ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN SÁU 79. THƯ

Tài liệu tương tự
PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Cúc cu

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Niệm Phật Tông Yếu

An Quang Van Sao Tam Bien - Q1 - Nhu Hoa Chuyen Ngu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO BẢO THÂN TIẾT DỤC PHÁP NGỮ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Phần 1

Nam Tuyền Ngữ Lục

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Code: Kinh Văn số 1650

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

Microsoft Word - 08-toikhongquen

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

ẤN QUANG ĐẠI SƯ KHAI THỊ Nhân Quả Kiêng Giết Phóng Sanh Ăn Chay Luân Hồi Lục Đạo (Trích Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Chánh Biên Tục Biên Tam Biên) Chuyển

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

Microsoft Word - V doc

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

No tile

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

doc-unicode

PHẬT LỊCH 2515 THỜI KHÓA TỤNG CHIỀU KỶ NIỆM MÙA KIẾT HẠ AN CƯ NĂM KỶ HỢI 1959 BÀI KỆ CỦA THẤT PHẬT Chư ác mạc tác (Chư Phật dạy rành:) Chúng thiện phụ

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

Niệm Phật tam muội

CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN 1 TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5

25K-越南文-福慧集

I _Copy

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Long Thơ Tịnh Độ

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

Mật Tạng Bộ 2 - No 973 (Tr.377 Tr.383) TÔN THẮNG PHẬT ĐẢNH CHÂN NGÔN DU GIÀ PHÁP _QUYỂN HẠ_ Phạn Hán dịch: Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY Việt dịch: Sa Môn THÍC

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT - HT

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Kinh Vị Lai Tinh Tú Kiếp Thiên Phật Danh Hán dịch: Trích từ bản ghi chép của đời Lương, tên người dịch đã bị thất lạc Việt dịch: Tại gia Bồ-Tát giới Ư

Document

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Tham lam - Nguồn gốc Yêu thương và sáng tạo

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Microsoft Word - kinhthangman.doc

KINH DƯỢC SƯ 275 NGHI THƯ C TỤNG KINH DƯƠ C SƯ -----***----- (Thă p đe n đô t hương, đư ng ngay ngă n, chă p tay ngang ngư c, chu lê mâ t niê m) CHU T

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bản ghi:

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN SÁU 79. THƯ GỞI CHO CƯ SĨ LÝ HUỆ TRỪNG BÀN VỀ CHUYỆN XỬ TRÍ TRO THIÊU HÓA KINH VÀ TIỀN VÃNG SANH (Năm Dân Quốc 23 1934). Chuyện đốt Kinh cũ rách tuy có công đức, nhưng chúng tôi chẳng dám đề xướng, bởi kẻ thô tâm thì nhiều, họ thường đốt lẫn với tro giấy vàng mã. Tro giấy vàng mã đem bán cho người buôn tro, họ sẽ lược tro giấy để giữ lại những mảnh thiếc đem bán, chẳng khác gì vứt tro Kinh ấy vào đống rác hay chăng? 1

Ai chịu cẩn thận dùng riêng vật dụng khác để thiêu, rồi đem tro ấy bỏ trong sông cái, biển cả hay chăng? Quang lúc mới Xuất Gia thấy khi nhà chùa làm lễ phóng Mông Sơn, đốt ngân phiếu, trong ấy có kèm thêm tiền Vãng Sanh (in chú Vãng Sanh giống như đồng tiền nên gọi là Vãng Sanh Tiền). Lúc thiêu thì đốt rồi cầm trên tay, khi lửa cháy đến tay không cầm được nữa bèn vứt đi, thường là chưa cháy hết, mỗi tờ có nhiều chữ chưa cháy. Năm Quang Tự thứ mười sáu (1890), tại chùa Long Tuyền ở Bắc Kinh, buổi sáng ra khỏi cửa chùa, thấy trong đống giấy đã đốt để tiễn cô hồn trong lễ Phóng Diệm Khẩu hồi đêm có xấp tiền Vãng Sanh dày độ hai tấc, chỉ cháy một nửa, Quang nhặt lấy bỏ trong sọt đựng giấy chữ. Nếu tro ấy bị kẻ hầu quét dọn thì có khác gì bị quăng trong đống rác hay chăng? Do vậy, biết rằng: Bất luận cách nào cũng đều cần phải có người cẩn thận để làm. Nếu người phô trương làm thì chưa được lợi ích mà đã bị họa trước! 2

Mấy năm trước, chùa Thái Bình bán giùm Kinh Kim Cang viết bằng chữ son cho Tô Châu Ẩn Bần Hội thuộc chùa Linh Ẩn ở Tô Châu, Hòa Thượng Chân Đạt nghe Quang nói bèn thôi, chẳng bán nữa. Nếu có người tặng cho Kinh Kim Cang viết bằng chữ son, bất tất phải đốt trong khi làm Phật sự, sợ rằng không có người chú tâm cẩn thận để lo toan thì sẽ mắc phải tội trên đây! Hãy nên ở chỗ thanh tịnh trong nhà, dùng một cái nồi lớn hoặc một cái chậu sắt Tây to, phía dưới lót giấy thiếc, đặt Kinh lên trên, phía trên lại phủ giấy thiếc để khỏi bị bay lung tung. Chờ khi lửa tắt, thu lấy tro ấy chứa trong đãy vải mới, bên trong lại bỏ thêm cát sạch, hoặc đá sạch, ngói sạch, bỏ nơi chỗ sâu trong sông hay biển, để khỏi mắc lỗi. Nếu chẳng bỏ thêm cát đá bên trong, đãy tro sẽ nổi lên không chìm, lại trôi tấp vào bờ, rốt cuộc bị ô uế. Đốt Kinh mà dụng tâm như vậy ắt có công đức, ắt chẳng bị tội khiên. Nếu không, tôi chẳng dám nói! Những kẻ đốt Kinh kia, có ai không đốt lẫn với giấy vàng bạc? Ở phương Nam giấy vàng bạc tốt, người ta chẳng chịu đốt trên đất. Ở Bắc Kinh giấy vàng bạc xấu tệ, các chùa đều chẳng biết kính 3

tiếc chữ. Hễ người ta làm Phật sự, thường hay đem sớ văn đốt trên đường trước cửa nhà, hoàn toàn chẳng dùng đồ chứa đựng. Người, thú giày xéo, lỗi ấy chẳng nhỏ! Tập quen thành thói, đáng đau xót thay! Đối với chuyện này, về phần chúng ta nên thầm lặng tự giữ. Như khăn vuông lót tay để lễ Phật của nữ nhân ở phương Nam có in danh hiệu của Phật, Bồ Tát, trên đó có đóng dấu các chùa, trải lên đất để lễ Phật, hoặc dùng để lót ngồi. Phong tục xấu xa này lưu truyền khắp xa gần. Năm Quang Tự hai mươi mốt (1895, ở chùa A Dục Vương, Quang thấy một phụ nữ dùng miếng vải ấy để lót ngồi, do đấy, bèn nói với vị điện chủ điện Xá Lợi, điện chủ nói: Đấy là phong tục của vùng này, có ý cho rằng Quang lắm chuyện! Vì thế, trong Phổ Đà Chí có nói đến tội lỗi ấy, không biết có ai chịu lưu tâm hay chăng? Thế gian chẳng biết có bao chuyện chẳng thể suy xét đến tận cùng, do đã thành thói quen, ai cũng cho là có lý. Như người ăn mặn cho kẻ ăn chay là không tốt lành, bất lợi cho con cháu. 4

Nếu ăn chay trường sẽ làm cho con cháu đoạn tuyệt! Rốt cuộc có kẻ tin theo, chẳng bằng lòng cho cha mẹ ăn chay trường. Những lời ngoa truyền ấy trọn khắp các nơi. Lại nữa, hễ có người sanh nở thì có kẻ niệm Phật trọn chẳng dám gần. Lại có người chẳng nhìn người chết, chẳng nhìn cô dâu mới cưới, cũng như phá địa ngục, phá huyết hồ, trả tiền Thọ Sanh. Những chuyện vô lý ấy, những ông sư phàm tục vì cầu lợi bèn làm cho người ta, kẻ vô tri vì để tiêu tội bèn bỏ tiền mời người làm, còn đối với Pháp Môn Niệm Phật thật sự được lợi ích lại coi thường! Vào năm Dân Quốc 18 (1929, Long Tử Tu, Bộc Thu Thừa tính dùng một ngàn sáu hay một ngàn bảy trăm đồng để làm một hội Thủy Lục tại Bảo Hoa Sơn, nói với Quang. Quang bảo đem tiền ấy để tổ chức Niệm Phật Thất, bọn họ liền bỏ đi không làm, chỉ dùng mấy trăm đồng để niệm Phật. Nếu Quang tán thành họ làm đàn Thủy Lục thì hai người mỗi người đều phải tốn hơn tám trăm đồng, đủ thấy người thế gian phần nhiều thích chuyện náo nhiệt phô trương, chứ không phải là chân thật cầu siêu cho người đã khuất và phổ độ cô hồn! Giấy vàng bạc cũng chớ nên bỏ, mà cũng không nhất định phải thiêu bao nhiêu. 5

Cần biết: Đây là thứ dùng để cứu giúp cô hồn, chứ Phật Bồ Tát và người Vãng Sanh trọn chẳng dùng đến. Cũng là nhờ Phật lực, pháp lực, tâm lực mà biến ít thành nhiều. Nếu mỗi người đều được một tờ thì dù số đến ngàn vạn vạn tờ cũng chẳng thể trọn khắp được vì cô hồn và quỷ thần trọn khắp Hư Không vậy! Nếu biết nghĩa biến ít thành nhiều thì cái tâm cứu tế cô hồn cũng trọn hết, mà cũng không mắc lỗi quá sức phung phí. Ấy là do lòng ai nấy chí thành làm thì tâm lực trọn khắp, của cải trong cõi âm cũng được trọn khắp theo! 80. THƯ GIỚI THIÊU SỬ DỤNG XÀ PHÒNG TAM TINH LÀM BẰNG CHẤT BÉO THỰC VẬT (Năm Dân Quốc 18 1929). Nỗi thảm sát kiếp trong cõi đời gần đây đúng là xưa nay chưa từng nghe đến. Xét đến cội nguồn, phần nhiều là do sát sanh ăn thịt mà ra. 6

Muốn cứu vãn, nếu không từ đề xướng nhân quả báo ứng khiến cho hết thảy mọi người cùng phát cái tâm dân như người ruột thịt, vật giống hệt như ta, đều cùng kiêng giết ăn chay, sẽ không thể có cách nào đạt hiệu quả cho được! Ngoài chuyện ăn thịt ra, phàm với những chuyện gì có thể dấy động cơ duyên giết chóc đều phải lập cách sửa đổi. Như do từ chuyện chế biến xà phòng mà sát sanh thì cũng không thể kể hết được số. Bởi lẽ, xà phòng dùng mỡ động vật mới khử được hờm. Những thứ chất béo khác không có tánh ngưng kết, hoặc tuy có tánh ngưng kết nhưng đều mắc quá. Vì vậy, đều dùng mỡ bò để làm. Bò là loài gia súc có công lớn đối với con người. Do điều này, chúng bị giết không thể tính toán được, thật là một chuyện đáng ngậm ngùi lắm! Mấy năm trước, Cư Sĩ Châu Văn Minh và một vị Tăng ở Phổ Đà sáng chế một loại xà phòng làm bằng dầu thực vật, Quang đã từng thuyết minh căn cội của nó, báo với tứ chúng, hầu như được hết thảy thiện tín tán thành, chấp thuận. Tiếc là nguồn vốn không bao nhiêu, chẳng đầy mấy tháng bèn lỗ vốn, phải đình chỉ. Sau này xưởng xà phòng và nến Nam Dương làm kèm thêm xà phòng bằng dầu thực vật, do giá thành cao nhưng lợi tức kém nên cũng lại đình chỉ. 7

Ba bốn năm trước, thường có Phật Giáo đồ từ phương xa gởi thư hỏi Quang chỗ bán, muốn mua về dùng. Cũng có người muốn đứng làm đại lý bán lại. Quang thường đem chuyện ấy ghim trong lòng, mong có người phát tâm cứu sanh mạng, ngăn giết lại làm xà phòng bằng chất béo thực vật để cởi gỡ mối lo buồn kín đáo của tôi thì còn may mắn nào hơn! Tháng Mười năm ngoái, Tổng Lý (giám đốc) của Trung Quốc Hóa Học Công Nghiệp Xã tại Thượng Hải là Phương Dịch Tiên cùng mẹ và vợ đến Quy Y. Quang hỏi: Ông có làm xà phòng hay không? Thưa: Có làm ạ! Quang dặn nên làm xà phòng bằng chất béo thực vật. Ông ta thưa: Vâng, chỉ nói: Xà phòng bằng chất béo thực vật giá thành khá cao. Nếu để giá cao, người ta không chịu dùng. Do vậy, các xưởng chế tạo xà phòng 8

đều chẳng chịu làm. Đã vâng lời thầy dạy, sẽ thỏa nguyện thầy, nhưng nếu không nghiên cứu nhiều cách sẽ không thể được. Khoảng giữa Xuân và Hạ năm sau sẽ có thể làm ra được sản phẩm. Đến đầu tháng Ba năm nay, ông ta đến gặp Quang, nói: Xà phòng bằng chất béo thực vật thì khuôn và đồ đựng đều chế tạo ổn thỏa rồi, nhưng phòng xưởng chưa đủ dùng, hiện đang xây cất, đến giữa tháng Tư sẽ có thể bán ra được. Quang nghe xong, khôn ngăn mừng rỡ. Mạnh Tử có nói: Thỉ nhân khủng duy bất thương nhân, hàm nhân duy khủng thương nhân (Người chế tạo mũi tên chỉ sợ chẳng làm người khác bị thương, người chế tạo áo giáp chỉ sợ người khác bị thương). Cùng là kiếm lời, nhưng từ bi hay tàn nhẫn, tội hay phước khác biệt lớn lắm! Chỉ một hành động này không biết đã bớt giết bao nhiêu sanh mạng. Đúng là nghệ dã nhi tấn hồ đạo hỹ (nghề nghiệp là để tăng tấn đạo vậy). Mong sao hết thảy mọi người cùng hàng với tôi đều dùng loại xà phòng bằng dầu thực vật này thì hết thảy những xưởng chế tạo xà phòng bằng mỡ động vật phải đổi sang làm xà phòng bằng dầu thực 9

vật ngõ hầu được mọi người chiếu cố, quyết chẳng vì giá thành của xà phòng bằng mỡ động vật rẻ hơn mà chẳng chịu thay đổi. Quang già rồi, tinh thần ngày càng giảm, việc thù tiếp ngày càng nhiều, sau Thu sẽ náu mình ẩn kín mãi mãi. Sợ rằng có lẽ các Phật Giáo đồ đồng hàng với tôi tại các tỉnh không biết nên tôi bảo ông ta in ra bảng giá để mọi người đều biết. 81. THƯ GỞI CƯ SĨ MINH QUANG Pháp Môn Tịnh Độ là Pháp Môn bình thường nhất nhưng cao sâu nhất trong Phật Pháp. Nếu không phải đời trước sẵn đủ huệ căn, quả thật khó thể sanh chánh tín sâu xa. Đừng nói nhà Nho chẳng dễ sanh lòng tin, ngay cả bậc tri thức thông Tông thông Giáo cũng thường dựa theo ý nghĩa trong Tông Giáo để luận định, phán đoán, đến nỗi đối với pháp khiến cho hàng phàm phu sát đất chưa đoạn Phiền Hoặc mà được liễu sanh thoát tử siêu phàm nhập Thánh ngay trong đời hiện tại chẳng thể nghĩ bàn này họ chẳng những không chịu tự tu mà còn chẳng chịu dạy người khác tu, vì họ chẳng biết pháp này chính là Pháp Môn đặc biệt trong Phật Pháp, cứ lấy giáo nghĩa của Tông Giáo làm chuẩn, nên mới phạm những lỗi lầm ấy. 10

Nếu thoạt đầu họ liền biết được nghĩa này thì lợi ích lớn lắm. Người thông minh phần nhiều chú trọng hiểu lý để ngộ cái tâm, chẳng biết niệm Phật chính là đường tắt để hiểu lý ngộ tâm. Nếu có thể niệm niệm tương ứng thì sẽ tự hiểu được lý, ngộ được tâm. Dẫu chưa làm được, bèn cậy vào Phật từ lực Vãng Sanh Tây Phương, so với những kẻ hiểu được lý, ngộ được tâm, nhưng chưa đoạn Phiền Hoặc, vẫn cứ luân hồi sanh tử, trọn không có lúc thoát ra, thì sự khác biệt giữa trời và đất đã chẳng đủ để sánh ví sự hay và dở. Huống chi đã Vãng Sanh liền thân cận Phật Di Đà và Thánh chúng, sẽ đích thân chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn, há nào phải chỉ hiểu được lý, ngộ được tâm mà thôi ư! Pháp Môn Tịnh Độ chỉ có bậc Thượng Thượng Căn và ngu phu ngu phụ mới được lợi ích thật sự, còn kẻ thông minh thông Tông thông Giáo phần nhiều do chí lớn, ăn nói lớn lối, chẳng chịu cậy vào Phật từ lực, cứ dốc chí cậy vào đạo lực của chính mình, cam lòng nhường cho ngu phu ngu phụ sớm dự vào dòng Thánh! Có lẽ trong quý ấp có kẻ mang kiến giải như vậy cho nên tôi mới nói sơ lược nguyên do. 11

Đã muốn Quy Y thì nay đặt cho ông pháp danh là Khế Quang. Tiếng Phạn A Di Đà, cõi này dịch là Vô Lượng Thọ, hay cũng dịch là Vô Lượng Quang. Nếu có thể nhất tâm niệm Phật, thì chính là lấy Quả Địa Giác làm Nhân Địa Tâm. Nếu có thể tâm tâm tương ứng thì nhân trùm biển quả, quả tột nguồn nhân, cực bình thường nhưng cực huyền diệu. Nếu có thể tin nhận thì đáng gọi là bậc đại trượng phu lỗi lạc. Quang do túc nghiệp, sanh ra liền bị bệnh mắt, may còn được thấy bầu trời hơn bảy mươi năm. Nay thì mắt hết sức yếu lòa, cự tuyệt hết thảy những chuyện thù tiếp bút mực. Sợ ông bị dao động, bị thuyết phục bởi những kẻ đề xướng hướng dẫn thuộc những tông khác, nên đặc biệt nói đại lược hai nghĩa đặc biệt và thông thường, ngõ hầu chẳng đến nỗi biến khéo thành vụng, cầu thăng lên đâm ra đọa xuống! Hãy nên thường xem Tịnh Độ Ngũ Kinh sẽ biết Pháp Môn Tịnh Độ là Pháp Môn Tổng Trì để mười phương ba đời hết thảy chư Phật trên thành Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh. Nếu vẫn chưa bị thuyết phục, hãy nên thường xem Tịnh Độ Thập Yếu thì mọi thứ nghi ngờ sẽ tiêu tan, vầng trăng nhất tâm rạng ngời. Văn Sao tuy ngôn từ vụng về, chất phác, nhưng đã nêu tỏ đại lược về duyên do của Thiền và Tịnh, cũng như những điều có ích cho 12

luân thường trong cuộc sống hằng ngày, cũng có thể giúp cho việc tự lợi, lợi tha. 82. THƯ GỞI CƯ SĨ TỰ GIÁC (Năm Dân Quốc 16 1927). Chuyện trong thiên hạ có lý nhất định, chứ không có sự nhất định. Hãy nên dùng lý để định đoạt sự, dùng sự để luận lý, ngõ hầu phù hợp thiên lý, tình người thì mới nên. Mạnh Tử dạy: Nam nữ thọ thọ bất thân vi lễ (Nam nữ trao và nhận đồ vật, chẳng đụng chạm nhau, đó là lễ), nhưng lại cũng nói: Tẩu nịch bất viện vi sài lang (Chị dâu chết đuối không cứu thì là loài lang sói). Trong lúc ấy, cố nhiên chẳng thể tuân theo lễ nghi trong lúc bình thường để luận được! Đứa con hiếu thờ cha mẹ không hề trái nghịch. Nếu cha mẹ mọc nhọt độc, còn phải dùng kim, dùi, dao, kim nạo để khêu, cắt, lại còn phải dùng hết sức nặn mủ đến khi thấy ra máu mới thôi, đấy cũng là chỗ thể hiện lòng hiếu. 13

Nếu sợ là mạo phạm, ngỗ nghịch thì mạng sống của cha mẹ xong luôn! Nhưng chớ nên thấy có những người làm như vậy được cho là hiếu, để rồi cha mẹ không bị nhọt độc mà vẫn cứ khêu, cứ cắt như vậy sẽ trở thành đại nghịch bất đạo, trời sẽ nổi sấm xử tử. *** 14