Microsoft Word - 06-MT-LE THI THUY NHU(44-51)036

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐOÀN TRANH * ABSTRACT The Cen

Bảo tồn văn hóa

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

MỤC LỤC Trang Thông điệp từ Tổng Giám đốc Manulife Việt Nam 3 Báo cáo tình hình hoạt động của Quỹ Liên kết Chung năm Tình hình hoạt động của Qu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6 NĂM HỌC A/ Lý thuyết: CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT BÀI 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT Vẽ cấu tạo tế b

Luận văn tốt nghiệp

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

TCVN TIÊU CHUẨN Q UỐC GIA TCVN 9411 : 2012 Xuất bản lần 1 NHÀ Ở LIÊN KẾ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Row houses - Design standards HÀ NỘI

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Đau Khổ

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

Phong thủy thực dụng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

36

Đường Về Tà Lơn 128 Bần Sĩ Vô Danh Đời Thượng Nguơn Sau cuộc đại biến thiên Tận Thế Hội Long Hoa, sàng lọc hiền còn dữ mất chết 7 còn 3, Trời Phật biế

Hạ Nguồn Sông Mekong trong Cơn Khát Vô Tận của Bắc Kinh Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồ

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

THANH TRA CHÍNH PHỦ Số: 08/2013/TT-TTCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2013 THÔNG TƯ Hướn

Microsoft Word - Câu chuy?n dông y - T?p 3b B?nh cao áp huy?t.doc

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Microsoft Word - 18-TNN-34HUYNH VUONG THU MINH( )

Preliminary data of the biodiversity in the area

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & XÃ H

L Bản cập nhật thông tin thường niên 2018 QUỸ CHỦ HỢP ĐỒNG CÓ THAM GIA CHIA LÃI

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/09/2018 Tiêu điểm: + Ngành thép Trung Quốc và những dự báo cho giai đoạn Gia tăng các cuộc đình công tron

Phần 1

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI trong sản xuất nước mắm tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh Mã số dự án: VN/SGP/OP5/Y3/13/02 1

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Con Đường Khoan Dung

1

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

Tả cây hoa lan

Microsoft Word - china_vietnamese_2012

Microsoft Word - doc-unicode.doc

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Microsoft Word - Tom tat - Le Ha Anh Tuyet.doc

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

BỘ XÂY DỰNG

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Hotline: Du lịch chùa Ba Vàng - Yên Tử 1 Ngày - 0 Đêm (T-S-OT-VNM-86)

Công thái học và quản lý an toàn

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Thuyết minh về hoa hồng – Văn mẫu lớp 8

Tả cây vải nhà em

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: UNG THƯ THANH QUẢN 1

NguyenThanhLong[1]

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

THÔNG TƯ VỀ BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, BỘ CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ SỐ LIỆU QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Số: 43/2015/TT-BTNMT

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Bản tin ISSN CHÍNH SÁCH Tài nguyên Môi trường Phát triển bền vững TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Số 17 Quý I/2015 HƯỚNG ĐẾN NHỮNG VẬN ĐỘ

CHƯƠNG 2

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO Khu Phương Lai 6, Thị trấn Lâm Thao, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 ĐẦU TƯ HIỆN TẠI HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

BẢN THÔNG TIN TÓM TẮT CÔNG TY BDCC THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - CTCP Giấy chứng nhận ĐKKD số 02001

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH Tây Ninh, ngày 02 tháng 09

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Bản ghi:

DOI:10.22144/ctu.jvn.2019.036 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CỦA CÁC LÒ HẦM THAN Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG Lê Thị Thùy Như 1, Nguyễn Thủy Hà Anh 2, Đinh Thị Nhi 2 và Lê Anh Tuấn 3* 1 Học viên Cao học ngành Quản lý Môi trường Khóa 23, Trường Đại học Cần Thơ 2 Sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường Khóa 40, Trường Đại học Cần Thơ 3 Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ *Người chịu trách nhiệm về bài viết: Lê Anh Tuấn (email: latuan@ctu.edu.vn) Thông tin chung: Ngày nhận bài: 20/09/2018 Ngày nhận bài sửa: 08/11/2018 Ngày duyệt đăng: 25/04/2019 Title: Risks assessment on air pollution and community health due to charcoal furnaces in Chau Thanh district, Hau Giang province Từ khóa: Lò hầm than, phát thải khí nhà kính, nguy cơ ung thư, tác động môi trường Keywords: Cancer risk, charcoal burner, environmental impact, greenhouse gas emissions ABSTRACT Charcoal burning operation in Chau Thanh district, Hau Giang province affects significantly adjacent orchards, which can reduce fruit yields about 20-30% compared to other orchards with no charcoal furnaces nearby. Dust from charcoal burning causes about 35% of the population in the vicinities who are sufferring from pulmonary diseases, rhinitis, eye diseases, and some dermatitis and arthritis involved. Contaminants such as CO and SO 2 exceeded the standards of QCVN 19: 2009 / BTNMT (column B) approved by Ministry of Natural Resources and Environment). PM2.5 dust at 10 m, 50 m, 100 m and 200 m distance from the charcoal furnances were higher than statndards. The results showed that in the current working conditions and exposure time of 70 years, the proportion of people at cancer risk are 21 men and 35 women out of 100,000 people. In order to produce one ton of charcoal for 25-year-old Rhizophora woods, about 3.3 tons of firewood would be used and would generated 2.29 tons of CO 2 gas and 2.92 tons of CO gas. These gas emissions will be 1.2-1.6 times higher if using 10 or 5-year-old Rhizophora woods. TÓM TẮT Hoạt động lò than ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang làm năng suất trái cây giảm khoảng 20-30% nếu so với các vườn cây không có lò than lân cận. Khói bụi từ các lò than làm khoảng 35% người dân lân cận thường xuyên bị các bệnh về phổi, viêm mũi, bệnh mắt, một số bệnh liên quan đến da và cơ khớp. Các thông số ô nhiễm như CO, SO 2 đều vượt QCVN 19:2009/ BTNMT (cột B) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.. Bụi PM2.5 ở các khoảng cách 10 m, 50 m, 100 m và 200 m so với ống khói lò vượt cao hơn quy chuẩn. Trong điều kiện làm việc hiện tại và thời gian tiếp xúc là 70 năm thì tỷ lệ người có nguy cơ ung thư là 21 nam giới và 35 nữ giới trong số 100.000 người. Để sản xuất ra 1 tấn than đối với loại Đước 25 năm tuổi thì cần sử dụng 3,3 tấn củi và sẽ phát sinh 2,29 tấn khí CO 2 và 2,92 tấn khí CO. Số phát thải này sẽ cao gấp 1,2 1,6 lần nếu dùng củi Đước 10 năm hoặc 5 năm tuổi. Trích dẫn: Lê Thị Thùy Như, Nguyễn Thủy Hà Anh, Đinh Thị Nhi và Lê Anh Tuấn, 2019. Đánh giá nguy cơ ô nhiễm không khí và sức khỏe cộng đồng của các lò hầm than ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2A): 44-51. 44

1 GIỚI THIỆU Không khí là một thành phần môi trường quan trọng, có ý nghĩa sống còn để duy trì sự sống trên Trái Đất. Sự thay đổi môi trường không khí sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, sinh vật và môi trường xung quanh. Từ ngàn xưa, than củi là nguồn năng lượng cung cấp nhiệt không thể thiếu cho nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và những nước đang phát triển. Đối với một số nước, ngành sản xuất than củi truyền thống không chỉ góp phần giải quyết được một lượng lớn lao động mà quan trọng hơn, nó còn góp phần phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Theo Msuya et al. (2011), hầm than là quá trình đốt cháy củi gỗ trong điều kiện thiếu oxy trong lò khép kín sẽ tạo khí CO 2 và CO. Sự phát thải một lượng lớn CO 2 và CO vào không khí gây hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, việc đốt cháy than củi sẽ phát tán tro bụi ở dạng hạt bụi PM10 và PM2.5. Hàm lượng cao các hạt bụi này sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư và làm nghiêm trọng hơn các bệnh về đường hô hấp (WHO, 2013). Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang được biết đến là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống như đan lát, làm chiếu và hầm than củi. Đặc biệt, hoạt động sản xuất than củi trên địa bàn huyện đang có xu hướng tăng nhanh từ năm 2013 đến nay do nhu cầu thị trường được mở rộng sang nước ngoài như Đài Loan và Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và lan rộng của hoạt động sản xuất than củi đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, nhất là môi trường không khí, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn và vùng lân cận. Theo Ủy ban Nhân dân huyện Châu Thành (2016), số lượng lò than trên địa bàn huyện Châu Thành có khoảng 525 lò và tất cả đều chưa có hệ thống xử lý khí thải mà thải trực tiếp ra môi trường. Vì vậy nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng môi trường tại khu vực sản xuất than củi trên địa bàn huyện Châu Thành và từ đó đề xuất các giải pháp giúp địa phương phát triển kinh tế nhưng giảm thiểu các nguy hại về môi trường. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Huyện Châu Thành có 7 xã, 2 thị trấn. Toàn bộ số lò hầm than trên địa bàn huyện chỉ tập trung tại xã Phú Tân (Hình 1). Thời gian trước, tại đây chỉ khoảng vài chục lò than được tập trung ở hai bên bờ sông Xáng (sông Cái Côn), hiện nay tổng số lò hầm than của cả huyện là 525 lò và sản lượng than củi năm 2016 lên đến 70.593 tấn/năm. Nghề hầm than củi là sinh kế của khoảng 16% tổng số hộ dân sinh sống ở đây. Có hộ có từ 2-4 lò than. Để đánh giá tác động môi trường và xã hội của làng nghề hầm than, khảo sát nghiên cứu đã tiến hành từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2018. 2.2 Thu thập số liệu Thu thập và nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp có liên quan về số lượng lò than trên địa bàn, các báo Hình 1: Bản đồ khu vực nghiên cứu (Nguồn: UBND huyện Châu Thành, Hậu Giang, 2019) 45 cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, Ủy ban Nhân dân xã Phú Tân, các tài

liệu về Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 2020, Quy hoạch nông nghiệp trên địa bàn huyện. Nghiên cứu sử dụng công thức tính kích thước mẫu Slovin (CT.1) để điều tra phỏng vấn hộ (Adanza et al., 2006). N n 1 N e 2 (CT.1) Trong đó, n là số hộ dân phỏng vấn trực tiếp; N là tổng số hộ dân sản xuất than củi (N = 227 hộ); e là sai số cho phép (trong bài chọn sai số là 10%). Theo tính toán, số phiếu phỏng vấn là 140, chia đều cho hai nhóm hộ: nhóm có sản xuất than (70 phiếu) và nhóm không sản xuất than, canh tác trồng cây ăn trái (70 phiếu). Trọng tâm phỏng vấn là thu thập thông tin về thu nhập, điều kiện lao động và ảnh hưởng của hoạt động của lò hầm than lên sức khỏe cộng đồng. Để có cơ sở đánh giá mức độ ô nhiễm các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất than, nghiên cứu sẽ tiến hành đo đạc một số chỉ tiêu như nhiệt độ, bụi, CO, CO 2, SO 2, NO x tại ống khói của 1 lò than trong 25 ngày đốt lò và chia thành 6 đợt thu mẫu với mỗi đợt là 3 lần/ngày (đợt 1 được bắt đầu từ đốt lò thứ nhất, đợt 2 là ngày đốt lò thứ 5, đợt 3 là ngày thứ 15 với thời gian đo trong ngày là 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ chiều) bằng máy đo khí thải QUINTOX 9106 do hãng Kenmay (Anh Quốc) sản xuất. Đối với chỉ tiêu bụi PM2.5, sử dụng máy đo nhanh AirVisual Node để đo nồng độ bụi PM2.5 khoảng cách với lò 10 m, 200 m, 300 m, 500 m, 1.000 m,... cho đến khi nồng độ bụi và khí CO 2 ổn định, từ đó máy đo AirVisual Node sẽ thể hiện chỉ số chất lượng không khí (AQI) (US EPA, 2011). Nghiên cứu tiến hành đem 4 mẫu củi của hai loại nhiên liệu hầm than là cây Đước và Bạch đàn ở 2 độ tuổi khai thác của cây khác nhau: Đước ở 25 năm tuổi (4.100 g) và 10 năm tuổi (2.200 g), Bạch đàn ở 10 năm tuổi (3.300 g) và 5 năm tuổi (1.300 g), đi sấy ở nhiệt độ 105 C đến khi trọng lượng không thay đổi, cân mẫu đã sấy để tính được sinh khối khô của củi. Hình 2: Mẫu củi, than trước và sau khi hầm than ở 450 550 o C Từ đó xác định được lượng hơi nước mất đi (m H2O ) của từng loại cây ở từng độ tuổi khác nhau theo sự chênh lệch về khối lượng sinh khối tươi (SKT) và sinh khối khô (SKK) (CT.2). Xác định được lượng hơi nước và áp dụng phương trình đốt cháy không hoàn toàn sẽ tính được lượng khí CO và CO 2 phát sinh theo số mol trọng lượng (CT.3). Tương tự, đem mẫu củi tươi đi hầm ở nhiệt độ 450 550 C trong 25 ngày sẽ xác định được hiệu suất nung than ở những độ tuổi cây khác nhau (CT.4). SKT SKK = Lượng nước mất đi (m H2O ) (g) (CT.2) 3CH 2 O + 2O 2 CO 2 + 3H 2 O + 2CO + nhiệt (CT.3) Hiệu suất nung % (CT.4) ố ượ ố ượ ủ Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe để ước tính lượng bụi PM2.5 đưa vào cơ thể những người trực tiếp tham gia sản xuất tại các lò hầm than với hai đối tượng nam và nữ, theo Kim et al. (2018), lượng hóa chất đưa vào cơ thể ước tính (CT.5): LADD CA x IR x EF x ED BW x AT (CT.5) Trong đó, LADD (lifetime average daily dose) là liều nhiễm ngày trung bình suốt đời (µg/kg-ngày); CA (contaminant concentration in average) là nồng độ tiếp xúc trung bình (µg /m 3 ); IR (inhalation rate) 46

là tốc độ tiếp xúc (Jang et al., 2014) căn cứ lượng hóa chất trong môi trường được tiếp xúc mỗi ngày (m 3 /ngày); EF là tần số tiếp xúc (ngày/năm); ED (exposure duration) là khoảng thời gian tiếp xúc (năm); BW (body weight) là trọng lượng cơ thể trung bình (kg); AT thời gian trung bình là khoảng thời gian trung bình tiếp xúc (ngày). Các giá trị của độc tính có ảnh hưởng đến sức khỏe có thể được đánh giá theo hệ số độ dốc đường hô hấp (inhalation slope factor - SFI) (CT.6). Từ đó xác định số người có rủi ro phơi nhiễm trong cộng đồng (POP R ) qua (CT.7). SFI POP R = LADD x SFI Bảng 1: Thông tin về hộ dân (CT.6) (CT.7) Trong đó, SF là hệ số dốc đường hô hấp (µg/kgngày) -1 ; UR là rủi ro đơn vị phơi nhiễm, lấy từ bảng tra kết quả trên hệ thống IRIS, UR= 0,008 (µg/m 3 ) - 1. Nếu POP R < 10-6 là rủi ro thấp, có thể chấp nhận được, khi POP R = 10-6 10-4 thì nguy cơ ở mức trung bình; trường hợp POP R > 10-4 thì có nguy cơ cao với bệnh ung thư (US-EPA, 2019). 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả phỏng vấn từ các hộ dân Kết quả phỏng vấn được 140 hộ dân đang sinh sống trong phạm vi nghiên cứu tại 3 ấp Phú Tân, Phú Tân A, và Tân Phú, trong đó có 70 hộ dân sản xuất than củi và 70 hộ dân không sản xuất than củi mà chủ yếu là làm vườn (trồng cây ăn trái), làm thuê cho các hộ sản xuất than. Đặc điểm Số lượng Hộ làm than Tỷ lệ (%) Hộ không làm than Tỷ lệ (%) 1.Giới tính Nam 47 67,1 31 44,3 Nữ 23 32,9 39 55,7 2.Độ tuổi Trong độ tuổi lao động 57 81,4 55 78,6 Ngoài độ tuổi lao động 13 18,6 15 21,4 Về giới tính, đối với hộ làm than, tỷ lệ nam (67,1%) cao hơn tỷ lệ nữ (32,9%) và ngược lại đối với hộ không làm than thì tỷ lệ nữ (55,7%) cao hơn tỷ lệ nam (44,3%). Điều này có thể thấy rằng nghề làm than tương đối nặng nhọc, vất vả ảnh hưởng đến sức khỏe nên thích hợp cho lao động nam hơn lao động nữ. Về độ tuổi, phần lớn người tham gia phỏng vấn có độ tuổi khá cao. Độ tuổi người được phỏng vấn cũng rất đa dạng, chủ yếu nằm trong nhóm tuổi lao động có tuổi dao động trên dưới 51-60 tuổi, thường là trụ cột hoặc lao động chính trong gia đình. Thông tin họ cung cấp từ những phản ánh hiện trạng với độ tin cậy cao. Hầu như người theo nghề không có các trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết. Phần lớn những người làm than (74,3% hộ dân) cho rằng nghề hầm than có từ nhiều thập niên, đã mang lại thu nhập tương đối ổn định cho người dân địa phương, với bình quân mỗi hộ sản xuất than củi có 3 lò, mỗi tháng họ sẽ có thu nhập bình quân khoảng 12 triệu đồng. Những người làm thuê cho lò than cũng có thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có hơn 80% hộ dân trồng cây ăn trái cho rằng khói bụi của lò than ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, do khói bụi bám lên trái, lên lá làm cây chậm phát triển và sản phẩm không đạt chất lượng. Sức khỏe người dân sống trong khu vực lò than là điều đáng được quan tâm, theo kết quả khảo sát 140 hộ dân cho thấy có 91,42 % hộ dân tin rằng khói bụi phát ra từ các lò than có ảnh hưởng đến sức khỏe và trong khoảng 20 năm gần đây, có hơn 35% người dân cho biết họ thường xuyên bị mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm da, viêm mũi, các hộ dân còn lại cho rằng chưa phát hiện đáng kể những căn bệnh liên quan đến hô hấp hay viêm nhiễm. 3.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí từ hoạt động hầm than Kết quả đo đạc các chỉ tiêu như: CO, SO 2 và NO x tại các thời điểm khác nhau trong quá trình hầm than cho thấy khí NO x không vượt QCVN 19 (cột B), riêng đối với khí SO 2 và CO thì vượt rất nhiều lần so với quy chuẩn ở tất cả các ngày trong quá trình hầm than (25 ngày) và đặc biệt đến những ngày cuối cùng của quá trình hầm than (chuẩn bị bế lò), nồng độ một số loại khí như CO, SO 2 vẫn không giảm xuống, tức là quá trình đốt cháy bên trong vẫn đang diễn ra dù lượng khói thải giảm rõ rệt. Cụ thể: Nồng độ khí CO ngày thứ 25 là 10.227,48 mg/nm 3, vượt 10,22 lần so với quy chuẩn; khí SO 2 là 1.949,79 mg/nm 3, vượt 3,9 lần so với quy chuẩn (Hình 3 và Hình 4). 47

Khí SO 2 được sinh ra trong suốt quá trình sản xuất than nhưng chủ yếu ở các giai đoạn sau do khi nhiệt độ tăng cao, lưu huỳnh trong gỗ bị đốt cháy, Hình 3: Biểu đồ nồng độ khí CO qua 6 lần đo lượng oxy ngày càng ít, SO 2 sinh ra càng nhiều. Nồng độ SO 2 có sự dao động trong khoảng từ 586 đến 3.701 mg/nm 3, cụ thể được mô tả qua biểu đồ Hình 4. Liên quan đến khả năng phán tán bụi, dựa vào dữ liệu về hướng và tốc độ gió thu thập được từ Phòng Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang, xác định được hướng gió phổ biến của vùng trong thời điểm nghiên cứu là hướng đông nam Hình 4: Biểu đồ nồng độ khí SO2 qua 6 lần đo 48 với vận tốc gió trung bình ở độ cao 10 m là 3 m/s. Kết quả đo đạc bụi cho thấy, tại trung tâm khu vực sản xuất than nồng độ lên đến 1.798 µg/m 3 (nồng độ đạt mức cao nhất của thiết bị đo được). Tại khoảng cách 10 m, nồng độ giảm xuống còn 198 µg/m 3 do

Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 2A (2019): 44-51 không còn tiếp xúc trực tiếp với khói thải từ lò than. Tuy nhiên, ở nồng độ này vẫn vượt quy chuẩn QCVN 05:2013/BTMNT về chất lượng không khí xung quanh gấp 3,96 lần. Tại khoảng cách 50 m và 100 m, nồng độ bụi đột ngột tăng cao lần lượt là 262 µg/m3 và 203 µg/m3, vượt quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT, có thể là do ở độ cao này, bụi trong nhiều lò đã hòa quyện vào nhau khiến nồng độ tăng cao. Ở khoảng cách 200 m cách xa khu vực sản Chú giải: xuất, nồng độ bụi PM2.5 giảm xuống rõ rệt còn 72 µg/m3, nguyên nhân là do được gió phân tán và cây xanh hấp thu, tuy nhiên vẫn vượt quy chuẩn cho phép 1,44 lần. Từ khoảng cách 300 m, nồng độ bụi PM2.5 giảm thấp, không còn vượt quy chuẩn cho phép. Từ khoảng cách 1.200 m trở về sau, nồng độ bụi PM2.5 đi vào trạng thái ổn định nằm trong khoảng từ 16 19 µg/m3 (Hình 5). Điểm đo bụi ở vị trí gần ống khói Điểm cách xa vừa so với vị trí ống khói Điểm cách xa vị trí ống khói Hình 5: Vùng phát tán ô nhiễm của bụi PM2.5 qua khảo sát từ điểm trung tâm lò than 31,43% hộ dân cho rằng có ảnh hưởng; và chỉ có 14,29% hộ dân cho rằng khói bụi lò than không ảnh hưởng đến vườn cây ăn trái. Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện cho biết: Khi lá cây bị bụi than bám quá trình quang hợp sẽ bị ảnh hưởng, làm rụng lá, chồi non bị rũ, thực trạng trên còn làm hạn chế quá trình thụ phấn kết trái, dẫn đến rụng hoa, trái non. Tóm lại, nồng độ bụi PM2.5 tại khu vực sản xuất than có mức ảnh hưởng trong vùng bán kính 1.200 m từ vị trí trung tâm khu vực sản xuất than. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường như mật độ cây xanh và tốc độ gió. Khu vực nằm trong vùng ảnh hưởng có nồng độ bụi khá cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường. Mặt khác, do sự phân tán của bụi PM2.5 đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực trồng cây ăn trái của vùng. Bụi PM2.5 bám vào thân, lá, quả của cây ăn trái mà chủ yếu là lá và quả, nhiều loài cây có múi như cam, bưởi, quýt đã không thể thích nghi được với môi trường, dẫn đến người dân phải chuyển sang canh tác loại cây trồng khác. Theo kết quả khảo sát, những hộ trồng cây ăn trái, số hộ dân cho rằng khói bụi lò than rất ảnh hưởng đến cây ăn trái chiếm tỉ lệ rất lớn 54,28%; 49

3.3 Đánh giá mức độ phát thải khí CO2 Với 2 loại cây Đước và Bạch đàn ở 2 độ tuổi khác nhau sau khi nung sấy ở nhiệt độ 105 o C đến Bảng 2: Lượng nước mất đi của củi đi sau khi nung sấy ở 105 C khi trọng lượng không đổi, lượng hơi nước mất đi được xác định ở Bảng 2. TT Loại cây theo độ tuổi Sinh khối tươi (g) Sinh khối khô (g) Hệ số khô/tươi 1 Đước 25 tuổi 39,31 5,93 0,15 2 Đước 10 tuổi 42,14 4,64 0,11 3 Bạch đàn 10 tuổi 36,68 4,15 0,11 4 Bạch đàn 5 tuổi 50,42 4,54 0,09 Từ kết quả nghiên cứu Bảng 2 có thể thấy đối với các loại cây càng ít năm tuổi thì lượng hơi nước càng nhiều hơn, 1,07 lần so với các loại cây có nhiều năm tuổi. Điều này có thể chứng minh rằng nếu hầm than bằng củi ít năm tuổi thì lượng nhiên liệu dùng Bảng 3: Khối lượng CO2, CO (g) phát sinh sau khi đốt 1000 g củi để đốt than càng nhiều do trong củi có nhiều nước. Vì vậy trong quá trình hầm than nên sử dụng củi già (củi nhiều năm tuổi) hơn củi non. Hàm lượng khí CO 2 và CO phát sinh trong quá trình hầm than được tính theo kết quả Bảng 3. TT Loại cây theo độ tuổi Lượng nước mất cho Lượng CO2 phát ra Lượng CO phát ra khi mỗi kg cây (g) khi đốt 1 kg củi (g) đốt 1 kg củi (g) 1 Đước 25 tuổi 849,15 691,90 880,60 2 Đước 10 tuổi 889,89 725,10 922,85 3 Bạch đàn 10 tuổi 886,86 722,63 919,71 4 Bạch đàn 5 tuổi 909,96 741,45 943,66 Từ kết quả Bảng 3 cho thấy, để sản xuất ra 1 tấn than đối với loại Đước 25 năm tuổi thì cần sử dụng 3,3 tấn củi và sẽ phát sinh 2,29 tấn khí CO 2 và 2,92 tấn khí CO; số phát thải này sẽ cao hơn 1,2 1,6 lần nếu dùng củi Đước loại 10 năm và 5 năm tuổi. Ở Bảng 4: Khối lượng than thành phẩm và hiệu suất đốt than Bảng 4 cho thấy hiệu suất sản xuất than củi không cao, đối với củi đước 25 năm tuổi thì hiệu suất là 30,2%, còn đối với củi Bạch đàn 5 năm tuổi thì hiệu suất chỉ có 21,2%. Vậy có nghĩa là 1 tấn củi sẽ tạo ra 212 kg 302 kg than, tùy vào độ tuổi của củi. TT Loại cây theo độ tuổi Khối lượng củi Khối lượng Khối lượng Hiệu suất tươi (g) than (g) than/1kg củi (g) (%) 1 Đước 25 tuổi 4.100 1.240 302 30,2 2 Đước 10 tuổi 2.200 550 250 25,0 3 Bạch đàn 10 tuổi 3.300 810 245 24,5 4 Bạch đàn 5 tuổi 1.300 276 212 21,2 Qua kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình hầm than nên sử dụng củi làm nguyên liệu có độ tuổi càng cao (từ 25 năm tuổi trở lên) thì hàm lượng than càng nhiều, hàm lượng khí CO 2, CO càng thấp; còn đối với cây có độ tuổi thấp (10 năm tuổi trở xuống) thì hàm lượng khí CO 2, CO phát sinh rất cao. Mặc khác, ở cây có độ tuổi cao, lượng hơi nước càng thấp thì nhu cầu sử dụng củi làm nhiên liệu càng thấp. Điều đó sẽ có lợi cho môi trường và kinh tế của hộ dân sản xuất than. 3.4 Đánh giá rủi ro sức khỏe của bụi PM2.5 Qua đo đạc và phỏng vấn 70 hộ sản xuất than trong khu vực nghiên cứu, được kết quả như Bảng 5. Từ kết quả tính toán cho thấy trong điều kiện làm việc người lao động không mang đồ bảo hộ lao động và thời gian tiếp xúc là 70 năm thì đối với nam giới, sẽ có 21 người có nguy cơ ung thư trong số 100.000 người; đối với nữ, sẽ có 35 người có nguy cơ ung thư trong số 100.000 người. Như vậy, cho thấy trong cùng môi trường làm việc và điều kiện lao động như nhau, nữ giới có nguy cơ ung thư cao hơn nam giới 1,67 lần. Lý giải điều này là do nhiều yếu tố như trọng lượng nhẹ hơn, yếu tố sinh sản dẫn đến sức khỏe yếu, sức đề kháng, miễn dịch đối với tác nhân gây bệnh thấp hơn nam giới. 50

Bảng 5: Giá trị các thông số tính toán theo (CT.5), (CT.6) và (CT.7) Thông số Ký hiệu và đơn vị Nam Nữ Nồng độ tiếp xúc trung bình C (µg/m 3 ) 88,47 88,47 Tốc độ tiếp xúc IR (m 3 /ngày) 15,7 12,8 Tần số tiếp xúc EF (ngày/ năm) 250 250 Thời gian tiếp xúc ED (năm) 70 70 Trọng lượng cơ thể trung bình (*) BW (kg) 58 45 Thời gian trung bình tiếp xúc AT (ngày) 17.500 17.500 Liều nhiễm ngày trung bình suốt đời LADD (µg/kg-ngày) 23,84 25,16 Hệ số dốc đường hô hấp SF (µg/kg-ngày) -1 0,0000088 0,0000139 Số người rủi ro phơi nhiễm trong cộng đồng POP R (người) 21.10-5 35.10-5 (*) Nguồn: Anh Kiều (2017) 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Các kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng cây củi (Đước và Bạch đàn) càng non tuổi thì hiệu suất hầm than càng kém và lượng khí phát thải cũng cao hơn. Nếu giữ cây rừng càng lâu thì ngoài giá trị sinh thái và môi trường, chất lượng than củi sử dụng sau này cũng tốt hơn. Nghề hầm than cần phải được xem là nghề gây các tác hại đến sức khỏe cộng đồng do mức độ phát thải khí thải độc hại cao, ảnh hưởng đến cả các vùng sản xuất cây ăn trái khác. So sánh nguy cơ bị ung thư trong cộng đồng làng nghề cũng khá cao, đặc biệt nữ giới có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nam giới. Về kiến nghị, chính quyền địa phương cần từng bước hạn chế việc phát triển thêm các lò than ở cộng đồng, phải có yêu cầu trang bị bảo hộ lao động cho các công nhân hành nghề vì thường xuyên làm việc trong môi trường có nồng độ bụi và khí vượt chuẩn cho phép và có chính sách hỗ trợ chuyển nghề cho người lao động làm nghề hầm than để giảm thiểu những nguy cơ cho họ và cả cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Adanza, E.G., Reyes, F.V., and Martinez, F.N., 2006. Research Statistics for Health Profeesion. Modelue 3. Rex Book Store. Manila, 253 pages. p.52. Anh Kiều, 2017. Cân nặng trung bình của người Việt Nam là bao nhiêu? Ngày truy cập 23/5/2019. Địa chỉ: https://dinhduongdoisong.com/can-nangtrung-binh-cua-nguoi-viet-nam-la-bao-nhieu Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (QCVN 19: 2009/BTNMT). Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT- BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Jang Jae-Yeon, So-Yeon Kim, Sun-Ja Kim, Kyung- Eun Lee, Hae-Kwan Cheong, Eun-Hye Kim, Kyung-Ho Choi, and Young-Hee Kim (2014). General Factors of the Korean Exposure Factors Handbook. J. Prevent. Med. Public Health. 47(1): 7 17. Kim H., K. Kang and T. Kim, 2018. Measurement of particulate matter (PM2.5) and health risk assessment of cooking - generated particles in the kitchen and living rooms of apartment houses. Sustainability, 10: 1-14. Neema Msuya, Enock Masanja, Abrahamu Kimangano Temu, 2011. Environmental Burden of Charcoal Production and Use in Dar es Salaam, Tanzania. Journal of Environmental Protection, 2(10):1364-1369. US-EIA, 2011. Air Quality Index (AQI) - A Guide to Air Quality and Your Health. Accessed on 23 May 2019. Available from https://www.airnow.gov/index.cfm?action=aqiba sics.aqi. US-EPA, 2019. Integrated Risk Information System. Accessed on 23 May 2019. Available from https://www.epa.gov/iris. Ủy ban Nhân dân huyện Châu Thành, 2016. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017. Ủy ban Nhân dân huyện Châu Thành, 2019. Bản đồ hành chính huyện Châu Thành. Ngày truy cập 23/5/2019. Địa chỉ: https://chauthanh.haugiang.gov.vn/default.aspx? tabid=185. WHO, 2013. Health effects of particulate matter: Policy implications for countries in eastern Europe, Caucasus and central Asia. Joint WHO/Convention Task Force on Health Aspects of Air Pollution (Pub). 51