Ñi tìm moät söï thaät lòch söû

Tài liệu tương tự
deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Truyện Người Lính Nhỏ mà Chính Khí lớn: VŨ TIẾN QUANG Tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ là giáo sư Y Khoa Paris Pháp Quốc. Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái B

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Cứu Nguy Tận Thế TA Đây dày dạn công lao, Kêu trong bá tánh niệm nào cho thông. Niệm đi tránh gió cuồng phong, Niệm rồi mới biết Chúa Ông chỗ nào. Niệ

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

HỒI I:

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Đêm Hoa Đăng Bi Thảm Nguyễn Văn Lập Tái chiếm Quảng Trị xong, Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục đóng chốt trên dãy Trường Sơn làm thành một tuyến dài Bắc Nam t

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Document

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Mở đầu

Bạn Tý của Tôi

Oai đức câu niệm Phật

tem

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

TừThiệnThầyWrote_2014

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

Phần 1

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

Microsoft Word - chantinh09.doc

Tháng Tư Đen Và Binh Chủng Mũ Xanh Đại Tá Nguyễn Thành Trí Cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, biệt danh Tango, sinh năm 1935, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thu

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Bài Thay lời tựa trích trong quyển sấm giảng Hòa Đồng Tôn Giáo tr. 5-7, do Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 2001, nội dung nói lên tinh thần cao

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

No tile

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Code: Kinh Văn số 1650

Tướng Ngô Quang Trưởng

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Cúc cu

ptdn1159

Lời Dẫn

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

Niệm Phật Tông Yếu

1 Những con số 3 lịch sử Trong năm 2018 có hai sự kiện quan trọng liên quan đến con số 3 lịch sử: Đó là 3 nhân 10 tức kỳ thứ 30 Khóa Tu học Phật Pháp

Microsoft Word - ptdn1250b.docx

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

hanhtrinhdenUC_2917JUN05

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Microsoft Word - DuCaNguyenDucQuang-ChauNgan

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

40. Quân trường Quang Trung Ngày thứ hai mùng 2 tháng 6 năm 1969, khóa 11 Trưng Tập được đưa lên học quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Suố

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Ý NGHĨA CỦA LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ VÀ BÀI TIẾNG GỌI CÔNG DÂN Lê Duy San Đã có cả hàng chục bài viết về lịch sử, ý nghĩa của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (quốc kỳ c

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

No tile

Microsoft Word - truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy.docx

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT CỦA TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG Mạnh Kim/Huỳnh Quang Nghĩa Chuẩn tướng Lê Văn Hưng Đối diện tôi là một ông già ốm yếu 75 tuổi nhưng còn rất

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

CHƯƠNG 10

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Microsoft Word - Ta Tuan Trangiathu.doc

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

No tile

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Bản ghi:

Trở lại vụ án Lê Quang Tung Lữ Giang Trong những tuần qua, trên báo chí cũng như trên các diễn đàn Internet, đã diễn ra một cuộc tranh luận khá sôi nỗi, đó là: Ai đã giết Đại Tá Lê Quang Tung và Thiếu Tá Lê Quang Triệu? Qua cuộc tranh luận này, chúng tôi thấy hầu hết đều căn cứ vào hearsay (nghe nói), sự suy đoán, cảm tính hay thành kiến để tranh luận và kết luận. Những người bị chạm nọc thường ngăn cản cuộc tranh luận bằng cách đặt ra câu hỏi: Tại sao trước 30.4.1975, không ai nêu lên vấn đề này, nay nêu lên để làm gì? Tốt hơn cả là bỏ qua chuyện cũ và lo chống cộng! Như chúng ta đã biết, sau cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, người Mỹ đã đưa những tay sai của họ thực hiện cuộc đảo chánh đó thay nhau lên nắm chính quyền tại miền Nam cho đến ngày 30.4.1975. Hai nhân vật chủ chốt của cuộc đảo chánh là Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm đã được Mỹ giao cho làm Tổng Thống và Thủ Tướng! Ngày 1 tháng 11 được quy định là Ngày Quốc Khánh... Với tình hình như thế, ai dám đưa ra những bí ẩn của cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963? Đụng vào các nhà cách mạng 63 nếu không bị ăn kẹo đồng hay mãng cầu cũng bị đi mò tôm. Vã lại, lúc đó sử liệu chưa được Mỹ tiết lộ nhiều, nên rất khó xác định được ai đã ra lệnh giết Đại Tá Lê Quang Tung. Lúc này tại sao phải viết lại một cách chính xác biến bố lịch sử 1.11.1963? Câu trả lời rất đơn giản: Để làm sáng tỏ lịch sử và rút kinh nghiệm cho các thế hệ theo sau. Với bài học này, các thế hệ tới sẽ không ai dám làm tay sai cho Mỹ để làm mất nước và bị Tổng Tống Mỹ chửi là bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa nữa. Vụ Lê Quang Tung còn là một bài học lớn đối với những người hợp tác với Mỹ trong các hoạt động tình báo. Trong vụ giết Đại Tá Lê Quang Tung, với sự giúp đỡ của nhiều người, chúng tôi đã tốn khá nhiều công sức và thời gian để tìm hiểu xem nội vụ đã diễn tiến như thế nào. Thỉnh thoảng chúng tôi tung ra một vài chi tiết để những người hiểu biết có thể giúp làm sáng tỏ vấn đề. Đến đây chúng tôi thấy kết quả nghiên cứu đã tạm đủ vì điều quan trọng nhất đã được xác định, đó là lệnh giết Đại Tá Lê Quang Tung. Những chi tiết khác chỉ giúp hiểu rõ thêm thực chất và diễn biến của biến cố lịch sử ngày 1.11,1963 mà thôi. VÀI NÉT VỀ ĐẠI TÁ LÊ QUANG TUNG Đại Tá Lê Quang Tung sinh tại giáo xứ An Vân (sau chùa Thiên Mụ) thuộc làng An Vân Thượng, xã Hương An, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Một vài tài liệu nói Đại Tá Tung sinh năm 1923 hoặc 1926, nhưng theo Sổ Rửa Tội tại giáo xứ An Vân, Huế, ông Lê Quang Tung sinh ngày 13.6.1919, rửa tội ngày 15.6.1919, tên thánh là André. 1 Trở Lại Vụ Án Lê Quang Tung - Lữ Giang www.vietnamvanhien.net

Ông là người con thứ 5 trong một gia đình có 9 con gồm 6 trai 3 gái. Lê Quang Triệu là người con út. Ngày 7.2.1947, Pháp tái chiếm Huế, gia đình ông Tung cũng như đa số dân chúng Huế đã hồi cư, sau đó ông đi làm việc cho cơ quan an ninh tại Huế do Thủ Hiến Trần Văn Lý thành lập và được cử đi làm Trưởng Ty An Ninh ở Quảng Trị (đến tháng 4 năm 1950, các Ty An Ninh ở miền Trung mới được đổi thành Ty Công An). Tháng 6 Năm 1948, ông Phan Văn Giáo lên làm Quốc Vụ Khanh kiêm Tổng Trấn Trung Phần (Sắc lệnh số 3 ngày 2.6.1948). Ít lâu sau, ông Lê Quang Tung được thuyên chuyển về làm việc tại Nha Công An Trung Phần do ông Trần Trọng Sanh làm Giám Đốc. Năm 1952, ông được gọi đi học Khóa 2 Sinh Viên Sĩ Quan Nam Định, nhưng sau đó trường này đóng cửa nên ông được chuyển vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Vì trường Thủ Đức chưa xây cất xong, nên năm 1953 ông được cho vào Khoá 3 phụ và được đưa đến thụ huấn tại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Ông tốt nghiệp năm 1954 với cấp bậc Thiếu Úy và được chuyển đến Tiểu Đoàn 53 Bộ Binh đóng tại Duy Xuyên, Quảng Nam. Vốn là một nhân viên an ninh chuyên nghiệp, ông được chỉ định làm sĩ quan tình báo của tiểu đoàn và được thăng lên Trung Úy. Năm 1955 ông được đưa về làm Trưởng Ty An Ninh Quân Đội Huế rồi được thăng lên Đại Úy và làm Chánh Sở 2 An Ninh Quân Đội ở Huế. Cuối năm 1956, theo khuyến cáo của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã giải tán Nha Tổng Nghiên Huấn, một cơ quan tình báo phản gián của Bộ Quốc Phòng, và thành lập một tổ chức mới lấy tên là Sở Liên Lạc, đặt trực thuộc Phủ Tổng Thống, ngân sách do Hoa Kỳ đài thọ. Đại tá Rogers là ngươi đầu tiên được cử đến làm cố vấn cho sở này, sau đó Đại Tá Floyld Parker đến thay thế. Đại Úy Lê Quang Tung đang làm Chánh Sở 2 An Ninh Quân Đội ở Huế được gọi vào Dinh Độc Lập. Ông được chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm phỏng vấn trong nhiều giờ, rồi phong cho làm Trung Tá giả định và cử làm Giám Đốc Sở Liên Lạc. Đại Úy Trần Khắc Kính làm Phó Giám Đốc. Ngay sau đó Mỹ làm thủ tục và đưa Trung Tá Tung qua Honolulu học một khoá đặc biệt về hoạt động bí mật và xâm nhập. Đại Úy Trần Khắc Kính và Trung Úy Lê Quang Triệu, em của Trung Tá Lê Quang Tung, cũng được đưa qua Saipan một hòn đảo lớn ở phía Bắc đảo Guam - huấn luyện về tình báo. Khi trở về, Trung Úy Triệu được giao cho tuyển dụng các điệp viên. Năm 1958, Trung Tá Tung trở về và bắt đầu thực hiện kế hoạch xâm nhập ra miền Bắc dưới sự điều khiển của các chuyên viên Mỹ. Đến tháng 4, 1960, Sở Liên Lạc được đổi thành Sở Khai Thác Địa Hình, nhưng tổ chức và hoạt động vẫn như cũ. Ngày 15.3.1963, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã quyết định biến Sở Khai Thác Địa Hình thành Lực Lượng Đặc Biệt, thăng Trung Tá Tung lên Đại Tá và cử làm Tư Lệnh LLĐB, còn Thiếu Tá Trần Cửu Thiên làm Tham Mưu Trưởng. 2 Trở Lại Vụ Án Lê Quang Tung - Lữ Giang www.vietnamvanhien.net

Thật ra, Đại Tá Tung chỉ lo về hoạt động tình báo ở miền Bắc, còn việc tổ chức và huấn luyện LLĐB đều giao cho Thiếu Tá Trần Khắc Kính, Phó Tư Lệnh phụ trách. Sau này vì Thiếu Tá Kính không ngăn cản được Đại Tá Tung trong một điệp vụ thả tiếp tế cho một toán ở miền Bắc đã bị bại lộ, nên một chiếc C-47 bị bắn rơi, Thiếu Tá Kính đã xin rời khỏi Bộ Tư Lệnh. Vì sợ chính phủ Ngô Đình Diệm dùng Lực Lượng Đặc Biệt để chống đảo chánh, ngày 19.10.1963, Tướng Harkins thông báo cho Tổng Thống Diệm biết ngân khoản Hoa Kỳ dành cho lực lượng này đã bị cắt. Sở dĩ chúng tôi phải trình bày lý lịch của Đại Tá Tung với nhiều chi tiết như thế để độc giả có thể dựa vào đó tìm ra lý do tại sao Mỹ phải ra lệnh giết Đại Tá Tung. LỆNH GIẾT LÊ QUANG TUNG Công điện đề ngày 27.8.1963 của Trạn CIA Sài Gòn gởi CIA trung ương, đã nói về bản tường trình của Lucien Conein về cuộc họp của Ủy Ban các Tướng Lãnh (Committee of Generals) như sau: Ủy ban quyết định rằng Đại Tá Lê Quang Tung được coi là mục tiêu đầu tiên của ủy ban đảo chánh và sẽ bị tiêu diệt cùng với toàn trại của ông ta như là một trong những hành động đầu tiên của cuộc đảo chánh. Cùng với việc tiêu diệt Đại Tá Tung và Lực Lượng Đặc Biệt của ông ta, Tướng Khiêm yêu cầu và được nói ông ta có thể nhận được một bản kê khai toàn bộ các vũ khí đạn dược hiện đang lưu trử tại trại Long Thành. (FRUS, 1961 1963, Volume III, tr. 653 654, Document 299). Công điện đề ngày 5.10.1963 cũng do Trạm CIA ở Sài Gòn gởi cho cơ quan CIA trung ương cho biết Lucien Conein báo cáo rằng hôm 5.10.1963, ông ta đã họp với Tướng Dương Văn Minh trong 1 tiếng 10 phút tại bản doanh của Tướng Minh ở đường Lê Văn Duyệt. Tướng Minh có giải thích rằng những người nguy hiểm nhất ở miền Nam Việt Nam là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Ngô Trọng Hiếu (có lẽ Lucien Conein lộn với Dương Văn Hiếu). Khi Lucien Conein lưu ý rằng ông ta coi Đại Tá Lê Quang Tung là một trong những người nguy hiểm hơn, Tướng Minh bảo rằng nếu loại bỏ được Nhu, Cẩn và Hiếu, Đại Tá Tung sẽ qùy trước tôi. [When Col. Conein remarked that he had considered Col. Tung as one of the more dangerous individuals, Gen. Minh stated If I get rid of Nhu, Can and Hieu, Col. Tung will be on his knees before me ] (FRUS 1961 1963. Volume IV, tr. 365 367. Document 177). Khi Lucien Conein coi Đại Tá Lê Quang Tung là một trong những người nguy hiểm hơn, số mạng của Đại Tá Lê Quang Tung đã được người Mỹ quyết định và bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa chỉ việc thi hành. 3 Trở Lại Vụ Án Lê Quang Tung - Lữ Giang www.vietnamvanhien.net

Tại sao người Mỹ quyết định phải giết Đại Tá Tung? Lúc đó, Đại Tá Tung đang nắm trong tay kế hoạch xâm nhập và mạng lưới tình báo của Mỹ ở miền Bắc. Nếu sau đảo chánh, Đại Tá Tung bị sa thải, những tin tức này có thể bị bại lộ, phương hại đến hoạt động tình báo của Mỹ. Vì thế, Lucien Conein đã lưu ý Lê Quang Tung là một trong những người nguy hiểm hơn (one of the more dangerous individuals) và phải bị giết. Thiếu Tá Lê Quang Triệu là người phụ trách công tác tuyển mộ điệp viên, sau làm Trưởng Phòng 85/Tài Chánh, biết khá nhiều các kế hoạch tình báo của Mỹ, giết đi là tốt hơn. Khi Mỹ quyết định chấm dứt chương trình thả các điệp viên xuống miền Bắc, số điệp viên còn lại ở Long Thành cũng đã bị Mỹ đem thả xuống các làng mạc ở miền Bắc cho Việt Cộng bắt. Đó là thân phận của những người làm điệp viên. BỊ TRẦN THIỆN KHIÊM GÀI BẨY Đại Úy Phạm Bá Hoa, Chánh Văn Phòng của Tướng Trần Thiện Khiêm, cho biết lúc 7 giờ sáng ngày 11.11.1963, Tướng Khiêm đã giao cho ông 2 danh sách bảo mời đến họp tại Bộ Tổng Tham Mưu: (1) Danh sách một số người (thuộc phe đảo chánh) được mời đến dùng cơm trưa tại Câu Lạc Bộ Bộ Tổng Tham Mưu lúc 12 giờ trưa. (2) Danh sách những người (cần lưu giữ) được mời họp tại phòng số 1 trong tòa nhà chánh, chậm nhất là 1 giờ trưa. Riêng Tướng Trần Văn Đôn, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, đã đích thân gọi một số cấp chỉ huy trong đô thành và vùng phụ cận mời đến Bộ Tổng Tham Mưu họp để bàn về vấn đề an ninh. Một nhân chứng ngồi ở phòng của Đại Tá Tung hôm đó cho biết từ sáng sớm Tướng Tôn Thất Đính đã gọi cho Đại Tá Tung và nói chuyện rất vui vẽ, có lẽ để thăm dò xem Đại Tá Tung có mặt ở Bộ Tư Lệnh LLĐB hay không, Sau đó, Đại Tá Tung đi họp Thanh Niên Cộng Hoà. Khoảng 11 giờ, khi Đại Tá Tung trở về, còn mặc đồng phục TNCH, thì Đại Úy Phạm Bá Hoa, chánh văn phòng của Tướng Khiêm, gọi đến và nói Tướng Khiêm muốn nói chuyện với ông. Khi Đại Tá Tung cầm điện thoại lên, hai người đã cười nói rất vui vẽ. Đại Tá Tung rất thân và tin tưởng Tướng Khiêm. Trong cuộc đảo chánh ngày 1.11.1960, ông Ngô Đình Nhu đã bảo Đại Tá Tung gọi Tướng Khiêm đem quân về. Vì rất thân với nhau nên khi được Tướng Khiêm mời đi họp, Đại Tá Tung thay đồng phục TNCH, mặc quân phục vào rồi bảo tài xế lái chiếc xe Traction chở ông đi ngay, không có nghi ngờ gì và không có ai hộ tống cả! Bây giờ Tướng Khiêm đang sống ở bắc Cali và nhân chứng cũng đang còn sống, ông có thể xác nhận hay phủ nhận lời chúng tôi tường thuật nói trên. 4 Trở Lại Vụ Án Lê Quang Tung - Lữ Giang www.vietnamvanhien.net

DIỄN BIẾN CỦA VỤ ÁN Trong cuốn Lực Lượng Đặc Biệt giữa những tổ chức chiến tranh không quy ước xuất bản năm 2008, Trung Tá Phan Bá Kỳ, một nhân chứng của vụ án Lê Quang Tung đã cho biết như sau: Vào khoảng 1 giờ trưa, khi mọi người có mặt đông đủ tại phòng họp, Tướng Dương Văn Minh và Trướng Trần Văn Đôn vào phòng họp và tuyên bố Hội Đồng Tướng Lãnh quyết định lật đổ chính phủ hiện hữu. Yêu cầu mọi người đoàn kết và hợp tác với Hội Đồng Tướng Lãnh. Nếu người nào không hợp tác thì yêu cầu đứng dậy. Những người đứng dậy gồm có: 1.- Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. 2.- Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư Lệnh Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống. 3.- Thiếu Tá Nguyễn Đức Xích, Tỉnh Trưởng Gia Định. 4.- Ông Lê Văn Tư, Giám Đốc Nha Cảnh Sát Đô Thành. 5.- Đại Tá Cao Văn Viên, Tư Lệnh Lữ Đoàn Dù. Tuy nhiên, khi đứng lên Đại Tá Viên đã tuyên bố ông không chống đối Hội Đồng Tướng Lãnh, nhưng là một quân nhân, ông không tham gia chính trị. Tướng Dương Văn Minh liền ra lệnh cho quân cảnh dẫn 4 người đầu ra khỏi phòng họp và đưa đến một phòng có nhiều ghế và bàn dài nằm ở tầng trệt của ngôi nhà chính mà trên cùng là văn phòng của Tổng Tham Mưu Trưởng. Riêng Đại Tá Cao Văn Viên được đưa đến giam ở phòng bên cạnh Tướng Trần Thiện Khiêm. Ít lâu sau, Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi xin gặp Tướng Dương Văn Minh và cũng được dẫn đến giam với Đại Tá Viên. Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền, Tư Lệnh Không Quân, cũng được mời họp, nhưng lúc đó đang ở Đà Lạt. Buổi chiều lúc 3 giờ, khi ông đến trình diện cũng bị giữ lại ở phòng Đại Tá Tung. Riêng Đại Tá Hồ Tấn Quyền, tuy cũng được mời họp, nhưng đã bị Tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho Thiếu Tá Trương Ngọc Lực và Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang giết vào khoảng 9 giờ sáng. Sau đây là một số người, tuy không được mời đến họp, nhưng đã đến đó và bị bắt giữ luôn cùng phòng với Đại Tá Tung: 1.- Thiếu Tá Trần Cửu Thiên, nguyên Tham Mưu Trưởng LLĐB, đã được bổ nhiệm đi làm tỉnh trưởng, đến Bộ Tổng Tham Mưu nhận sự vụ lệnh, đã bị giữ lại. 2.- Thiếu Tá Lê Quang Triệu, em của Đại Tá Tung, Phó Tham Mưu Hành Quân và Tiếp Vận, khi nghe Đại Tá Tung bị bắt, đã cùng với Trung Úy Lê Văn Hành, chánh văn phòng của Đại Tá Tung, đi vào Bộ Tổng Tham Mưu để hỏi tin, cũng bị giữ lại. Trong bài Tướng Trần Thiện Khiêm, Cơn lốc rối loạn Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam, Thiếu Tá Trần Ngọc Giang, Trưởng Phòng An Ninh Quân Đội Bộ Tổng Tham Mưu lúc đó, nói rằng khoảng 2 giờ trưa Đại úy Triệu dẫn 1 đại đội LLĐB cùng với 4 chiến xa đến cổng Bộ Tổng Tham mưu để hỏi tin và bị chết thảm. 5 Trở Lại Vụ Án Lê Quang Tung - Lữ Giang www.vietnamvanhien.net

LLĐB là lực lượng cơ động, không có chiến xa. Trong ngày 31.10.1963, các đơn vị thuộc LLĐB đã bị Tướng Đôn lừa, đem thả vào trong rừng hết rồi, Thiếu Tá Triệu lấy quân và xe thiết giáp ở đâu mà dẫn đi? 3.- Trung Tá Phạm Bá Kỳ, Trưởng Phòng 3 của Liên Đoàn 77 LLĐB, được Thiếu Tá Phạm Văn Phú ra lệnh lấy một tiểu đội vào Bộ Tổng Tham Mưu tìm cách gặp Đại Tá Tung để xin chỉ thị, cũng bị đưa vào phòng giam. Trung Úy Kỳ gặp Thiếu Tá Triệu đang ngồi trong phòng và nói lệnh của Thiếu Tá Phú. Thiếu Tá Triệu cười nhẹ và nói: Toa vào đây là kẹt rồi. Đại Tá Tung từ xa nhìn lại rồi cúi đầu xuống. (Phan Bá Kỳ, tr. 71 74). GIỜ ĐỊNH MỆNH Trong cuốn Nam Việt Nam 1954 1975, Những sự thật chưa hề nhắc tới, hai tác giả Hoàng Lạc và Hà Mai Việt có ghi lại như sau: Cũng tại phòng họp, khi Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, chửi lớn trước Hội Đồng Chúng bây đeo lon, mặc áo, thụ hưởng phú qúy, lạy lục để được Tổng Thống Diệm ban ơn, mà nay lại dở trò bất nhơn bất nghĩa... liền bị dẫn ra khỏi phòng và bị Đại Úy Lê Minh Đảo, Sĩ quan Tùy viên của Tướng Lê Văn Kim, đưa lên chòi canh trên sân thượng toà nhà chánh Bộ Tham Mưu hạ sát ngay đêm đó (Ngày lễ Mồ). Em của Đại Tá Tung là Thiếu Tá Lê Quang Triệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt, khi nhận được tin liền chạy tới Bộ Tổng Tham Mưu, để xem hư thực cùng chịu chung số phận... Cuốn sách này được viết khi các tài liệu mật của Hoa Kỳ chưa được tiết lộ nhiều và các nhân chứng từ Việt Nam chưa qua đủ, lại viết không đúng phương pháp sử học, chỉ dựa trên hearsay nên cả phần sự kiện lẫn phần nhận định đều có nhiều sai lầm. Trường hợp của Đại Tá Lê Quang Tung là một thí dụ điển hình. May mắn là hai nhân chứng cùng bị giam chung với Đại Tá Lê Quang Tung ngày 1.11.1963 là Đại Tá Trần Cửu Thiên và Trung Tá Phan Bá Kỳ, đều sống tại Nam Cali. Nhờ sự giới thiệu của Đại Tá Trần Khắc Kính, chúng tôi đã có dịp phỏng vấn Trung Tá Phạm Bá Kỳ ở Irvine. Còn Đại Tá Trần Cửu Thiên hiện sống ở Canoga Park, chỉ nói chuyện với Đại Tá Trần Khắc Kính. Cả hai đều tường thuật vụ Lê Quang Tung hoàn toàn gióng nhau. Nhân chứng quả quyết Đại Tá Tung không hề chửi lớn trước Hội Đồng Tướng Lãnh như Hoàng Lạc và Hà Mai Việt đã ghi. Họ cũng không thấy Đại Tá Tung được Dương Văn Minh gọi đến thuyết phục ông Nhu đầu hàng lúc 4 giờ chiều như Tướng Đôn tường thuật lại trong Việt Nam Nhân Chứng (tr. 271 272). Nhân chứng kể lại rằng khoảng 9 giờ tối, quân cảnh bảo những người bị giam ra trước của để nghe thượng cấp nói chuyện. Tướng Minh nói: Tụi moa quyết định đánh chiếm Dinh Gia Long. Đến giờ phút này, các toa có theo không? Sau vài giây im lặng, bỗng 6 Trở Lại Vụ Án Lê Quang Tung - Lữ Giang www.vietnamvanhien.net

Đại Tá Tung hỏi: Tổng Thống ở đâu? Dương Văn Minh trả lời: Tổng Thống đang ở trong dinh. Moa sẽ cho kêu gọi ông đầu hàng, nếu ông không đầu hàng, quân đội sẽ tấn công bắt ông. Mọi người im lặng. Tướng Minh và Tướng Đôn đi về phiá cầu thang. Mọi người vào phòng trở lại. Khoảng 10 giờ tối, quân cảnh đem đến một chiếc xe GMC và một chiếc xe hồng thập tự bịt bùng. Quân cảnh còng tay những người bị giam lại. Trung Úy Đẩu, chánh văn phòng của Tướng Minh, yêu cầu mọi người, trừ Đại Tá Tung và Thiếu Tá Triệu, lên xe GMC. Sau đó, hai quân cảnh đến bắt Đại Tá Tung và Thiếu Tá Triệu nhốt vào trong xe hồng thập tự. Viên sĩ quan ngồi cạnh tài xế của xe hồng thập tự bảo tài xế lái xe đi ra cổng số 4 (cổng sau) của Bộ Tổng Tham Mưu. Còn Trung Úy Đẩu lên xe GMC ngồi với tài xế và bảo chạy vào khám Chí Hoà. (Phan Bá Kỳ, tr. 74 75) Những điều Đại Tá Trần Cửu Thiên và Trung Tá Phan Bá Kỳ chứng kiến chỉ đến đó. Phần sau không tìm được nhân chứng, chỉ được nghe kể lại. Một sĩ quan có mặt ở Bộ Tổng Tham Mưu lúc đó cho chúng tôi biết tối hôm đó ông thấy Tường Minh đã gọi Trung Úy Đẩu, chánh văn phòng, và Đại Úy Nguyễn Văn Nhung, tuỳ viên quân sự của ông, ra lệnh gì đó và sau đó hai người đã ra đi. Đại Tá Trần Khắc Kính khi còn sống là người đã giúp tôi rất nhiều trong việc tìm gặp và nói chuyện với các nhân chứng lịch sử. Chính ông đã đi hỏi thăm và tìm ra hai quân cảnh được lệnh giết Đại Tá Tung và Thiếu Tá Triệu. Nhưng hai quân cảnh này chỉ đồng ý kể lại cho ông trong riêng tư những gì đã xẩy ra với điều kiện ông không được công bố tên tuổi của họ và chuyện họ đã kể. Ông đồng ý và nói với tôi mình phải tôn trọng lời hứa. Thiếu Tá Trần Ngọc Giang, Trưởng Phòng An Ninh Quân Đội Bộ Tổng Tham Mưu lúc đó, có lẽ là người đã ra lệnh cho hai quân cảnh bắt Đại Tá Tung và Thiếu Tá Triệu đưa lên xe hồng thập tự. Ông có thể làm sáng tỏ chuyện này. Vì cuốn sách của Hoàng Lạc và Hà Mai Việt, chúng tôi phải phỏng vấn Tướng Lê Minh Đảo nhiều lần về chuyện giết Lê Quang Tung và Lê Quang Triệu. Tướng Đảo cho biết sau khi lật đổ ông Diệm xong, khi ngồi nói chuyện với anh em, Nguyễn Văn Nhung có kể lại như sau: Khi xe ra khỏi cổng sau của Bộ Tổng Tham Mưu, qua một sân Goft, có một con mương sình lầy ở bên con đường nhỏ đi từ Nghĩa Trang Bắc Việt Tương Tế ra đường Võ Di Nguy ở Phú Nhuận, ông ra lệnh xe ngừng lại. Hai quân cảnh bảo Đại Tá Tung xuống xe và đánh ngang hông bằng báng súng. Đại Tá Tung kêu lên: Các anh định làm gì tôi?. Hai quân cảnh liền tiến tới đâm chết. Sau đó, hai quân cảnh kéo Thiếu Tá Triệu xuống. Thiếu Tá Triệu to con nên vùng vẩy rất dữ, nhưng cũng bị đánh bằng báng súng và đâm chết. Xác của hai người đã bị ném xuống mương sính lầy. 7 Trở Lại Vụ Án Lê Quang Tung - Lữ Giang www.vietnamvanhien.net

Khi nói chuyện Tướng Đảo có vẽ trên tờ giấy khu Đại Tá Tung bị giết cho tôi xem. Ông nói ông thường đi qua lại khu này nên biết rất rõ. Ông có thể giúp gia đình Đại Tá Tung đến tìm xác ở khu này. Tôi tin rằng xác Đại Tá Tung và Thiếu Tá Triệu đã bị vùi lấp, nếu không khi xác sình lên sẽ bị phát hiện. Theo gia đình, Đại Tá Tung chỉ mang cái Thánh Giá, không có thẻ bài. Đại Tá Triệu có thể có mang thẻ bài. Bây giờ khu này có thể đã bị vùi lấp và làm nhà lên trên rồi. Trong tương lai chúng ta còn có thể phát hiện thêm nhiều chi tiết của vụ án nữa. Nhưng điều căn bản là ai đã ra lệnh giết Đại Tá Lê Quang Tung, chúng ta đã xác định được. Đây là điều quan trọng nhất. Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng (tr. 274), Tướng Đôn còn xác quyết: Tất cả những sự việx xẩy ra đều có sự tiếp tay của Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge. Ông còn kể lại, lúc 4 giờ chiều ngày 3.11.1963, khi ông và Tướng Kim đến Toà Đại Sứ Mỹ, Đại Sứ Lodge ra đón từ ngoài đường và nói bằng tiếng Pháp khi hai ông vừa bước xuống xe: C est formidable! C est magnifique! [Thật phi thường! Thật tuyệt với!] (Việt Nam nhân chứng, tr. 288) Ngày 30.11.2010 Lữ Giang Nguồn: xa.yimg.com/kq/groups/.../lequangtung-lgb.doc 8 Trở Lại Vụ Án Lê Quang Tung - Lữ Giang www.vietnamvanhien.net

Sự thật ai đã giết cố đại tá Lê Quang Tung? Đại Tá Lê Quang Tung ( 1923-1963) Tôi xin mạn phép thưa qúy vị vài điều trước khi trả lời câu hỏi trên. Đối với những ai chưa biệt, tôi xin thưa rằng tôi là Cựu Đại Tá Trần Doãn Thường, thuộc Binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt. Vào thời điểm đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi là Chánh Văn Phòng của Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm mà Th/Tg LVN là một thành viên trong hàng ngũ sĩ quan đảo chánh, như vậy những điều cố Thiếu Tướng LVN thuật với tôi là Chánh Văn Phòng ắt Phải là những điều khả tín và có giá trị A1. Tại sao tôi đã không lên tiếng khi biết sự thật Ai đã giết Đại Tá Lê Quang Tung từ 47 năm trươc mà nay lại viết ra? Lý do là: a/ vào thời điểm đó, không khí cách mạng sục xôi, nói những điều mà không khí cách mạng và tình thế chưa ổn định thì kẻ hớt lẻo đương nhiên là sẽ và phải chịu hậu quả khó lường. b/ Vào thời điểm khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Trần thiện Khiêm cầm quyền thì mọi sự coi như đã ổn cố, nếu tiết lộ bí mật ra chắc sẽ gây xáo trộn và hậu quả chắc không mấy tốt đẹp. c/ Sau 1975 nếu tiết lộ bí mật này ra thi Để làm gì khi nước đã mất, nhà đã tan? Tại sao nay tôi lại lên tiếng sau khi đã im lặng 47 năm từ 1963 tới nay? Lý do là tôi đã thấy: 9 Trở Lại Vụ Án Lê Quang Tung - Lữ Giang www.vietnamvanhien.net

a/ những sự buộc tội gây hàm oan cho người khác là Th/ Tg Lê Minh Đảo b/ Những sự vu khống, bịa đặt cho người đã chết là đại úy Nguyễn văn Nhung. Vu khống để buộc tội cho ngưòi đã chết, đã có thành tích giết cố TT NĐD và CV NĐN là chuyện quá dễ và thông thường vì Người chết không đội mồ lên mà cải chính hàm oan được. c/ Những vị viết hồi ký có thể là đã có thoả thuận qui kết cho đại úy Nhung giết Đai Tá LQT, một là để chạy tội hai là để kết tội, ba là như ngạn ngữ Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết. Chuyện này chỉ những ai ngây thơ mù quáng tin tưởng vào các hồi kỳ để chạy tội và buộc tội hoặc là các vị trong trường phái viết sử PHỊA có thể làm được. AI ĐÃ GIẾT CỐ ĐẠI TÁ LÊ QUANG TUNG? Đó là một trung sĩ Quân Cảnh canh gác ở Tòa Nhà Chính Bộ Tổng Tham Mưu. ĐẠI TÁ LÊ QUANG TUNG ĐÃ BỊ GIẾT NHƯ THẾ NÀO? Theo lời Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm thuật lai cho tôi và hai sĩ quan cấp úy thường chầu trực tại tư dinh th/tg LVN vào chiếu tối 2/11/1963 thì: Do lệnh của Tướng Dương Văn Minh, Trung Tưóng Trần văn Đôn đã điện thoại kêu Đại Tá Lê Quang Tung tới bộ TTM họp vì có tin có kẻ định ám sát và đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đại Tá Tung liền qua họp, (không phải là để qua dự Lunch Party). Tr/tg Trần văn Đôn đã ra lệnh cho Quân Cảnh canh gác trước phòng hội Toà Nhà Chính Bộ TTM là: BẤT CỨ AI BƯỚC RA KHỎI PHÒNG HỌP NÀY LÀ PHẢI BẮN CHẾt NGAY. Trong khi họp đã có tuyên bố là sẽ đảo chánh TT NĐD và nếu ai không đồng ý thì cứ việc ra về. Đại Tá Tung liền bỏ ra và bị bắn chết ngay tại hành lang của toà nhà chính nơi có phòng họp. Sự thật mà Th/Tg Lê Văn Nghiêm đã thuật cho nghe là như vậy. Tóm lược là: 1/ Đại Tá Tung được mời qua dự họp. 10 Trở Lại Vụ Án Lê Quang Tung - Lữ Giang www.vietnamvanhien.net

2/ Lý do là để thảo luận kế hoạch vì có tin ám sát TT NĐD và đảo chánh. 3/ Cố Đại Tá Lê Quang Tung bị bắn chết ngay khi bước ra khỏi phòng họp. 4/ Không có chuyện cố Đại Tá Tung chửi bới, mắng nhiếc. 5/ Không có chuyện ép cố Đại Tá Tung gọi điện thoại,vì đã bị giết ngay khi bước ra khỏi phòng họp 6/ Không có chuyện đại úy Nhung lôi anh em LQT và LQTr lên sân thượng toà nhà chính Bộ TTM để bắn chết ngay vì Th/Ta LQTr chỉ tới Bộ TTM vào buỏi tối khi đi kiếm cố Đại Tá LQT. 7/ Chi tiết những lời trung thực của Tướng Lê Văn Nghiêm có thể không đúng 100% nhưng đại ý là như vậy. Tướng LVN đã không nói gì về những mắng chửi của cố Đại Tá LQT và cũng không nói gì vè ai đã hạ sát th/tá Lê Quang Triệu, vì thế tôi khẳng định là không hề có chuyện cố Đại Tá LQT mắng chửi, và bị đại úy Nguyễn văn Nhung đưa hai anh em đại Tá Tung và Triệu lên sân thượng và bắn chết ở chòi canh, hoặc đưa hai anh em LQT & LQTr ra sân cỏ sát trường bay để bắn chết và vùi thây xuống huyệt nông. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự trung thực trong lời thuật lại của Th/Tg Lê văn Nghìêm. Tôi xin qúy vị nên vì danh dự cá nhân, nhất là danh dự của một sĩ quan QLVNCH hãy đừng Phịạ chuyển để bôi nhọ ngưòi chết vì người chết không thể đội mồ dậy để minh oan, hoặc nhục mạ người sống khi người sống khinh bỉ mà không thèm lên tiếng. Xin hãy nhớ câu người xưa thường noi Lời nói là đọi máu và Lời nói có quỷ thần hai vai chứng giám. Kính Trần Doãn Thường Nguồn:http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article& id=3420:3420&catid=54:vnch&itemid=65 11 Trở Lại Vụ Án Lê Quang Tung - Lữ Giang www.vietnamvanhien.net