Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) Hình thức sinh sản, đặc điểm hình thái và cấu trúc mô học của tuyến

Tài liệu tương tự
VIỆN KHOA HỌC

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Microsoft Word - NGH? T?M TANG XUA ? QUÊ TA

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Ai baûo veà höu laø khoå

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

17. CTK tin chi - CONG NGHE KY THUAT O TO.doc

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

NguyenThanhLong[1]

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

TRÁM TRẮNG

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI ĐINH HƯƠNG (Dysoxylum cauliflorum Hiern 1875) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN TỈNH THANH HÓA TÓM TẮT Phan Văn Dũng

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) Hồi Ký của Chuẩn Tướng MẠCH VĂN TRƯỜNG Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Cựu Trung Ðoàn Trưởng

CHƯƠNG 2

ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ SỐ 03 (2014) BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ - CTU NEWSLETTER khoa khoa học tự nhiên 18 năm thành lập và phát triển Gi

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

13. CTK tin chi - CONG NGHE MAY - THIET KE THOI TRANG.doc

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử và Phạm Minh Kiên - từ góc nhìn lý thuyết tự sự

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Bởi: Wiki Pedia Lý Thái Tổ Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội, Xuân Kỷ Sửu Lý Thái Tổ (tên húy là Lý Công Uẩn ; ) là vị Hoàng đế

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Em hãy tả một buổi lao động ở trường em

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Kinh tế và Phát triển; ISSN Tập 126, Số 5D, 2017, Tr ; DOI: /hueuni-jed.v126i5D.4578 GIẢI PHÁP

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

MỞ ĐẦU

Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: UNG THƯ THANH QUẢN 1

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

Document

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9


Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Con Tạo Xoay Vần Lại Thị Mơ Anh thanh niên mặt còn trẻ lắm, cỡ độ hai mươi là cùng. Anh mặc bộ quần áo bộ đội, đi dép râu đội nón tai bèo. Mới nhìn th

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 03(35) 2016 KHU VỰC CHỢ HỘI AN QUA TIẾP CẬN KHẢO CỔ HỌC Võ Hồng Việt Chợ Hội An (khối An Định, phường Minh An,

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

1 Những con số 3 lịch sử Trong năm 2018 có hai sự kiện quan trọng liên quan đến con số 3 lịch sử: Đó là 3 nhân 10 tức kỳ thứ 30 Khóa Tu học Phật Pháp

ENews_CustomerSo2_

Layout 1

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Microsoft Word - lv moi truong _36_.doc

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

02-03.Menu

Bản ghi:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) 79-86 Hình thức sinh sản, đặc điểm hình thái và cấu trúc mô học của tuyến sinh dục cá bống trứng Eleotris melanosoma ở ven biển Sóc Trăng La Hoàng Trúc Ngân, Đinh Minh Quang * Trường Đại học Cần Thơ, khu II, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam Nhận ngày 12 tháng 6 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 7 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 9 năm 2017 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện ở vùng ven biển Sóc Trăng nhằm cung cấp thông tin hữu ích về hình thức sinh sản, hình thái và cấu trúc mô học của noãn sào và tinh sào và sự phát triển của noãn bào và tinh bào ứng với từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục để làm cơ sở cho khai thác bền vững nguồn lợi cá bống trứng Eleotris melanosoma một trong những loài cá có vai trò kinh tế ở khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích 65 mẫu cá (28 cá cái và 37 cá đực) thu được vào mùa mưa và mùa khô cho thấy loài này thuộc nhóm cá đẻ tập trung thành từng đợt trong mùa sinh sản (tháng 9 đến tháng 11) do noãn sào và tinh sào ở giai đoạn trưởng thành và chín chứa chủ yếu noãn bào và tinh bào thời kỳ 4 và 5. Những kết quả này không chỉ bổ sung dẫn liệu về đặc điểm sinh học sinh sản của loài này mà còn là cơ sở cho việc đề xuất thời gian đánh bắt phù hợp nhằm đảm bảo phát triển bền vững nguồn lợi của loài này ở khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Eleotris melanosoma, hình thức sinh sản, mùa sinh sản, Sóc Trăng. 1. Đặt vấn đề Cá bống trứng Eleotris melanosoma (Bleeker, 1853) là một loài cá nhỏ và thịt ngon, có khả năng chịu được điều kiện thiếu oxy, phân bố ở Thái Lan, Borneo và Việt Nam [1, 2]. Cá bống trứng được biết đến như một loài cá đặc sản, thường xuất hiện trên các sông và có thể đẻ trứng quanh năm (chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 6) [3]. Cá bống trứng thuộc nhóm cá ăn động vật, với thành phần thức ăn chủ yếu gồm 5 nhóm: phiêu sinh thực vật, giáp xác, cá con, phiêu sinh động vật và thân mềm [4]. Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-907256705 Email: dmquang@ctu.edu.vn https://doi.org/10.25073/2588-1140/vnunst.4490 79 Sóc Trăng là khu vực có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hai cửa sông lớn Trần Đề và Định An. Nơi đây chịu ảnh hưởng của thủy triều ngày lên xuống 2 lần (bán nhật triều) với mực thủy triều dao động khoảng 0,4-1 m [5]. Trong những năm gần đây, cá bống trứng trở thành một trong những món ăn đặc sản của tỉnh Sóc Trăng. Với tiềm năng có thể trở thành đối tượng kinh tế có giá trị cao trong thời gian sắp tới, cá bống trứng đang được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung về đặc điểm hình thái ngoài, môi trường phân bố [1, 6-8], đặc điểm dinh dưỡng mùa vụ sinh sản và sức sinh ở lưu vực sông Hậu [3, 4]; trong khi đó, đặc điểm sinh học sinh sản như sự phát triển của tuyến sinh dục và tế

80 L.H.T. Ngân, Đ.M. Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) 79-86 bào sinh dục qua từng giai đoạn cũng như là hình thức sinh sản của loài này vẫn chưa được biết đến. Chính những đặc điểm này sau khi được làm rõ sẽ là cơ sở cho việc xây dựng chiến lược khai thác hợp lý nguồn lời của loài này ở khu vực nghiên cứu cũng như là cơ sở cho việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo chúng. Với những lý do trên, nghiên cứu này được thực hiện. 2. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Mẫu cá bống trứng được thu 4 đợt ở mùa mưa (tháng 6 đến tháng 12) và 2 đợt ở mùa khô (tháng 1 đến tháng 5) từ tháng tháng 6 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 ở khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng (Hình 1). Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu (Dấu mũi tên: Điểm thu mẫu). 2.2. Phương pháp thu mẫu, định loại và cố định mẫu Mẫu cá bống trứng được thu trực tiếp bằng lưới đáy với mắt phần đục 2a=1,5 cm. Mẫu cá được thu ngẫu nhiên với nhiều kích cỡ khác nhau. Sau khi thu mẫu, mẫu cá sẽ được cố định trong dung dịch formol 10% và vận chuyển về phòng thí nghiệm Động vật, Bộ môn Sư phạm Sinh học, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ dựa theo phương pháp nghiên cứu của Dinh Minh Quang (2015) [9]. 2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Ở phòng thí nghiệm, mẫu cá được định loại dựa theo mô tả bởi Nguyễn Văn Hảo (2005) [8] và Trần Đắc Định và nnk. (2013) [1]. Mẫu cá sau đó được xác định giới tính dựa vào đặc điểm hình thái của gai sinh dục (hình tam giá nhọn ở cá đực và oval ở cá cái), đo chiều dài tổng (TL, 0,1 cm) và xác định khối lượng (W, 0,01 g) trước khi giải phẫu để lấy tuyến sinh dục. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục được xác định dựa theo 6 bậc thành thục sinh dục của cá được mô tả bởi Nikolsky (1963) [10]

L.H.T. Ngân, Đ.M. Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) 79-86 81 và cố định trong dung dịch formol 4% để thực hiện tiêu bản mô học. Tiêu bản hiển vi cố định tuyến sinh dục cá bống trứng được thực hiện dựa trên phương pháp nhuộm màu kép của Carleton và nnk. (1980) [11] và dựa trên quy trình thực hiện tiêu bản hiển vi cố định tuyến sinh dục cá kèo vảy to Parapocryptes serperaster [12]. Các giai đoạn phát triển của tế bào trứng và tế bào tinh được xác định dựa theo 5 bậc phát triển được mô tả bởi Bùi Lai và nnk. (1985) [13]. Hình thức sinh sản của cá được xác định dựa vào phương pháp nghiên cứu của Miller (1984) [14]. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đặc điểm hình thái và mô học của noãn sào Giai đoạn I: Noãn sào có kích thước nhỏ, dạng hai sợi nhỏ, dài và có tiết diện hơi tròn, màu trắng trong (Hình 2a). Quan sát tiêu bản a b mô học dễ dàng thấy được noãn nguyên bào có nhân to tròn, chứa nhiều nhiễm sắc thể, nhân chiếm tỉ lệ lớn so với tế bào (Hình 3a). Đường kính hạt trứng trung bình 28,8 3±9,66 µm. Giai đoạn II: Kích thước noãn sào lớn hơn so với giai đoạn I, dài, chưa quan sát được hạt trứng dưới kính lúp (Hình 2b). Các noãn bào thời kỳ II chiếm ưu thế về số lượng trong noãn sào, chúng có kích thước lớn hơn các noãn nguyên bào ở thời kỳ I, có hình elip hoặc đa giác, tỉ lệ thể tích nhân so với tế bào giảm xuống (Hình 3b). Giai đoạn III: Noãn sào tăng nhanh về kích thước, trên bề mặt xuất hiện các mạch máu nhỏ. Màu sắc vàng nhạt, quan sát được các hạt trứng (Hình 2c). Ở giai đoạn này, noãn bào chuyển từ sinh trưởng sang tích lũy nên có sự gia tăng nhanh về kích thước, xuất hiện các không bào không bắt màu thuốc nhuộm, các hạt lipit và hạt noãn hoàng, nhân lớn. Noãn bào thời kỳ III chiếm ưu thế (Hình 3c). c d e Hình 2. Hình thái ngoài của noãn sào cá bống trứng (a, b, c, d, e lần lượt là các giai đoạn của noãn sào I, II, III, IV và V; thước tỉ lệ 1 mm).

82 L.H.T. Ngân, Đ.M. Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) 79-86 Giai đoạn IV: Noãn sào có kích thước lớn, bắt đầu có sự phân thùy, nhiều mạch máu phân bố trên bề mặt của noãn sào. Màu sắc vàng nhạt, có thể quan sát rõ các hạt trứng (Hình 2d). Noãn bào giai đoạn này có kích thước lớn nhất và đạt cực đại, hạt noãn hoàng tăng nhanh về kích thước và số lượng, nhân nhỏ lại. Tế bào chất xen giữa không bào và hạt noãn hoàng, không bào nằm rải rác khắp noãn bào (Hình 3d). Giai đoạn V: Noãn sào có kích thước lớn nhất, phân thùy rõ ràng, có màu vàng đậm. Vách mỏng, mềm nhão, các hạt trứng căng tròn và tách rời nhau (Hình 2e). Noãn bào chứa nhiều hạt lipit trộn lẫn với noãn hoàng, nhân rất nhỏ hoặc không quan sát được nhân. Noãn bào thời kỳ V chiếm ưu thế, chúng tách rời nhau chuẩn bị cho sự rụng trứng (Hình 3e). a b SVO O PVO c PsVO d HO e HO Hình 3. Lát cắt ngang qua noãn sào của cá bống trứng (a, b, c, d, e lần lượt là noãn sào giai đoạn I, II, III, IV và V; Tế bào mầm (GC), noãn nguyên bào (O), noãn bào sơ cấp (PO), noãn bào thời kỳ 1 (PVO), noãn bào thời kỳ 2 (SVO), noãn bào thời kỳ 3 (PsVO), noãn bào trưởng thành (HO); thước tỉ lệ 50 µm).

L.H.T. Ngân, Đ.M. Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) 79-86 83 Sự phát triển và cấu trúc mô học noãn sào cá bống trứng cũng giống với cá bống sao Boleophthalmus boddarti [15] cá kèo vảy to Parapocryptes serperaster [12] và cá bống trân Butis butis [16]. Các noãn bào đều trải qua các quá trình biến đổi phức tạp và tuân theo quy luật chung. Từ một noãn nguyên bào qua phân chia nguyên nhiễm tạo nên noãn bào 1, khi noãn bào đạt kích thước nhất định thì tiến hành phân chia giảm phân 1 để tạo nên noãn bào 1 và thể cực 1. Ở giai đoạn cuối của giảm phân 1, noãn bào 1 tích luỹ noãn hoàng và đạt kích thước cực đại (thời kỳ IV). Đến giai đoạn chín muồi, trứng rụng và sẵn sàng thụ tinh, sau giảm phân 2 tạo nên noãn bào 2 và thể cực 2, từ 1 noãn nguyên bào sau phân chia cho 1 tế bào trứng và 2 thể cực. Noãn bào tiếp tục trải các thời kỳ phát triển, bắt đầu một chu kỳ mới. Ở nghiên cứu này, noãn bào thời kỳ 4 và 5 chỉ phát hiện được trong noãn sào ở các tháng 9, 10 và 11. Ở noãn sào giai đoạn V, noãn bào thời kỳ 5 chiếm ưu thế, ít phát hiện các noãn bào thời kỳ 1, 2, 3; điều này cho thấy có khả năng cá bống trứng ở khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng là loại cá đẻ một đợt trong mùa sinh sản. Nhận định này có sự khác biệt so với nghiên cứu trước của Võ Thành Toàn & Trần Đắc Định (2014) [3]. Hai tác giả cho rằng cá bống a b trứng phân bố trên tuyến sông Hậu có mùa vụ sinh sản quanh năm, tập trung từ tháng 4 đến tháng 6. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do thời gian nghiên cứu, địa điểm thu mẫu, độ mặn ở khu vực nghiên cứu cao hơn so với tuyến sông Hậu, kích cỡ cá và khối lượng tuyến sinh dục. Bên cạnh đó, các loài cá bống thuộc cùng khu vực nghiên cứu như cá bống sao B. boddarti [15], cá kèo vảy to P. serpersater [12], cá bống mít Stigmatogobius pleurostigma [17] và cá bống trân B. Butis [16] đều thuộc nhóm cá đẻ nhiều đợt trong năm do noãn sào ở giai đoạn IV và V chứa nhiều loại noãn bào khác nhau. Sự khác biệt này củng cố nhận định cá bống trứng thuộc nhóm cá đẻ một đợt trong mùa sinh sản. 3.2. Đặc điểm hình thái và cấu trúc mô học của tinh sào Giai đoạn I: Tinh sào có dạng sợi mảnh, dẹp, nằm sát phía cột sống của thân cá. Màu sắc trắng trong, khó phân biệt đực cái bằng mắt thường (Hình 4). Lát cắt ngang tinh sào chứa nhiều tinh nguyên bào tập trung thành từng cụm phân bố khắp tinh sào. Xen kẽ giữa các cụm tinh nguyên bào là các mô liên kết dày đặc, không quan sát được ống dẫn tinh (Hình 5a). c d Hình 4. Hình thái ngoài của tinh sào cá bống trứng (a, b, c, d lần lượt là tinh sào giai đoạn I, II, III và IV; thước tỉ lệ 1mm).

84 L.H.T. Ngân, Đ.M. Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) 79-86 Giai đoạn II: Tinh sào có kích thước lớn hơn, dài và dẹp, có sự phân thùy nhỏ, màu trắng (Hình 4b). Tinh nguyên bào ở giai đoạn này phát triển thành tinh bào cấp 1, có kích thước nhỏ hơn tinh nguyên bào, sắp xếp đan xen giữa các cụm tinh nguyên bào; ngoài ra còn có sự phân bố rải rác của các tinh bào cấp 2 (Hình 5b). Giai đoạn III: Tinh sào gia tăng kích thước, dẹp, phân thùy rõ, màu sắc trắng ngà. Mô liên kết trong tinh sào mỏng lại (Hình 4c). Tinh nguyên bào giảm xuống rõ rệt, thay thế bằng sự xuất hiện dày đặc của tinh bào cấp 1, tinh bào cấp 2 và tinh tử (Hình 5c). Giai đoạn IV: Tinh sào có kích thước lớn, bề mặt tinh sào căng phồng và có sự gợn sóng, màu sắc trắng sữa. Mô liên kết ở giai đoạn này rất mỏng (Hình 4d). Tinh sào có sự phân thùy rõ rệt, các ống dẫn tinh chứa đầy tinh trùng đã chín muồi, phân bố thành từng cụm lớn trong các thùy (Hình 5d). a S b S SC1 SC2 c d ST SZ Hình 5. Lát cắt ngang qua tinh sào cá bống trứng (a, d, c, d lần lượt là tinh sào giai đoạn I, II, III và IV; Tinh nguyên bào (S), tinh bào thời kỳ 1 (SC1), tinh bào thời kỳ 2 (SC2), tinh tử (ST) và tinh trùng (SZ)) Tương tự như sự phát triển của noãn sào, tinh sào cũng trải qua các giai đoạn phát triển như như cá bống sao B. boddarti [15], cá kèo vảy to P. serpersater [12], cá bống mít Stigmatogobius pleurostigma [17] và cá bống trân B. Butis [16]. Từ tinh nguyên bào phân chia nguyên nhiễm để tăng số lượng, sau đó tinh bào lớn lên thành tinh bào 1. Ở giai đoạn tiếp theo, tinh bào 1 sẽ phân chia giảm nhiễm tạo tinh bào 2, phân chia giảm nhiễm lần 2 tạo nên tinh tử và biệt hóa thành tinh trùng. Trong số mẫu thu được trong thời gian nghiên cứu chưa phát hiện được noãn sào ở giai đoạn VI và tinh sào ở giai đoạn V và VI nên đặc điểm cấu trúc mô học ở những giai đoạn này chưa được mô tả. Người dân nên hạn chế khai thác cá vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 (mùa sinh sản) nhằm đảm bảo khai thác bền vững nguồn lợi của loài này ở khu vực nghiên cứu.

L.H.T. Ngân, Đ.M. Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) 79-86 85 4. Kết luận Trong quá trình thành thục sinh dục, noãn sào và tinh sào của cá bống trứng có sự thay đổi về kích thước, màu sắc và đặc điểm hình dạng. Qua lát cắt ngang tuyến sinh dục của cá bống trứng, quan sát được noãn bào và tinh bào có sự biến đổi về các thành phần tế bào để phù hợp với sự thành thục sinh dục. Tuyến sinh dục của cá bống trứng ở giai đoạn trưởng thành và chín xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 và chứa noãn bào và tinh bào thời kỳ 4 và 5. Điều này cho thấy cá bống trứng là loài cá đẻ một đợt trong mùa vụ sinh sản (tháng 9 đến tháng 11). Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tài trợ kinh phí và anh Miền (ngư dân) đã hỗ trợ thu mẫu cho nghiên cứu này (Mã số: B2015-16-49). Tài liệu tham khảo [1] Trần Đắc Định, Koichi, S., Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu & Kenzo, U., Mô tả định loại cá Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, Nxb Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2013. [2] Froese, R. & Pauly, D., FishBase, World Wide Web electronic publication, 2017, truy cập ngày 10/06/2017. www.fishbase.org [3] Võ Thành Toàn & Trần Đắc Định, Một số đặc điểm sinh học sinh sản cá bống trứng (Eleotris melanosoma) phân bố dọc theo sông Hậu, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Thủy sản (2014) 115-122. [4] Võ Thành Toàn, Trần Đắc Định & Dương Thị Hoàng Oanh, Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá bống trứng (Eeleotris melanosoma Bleeker, 1853) phân bố dọc theo tuyến sông Hậu, Hội nghị toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững lần 2, Nxb Khoa và Kỹ thuật, 507-514, 2014. [5] Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, Niên giám thống kê Sóc Trăng 2015, Nxb Thống kê, Sóc Trăng, 2016. [6] Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến & Hứa Bạch Loan, Định loại cá nước ngọt Nam bộ, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1992. [7] Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương, Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tủ sách Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 1993. [8] Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2005. [9] Dinh Minh Quang, Preliminary study on dietary composition, feeding activity and fullness index of Boleophthalmus boddarti in Mekong Delta, Vietnam, Tap chi Sinh hoc, 37 (2015) 252-257. [10] Nikolsky, G. V., Ecology of fishes, Academic Press, London, United Kingdom, 1963. [11] Carleton, H. M., Drury, R. A. B. & Wallington, E., Carleton's Histological Technique, Oxford University Press, London, United Kingdom, 1980. [12] Dinh Minh Quang, Qin, J. G., Dittmann, S. & Tran Dac Dinh, Reproductive biology of the burrow dwelling goby Parapocryptes serperaster, Ichthyological Research, 63 (2016) 324 332. [13] Bùi Lai, Nguyễn mộng Hùng, Nguyễn Quốc Khang, Lê Quang Long & Mai Đình Yên, Cơ sở sinh lý sinh thái cá, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1985. [14] Miller, P. J., The topology of gobioid fishes, In: G. W. Potts, R. J. Wootton (ed) ^ (eds) Fish reproduction: Strategies and Tactics, Academic Press, Orlando, London, United Kingdom, pp. 119-153, 1984 [15] Dinh Minh Quang, Nguyen Thi Tra Giang & Nguyen Thi Kieu Tien, Reproductive biology of the mudskipper Boleophthalmus boddarti in Soc Trang, Tap chi Sinh hoc, 37 (2015) 362-369. [16] Dinh Minh Quang & Le Thi My Tien, Reproductive traits of the Duckbill sleeper Butis butis (Hamilton, 1822), Zoological Science, Accepted (2017). [17] Đinh Minh Quang, Đặc điểm hình thái và sinh học sinh sản cá bống mít Stigmatogobius pleurostigma (Bleeker, 1849), Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2016.

86 L.H.T. Ngân, Đ.M. Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) 79-86 Reproductive Pattern, Morphological and Histological Characteristics of Gonads of the Goby Eleotris melanosoma from the Coastline in Soc Trang La Hoang Truc Ngan, Dinh Minh Quang Can Tho University, Campus II, 3/2 street, Xuan Khanh Ward, Ninh Kieu District, Can Tho City, Vietnam Abstract: This study was conducted in the coastline in Soc Trang to contribute useful information on reproductive pattern, morphological and histological characteristics of ovaries and testes and development of oocytes and spermatocytes per gonadal development stages of the goby Eleotris melanosoma, a commercial fish in the study area. Data analysis of 65 individuals (28 females and 37 males) collected during the wet and dry seasons showed that this species fall into single spawner category since ovaries and testes at the mature and ripe stages comprised stage 4 and 5 of oocytes and spermatocytes. The results not only contributed to reproductive data but also based to set suitable sampling time for sustainable exploitation the fish resources in the study region. Keywords: Eleotris melanosoma, reprodutive pattern, spawning season, Soc Trang.