Phỏng Vấn Một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Cao Bá Tuấn ghi LTS: Với nội dung bài này, chúng tôi chủ động không tìm hiểu tác giả; bởi chúng tôi nghĩ, độ

Tài liệu tương tự
Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

PHẦN TÁM

Document

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

hanhtrinhdenUC_2917JUN05

Microsoft Word - CÔ EM V?

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Microsoft Word - doc-unicode.doc

CHÚ TƯ PHÚC Buổi pháp thoại chấm dứt bằng ba tiếng chuông ngân dài Mọi người đứng lên lễ Phật, xá thầy và đi ra. Chú Tư Phúc còn lại một mình trong ch

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Chiến hữu! on: January 08, 2016In: Tạp Ghi Đoàn Xuân Thu Chiều cuối năm, quê người, buồn như dế kêu! Nhưng có tin vui giữa giờ tuyệt vọng là: Nguyễn B

NGÀY TÔI XA QUÊ HƯƠNG Quách Như Nguyệt Tôi có ý định viết về biến cố ngày 30 tháng Tư - một ngày quá ư là trọng đại đối với riêng cá nhân tôi và toàn

Phần 1

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

Microsoft Word - unicode.doc

Microsoft Word - KimTrucTu-moi sua.doc

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

CHƯƠNG I

Đi xe đò, đi xe ôm Tiểu Tử Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ

Document

No tile

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

Phần 1

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Khóm lan Hạc đính

Code: Kinh Văn số 1650

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

No tile


Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

mộng ngọc 2

Document

Tác Giả: Kim Bính Người Dịch: Dennis Q CANH BẠC TÌNH YÊU Nho An Đường Chương 1 Anh Đang Xoay Chuyển Bàn Tay Vận Mệnh Dư Y đang ngồi sau quầy bar đọc b

Bao giờ em trở lại

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phần 1

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Microsoft Word - V doc

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

SÓNG THẦN Gia Ñình Traâu Ñieân Quoác Noäi... Họp Mặt Đầu Năm 2016 MX Đông Triều Nguyễn Bá Đương Chuyến xe chạy từ Phan Thiết đi Sài Gòn với đoạn đường

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Document

No tile

Document

CHƯƠNG 1

Ai baûo veà höu laø khoå

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

(CHÍNH NGHĨA): 30 tháng Tư 1975: Máu và Nước Mắt!

Bao giờ em trở lại

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

nguoiHSI_2019AUG18_sun

Phần 1

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Tiếng Cười

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Hãy kể một kỷ niệm đáng nhơ về con vật nuôi mà em yêu thích


Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

SỰ SỐNG THẬT

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

TN. THUẦN TUỆ Từ một tâm trong lặng NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

No tile

CHƯƠNG 1

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

36

Vì ngh a vì tình 1 Vì Ngh a Vì Tình Bi u Chánh I CON TH LÌA M n h t n a canh n m, h ng ông sao mai ã ló m c. B u tr i r c sáng, nê

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

No tile

No tile

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m


Cái Trang Thờ Nguyễn Đại Thuật Buổi sáng, Ty vừa thức dậy, đứng phía sau cửa sổ nhìn ra sân trước nhà, ông ngoại đang tỉa những lá cúc khô héo trong c

Microsoft Word - chantinh09.doc

SÓNG THẦN Huê Maäu Thaân 68 Bà Nguyễn Thị Thái Hòa là nhân chứng sống của cuộc tàn sát dân lành một cách dã man chưa từng có trong lịch sử VN của CSBV

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Document

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Tình yêu và tội lỗi

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

tem

Bản ghi:

Phỏng Vấn Một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Cao Bá Tuấn ghi LTS: Với nội dung bài này, chúng tôi chủ động không tìm hiểu tác giả; bởi chúng tôi nghĩ, độc giả sẽ nhận ra tâm tình của mình y như hầu hết ý mà tác giả diễn đạt ở đây. Còn nếu như tác giả không đồng ý nêu trên, xin thứ lỗi vậy. (QV) Rất vui được nói chuyện với chú. Chú có thể cho biết tên tuổi, cấp bậc, đơn vị. À, tui tên Nguyễn Văn Ba, trung đội trưởng Nghĩa Quân, sáu mươi sáu tuổi. Ngày 30/4/75 chú còn ở trong quân đội? Tới ngày 6/5/75. Nghĩa là chú vẫn cầm súng sau 30/4/75? Tụi tui vẫn chiến đấu mặc dù đã biết có lệnh đầu hàng. Chú nghĩ gì về cuộc chiến tranh VN? Rất đơn giản. Bên mình (VNCH) phải tự vệ vì bị bên kia (VC) tấn công. Hễ buông súng là chết. Chú có thể giải thích rõ hơn một chút. Tụi nó đánh mình, phá hoại nhà cửa đất nước mình, bổn phận mình là phải chống trả để tự vệ Cũng giống như bị cướp vào nhà. Mình không muốn vợ con bị hại thì mình phải chống lại. Nhiều người cho rằng chiến tranh Việt Nam là chiến tranh ý thức hệ, chú nghĩ sao? Ý thức hệ cái con mẹ gì. Lính VNCH chiến đấu để tự vệ. Chiến tranh ý thức hệ là sản phẩm của mấy cha mấy mẹ trí thức chồn lùi, sa lông. Mấy cha mấy mẹ muốn chứng tỏ mình học giỏi, thông minh hơn người khác nên chế ra vụ ý thức hệ để hù con nít. Vậy đánh nhau giữa Bắc Việt và Nam Việt không phải do ý thức hệ? Để tui cho em một thí dụ dễ hiểu. Nếu cộng sản miền Bắc (CSMB) không xúi giục đám Giải Phóng Miền Nam (GPMN) và không đưa lính vào phá miền Nam, thì liệu chiến tranh có xảy ra hay không? Nếu tụi nó cứ ở yên ngoài đó mà xây dựng chủ nghĩa cộng sản, dân miền Nam có đi lính không? Trả lời được câu này, em sẽ thấy chẳng ý thức hệ con mẹ gì hết! Có người lại cho rằng chiến tranh Việt Nam là nội chiến, chú đồng ý không? Theo suy nghĩ của tui, nội chiến là người cùng một nước đánh nhau vì tranh giành hay bất đồng gì đó. VNCH và VNDCCH (CSMB) là hai nước độc lập đâu phải anh em trong nhà. Nói về anh em trong nhà lại có người cho rằng miền Nam và miền Bắc đánh nhau theo kiểu huynh đệ tương tàn. Chú nhận xét thế nào? Đó là ý nghĩ của đám trốn lính. Tụi này là thứ hèn nhát sợ chết nên phải chế ra vụ huynh đệ tương tàn để từ chối đi lính. Tụi nó nại cớ không muốn bắn vào anh em. Một người viết cho rằng VNCH điên cuồng chống cộng. Tác giả này còn đưa ra hình ảnh của hai nhân vật mà tác giả gọi là đại diện của hai quân đội. Một anh tên Lưu Quang Vũ lính miền Bắc, và Nguyễn Bắc Sơn của VNCH. Tôi xin phép đọc thơ của cả hai cho chú nghe (đọc thơ) ĐM. Thằng nào viết ngu vậy? Chú có vẻ tức giận. Xin chú cho biết lý do. VNCH mà điên cuồng chống cộng thì đâu có chính sách Chiêu Hồi, đâu có bắt tù binh cả trăm ngàn nuôi ăn cho mập rồi trao trả? Thằng cha này chắc chưa bao giờ cầm súng! Cũng chưa bao giờ biết rõ về VC. Chú em

về biểu chả đọc bài của Trần Đức Thạch, cựu lính trinh sát Việt cộng về vụ thảm sát ở miền Đông. Hèn gì VNCH mất sớm chỉ vì còn có nhiều người quá khờ khạo và ngu xuẩn. Cha tác giả này chắc không biết vụ tết Mậu Thân, Đại Lộ Kinh Hoàng. Tui nói cho chú biết, Việt cộng được chính huấn là đằng trước mũi súng của tụi nó kể cả con gà con chó đều là kẻ thù. Cho nên chúng giết dân vô tội không gớm tay. Được bao nhiêu người trong lính Việt cộng giống như ông Lưu Quang Vũ nào đó? Còn cha Nguyễn Bắc Sơn làm thơ để giải sầu, chứ đâu có sĩ quan nào đem bi đông rượu đi hành quân. Lính khát thì cần nước chứ đâu cần rượu. Hơn nữa giữa trận tiền mà say rượu thì chỉ huy sao được? Mạng sống của lính nằm trong tay mình, đâu có giỡn được? Xin phép hỏi chú câu khác. Chú có thể kể lại diễn biến những ngày cuối cùng tại sao chú vẫn còn cầm súng cho tới sau 30 Tháng Tư? Tui là trung đội trưởng Nghĩa Quân. Nhiệm vụ của tui là đóng đồn ở địa phương. Có mười tám anh em dưới quyền tui. Ngày đầu hàng tui biết tụi du kích sẽ không tha mạng nếu bị bắt sống. Do đó tui ra lệnh anh em giải tán về nhà. Còn tui thì xách cây M16 vô rừng. Tui tính thí mạng cùi. Nếu bị phát giác thì trước sau gì cũng chết, vậy nên chọn cái chết cho đáng. Trong số mười tám anh em có sáu thằng tình nguyện theo tui. Rồi sau đó thì sao? Khi thấy êm êm, tui nói tụi nhỏ giải tán, trốn đi xứ khác đừng trở về nhà. Vậy là chú không trở về nhà? Chú có ân oán gì với du kích địa phương không? Thì chiến tranh mà. Tránh sao được. Vậy có lần nào chú bắn tù binh khi bắt sống không? Để tui kể cho em nghe vụ này. Một lần lính đi phục tóm được tên du kích dẫn về trình diện tui. Thằng du kích cỡ khoảng mười bốn mươi lăm tuổi. Nhìn đã thấy ngờ ngợ Tới chừng hỏi ra mới biết là con trai của thằng Ba Cội. Ba Cội là ai vậy? Bạn cùng quê, lớn lên nó theo VC. Nó là đội trưởng du kích. Tụi tui thỉnh thoảng cũng chạm nhau. Rồi chú xử con Ba Cội ra sao? Xử gì, con nít mà. Tui đá đít, bạt tai nó mấy cái rồi đuổi về. Tui biểu nó: Nói với tía mày có ngu thì ngu một mình, đừng xúi dại con mình đi theo. Vụ này Ban 2 Chi Khu làm hồ sơ chuyển tui lên quận. Cũng may ông quận biết tánh khí tui nên vỗ vai cười rồi cho tui về. Ổng biếu tui chai rượu nói: Tôi biết anh mà anh Ba. Sau này chú gặp lại Ba Cội không? Không, Ba Cội chết rồi. Bị Thám Sát Tỉnh dứt. Còn con Ba Cội? Nghe nói nó qua công an bây giờ làm lớn lắm. Thời gian tui trốn, nó có ghé nhà vợ tui hỏi thăm. Có cho mấy chục kí gạo. Nghe nói nó có cám ơn tui. Rồi chú ra trình diện hay bị bắt? Bị bắt. Trốn hoài mệt quá. Cũng mấy năm sau nhớ vợ con mò về thăm. Chú bị bao lâu? Sáu năm tám tháng mười bốn ngày! Vậy sao chú không xin đi HO? HO gì tui. Mình đâu phải sĩ quan, mà chữ Anh chữ U mình đâu có biết gì. Sau khi trở về nhà, chú có bị khó dễ gì không? Nói thiệt chú nghe, Việt cộng nó ghét lính Tổng Trừ Bị (ND, TQLC, BDQ ) một thì nó ghét tụi tui mười. Lính đánh giặc xong rồi rút còn tụi tui, đây là tài sản vợ con xóm giềng, địa phương mình nên tụi tui sống chết cũng cố thủ. Tụi nó đánh hoài mà không chiếm được. Nó đì tui sói trán. Nhưng mình thua rồi thì cứ làm câm làm điếc mà sống.

Chú có cơ hội nào gặp lại mấy anh em dưới quyền? Có, hai thằng em giờ nghèo lắm. Còn ba thằng đi vượt biên. Tội nghiệp, huynh đệ chi binh thỉnh thoảng hùn tiền gởi về cho mấy đứa nghèo. Họ có giúp chú không? Có, mà tui không nhận. Vợ con buôn bán cũng sống được, để dành cho mấy đứa em khổ hơn mình. Xin phép chú được hỏi một câu về chính trị. Có vài người đang hô hào hòa hợp hòa giải với VC chú nghĩ sao? Tui cảm ơn chú em đã tôn trọng mà hỏi tui, cỡ TĐT Nghĩa Quân học hành bao nhiêu Nhưng như tui đã nói hòa hợp hòa giải là anh em trong nhà có chuyện xích mích mới ngồi xuống mà nói chuyện. Còn đàng nầy nước mình (VNCH) bị nước khác (VNDCCH, CSMB) đánh chiếm thì làm sao mà có chuyện đó. Tui hỏi chú em. Tàu lục địa đánh chiếm Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ. Liệu dân mấy nước đó có chịu hòa hợp hòa giải với Tàu không? Bây giờ nói chơi cho vui một chút, chú biết Nguyễn Tấn Dũng chớ? Biết. Thí dụ nếu ngày xưa chú đi kích bắt được NTD thì chú làm sao. Cha này nghe nói trước đây cũng là du kích mà. NTD cũng cỡ tuổi tui. Hồi đó có bắt được chắc cũng bớp tai đá đít vài cái rồi gởi về cho Ban 2. Nếu chú biết trước NTD sẽ là TT sau nầy chú tính sao? Làm sao biết được? Nhưng như chú em nói, nếu có thiên lý nhãn thấy được vị lai tui sẽ tính cách khác! Cách nào chú có thể cho biết. Bí mật quân sự mà chú em. Làm sao cho biết được. Thì cũng cỡ như người nhái Mỹ với Osama Bin Laden vậy thôi (cười ). Vậy chớ bây giờ hỏi vui chú em điều này. Đố chú em biết đám mới về hưu kỳ rồi (NTD, TTS, NSH..) đang làm gì? Bí hả? Tụi nó đang viết kiến nghị! Thằng cộng sản nào về hưu cũng giỏi viết kiến nghị hết. (cười ) Cụng ly cái, chú Ba. Tôi thấy chú lớn tuổi rồi và cũng đã cống hiến phần vụ của mình cho tổ quốc. Giả sử bây giờ nếu đất nước (VNCH) cần, chú dám cầm súng trở lại không? Già rồi, giờ chỉ nghỉ ngơi vui với con cháu. Nhưng nếu phải chiến đấu để lấy lại đất nước VNCH từ bất cứ ai, chết tui cũng chịu chú à. Súng không nổi thì cầm dao, bất cứ cái gì. Chiến tranh qua rồi, giờ nghĩ lại chú có thấy căm thù lính bên kia không? Không, lính chỉ biết theo lệnh. Căm thù là căm thù đám lãnh đạo. Đám này đã lừa gạt lính của nó vào trong nầy chết cả triệu. Cả triệu gia đình ngoài kia mất người thân đến nỗi không có cái xác mà chôn. Hồi đó thiếu gì dịp bắn chết tù binh rồi quẳng xuống sông phi tang mà mình làm không được. Ngoài chiến trường thì bắn nhau. Nhưng đã bắt tù binh rồi là tui chuyển qua cho Ban Hai thẩm vấn, coi như mình xong nhiệm vụ. Cũng là con người với nhau cũng có gia đình, cha mẹ, vợ con. Sung sướng gì mà bắn người đã ngã ngựa? Theo chú những người cộng sản có nghĩ như vậy không? Tôi đã nói rồi. Tụi nó được chính huấn coi mỗi thứ trước đầu súng là kẻ thù, cần phải giết hết. Thương binh của nó mà nó còn giết phi tang, huống hồ gì lính mình. Bởi vậy mình thua nó vì phía bên mình còn nhân đạo quá! Dạo này có nhiều cuộc biểu tình về môi trường mà lượng người tham gia không đông. Có vẻ như dân Sài Gòn rất thờ ơ cho chính tương lai của đất nước và của gia đình họ. Chú có ý nghĩ gì không? Giỡn hoài chú em mày! Để tui nói cho chú em mày rõ. Dân Sài Gòn thứ thiệt thì hoặc là ở nước ngoài hoặc là chết tù chết biển hết. Còn dân Sài Gòn bây giờ đa số toàn tụi Ba Ke 75. Tụi nầy thừa hưởng biết bao quyền lợi từ bác và đảng, đâu có ngu gì chống! Cỡ phân nửa Sài Gòn bây giờ là dân nguyên thủy VNCH thì VC hết nước sống!

Chắc chú biết chuyến thăm của Obama. Ổng còn ghé ăn bún chả rồi thăm chùa Tàu gì đó ở Sài Gòn. Biết chớ. Có điều tổng thống của chú em đi lộn chỗ! Đáng lẽ ổng phải ghé mấy cái quán phở chửi cháo mắng để biết văn hóa của Xã Hội Chủ Nghĩa. Thay vì viếng chùa Tàu ổng nên đi thăm Nguyễn Trường Tộ và Sầm Đức Xương (mấy thằng cô hồn các đãng môi giới và mua trinh nữ sinh) để học thêm về đỉnh cao trí tuệ của loài người. Chú Ba vui quá! Cảm ơn chú về cuộc nói chuyện này. Chú có muốn nhắn gì với anh em không? Ai? Những người lính cùng chung chiến tuyến ngày xưa. À, vậy thì tui xin có chút lời. Thưa anh em, tui Nguyễn Văn Ba, trung đội trưởng Nghĩa Quân xin có lời chào hỏi anh em mình. Tui chỉ muốn nói là tui hãnh diện từng chiến đấu dưới cờ của VNCH như anh em. Tuổi trai trẻ của tụi mình đã không phí phạm. Tui cũng có nhiều dịp gặp anh em thương binh, thỉnh thoảng ngồi uống cà phê, hút điếu thuốc. Anh em coi vậy chớ hãnh diện lắm vì đã cống hiến phần thân thể mình cho đất nước. Khổ thì có khổ, nhưng tới ngày chết tụi tui còn ở trên quê hương, không bao giờ mất đi niềm hãnh diện từng là người lính VNCH đi dân nhớ ở dân thương, phải không các chiến hữu? Chú thích: Đã xóa rất nhiều chữ ĐM (và tiếng khề khà rượu đế chưng cất tại nhà, rượu hạng nhất) để bài viết dễ đọc hơn. Chú Ba vẫn còn sống ở Việt Nam. Những lời chú tâm sự là từ đáy lòng bởi tin tưởng nhau hơn hai chục năm trời giữa chú và tôi. Cảm ơn chú Ba. ĐM VC hả chú Ba? Ô Kê Sa Lem chú Ba!

Người Lính Nghĩa Quân Trong Tim Tôi Năm tôi được 10 tuổi, gia đình tôi bỏ ruộng vườn vào ở trong khu Ấp chiến lược, được bao bọc bởi một vòng thành kiên cố có kẽm gai, có hào sâu chung quanh. Ở hai đầu ấp có hai cái đồn nghĩa quân nhỏ. Ba má tôi thỉnh thoảng trở về nhà làm ruộng, gặt lúa ban ngày, rồi ban đêm vào xóm ở. Ấp Chiến lược là một công trình chiến lược dùng để cô lập Việt cộng ra khỏi dân chúng. Việt cộng hay trà trộn trong dân và bắn giết dân chúng, quân lính Việt Nam Cộng Hòa. Lúc nầy Việt cộng bắt đầu nổi dậy mạnh ở miền Tây, thâu thuế, giết hại dân thường, ám sát Xã trưởng, Ấp trưởng của Việt Nam Cộng Hòa gây kinh hoàng cho dân chúng, gây mất ổn định cho xã hội miền Nam đang sống trong thanh bình. Họ bịt mắt, chặt đầu, hay chôn sống bất cứ người nào họ nghi ngờ là đang cộng tác với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Khu ấp chiến lược tôi ở được bảo vệ bởi một trung đội nghĩa quân, gồm có ba tiểu đội. Các chú lính hay ở trong đồn còn vợ con họ sống trong các căn nhà nhỏ trong xóm. Nhà tôi ở gần nhà ông Tiểu đội trưởng, tôi kêu là chú Tấn. Canh giữ xóm làng Lúc mới vào ấp tôi chỉ là một đứa con gái nhỏ quê mùa ngơ ngác. Nhưng lần lần tôi cặp bè bạn chơi với mấy đứa bạn, gái có, trai có, lớn tuổi, lanh lợi hơn, tôi học được nhiều thứ mới mẻ. Tôi biết cả tên cây súng nào là cây Carbine, cây nào là Garant, Thompsom, cây nào là cây súng phóng lựu. Tôi biết tên hầu hết các chú lính nghĩa quân trong tiểu đội của chú Tấn, nào là chú Tường, chú Sanh, chú Đúng, chú Quít, chú Mực. Các chú rất hiền và chú nào cũng nghèo. Bộ quân phục được các bà vợ vá nhiều chổ. Tôi hay lân la đến nhà các chú chơi với con của họ Với đồng lương nghĩa quân khiêm tốn, các chú ăn uống rất đạm bạc, thường là cá linh, cá lòng tong kho, với rau lang luộc hoặc chút ít canh bí, canh bầu. Hầu như chú nào cũng có vợ và vài ba đứa con. Khi rãnh rỗi tôi thấy các chú hay giúp việc nhà cho vợ buôn bán chút đỉnh kiếm thêm tiền. Có chú giữ con cho vợ ngồi bán rau ngoài chợ. Có chú xay bột cho vợ làm bánh tầm, bánh bò, bán cho dân trong xóm. Chú Tấn còn trẻ, nhưng ít nói.. Thím Tấn là một người đàn bà hiền lành, có đôi mắt đẹp, to và dễ khóc. Chú hay xay đậu nành làm thành bánh đậu hủ cho thím ủ chao, ủ tương, rồi thím đem bán vào những buổi chợ rằm, chợ ba mươi cho người ta ăn chay. Chú thím Tấn có hai đứa con. Thằng Dũng được 6 tuổi, con Lan 3 tuổi. Khi bận bán tương, chao, thím Tấn hay gởi hai đứa nó nhờ tôi giữ dùm. Tôi hay chơi đùa và coi chúng nó như em. Tụi nó cũng rất thương tôi. Một người lính bộ binh trẻ Rất ít khi dân trong xóm gặp các chú nghĩa quân ra đi hành quân. Các chú lặng lẽ ra đi khi trời sụp tối để giử bí mật. Họ âm thầm canh gác đâu đó dọc theo bờ thành ấp chiến lược, sáng sớm mới trở về. Họ đi về im lặng như những cái bóng mờ. Có những sáng tôi hay gặp các chú trở về. Thường thì chỉ có cái áo khô, quần các chú ướt đẫm, sình bùn lên trên đùi. Các chú thường đi dép hay đi chân không, chẳng mấy ai có được đôi giầy. Có khi đang đêm, tôi nghe súng nổ dòn giả. Sáng hôm sau các chú lính quen thuộc mang về hai cây súng chiến lợi phẩm của Việt cộng cùng với vài trái lựu đạn. Các chú kể cho mọi người trong xóm nghe là đêm rồi một toán Việt cộng băng qua ruộng phá hàng rào định đột nhập vào ấp chiến lược thu thuế và bắt dân đi làm dân công, qua sự hướng dẫn của một tên giao liên là người trong ấp. Các chú bắn chết hai tên, thây còn bỏ ngoài bìa ấp. Chúng tôi rủ nhau đi coi xác Việt cộng. Có lần các chú bắn chết cả một xuồng Việt cộng đang

băng qua sông. Nhờ các bác ghe chài vớt lên, được nhiều súng. Sáng hôm sau ông Quận trưởng bất ngờ đến đồn nghĩa quân xóm tôi, khen ngợi và thưởng tiền mua một con heo quay thật lớn. Các chú được dịp ăn nhậu vui vẻ. Mấy đứa con các chú nghĩa quân cũng hí hửng được dịp ăn thịt heo quay. Một ngày nọ tôi đi học về thấy cả xóm nhốn nháo lên, mấy thím vợ lính hớt hãi lo lắng. Thím Tấn nước mắt đoanh tròng. Tôi hỏi thì thím cho tôi hay Trung đội nghĩa quân vừa bị tấn công và hai chú nghĩa quân hiền lành của xóm tôi vừa hy sinh, đền nợ nước. Chú Mực mà tôi quen thì bị đạp mìn Việt cộng gãy giò. Thật là một cái tang lớn cho cả xóm tôi. Linh cửu của hai chú được quàng tại chùa. Vợ con lối xóm khóc lóc tỉ tê. Đến chiều thì người ta chôn hai chú ngoài bờ rào ấp. Một hàng sáu chú nghĩa quân đứng chào trên bờ huyệt. Quan tài hạ xuống, các chú bắn sáu loạt đạn điếc tai. Mặt các chú rất đau khổ, gầm lại khác hẳn các khuôn mặt hiền từ hàng ngày mà tôi thấy. Vợ con hai chú đòi nhảy xuống huyệt chết theo chồng. Nhiều người phải xúm lại kéo các thím lên, khó khăn lắm mới dẩn được họ về nhà. Bọn chúng tôi và mấy đứa con trai ngày thường hay chạy nhảy, phá phách, la hét, mà giờ cũng đứng im ru. Tôi không biết Việt cộng là ai. Nhưng tôi lờ mờ hiểu rằng họ là người không tốt, vì họ bắn phá mà gia đình tôi phải bỏ thôn xóm vào đây. Giờ họ còn theo định đột nhập vào cái ấp chiến lược nầy làm chi nữa? Lính Việt Nam Cộng Hòa hành quân Cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt. Việt cộng bắt đầu tấn công miền Nam ở cấp số lớn hơn. Họ đặt mìn giật xe chạy trên quốc lộ, họ giật xập cầu, bắt dân chúng đi đắp mô cản đường xe chạy. Có khi họ giật mìn chết cả một chiếc xe đò. Nhiều người chết có cả đàn bà và trẻ em, thịt xương văng tung toé. Có lúc họ pháo kích hay đặt mìn giật xập trường học của học sinh miền Nam. Tiểu đội của chú Tấn phải đi kích liên miên. Thím Tấn lo âu thấy rõ. Trung đội nghĩa quân lập được nhiều chiến công. Nhưng các chú nghĩa quân mà tôi quen biết cũng vơi dần. Họ đã âm thầm ra đi như những người chiến sĩ vô danh và trở về im lìm, trong những chiếc chiếu, những cái poncho, trong cái cảnh da ngựa bọc thây. Rồi cái ngày đau thương của thím Tấn và hai đứa con dại đã đến. Chú Tấn và một chú nghĩa quân nữa hy sinh trong một cuộc đụng độ dữ dội với Việt cộng năm 1965. Xác chú được khiêng để trên bộ ván trong căn nhà nhỏ của chú. Khi tôi đi học về, tôi thấy người ta đang tắm rửa thay đồ rồi để một nải chuối lên bụng chú, ngọn đèn dầu leo lét được thắp trên đầu nằm có để một chén cơm và một cái trứng vịt. Đầu chú được băng bông trắng. Máu còn rĩ ra bên màng tang. Vợ con chú vật vã khóc than, đau đớn không thể nào kể xiết. Tôi đến mắm tay hai đứa nhỏ. Thằng Dũng thỉnh thoảng hỏi tôi: Bộ Ba em chết rồi hả chị? Tôi chỉ ừ, không biết trả lời làm sao! Lính Việt Nam Cộng Hòa dừng quân Đến khi chôn chú Tấn, hàng loạt đạn đưa tiễn vang rền. Thím Tấn chết lên chết xuống, bộ đồ tang trắng bê bết bùn sình. Người ta phủ lên cái mã đất của chú Tấn một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa thật dài. Bốn phía có cắm bốn lóng trúc có gạo và muối. Tôi phải dẩn con Lan và thằng Dũng về nhà. Nước mắt tôi tuôn rơi. Cuộc sống chúng tôi đang êm đềm hiền hòa, thì tại sao người ta phải tấn công thôn ấp, giết hết người nầy người nọ. Để làm gì? Miền Nam độc lập tự chủ, có ai chiếm đóng miền Nam đâu, mà phải giải phóng chúng tôi. Cuộc đời dân miền Nam không hạnh phúc, sung sướng gấp chục lần dân miền Bắc hay sao? Tại sao các người phải giết chú Tấn

của chúng tôi để cho cuộc đời mẹ con thằng Dũng từ đó ảm đạm, sa sút hẳn đi. Thím Tấn khóc hoài không dứt. Năm sau, gia đình tôi dời đi chỗ khác. Tôi ít được gặp lại Thím Tấn, thằng Dũng và con Lan. Năm năm sau, tôi mới được về thăm ấp cũ, tôi mừng rỡ gặp lại thím Tấn và hai đứa con. Bây giờ ngày nào thím cũng phải ra chợ bán tương chao nuôi con. Thằng Dũng vẫn còn nhớ tôi nhưng con Lan thì không nhận ra tôi nửa. Sau nầy tôi có dịp tiếp xúc với nhiều binh chủng oai hùng khác của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, nhưng lòng tôi vẫn còn nhớ về các chú nghĩa quân hiền lành mà tôi đã biết năm nào. Hơn phân nửa các chú đã nằm xuống để bảo vệ làng xóm, quê hương tôi. Số còn lại có người gẫy chân, có người cụt tay, sống đời tàn phế. Việt cộng đã chà đạp lên Hiệp Định Hòa Bình Paris mà họ vừa ký kết năm 1973, cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975, đưa cả nước xuống 10 tầng địa ngục. Một cảnh Huynh Đệ Chi Binh, dìu bạn bị thương Thân tôi giờ xa xứ xa quê, đã hiểu được ý nghĩa sự hy sinh cao cả của các anh, các chú quân nhân quân lực miền Nam. Thỉnh thoảng tôi nhớ lại các chú lính nghĩa quân tôi quen biết mà thấy lòng thương lắm. Cùng với bao nhiêu binh chủng khác của quân đội, các chú âm thầm lặng lẽ hy sinh, cho dân chúng trong ấp tôi được sống trong yên bình. Các chú đem xương máu ra bảo vệ nền tự do, dân chủ mới được thành hình trên miền Nam yêu dấu. Các chú đã nằm xuống - bỏ lại con thơ, vợ dại - để ngăn cản bọn quỷ đỏ hung tàn trong công cuộc tiến chiếm miền Nam, áp đặt cả nước trong một chế độ độc tài, hung bạo, không lối thoát. Các chú đã đem sinh mạng, xương máu của mình, để ngăn cản bọn bán nước buôn dân đày đọa cả dân tộc, và đưa đất nước Việt Nam đi ngược dòng tiến hóa cũa nhân loại. Các chú đã anh dũng hy sinh, ngăn cản bọn CSVN chiếm đoạt đất nước làm tài sản riêng tư cho đảng, rồi tự ý dâng hiến đất đai, hải đảo của tiền nhân cho quan thầy Tàu cộng. đời đau khổ. Hỡi cô bác, hỡi anh chị ơi! Nếu vị nào may mắn, có cuộc sống bình yên xin đừng quên các chú lính nghĩa quân đang sống đời tàn phế. Xin đừng quên các chú nghĩa quân đã lặng lẽ hy sinh để bảo vệ tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam Xin đừng quên vợ con họ, bị bỏ lại sau lưng với cuộc Nguyễn Thanh Thủy (Bài nầy được viết dựa vào những sự kiện có thật. Vì sự an toàn của một số người còn kẹt lại, tác giả tạm thời không đề cập đến những địa danh và tên người cần thiết trong bài nầy)