Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Tài liệu tương tự
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về hoa mai

Kể về một người bạn mới quen

Viết thư gửi một người bạn ở xa

CHƯƠNG 1

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Document

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Em hãy tả một buổi lao động ở trường em

Thuyết minh về lễ hội làng – Văn mẫu lớp 9

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Thuyết minh về truyện Kiều

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Thuyết minh về một món ăn đặc sản – Bài tập làm văn số 5 lớp 10

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Giới thiệu về món phở Hà Nội

Thuyết minh về Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Microsoft Word - nvsam-thanhnam.doc

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Nghị luận về thời gian

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

HoiTetNhamThinTNAC

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Công Chúa Hoa Hồng

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Thuyết minh về Động Phong Nha

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Miêu tả người bạn thân nhất của em – Văn mẫu lớp 7

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Cúc cu

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm Số đỏ

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Viết thư cho người thân thăm hỏi và chúc mừng năm mới

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Tả người bạn thân của em

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Document

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Đề 80: Phân tích khổ 1 và 2 bài thơ “ Viếng lăng Bác ” của tác giả Viễn Phương – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Tuyên ngôn độc lập

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Cảm nghĩ về mái trường

Microsoft Word - ptdn1243.docx

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Niệm Phật Tông Yếu

HỒI I:

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Đàm Loan và Đạo Xước

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Tả một người công nhân (hoặc nông dân, bác sỹ, y tá…) đang làm việc

Thuyết minh về một loài hoa

Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Bản ghi:

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em Văn Thuyết minh 9 Author : vanmau Thuyết minh về một thắng cảnh quê em Văn Thuyết minh 9 Hướng dẫn Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 1. Yêu cầu Viết bài thuyết minh, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Nội dung giới thiệu nét đặc sắc của một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quê em. 2. Gợi ý Ở lớp 8, các em đã có một bài viết giới thiệu danh lam thắng cảnh. Nhưng cần lưu ý, ở bài viết này yêu cầu của bài làm có khác: dùng biện pháp nghệ thuật tự thuật, đối thoại, vẽ, để giới thiệu. Cần quan sát đối tượng thuyết minh, tìm đọc tư liệu về đối tượng đó rồi chọn cách thuyết minh. Sau đó, lựa chọn tư liệu cho phù hợp với cách thuyết minh đã định. Bài viết yêu cầu làm rõ những nét đặc sắc của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh đó. Bố cục cần đủ 3 phần. Các nội dung thuyết minh cần sắp xếp hợp lí theo nghệ thuật thuyết minh. 3. Lâp dàn ý (dàn ý chung) a. Mở bài: Giới thiệu danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử b. Thân bài Về vị trí địa lí Về nguồn gốc, lịch sử. Về kiến trúc Tài liệu chia sẻ tại Những hoạt động nổi bật thường diễn ra

c. Kết bài Tương lai, vai trò của di tích, danh lam thắng cảnh đó trong sự phát triển của địa phương. Cảm nghĩ của mình. 4. Bài làm minh họa (1) Một nét đăc sắc trong di tích, thắng cảnh ở quê hương em Tôi sinh ra và lớn-lên ở Hà Nội, mảnh đất Hà Thành mến yêu. Nhắc đến Hà Nội, thì không thể không nhắc tới Hồ Gươm một lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng thành phố. Nhưng mấy ai biết: được nét sinh hoạt đặc sắc của người Hà Nội đó chính là Cờ tướng Hồ Gươm. Hồ Gươm không chỉ để tại dấu ấn sâu đậm cho những ai đã từng một lần nghe, một lần đến với Hồ Gươm qua truyền thuyết Rùa thần, qua vẻ đẹp duyên dáng mà tạo hoá ban tặng. Theo thời gian, Hồ Gươm đã trở thành trung tâm của sinh hoạt văn hoá cờ tướng, một môn thể thao trí tuệ thu hút người chơi ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp cùng tụ hội về đây để trao đổi, học hỏi lẫn nhau qua những nước cờ, ván cờ. Cờ tướng có phần giống nhưng khác với cờ quốc tế ở chỗ cờ tướng không có quân Hậu mà chỉ có quân Tướng. Cờ tướng có quân Sĩ, quân Pháo là hai thứ quân mà cờ quốc tế không có. Cách đi của quân Tượng cũng khác với quân Tượng của cờ quốc tế. Cờ tướng mỗi bên có 16 quân gồm 1 tướng, 2 sĩ, 2 tượng, 2 pháo, 2 xe, 2 mã và 5 tốt. Bài thơ Học đánh cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù chính là nói về việc học đánh loại cờ tướng này. Trở tại với việc chơi cờ tướng quanh Hồ Gươm. Lâu dần, sinh hoạt cờ tướng bên hồ đã trở thành một bộ phận trong tổng thể cảnh quan Hồ Gươm. Không còn ai nhớ chính xác cờ tướng xuất hiện ở Hồ Gươm từ khi nào. Theo một số người chơi cờ có thâm niên, thì ít nhất khoảng mười năm, mười tám năm về trước, người ta thấy xuất hiện trước cửa Trung tâm nghiệp vụ văn hoá thông tin một số người tụ tập chơi cờ. Về sau, do số lượng người chơi ngày càng tăng nên đã mở rộng sang cả bờ hồ phía đối diện. Nếu để ý bạn sẽ thấy có khoảng hai nhăm đến ba mươi bàn cờ nằm rải rác suốt dọc bờ hồ phía tây. Mỗi bàn cờ trung bình có hai người chơi và cộ khoảng bốn đến năm người xem. Hằng ngày, Hồ Gươm đón khoảng một trăm vị khách đến tham quan sinh hoạt cờ tướng từ lúc chiều mát cho tới tận chập tối. Phần lớn người tới đây chơi cờ là các cụ cao tuổi. Ngoài mục đích thư giãn, hóng mát, họ mong muốn giao lưu, học hỏi, từ đó hoàn thiện trình độ chơi cờ và hoàn thiện chính bản thân mình. Ai đã từng có dịp thưởng thức sinh hoạt cờ ở Hồ Gươm hẳn sẽ không thể không chú ý đến những câu nói hài hước thuộc về ngôn ngữ riêng của người chơi cờ. Ví dụ như quân Tướng gọi là ông nhiều râu vì nét chữ có nhiều gạch. Và khi nghe những câu đại loại như cứ thằng nhiều râu mà bắt, chắc chắn bạn sẽ khó mà nhịn được cười. Theo những người có thâm niên chơi cờ gần ba mươi năm nay cho biết, con người ta muốn thành công trong bất cứ chuyện gì, đức tính trước tiên phải có là cẩn thận. Đặc biệt, khi chơi cờ tướng, người chơi không thể qua quýt, vội vàng trong mỗi bước đi. Hướng con cái mình chơi cờ tướng là một trong những biện pháp dùng để giáo dục. Không chỉ các cụ cao tuổi chọn chơi cờ tướng mà cả lớp thanh niên cũng Tài chọn liệu chia cờ tướng sẻ tại làm môn giải trí cho mình. Phần lớn trong số họ cho rằng, cờ tướng là môn thể thao trí tuệ, nó thể hiện tính cách, khả nắng tư duy, tầm nhìn hay trình độ của mỗi người

chơi. Đức tính quan trọng nhất mà cờ tướng rèn luyện cho người chơi khả năng nhìn xa trông rộng, tính cẩn thận và kiên trì. Cờ tướng còn là môn dùng sức mạnh tổng hợp để giải quyết mọi vấn đề, thông qua việc sử dụng trí tuệ của mình để chiến thắng. Bên Hồ Gươm, mọi ranh giới giữa tuổi tác, tầng lớp của người chơi đều không đáng chú ý. Điều mà người chơi quan tâm là tìm được một kì thủ đằng cấp để cùng so tài. Trong cờ tướng, trình độ chơi cờ chia làm hai loại, Cờ tướng phổ thông và cờ đạo. Trong cờ tướng phổ thông, người chơi được sử dựng mọi biện pháp, mánh khoé, bất kể xấu hay đẹp, miễn hạ gục được đối thủ. Trái lại, cờ đạo là sự giao lưu giữa hai tính cách của hai con người. Nếu quan sát kĩ từng nước đi, thế cờ, cách cầm, cách ngồi, bạn có thể biết được người đánh cờ là người thế nào. Ai suy nghĩ nông cạn thì nước cờ chỉ nhằm vào cái lợi phía trước; người mưu mô thì nước đi đầy toan tính, thế cờ giăng nhiều bẫy. Ai điềm tĩnh, ôn hoà, nhìn xa trông rộng thì thế cờ vững chắc, công thủ toàn diện. Những người như vậy, dù thắng hay thua cũng khiến người ta tâm phục khẩu phục. Thường bàn cờ nào có kì thủ đẳng cấp cầm quân bao giờ cũng chật người xem. Không những thê, còn hấp dẫn trí tò mò của khách nước ngoài. Cùng với thời gian, cờ tướng vẫn tồn tại và phát triển, vượt qua ý nghĩa chỉ là một môn thể tháo trí tuệ, lành mạnh. Có thể nói nó đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá tao nhã của người dân Thăng Long Hà Nội. Để mỗi khi nhớ về Thủ đô, về hồ Hoàn Kiếm, người ta lại tự hào mà nhắc đến thú chơi cờ của người Hà Nội. (Nguyễn Ngọc Huyền, lớp 91, Trường THCS Trưng Nhị, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Nhận xét Đây là đề văn yêu cầu thuyết minh một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh ở quê hương em. Nghĩa là không phải thuyết minh về di tích hay thắng cảnh, mà chỉ là một nét đặc sắc của nó mà thôi. Bài văn của bạn đã bám sát yêu cầu của đề bài, thuyết minh về việc chơi một môn thể thao trí tuệ cờ tướng xung quanh Hồ Gươm. Bạn đã giới thiệu được môn cờ tướng, thú chơi cờ, lịch sử phát triển của việc chơi cờ tướng quanh hồ. Khi thuyết minh, bạn đã cho người đọc biết sự khác biệt của việc chơi cờ phổ thông và cờ đạo, cách cầm quân và tính cách người chơi. Đó là những thông tin bổ ích và thú vị. Và chính điều ấy làm cho bài thuyết minh hấp dẫn. Bạn cũng tỏ ra là người khá hài hước khi diễn giải câu nói của người chơi và người xem cứ thằng nhiều râu (thằng tướng) mà bắt. Có điều thằng nhiều râu không phải vì chữ tướng (viết bằng chữ Hán) có nhiều gạch như bạn tưởng. Sở dĩ con tướng được gọi là thằng nhiều râu vì trong quân bài tam cúc, tướng ông bao giờ cũng được vẽ có nhiều râu để phân biệt với tướng bà (không có râu). Tài Đây liệu là chia một sẻ bài tại văn chắc tay, sinh động.

(2) Hồ Gươm Đêm 30, Ngọc Hoàng sau khi nghe các Táo trình bày, liền nảy ra một sáng kiến. Ngọc Hoàng (NH): Nam Tào, Bắc Đẩu, 30 Tết rồi, ta muốn xuống trần thưởng thức tết hạ giới xem sao. Nam Tào (NT) Bắc Đẩu (BĐ): Bẩm Ngọc Hoàng, vậy Bệ hạ muốn đi đầu ạ? NH: Ta nghĩ rồi, đêm nay hồ Hoàn Kiếm là nơi thích hợp nhất cho ta thưởng ngoạn. Vậy ta hổi các khanh có ai biết gì về cái hồ đó không? Nam Tào, ngươi hiểu rộng chắc biết. NT: Thưa Bệ hạ, thần không biết rõ về hồ Hoàn Kiếm ạ. NH: Còn Bắc Đẩu, ngươi thì sao? BĐ: Thưa, thần cũng không rõ lắm. NH: Các ngươi thật chán, đến cả di tích nổi tiếng cũng không rõ, hỏi các ngươi biết gì? Đi chơi mà cũng không biết đi chơi cái gì thì buồn quá!!! NT BĐ: Thưa, chúng thần đã có cách. NH: Cách gì? NT BĐ: Bệ hạ cứ cho truyền Táo du lịch vào chầu, chắc là ông ấy rõ. NH: Được, truyền Táo du lịch. Táo du lịch (TDL) bước uào chầu. TDL: Ngọc Hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế! NH: Miễn lễ chọ khanh. TDL: Bẩm! Thưa Bệ hạ truyền thần có việc gì ạ? NH: Ta muốn đi chơi đêm Hồ Gươm, khanh nghĩ sao? TDL: Dạ bẩm Ngọc Hoàng, đó là ý kiến rất hay, tuy nhiên NH: Tuy nhiên sao? TDL: Đêm 30 hồ Hoàn Kiếm đông lắm vì năm nào tại đây cũng tổ chức bắn pháo hoa chào Tài mừng liệu chia xuân sẻ tại mới, e rằng Ngọc Hoàng xuống đó sẽ bị chen lấn xô đẩy, không thể xem được gì. Thần đề nghị ngày mai mùng một ta hãy đi, sẽ vắng hơn nhiều ạ.

NH: Chuẩn tấu. Sáng hôm sau, mùng một Tết. TDL: Khởi bẩm Ngọc Hoàng, đây chính là Hồ Gươm. NH: ừ, thế nhưng ngươi có biết rõ về hồ này không? TDL: Thưa, việc này Bệ hạ khỏi phải nói, hằng năm Hồ Gươm chính là điểm thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan, cho nên đây là công việc sở trường của thần. Nếu Ngọc Hoàng không chê thì thần xin tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch cho Bệ hạ. NH (gật gù): Vậy thì ta yên tâm rồi. TDL: Thần xin được bắt đầu. Thưa Bệ hạ, Hồ Gươm khá nhổ so với các hồ trong thành phố Hà Nội, có chu vi 1800 mét, diện tích 60 000 mét vuông, nằm ở Quận Hoàn Kiếm, một trong những quận thuộc trung tâm thành phố. Hồ giáp với đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay. Hồ tuy nhỏ nhưng lịch sử của Hồ Gươm thì khá là dài đấy ạ, vì thế thần mới gọi Hồ Gươm là một chứng nhân lịch sử của Hà Nội. NH: ừ, ta thấy cũng có lí. TDL: Thưa Bệ hạ, từ thời cổ, vùng Hồ Hoàn Kiếm vốn nằm trong dòng chảy của sông Hồng. Về sau, sông đổi dòng dịch sang phía đông do các bằi phù sa bồi lên phía bắc và phía đông nên trở thành hồ rộng, dài đến tận đông nam thành phố (cuối Hàng Chuối, Lò Đúc ngày nay). Trên Hồng Đức đổ bản năm 1490 vẫn còn thấy hồ thông với sông Hồng đấy ạ. Nước Hồ Gươm không chỉ xanh trong bốn mùa khác nhau mà xanh quanh năm, nên xưa kia hồ còn có tên là Lục Thuỷ. Tuy bây giờ nước hồ đã hơi đổi màu do ô nhiễm môi trường. Tới thế kỉ XV, do sự tích Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần nên từ đó Hồ Gươm được gọi là hồ Hoàn Kiếm, Bệ hạ đã nghe sự tích này chưa ạ? NH: Chưa, ngươi kể ta nghe đi. TDL: Vâng, chuyện kể rằng, Lê Lợi trước khi khởi nghĩa bắt được một thanh gươm. Thanh gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt mười năm chinh chiến đánh quân Minh đô hộ. Khi giặc tan (1427), ông về Thăng Long (bây giờ là Hà Nội). Ông ngồi thuyền dạo chơi trên hồ, Rùa thần hiện lên đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm cho Rùa. Rùa thần ngậm gươm lặn mất. Lê Lợi nói rằng: Thần cho mượn gươm đánh giặc, nay giặc yên thần lấy lại gươm. Truyền thuyết thì rất dài, thần chỉ kể tóm tắt thôi, sau này có dịp thần sẽ kể lại để Bệ hạ rõ hơn. NH: Thôi được! Ngươi hãy tiếp tục đi. TDL: Vâng. Đầu thời Lê trung hưng thế kỉ XVII, chúa Trịnh dựng phủ chúa (Vương phủ) ở khu Tài vực liệu Quang chia sẻ Trung tại Hà Nội. Hai phần hồ như chầu về phủ chúa nên bắt đầu hồ có tên là hồ Tả Vọng (Bắc) và hồ Hữu Vọng (Nam), có lẽ hồi ấy đắp con đê mới, cũng.bắt đầu từ Hàng Than,

nhưng dịch hẳn sang phía đông, nhân đó các chúa Trịnh biến vùng hồ Tả Vọng thành nơi du ngoạn, nghỉ ngơi. Đời vua Tự Đức (1847 1883) hồ Hữu Vọng là nơi duyệt thuỷ quân nên được đổi tên là hồ Thuỷ Quân. Năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp giữ lại hồ Tả Vọng, gọi là hồ Hoàn Kiếm, lấp dần hồ Thuỷ Quân để lấy đất xây dựng, mở mang thành phố Hà Nội đấy ạ, nên lúc đầu hồ khá rộng nhưng bây giờ chỉ bé như thế đó ạ. NH: Chà! Cũng lòng vòng thật! TDL: Đúng đấy ạ! Thần xin tiếp tục. Từ khi sông Hồng chuyển dòng đã để lại trọng hồ hai hòn đảo nhổ, nhân dân thựờng gọi là núi Ngọc và núi Rùa. Bệ hạ có thấy không? Vua Lê Thánh Tông hay ra núi Ngọc câu cá giải trí nên một bên đá được xây dựng tại đây cho vua ngồi nên gọi là Điếu Đài. Từ thế kỉ XVII trở đi, các vua rất chú ý sử dụng hồ. Năm 1739, Chúã Trịnh Giang lập cung Khánh Thuỵ trên nền Điếu Đài làm nơi hóng gió ngày hè, vì thế vùng đất ven hồ về sau phân thành hai thôn là Khánh Thuỵ hữu và Khánh Thuỵ. Chục năm sau, Chúa Trịnh Giang lại cho đắp một gò đất đặt tên là núi Độc Tôn để kỉ niệm chiến thắng nghĩa quân Quận Hẻo tại núi Độc Tôn. Năm 1751, sau khi chiếm được căn cứ Ngọc Bội của Nghĩa quân Nguyễn Danh Phương, chúa Trịnh Doanh cho xây đắp núi Ngọc Bội, đăng đối với núi Độc Tôn trên bờ phía Đông. Năm 1786 dựa vào thế Nguyễn Hữu Chỉnh mà tranh giành ngôi vua, có tài liệu nói rằng vua Lê Chiêu Thống để trả thù họ Trịnh đã phóng hoả thiêu huỷ toàn bộ phủ Chúa, lầu Ngũ Long, cúng Khánh Thuỵ và các lâu đài khác do nhiều đời chúa Trịnh xây dựng nên, lửa cháy mười đêm mới tàn. Mời Bệ hạ đi vào trong này. Năm 1865 1866, tiến hành tu sửa tất cả các công trình kiến trúc cung văn hoá Hồ Gươm, mà người thiết kế là một nhà thơ nổi tiếng Hà Nội đương thời là Phương Đình Nguyễn Siêu, mở đầu là hàng cột hoa biển uy nghi mà thanh thoát, Bệ hạ có thấy không? Hai bên tường có chữ Phúc, Lộc như lời chúc tốt lành. Qua hàng cột bên trái là núi Độc Tôn. Trên núi vào năm 1865, ngọc tháp đá 5 tầng được xây có hình bút lông, trên thân tháp nổi bật 3 chữ Tả thanh thiên (nghĩa là viết lên trời xanh ) và một bài kí kể lại sự tích hồ, gò, tháp. Đó chính là Tháp Bút, Bệ hạ thấy Tháp Bút có cao không? Đi qua Tháp Bút là Đài Nghiên, một cửa cuốn trên có nghiên mực nửa quả đào đặt trên ba con ếch. Một nét kiến trúc tài hoa là khi mặt trời mọc thì bóng ngọn bút chấm vào nghiên mực. Thỉnh thoảng ờ trên thiên, Bệ hạ có thể ngó xuống để xem, rất thú vị đấy ạ. Xin Bệ hạ bước lên cầu này. TDL: (tiếp tục) Chúng ta đang đứng trên cầu Thê Húc. Tên cầu có nghĩa là ánh nắng ban mai đậu lại. Cầu có màu đỏ với mười lăm nhịp, mặt cầu có hình cầu vồng. Tương truyền ngày xưa đứng trên cầu có thể nhìn thấy sông Hồng. NH: Cũng hay thật. TDL: Xin mời Ngọc Hoàng nhìn thẳng phía trước. Bệ hạ có thấy cái cổng có lầu cao kia không? Đó là Đắc Nguyệt Lầu. Qua lầu ta đi theo con đường cong này là tới sân đền, nhìn thẳng ra hồ là Trấn Ba Đình (Đình chắn sóng) vững vàng giữa nền văn hoá đương thời. Đền chính gồm ba nếp nhà, nhà ngoài coi như tiền sảnh, nhà giữa thờ ông Thánh Văn Xương coi việc văn học ; Lã Tổ coi việc thuốc thang chữa bệnh ; Quan Vũ coi việc võ. Nhà trong thờ Trần Hưng Đạo vị anh hùng có công chống giặc Nguyên Mông. Giờ chúng ta cùng đi xem Rất Tài uy liệu nghi chia phải sẻ tại không ạ? Mời Ngọc Hoàng xuống phòng này. Đây là đền phụ có trưng bày xác một con rùa là tiêu bản vào ngày 2 tháng 5 năm 1967, xung quanh ta có thể nhìn thấy rất

nhiều ảnh. Như vậy, tín ngưỡng của đền Ngọc Sơn gồm cả văn, võ và nghề thuốc. Do vậy mà một hệ thống hàng trăm bức đại tự, câu đối ngoài nội dung ca ngợi cảnh quan còn có ý biểu thị ba hoạt động trên. Văn chương của các đại tự, câu đối cũng rất sáng giá. Diện mạo của tất cả các công trình kiến trúc vẫn giữ nguyên như ngày nay. Vậy là Bệ hạ đã xem xong kiến trúc của núi Ngọc rồi đấy ạ. NH: Thế còn núi Rùa, ngươi kể về núi Rùa đi! TDL: Vâng! Bệ hạ hãy ra đây, nhìn thẳng Bệ hạ sẽ thấy một toà nhà. Đó chính là Đảo Rùa và Tháp Rùa đấy ạ. Năm 1884, Bá Hộ Kim, nhà ở thôn Vũ Thạch tin vào thuyết phong thuỷ, cho gò Rùa là linh địa, mứu tính chuyện táng hài cốt tổ tiên của y ở đó nên xin chính quyền cho xây toà tháp làm đẹp hồ, nhưng bị dân chúng xung quanh hồ phản đối kịch liệt, y không thực hiện được mưu đồ nhưng đã trót hứa với quân Pháp nên phải xây cho xong toà tháp. Trông ở đây nhổ vậy nhưng tháp có 4 tầng. Tầng một, tầng hai được chạm trổ theo lối gốc tích giống như nhà thờ Thiên Chúa giáo. Trên nóc tháp có ba chữ Quy sơn tháp (tháp núi Rùa). Trên gò Rùa là nơi rùa thường lên phơi nắng và đẻ trứng nên gọi là Tháp Rùa. NH (tấm tắc khen): Thật là thú vị! TDL: Sẽ là thiếu sót nếu thần không nói đến quần thể thực vật điểm tô cho kiến trúc. Đủ các loại cây quen thuộc của đất nước: Đa, Đề, Si, Sanh, Gạo, Me, Sung, Sấu, Liễu rủ, Lộc vừng, Đặc biệt nhất là có một kho báu của hồ: đàn rùa trong hồ, chưa biết đích xác có bao nhiêu, chỉ biết hằng năm chúng vẫn nổi lên ghé vào gò tháp, biết đâu những con rùa này là con cháu hay chính Rùa thần đã lấy lại gươm của vua? Vậy là Bệ hạ và thần đã tham quan xong Hồ Gươm, di tích độc đáo nhất của thành phố Hà Nội. NH: Thật là tuyệt vời! Theo khanh, ta có nên xây một Hồ Gươm trên Thiên đình không? TDL: Xin Bệ hạ cho thần nói thẳng, Hồ Gươm là quần thể giao hoà độc đáo giữa thiên tạo và nhân tạo, là một kiến trúc đặc sắc. Nếu Bệ hạ xây thêm một cái trên Thiên đình nữa, dù giống tới mức nào thì nó cũng mãi không phải là Hồ Gươm đâu ạ. NH: Khanh cũng có lí, ta quyết định năm sau sẽ đón giao thừa ở Hồ Gươm. Hôm nay ta thấy thật là ngắn ngủi! (Nguyễn Ngân Hà, lớp 91, Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Quận Ba Đình, Hà Nội) Nhận xét Ngân Hà đã thực hiện một tiểu phẩm khá lí thú giữa Ngọc Hoàng và Táo du lịch. Chuyện các loại táo báo cáo Ngọc Hoàng ngày 23 tháng chạp hằng năm chúng ta không còn lạ gì. Nhưng Táo du lịch làm nhiệm vụ hướng dẫn viên du lịch cho Ngọc Hoàng là một cái cớ rất khéo để Tài thuyết liệu chia minh sẻ tại về Hồ Gươm. Đoạn mở đầu bạn cố ý để cho Nam Tào, Bắc Đẩu không hiểu biết về Hồ Gươm, chuẩn bị cho việc Táo du lịch xuất hiện là rất tự nhiên và hợp lí.

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) Đúng như lời Táo du lịch khẳng định: hiểu biết về Hồ Gươm là sở trường của người coi sóc việc du lịch. Những tư liệu lịch sử về hồ, sự thay đổi diện tích, tên gọi qua các triều đại, các công trình kiến trúc quanh hồ, cả đến các loại cây đều được bạn nghiên cứu tỉ mỉ nên việc hướng dẫn của Táo du lịch mạch lạc và rất chuyên nghiệp. Chúng ta không khỏi buồn cười là Ngọc Hoàng lại có ý xây dựng một Hồ Gươm trên Thiên cung. Với ý thức của người làm văn hoá du lịch, bạn đã mượn lời Táo du lịch can ngăn để Hồ Gươm mãi mãi là một thắng cảnh độc nhất vô nhị. Một bài thuyết minh lí thú và hoàn toàn có thể xây dựng một tiểu phẩm phim hấp dẫn về Hồ Gươm. Theo Hocsinhgioi.com Tài liệu chia sẻ tại