(Microsoft Word - QU\312 HUONG \320?T T? _HIEU CHINH_.doc)

Tài liệu tương tự
ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

1

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Mở đầu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Đại Sư Ấn Quang

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Bạn Tý của Tôi

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Thuyết minh về hoa mai

251 SỰ LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG TRONG VĂN HÓA VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM (TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI) Nguyễn Hữu Sơn * 1. MỞ Đ

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Cậu kêu cô bác một lát rồi chờ, Nói giảng nói thơ nói giờ sắp tiệt. Đây rồi ly biệt chia rẽ sạch trơn, Đừng có thua hơn nghe đờn Cậu khảy. Dù ba hay b

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Thuyết minh về Nguyễn Du

Microsoft Word - GIÆO XỨ BACH XA

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

GIẢI TỎA HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG Về mặt chiến lược cuộc đấu tranh giải thể Cộng Sản sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Không

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Nam Tuyền Ngữ Lục

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Bùi Thanh Tiên, Diệu Hương & Hoàng Bạch Mai _ (Đà Lạt Ngày Tháng Cũ_#52)

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Kinh sách ấn tống không được bán. This book is strictly for free distribution, it is not for sale.

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

SỰ SỐNG THẬT

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Code: Kinh Văn số 1650

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng h

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

SÓNG THẦN MX Giang Văn Nhân Xe vượt qua ngã tư Nasa Road 1 hướng lên dốc cầu bắc qua Clear Lake, cầu nối liền hai thành phố Seabrook thuộc quân hạt Ha

Bản ghi:

Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 1 I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ Khi nói tới vùng đất Thổ Hoàng phương bắc, trong tiềm thức của mọi người dân địa phậnvinh đều nghĩ tới đó là quê hương của hai vị Giám Mục tiên khởi của giáo phận, ĐGM JB Trần Hữu Đức, ĐGM Phaolo Nguyễn Đình Nhiên. Từ một vùng đất xa xôi hẻo lánh của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, một vùng đất nghèo nàn và lụt lội đã sản sinh ra những con người ưu tú. Những vị linh mục thời danh như quan lớn Nguyễn Hoằng, vừa làm linh mục nhưng đồng thời vừa làm quan Lễ Bộ tả tham tri thời Tự Đức. Ngài đã có những cống hiến thiết thực cho giáo hội, quê hương và đất nước đồng thời được đánh giá là Linh Mục độc nhất vô nhị trong Giáo Hội Việt Nam (1). Những Linh Mục đương thời khác đã nắm giữ những vai trò chủ chốt trong Giáo Phận góp phần cho công cuộc mở mang nước Chúa. Năm 1954 khi đất nước chia đôi tạo ra một hoàn cảnh mới kẻ bắc người nam được tạm coi như là một giai đoạn. Giai đoạn thứ hai kể từ 1954-1975, giai đoạn này những người di cư sống tản mác khắp các thành thị miền Nam. Một số người thành danh trong xã hội bấy giờ và lớp trẻ có cơ hội học hành, tuy nhiên tại Thổ Hoàng, huyện Dakmil, Quảng Đức*(Xem bài 1968, thương đau và nước mắt) lại rơi vào thảm cảnh của chiến tranh. Trong khi tại quê hương miền Bắc thì chịu chung số phận của những hậu phương đang tập trung nhân tài vật lực cho chiến trường miền Nam. Sau năm 1975 do hoàn cảnh của đất nước, một số người rời bỏ xứ sở định cư sinh sống tại nước ngoài, thế hệ kế tiếp lại có cơ hội học hành và thành đạt trong nhiều lĩnh vực. Có những người đã quay trở về đóng góp trong việc xây dựng và phát triển đất nước Những hình ảnh rực rỡ xen lẫn niềm tự hào này đã tồn đọng trong tâm trí mọi người. Dù có đi bất cứ đâu, người dân xứ Thổ vẫn luôn bảo tồn và phát huy tinh thần đạo hạnh, luôn giữ gìn văn hoá của ông cha để tiếng thơm của một vùng địa linh còn mãi mãi với thời gian. Về lại vùng đất này, chúng ta thấy có những sự mâu thuẫn trong tên gọi của các địa danh. Chính những mâu thuẫn này lại gợi cho chúng ta những hình ảnh của quá khứ để thêm phần tự hào. Bên cạnh những cái tên có tính bác học như Phương Mộ, Phương Trạch, Thổ Hoàng, Mỹ Khê, còn có những cái tên dân dã phản ánh khung cảnh của một thời đô hội : Ai có về quê hương tôi Nhớ ghé thăm Đồng Dinh Bãi Phố Những Cồn Voi Chợ Lũy Bến Đình Nào ChõVua như một nơi ẩn nấp Câu chuyện truyền kỳ tự thưở xưa. Phải chăng trong quá khứ tại vùng đất này đã từng có một cuộc sống phồn thịnh, để hôm nay tồn tại những cái tên Đồng Dinh, Bãi Phố, Chõ Vua và nhiều địa danh mang tính dân gian xuất phát từ những hình tượng thực tế của quá khứ. Người dân nơi đây cũng đã từng có những thắc mắc và tự hỏi không biết vị vua nào đã từng ẩn nấp ở đây? Những cái tên như Thành Luỹ, nơi mà bọn trẻ chăn trâu vẫn thường đùa chơi và bày trận giả, liệu có nói lên điều gì? Tất cả vẫn còn chưa được khai sáng nhưng ít nhiều cũng phản ánh lên một phần nào của những quá khứ xa xưa Trải qua biết bao biến động về lịch sử, thời gian có thể xóa nhòa đi dấu tích, chỉ còn lại những câu chuyện truyền kỳ nghe như một huyền

Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 2 thoại. Những cái tên gọi nghe như một niềm gợi nhớ thuở xa xưa giờ đây đang lên tiếng, cho tới một ngày nào khoa khảo cổ sẽ làm sáng tỏ Còn một điều khác thường so với truyền thống của các giáo xứ thuộc Giáo Phận Vinh là khi thành lập giáo xứ thì họ trị sở của Thổ Hoàng vốn đã có tên là Phương Trạch (danh xưng này đã có từ lâu đời và vẫn còn được giữ cho tới ngày nay).vậy phải chăng khi Giáo Phận Vinh cơ cấu lại tổ chức thành lập giáo xứ (1865), danh xưng Thổ Hoàng vẫn được chọn để đặt tên cho giáo xứ mới chứ không phải là Phương Trạch Căn cứ vào bản phúc trình của của Linh Mục Manoel Ferreira ngày 03/10/1676, ngày ký nhận xứ cho biết: Thổ Hoàng có nhà thờ và được thành lập năm 1676 do các cha dòng Tên. Năm 1629 Cha Đắc Lộ bị trục xuất khỏi Kẻ Chợ (Hà Nội) sau đó Ngài đã vào truyền giáo tại vùng An Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh).Từ năm 1630-1676, khoảng thời gian gần nửa thế kỷ đủ để các Cha thừa sai gieo rắc hạt giống tin mừng.tình hình của giáo phận Nam Đàng Ngoài lúc bấy giờ được báo cáo như sau: Năm 1669 là năm các cha Thừa Sai trở lại Việt Nam, trong số đó có linh mục Ferreira. Trong thư gửi quyền đại diện tông tòa, ngày 22/12/1679 LM Fereira cho biết là dòng tên có 7 trú sở tại đàng Ngoài. Năm 1864, Thừa sai lại cho biết: có 9 giáo hạt của dòng Tên ở Đàng Ngoài (2). Thời điểm này ta không nghe tới từ ngữ giáo xứ mà chỉ được nhắc tới là trú sở truyền giáo. Như vậy vùng Thổ Hoàng là một nơi sớm được đón nhận ánh sáng tin mừng. Lịch sử trong lòng Giáo Hội ở nơi đây đã có bề dày trên 300 năm, để xác định vị trí của các trú sở đầu tiên cách đây cả mấy trăm năm không phải là chuyện dễ, thời gian đã bào mòn cả dấu tích, thiên nhiên đã tàn phá và lịch sử đã đổi thay. Trong khi đó đời sống dân cư chỉ là nông nghiệp thì làm sao có những bút tích để lại cho đời sau. Những tên gọi phân cấp của giáo hạt, giáo xứ, giáo họ cũng chỉ được định hình sau những năm thành lập giáo phận(1846) với tên gọi là địa phận Nam Đàng Ngoài, thời Pháp thuộc gọi là địa phận Nam Bắc Kỳ. Năm 1924 gọi là địa phận Vĩnh và sau năm 1945 gọi là địa phận Vinh. Lịch sử Giáo Hội và quê hương để lại cho chúng ta giống như một bức tranh chấm phá, không liên tục và rõ nét. Từ năm 1676 tới năm 1865 một khoảng thời gian gần 200 năm như bị lãng quên. Xuất phát từ niềm tin tối thượng mà các vị thừa sai đã gieo cho chúng ta đã trở thành một truyền thống đạo hạnh, đã hun đúc cho quê hương cống hiến cho Giáo Hội những người con ưu tú, để hôm nay và mai sau chúng ta luôn sống với niềm tự hào và xứng đáng. II. THỔ HOÀNG MỘT ĐỊA DANH LỊCH SỬ. Thổ Hoàng, một địa danh đã có lâu đời trong lịch sử. Vào thời nhà Trần, bà Trần Thị Ngọc Hảo, một Hoàng phi của vua Trần Duệ Tông phụng mệnh triều đình đem đoàn tùy tòng gồm 567 người về khai khẩn vùng đất Thổ Hoàng Hương Khê. Theo sử liệu ghi lại được 3965 mẫu ruộng đất,sau này biến thành ruộng công(3). Như vậy trong thời điểm này, những vùng đất xa xôi hẻo lánh của miền biên ải, sau này là huyện Hương Khê đã thuộc về triều đình. Tên gọi Thổ Hoàng phải chăng được chiết tự trong câu Hoàng Triều Cương Thổ? Dựa vào các địa danh tại xã Phưong Mỹ, làng Phương Trạch hiện nay ta có thể khẳng định vị trí đầu tiên khi ngưòi của triều đình về đóng quân. Những địa

Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 3 danh như Đồng Dinh, Bãi Phố, Đồng Mục Voi và nhiều địa danh khác là những tên gọi dân gian và hình tượng được truyền tụng lại từ lâu đời và phản ánh thực tế của một quá khứ xa xưa Dọc theo lưu vực của dòng sông Ngàn Sâu, địa danh Thổ Hoàng đã được hình thành. Bà Trần Thị Ngọc Hảo, vốn là người làng Tri Bản, một địa danh có từ lâu đời tại vùng đất này và vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Ngược dòng lịch sử ta có thể hình dung vào thời điểm 600 năm về trước, chắc chắn đây là một vùng đất hoang vu rậm rạp cần được khai phá. Vua Trần Duệ Tông là một trong những vị vua cuối cùng của triều đại nhà Trần, giai đoạn suy vong trước khi Hồ Quý Ly soán ngôi vào năm 1400. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nhà Trần đang trong buổi suy vong, việc Hồ Quý Ly ngày càng tiếm quyền dẫn đến một số thành viên trong Hoàng tộc tìm cách lánh nạn rời xa triều chính; bà Trần Thị Ngọc Hảo phụng mệnh triều đình mở mang bờ cõi cũng nằm trong một hoàn cảnh như vậy. Khi quân nhà Minh qua xâm chiếm nước ta (1407-1427) thì đã có huyện Thổ Hoàng. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí xác định huyện Cổ Độ và Thổ Hoàng tức là huyện Hương Sơn ngày nay (4). Đầu đời nhà Lê, huyện Cổ Độ và Thổ Hoàng được đổi lại là Đỗ gia và năm 1469 thì đổi thành huyện Hương Sơn. Thổ Hoàng lúc ấy chỉ còn lại là tên của một tổng. Năm 1867, thời Tự Đức tách Tổng Thổ Hoàng và Thổ Lội từ huyện Hương Sơn để sát nhập thành lập huyện Hương Khê. Danh xưng này dần được thu hẹp và chỉ tồn tại là tên gọi của một giáo xứ thuộc giáo phận Vinh(1865), một xứ đạo sầm uất, là nơi xuất phát của nhiều giáo xứ trong vùng (Tri Bản, là một họ đạo trực thuộc giáo xứ Thổ Hoàng, sau tách thành xứ năm 1917). Tuy nhiên, những địa danh tại giáo xứ Thổ Hoàng, xã Hương Mỹ, huyện Hương Khê ngày nay lại phản ánh một thực tại của một quá khứ xa xưa và khẳng định đây chính là nơi mà bà Trần Thị Ngọc Hảo và quan quân triều đình đã dừng chân xây dựng, sau này phát triển thành một khu vực rộng lớn. Như vậy, tên gọi Thổ Hoàng được trả về nguyên gốc của nó là một điều tất yếu. Trong gia phả của các dòng họ cư ngụ tại vùng đất này cũng gợi cho ta nhiều điểm để hình thành lại một giai đoạn lịch sử trong quá khứ. Những câu chuyện có tính chất truyền khẩu nhưng phần nào cũng phản ánh một phần của thực tế xa xưa. Những cư dân kỳ cựu, tồn tại nơi các làng mạc như Mỹ Khê, Nam Hạ, vì nơi đó còn dấu tích của các đền thờ như: Đền Mỹ Khê, còn gọi là đền Tam tòa, thờ Thành Hoàng, Đức Khổng Tử và thờ Thần Nông; đền Nhà Bà thờ Trần Hoàng Thái hậu, là đền thờ Bạch ngọc Hoàng hậu mà theo truyền thuyết người đàn bà cưỡi bạch tượng đã có công khai phá vùng đất này, đó chính là bà Trần Thị Ngọc Hảo; đền Ông Tướng tại Mỹ Khê còn gọi là đền Cao Cách thờ Đức thánh Cao Thổ oai Đại tướng ; đền Tam Công tại Cồn Hội(5). Những cư dân ban đầu theo bà Hoàng phi về khai khẩn vùng đất này vì lụt lội mà chuyển lên những vùng cao sinh sống trước khi làng Phương Trạch được thành lập. Khi làng Phương Trạch được thành lập thì đã có những địa danh như đã nêu trên. Những địa danh này nói lên sự phồn thịnh của quá khứ xa xưa, hiện tên gọi vẫn còn được lưu giữ như thuở ban đầu. Căn cứ vào những điểm trên ta có thể tạm chia lịch sử của vùng đất này làm hai giai đoạn: - Giai đoạn khai hoang lập ấp thời Trần - Giai đoạn di cư của các dòng họ và lập làng Phương Trạch 1. GIAI ĐOẠN KHAI HOANG LẬP ẤP THỜI TRẦN

Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 4 Giai đoạn này vào cuối thế kỷ XIII. Vua Trần Duệ Tông, một trong những vị vua cuối cùng của thời Trần trước khi Hồ quí Ly soán ngôi(1390-1400). Dựa vào sử liệu và tên gọi của các địa danh nơi đây ta có thể phỏng đoán quan quân nhà Trần đã xuôi dòng sông Ngàn Sâu, dừng chân nơi Rộc Bến Thần, lập nên Bãi Phố và xây dựng Đồng Dinh. Tại nơi đóng quân này, những dinh thự và phố phường được mọc lên. Đây là một vùng sâu trũng nằm bên cạnh dòng sông Ngàn Sâu, vào mùa lũ nước ngập phủ trắng cánh đồng, đã gây trở ngại cho những cư dân thuở khai hoang lập ấp, sau đó họ đã di chuyển lên một vùng đất cao Mỹ Khê để lập làng sinh sống. Một điều thú vị là những cái tên xuất phát trong giai đoạn này mà hiện tại vẫn được nhân dân địa phương sử dụng là những cái tên mang đầy ý nghĩa gắn liền với những sinh hoạt của một vùng kinh kỳ, thị tứ như: Chõ Vua, Lỗ Tiền, Đồng Mục, Voi, Đồng Dinh, Bãi Phố, Rộc Bến Thần, Đường Thiên Lý, những cái tên phản ánh một quá khứ phồn thịnh. Theo Đại Nam nhất thống chí thì tên huyện Thổ Hoàng có từ thời thuộc Minh (1407-1427), đầu đời nhà Lê đổi lại là huyện Đỗ Gia, năm 1469 đổi thành huyện Hương Sơn. Tháng 10 năm Đinh Mão, niên hiệu Tự Đức, tức tháng 11 năm 1867 Đặt thêm huyện Hương Khê. Lấy hai tổng Thổ Hoàng và Thổ Lội ở huyện Hương Sơn chia làm ba tổng Phương Điền, Chu Lễ và Phúc Lộc, tổng Bào Khê đổi thành Hương Khê (6). Như vậy Thổ Hoàng là tên gọi của một huyện, sau thu hẹp lại là một tổng và từ năm 1865 được chính thức lấy để đặt tên cho một giáo xứ. Trong Lịch sử truyền giáo ta thấy thấp thoáng tên gọi Thổ Hoàng, cũng là một danh xưng để chỉ vùng đất này nhưng khi ấy chỉ là một địa danh hành chính. 2.GIAI ĐOẠN DI CƯ CỦA CÁC DÒNG HỌ và LẬP LÀNG PHƯƠNG TRẠCH Khi những người họ Ngô từ làng Ngèn, Trảo Nha,Can Lộc di cư xuống thôn Thiên Mộ, đồng thời tổ tiên của các dòng họ khác từ các nơi như Quỳnh Lưu,Cửa Rào Nghệ An và Thanh Hoá đến khai hoang, lập nghiệp(7) thì nơi đây được gọi là xóm Thượng vì xóm Hạ (Nam Hạ) đã có Lương dân cư trú. Thời điểm này được phỏng đoán dựa theo các thế hệ trong gia phả của các dòng họ cư ngụ tại nơi đây khoảng 220 đến 250 năm. Đây được coi là giai đoạn thứ hai mà những người các nơi khác đến lập nghiệp. Thôn Thiên Mộ về sau được gọi là Phương Mộ, theo ý nghĩa của tên chữ đây là địa phương chiêu mộ dân cư lập ấp. Phương Mộ là vùng đất cao có chiều dài khoảng một cây số, chạy từ chân Cồn Voi đến gần giáp Cồn Hội, hình dáng giống như nấm mộ nên từng được gọi là Thiên Mộ (mộ nhà trời). Tại đây dân cư ngày càng đông đúc trở thành chật hẹp, họ hướng về phía bờ sông nguyên là giải phù sa màu mỡ nằm cạnh dòng sông Ngàn Sâu nơi mà địa danh Đồng Dinh, Bãi Phố, Đồng Mục Voi đã có từ thuở nào. Họ cũng không biết rằng chính nơi đây khi xưa đã có một làng trại. Những cổ vật trong lòng đất làm cho mọi người thắc mắc nhưng không tìm ra lời giải đáp. Câu chuyện được truyền khẩu lại cho con cháu : Hằng năm các Cố so sánh mực nước lũ của dòng sông Ngàn Sâu và quyết định lập một làng mới đặt tên là Phương Trạch, có nghĩa là vùng đất đã chọn đúng phương hướng và có thể từ thời điểm này thôn Thiên Mộ (mộ nhà trời) được đổi lại là Phương Mộ. Theo truyền khẩu của ông cha vùng đất Phương Trạch xưa kia là bãi tha ma, mỗi khi cọp (khái) bắt người đều đưa về đây ăn thịt. Chỉ khi những cư dân Phương Mộ ra khai phá lập làng thì dân cư mới

Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 5 ngày càng đông đúc. Vùng đất hạ lưu dòng sông cửu khúc (8) (từ bãi Chợ Hôm tới vực Gia, dòng Ngàn Sâu sông uốn mình thành chín khúc, phong cảnh hữu tình. Dòng sông này khi xưa từng được gọi là Cửu Đức, cũng là tên gọi cũ của vùng đất An Tĩnh. Địa danh này bị gọi lẫn lộn, khi thì chín khúc hội nai. Có người cho rằng tại nơi dòng sông uốn mình thành chín khúc, hàng năm nai rừng tụ hội về nhiều nên có tên gọi như thế. Tuy nhiên cũng có tên cửu khúc hồi lai : vào mùa nước lũ, dòng sông uốn mình qua chín khúc đụng phải vực Gia quay trở lại. Vì thế gây ngập lụt cả vùng. Tên gọi này nghe ra hợp lý hơn vì bên kia bờ sông thẳng đứng, không có bờ thoai thoải thì làm sao nai có thể tụ họp được.) khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, chẳng mấy chốc đã quy tụ đông đảo dân cư. Tại vùng đất Phương Trạch nhiều thế hệ con cháu được sinh trưởng lớn lên và ngày càng trở nên sầm uất. Một chi tiết thú vị được truyền khẩu trong dân gian cho ta thấy được sự phát triển của vùng đất này: Tương truyền rằng ông Trần Hậu Nghĩa là một người giỏi âm binh, chỉ trong một đêm đã dùng âm binh di chuyển chợ Lũy ở bên kia dòng sông về bên này dòng sông, nay là Bãi Chợ Hôm. Từ câu chuyện dân gian ta có thể suy ra: bên kia dòng sông là làng Mỹ Khê đã ổn định từ lâu đời, có đình làng, có chợ Lũy. Cuộc sống mới nơi làng Phương Trạch ngày càng phồn thịnh, dân cư đông đúc cần có chợ để sinh hoạt, từ đó khu chợ mới bên này dòng sông được hình thành và phát triển làm cho chợ Lũy bên kia sông tự biến mất. Tất nhiên ông Trần Hậu Nghĩa phải là một người đương chức trong xã hội thì mới gắn liền với truyền thuyết này. Ngày nay khi về lại nơi đây ta thấy bên Mỹ Khê, bờ sông thẳng đứng, bên này bờ sông thoai thoải tiện lợi cho thuyền bè cập bến và họp chợ. Điều đó giúp cho ta nhận ra do tác dụng xâm thực của dòng sông đã thay hình đổi dạng tạo nên khung cảnh thực của ngày hôm nay. Cách đây 600 năm về trước, khi quan quân triều đình về khai phá vùng đất biên ải này, chắc chắn họ đã cập vào Rộc Bến Thần, sau đó thành lập Bãi Phố và xây dựng nhà cửa, dinh thự tại vùng đất mà người sau gọi là Đồng Dinh. Đồng Mục Voi nằm kế cận Đồng Dinh. Giữa Đồng cửa Ràn là con đường Thiên Lý, đây là con đường bộ bắc nam mà trong lịch sử đã ghi nhận khi Tây Sơn tiến quân ra Bắc hà (1789) đã dừng chân nơi đường Thiên lý để tuyển mộ binh sỹ Hoan Châu. Tại Phương Trạch các dòng họ dần dà được hình thành, sự bề thế của các dòng họ được xếp hạng theo thứ tự: Ngô, Hồ, Trần, Nguyễn. Những dòng họ khác thì không thấy liệt kê, tuy nhiên ông cha họ là những người cư ngụ lâu đời ở đây, và từ nơi đây đã nhiều người rời bỏ đi lập nghiệp nơi khác. Theo gia phả những dòng họ khác thì ông cha họ đã sống cùng thời với các tổ phụ bốn dòng họ trên và đều dính líu tới nhau về họ tộc. Khung cảnh của vùng đất Thổ Hoàng toát lên vẻ uy nghi của một vùng đất linh thiêng; bao bọc chung quanh bình nguyên là những ngọn núi cao hùng vỹ, dòng sông Ngàn Sâu quanh co uốn khúc chia cả một vùng rộng lớn thành đôi bờ. Dòng sông hiền hòa, chuyển tải phù sa cho ruộng đồng sẽ trở thành hung dữ vào mùa lũ. Có lẽ vì vậy mà đã tôi luyện cho người dân nơi đây tinh thần bất khuất chống chõi với phong ba; và cũng từ đó hun đúc cho con người một tinh thần bất khuất. III. THỔ HOÀNG ĐÓN NHẬN TIN MỪNG Khi đạo Công Giáo tới Thổ Hoàng, chắc chắn phải mất một thời gian dài thì làng mạc Công Giáo mới ổn định. Năm 1676, đây là thời vua Lê chúa Trịnh(9), khi Linh Mục Ferreira Manoel về nhận xứ thì Thổ Hoàng đã có nhà thờ, như vậy

Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 6 Tin Mừng đến vùng đất này rất sớm. Biết đâu Cha Đắc Lộ cũng có lần đặt chân đến nơi đây rồi chăng? Vào thời điểm này, tên gọi Thổ Hoàng chắc chắn là địa danh hành chính, có thể là Tổng Thổ Hoàng trực thuộc huyện Hương Sơn. Theo lịch sử truyền giáo của các cha Dòng Tên thì lúc ấy chưa có sự phân cấp thành các giáo xứ mà chỉ gọi là các Trú Sở truyền giáo và ngôi nhà thờ được đề cập trong văn bản cũng không xác định được là ở nơi nào. Dựa theo gia phả của các dòng họ, tên gọi Phương Trạch chỉ mới xuất hiện cách đây trên 220 năm. Một điều nữa cũng không kém phần thú vị là trong cùng một làng mạc lương, giáo sống lẫn lộn nhưng lại là người trong cùng một dòng họ, tìm hiểu ra mới biết : ông cha ta khi xưa theo đạo thờ cúng ông bà, khi các cha Thừa sai tới truyền đạo, người con cả phải ở lại lo việc thờ tự, người con thứ mới được quyền theo đạo. Có thế mới biết dân tộc ta trọng chữ hiếu. Ngày nay cửa trưởng các dòng họ hầu như đều là bên lương. Khi linh mục Fierira Manoela về nhận xứ tại Thổ Hoàng năm 1676 (văn bản nhận xứ, lịch sử Truyền giáo) (10) thì nơi đây đã có nhà thờ, vậy ngôi nhà thờ ấy được làm tại vị trí nào? Trong mối quan hệ về lịch sử truyền giáo, giữa Thổ Hoàng và Làng Truông luôn gắn bó với nhau, chắc rằng trong thời điểm này (1676) cả hai địa danh trên vẫn còn chung tên gọi Thổ Hoàng. Trong thực tế, dân gian vẫn nói về giáo xứ Làng Truông có trước Thổ Hoàng, điều này hẳn phải có căn cứ. Trong câu chuyện truyền khẩu của người dân Thổ Hoàng xưa kia, khi các cố từ Phương Mộ thành lập xóm vạn nghề, hàng năm đo mực nước dòng sông Ngàn Sâu để có quyết định lập làng. Xóm vạn nghề có những người dân thuộc giáo xứ Làng Truông cũng bỏ thuyền lên bờ làm nhà (thượng gia hạ thuyền). Biết đâu ngôi nhà thờ được nhắc tới trong thời điểm linh mục Manoela về nhận xứ lại được đặt tại Làng Truông? Theo Lịch sử Giáo phận Vinh của Lm Trương Bá Cần thì vào những thời điểm này chỉ có các Trú sở truyền giáo. Thổ Hoàng nói chung cũng là một trú sở. Nếu căn cứ vào gia phả các dòng họ thì thời điểm 1676 chưa có làng Phương Trạch Việc ghi nhận về hoạt động tôn giáo cụ thể chỉ được đề cập từ sau năm 1865 và đặc biệt có một nhân vật kiệt xuất là linh mục Paulo Nguyễn Hoằng (1839 1909), là linh mục đầu tiên của giáo xứ Thổ Hoàng, Ngài vừa là linh mục, vừa làm quan Lễ Bộ Tả Tham Tri thời Tự Đức tới Đồng Khánh, từng được mệnh danh là Tiền giảng đạo, hậu Khâm sai. Ngài từng đi sứ với Nguyễn Trường Tộ và trở thành một nhân vật độc nhất vô nhị trong Giáo hội Việt Nam. Năm 1865 Giáo phận Vinh mới cơ cấu lại hệ thống giáo xứ, giáo hạt và thành lập giáo xứ Thổ Hoàng cùng với Làng Truông trực thuộc hạt Ngàn Sâu... Năm 2006, Linh mục JB Nguyễn Huy Tuấn, Quản xứ Thổ Hoàng, Giáo phận Vinh đã tổ chức mừng Đại lễ kỷ niệm 330 năm hình thành và phát triển Giáo xứ Thổ Hoàng chỉ là đánh dấu một giai đoạn, xác định mốc thời gian với danh xưng Thổ Hoàng nói chung và giáo xứ Thổ Hoàng nói riêng trong việc đón nhận tin mừng. Trong dịp lễ kỷ niệm, hàng ngàn người Thổ Hoàng xa quê trở về tham dự, kể cả những người bên lương thuộc các vùng lân cận cũng trở về vì đó chính là quê hương của họ; trong tâm thức của họ từ ngữ Thổ Hoàng không giới hạn trong một phạm vi giáo xứ mà chính là một vùng rộng lớn bao gồm tất cả mọi người lương giáo. IV. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO XỨ THỔ HOÀNG A. CÁC SỰ KIỆN LIÊN QUAN Trong bản Tự Sự của Linh Mục Nguyễn Hoằng là vị linh mục đầu tiên của Thổ Hoàng có ghi: Phaolô Nguyễn Hoằng, người tỉnh Hà Tĩnh, huyện Hương Khê, tổng Phương Điền, làng Phương Tân, xứ Phương Trạch, sinh ngày 12/11 năm

Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 7 Tân Mão đời Minh Mạng thứ 12 là tháng 9 năm 1839 (11). Như vậy vào thời điểm này trước khi thành lập giáo phận Nam Đàng Ngoài(1846) thì gọi là xứ Phương Trạch. Những tên gọi lẫn lộn chỉ được xác định cụ thể khi giáo phận phân cấp lại hệ thống giáo hạt, giáo xứ vào năm 1865. 1. Nhà thờ Thổ Hoàng và những lần xây dựng: Năm 1865, Linh mục Gia-cô-bê Hiếu về nhận xứ, đã khởi công xây dựng thánh đường Thổ Hoàng, hình ảnh ngôi nhà thờ này hiện được lưu giữ tại thư viện Hội Thừa sai Paris. Ngôi nhà thờ này tồn tại tới năm 1959 thì bị gió bão phá hủy. Năm 1960 cha già An cho xây dựng lại nhà thờ mới, nhưng do khi xây dựng đã dùng những vật liệu vôi, mật và tre nứa nên bị mối mọt làm ảnh hưởng tới kết cấu của nhà thờ. Mặc dầu đã sửa sang lại nhiều lần nhưng không thể kéo dài trong tình trạng trên. Năm 2009 cha JB Nguyễn Huy Tuấn đã cho xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố. 2. Danh sách các Linh mục nhận xứ tại Thổ Hoàng Căn cứ vào lịch sử giáo phận Vinh ta có được thứ tự các đời Linh mục quản xứ tại Thổ Hoàng như sau: stt Linh mục Năm Quê quán Chức vụ 1 Gia-cô-bê Hiếu 1865-1876 Thuận Nghĩa Chánh xứ 2 Phao-lô Phan 1876-1892 Đông Tràng nt 3 JB Hoành 1892-1893 Thanh Giã nt 4 Phao-lô Tĩnh 1893-1903 Hòa Ninh nt 5 JB Liên 1903-1936 Vạn Thành nt 6 JB Lâm 1936 Phú Linh Phó 7 Phê-rô Chính 1913-1914 Văn Hội, Tịnh Giang Phó 8 JB Bân 1914-1917 Trung Nghĩa Phó 9 Phê-rô Nghi 1917-1918 Hòa Ninh Phó 10 Phê-rô Phúc 1918-1919 Cầu Khống Phó 11 JB Lệ 1918-1919 Kẻ E, Kẻ Đọng Phó 12 Phê-rô Phức 1919-1922 Hòa Ninh Phó 13 JB Đường 1922 Nhượng Bạn, Dụ Thành Phó 14 Phao-lô Cát 1936-1936 Nghĩa Yên Phó 15 Phao-lô Đạt 1936 Trung Hậu Phó 16 Phê-rô Cảnh 1925-1927 Nhan Hòa Phó 17 Phê-rô An 1930-1932 Tam Đa Phó 18 Phao-lô Phúc 1936-1942 Cầu Khống Chánh xứ 19 Phao-lô Ái Thọ Ninh Phó 20 Phê-rô Bá 1942-1952 Cầu Khống Chánh xứ 21 JB Tạo 1942-1946 Cây Khế Phó 22 Phê-rô An 1952-1963 Tam Đa Chánh xứ 23 Phê-rô Nguyễn Ngọc Bang 1964-1976 Bảo Nham Chánh xứ 24 Giuse Võ Văn Thìn 1976-1994 Bột Đề Chánh xứ 25 JB Trần Minh Cẩn 1994-2005 Thanh Giã Chánh xứ 26 JB Nguyễn Huy Tuấn 2005 - Trại Lê Chánh xứ

Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 8 3. Phong trào Văn Thân tại huyện Hương Khê: Phong tào Văn Thân tại Hương Khê được ghi nhận từ năm 1885-1998. Đây là phong trao do các sĩ phu yêu nước đứng lên để chống Pháp. Thủ lĩnh của phong trào là cụ Phan Đình Phùng. Căn cứ của Văn Thân đóng tại Trại Vạc, kéo dài qua Bãi Tập, phía Đông làng Thổ Hoàng, sau lưng địa danh Mỹ Khê, người chỉ huy là Nguyễn Thoại (12) (Đại cương lịch sử Việt Nam, Trương Hữu Quỳnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hàn) Phong trào Văn Thân đã hoạt động từ lâu nhưng tới năm 1884, sau khi Triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Pa-tê-nôt thì phong trào mới hoạt động mạnh mẽ. Tại vùng Thổ Hoàng cũng có người tham gia phong trào này.(chuyện kể về Ông Trần Hữu Bờn). Về danh chính ngôn thuận thì đây là phong trào yêu nước nhưng trong thực tế thì vẫn có những kẻ đục nước béo cò, lợi dụng thời buổi nhiễu nhương để làm điều càn bậy; vì thế đã có những chi bị khai trừ khỏi dòng họ không được ghi vào gia phả, tạo nên những tranh cãi cho con cháu về sau. Tuy nhiên chúng ta cũng ghi nhận lại những sự kiện liên quan tới giai đoạn lịch sử này và cần phải có một cách nhìn khách quan về lịch sử. Mục tiêu của Văn Thân là triệt hạ các làng mạc công giáo, Thổ Hoàng cũng chịu chung một số phận như vậy. Việc chống trả của người dân chỉ mang hình thức tự vệ và trở thành nạn nhận của thời cuộc. Văn Thân quấy nhiễu lần thứ nhất (13) Ngày 07/12/1874 Đức Cha Ngô Gia Hậu(Gauthier) trình bày trong bảng tổng kết như sau: Thổ Hoàng gồm 13 giáo họ, 1600 giáo hữu, 840 người bị đốt cháy nhà cửa, 28 người bị tàn sát, 40 người bị chết vì đói khổ và tổng thiệt hại là 10770 quan tiền.(1) Như vậy vào thời điểm cách đây 132 năm với 13 giáo họ và 1600 giáo hữu thì Thổ Hoàng lúc ấy rộng lớn hơn bây giờ rất nhiều, vì lúc ấy những khu vực như Vạn Căn,Tri Bản, Thọ Vực, Kẻ Vang vẫn còn trực thuộc Thổ Hoàng. Văn Thân quấy nhiễu lần thứ hai (14) Qua năm 1886 Thừa sai Thanh (Trichot) cho biết tình hình ở Thổ Hoàng trong bản phúc trình chung cả Ngàn sâu với 7000 giáo hữu như sau : Ngày 23/06/1886, Thừa sai vọng (Arsac) lên đường với 300 người tinh nhuệ, đang lúc Thổ Hoàng bị bao vây một cách khốc liệt đã 15 ngày. Thấy quân tiếp viện, các Văn Thân rút lui và giải tán trong một thời gian.thừa sai Vọng lợi dụng sự đình chiến này, để làm các công sự phòng thủ, để Thổ Hoàng không thể bị chiếm được. Ngày 09/04, các Văn Thân lại xuất hiện. Hai bên chiến đấu ác liệt. Ngày 12 đối phương lại tấn công Thổ Hoàng. Người ta để họ tới thật gần chiến lũy, thì bắn ra xối xả. Sau đó quân Văn Thân tháo chạy rút lui. Tương truyền ông Sáu Vạc (Cố Hoàng Ngợi) là người biết lận truông qua khe Lang xuống Nghĩa Yên báo tin cho cố Vọng đem quân cứu viện. Ngày hôm nay tại các đồng ruộng chung quanh làng ta vẫn còn nhìn thấy dấu vết các công sự này. B.NHỮNG CON NGƯỜI GẮN LIỀN VỚI QUÊ HƯƠNG Tên gọi Thổ Hoàng chỉ được đề cập nhiều vào những năm sau khi thành lập giáo xứ (1865) và nhất là khi vị Linh Mục đầu tiên là cha Nguyễn Hoằng thụ phong(1868) đồng thời làm quan Lễ Bộ Tả Tham Tri ở triều đình Huế. Ngài là vị Linh Mục thời danh, cùng thời với Nguyễn Trường Tộ. Đương thời nhiều người gọi Ngài là quan lớn Hoằng. Ngoài những việc Ngài cống hiến cho đất nước và Giáo Hội, Ngài còn làm những việc có ích cho quê hương. Năm 1883 Ngài về

Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 9 khẩn đất Mỹ Khê cho bà con nhờ, vì vậy vùng đất này đã từng được mệnh danh là Đất Vua ban (15). Tương truyền đất Vua ban kéo dài từ thượng Ầm Ầm tới hạ Rì Rì (16), bắt dầu từ Làng Truông cho tới Đức Thọ. Tháng giêng năm Đồng Khánh thứ 2 là tháng 2 năm 1887, Ngài xin bề trên về mà tạo đất Đông Ấp, lập họ Phương Tân cùng đem nhà thờ họ ấy sang. Nay là giáo họ Thổ Vượng, giáo xứ Thổ Hoàng. Nơi đây là gốc xuất phát của nhiều con người làm rạng danh cho quê hương xứ sở. Mọi người còn biết đến Thổ Hoàng với những bậc tiền nhân như vị Giám Mục tiên khởi JB Trần hữu Đức, Đức Cha Phó Phaolô Nguyễn Đình Nhiên cùng nhiều Linh Mục đương thời khác nắm giữ những vai trò chủ chốt của Giáo Phận thời bấy giờ, cụ Trương Trọng Đoài đã từng là thầy giáo dạy tiếng việt cho các cố Tây tại trường La Tinh, ông giáo Trần Hữu Liêm đã từng dạy học tại trường Quốc Học Huế, những con người Thổ Hoàng xuất thân từ nhà trường Xã Đoài đã thành danh tại miền Nam trước đây(17). Nói về những con người hiện tại ta không thể không nhắc tới Linh Mục Nguyễn Đình Thi, một chủng sinh xuất sắc của nhà trường ĐP Vinh trước 1954, một con người có trí nhớ siêu việt và được hải ngoại biết đến nhiều hơn là trong nước. Năm 1961 Ngài du học tại Pháp, 1963 thụ phong Linh Mục tại Paris, 1967 thành lập Hội Huynh Đệ Việt Nam tại Âu Châu và trở thành chủ tịch Hội cho tới ngày nay. Trước và sau ngày thống nhất đất nước hội Huynh Đệ đã có mặt tại Việt Nam và đã đạt được những thành quả trong việc hỗ trợ, xây dựng đất nước hàn gắn những vết thương chiến tranh. Hiện tại hội Huynh Đệ đang mở rộng tầm hoạt động trong nhiều tỉnh thành cả nước Một nhân vật nổi tiếng hiện nay, được mọi người biết đến vì tiếng tăm hơn là nguồn gốc đó là một người sinh trưởng tại đất Phương Trạch vào năm 1949, là cháu nội của cố Trương Kỳ : Ông Nguyễn Ngọc Mỹ, chủ tịch hội Việt Kiều, chủ tịch Câu Lạc Bộ Doanh Nhân Việt Kiều, là Chủ tịch Tập đoàn Hồng Lam Vabis và đang thi công những công trình trọng điểm của đất nước. Ông đã từng nhận huân chương Vì Sự Nghiệp Xây Dựng XHCN, danh hiệu Doanh Nhân Đất Việt và được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí khác Nhắc đến những con người đã làm rạng rỡ cho quê hương, ta không khỏi trào dâng lên niềm tự hào dân tộc. Để cho các thế hệ con cháu nỗ lực vươn lên tiếp bước cha anh. Truyền thống của quê hương Thổ Hoàng là tận hiến, không những thành quả đạt được nơi quê nhà mà còn lan rộng nơi các cộng đồng Thổ Hoàng tại miền Nam và nhiều nơi khác. Thế hệ kế tiếp lại theo con đường tận hiến số lượng cũng không phải là nhỏ và câu ca Cụ Thổ Hoàng vẫn được tiếp tục V. GẮN BÓ TRONG TÌNH QUÊ HƯƠNG Thổ Hoàng (1865) Vạn Căn (1917) Tri Bản (1917) Thổ Vực (1937) Kẻ Vang (1938) Từ giáo xứ Thổ Hoàng đã tách ra các giáo xứ như: Vạn Căn(1917), Tri Bản (1917),Vĩnh Hội (1919), Thổ Vực (1937), Kẻ Vang (1938). Đã có một thời các giáo xứ này có chung tên gọi Thổ Hoàng và các Linh Mục đương thời đã làm tăng số lượng Cụ Thổ Hoàng một cách đáng kể, bởi thế mới có câu: Cam Xã Đoài, xoài Thạc Khẹc, rươi Mỹ Dụ, Cụ Thổ Hoàng. Câu ca truyền tụng đó ít nhiều nói

Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 10 lên giá trị tinh thần chứ không hẳn là số lượng. Vào những năm thuộc Pháp, tới trước khi di cư và kể cả sau này cũng vậy, những thành phần trí thức của quê hương đều nhờ Giáo Hội mà được đào tạo. Năm 1945, Thổ Hoàng có 2055 người, năm 1986 có 1985 người, năm 2006 có 1735 người. Trải qua 60 năm không hề có sự phát triển nhưng mỗi ngày một giảm sút. Điều này nói lên thực trạng của các giáo xứ miền Bắc. Cuộc di cư năm 1954 đã là một nguyên nhân, tiếp tới là những đợt di dân sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất đã làm cho con số đã giảm ngày càng giảm hơn. Trong khi đó tại miền Nam dân số tăng nhanh về mặt cơ học. Bây giờ xã hội đã có nhiều thay đổi, quan niệm về quê hương được nhìn với một nhãn quan rộng lớn. Cuộc chia ly nào mà không có nước mắt, quê hương như bà mẹ già vất vả nuôi con, mẹ mong cho con mỗi ngày khôn lớn, vỗ cánh bay xa, còn mẹ thì mỗi ngày một nhỏ lại.tuy nhiên hình ảnh của vùng Đất Tổ vẫn không bao giờ có thể phai nhạt được trong tâm trí mọi người. Xin cảm ơn những người còn ở lại, những con người tần tảo chịu nhiều vất vả truân chuyên, những con người bám trụ để hình ảnh về miền Đất Tổ vẫn còn mãi với thời gian. Hoàng Công Nga (1) Lịch sử giáo phận Vinh của Trương Bá Cần, trang 97 (2) Lịch sử giáo phận Vinh của Trương Bá Cần trang 113 (3) Lịch sử Hà Tĩnh của Phan Đình Bưởi, trang 23 (4 ) ĐNNTC, tập II, tr.154 (5) Hương Khê 135 năm, Nguyễn Bá Thành (6) Đại Nam thực lục, chính biên, quyển XXXVII, Nxb KHXH, H.1974, tr.173 (7) Tài liệu viết tay của họ Ngô (8) Cửu khúc hồi lai (9) Đây là thời điểm chiến tranh Trịnh-Nguyễn xảy ra khốc liệt, bảy trận đánh xảy ra trong vòng 50 năm. Ở Đàng Ngoài là Tây Định vương Trịnh Tạc (chữ Hán:, 1606 1682) là vị chúa Trịnh thứ 4 thời Lê Trung Hưng, cai trị từ năm 1657 đến 1682. Trịnh Tạc là chúa Trịnh duy nhất chứng kiến cả 7 cuộc xung đột Trịnh-Nguyễn thế kỷ 17 và có công chấm dứt việc cát cứ của họ Mạc ở Cao Bằng, đưa miền Bắc nước Đại Việt bước vào thời thịnh trị. Cùng thời ở Đàng Trong là Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền (1620-1687), con trai thứ hai của Chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648 vì cả anh lẫn em đều chết sớm, có 6 con trai và 3 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế. Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (chữ Hán:, 1620-1687) là vị chúa Nguyễn thứ 4 trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ năm 1648 đến 1687. Ông là người gốc Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, Việt Nam. (10) LSGPV Trưong Bá Cần (11) Trích Tự sự Nguyễn Hoằng LSGP Vinh của Cao Vĩnh Phan (12) Đại cương lịch sử Việt Nam, Trương Hữu Quỳnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hàn (13) LSGPV Trưong Bá Cần

Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 11 (14) LSGPV Trưong Bá Cần (15) Địa danh tại Thổ Hoàng (16) Động Ầm Ầm ở làng Truông, động Rì Rì ở cửa Rào, Đức Thọ (17) Những viên chức cao cấp trong miền Nam trước đây không tiện nêu tên Theo Phan đình Bưởi vợ vua Trần Duệ Tông là Trần thị ngọc Hảo. Bà Hoàng phi này là người Tri Bản, một địa danh thuộc xứ Thổ Hoàng trước đây.tại Mỹ Khê có đền nhà bà, nơi thờ công chúa Bạch Ngọc Hoàng hậu.. Tại cồn Hội có đền thờ ba ông tam công người họ Hoàng. Tài liệu tham khảo: LSVN từ nguồn gốc đến năm 1884 của Nguyễn phan Quang,Võ xuân Đản lịch sử Hà Tĩnh của Phan đinh Bưởi (1) Lịch sử giáo phận Vinh của Cao Vĩnh Phan (2) Lịch sử giáo phận Vinh của Trương bá Cần( trang 45) Năm 1951 Đức Cha JB. Trần hữu Đức được tấn phong Giám Mục, khi trở về quê hương Thổ Hoàng được đón rước long trọng. Nơi tiền đường ngôi nhà thờ cổ treo đôi câu đối: Tích Đức thông minh Tân Giám Mục Thánh phù công dụng Thổ Hoàng Đường Trên đầu hai câu đối vẽ hình cá chép vượt vũ môn, dưới chân là 10 con địa long. Thực hiện hai câu đối này vốn là ông Phó Chỉ người Hỗ độ, văn hay chữ tốt. Có ý nói lên nguyên Đức Cha Đức trước đây tên là Trần hữu Long, sau đổi là Trần hữu Đức. Ông Phó Chỉ đã nhúng 10 ngón tay vào thau mực sau đó vẽ lên dưới mỗi câu đối mỗi bên 5 con địa long. Đất vua ban : Thượng ầm ầm, hạ rì rì ( động Rì Rì ở cửa Rào) Phương trạch : khi xưa là vùng đất rậm rạp còn gọi là bãi tha ma, vì đây là bãi xác mà mỗi khi Khái( cọp) bắt người đều tha về đây để ăn thịt. Su nhất vực Gia, thứ hai vực Lụy, thứ ba vực Vòng( cách 16km thượng nguồn, làng Truông Thổ Hoàng còn có ý nghĩa là vùng đất của dòng họ Hoàng để chỉ làng Thổ Hoàng nằm ở trung tâm thị trấn huyện lỵ Ân Thi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên là một trong mười hai làng có truyền thống khoa cử bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam (đứng đầu danh sách đó là làng Mộ Trạch (Hải Dương) với 36 Tiến sĩ) 1.