SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) KỲ KIẾM TRA KHẢO SÁT LỚP 12 THPT NĂM 2019 Bài kiểm tra môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 12

Tài liệu tương tự
Nghị luận xã hội về sống đẹp

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

CHƯƠNG 1

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

SỞ GD& ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC Môn NGỮ VĂN; Khối C, D (Đáp án có 5 trang) Câu Ý Nội dung Đ

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o H¶i D­¬ng

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Hocvan12.com I. Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả - Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong ph

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đ

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phần 1

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Cúc cu

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Nghị luận về lòng dũng cảm – Văn mẫu lớp 10

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Văn phân tích lớp 9 Phân tích bài thơ số 28 của R.Tago BÀI LÀM Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel,

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

MỞ ĐẦU

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

Tràng Giang

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Microsoft Word - HaHuyenChiNoiVeCaKhucLeDa.doc

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

Gia sư Thành Được Câu 1 (3,0 điểm) Câu chuyện của hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nh

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Nghị luận về thời gian

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Layout 1

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

ptdn1241

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Nghị luận xã hội về câu nói “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Mở đầu

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Độc công tử

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9

Untitled

Bản ghi:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) KỲ KIẾM TRA KHẢO SÁT LỚP 12 THPT NĂM 2019 Bài kiểm tra môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Mục tiêu: Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: - Kiến thức làm văn, tiếng Việt - Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm. - Kiến thức đời sống. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học). I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau: 14.7 [69] Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và suy tư đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc. Thực hiện các yêu cầu: (Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr. 160) Câu 1.Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến tranh?(thông hiểu) Câu 2.Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến những ai? Tình cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người như thế nào?(thông hiểu) Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.(thông hiểu) Câu 4.Suy nghĩ của anh (chị) về dòng tâm sự của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm: Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc.(vận dụng) II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm)(vận dụng cao) 1 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán Lý Hóa Sinh Văn Anh Sử - Địa GDCD tốt

Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về thế hệ thanh niên trong những tháng năm bom rơi đạn nổ. Câu 2 (5 điểm)(vận dụng cao) Về bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, có ý kiến nhận xét: Đó là những vần thơ thể hiện một tình yêu vừa rộng mở, lớn lao lại vừa thân thương, gần gũi. Anh/chị hãy phân tích hai đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên: Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Ôi con sóng nhớ bờ Này đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức. ----------HẾT----------- (Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018. Tr. 155) 2 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán Lý Hóa Sinh Văn Anh Sử - Địa GDCD tốt

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM I.ĐỌC HIỂU Câu 1. *Phương pháp:đọc, tìm ý Những từ ngữ hình ảnh thể hiện sự ác liệt của chiến tranh: - Bom rơi đạn nổ. - Một tràng pháo bất ngờ giết chết năm người và làm bị thương hai người. - Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. - Chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Câu 2. - Nỗi nhớ thương của người viết hướng đến ba má và các em, những người đã hi sinh xương máu v Tổ quốc và hướng tới chính cả bản thân mình (khi nghĩ rằng mình cũng đứng trong hàng ngũ nhữn người sẽ hi sinh, dâng trọn đời mình cho Tổ quốc) - Tình cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người giàu tình cảm, suy tư và dũng cảm hi sinh vì độc lậ của Tổ quốc. Câu 3. - Biện pháp tu từ so sánh: Chết chóc còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. - Tác dụng: Nhấn mạnh sự ác liệt của chiến tranh, tố cáo tội ác của giặc và cho thấy nguy hiểm luô rình rập xung quanh con người, từng giờ từng khắc. Câu 4. Dòng tâm sự của bác sĩ Đặng Thùy Trâm cho thấy: - Nữ liệt sĩ chấp nhận cái chết, thậm chí tự hào vì được đứng trong hàng ngũ chiến đấu bảo vệ T quốc, vì ngày mai của dân tộc. - Vượt qua nỗi sợ về cái chết, đó là sự vươn lên, noi gương những người đi trước, kiên cường dũn cảm để bền chí chiến đấu. - Qua đây ta thêm khâm phục và biết ơn những người chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Đồng thời, lờ tâm sự này cũng như một lời nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta trong hôm nay: được sống ở thời bình không còn phải nghe tiếng bom rơi đạn nổ, có nhiều điều kiện để phát triển và dựng xây Tổ quốc; v vậy hãy sống làm sao cho xứng đánh với thế hệ cha anh, đừng sống hoài, sống phí. II.LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp:phân tích, lý giải, tổng hợp Cách giải: a. Yêu cầu về hình thức: - Đoạn văn trình bày đúng hình thức một đoạn văn khoảng 200 chữ. - Luận điểm rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu b. Yêu cầu về nội dung: Giới thiệu vấn đề Giải thích vấn đề Thế hệ thanh niên trong những năm bom rơi đạn nổ là thế hệ thanh niên trong thời kì chiến tranh một thế hệ anh dũng của Tổ quốc. Phân tích, bàn luận vấn đề * Biểu hiện: Biểu hiện của lòng dũng cảm và sự anh dũng của thế hệ thanh niên trong những năm bom rơi đạn nổ : 3 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán Lý Hóa Sinh Văn Anh Sử - Địa GDCD tốt

- Họ tham chiến bằng tấm lòng nhiệt huyết, trẻ trung, lạc quan. - Họ tham chiến bỏ lại sau lưng mọi mối tình cảm ràng buộc, mọi ước mơ riêng, lí tưởng hoài bã riêng. => Khi Tổ quốc vẫy gọi, họ sẵn sàng khoác ba lô lên đường với lý tưởng Quyết tử cho Tổ quố quyết sinh. * Chứng minh: - Những tấm gương trong văn học: Người lính nông dân trong Đồng chí, người lính trẻ trong Bài th về tiểu đội xe không kính, hay Đất nước Nguyễn Đình Thi, những nữ thanh niên xung phong tron Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê, => Đó đều là những tấm gương của thế hệ trẻ đã đi vào văn học. - Những tấm gương đời thực: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Lâm Thị Mỹ Dạ, * Bình luận: - Thế hệ trẻ thanh niên trong những năm bom rơi đạn nổ là những con người dũng cảm, họ ra đi v nghĩa lớn. Dù cuộc sống khó khăn gian khổ, thậm chí phải đối mặt với những hiểm nguy, thậm ch là cái chết nhưng họ không hề chùn bước. Những tấm gương, những tên tuổi ấy đã làm nên bứ tượng đài bất tử, tô điểm cho màu cờ của Tổ quốc. - Thế hệ trẻ thanh niên thời chống Pháp chống Mỹ được tôi luyện và có được thành tựu rực rỡ nh vậy, không lẽ gì thế hệ trẻ hôm nay không noi gương tiến bước để xâ y dựng đất nước vững mạnh giàu đẹp. - Liên hệ bản thân: Bài học nhận thức và hành động. Câu 2: Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp Cách giải: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến - Xuân Quỳnh là gương mặt nổi bật của nền thơ Việt Nam hiện đại, là nhà thơ của hạnh phúc, tình yêu. - Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. - Sóng (1967) là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Hai đoạn thơ trên thể hiện xúc động khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường của Xuân Quỳnh. -Về bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, có ý kiến nhận xét: Đó là những vần thơ vừa thể hiện một tình yêu rộng mở, lớn lao lại vừa thân thương, gần gũi - một tình yêu với khát khao được yêu cháy bỏng và những cung bậc trong tình yêu mà dường như ai cũng trải qua. Hai đoạn thơ trên thể hiện xúc động khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường của Xuân Quỳnh. Phân tích hai khổ thơ Tác giả mượn hình sóng để ẩn dụ cho hình tượng em nhằm diễn tả những cung bậc, những trạng thái trong tình yêu. *Khổ thơ thứ nhất: - Nhà thơ khẳng định: tình yêu mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, nó làm bồi hồi, xao xuyến rung động trái tim của lứa đôi, của con trai con gái, của em và anh - Hai câu thơ đầu, từ Ôi! cảm thán là nỗi thổn thức của trái tim yêu. Nghệ thuật đối lập ngày xưa ngày sau càng làm tôn thêm nét đáng yêu của sóng, khẳng định sự trường tổn vĩnh cửu của tình yêu. Sóng là thế muôn đời vẫn thế vẫn dữ dội ồn ào vẫn dịu êm lặng lẽ như tình yêu tuổi trẻ có bao giờ đứng yên. - Hai câu thơ sau, nhà thơ khẳng định tình yêu luôn song hành với tuổi trẻ: Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ => tuổi trẻ sinh ra là để yêu và được yêu, Xuân Quỳnh đã thấu hiểu và diễn tả điều đó một cách tự nhiên và chân thành. *Khổ thơ thứ hai: - Tác giả mượn hình tượng sóng để diễn tả nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tình yêu. - Nỗi nhớ da diết, giày vò: bao trùm mọi không gian, hiện diện cả tầng sâu lẫn bề rộng dưới lòng 4 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán Lý Hóa Sinh Văn Anh Sử - Địa GDCD tốt

sâu, trên mặt nước, choán ngợp cả vũ trụ bao la Dẫu xuôi về phương Bắc/ Dẫu ngược về phương Nam. - Nỗi nhớ mãnh liệt, khắc khoải, triền miên, giày vò thao thức theo thời gian từ ngày sang đêm, mọi lúc mọi nơi như những con sóng triền miên, dào dạt, không bao giờ ngưng lặng; nỗi nhớ tồn tại trong cả ý thức và cả tiềm thức: Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức - Cảm xúc vô cùng phong phú: có khi được bộc lộ trực tiếp, có khi bộc lộ gián tiếp để diễn tả nỗi nhớ vô biên tuyệt đích của một tình yêu chân thành, mãnh liệt. Qua hai khổ thơ trên, ta thấy những vần thơ của Sóng dạt dào tình yêu rộng mở, thân thương và gần gũi. Đó là khát khao được yêu thương chân thành và nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của một tâm hồn yêu đương mãnh liệt. Tổng hợp, đánh giá giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật - Giá trị nội dung: Qua hai hình tượng sóng và em, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được những cung bậc tình cảm, tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu vừa truyền thống vừa hiện đại; tình cảm vừa rộng mở, vừa thân thương gần gũi. Từ đó có những nhận thức đúng về một tình yêu đẹp, về những khát vọng hạnh phúc chân chính. - Đặc sắc nghệ thuật: + Kê t câ u song ha nh : Hai lơ p nghi a cu a hiǹh t ượng sóng đã t ạo nên kết cấu song hành cho ba i thơ: sóng và em lúc phân tách, soi chiếu vào nhau, lúc nhập hòa làm một. + Âm điệu của bài thơ: Là âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi, lúc ào ạt dữ dội, lúc nhẹ nhàng khoan thai gợi ra âm điệu của những con sóng lòng với nhiều cung bậc, cảm xúc khác nhau, đồng điệu và hòa nhập với sóng biển. 5 Truy cập trang http://tuyensinh247.com/ để học Toán Lý Hóa Sinh Văn Anh Sử - Địa GDCD tốt