chung của mọi loại hình giao tiếp, mặt khác lại bao chứa những đặc điểm riêng. Các đặc điểm riêng này, nói như Roman Jakobson, là tính chất nổi trội và chi phối của chức năng tác động, một chức năng rất quan trọng trong việc nhìn nhận sự kiện, tính khách quan và chủ quan, cũng như vai trò định hướng báo chí theo quan điểm maxit. 1.4. Chức năng của phong cách ngôn ngữ báo chí Theo Đinh Trọng Lạc ( 1994), phong cách báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo. Nói cụ thể hơn đó là vai của nhà báo, người đưa tin, người cổ động, bạn đọc, tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự. Chức năng của ngôn ngữ được hiện thực hóa trong phong cách báo chí gồm các chức năng giao tiếp lý trí và chức năng tác động. Chức năng giao tiếp lý trí được hiểu cụ thể là thông báo, chức năng tác động là gây ra những biến đổi có ảnh hưởng tới nguyện vọng, nhu cầu của người nghe, người đọc. Theo quan điểm của Hữu Đạt, phong cách ngôn ngữ báo chí có nhiều chức năng gắn liền với đặc điểm ngôn ngữ báo như: chức năng thông báo, chức năng hướng dẫn dư luận, chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, v.v Sau đây, chúng ta lần lượt xem xét các chức năng đó: a. Chức năng thông báo: Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin. Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người càng lớn, báo chí trở thành một công cụ đắc lực khắc phục tình trạng đói thông tin của con người. Như vậy, nói tới đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí trước hết phải đề cập đến chức năng thông báo. Đó là chức năng đầu tiên của ngôn ngữ báo chí. Ngôn ngữ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong việc phản

25 ánh thông tin nhằm đưa đến những thông tin lành mạnh, có ích giúp cho con người mở rộng sự hiểu biết và phát triển theo khuynh hướng toàn diện. Khi thực hiện chức năng thông báo, ngôn ngữ tham gia giao tiếp phải mang tính lý trí, gạt ra ngoài những cảm xúc cá nhân. b. Chức năng hướng dẫn dư luận: Chức năng hướng dẫn và tác động luôn luôn đi kèm với chức năng thông báo. Ngôn ngữ báo chí luôn phải đảm nhiệm một nhiệm vụ to lớn là hướng dẫn dư luận và tác động đến dư luận làm cho người đọc hiểu được bản chất của sự thật, để phân biệt rõ đâu là chân lý, đâu là ngụy biện. Từ đó, giúp bạn đọc định hướng rõ ràng, ủng hộ hay phản đối vấn đề mà báo chí đặt ra. c. Chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng: Sự thu hút của ngôn ngữ báo chí tạo ra khả năng tập hợp và tổ chức quần chúng rất lớn. Có thể nói, trong những điều kiện lịch sử nhất định, báo chí đã góp phần tạo ra những sức mạnh tinh thần to lớn đến mức chuyển hóa thành sức mạnh vật chất. Khi thực hiện chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, ngôn ngữ báo thiên về cách dùng các câu mệnh lệnh, kêu gọi. d. Tính chiến đấu mạnh mẽ: Đúng như Lê nin khẳng định, mỗi tờ báo thường là đại diện cho tiếng nói của các nhóm người hay các tập đoàn người. Trên thực tế, không phải lúc nào quyền lợi của các tập đoàn người trong xã hội cũng thống nhất với nhau. Khi đó báo chí hoạt động với tư cách là công cụ đắc lực, trực tiếp nhất phục vụ cho cuộc đấu tranh tư tưởng, chính trị của giai cấp mình. Tính chiến đấu của báo chí được hình thành từ những cách lập luận đanh thép, từ các phương pháp sử dụng từ ngữ nhằm châm biếm, công kích, tiến tới phủ định đối phương. Nhiều người cho rằng, chỉ trong xã hội có giai cấp ngôn ngữ báo chí mới có tính chiến đấu. Không phải như vậy, tính chiến đấu của ngôn ngữ báo

26 chí vẫn luôn là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tạo nên sự ổn định và phát triển của xã hội trên mặt trận chính trị tư tưởng. Đây chính là cuộc đấu tranh trong nội bộ nhân dân giữa các luồng tư tưởng đối lập nhau: đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ và lạc hậu, giữa tích cực và tiêu cực. Tính chiến đấu của ngôn ngữ báo chí thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. e. Tính thẩm mỹ và giáo dục: Báo chí muốn trở thành món ăn tinh thần thực sự của đông đảo bạn đọc thì ngôn ngữ của nó phải được chọn lọc, mang vẻ đẹp của ngôn từ, đảm bảo nguyên tắc về thẩm mỹ. Người viết phải biết lựa chọn từ ngữ và tìm tòi những kiểu kết hợp từ làm sao cho sáng tạo, vừa đạt được mục đích của mình vừa giữ được tính thẩm mỹ. Thực hiện được tính thẩm mỹ trong ngôn ngữ báo chí đồng nghĩa với việc đã thực hiện được tính giáo dục của báo chí. Tuy nhiên, tính giáo dục của ngôn ngữ báo chí thường không hiện lên bề mặt của văn bản mà ẩn chìm sau những lớp ngôn ngữ, thực chất là ý nghĩa loại suy từ nghĩa thông báo và nghĩa tác động. f. Tính hấp dẫn và thuyết phục: Đây là một trong các yếu tố quyết định sự sinh tồn của báo chí. Về nội dung, ngôn ngữ báo chí phải luôn luôn mới, đa dạng và phong phú. Trong đó, yêu cầu đưa tin nhanh, xác thực, cập nhật và phản ánh được nhiều hướng dư luận khác nhau. Về mặt hình thức, ngôn ngữ được sử dụng phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc. Do đó, sự hấp dẫn về mặt hình thức của bài báo phải bao gồm một tổng thể hình thức: từ cách trình bày đến các hình ảnh phụ họa, các biện pháp sử dụng ngôn ngữ, trong đó có việc lựa chọn từ ngữ. Chẳng hạn là việc sử dụng từ độc đáo; kiến tạo những kết hợp từ độc đáo, bất ngờ; sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao một cách sáng tạo và có hiệu quả; sử dụng tốt các biện pháp chơi chữ dựa trên đặc điểm ngôn ngữ dân tộc.

27 Theo Hoàng Trọng Phiến (1998), những hiện tượng bất thường trong sử dụng ngôn ngữ có thể được xem như biện pháp hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí, tuy nhiên, đó là những hiện tượng mang tính sáng tạo và có mục đích, đồng thời phải tính đến những thói quen và cách tri giác của người bản ngữ. g. Tính ngắn gọn và biểu cảm: Nói tới ngôn ngữ báo chí là nói tới đặc điểm phong cách mang tính ngắn gọn; tuy nhiên, ít nhiều gắn với cảm xúc chủ quan. Ta thấy, ở loại văn bản tin được xem là ít có yếu tố biểu cảm nhất của phong cách báo chí thì mỗi bản tin đều bao gồm 2 nét nghĩa là: phần tin lý trí, là phần tin chính mang nội dung phản ánh hiện thực; phần tin bổ sung là phần tin biểu cảm thái độ, quan điểm của người viết. Tính ngắn gọn của báo là yêu cầu mang tính tất yếu xuất phát từ chức năng cơ bản của báo chí là thông tin nhanh. Đặc điểm này thể hiện ở việc sử dụng các cấu trúc cú pháp ít thành phần, ở việc ít mở rộng các thành phần định ngữ trong câu, rất ít khi gặp các loại câu trùng điệp, nhiều tầng lớp. Đồng thời, ngôn ngữ trong phong cách báo chí phải có tính biểu cảm. Đặc trưng này xuất hiện đáp ứng các chức năng của báo chí là chức năng tác động, tổ chức và tập hợp quần chúng. Bởi vì báo chí cuối cùng vẫn phải tác động vào lòng người, tạo nên niềm tin và hy vọng ở người đọc. Tùy theo quan điểm của các tác giả mà chức năng này hay chức năng kia của phong cách ngôn ngữ báo chí được xem là đặc trưng nổi trội. Nhưng có thể nói rằng, xuất phát từ những đặc trưng nêu trên mà ngôn ngữ báo chí có những đặc điểm khác biệt so với các phong cách chức năng ngôn ngữ khác.

28 1.5. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí 1.5.1. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện Ngôn ngữ của báo chí là ngôn ngữ mang tính sự kiện. Đặc điểm này gắn liền với tính thời sự của báo chí. Trong một trang báo bất kì, có thể dễ dàng nhặt ra được hàng loạt các sự kiện đi liền với nhau. Thông tin mà độc giả muốn tìm hiểu là sự kiện chứ không phải là cái gì khác. Ngôn ngữ báo chí không mang tính định tính mà mang tính định lượng. Thông tin nén chặt trong một khối lượng chữ được quy định nghiêm ngặt. Do đó, mô hình 5W+H được sử dụng rất nhiều và nói đến sự kiện là nói đến mô hình này. Nói rộng hơn, đối với việc biểu đạt, ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ bằng một hình thức tối thiểu phải chuyển tải một thông tin tối đa. Trong đó, ngay cả mặt hình thức cũng phục vụ cho việc chỉ báo thông tin, tìm kiếm thông tin thông qua các phân đoạn, thông qua việc khai thác các hình thức chữ viết, đặc biệt là các tiêu điểm thông báo. 1.5.2. Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ của sự tương tác Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ báo chí là sự tương tác: tương tác giữa sự kiện xảy ra và quan điểm của người viết, toà soạn; tương tác giữa bài báo và bạn đọc, và xa hơn nữa là kết quả thu được từ bài báo: tương tác giữa công luận với sự kiện được nêu ra. Đặc trưng của báo chí là tính cộng đồng. Mỗi một sự kiện được lên khuôn đều có hàng vạn người đọc, thuộc mọi thành phần và tầng lớp xã hội. Do đó, người viết phải viết với tư tưởng là viết cho đông đảo độc giả chứ không phải chỉ phục vụ một nhóm nhỏ cục bộ nào đó. Vì vậy, trong nhiều bài báo, người viết không sử dụng đại từ nhân xưng tôi mà dùng chúng tôi, hoặc có thể mời gọi bạn đọc tham gia vào vấn đề một cách tường minh như quý độc giả, bạn đọc ; hoặc kín đáo hơn là chúng ta.