TÂM YẾU ĐẠI QUẢNG BÍ MẬT THÀNH TỰU ĐẠI BI QUAN ÂM TỰ THOÁT KHỔ NGHI QUỸ THỰC HÀNH QUAN ÂM PHÁP KHANGSER RINPOCHE chú giải TUẦN 7 19/10/2014

Tài liệu tương tự
Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNG Website: Giải Thoát Trong Lòng

Microsoft Word - QUAN AM PHAP

Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNG Website: Giải Thoát Trong Lòng

Cơ Sở Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phật Giáo NHIÊN ĐĂNG Website: Giải Thoát Trong Lòng

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

PHẬT PHÁP CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU KHANGSER RINPOCHE thuyết giảng 4 CĂN BẢN TÁNH KHÔNG 30/08/2015

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Do có sự ký thác từ bốn câu thơ khoán thủ của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, ngôi nhà của Mõ lúc nào cũng có hoa trổ sặc sỡ bốn mùa, không những hoa trổ tro

I _Copy

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

Phần 1

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

Tác giả: Dromtoenpa

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Đàm Loan và Đạo Xước

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Gian

Cúc cu

Tam Quy, Ngũ Giới

Dàn ý Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Mở đầu

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Document

Phần 1

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Kho Tàng Tâm Của Đấng Giác Ngộ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Nghị luận về lòng dũng cảm – Văn mẫu lớp 10

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang Cấp Sự Tích Chú Cuội Cây Đa Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như

bendoiquanhiu_2019JUL20_sat

Cái Chết

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

CHƯƠNG 1

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Nghị luận về thời gian

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Nam Tuyền Ngữ Lục

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

No tile

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

Ai baûo veà höu laø khoå

Em hãy kể lại một câu chuyện về lòng nhân ái hay hiếu thảo mà em đã chứng kiến hoặc tham gia

NHÖÕNG LÔØI CHÆ DAÏY TAÂM HUYEÁT

Pháp Môn Tịnh Độ Theo Kim Cang Thừa

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Niệm Phật Tông Yếu

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

SỰ SỐNG THẬT

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Phong thủy thực dụng

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

No tile

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Võ Đại Tôn - Hòang Phong Linh Đỗ Tiến Đức Phát biểu trong buổi sinh hoạt Hành trình công tâm để xây dựng lại niềm tin và ra mắt thơ văn của ông Võ Đại

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Quảng Ninh Chùa Ba Vàng HƯỚNG DẪN TU TẬP CHUYỂN HÓA NGHIỆP: CHƯƠNG TRÌNH SỐ 2 (Hướng Dẫn Nương Đức Chư Tăng Chùa Ba V

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Phần 1

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Bản ghi:

TÂM YẾU ĐẠI QUẢNG BÍ MẬT THÀNH TỰU ĐẠI BI QUAN ÂM TỰ THOÁT KHỔ NGHI QUỸ THỰC HÀNH KHANGSER RINPOCHE chú giải TUẦN 7 19/10/2014

TRANG 2/15 1.5 Thành Bảo Hộ Hôm nay chúng ta bắt đầu từ phần Thành Bảo Hộ: HRIH, sự trình hiện các pháp là lều kim cang, Thế giới cùng chúng sinh trong trạng thái ba mạn-đà-la Những tinh linh chướng ngại huyễn ảo phát sinh do tập khí, Ở trạng thái ba thân, cắt lìa ngay ranh giới. BENZA RAK SHA RAK SHA DZA LA HUM PHET Câu đầu tiên: HRIH, sự trình hiện các pháp là lều kim cang, Đây là thực hành để bảo hộ bản thân. Ở đây, thành có nghĩa là thành trì, thành vách xung quanh. Khi tụng câu kệ này, quý vị quán tưởng mình đang ở trong một thành trì và tường thành được tạo nên từ rất nhiều chày kim cang đang cháy rực trong lửa. Quý vị quán tưởng mình đang ở trong thành trì được tạo nên bằng chày kim cang cháy rực trong lửa. Tiếp theo, quý vị quán tưởng tất cả chướng ngại đều chuyển hóa thành ba thân Phật. Quý vị quán tưởng mọi loài yêu ma, các tinh linh xấu ác, năng lượng tiêu cực cùng bất cứ thứ gì gây tổn hại đến bản thân đều chuyển hóa thành ba thân Phật, hoặc chuyển hóa thành Phật quả. Thế giới cùng chúng sinh trong trạng thái ba mạn-đà-la Những tinh linh chướng ngại huyễn ảo phát sinh do tập khí, Ở trạng thái ba thân, cắt lìa ngay ranh giới. Khi thực hành pháp này, mỗi khi gặp chướng ngại hoặc những điều xấu, quý vị cần quán tưởng chúng đều chuyển hóa thành Phật quả, hoặc trở nên thanh tịnh, hay chuyển hóa thành những điều tốt đẹp hơn. Có một câu nói, Bản thân vấn đề không phải là vấn đề, mà chính cách nhìn nhận vấn đề mới là vấn đề. Là những người thực hành Phật pháp, khi gặp chướng ngại, quý vị không nên nhìn chướng ngại là chướng ngại mà nên nhìn nhận

TRANG 3/15 chướng ngại là sự gia trì. Nếu có thể nhìn nhận như vậy thì mỗi khi đối mặt với bất cứ trở ngại nào, quý vị sẽ không cảm thấy khó khăn nữa. Chính vì vậy, kinh văn nói rằng mọi chướng ngại cần phải chuyển hóa thành sự gia trì. Chướng ngại chuyển hóa thành năng lực gia trì có nghĩa là mỗi khi gặp chướng ngại, quý vị cần nhìn nhận chúng là sự gia trì nhằm tẩy trừ và tịnh hóa ác nghiệp của bản thân. Ở bước này, quý vị quán tưởng bản thân mình đang ở trong một thành trì bao bọc bởi nhiều chày kim cang đang rực cháy trong lửa, và quán tưởng tất cả mọi điều xấu và chướng ngại bên ngoài đều chuyển hóa thành ba thân Phật. Chướng ngại chuyển hóa thành ba thân Phật có nghĩa là chúng được chuyển hóa thành Phật quả. Một khi chướng ngại đã chuyển hóa thành Phật quả thì chúng không còn gây tổn hại nữa. Có một câu nói, Cách bạn phản ứng lại hoàn cảnh sẽ cho thấy bạn có phải là một hành giả thực thụ hay không. Quý vị có phải là một người thực hành Pháp chân thật hay không, bản thân quý vị sẽ biết khi nhìn vào cách thức mình phản ứng lại hoàn cảnh. Khi khó khăn và thử thách ập đến, đó chính là thời điểm kiểm tra xem quý vị tu học Phật pháp như thế nào. Thông thường, khi có khăn và rắc rối xảy đến, con người nhìn nhận khó khăn hoàn toàn là khó khăn, họ nhìn nhận rắc rối hoàn toàn là rắc rối. Tuy nhiên, theo quan điểm Phật pháp, bất cứ khó khăn hay rắc rối nào xảy đến trong cuộc sống, quý vị phải chuyển hóa chúng thành sự gia trì, nghĩa là cách nhìn nhận của quý vị cần được thay đổi. Tương tự, kinh văn đang nhắc đến cách thức tu tập này, quý vị cần nhìn nhận các tinh linh xấu ác hoặc các chướng ngại đã được chuyển hóa thành Phật quả, hoặc chuyển hóa thành ba thân Phật. Đây là một pháp tu Mật điển và các pháp tu Mật điển luôn cố gắng thay đổi cách nhìn nhận của chúng ta về thế giới bên ngoài. Mật điển luôn nhấn mạnh việc nhìn nhận thế giới bên ngoài là cõi tịnh độ của chư Phật, và nhìn nhận mọi chúng sinh là Phật. Mật điển luôn dạy chúng ta thay đổi cách nhìn nhận của bản thân về thế giới bên ngoài.

TRANG 4/15 Khi Milarepa đang thiền định trong hang, một con ma nữ đã xuất hiện. Lúc đầu, Milarepa đã hơi sợ. Rồi con ma nữ nói với Milarepa, Nếu ngươi nhìn nhận yêu ma là yêu ma thì sẽ xuất hiện thêm nhiều loài ma khác ngoài ta ra. Nếu ngươi nhìn nhận yêu ma là cha mẹ của ngươi thì ngươi đã bắt được yêu ma. Nếu ngươi thấy được bản tánh của loài yêu ma là rỗng không thì ngươi sẽ giải thoát khỏi nỗi sợ hãi các loài yêu ma. Con ma nữ đã nói một điều rất hay với Milarepa. Milarepa đáp lời con ma nữ, Ngươi đã cho ta một lời khuyên rất hay mà trước đây ta chưa bao giờ được nghe. Với các loài ma quỷ, nỗi sợ của quý vị không đến từ chính loài ma quỷ mà nó đến từ cách nhìn nhận của quý vị đối với các loài ma quỷ đó. Vấn đề chính yếu là cách nhìn. Khi quý vị nhìn nhận ma quỷ là ma quỷ thì chúng rất đáng sợ và mọi rắc rối nảy sinh từ đó. Tất cả đều tùy thuộc vào quan điểm nhìn nhận của chúng ta đối với các loài ma quỷ và tinh linh xấu ác. Ở đây, kinh văn dạy ta cách nhìn nhận chướng ngại, năng lượng xấu theo quan điểm Mật điển. Chúng ta phải quán tưởng mọi chướng ngại đều chuyển hóa thành ba thân Phật. Đây là một điểm trong thực hành Mật điển mà ta cần biết. Trong phần Thành Bảo Hộ, bước thứ nhất, quý vị quán tưởng mình đang ở trong một thành trì được tạo nên bằng nhiều chày kim cang đang cháy trong lửa. Bước thứ hai, quý vị quán tưởng các đối tượng bên ngoài như năng lượng xấu, chướng ngại, yêu ma đều chuyển hóa thành ba thân Phật hoặc chuyển hóa thành Phật quả. Bước thứ hai dạy chúng ta cách thay đổi quan điểm của bản thân khi nhìn nhận mọi chướng ngại. Khi quý vị có thể thay đổi cách nhìn của mình thì sẽ không còn rắc rối gì nữa. Làm thế nào để phân biệt người lạc quan và người bi quan? Người lạc quan nhìn thấy thời cơ trong thử thách, còn người bi quan khi nhìn vào cơ hội lại thấy đầy khó khăn. Đó là cách phân biệt người lạc quan và người bi quan. Khi người bi quan nhìn vào thời cơ, anh ta luôn thấy có khó khăn, Ôi khó quá, nguy hiểm quá! Đạo Phật luôn khuyến khích con người suy nghĩ theo hướng

TRANG 5/15 tích cực hơn. Có một anh nông dân và một người khác hỏi anh nông dân, Anh có trồng mướp không? Anh nông dân nói Tôi không trồng mướp vì tôi e rằng sắp tới trời sẽ không mưa nữa. Khi nhắc đến nông dân, tôi đột nhiên nhớ đến câu đi cày quên trâu [Thầy nói đi cày quên trâu bằng tiếng Việt] Tôi phát âm có đúng không? [Thầy cười] Sau đó, người kia lại hỏi anh nông dân, Thế anh có trồng ngô không? Anh nông dân đáp, Tôi cũng không trồng ngô vì tôi sợ lũ côn trùng sẽ ăn hết ngô và tôi sẽ mất tất cả. Người kia hỏi tiếp, Vậy anh trồng cái gì? Anh nông dân trả lời, Tôi không trồng gì hết. Người kia sửng sốt, Anh nói cái gì? Không trồng gì hết ư? Anh nông dân nói, Đó là phương án an toàn và tôi chọn phương án an toàn. Quý vị thấy anh nông dân thật là ngu si. Anh ta không trồng gì hết và sẽ không mất gì cả. Anh nông dân đó khôn ngoan hay ngu si, điều đó tùy thuộc vào cách nhìn của quý vị. Có người thấy anh ta rất khôn ngoan, nhưng cũng có người thấy anh nông dân này thật ngu xuẩn. Đạo Phật không khuyến khích chúng ta hành xử giống anh nông dân, mà đạo Phật khuyến khích ta theo một cách rất khác. Đôi khi chọn phương án an toàn là điều rất tốt, tuy nhiên nếu chọn một phương án quá an toàn thì quý vị sẽ mãi giậm chân tại chỗ. Ở đây, quý vị có thể thấy các thực hành Mật điển khuyến khích chúng ta thay đổi đường lối tư duy của mình. Kinh văn nói rằng chúng ta cần suy nghĩ theo một cách rất khác biệt. Ngay cả đối với các tinh linh xấu ác hay các năng lượng tiêu tực, chúng ta phải nghĩ về chúng theo một cách rất khác, nhìn nhận chúng đã được chuyển hóa thành Phật quả. Đây là một cách thức rất khác biệt. Sau khi quán tưởng mọi điều xấu ác chuyển hóa thành Phật quả, quý vị tụng thần chú: BENZA RAK SHA RAK SHA DZA LA HUM PHET Trong phần trước, khi tụng câu thần chú OM SUMBANE

TRANG 6/15 SUMBANE HUM quý vị phải cầm chày kim cang và chuông, và tay phải giữ thế ấn như tôi đã hướng dẫn. Sau khi hoàn tất phần đó và bước sang phần hiện tại, quý vị không cần thực hiện bất cứ thế ấn nào nữa. Trước khi tụng câu chú BENZA RAK SHA RAK SHA DZA LA HUM PHET, quý vị hãy thiền quán theo những gì tôi đã nói. Quý vị phải thiền quán về ý nghĩa của bốn câu kệ này. Tụng thần chú không phải là điểm trọng yếu, thậm chí con vẹt cũng có thể tụng được, đó không phải là vấn đề lớn. Trước khi tụng quý vị phải thiền quán, thiền quán quan trọng hơn. Quý vị thường cảm thấy tụng chú rất quan trọng, nhưng tụng chú không có gì đặc biệt cả, thậm chí nếu quý vị dạy con vẹt tụng chú thì nó cũng sẽ tụng khá tốt. Hôm nay hoặc hôm qua tôi có đọc một mẩu tin trên tờ Thời Báo Đài Bắc. Câu chuyện xảy ra ở miền Nam nước Mỹ, hoặc ở một nơi nào đó, tôi không nhớ rõ. Có một người bị mất con vẹt anh ta nuôi. Sau bốn năm, anh ta tìm lại được con vẹt của mình. Anh ta kể lại rằng bốn năm trước, con vẹt của anh có thể nói tiếng Anh giọng Anh rất tốt, nhưng bốn năm sau nó quên cách nói tiếng Anh giọng Anh mà lại bắt đầu nói tiếng Tây Ban Nha. Tương tự, tụng chú không phải là điều trọng yếu. Điểm chính yếu là sau khi tụng bốn câu kệ, quý vị dành một đến hai phút để thiền quán về ý nghĩa của bốn câu kệ như tôi đã giảng. Sau khi thiền quán thì quý vị tụng chú. Sau khi quý vị đã thiền quán thì hiệu quả của câu chú sẽ trở nên hoàn toàn khác biệt. Điều quan trọng và chủ yếu là thiền quán theo hai bước tôi đã nói. Sau khi thiền quán quý vị tụng chú: BENZA RAK SHA RAK SHA DZA LA HUM PHET Có hai cách đọc từ benza. Trong ngôn ngữ gốc là tiếng Phạn, quý vị đọc là vajra, đọc theo tiếng Tây Tạng là benza, còn theo tiếng Hoa đọc là jingang [có nghĩa là kim cang]. RAK SHA có nghĩa là bảo hộ. Hồi còn nhỏ tôi có học tiếng Phạn. Thầy dạy tiếng Phạn nói rằng người Tây Tạng không thể phát âm chuẩn xác

các câu chú được. Tôi biết điều đó đúng. Nhiều vị thầy Tây Tạng không thể phát âm chuẩn xác các câu chú tiếng Phạn. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề lớn, quý vị có thể tự chọn cách phát âm. Thầy tôi luôn phát âm theo cách của người Tây Tạng. TRANG 7/15 1.6 Ban Phước Phần tiếp theo, phần số sáu, là Ban Phước: HUM, từ hư không, uy lực Đấng Đại Bi thị hiện, Vô ngại tựa mây mưa tụ hội giữa không trung, Lễ vật biểu tượng thế gian, nhờ sức gia trì, Thành đại mạn-đà-la thanh tịnh từ ban sơ. OM DZA NA BENZA A WE SHA YA PHEM PHEM SARWA SA MAYA DZA Đây là bài cầu nguyện thu hút năng lực gia trì của Đức Phật. Khi cần gia trì của chư Phật, quý vị nên biết làm thế nào để có được sự gia trì đó. Khi người ta cần đến sự gia trì, thông thường họ chỉ cầu nguyện. Cầu nguyện là cách làm tốt và rất hiệu quả. Nếu muốn hiệu quả hơn nữa thì quý vị cần biết cách thu hút năng lực gia trì của chư Phật. Trước hết, HUM, từ hư không, uy lực Đấng Đại Bi thị hiện, Vô ngại tựa mây mưa tụ hội giữa không trung, Ở đây, từ hư không có nghĩa là chúng ta quán tưởng Đấng Đại Bi xuất hiện từ tánh không. Cách thị hiện của Đấng Đại Bi từ tánh không tương tự mây và mưa hội tụ giữa không trung, không hề có bất cứ chướng ngại nào. Ở đây, nói đến Đấng Đại Bi tức là nói đến tất cả chư Phật. Chư Phật đến và hội tụ giữa hư không mà không gặp phải bất cứ chướng ngại nào, giống như mây và mưa hội tụ giữa không trung. Khi chư Phật ban gia trì cho chúng sinh thì sự gia trì đó đến như một cơn mưa tuôn chảy xuống từ không trung. Tiếp theo,

TRANG 8/15 Lễ vật biểu tượng thế gian, nhờ sức gia trì, Thành đại mạn-đà-la thanh tịnh từ ban sơ. Hai câu này nói đến việc gia trì cho mọi đối tượng bên ngoài và mọi sự hiện hữu. Điều này có nghĩa là năng lực gia trì của chư Phật thị hiện ban cho tất cả mọi hiện tượng bên ngoài, và ở đây mọi hiện tượng bên ngoài có nghĩa là mọi chúng sinh. Khi quán tưởng nhận gia trì từ Đức Quán Thế Âm, quý vị phải quán tưởng tất cả chúng sinh đều chuyển hóa thành Đức Quán Thế Âm và toàn bộ vũ trụ chuyển hóa thành cõi tịnh độ của Đức Quán Thế Âm. Có một vài cách quán tưởng nhận gia trì từ Đức Quán Thế Âm. Cách thứ nhất, quý vị quán tưởng có hào quang phát ra từ Đức Quán Thế Âm. Cách thứ hai, quý vị quán tưởng từ Đức Quán Thế Âm hóa hiện ra các bản sao của Ngài, và các bản sao của Đức Quán Thế Âm hòa tan vào tất cả chúng sinh, rồi tất cả chúng sinh chuyển hóa thành Đức Quán Thế Âm và toàn bộ vũ trụ chuyển hóa thành cõi tịnh độ của Đức Quán Thế Âm. Nếu tất cả chúng sinh đều chuyển hóa thành Quán Thế Âm thì quý vị sẽ gặp Đức Quán Thế Âm mọi nơi, như vậy quý vị có cảm thấy chán không? Có người nói tôi thức ăn ở Ý rất đa dạng cho người ăn chay. Tuy nhiên tôi thấy chúng đều như nhau cả, chỉ có tên gọi là khác nhau. Nếu họ dùng dưa leo làm pizza thì họ gọi là pizza dưa leo, nếu họ dùng tỏi để làm pizza thì họ gọi là pizza tỏi. Nếu họ dùng một loại rau củ khác thì tên gọi giống với tên của loại rau củ đó. Về bản chất chúng đều như nhau cả. Quý vị sẽ thấy có đến 10 hay 15 loại pizza nhưng tất cả đều như nhau. Tương tự, nếu mọi chúng sinh đều là Quán Thế Âm thì quý vị có chán không? [Thầy cười] Ở bước này, khi thực hành nhận gia trì, quý vị quán tưởng bản thân mình và mọi chúng sinh đều chuyển hóa thành Đức Quán Thế Âm, và toàn bộ vũ trụ chuyển hóa thành cõi tịnh độ của Đức Quán Thế Âm. Câu hỏi của tôi là nếu quý vị gặp Đức Quán Thế Âm mọi nơi, bên trái và bên phải, đằng trước và đằng sau, hãy

TRANG 9/15 tưởng tượng như vậy, quý vị có chán không? Khi được hỏi câu này, quý vị có thể nói, Ồ không, tôi sẽ không chán đâu! Trả lời như vậy thì rất dễ, nhưng tận đáy lòng có thể câu trả lời của quý vị không giống như vậy. Khi phải nhìn một thứ lặp lại nhiều lần quý vị sẽ chán. Nếu quý vị xem một bộ phim hay một lần, hai lần, trăm lần, ngàn lần thì từ từ quý vị sẽ chán. Chuyện này luôn xảy ra. Ví dụ, hồi tôi còn nhỏ tôi thích một vài bộ phim. Có một bộ phim khá cũ tựa đề Người Tốt, Kẻ Xấu, và Tên Vô Lại. Tôi thích phim đó nên xem đi xem lại nhiều lần. Dần dần tôi thấy chán vì tôi đã xem rất nhiều lần. Nếu quý vị gặp Đức Quán Thế Âm ở mọi nơi thì quý vị có chán không? Để trả lời câu hỏi này thật đúng, quý vị cần biết và trả lời một câu hỏi khác. Quý vị có chán không? Để trả lời thì một câu hỏi khác nảy sinh: Quý vị đang ở trạng thái nào? Ở trạng thái [phàm phu] của chúng ta, ta sẽ thấy chán nếu gặp Đức Quán Thế Âm ở mọi nơi. Khi trạng thái của chúng ta được chuyển hóa lên trạng thái của Đức Quán Thế Âm thì quý vị sẽ không thấy chán. Điều này phụ thuộc vào trạng thái của chúng ta. Trong trạng thái của Đức Phật, Ngài tri nhận mọi thứ theo một cách hoàn toàn khác biệt. Ở trạng thái của chúng ta, chúng ta lại nhìn nhận sự việc theo một cách hoàn toàn khác. Chán hay không chán, điều đó tùy thuộc chúng ta đang ở trạng thái nào. Lần trước khi tôi đến VIệt Nam và dùng món mì xào, tôi cảm thấy rất ngon. Khi tôi ăn mì xào vài lần thì tôi bắt đầu cảm thấy nó không còn ngon như trước nữa. Hương vị của món mì xào vẫn như cũ nhưng khẩu vị của tôi thì đang thay đổi, vì vậy tôi không còn thấy mì xào ngon nữa. Khi quán tưởng nhận gia trì từ Đức Quán Thế Âm, quý vị phải quán tưởng mọi chúng sinh đều chuyển hóa thành Đức Quán Thế Âm. Khi quý vị đắc Phật quả thì sẽ thấy mọi chúng sinh đều là Phật, lúc đó quý vị sẽ không chán. Hiện tại, ở trạng thái bây giờ, nếu mọi lúc mọi nơi quý vị đều gặp toàn Phật và Phật, Phật có ở khắp nơi, thì tới một này nào đó quý vị sẽ muốn tự sát [Thầy cười].

HUM, từ hư không, uy lực Đấng Đại Bi thị hiện, Vô ngại tựa mây mưa tụ hội giữa không trung, Lễ vật biểu tượng thế gian, nhờ sức gia trì, Thành đại mạn-đà-la thanh tịnh từ ban sơ. Sau khi tụng bốn câu kệ trên, tốt hơn là quý vị hãy rung chuông. Khi rung chuông, âm thanh của chuông giống như dấu hiệu triệu thỉnh gia trì. Đến đây quý vị đã hiểu rõ hết chưa? Quý vị phải hiểu rõ từng điểm một. Nếu không rõ thì quý vị phải hỏi lại chứ đừng cố tự suy nghĩ và giả định một điều gì đó theo ý của mình. Làm như vậy không đúng, nhất là trong pháp thực hành này. Hỏi: Nếu không có chày và chuông thì làm như thế nào? [Thầy cười] Cũng tốt! Nếu không có chuông thì quý vị không cần rung chuông. Có chuông hay không không phải là điều quan trọng. Nếu có thì tốt, không có cũng ổn. Nếu không có chuông thì quý vị có ít việc phải làm hơn vì quý vị không phải rung chuông. Đó là một điều tốt. Ở bước này, quý vị quán tưởng có hào quang phát ra từ Đức Quán Thế Âm để nhận gia trì, và bản thân mình chuyển hóa thành Đức Quán Thế Âm. Đây là một trong những cách tốt nhất để nhận gia trì. Khi quán tưởng bản thân chuyển hóa thành Đức Quán Thế Âm, quý vị hãy thiền quán một lúc. Hỏi: Chúng con phải rung chuông trong bao lâu? Quý vị rung chuông cho đến khi hoàn tất tụng câu chú OM DZA NA BENZA A WE SHA YA PHEM PHEM SARWA SA MAYA DZA. Sau đó, quý vị thiền quán về ý nghĩa của bốn câu kệ như tôi hướng dẫn. Đến đây quý vị đã học xong phần Ban Phước. TRANG 10/15

TRANG 11/15 1.7 Gia Trì Lễ Vật Cúng Dường Tiếp theo là phần Gia Trì Lễ Vật Cúng Dường. Theo quan điểm Mật điển, trước khi cúng dường lên Đức Phật hoặc Đức Quán Thế Âm, quý vị phải gia trì lễ vật cúng dường. Điều quan trọng nhất là dù quý vị dâng cúng lễ vật nào, chúng phải được chuyển hóa từ bất tịnh thành thanh tịnh. Mục đích của việc gia trì lễ vật cúng dường là để chuyển hóa chúng từ bất tịnh thành thanh tịnh. Bây giờ, quý vị cần hiểu thế nào là bất tịnh (impure) và thế nào là thanh tịnh (pure). Đến nay, ở trạng thái của chúng ta, mọi điều quý vị tri nhận đều bất tịnh vì chúng có thể mang đến khổ đau. Đối với nước, chúng ta gọi nước là nước tinh khiết [pure water]. Ý nghĩa của chữ thanh tịnh trong Mật điển rất khác với ý nghĩa của thanh tịnh theo quan điểm thông thường. Ở đây, một pháp được gọi là thanh tịnh có nghĩa là pháp đó không thể gây đau khổ và không thể nào trở thành nguyên nhân của khổ. Pháp nào có thể trở thành nguyên nhân của khổ đều là pháp bất tịnh. Bây giờ tôi nói về nước tinh khiết (hay thanh tịnh theo nghĩa thông thường), làm thế nào nước tinh khiết có thể gây đau khổ. Theo quan điểm Kim Cang thừa, định nghĩa của thanh tịnh là những thứ không thể trở thành nguyên nhân của khổ. Nếu một thứ có thể trở thành nguyên nhân của khổ thì đó là một thứ bất tịnh. Định nghĩa này là định nghĩa theo quan điểm Kim Cang thừa chứ không phải theo quan điểm thông thường. Hãy nhìn vào nước, làm sao mà nước tinh khiết trở thành nguồn gốc của khổ đau? Đối với những người bị suy thận thì nước sẽ gây ra nhiều khổ đau. Nói chung, nước không tốt cho tất cả mọi người, nhất là những người bị suy thận. Với những người này, họ không được khuyến khích uống nhiều nước. Ở đây, gia trì lễ vật cúng dường là để chuyển hóa chúng từ bất tịnh thành thanh tịnh. Theo quan điểm Kim Cang thừa, với những lễ vật dâng cúng lên Đức Phật, trước hết chúng ta phải chuyển hóa lễ vật, không giống như việc cúng dường thông thường mà ta vẫn đang làm.

TRANG 12/15 Nếu nhìn theo quan điểm tánh không thì chúng ta không thể phân biệt bất tịnh và thanh tịnh. Tất cả đều thanh tịnh. Theo quan điểm tánh không, không có bất tịnh và cũng không có thanh tịnh. Tất cả đều thanh tịnh. Chính vì vậy, theo quan điểm Kim Cang thừa, các pháp hành thay đổi quan điểm của chúng ta rất mãnh liệt. Khi Đức Phật dạy giáo lý Kim Cang thừa, Ngài đã giữ giáo lý rất bí mật. Với những người muốn chọn con đường an toàn, họ không thể thay đổi bản thân quá nhiều thì Phật đã không dạy Kim Cang thừa cho họ. Các pháp hành Kim Cang thừa mang đến những thay đổi hoàn toàn, và có những người thật sự đã đi sai đường trong khi thực hành. Với những người muốn đi theo con đường thật an toàn thì Đức Phật đã không dạy họ Kim Cang thừa. Kim Cang thừa là một con đường mạo hiểm, và với những người chấp nhận thử thách và rủi ro, Đức Phật đã dạy họ giáo lý Kim Cang thừa. Nói Kim Cang thừa là con đường mạo hiểm vì có những người hiểu lầm về Kim Cang thừa và điều đó khiến họ đi theo những hướng rất sai lầm. Có những người khi nhìn thấy các bổn tôn nhiều đầu và nhiều tay, ngay lập tức họ nghĩ rằng với nhiều tay và nhiều đầu như thế thì các bổn tôn sẽ làm những điều rất đặc biệt. Họ không hiểu rằng sức mạnh nằm ở nội tâm. Chúng ta có sức mạnh đó thông qua hành thiền. Họ không biết điều đó. Khi nhìn thấy bổn tôn nhiều đầu nhiều tay, họ cho rằng các bổn tôn sẽ làm rất nhiều việc to tát. Họ còn nghĩ với chỉ một thanh gươm trong tay thì bổn tôn có thể làm được gì, cầm bom hạt nhân có phải tốt hơn không? [Thầy cười] Một vài bổn tôn cưỡi trên sư tử. Sư tử chạy đâu có nhanh, không giúp được gì hết. Tôi nghĩ nếu bổn tôn ngồi trên máy bay thì sẽ đến nơi nhanh hơn. Tất cả những điều này đều xuất phát từ việc không hiểu đúng về Kim Cang thừa. Họ nhìn thấy bổn tôn nhiều đầu nhiều tay với nhiều gương mặt phẫn nộ, và họ nghĩ Ồ vị này rất mạnh và vị kia có thể làm rất nhiều điều. Các vị bổn tôn không làm gì nhiều cả, chỉ có quý vị mới làm được nhiều điều thông qua hành trì. Tâm của quý vị làm được

rất nhiều điều. Quý vị cần hiểu điều này, và quý vị cũng cần phải hiểu về pháp thực hành. Các pháp thực hành Kim Cang thừa kích hoạt năng lượng trong cơ thể và điều đó mang đến khác biệt to lớn. Đây chính là mục đích chính yếu của Kim Cang thừa. Nhiều người hiểu sai về Kim Cang thừa, họ nghĩ các bổn tôn sẽ làm rất nhiều điều. Vài bổn tôn có đến 20 hoặc 30 cánh tay và đều mang những thứ vũ khí cổ xưa như dao cong, chén cô lâu, nhưng các vị ấy không thể làm gì cả. Bước thứ bảy nói về gia trì lễ vật cúng dường. Thực phẩm mà quý vị cúng dường, quý vị nhìn chúng là thực phẩm nhưng thật sự thì tất cả chúng phải được chuyển hóa thành tâm quang minh liễu ngộ tánh không. Theo quan điểm Kim Cang thừa, thông thường con người sẽ kinh nghiệm tâm quang minh vào thời điểm chết, lúc chết tâm quang minh sẽ được kích hoạt. Các pháp hành Kim Cang thừa hướng dẫn chúng ta cách kích hoạt tâm quang minh trước khi chết, và tận dụng tâm quang minh đó để liễu ngộ tánh không. Khi được dùng đúng mục đích thì tâm quang minh có năng lực rất mạnh. Đây chính là mục đích trọng yếu của Kim Cang thừa. Tuy nhiên, làm sao để kích hoạt tâm quang minh, đó là một chủ đề hoàn toàn khác mà có lẽ tôi sẽ nói sau. Hiện tại, khi quý vị cúng dường nước, trái cây hay bất cứ phẩm vật nào, quý vị phải quán tưởng lễ vật cúng dường chuyển hóa thành tâm quang minh liễu ngộ tánh không. Tôi dừng ở đây và dành vài phút cho phần hỏi đáp. Mỗi đạo tràng được hỏi một câu và ưu tiên cho những ai chưa từng hỏi trước đây. TRANG 13/15 Hỏi: Xin Ngài giải thích thêm về phần cúng torma cho các tinh linh. Rinpoche: Việc cúng torma là cúng cho các tinh linh. Khi cúng torma, quý vị tụng ba lần OM AH HUM, OM AH HUM, OM AH HUM. Khi cúng torma, quý vị quán tưởng bánh torma chuyển

hóa thành một cái bánh rất lớn và có rất nhiều bánh torma như vậy. Gia trì torma và cúng torma cho các tinh linh khác hoàn toàn với việc gia trình lễ vật cúng dường lên chư Phật. Khi cúng dường chư Phật, cách thức gia trì lễ vật hoàn toàn khác. Khi cúng torma cho các tinh linh, quý vị quán tưởng cả số lượng và kích cỡ bánh torma đều được nhân lên nhiều lần. Về phần gia trì lễ vật cúng dường chư Phật, tôi sẽ hướng dẫn sau. Hôm nay tôi đã nói sơ về phần này. Hỏi: Có nhất thiết phải có pháp khí khi thực hành ở giai đoạn này chưa ạ? Rinpoche: Tôi nghĩ tôi vừa trả lời câu hỏi này rồi [Thầy cười]. Tôi đã nói nếu quý vị có chuông thì tốt, không có cũng ổn. Giờ thì tôi đang lặp lại nhiều lần. Có thể là vài tuần sau quý vị lại hỏi câu này lần nữa. Đây không phải là vấn đề của bản thân quý vị và tôi, và vấn đề nằm ở cách nghe Pháp. Đức Phật đã dạy về cách lắng nghe Pháp: chú tâm nghe và ghi nhớ trong tâm. Khi nghe Pháp, trước hết tâm quý vị phải trống vắng chứ đừng suy nghĩ điều gì cả. Nếu có nhiều tư tưởng khác nhau đến trong tâm thì quý vị không thể nghe Pháp đúng đắn và không thể hiểu đúng, rồi từ đó quý vị hỏi những câu đã được tôi trả lời trước đó. Vì thế khi nghe Pháp hãy giữ tâm mình thật trống vắng Tôi chợt nhớ một câu chuyện. Có một vị lạt-ma kể về cuộc đời Đức Phật. Vị ấy kể toàn bộ những mẫu chuyện về cuộc đời Đức Phật, chẳng hạn như Phật đản sinh ở đâu, Phật đã giác ngộ vào lúc nào, ở đâu, rồi Phật giảng Pháp lần đầu ở đâu Vị ấy kể về toàn bộ cuộc đời Đức Phật. Sau buổi giảng, một học trò hỏi vị lạt-ma một câu hỏi kỳ lạ, Đức Phật là ai? [Thầy cười] Tương tự, có người đã hỏi tôi phải làm gì nếu không có chuông. Tôi cũng đã nói rằng nếu có chuông thì tốt, không có cũng ổn. Điều quan trọng nhất là thiền quán. Tôi biết quý vị sẽ lại hỏi câu này một lần nữa. TRANG 14/15

Hỏi: Xin Ngài giải thích thêm quán chướng ngại thành ba thân như thế nào? Khi quán ba chủng tự HO, HUM, HRIH thì có phải quán chủng tự tiếng Tạng không? Rinpoche: Khi quán tưởng các chủng tự, quý vị có thể quán mặt chữ tiếng Việt. Về việc quán tưởng chướng ngại chuyển hóa thành ba thân Phật, chỉ cần quán tưởng chúng chuyển hóa thành Đức Phật. Một cách khác dễ hơn là quán tưởng chướng ngại chuyển hóa thành Đức Quán Thế Âm. Website: www.dipkar.com www.facebook.com/dipkarvn Email: info@dipkar.com Bây giờ chúng ta cùng tụng một bài cầu nguyện ngắn. Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho một vài người bệnh là thân nhân của học viên lớp Skype. Đây là bài cầu nguyện Đại Uy Đức Kim Cang để tiêu trừ chướng ngại và khó khăn. Quý vị hãy cầu nguyện cho những người đang đau khổ. Khi con người đau khổ, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến gia đình họ. Một vài người cần cầu nguyện hôm nay là thân nhân của các thành viên Dipkar và lớp Skype. Như tôi vẫn thường nói, chúng ta nên xem Dipkar là một gia đình. Trước giờ chúng ta cầu nguyện cho bản thân rất nhiều, hôm nay đừng nghĩ đến bản thân nữa mà hãy cầu nguyện cho người khác. Những người này đang gặp khó khăn và khổ đau. Tôi sẽ bắt đầu cầu nguyện. [Rinpoche và đạo tràng cầu nguyện.] Cảm ơn tất cả quý vị. Ban Biên Tập Dipkar Việt Nam dịch và hiệu đính @14/11/2015 Nguyện cho các Bậc Thầy kính yêu phúc thọ an khang, Nguyện cho cơn mưa to Mật pháp tối thượng thấm nhuần khắp mọi nơi, Nguyện cho mật nhủ Kim Cang Thừa xuôi dòng Cửu Long đến tận quê hương tôi, Nguyện cho giáo pháp diệu thâm của Đức Thích Ca chiếu sáng đời đời. TRANG 15/15