Microsoft Word - 13 TỰ ĒỨC

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - ptdn1257.docx

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Niệm Phật Tông Yếu

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Code: Kinh Văn số 1650

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Con Đường Khoan Dung

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Bồ Tát Phật giáng trần bằng hai thân, một là Chơn Thân {Kim Thân}, hai là Giả Thân {Xác Trần}. Để hoàn thành sứ mạng cứu thế, Bồ Tát phải giáng trần n

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng h

Ý nghĩa của sự ăn chay

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

Phật Học Phổ Thông HT. Thích Thiện Hoa Khóa Thứ Hai Thiên Thừa Phật Giáo o0o Bài Thứ 9 Lục Hòa A Mở Ðề 1. Tai hại của sự bất hòa: Trong sự sống chung

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Microsoft Word - ptdn1256.docx

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Chuong IX

ptdn1159

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

TruyenGiaBaoThienTongTrucChi[1].doc

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - ptdn1251.docx

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Đức Huỳnh Giáo Chủ về rồi Bàn tay lật ngửa vậy mà, Chớ đừng lật sấp vì Thầy tái sanh. Đi xa thì phải dặn rành (Đức Huỳnh Giáo Chủ viết ở làng Nhơn Ngh

MỪNG XUÂN QÚY TỴ (2013) SỚ TÁO QUÂN 1 XUÂN QÚY TỴ Xuân đến rồi Hồ hởi bà con ơi! Áo mới choàng lên vạn vật Hương sắc lung linh dáng tuyệt vời! Mừng ca

Chửi

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Cúc cu

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Trong bầu không khí khói hương thiêng liêng, các Ông Lớn Mỹ kính cẩn sám hối về chiến lược phân chia đất nước Việt Nam thành hai miền Nam Bắc trong ch

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word - Kinh A Di Da.doc

Document

i

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

SỰ SỐNG THẬT

Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Bởi: Wiki Pedia Lý Thái Tổ Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội, Xuân Kỷ Sửu Lý Thái Tổ (tên húy là Lý Công Uẩn ; ) là vị Hoàng đế

Tác giả: Dromtoenpa

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Pháp Môn Niệm Phật

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Nam Tuyền Ngữ Lục

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Microsoft Word - 08-toikhongquen

Long Thơ Tịnh Độ

PHẬT LỊCH 2515 THỜI KHÓA TỤNG CHIỀU KỶ NIỆM MÙA KIẾT HẠ AN CƯ NĂM KỶ HỢI 1959 BÀI KỆ CỦA THẤT PHẬT Chư ác mạc tác (Chư Phật dạy rành:) Chúng thiện phụ

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

SỰ SỐNG THẬT

HỒI I:

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

ẤN QUANG ĐẠI SƯ KHAI THỊ Nhân Quả Kiêng Giết Phóng Sanh Ăn Chay Luân Hồi Lục Đạo (Trích Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Chánh Biên Tục Biên Tam Biên) Chuyển

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

TRUYỀN THỌ QUY Y

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Microsoft Word - Dthuyenbi2.doc

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

Bản ghi:

TỰ ĐỨC (Phan Thượng Hải) Vua Tự Đức (tên là Hồng Nhậm) là con thứ hai của vua Thiệu Trị nhưng là dòng đích vì sinh từ bà Từ Dũ. Người anh cả là Hoàng tử Hồng Bảo muốn tranh ngôi, tư thông với ngoại quốc (Cao Miên) nên bị vua Tự Đức bắt giam (năn 1853). Theo Chính sử thì một hôm vua Tự Đức kể với quần thần tại điện Văn Minh là đêm qua ông nằm mơ thấy răng mình cắn lưỡi của mình. Quan Hàn Lâm viện Trước Tác là Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) liền dâng bài thơ: THIẾT THIỆT Sinh ngã chi sơ, nhĩ vị sinh Nhĩ sinh chi hậu, ngã vi huynh Bất tư cộng hưởng trân cam vị Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình (Nguyễn Hàm Ninh) CẮN LƯỠI Lúc ta sinh ra ngươi chưa sinh Ngươi sinh ra sau ta làm anh Không biết cùng hưởng trân cam vị Sao nỡ tương vong cốt nhục tình (Phỏng dịch) Biết ý ông nầy muốn can mình đã ngược đãi anh mình là Hồng Bảo, vua Tự Đức cho người phạt đánh roi ông Nguyễn Hàm Ninh, mỗi chữ đánh một roi! Năm sau ông Hồng Bảo chết trong ngục (1854). Con của Hồng Bảo không được giữ họ Ưng như Đế Hệ Thi mà phải đổi thành họ Đinh. Năm 1866, Đoàn (Hữu) Trưng, rể của Tùng Thiện Vương phò con của Hồng Bảo là Đinh Đạo đánh vào Tử Cấm Thành ở kinh đô Huế nhưng thất bại. Gia thuộc Hồng Bảo bị tru di tam tộc! Ngoại sử lại kể một câu chuyện khác xảy ra trước đó: Có một lúc (năm 1788), Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ bất bình đem quân từ Phú Xuân (Huế) về đánh anh mình là Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc và vây ông nầy ở thành Qui Nhơn (thành Đồ Bàn của Chiêm Thành). Ông Nguyễn Nhạc phải đứng trên thành mà khóc rằng nỡ nào nồi da nấu thịt (Bì oa chử nhục, đệ tâm hà nhẫn) làm ông Nguyễn Huệ cảm động và rút quân. Tuy nhiên sự thật là không phải vậy. Trong khi vây thành Qui Nhơn, ông Nguyễn Huệ đang ăn trong doanh trại thì răng mình cắn lưỡi mình. Ông lấy làm lạ, không biết là điềm gì nên hỏi quan Trung Thư Lệnh là Trần Văn Kỷ thì ông Trần Văn Kỷ liền đọc bài thơ: THIẾT THIỆT Ngã ký sinh tiền nhĩ vị sinh Nhĩ ưng vi đệ ngã vi huynh Lý ưng cộng hưởng trân cam vị Hà nhẫn tương vong cốt nhục tình. (Trần Văn Kỷ) CẮN LƯỠI Ta sinh ra trước ngươi chưa sinh Ngươi chịu làm em ta làm anh Đáng lẽ cùng hưởng trân cam vị Sao nỡ tương vong cốt nhục tình. (Phỏng dịch) Nguyễn Huệ hiểu ý, ông liền giải vây và rút quân. Ông Nguyễn Nhạc phải nhường đất Quảng Nam cho ông Nguyễn Huệ chỉ còn giữ Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Phú Yên mà thôi.

Ngày nay nhiều Sử gia cho là ông Nguyễn Hàm Ninh đã mượn một ít từ ông Trần Văn Kỷ? Cũng như vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị, vua Tự Đức (1848-1883) làm thơ rất nhiều (có hơn 4000 bài thơ). Dưới đây là bài thơ theo thể Lục chuyển hồi văn : VÔ ĐỀ Gương tà nguyệt xế đã ngoài song Héo hắt sao trông quá sức trông Thương bấy thiết tha lòng héo liễu Nhớ thêm vàng vọ má phai hồng Vương sầu xiết tưởng chi ngôi bắc Ðoạn thảm xui buồn vã chạnh đông Chàng hỡi biết chăng ai bực bội Loan hàng viết thảo tả tình chung (Vua Tự Đức) Thể Lục chuyển hồi văn của bài thơ trên là hoàn toàn: 1. Đọc xuôi Gương tà nguyệt xế đã ngoài song Héo hắt sao trông quá sức trông Thương bấy thiết tha lòng héo liễu Nhớ thêm vàng vọ má phai hồng Vương sầu xiết tưởng chi ngôi bắc Ðoạn thảm xui buồn vã chạnh đông Chàng hỡi biết chăng ai bực bội Loan hàng viết thảo tả tình chung 2. Đọc ngược Chung tình tả thảo viết hàng loan Bội bực ai chăng biết hỡi chàng Đông chạnh vã buồn xui thảm đoạn Bắc ngôi chi tưởng xiết sầu vương Hồng phai má vọ vàng thêm nhớ Liễu héo lòng tha thiết bấy thương Trông sức quá trông sao hắt héo Song ngoài đã xế nguyệt tà gương. 3. Bỏ 2 chữ đầu và Đọc xuôi Nguyệt xế đã ngoài song Sao trông quá sức trông Thiết tha lòng héo liễu

Vàng vọ má phai hồng Xiết tưởng chi ngôi bắc Xui buồn vã chạnh đông Biết chăng ai bực bội Viết thảo tả tình chung 4. Bỏ 2 chữ đầu và Đọc ngược Tả thảo viết hàng loan Ai chăng biết hỡi chàng Vã buồn xui thảm đoạn Chi tưởng xiết sầu vương Má vọ vàng thêm nhớ Lòng tha thiết bấy thương Quá trông sao hắt héo Đã xế nguyệt tà gương. 5. Bỏ 2 chữ sau và Đọc xuôi Gương tà nguyệt xế đã Héo hắt sao trông quá Thương bấy thiết tha lòng Nhớ thêm vàng vọ má Vương sầu xiết tưởng chi Ðoạn thảm xui buồn vã Chàng hỡi biết chăng ai Loan hàng viết thảo tả. 6. Bỏ 2 chữ sau và Đọc ngược Chung tình tả thảo viết Bội bực ai chăng biết Đông chạnh vã buồn xui Bắc ngôi chi tưởng xiết Hồng phai má vọ vàng Liễu héo lòng tha thiết Trông sức quá trông sao Song ngoài đã xế nguyệt. Vấn đề Phạm Húy chấm dứt sau đời vua Tự Đức. Phạm Húy tức là trùng tên vua chúa (nhà Nguyễn) nên có những từ phải sửa lại: Vì tên chúa Tiên là Nguyễn Hoàng nên đổi là Huỳnh thay vì là Hoàng. Vì kỵ Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát nên đổi là Võ thay vì là Vũ Vua nhà Nguyển họ Nguyễn Phúc nên dùng chữ Phước thay vì là Phúc Vua Thiệu Trị tên là Nguyễn Phúc Miên Tông nên dùng chữ Tôn thay vì Tông. Thí dụ Lê Thánh Tôn thay vì Lê Thánh Tông.

Tên thuở nhỏ của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Thì và tên lúc lớn là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm nên gọi là Thời Nhiệm thay vì Thì Nhậm. Nho Giáo được tôn trọng từ thời nhà Hậu Lê với ông Nguyễn Trãi, lên đến tuyệt đỉnh như cuộc đời Kẻ Sĩ của ông Nguyễn Công Trứ vào đời vua Thiệu Trị, nhưng lại suy tàn nhanh chóng sau khi người Pháp đến và vua Tự Đức qua đời. Cũng như vua Minh Mạng, vua Tự Đức cấm đạo Thiên Chúa (Gia Tô) rất nghiêm nhặt. Một nạn nhân nổi danh hậu thế là Philipphê Phan Văn Minh (1815-1853), sinh ở Cái Mơn, Vĩnh Long. Thầy theo Cố Taberd qua chủng viện Pénang (Mã Lai) rồi có sang Calcutta giúp Cố Taberd viết cuốn Tự Điển Việt La Tinh. Theo ông Dương Quảng Hàm, nhờ Thầy Phan Văn Minh sửa đổi nên chữ Quốc Ngữ mới viết như chúng ta viết bây giờ. Năm 1840 Thầy Phan Văn Minh về nước truyền đạo ở Nam Kỳ và được thụ phong Linh Mục. Năm 1848, sau khi lên ngôi vua Tự Đức bắt đầu cấm đạo Thiên Chúa gắt gao và từ năm 1851, có ra lệnh chém đầu thả trôi sông những Tây Dương đạo trưởng. Cha Phan Văn Minh chịu chung số phận và tử đạo năm 1853. Ngày 19-6-1988, Cha Phan Văn Minh cùng với 116 người Việt Nam khác được Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ đệ nhị phong Thánh. Tất cả là 117 Thánh Tử Đạo của Việt Nam. Ngày nay có nhà thờ Công giáo của giáo dân người Mỹ gốc Việt mang tên Cha (Philip Phan Văn Minh) ở Orlando, Florida. Cha Phan Văn Minh làm thơ bằng chữ Quốc Ngữ và có lẽ là những bài thơ đầu tiên (bằng chữ Quốc Ngữ): NƯỚC TRỜI Đời trước Thiên cơ bất khả lậu Đời nay Con Chúa đã ra đời Nho gia không còn chi ẩn dấu Thiên cơ là chính thật nước Trời. (Linh mục Phan Văn Minh) Cha Phan Văn Minh sáng lập Hội Thơ E Vang (E Vang=Évangile=Phúc Âm=Tin Mừng) KHAI HỘI THƠ VỊNH E VANG Gia cang đất nước có thân danh Tô điểm E Vang tận gốc nhành Cơ cấu nhân sinh theo đạo thánh (thánh đạo) Đốc hành thế sự với tân thanh Con đường bác ái khi chung sống Đức độ công bằng lúc đấu tranh Chúa đã hoằng khai nguồn cứu rỗi Trời cao không bỏ kẻ ngay lành. (Linh mục Phan Văn Minh) Cha có bài thơ về Gia Tô Cơ Đốc (Gia Tô=Jesus. Cơ Đốc=Christ=Ki Tô) được tất cả 48 bài họa riêng 3 bài cuối làm sau khi Cha qua đời.

GIA TÔ CƠ ĐỐC (Xướng) Gia Tô Cơ Đốc đấng con Trời Đặc cách lâm phàm cứu khắp nơi Chẳng lấy lợi danh mà tạo nghiệp Không dùng vương bá để xây đời Vâng lời thiên mệnh đành thân diệt Gánh tội nhân gian chịu máu rơi Dĩ nhược thắng cường mệnh chứng tỏ Kiếp sau hiện hữu sống muôn thời. Trong 48 bài họa có 2 bài họa của ông Đồ Ốc ở Giồng Giăng, Ba Tri với 2 bài tự họa trả lời của Cha Phan Văn Minh là rất đặc biệt và thú vị: (Họa 1) (Tự họa 1) Thế gian vạn sự nói do Trời Cai trị thế gian luật của Trời Nhưng tại làm sao khổ khắp nơi Có yên có khổ cũng tùy nơi Cứu khổ đã nêu bên đạo Chúa Tranh danh: oán hận do người thế Giải nguy chưa thấy phía người đời Giành lợi: chiến tranh tại thói đời Triều đình Nam Quốc xô không ngã Thuốc bổ vào người sinh thuận nghịch Đạo trưởng Tây Phương bám chẳng rơi Đạo nguy nhập thế có xuôi rơi Đã đẩy giáo nhơn vào thế khổ Xưa nay đạo (cái) khổ do tham vọng Vậy ai phải chịu bất tri thời. Lịch sử chứng minh kẻ thức thời. (Đồ Ốc) (Họa 2) (Tự Họa 2) Đạo khổ xưa nay vốn tại Trời Sống ở thế gian chẳng khỏi Trời Thất mùa ôn dịch khắp nơi nơi Khác nào loài cá khắp nơi nơi Thủy tai chôn lấp bao nhiêu mạng Sông sâu khoẻ xác tha hồ lặn Địa chấn nát tan mấy cuộc đời Sông cạn phơi thây há trách đời Khổ đó con người làm chẳng được Cá có oán sông lên hoặc xuống Nạn nầy tạo hóa trút đầy rơi Mình không biết nước lớn hay vơi Thiên tai đại nạn Trời làm cả Dĩ nhiên phải chịu vì không biết Nhân loại chỉ gây giặc nhứt thời. Thượng bất oán Thiên lẽ thức thời. (Đồ Ốc) PHAN THƯỢNG HẢI