LÒNG HIẾU THẢO TRONG PHẬT GIÁO TẠI THỜI ĐIỂM TOÀN CẦU HÓA: 91 LÒNG HIẾU THẢO TRONG PHẬT GIÁO TẠI THỜI ĐIỂM TOÀN CẦU HÓA: LÀM THẾ NÀO PHẬT GIÁO CÓ THỂ

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

CHƯƠNG 1

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

NHÖÕNG LÔØI CHÆ DAÏY TAÂM HUYEÁT

Kinh Tế Phật Giáo : Một Giải Pháp Toàn Diện ĐĐ.TS. Thích Tâm Đức, HVPGVN tại TPHCM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook

Tam Quy, Ngũ Giới

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Kinh Từ Bi

19 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO ĐỂ CẢI THIỆN CÁC MỐI QUAN HỆ Hoàng Minh Phú* TÓM TẮT Những lời răn dạy của Phật giáo đã đóng góp ý nghĩa to lớn cho xã

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - doc-unicode.doc

THIỀN VIPASSANA TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. GOENKA Khoá Thiền Vipassana Mười Ngày do Thiền sư S.N. Goenka hướng dẫn Nguyên tác: The Disc

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Code: Kinh Văn số 1650

doc-unicode

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Cái Chết

Layout 1

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

Đạo Phật Không Phải Là Đạo Ăn Chay Đối với đạo Phật, món ăn không làm cho con người trở nên thanh tịnh. Vật thực không thể tạo nên một pháp môn tu hàn

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Cúc cu

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

Microsoft Word - Dao-3 kho bau-1.doc

Sach

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Tác giả: Dromtoenpa

Đàm Loan và Đạo Xước

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

DOI LOI PHAT DAY A5

Document

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

SỰ SỐNG THẬT

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

39 SỰ LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO: MỘT PHỐI CẢNH THỰC HÀNH (1) Luangpor Khemadhammo (2) Khi nghĩ về chủ đề chính của hội nghị này, Sự Tiếp Cận Phật Giáo Tới Sự

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Gian

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

(Microsoft Word - Cham S\363c T\342m Linh_R.Ruthe_T\355n Nh\342n.doc)

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

SỰ SỐNG THẬT

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Document

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

Phần 1

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

THỌ GIỚI TT.Thích Nhất Chân --- o0o --- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

CHƯƠNG 10

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Đại Hội Phật Giáo Việt Nam kỳ IX Phật Lịch Việt Lịch 4890 Dương Lịch 2011 Khánh Vân tổng hợp Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kỳ

37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo 37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát Bảo-Thanh-Tâm chuyển Việt-ngữ Con đem thân khẩu ý chí tâm đảnh lễ vị đạo sư

Microsoft Word - De_Nghi_Mot_Nen_Giao_Duc doc

Nghị luận về thời gian

1

Lạng Sơn 1979 LỜI KÊU GỌI NHÂN KỶ NIỆM 35 NĂM ĐÁNH TAN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NƯỚC TA Ngày này các

NĂM MỚI, LÀM MỚI CUỘC SỐNG Thích Nữ Hằng Như Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã hết một năm. Tự hỏi, một năm trôi qua chúng ta đã làm được nh

Bản ghi:

LÒNG HIẾU THẢO TRONG PHẬT GIÁO TẠI THỜI ĐIỂM TOÀN CẦU HÓA: 91 LÒNG HIẾU THẢO TRONG PHẬT GIÁO TẠI THỜI ĐIỂM TOÀN CẦU HÓA: LÀM THẾ NÀO PHẬT GIÁO CÓ THỂ CỨU ĐƯỢC KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH? Ludovic Corsini* GIỚI THIỆU Trong thời buổi toàn cầu hóa, khái niệm gia đình đã mất đi giá trị của mình. Đặc biệt là ở các nước phương Tây, ngày càng nhiều gia đình bị chia cách. Ngoài ra, sự thiếu quan tâm của mọi người về nhà thờ Cơ đốc giáo, vốn là trụ cột liên quan đến khái niệm gia đình trước đây, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này. Phật giáo có thể nói gì về khái niệm gia đình? Thật ra, nhiều người không biết rằng giáo lý của Đức Phật cũng tập trung vào gia đình, về mối quan hệ giữa các thành viên, thậm chí cả về vai trò kinh tế của gia đình. Phật không chỉ dạy về Tứ Diệu Đế. Giáo lý Đức Phật không chỉ dành cho các nhà sư trong tu viện, mà còn có ý nghĩa đối với những người đàn ông và phụ nữ bình thường sống với gia đình của họ. Nếu chúng ta phân tích khái niệm gia đình dưới lăng kính Phật giáo, chúng ta có thể nhận được một số kết quả thú vị. Cuộc khảo sát này nhằm mục đích chứng minh rằng Phật giáo giống như tôn giáo khác, như Cơ đốc giáo, cũng có cơ hội giải cứu * MA in buddhist studies, International Buddhist College of Thailand Người dịch: Lê Phạm Nguyệt Thương

92 CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE khái niệm gia đình đã bị tổn thương bởi toàn cầu hóa. Vì thế, người ta cần hiểu rõ hơn về giáo lý của Đức Phật. Chúng tôi sẽ quan sát khái niệm về lòng hiếu thảo trước tiên - thông qua đạo Phật Trung Quốc. Ngoài ra, chúng tôi cũng tự hỏi rằng, khái niệm về lòng hiếu thảo chỉ là một thực tế trong Phật giáo Trung Quốc hay cũng tương tự trong Phật giáo Ấn Độ? 1. PHẬT GIÁO VÀ LÒNG HIẾU THẢO Ở TRUNG QUỐC Trung Quốc truyền thống tập trung vào gia đình và đề cao lòng hiếu thảo. Chẳng hạn, Wang Hsiang trong thời đại Chin, vì muốn bắt cá bồi bổ cho mẹ trong mùa đông giá rét mà nằm lưng trần trên mặt hồ đóng băng, để hơi ấm cơ thể làm tan chảy một lỗ trên băng. Hoặc như câu chuyện Wu Meng ngủ trần truồng cho muỗi cắn, để muỗi không cắn cha mẹ mình. Trong khi đó, đạo Phật ở Ấn Độ vốn khuyến khích những ưu điểm của cuộc sống độc thân, thậm chí phóng đại sự khốn khổ trong cuộc sống gia đình. Vì sự đối lập này, mà khi đạo Phật được du nhập vào Trung Quốc, nơi lòng hiếu thảo là đạo đức chi phối, không thể tránh khỏi sự bất đồng nảy sinh. Thực tế, từ khi bắt đầu du nhập, Phật giáo đã bị người Trung Quốc tấn công là bất hiếu. Ví dụ, trong chương 117 của tác phẩm Đạo giáo T ai-p ing ching có lẽ do Yu Chi biên soạn ở nửa sau của triều đại Hou Han, có bốn loại hành vi bất chính làm ô uế con đường thiêng liêng: 1) hành vi bất hiếu 2) độc thân, dẫn đến không có con cháu 3) ăn phân và uống nước tiểu như thuốc 4) khất thực. Những người theo đạo Phật là đối tượng của việc tấn công này vì họ phạm tất cả các thực hành được liệt kê. Ngoài ra, một số đoạn văn phản ánh các nhà phê bình đã buộc tội Phật tử là bất hiếu vì họ cạo trọc đầu, vi phạm giáo lý của Hsia Ching hoặc kinh điển về lòng hiếu thảo vốn nhấn mạnh bổn phận gìn giữ nguyên vẹn da tóc từ tổ tiên.(1) Theo cách này, những người theo đạo Phật nhận ra rằng họ phải áp dụng một cách tiếp cận tích cực và nhấn mạnh ý tưởng riêng của họ về lòng hiếu thảo để có được thiện cảm của người Trung Quốc. Trên 1. Ibid.p.83.

LÒNG HIẾU THẢO TRONG PHẬT GIÁO TẠI THỜI ĐIỂM TOÀN CẦU HÓA: 93 thực tế, mục tiêu là gây ấn tượng với người Trung Quốc để chứng minh rằng họ có hiếu. Bằng cách nào? Bằng cách tập trung vào kinh điển, nhấn mạnh về lòng hiếu thảo, và cho thấy đạo Phật đã phát triển một khái niệm về lòng đạo đức vượt trội hơn so với các nhà Nho. (2) Một ví dụ về lòng hiếu thảo trong kinh Shan-Tzu. Trong bản kinh này, có một cặp vợ chồng mù không có con và muốn sống trong rừng. Nhưng, một vị Bồ tát đã nhìn thấy một mối nguy hiểm và quyết định tái sinh thành con trai để giúp họ. Một ngày nọ, Shan- Tzu bị một vị vua bắn. Ông nói với nhà vua rằng nhà vua đã giết ba người vì cha mẹ ông bị mù, ông chết đi thì không còn ai chăm sóc ba mẹ. Nhà vua rất xúc động trước lòng hiếu thảo của ông và hứa sẽ chăm sóc cặp vợ chồng già. Như chúng ta có thể thấy qua bản kinh này, những người theo đạo Phật cố gắng gây ấn tượng với người Trung Quốc về cách họ biểu hiện lòng hiếu thảo. (3) Trong kinh Mu-Liên chúng ta cũng có thể quan sát chủ đề về lòng hiếu thảo. Ngài Mục Kiền Liên sau khi chứng được quả A La Hán, liền lập tức phát tâm trả ơn cha mẹ. Ngài thấy mẹ mình đầu thai thành ngạ quỷ. Để giải thoát mẹ khỏi chốn trầm luân thống khổ, ngài cần tập hợp tất cả các nhà sư để thể hiện đức hạnh. Sau đó, các nhà sư đã hỏi Đức Phật rằng về sau, những người con ngoan đạo và hiếu thảo có được phép tổ chức những buổi lễ như vậy để cứu độ cha mẹ và tổ tiên hay không, Đức Thế Tôn đã khẳng định và kêu gọi tín đồ tổ chức một buổi lễ như vậy vào những ngày mười lăm của tháng Bảy. (4) Đức Phật nói: Các đệ tử của Đức Phật là người hiếu thảo và vâng lời cha mẹ, hãy thường xuyên nhớ đến cha mẹ và cúng dường cho cha mẹ bảy đời trước. Vì thế, kinh này được người Trung Quốc hoan nghênh và trở nên rất phổ biến không chỉ trong cộng đồng Phật tử mà còn lan rộng trong những người bình thường. Chúng ta phải chú ý rằng câu chuyện phổ biến như vậy đã được bảo tồn 2. Ibid.p.83. 3. Ibid. p.85. 4. Ibid.p.90.

94 CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE theo phong cách văn học, được gọi là pien-wen hoặc truyền thuyết, một số mẫu trong số này đã được tìm thấy trong các bản thảo Tun- Huang. Sự hiện diện của pien-wen như Mu-Lien pien wen chứng thực cho sự phổ biến của câu chuyện này trong quần chúng. Bên cạnh đó, sự nổi tiếng của Yu-lan-p en ching được nhấn mạnh bằng lời bình luận của bậc thầy Hua-yen nổi tiếng, Tsung-mi: tu luyện là con đường dẫn đến giác ngộ và đền đáp tình yêu của cha mẹ mình. Bằng cách này, Thái tử Tất Đạt Đa trở thành một người con hiếu thảo, và đạo Phật hoàn toàn thuyết phục được người Trung Quốc. (5) Thứ hai, người theo đạo Phật quan niệm về lòng hiếu thảo của họ vượt trội hơn so với Nho giáo. Trước hết, những người theo đạo Phật cho rằng một người con hiếu thảo không chỉ phục vụ cha mẹ như Khổng giáo vẫn nhấn mạnh mà còn hướng cha mẹ đến Phật giáo, để họ được hưởng mọi lợi ích từ việc theo đạo Phật. Những người theo Phật giáo tại Trung Quốc đã theo đuổi lý luận xa hơn bằng cách cho rằng các tu sĩ Phật giáo không chỉ đơn thuần cứu rỗi cha mẹ mình mà còn cứu rỗi cho tất cả sinh vật sống. Trong vai trò này, họ sẽ hoàn thành những gì được chỉ định là ta-hsiao hay lòng hiếu thảo vĩ đại, được xem là ở cấp cao hơn của giáo phái Nho giáo vốn chỉ giới hạn trong một gia đình và chỉ giới hạn phục vụ cha mẹ một người. Phật giáo định nghĩa lòng đạo đức là phổ quát và tất cả - bao gồm trong đó tất cả sinh vật sống. Mặt khác, những người theo đạo Phật xem xét lòng đạo đức là một điều gì đó thuộc tinh thần kéo dài đến tương lai. Khi Phật tử trung thành cải đạo cha mẹ của mình, người đó có thể giúp ba mẹ đạt được tái sinh trong trạng thái hạnh phúc tồn tại ở cõi Phật hoặc trong niết bàn. Vì vậy, họ tuyên bố và xếp lòng hiếu thảo trong Phật giáo cao hơn so với Nho giáo. (6) 2. LÒNG HIẾU THẢO, NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC? Các học giả như Gregory Schopen và John Strong đã chỉ ra rằng hiếu thảo cũng quan trọng và có cách định nghĩa riêng đối với Phật 5. Ibid. p.92. 6. bid. p.97.

LÒNG HIẾU THẢO TRONG PHẬT GIÁO TẠI THỜI ĐIỂM TOÀN CẦU HÓA: 95 tử Ấn Độ, và do đó không thể được xem là một thể thống nhất với Phật giáo Trung Quốc. Chúng ta có thể dựa vào bài kinh được tìm thấy trong kinh Pali Nikayas để chứng minh điều đó, đặc biệt là bài kinh về lòng biết ơn (Katannu) của Kinh Tăng Chi Bộ: Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm như vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, thoa gội, và nếu tại đấy, họ có vãi tiểu tiện đại tiện; như vậy, này các Tỳ kheo, cũng chưa trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỳ kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực trên quả đất lớn với bảy ngôi báu này, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, đưa chúng đến đời này. (7) Như chúng ta có thể thấy với đoạn văn này, Đức Phật đã dạy lòng hiếu thảo. Chúng ta phải chú ý rằng bài kinh này cũng được tìm thấy trong bản dịch tiếng Trung của Ekottagama với cùng một thông điệp nhưng cách diễn đạt có chút thay đổi. Điều này cho thấy rằng đoạn văn phải đến từ một nguồn rất cũ trước khi Phật giáo chia thành các trường phái khác nhau vì nó phổ biến cho cả Theravada và Mahayana. Trên thực tế, bản dịch tiếng Trung của bản kinh dừng lại ở đây nhưng phiên bản tiếng Pali vẫn tiếp tục với lời khuyên của Đức Phật về cách trả nợ cho cha mẹ. Còn nữa các Tỳ-kheo, nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyến khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo. Nếu cha mẹ tham lam, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí. Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện. Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến. Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp. (8) Trong đoạn này, Đức Phật đề xuất bốn cách trả hiếu cho cha mẹ, 7. Guan Xing. (2005). Filial piety in early buddhism. Journal of buddhist ethics, volume 12. p.4. https://hub.hku.hk/bitstream/10722/44176/1/content.pdf 8. Ibid. p.5.

96 CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE tất cả đều thông qua sự tăng trưởng tâm hồn: đức tin, đạo đức, tự do và trí tuệ. Ngoài kinh điển này, lòng hiếu thảo cũng được đề cập ở nhiều nơi khác nhau trong kinh điển Pali. Trong Kinh Tương Ưng Bộ có ghi: `Mẹ là nhà. (9) Đức Phật nói trong Kinh Tăng Chi Bộ rằng có ba điều được các bậc hiền trí ca ngợi, một trong số đó là hỗ trợ cha mẹ. Này các Tỳ-kheo, ba điều này đã được những bậc hiền trí tiếp nối. Đó là ba điều gì? Từ thiện, xuất gia, hiếu thảo với mẹ và cha. Đó là ba nghĩa vụ. (10) Cha mẹ là thiêng liêng đối với con cái của họ. Đức Phật nói: Cha mẹ được gọi là Thượng đế. Thuật ngữ này biểu thị quan niệm tối cao và thiêng liêng nhất trong tư tưởng Ấn Độ và trong đó Đức Phật bao gồm cả cha mẹ. Trên thực tế, trong các gia đình Phật giáo tốt ở thời điểm hiện tại, trẻ em tôn kính cha mẹ mỗi ngày, sáng và tối. Chúng phải thực hiện một số nhiệm vụ đối với cha mẹ theo bát chánh đạo. Những người con nên chăm sóc cha mẹ khi về già, nên làm mọi việc thay cha mẹ, nên duy trì danh dự của gia đình và tiếp tục truyền thống gia đình, nên bảo vệ sự thịnh vượng cha mẹ đã tạo ra và thực hiện các nghi thức tang lễ sau khi họ mất. Cha mẹ cũng có những trách nhiệm nhất định đối với con cái họ. Chẳng hạn, họ nên để con cái tránh xa những điều xấu, nên cho chúng tham gia vào các hoạt động tốt và có lợi, nên cho chúng một nền giáo dục tốt, nên cho chúng kết hôn với những gia đình tốt và nên giao tài sản cho chúng khi đúng thời điểm. (11) Vì vậy, quan sát trên đưa chúng tôi đến một thực tế rằng lòng hiếu thảo không phải là một tính năng đặc biệt và đặc trưng của Phật giáo Trung Quốc. Nó cũng đã được dạy và thực hành trong Phật giáo Ấn Độ như là một đức tính quan trọng cùng với các giáo lý đạo đức khác. Điều đặc biệt liên quan đến lòng hiếu thảo trong Phật giáo Trung Quốc có lẽ là Phật tử Trung Quốc đã chỉ ra những 9. Ibid. p.7. 10. Ibid. p.8. 11. Walpola Rahula. What the Buddha taught, http://www.quangduc.com/english/basic/68whatbuddhataught.html. p.52.

LÒNG HIẾU THẢO TRONG PHẬT GIÁO TẠI THỜI ĐIỂM TOÀN CẦU HÓA: 97 lời dạy của Phật giáo về lòng hiếu thảo như một nhóm kiến thức đặc biệt được dạy và thực hành từ thế hệ này đến thế hệ khác. Mặt khác, nó cũng cho thấy Phật giáo cũng dạy về lòng hiếu thảo, như một cách để đáp lại lời buộc tội của Nho giáo rằng các nhà sư Phật giáo không hiếu thảo. Nhờ diễn giải về công ơn cha mẹ và khó khăn trong việc đền đáp những công ơn đó, Kinh Vu Lan trở nên rất phổ biến và vẽ, khắc trong các hang động như Đôn Hoàng, Dazhu và những nơi khác.(12) Một điều khá rõ ràng là Phật giáo cũng có thể truyền đạt giáo lý cho gia đình thông qua khái niệm về lòng hiếu thảo. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải hiểu rất rõ giáo lý của Đức Phật. Như chúng ta có thể thấy qua Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo Ấn Độ, Đức Phật đã đưa ra phân tích về gia đình. Ngoài ra, có mối quan hệ giữa vợ và chồng. Tình yêu giữa vợ và chồng được coi là gần như tôn giáo hoặc thiêng liêng. Nó được gọi là sadara-brahmacariya có nghĩa là cuộc sống gia đình thiêng liêng. Ở đây cũng vậy, tầm quan trọng của thuật ngữ Brahma nên được lưu ý: nên dành sự tôn trọng cao nhất cho mối quan hệ này. Vợ và chồng nên chung thủy, tôn trọng và hết lòng vì nhau và họ cũng có những bổn phận nhất định đối với nhau. Bằng cách này, người chồng luôn tôn trọng vợ và không bao giờ nảy sinh ý muốn không tôn trọng cô ấy, anh ta nên yêu thương vợ mình và chung thủy với cô ấy, nên bảo đảm vị trí và sự thoải mái của cô ấy, và nên làm hài lòng cô ấy bằng cách tặng cô ấy quần áo và đồ trang sức. Người vợ cũng nên vui vẻ tiếp đãi khách, khách, bạn bè, người thân và nhân viên của chồng, nên yêu thương và chung thủy với chồng, nên bảo vệ thu nhập của chồng, nên khéo léo và hoạt bát trong mọi hoạt động. Chúng ta có thể quan sát, cuộc sống với các mối quan hệ gia đình và xã hội được bao gồm trong bát chánh đạo và nằm trong khuôn khổ của lối sống Phật giáo - như Đức Phật đã hình dung ra. 12. Guan Xing op.cit.p.16.

98 CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE 3. KẾT LUẬN Như chúng ta đã thấy trong bài luận này, Phật giáo cũng có hệ khái niệm về gia đình. Đức Phật đã giảng dạy về lòng hiếu thảo và khá phù hợp với ngày nay. Vì toàn cầu hóa, khái niệm gia đình đang mất đi giá trị của nó. Trước đây, ở các nước phương Tây, nhà thờ Cơ đốc là trụ cột bảo vệ các giá trị gia đình. Nhưng ngày nay, trong bối cảnh nhà thờ Cơ đốc giáo không còn quá phổ biến, Phật giáo có thể phần nào choàng gánh trách nhiệm dạy và lưu lại khái niệm gia đình thông qua chủ đề về lòng hiếu thảo trong kinh điển Phật giáo Trung Quốc hay Phật giáo Ấn Độ. Ngoài ra, chúng ta phải chú ý rằng Phật giáo đã tạo ra sự điều tiết cho đạo đức Trung Quốc. Trên thực tế, nó có lẽ là một trong những lý do chính khiến cho tôn giáo này thuyết phục được người Trung Quốc mặc dù có nhiều đặc điểm đối lập với văn hóa Trung Quốc. Để được chấp nhận, Phật giáo đã chứng minh sự quan tâm đến lòng hiếu thảo và thể hiện qua kinh sách như chúng ta đã thấy với các kinh điển khác nhau. Ngoài ra, bài tiểu luận này đã chứng minh, lòng hiếu thảo không chỉ là một chủ đề của người Trung Quốc mà còn được nhấn mạnh trong đạo Phật Ấn Độ. Sự khác biệt giữa hai xã hội Trung Quốc và Ấn Độ là xã hội Trung Quốc vốn thực hành lòng hiếu thảo theo hệ giá trị của Nho giáo như một đức tính tối cao.

LÒNG HIẾU THẢO TRONG PHẬT GIÁO TẠI THỜI ĐIỂM TOÀN CẦU HÓA: 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO Guan Xing. (2005). Filial piety in early buddhism. Journal of buddhist ethics, volume 12. https://hub.hku.hk/bitstream/10722/44176/1/content.pdf Kenneth.C. (1968). Filial piety in chinese buddhism. Harvard journal of Asiatic studies, 28. Walpola Rahula, What the Buddha taught, http://www.quangduc. com/english/basic/68whatbuddhataught.html

100 CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE