Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

Tài liệu tương tự
Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

No tile

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Em hãy thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngữ văn 11

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Nghị luận về thời gian

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Phân tích giá trị tuyên ngôn độc lập của “Bình Ngô đại cáo”

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn thơ “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc” trong “Mùa xuân nho nhỏ”

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Văn hay lớp 11

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Nghị luận về lòng dũng cảm – Văn mẫu lớp 10

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Phân tích về thơ của Xuân Diệu

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

Kể về một người bạn mới quen

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Tuyên ngôn độc lập

Cảm nghĩ về mái trường

Hãy kể một kỷ niệm đáng nhơ về con vật nuôi mà em yêu thích

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Tả cây hoa lan

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh đêm trăng sáng đẹp ở quê em

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài tập làm văn số 4 lớp 8

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Văn mẫu lớp 8

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Bản ghi:

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật - Văn hay lớp 9 Author : vanmau Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật - Bài làm 1 Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong, thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của ông: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Câu thơ tự nhiên như một lời nói thường ngày, mang đậm chất văn xuôi: Không có kính không phải vì xe không có kính. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. Chiến tranh khốc liệt của giặc Mĩ, bom giật, bom rung đã gây ra bao tổn hại cho những chiếc xe ấy. Và nó còn gợi lên cảm giác rằng tính mạng của người lính cũng luôn bị đe dọa. Một sự đối lập khá độc đáo được tác giả sử dụng trong đoạn thơ này: đi trong mưa bom bão đạn mà người lính vẫn luôn ung dung, bình thản. Người lính thật khẳng khái, bất chấp bom đạn: Ung dung buồng lái ta ngồi! Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Đây là một cái nhìn tự do như coi thường tất cả những hiểm nguy và vất vả trong cuộc chiến. Đây là cái nhìn của những con người bản lĩnh. Cái nhìn của người lính trong tiểu đội xe không kính là cái nhìn ung dung, bình thản, tập trung cao độ. Mặc dù xe không kính như thế nhưng người lính vẫn bình tĩnh, tự tin để ra tiền tuyến, vẫn có cái nhìn ngạo mạn trước hiểm nguy. Người lái xe không kính thật bản lĩnh. Lòng căm thù giặc đã giúp họ vững vàng tay lái để đưa tiểu đội ra tiền tuyến. Tình yêu Tổ quốc đã làm người chiến sĩ bất chấp mọi khó khăn, gián khổ của cuộc chiến tranh. Ý chí chiến đấu đã làm người lính lái xe không cảm thấy vất vả khi xe không có kính. Xe không kính đã làm người chiến sĩ gần gũi với thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên trên đường ra trận: Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim. Vì không có kính chắn gió nên người lính nhìn thấy rõ hơn. Con đường chạy thẳng vào tim con đường vừa mang giá trị hiện thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng thật độc đáo: con đường đi đã được nâng lên thành con đường cách mạng, con đường ở trong tim của mỗi người Tài chiến liệu chia sĩ, sẻ contại đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không có kính là một mất mát lớn nhưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lính có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của

thiên nhiên. Không chỉ là mặt đất mà cả bầu trời đầy sao, cánh chim như ùa vào buồng lái: Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Trong cuộc chiến tranh khốc liệt, chính tình yêu thiên nhiên và cả vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn đã giúp người chiến sĩ vượt qua những khó khăn. Khổ sở là như thế, nhưng đối với người lính thì có hề chi, họ bất chấp mọi hiểm nguy: Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già. Hai tiếng ừ thì chắc nịch nhưng nhẹ nhàng, không hề phàn nàn, kêu ca. Dường như những gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh cũng không ảnh hưởng đến tinh thần đầy lạc quan của người lính. Vì xe không có kính nên nắng thì có bụi mà mưa thì xối xả. Ngồi trong buồng lái nhưng chẳng khác nào là ở ngoài trời. Hai chữ ừ thì được lặp lại đã khẳng định được thái độ sẵn sàng bất chấp khó khăn, cũng như có bụi thì chưa cần rửa, khi có mưa, áo có ướt cũng chưa cần thay: Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam tạo ra sức mạnh vô biên thúc giục người lính chạy thêm trăm cây số nữa. Một qui luật tự nhiên không gì thay thế được: mưa rồi sẽ tạnh, gió sẽ lùa vào, áo sẽ khô mau thôi. Những người lính hiện lên trong câu thơ thật hồn nhiên, vui vẻ, lạc quan. Chính tình yêu Tổ quốc, tinh thần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã tạo ra một sức mạnh lớn lao dể người lính vượt qua mọi gian khổ hiểm nguy trong cuộc chiến tranh khốc liệt. Chiếc xe không kính ấy đã chở tiểu đội ra chiến trường miền Nam đánh Mỹ, thống nhất nước nhà. Tuy tác giả không nói ra ngồi trên chiếc xe bị quân thù tàn phá đi ra từ chốn bom rơi ấy là những người lính như thế nào nhưng người đọc đều hình dung được rằng đó là những người dạn dày và gan góc trong bom đạn: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Một sự trẻ trung, yêu đời lại được thể hiện trong một chi tiết ngộ nghĩnh. Họ lại gặp nhạu trên đường đi tới và đã bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Tình bạn, tình đồng chí không bị ngăn cách bởi cái không thuận lợi của hoàn cảnh mà trái lại nó càng khăng khít hơn, tiếp thêm sức mạnh cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Tài liệu chia sẻ tại Tình đồng chí, đồng đội giữa những người, lính Trường Sơn đã được thể hiện một cách sâu

sắc, họ là những người cùng chí hướng: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy. Giữa đất trời tự do phóng khoáng, họ cùng nhau dựng bếp Hoàng Cầm, cùng nhau xây dựng lí tưởng, cùng nhau nhóm ngọn lửa cách mạng. Không cần lạ quen, chỉ cần chung bát đũa là những người lính có thể họp lại thành một gia đình, Vì thế mặc dù xa nhà, xa quê hương đi chiến đấu nhưng người lính không hề cảm thấy cô đơn. Họ mắc võng để nghỉ ngơi, chuyện trò cùng nhau trong những giây phút thanh thản ngắn ngủi rồi lại đi. Điệp ngữ lại đi nối tiếp nhau như cuộc đời của những người lính cứ đi về phía trước. Chính nhờ những chuyến đi ấy mà họ lại có cảm giác trời xanh thêm. Nó không chỉ có ý nghĩa tả thực mà còn mang ý nghĩa tượng trưng: đó không chỉ là màu xanh của bầu trời mà còn là màu xanh của hòa bình, của hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Sự đối lập giữa hai phương diện vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài và bên trong chiếc xe đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Các anh đã vượt qua tất cả: Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước. Những chiếc xe còn thiếu nhiều thứ mà đáng lẽ ra nó cần phải có. Nhưng đó chỉ là những thứ vật chất, nếu thiếu thì các anh vẫn khắc phục được. Các anh đã nhấn mạnh thêm một cái có thật cần, đó là lí tưởng cộng sản, lí tưởng yêu nước căm thù giặc: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Đây là trái tim của một con người đầy nhiệt huyết chiến đấu vì miền Nam yêu thương, và vì thế xe vẫn băng ra tiền tuyến, mặc dù: Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi. Với những câu thơ gần gũi như những lời nói thường ngày đậm chất văn xuôi, Phạm Tiến Duật đã xây dựng được một hình tượng độc đáo: những chiếc xe không kính vẫn băng băng trên con đường ra trận. Và qua hình ảnh những chiếc xe, tác giả đã làm nổi bật lên hình ảnh của những người lính gan góc, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm ở Trường Sơn thời chống Mĩ. Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật - Bài làm 2 Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Những sáng tác của ông lôi cuốn người đọc không phải bằng ngôn từ hoa lệ, trau chuốt mà bằng sự mạnh mẽ, bằng hiện thực cuộc sống. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính tiêu biểu cho phong cách sáng tác độc đáo đó. Hình ảnh người lính hiện lên đậm nét qua ngòi bút sắc sảo của Phạm Tiến Duật. Cuộc kháng chiến chống Mỹ tàn khốc, ác liệt đã khiến nhân dân phải rơi vào cảnh lầm than, Tài đât liệu nước chia sẻ điêu tại đứng. Những người chiến sỹ vượt qua gian lao để làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh những anh bộ đội cụ hồ được đặc tả chân thực, sâu sắc qua những vần thơ của

Phạm Tiến Duật. Tác giả mở đầu bài thơ bằng một lời khẳng định chắc nịch: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Chỉ với hai câu thơ như hai nét chấm phá nhưng tác giả đã vẽ lên bức tranh hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Tác giả đưa ra một lý do hiển nhiên, đủ sức thuyết phục cho việc chiếc xe không có kính. Hai từ không được đặt trong một câu thơ đã khẳng định rằng đó là sự thật hiển nhiên, bọn Mỹ độc ác đã trút bao nhiêu hận thù xuống mảnh đất đây đau thương này. Những lời thơ của tác giả gần gũi với lời ăn tiếng nói của mỗi người nên rất dễ hiểu, dễ thấm. Sang đến câu thơ thứ ba, hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ hiện lên với phong thái hiên ngang, oai phong: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời nhìn thẳng Với biện pháp đảo trật tự cú pháp, tính từ ung dung được đặt ở đầu câu đã nhấn mạnh tư thế ngồi lái xe đầy kiêu hãnh, có thể làm chủ được chiến trường mà không hề nao núng. Đại từ ta vừa là chính mình, vừa mang ý nghĩa đại diện cho nhiều người, cho một quốc gia luôn trong tâm thế sẵn sang đánh địch. Đây là một thủ pháp nghệ thuật đầy ẩn ý của chính tác giả. Trước mắt người chiến sỹ là trời đất bao la, rộng lớn, phải tiến về phía trước thì mới có thể giành được chiến thắng. Từ nhìn ở câu thơ tiếp theo được lặp lại 3 lần như khẳng định sự kiên trì, vững vàng và tập trung cao độ cho trận chiến. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái Hai câu thơ này đã có sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế, nhạy cảm. Từ nhìn không còn giữ nguyên nghĩa gốc nữa mà đã chuyển sang ý nghĩa khác. Lúc này không những nhìn thấy đường, thấy trời đất, mà thấy cả gió vào xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim. Có lẽ trong lòng người chiến sỹ đang có một ý chí quyết tâm cao độ nên mới cảm nhận được sự tinh tế cũng như nhận ra những hiểm nguy phía trước, vẫn cố gắng kiên cường để vượt qua. Một không gian bao la, rộng lớn như bao trùm lên phía trước. Tài liệu chia sẻ tại Hiện thực chiến tranh không còn khốc liệt, đan xen vào đó là sự hóm hỉnh, vui tươi của

những người lính cách mạng. Các anh đã lien tưởng đến một không gian lãng mạn, vui tươi giữa cảnh bom đạn khốc liệt. Những ngôi sao trên trời cao và những cánh chim chao liệng ở phía ngoài kia khiến người lính cách mạng cứ ngỡ như đang sa, đang ùa vào buồng lái. Đến đoạn thơ sau tác giả đã diễn tả được sự khốc liệt của chiến tranh: Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần rửa, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi Hiện thực chiến tranh khốc liệt, tàn khốc được vẽ lên qua ngòi bút chân thực của tác giả. Với ngôn ngữ giản di, gần gũi với đời sống của con người. Một từ ừ khiến cho câu thơ trở nên nhẹ tênh, không một chút do dự hay vướng bận. Một từ ừ khiến cho tâm trạng của những người lính trở nên nhẹ nhõm hơn. Sự khốc liệt của chiến tranh và thiên nhiên khiến không làm chùn bước, ý chí của những người lính cách mạng. Điệp từ chưa cần càng khẳng định tâm thế hiên ngang, bất cần đời của anh bộ đội cụ hồ. Nhưng chính điều này đã làm nên phong cách ngông, phong thái ung dung cần phải có trong cuộc kháng chiến đầy ác liệt như thế này. Và trong cuộc chiến tranh gian lao, thử thách như thế này tình cảm đồng chí, đồng đội luôn được đề cao và khẳng định: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay nhau qua của kính vỡ rồi Hình ảnh thơ thật đẹp, thật đáng ngưỡng mộ. Vượt qua bao nhiêu bom đạn, thử thách những Tài chiếc liệu chia xe từ sẻ trăm tại mọi ngả đường đã về một nơi tụ hội, để kể cho nhau nghe những trận chiến đã vượt qua. Hình ảnh bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi thực sự khiến người đọc ứa nước

mắt, vì nó thật đẹp và cao cả. Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa những người đồng đội dường như khiến cho cuộc chiến tranh bớt tàn khốc, bớt ảm đạm hơn. Dù trong mọi hoàn cảnh thì tình cảm luôn có thể chiến thắng tất cả. Nó là sức mạnh tạo nên sự đoàn kết, niềm tin chiến thắng. Có lẽ đoạn thơ cuối là đoạn thơ đẹp nhất, ấn tượng nhất: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim Một lần nữa Phạm Tiến Duật khẳng định sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng hơn hết vẫn là ý chí, là niềm tin và sự nỗ lực vì miền Nam phía trước. Hình ảnh trái tim ở cuối bài thơ như mở ra một không gian nghệ thuât thật nên thơ, trữ tình. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công hình ảnh người chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước vừa kiên cường, vừa hiên ngang. Đó là một hình ảnh đẹp xuyên suốt cả bài thơ. Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật - Bài làm 3 Phạm Tiến Duật (1941 2007) là nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Vị trí vinh dự ấy đã được khẳng định ngay từ khi ông đoạt giải Nhất cuộc thi thơ do Báo Văn nghệ tể chức năm 1969 với chùm thơ độc đáo, mới mẻ, sáng tạo từ nội dung lẫn thi pháp, lửa đèn, Nhớ, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em cô thanh niên xung phong. Từ đó các tập thơ của ông lần lượt ra mắt độc giả, góp phần hoàn thiện một phong cách, một tiếng nói riêng trên thi đàn Việt Nam hiện đại: Vầng trăng quầng lừa (1970), Thơ một chặng đường (1971), Ở hai đầu núi (1981), Vầng trăng và những quầng lừa (1983), Nhóm lửa (1983) Thế giới thơ Phạm Tiến Duật là thế giới của Trường Sơn huyền thoại, đầy khốc liệt và lãng mạn. Đó là thế giới của những con đường đầy bụi, đầy mưa tuôn, đầy khói lửa, đạn bom nhưng cũng là thế giới của những vầng trăng, của tiếng cười hồn nhiên sôi nổi, là tiếng hát đong đưa theo nhịp võng giữa rừng già, là rừng xanh bạt ngàn áo lính, là điệp trùng đoàn quân ra trận, là khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước của dân tộc Việt Nam. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một tác phẩm tiêu biểu trong thế giới thơ đặc sắc đó. Nét độc đáo của thi phẩm này được thể hiện ngay từ nhan đề của nó. Cái nhan đề khá dài mang dáng dấp văn xuôi, gần với khẩu ngữ. Ba chữ "bài thơ về" có vẻ như là thừa, không Tài tuân liệu chia thủ sẻ theo tại nguyên tắc hàm súc của thơ nhưng đó lại là chủ định nghệ thuật của tác giả.. Trước hết, tác giả muôn lưu ý bạn đọc rằng, đây là một bài thơ chứ: không phải là văn xuôi,

mặc dù nhiều câu giống ngôn ngữ văn xuôi. Mặt khác với ba chữ "bài thơ về", tác giả muốn giới thiệu một cách nhìn hiện thực, hướng tiếp cận hiện thực từ chất thơ, tìm chất thơ ngay trong cái không bình thường của cuộc sống, chất thơ trong hiện thực khốc liệt, của chiến tranh. Chính những người lính lái những chiếc xe đầy thương tích ấy đã viết nên những bài thơ cuộc đời, làm nên chất thơ bay bổng. Toàn bộ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được triển khai theo chủ đích nghệ thuật như vậy. Mở đầu là một câu thơ gân guốc, giọng điệu ngang tàng: Không có kính không phải vì xe không có kính Đây là câu thơ rất ngang cả ý lẫn lời. Cụm từ "không có kính" hiên ngang chiếm lĩnh hai đầu câu và ở giữa là hai chữ "không phải". Chính hai chữ mang tính phủ định này lại biến hai chữ không thành một chữ có. Những chiếc xe vốn có kính, đã có kính nhưng vì!bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Lỡi giải thích thật nhẹ nhàng, đơn giản mà chứa đưng một nội dung hiện thực sâu sắc. Chiến tranh khốc liệt đã tàn phá những chiếc xe, làm cho chúng biến dạng, làm cho chúng không còn là những chiếc xe bình thường. Hình ảnh nhũng chiếc xe không kính đi vào thơ là một phát hiện độc đáo của Phạm Tiến Duật. Ông đã tìm ra chất thơ trong hiện thực khốc liệt của chiến tranh; ông đã tìm ra chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy để chiến đấu và chiến thắng quân thù. Những chiếc xe không kính là hình ảnh thực, thực đến thô ráp, trần trụi nhưng qua cách nhìn của Phạm Tiến Duật trở nên thơ mộng, lãng mạn đến lạ kì. Bởi nhà thơ đã biến cái không bình thường thành cái bình thường và biến cái thiếu thốn, khó khăn thành điều thú vị: Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Điều thú vị nhất là được thỏa thích nhìn! Nhìn mà không bị che chắn, khuất lấp nhìn là được cảm nhận, đón nhận, giao lưu trực tiếp với thiên nhiên, với cuộc sống bên ngoài. Sao lại không thú vị khi ngồi trong buồng lái mà vẫn được nhìn trời, nhìn đất, nhìn sao trời, cánh chim và con đường chạy thẳng? Cả một thế giới thơ mộng được người chiến sĩ lái xe đưa vào cả trong buồng lái là nhờ xe không có kính! Ở hai khổ thơ đầu, tác giả tập trung khai thác vẻ đẹp của người chiến sĩ lái, xe qua cách nhìn thế giới bên ngoài. Từ cách nhìn, cách cảm nhận thế giới, nhà thơ đã thể hiện một cách sáng tạo phong thái ung dung, từ thế chủ động, tâm hồn nghệ sĩ của những người chiến sĩ lái xe. Họ thật nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, họ say mê ngắm nhìn trời đất trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của thế giới, họ vẫn không quên nhiệm vụ vẻ vang của mình. Cái nhìn của họ vẫn tập trung vào con đường, tập trung vào phía trước, có nghĩa là "nhìn thẳng". Hai chữ "nhìn thẳng" đặt sau bốn chữ "nhìn đất, nhìn trời" là một sáng tạo của Phạm Tiến Duật. Bước đi của câu thơ này thật bất ngờ! Đang nhìn trời, nhìn đất nghĩa là nhìn sự vật, bất ngờ chuyển sang nhìn phương hướng, từ kết cấu động từ + danh từ bỗng chuyển sang kết cấu động từ + trạng từ. Bất ngờ tạo nên sự tập trung chú ý, tạo nên khoảng lặng, điểm dừng. Cái đọng lại Tài trong liệu chia tâmsẻ trí tại của người chiến sĩ lái xe là cái nhìn thẳng, một định hướng, một quyết tâm, một ý chí không gì lay chuyển được!

Những người chiến sĩ không chỉ thấy được điều thú vị khi lái xe không kính mà còn ý thức được những khó khăn gian khổ mà mình phải đối mặt trong hoàn cảnh này: Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Nhận thức đầy đủ khó khăn gian khổ nhưng họ nhìn gian khổ, nói về gian khổ thật nhẹ nhàng: Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Khổ thơ tiếp theo có cấu trúc tương tự. Hai câu trên nói về hoàn cảnh, hai cậu dưới nói về thái độ của người chiến sĩ lái xe: Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi Nhà thơ khai thác triệt để tính tương phản giữa hoàn cảnh và thái độ. Hoàn cảnh thật khó khăn, khắc nghiệt, người chiến sĩ phải chịu cảnh "bụi phun tóc trắng", mưa tuôn mưa xối". Vậy mà thái độ của họ thật thản nhiên, ngang tàng, bất chấp khó khăn gian khổ. Phạm Tiến Duật đã tìm được ngôn ngữ riêng của họ và đưa thẳng vào các câu thơ của mình: "ừ thì có bụi", "ừ thì ướt áo", "chưa cần rửa", "chưa cần thay". Nhà thơ không câu nệ vần điệu, câu chữ, cú pháp cổ điển mà lấy nhịp điệu ngôn ngữ của hiện thực cuộc đời để phản ánh đúng suy nghĩ, lời nói, việc làm của người chiến sĩ lái xe trên đường ra mặt trận. Chính sự giản dị về ngôn từ, sự chân thực trong cảm xúc suy nghĩ và sự cụ thể, sinh động trong từng hình ảnh, chi tiết đã góp phần tạo nên sức thuyết phục và cảm hóa của bài thơ này. Người chiến sĩ lái xe là hình tượng trung tâm của Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Hình tượng này được tác giả đặt trong nhiều mối quan hệ đa dạng mà thống nhất, mối quan hệ nào cũng góp phần bộc lộ vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe. Trước hết là mối quan hệ giữa người chiến sĩ lái xe với những chiếc xe không kính. Thông qua mối quan hệ này, người đọc nhìn thấy phong thái ung dung, tinh thần gan dạ, dũng cảm của người lính lái xe trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Mối quan hệ thứ hai là người lính lái xe và con đường. Con đường là hình ảnh xuyên suốt trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính và cũng là hình ảnh nổi bật trong thơ Phạm Tiến Duật thời chống Mĩ. Con đường và người lính không thể tách rời. Người lính lái xe đi trên đường, "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim", "Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới". Con đường là không gian hội ngộ của những người chiến sĩ, nơi ghi dấu những kỉ niệm trên đường hành quân. Vì vậy con đường không những lưu giữ trong mắt mà còn khắc đậm trong tim Phạm Tiến Duật và bạn bè thuở ấy. Trên con đường ra trận, một gia đình lớn của những người lính được hình thành và gắn bó thân thiết: Tài liệu Bếp chia Hoàng sẻ tại Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Tiểu đội xe là một trong nhiều gia đình ấm cúng nghĩa tình trên tuyên đường Trường Sơn huyền thoại. Những chiếc xe họp thành tiểu đội, họp thành đoàn quân vượt qua bom rơi, đạn nổ: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước; Chỉ cần trong xe có một trái tim. Cái làm nên sức mạnh của đoàn xe chính là tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, là tình cảm tha thiết với nửa nước thân yêu. Bài thơ kết lại bằng một câu thơ chắc nịch, dồn nén đầy cảm xúc và suy nghĩ, lắng đọng mà dư ba: Chỉ cần trong xe có một trái tim. Nhờ có những trái tim yêu nước ấy mà đoàn xe chạy tới ngày đất nước thống nhất trọn niềm vui. Tài liệu chia sẻ tại