CĐ Saddleback: Ba Mươi Năm Nhìn Lại

Tài liệu tương tự
TT TranPVu NChi Thien

Cúc cu

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Microsoft Word - DuCaNguyenDucQuang-ChauNgan

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Microsoft Word - nvsam-thanhnam.doc

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

thacmacveTL_2019MAY06_mon

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

TÌM BẠN, KẾT BẠN, ĐƯA BẠN ĐẾN VỚI CHÚA Xin chia sẻ cùng gia đình Cursillo Sài gòn một số hình ảnh của anh chị em Nhóm Dấn Thân sống ngày thứ tư trong

Mở đầu

Tuyen Tap

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

1

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Người con dâu của nước Mỹ Người Con Dâu Của Nước Mỹ Lưu Hồng Phúc *** Tác giả, theo bài viết, là quả phụ của một sĩ quan VNCH. Bài viết về nước Mỹ đầu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

VINCENT VAN GOGH

No tile

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Cổ học tinh hoa

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận về thời gian

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

72. Nghĩa tử là nghĩa tận Trong 9 năm liền, Long không được visa về Việt Nam, dù lâu lâu chàng vẫn thử làm thủ tục xem chính quyền có thay đổi chính s

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Microsoft Word - NguyenDucQuang_SanJose_Unicode.doc

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

Document

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Tha

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

Microsoft Word - PhongVanTuCongPhung-NguyenThanhTruc-

Bên lề

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

SỐ 3 Bản tin ĐA NĂNG THÁNG 9 NĂM 2012 GIA ĐÌNH HỌC VIỆN CSQG VÙNG TÂY BẮC THÔNG TIN - SINH HOẠT - TƯƠNG TRỢ - VĂN HÓA - KHOA HỌC Lễ Khánh Thành Kỳ Đài

Phân tích bài thơ Chiều tối


I _Copy

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

Tam Quy, Ngũ Giới

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

SỰ SỐNG THẬT

HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Năm mới nói chuyện cũ Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Tôi nhớ mãi một chiều Xuân năm xưa Lời bài hát này, không chỉ khiến cho tôi nhớ về những mùa Xuân thanh

Document

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Document

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Tả người bạn thân của em

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Bản ghi:

CĐ Saddleback: Ba Mươi Năm Nhìn Lại NHỮNG VIÊN ĐÁ LÓT ĐƯỜNG Trần Ngọc Vân Ba mươi năm chỉ là một chặng thời gian ngắn đối với việc xây dựng, kiến tạo nền móng cho một cơ cấu, tổ chức, một cộng đoàn, cộng đồng. Nhưng nếu so với đời người thì thời khoảng ba thập niên cũng là một thời gian đáng kể. Theo quan niệm người xưa thì Tam Thập Nhi Lập. Tuổi ba mươi đối với con người là tuổi thật sự trưởng thành, tuổi lập thân, tuổi vào đời. Để được như vậy, những trải nghiệm trong thời khoảng ba mươi năm bỏ lại sau lưng chắc chắn không dễ dàng, phẳng lặng. Nó là kết quả của những nỗ lực không ngừng, bao gồm những hy sinh, gian khổ, tương tự như sự thối nát của hạt thóc trước khi trổ sinh thành những bông lúa chín vàng. Khởi từ ý nghĩ ấy và với tư cách một thành viên và là chứng nhân đã hiện diện suốt ba thập niên chia vui sẻ buồn với Cộng Đoàn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Saddleback), người viết muốn được cùng bạn đọc nhìn lại công khó của những bàn tay, khối óc, trái tim đã dày công đóng góp như những viên đá tảng lót đường cho công cuộc xây dựng gia đình đức tin nhỏ bé này, trong đó không thiếu những người đã về với Chúa. I.- Những bước đầu chập chững Từ miền trung tây nước Mỹ, gia đình tôi chuyển về miền nam California tháng 8 năm 1978. Sau hơn một năm tạm trú ở Westminster, Huntington Beach, chúng tôi dời về Irvine và sống ở đây cho đến cuối năm 1988, trước khi di chuyển tới thành phố Laguna Niguel và ở hẳn cho tới ngày nay. Trong suốt thời gian ấy, cá nhân tôi đã có mặt thường xuyên bên cạnh bà con giáo dân tại đây, dù không đảm nhận một vai trò tích cực, cụ thể nào trong việc xây dựng Cộng Đoàn. Giản dị vì tôi đang cùng một nhóm anh em thực hiện một chuyên san Công Giáo, ban đầu là tờ Đường Sống ra đời năm 1980 phát hành 9000 số mỗi tháng nhằm cung cấp món ăn tinh thần cho bà con tại các trại tị nạn thuộc 8 quốc gia Đông Nam Á và sau này là nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân. Cũng như tất cả anh em trong nhóm chủ trương, cá nhân tôi tự coi việc phục vụ trong ngành truyền thông Công Giáo như một sứ mạng, hơn thế, một ơn gọi Chúa dành cho chúng tôi. Dù vậy, mối ưu tư lớn nhất của gia đình tôi cũng không khác những bậc phụ huynh cư ngụ ở phía nam Giáo phận Orange khi ấy. Đó là làm sao được sinh hoạt trong một cộng đoàn CG người VN để đàn con 6 đứa, vào thời 1

điểm ấy, lớn nhất 15 tuổi và nhỏ nhất mới lên 4, có một môi trường sống đạo thuận tiện, có Thánh lễ VN và những lớp giảng dạy Việt ngữ và Giáo lý Công giáo hàng tuần. Khác với những khu vực chung quanh vùng Bolsa, nơi tập trung đông đảo giáo dân, vùng cực nam Giáo phận trải dài từ San Clemente tới Irvine, tín hữu Công Giáo ở rải rác trong nhiều thành phố trên một diện địa rộng lớn nên việc quy tụ lại rất khó khăn, nếu không nói là bất khả. Sau tháng tư năm 1975, những vị đầu tiên đến định cư trong vùng này gồm có gia đình các ông Trần Văn Pháp, Nguyễn Bá Khanh, Bùi Tiến Mỹ, Vũ Lộc, Ngô Văn Thế, Nguyễn Cần, Nguyễn Văn Nhuệ, Nguyễn Năng Sỹ, Nguyễn Văn Mỹ Tiếp theo là gia đình các ông Trần Văn Tưởng, Lê Duy Thuấn, Đỗ Thế Giới, Trần Duy Bính v.v Chính những vị này là những người đầu tiên có công liên lạc, nối kết, mời gọi những giáo dân đang sống rải rác trong vùng quy tụ lại thành những nhóm nhỏ sinh hoạt với nhau. Chính từ những nhóm nhỏ này đã nảy sinh ý tưởng vận động cho một Cộng Đoàn Công Giáo trong tương lai. Đây là một tiến trình dài với không ít những khó khăn trở ngại. Ngoài việc quy tụ giáo dân, vấn đề linh mục cũng là một vấn nạn khó vượt qua. Cho đến khi cha già Trần Đức Tiến được một giáo xứ Mỹ ở Dana Point bảo lãnh từ Camp Pendleton ra, những Thánh lễ đầu tiên cử hành bằng tiếng Việt hàng tuần bắt đầu, với sự tham dự của ngót 200 giáo dân Việt Nam đang sinh sống trong vùng. (Vì lý do sức khoẻ và vì vấn đề trở ngại ngôn ngữ nên thời gian sau cha Tiến đã được cha xứ Mỹ cho ra ở với gia đình ông bà Nguyễn Văn Nhuệ). Trong khi ấy, tại nhà thờ đồi tức Giáo đường St. Killian Church ở thành phố Mission Viejo cũng được các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thay phiên tới cử hành Thánh lễ các ngày Thứ Sáu đầu tháng. Ngoài ra, đáp ứng lời mời gọi của các gia đình giáo hữu trong khu vực Mission Viejo, Lake Forest, Laguna Hills, các ngài cũng luân phiên tới tư gia cử hành Thánh lễ vào các ngày 13 mỗi tháng để hướng về Đức Mẹ Fatima. 1 Chính những cơ hội gặp gỡ, sinh hoạt trong những Thánh lễ mang tính tạm bợ vào những năm đầu tiên chân ướt chân ráo tới xứ sở này đã đặt ra cho mọi người thấy nhu cầu phải tích cực vận động để thành lập một Cộng Đoàn có tổ chức ở phía nam Giáo phận tương tự như các Cộng Đoàn đã được thành lập từ đầu tại các thành phố Westminster, Garden Grove, Santa Ana, Anaheim ở phía bắc. Như đã viết trong phần đầu, trở ngại lớn nhất cho việc hình thành một Cộng đoàn có tổ chức nơi đây là bà con giáo dân sống rải rác, quá xa cách nhau trên một diện địa rộng lớn trải dài từ thành phố Irvine tới tận San Clemente ở phía nam. Hướng nhắm tới của những giáo dân tiên khởi nhiệt thành và năng động khi ấy là Giáo xứ St. Nicholas trên đường El Toro ở vị trí trung điểm, nơi thuận tiện để thu hút giáo dân từ bốn phía đổ về. Nhờ lòng quý mến người Việt Nam của Đức Cha Johnson, Giám mục giáo phận Orange thời ấy và tấm lòng rộng mở của Đức Ông Sporrer, Cha Sở giáo xứ St. Nicholas, -nhưng quan trọng hơn hết chính là tấm lòng hăng say, kiên trì, không nề gian khổ của những con chim đầu đàn-, trong số có những khuôn mặt ngày nay đã được Chúa gọi về cùng Ngài, nền móng cho một Cộng đoàn bắt đầu thành hình. II.- Những yếu tố bên lề không thể thiếu Bàn về vấn đề đặt nền móng cho việc xây dựng Cộng đoàn Saddleback, chúng ta không thể không nói tới một số yếu tố tuồng như xa lạ nhưng lại sắm vai trò hết sức tích cực, không thể thiếu. Trước hết, chúng tôi muốn nói với sự ra đời của Phong Trào Học Hội Kitô Giáo (Phong Trào Cursillo) ngành Việt Nam tại Giáo phận Orange bên cạnh hai ngành có sẵn từ lâu dành cho người Mỹ và người Mễ. Cho đến những năm sau này, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của PT Cursillo trong việc phát triển, xây dựng CĐ, thăng tiến nếp sống đạo của tập thể bà con Công giáo. Nó không chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương mà như vết dầu loang đã ảnh hưởng tới hầu hết sinh hoạt của các cộng đồng Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Để được như vậy, những nhân sự đầu tiên đặt nền móng cho PT ngành Việt Nam hết sức quan trong, trong số có vị xuất thân từ tập thể giáo dân tiên khởi ở vùng cực nam của Giáo phận. Đó là ông Gioan Trần Văn Pháp, một cựu Cursillista ở Việt Nam trước năm 75. Khóa tĩnh huấn cuối tuần Cursillo đầu tiên dành cho giáo dân Việt được tổ chức vào năm 1982. Nó không xảy ra trong sớm chiều mà là kết quả của một tiến trình vừa cầu nguyện vừa làm việc, vận động tích cực lâu dài của một nhóm nhỏ những anh em cựu Cursillistas từng tham dự các khóa tĩnh tâm Cursillo khi còn ở trong nước 1 Người viết ghi lại những chi tiết này theo lời kể của các ông Trần Văn Pháp, Lê Duy Thuấn (đã được Chúa gọi về), ông Trần Văn Tưởng, cụ Đỗ Thế Giới, vì hồi ấy gia đình chúng tôi còn sinh sống trên vùng Trung Tây Mỹ quốc. 2

trước tháng tư năm 1975. Để có được khóa đầu năm 1982, ông Gioan và những anh em này đã hy sinh rất nhiều thì giờ công sức ngay từ những ngày tháng đầu thập niên 80 để mời được những khuôn mặt uy tín, đức độ từ Âu châu, vốn thuộc thành phần lãnh đạo PT khi còn ở Sàigòn qua để điều hành khóa học. Chính những khóa tĩnh huấn Cursillo này đã cung ứng cho tập thể giáo dân ở phía nam Giáo phận một số cán bộ nòng cốt. Cursillista Gioan Trần Văn Pháp đã giới thiệu các ông Lê Duy Thuấn, Đỗ Thế Giới, Nguyễn Văn Nhuệ, Ngô Văn Thế, Trần Văn Tưởng, Vũ Đình Kỷ, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Năng Sỹ thuộc Cđ. Saddleback tham dự Khóa 79 (1982) tại Giáo phận Orange là khóa đầu tiên dành cho tín hữu Việt Nam lúc bấy giờ. Như được tiếp thêm lửa nhiệt thành và tâm tình mến Chúa yêu người của Thánh Thần Thiên Chúa, sau khóa học, hầu hết những anh em này đã trở thành tác nhân chính thúc đẩy việc thành lập Cộng đoàn Saddleback Valley (nay là Cđ. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp) tại giáo xứ St. Nicholas năm 1983. Nhìn vào thành phần Ban Chấp Hành Lâm Thời Cộng đoàn năm ấy, người ta nhận thấy có sự hiện diện của ông Trần Văn Pháp với vai trò Phó Chủ tịch, ông Lê Duy Thuấn với vai trò Thư ký và ông Đỗ Thế Giới với vai trò Thủ quỹ. Hai nhiệm kỳ kế tiếp trong bốn năm từ 1984 đến 1988 ông Lê Duy Thuấn được tín nhiệm trong vai trò Chủ tịch với sự tiếp tay của các ông Trần Văn Tưởng, Nguyễn Năng Sỹ và một số những Cursillistas tham dự các khóa Cursillo sau này. Các vị Chủ tịch cùng các vai trò then chốt khác trong những Ban Chấp Hành Cộng đoàn kế tiếp cũng đều xuất thân từ các khóa tĩnh huấn Cursillo, như các ông Nguyễn Xuân Hân, Vũ Minh, Lê Trọng Đức, Nguyễn Vỹ Hùng, Triệu Ngọc Toàn, Nguyễn Công Trí v.v Trên bình diện Cộng Đồng, nhiều anh chị em Cursillistas xuất thân từ Cộng đoàn Saddleback đã lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Phong Trào Cursillo ngành Việt Nam trong Giáo phận. Ông Nguyễn Văn Nhuệ là một trong những người nắm giữ vai trò Chủ tịch Phong Trào thuở sơ khai. Các ông Lê Duy Thuấn, Trần Văn Tưởng, Phan Công Toàn, Phan Thu Nguyệt, Nguyễn Công Trí và cá nhân người viết cũng một thời được tín nhiệm vào Ban Điều Hành trung ương cũng như đảm nhiệm những vị trí then chốt trong các khóa tĩnh huấn hàng năm của PT trên đồi Marywood. Một cách cụ thể, sau khi hết nhiệm kỳ chủ tịch Cộng đoàn địa phương, các ông Lê Duy Thuấn, Nguyễn Xuân Hân cũng một thời được tín nhiệm vào vị trí Chủ Tịch Ban Chấp Hành Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam cấp giáo phận. Ngoài ra, người ta cũng chưa quên rằng ông Lê Duy Thuấn và một số thành viên trong Cộng đoàn Saddleback từng được trao phó những trách vụ quan trọng trong việc tổ chức những buổi tĩnh tâm, hội thảo và thực hiện những tài liệu quan trọng cho Cộng Đồng trong ba năm (từ 1998 đến 2000) chuẩn bị đón mừng Thiên niên thứ ba, dưới thời đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Một yếu tố bên lề thứ hai là sự khai sinh hai Phong trào lớn khơi nguồn từ Cộng đoàn Saddleback. Đó là Phong Trào Thăng Tiến Hôn Nhân và Phong Trào Hồn Nhỏ. Cả hai Phong Trào này đều do ông bà Nguyễn Văn Nhuệ, thành viên cốt cán của Cộng đoàn son trẻ này khởi xướng và chỉ mấy năm sau đã lan rộng khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, nơi quy tụ đông đảo người Công Giáo Việt Nam. Sau đó đã lan tràn qua Âu châu và Úc châu. Trên phương diện phát triển Cộng đoàn nhà, một mặt những cán bộ của các Phong Trào này đã cung cấp thêm nhân sự cho việc hình thành các đơn vị Đạo Binh Đức Mẹ, Liên Minh Thánh Tâm, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Chi hội Thừa Tác viên Thánh Thể, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thế, với con số Huynh Trưởng, các Giảng viên Giáo Lý, Giảng viên các lớp Việt ngữ, Ca đoàn v.v.. mỗi ngày một thêm đông đảo và khởi sắc. Mặt khác nó cũng là nhân tố biến thành chất men củng cố nền tảng gia đình đồng thời hun đúc lòng nhiệt thành, đạo đức của giáo dân trong Cộng đoàn. III.- Giai đoạn phát triển Mục tử và giáo dân Chỉ sau một năm thử nghiệm với Ban Chấp Hành lâm thời, tiếp đến trong hai nhiệm kỳ liên tiếp (1984-1988), ông Lê Duy Thuấn và các cộng sự viên của ông đã được tuyệt đại đa số bà con giáo dân trong Cộng đoàn tín nhiệm. Nhờ tài năng, thiện chí và lòng đạo đức, ông đưa các cơ cấu sinh hoạt trong Cộng đoàn vào giai đoạn ổn định về mặt tổ chức với con số đoàn viên gia nhập các ban ngành và các tổ chức CG Tiến Hành ngày một nâng cao và cả hai mặt phẩm và lượng, tạo đà thuận lợi cho việc phát triển Cộng đoàn trong những nhiệm kỳ kế tiếp. Đó là các Ban Chấp Hành dưới sự lèo lái của các ông Nguyễn Xuân Hân, Đỗ Thế Giới, Vũ Minh, Lê Trọng Đức, Nguyễn Vỹ Hùng, Triệu Ngọc Toàn, Nguyễn Công Trí, Vũ Khắc Nghiêm tới đương kim Ban Chấp Hành dưới sự chỉ đạo của ông chủ tịch Kiều Công Thắng hiện nay vào đúng thời điểm Cộng đoàn bước qua năm thứ 30. Nhìn về phương diện tuổi tác, người ta nhận thấy con số những thành phần trẻ tham gia vào việc điều hành các cơ cấu trong Cộng đoàn càng ngày càng đông vui, đáp ứng được những đòi hỏi về kiến thức cập nhật, trước 3

những bước đi bảy dặm trong lãnh vực tin học ngày nay. Chỉ cần theo dõi sự thay đổi theo chiều hướng thuận khiến cho ngày một thăng tiến về mặt nội dung, cách thức layout, trình bày trên mỗi tờ đặc san Tin Yêu phát hành hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán, đặc biệt những tờ Kỷ Yếu đánh dấu những chặng thời gian 10, 15, 20, 25 năm sinh nhật CĐ là khách bàng quan sẽ nhận ra bóng dáng sự có mặt những bàn tay, khối óc, trái tim của những người trẻ trong đó. Cùng lúc, con số các bà, các cô tích cực, năng động tham gia vào các sinh hoạt Cộng đoàn, kể cả trong phạm vi Cộng Đồng, cũng ngày một thêm đông đảo. Điều này đã biểu hiện rõ ràng qua dịp tổ chức những buổi liên hoan đầu năm Âm lịch hoặc những dịp mừng Bổn Mạng Cộng đoàn. Nói tới những buổi liên hoan vui nhộn này, chúng ta không thể không nói tới tiếng hát ngày càng điêu luyện của Ban Hợp Ca Ngàn Sao dưới sự điều khiển của ca trưởng Quang Anh và những thập niên sau này được tiếp nối bởi ca trưởng Trần Yêm Thông. Riêng những buổi trình diễn văn nghệ Tết Nguyên Đán tại Hội trường giáo xứ, tại nhà hàng hoặc nỗ lực thực hiện những hoạt cảnh trong nhà thờ vào dịp Lễ Giáng Sinh, Phục Sinh cũng khiến người ta nhớ tới công lao và sáng kiến của rất nhiều anh chị em, trong đó có anh Thái Trí Minh và đông đảo người trẻ yêu văn nghệ trong Cộng đoàn Saddleback. Ngoài cha già Trần Đức Tiến, vị ân nhân của gia đình những giáo dân tiên khởi tới định cư ở miền cực nam Giáo phận Orange, sau khi Cộng đoàn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được chính thức thành lập, lần lượt các cha Vũ Tuấn Tú, Đỗ Thanh Hà, Trần Phúc Long, Chu Vinh Quang, Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Quốc Tuấn, Nguyễn Trung Tuấn, Trịnh Ngọc Danh, Trịnh Minh Thái, Mai Khải Hoàn đã kế tiếp đáo nhậm vai trò Linh mục Quản nhiệm. Một điểm son được dư luận trong ngoài ghi nhận, đó là mối liên hệ, giao hảo giữa các LM Quản nhiệm CĐ Saddleback với các Cha Sở Giáo xứ Saint Nicholas, nhất là với giáo dân VN qua các Ban Chấp Hành và các đoàn thể CG Tiến Hành từ khi được thành lập đến nay, lúc nào cũng tỏ ra trong ấm ngoài êm trong một bầu không khí an hòa, thuận thảo. Đây là một trong những đặc điểm của Cộng đoàn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nếu phóng rộng tầm quan sát để học hỏi nơi các cộng đoàn bạn trong Cộng Đồng CGVN Giáo phận Orange. Chỉ cần đọc lại những ghi nhận khách quan và chân thành của các vị cựu chủ tịch Cộng đoàn trong những bản đúc kết được đăng trên Kỷ Yếu Ngân Khánh CĐ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (1983-2008), người ta sẽ nhận ra điều này. Dù là Linh mục, Tu sĩ nhưng đã mang thân phận yếu đuối con người thì vẫn không tránh khỏi có những nhược điểm hay khuyết điểm. Do đó, trong thực tế công việc, cho dẩu là công việc đạo đức đã có những đụng chạm giữa chủ chiên và đoàn chiên, cụ thể là giữa những anh chị em trong Ban Chấp Hành CĐ hoặc các tổ chức CG Tiến Hành với Lm Quản nhiệm, dẫn tới những mâu thuẫn gây trở ngại cho việc chung. Mà thói thường tiếng lành đồn xa trong khi tiếng dữ càng đồn xa hơn, huống chi từ miền cực bắc tới miền cực nam của CĐCGVN Giáo phận Orange cũng không quá 50 dậm Anh thì chuyện trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay là chuyện đương nhiên. Khi một Lm được bài sai thuyên chuyển tới nhiệm sở mới, ngay lập tức giáo dân nơi cha sắp tới bắt đầu chuyền tai nhau về tài năng, đức độ và cung cách ứng xử với giáo dân của tân Lm Quản nhiệm qua những gì họ nghe được từ những CĐ các ngài đã đi qua. Xét một cách công bằng và khách quan, điều này không có gì đáng trách, nếu không có chuyện đề cao hoặc phê bình, bôi bác vô căn cứ. Nhìn lại quá trình 30 năm xây dựng và phát triển CĐ Saddlback, với trên 10 lần thay đổi Lm Quản nhiệm, cũng không có luật trừ. Điều đáng nói là giữa tập thể giáo dân nơi đây, -cách riêng các thành phần trong Ban Chấp Hành và các tổ chức, đoàn thể CG Tiến hành- và hầu hết các cha Quản nhiệm đã có một sự cảm thông và gắn bó với nhau một cách thật nhịp nhàng trong tình liên đới, yêu thương đặc biệt, kể cả với những vị từng được dư luận ở những CĐ cũ phàn nàn, ta thán là khó tính, là quả đoán hoặc xem thường ý kiến của đại diện giáo dân. Trong bài viết đăng trên tờ Kỷ Yếu đánh dấu Ngân Khánh CĐ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ấn hành năm 2008, anh nguyên chủ tịch hai nhiệm kỳ 1996/2000 Lê Trọng Đức đã nhắc lại tâm trạng âu lo của người tiền nhiệm khi nhắc tới tính tình khó khăn, nghiêm khắc của Lm tân Quản nhiệm Nguyễn Thanh Sơn qua những lời đồn của giáo dân hai CĐ trước. Ông lo ngại không biết có ai dám gồng mình lãnh chức Chủ tịch Ban Chấp Hành thay ông dưới quyền cha Sơn! Vào lúc Hội Đồng Mục Vụ chia sẻ mối ưu tư của Chủ tịch mãn nhiệm Vũ Minh trong khi bàn đến việc tìm người đảm nhận vai trò điều khiển Ban Chấp Hành nhiệm kỳ mới, ông Lê Trọng Đức buột miệng nói: Việc gì phải lo, hãy để Chúa lo. Ông cho hay không ngờ câu nói của ông khiến HĐMV dồn phiếu tín nhiệm ông, để rồi sau đó mọi chuyện, nhờ ơn Chúa, đều diễn ra suông sẻ. Mối giao hảo giữa ông với tư cách tân Chủ tịch Ban Chấp 4

Hành CĐ với cha Sơn trở nên khắng khít đến nỗi lại có tin đồn ông là người thân của Lm tân Quản nhiệm. Ông viết: Quả là một cơ hội tốt cho tôi được sống gần cha Quản nhiệm Nguyễn Thanh Sơn, học được tâm tình phó thác và trông cậy nơi ngài và giúp tôi tìm được sự bình an khi phải đối diện với những âu lo, vất vả trong khi chu toàn công tác. Và tôi cảm thấy thoải mái khi làm việc với cha Cũng trên Kỷ Yếu mừng Ngân Khánh năm ấy, cựu Chủ tịch Nguyễn Vỹ Hùng viết một bài dài, trong đó ông điểm qua hầu hết các Lm từng làm việc với CĐ Saddleback. Đề cập trường hợp cha Sơn, ông viết: Bốn năm nối tiếp (1996-2000) cha Nguyễn Thanh Sơn đã để lại trong tâm tư đoàn chiên của Chúa những kiến thức sâu sắc về Phúc Âm, cánh cửa của mỗi tâm hồn được cha mở cho để hân hoan đón nhận Lời Chúa, đặc biệt trong ba năm chuẩn bị đón mừng Năm Đại Thánh 2000. Non xanh, Yên ngựa hữu tình, Đàn chiên, Mục tử trung trinh sớm chiều (Chú thích của ông NVH: non xanh: Thanh Sơn và Yên ngựa: Saddleback) Qua nhận định của hai anh cựu Chủ tịch Đức và Hùng, cho người ta thấy trong khi làm việc Chúa dù với bất cứ ai, kể cả với Lm- điều cần thiết là đừng bao giờ quan tâm tới những lời đồn đại về người mình sẽ cộng tác, cũng đừng bao giờ để cho thành kiến chi phối tình cảm và nhận định của riêng mình trong khi làm việc với các ngài. Trái lại hãy đến với nhau bằng tất cả tâm tình mến Chúa, yêu người với tấm lòng cậy trông, phó thác như ông Đức tâm sự, thì nọi chuyện dù khó khăn, trở ngại đến đâu cũng sẽ vượt qua. Nói về kiến thức quảng bác của cha Nguyễn Thanh Sơn, cá nhân tôi cũng học được nơi ngài nhiều bài học quý giá xuyên qua những bài giảng sâu sắc trong Thánh Lễ Chúa Nhật hàng tuần. Nhờ cha tôi đã có thêm chứng liệu để đưa vào một vài bài viết trong tâm bút Bên Vực Tử Sinh ấn hành năm 1998. Khi tác phẩm này được Tin Vui ấn hành năm 1998, cha đã viết mấy lời nhận định in ngoài bìa. Cũng nhờ cha, tôi có được những tài liệu gốc của người Mỹ khi viết tập Chỉ Nam dùng cho các Thừa Tác Viên Thánh Thể thời gian tôi được giao phó vai trò Hội Trưởng Hội Thừa Tác Viên Thánh Thể Cộng Đồng. Không phải chỉ riêng trường hợp cha Nguyễn Thanh Sơn, ngay với hai cha Tuấn (Phạm Quốc Tuấn và Nguyễn Trung Tuấn), bất chấp những dư luận tiêu cực trước đó từ các CĐ tiên nhiệm của các ngài, khi hai cha Phạm Quốc Tuấn và Nguyễn Trung Tuấn về nhận vai trò Quản nhiệm ở Saddleback, mọi chuyện đều trở nên suông sẻ, mối giao tình giữa giáo sĩ và giáo dân luôn êm chèo mát mái, không chỉ trong thời gian làm việc mà cả sau khi hai cha đã được chuyển đi các CĐ khác. IV.- Những viên đá lót đường Không phải ngẫu nhiên mà từ một tập thể giáo dân xa lạ, sống xa cách, rải rác trên một địa bàn rộng lớn kéo dài từ Irvine xuống tận vùng cực nam San Clemente, chúng ta có được một Cộng đoàn nên hình nên vóc như ngày nay. Nó được làm nên bằng lời cầu nguyện và bằng công lao huyết hãn của biết bao nhiêu người, còn sống cũng như đã ra đi. Họ là những khuôn mặt nổi, từng được đề cử vào những vai trò quan trọng không những trong Cộng đoàn mà cả trong phạm vi Giáo phận. Và họ cũng bao gồm những bậc trưởng lão gương mẫu, đạo đức, sống âm thầm, khuất lấp, đã ngày đêm cầu nguyện kéo Ơn Chúa đổ xuống cho những nỗ lực xây dựng, phát triển CĐ trong suốt chiều dài ba thập niên qua. Họ xứng đáng là những viên đá tảng xây nền cho lớp người đi sau. Đối với những vị còn tại thế, dù biết rất rõ những đóng góp lớn lao của quý vị nhưng chúng tôi không dám nêu rõ danh tính, thành tích vì sợ xâm phạm tới lòng khiêm tốn của cá nhân mỗi người. Riêng những khuôn mặt thuộc đủ mọi thành phần không phân biệt phái tính tuổi tác đã được Chúa gọi về cùng Người, vì giới hạn của bài viết, chúng tôi cũng sẽ chỉ nêu lên ba tên tuổi tiêu biểu sau đây: * Bà Anna Lê Thị Phúc: Một mẫu gương khiêm nhu, nhiệt thành, năng động trong tất cả những sinh hoạt của Cộng đoàn cũng như Cộng đồng. Bà là một trong bốn sáng lập viên tổ chức Đạo Binh Đức Mẹ trong CĐ nhà. Sự hy sinh thì giờ, lòng bác ái vô biên và những đóng góp âm thầm nhưng to lớn của bà trong tác vụ truyền giáo đã trở thành biểu tượng sáng ngời cho mọi tín hữu noi theo. Vào những năm cuối đời, với tuổi 70, 80 bà vẫn hăng say sinh hoạt trong Legio, trong Phong Trào Cursillo, nhất là trong những buổi thăm viếng bệnh nhân trong nhà dưỡng lão, các thiếu niên phạm pháp trong nhà giam, tham dự những buổi cầu nguyện của phong trào phò sự sống, bảo vệ thai nhi. Với phương tiện chuyên chở công 5

cộng là hệ thống xe buýt, tuồng như bà có mặt khắp nơi, từ Quận Cam tới Los Angeles. Ngày bà giã từ dương thế, dù tin chắc linh hồn Anna đã được về hưởng nhan thánh Chúa, mọi người vẫn không khỏi ngậm ngùi nuối tiếc. * Ông Gioan Trần Văn Pháp: Cùng với bà Lê Thị Phúc và hai khuôn mặt trưởng thượng còn đang hiện diện giữa chúng ta là các ông Đỗ Thế Giới, Nguyễn Văn Lê, ông Gioan là những người đặt nền móng cho tổ chức Đạo Binh Đức Mẹ trong CĐ nhà. Như đã có dịp nói tới ở trên, với tư cách một Cursillista kỳ cựu trong PT Học Hội Kitô Hữu khi còn trong nước, ông là một trong những người thúc đẩy cho sự hình thành Phong Trào ngành Việt Nam tại Giáo phận từ những năm đầu thập niên 80, cung cấp những cán bộ nòng cốt cho việc thành lập CĐ vào năm 1983. Điều đáng nói hơn hết ở ông Gioan là đời sống cầu nguyện thâm sâu của ông, nhất là khoảng ngót 10 năm cuối đời khi sự đi đứng của ông bắt đầu có vấn đề. Tôi không bao giờ quên được những Tuần Thánh trong nhiều năm trước, ngay tại tư gia của ông, chúng tôi gồm hai ông Đỗ Thế Giới, Nguyễn Văn Lê và cá nhân tôi đã được ông mời tới để cùng cầu nguyện, chia sẻ Kinh Thánh, suy gẫm mầu nhiệm Chúa chịu chết và Phục sinh và nhân đấy trao đổi những suy tư về tình hình Hội Thánh, cách riêng trong Giáo hội quê nhà và gần gũi hơn là trong phạm vi Giáo phận Orange. Sau những buổi sinh hoạt trong không khí đạo đức thánh thiện ấy, chính ông Gioan là người đã gợi ý và thúc đẩy tôi thảo một tâm thư với chữ ký của mấy chục khuôn mặt tiêu biểu trong Cộng Đồng gửi Lm Giám Đốc Trung Tâm CGVN Giáo phận Orange nêu lên một số những vấn nạn cần được quan tâm liên quan tới đời sống giáo sĩ khi ấy. Ngày ông qua đời cũng đã để lại trong lòng những người ở lại nhiều tiếc thương, luyến nhớ, dù biết chắc ông đã được hưởng hạnh phúc trường sinh trên Nước Trời. Ông Đa Minh Lê Duy Thuấn: Khác với hai nhân vật kể trên, ông Đa Minh là một người ở lứa tuổi được coi là còn trẻ vào cuối thập niên 70 và là một khuôn mặt nổi của Cộng đoàn Đức Mẹ HCG. Dù bận với công việc mưu sinh hàng ngày, ông vẫn hăng say cùng bạn bè đồng trang lứa đóng góp công sức vào công cuộc vận động thành lập và phát triển Cộng đoàn. Ông đã khuyến khích con cháu trong gia đình tham gia hầu hết những sinh hoạt phụng vụ trong các Thánh Lễ Chúa nhật hàng tuần cũng như những dịp lễ Giáng Sinh, Phục Sinh trong năm. Ông tích cực đứng ra tổ chức các khóa huấn luyện Giáo lý viên và các buổi Hội thảo suốt ba năm chuẩn bị Năm Thánh 2000 trong Cộng đoàn cũng như trong phạm vi Giáo phận. Cũng khác với não trạng của nhiều người tín hữu thường né tránh dây mình vào chính trị, trong khi tích cực làm tông đồ cho Chúa ông không quên dấn thân, sát cánh cũng đồng bào thuộc mọi tôn giáo tham gia tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền, nhân phẩm Việt Nam. Ông qua đời vào những năm đầu tuổi 60, đã để lại cho thân nhân và bạn bè ông nhiều tiếc nhớ. Buổi canh thức giữa lòng Giáo đường Saint Nicholas đêm ấy, cùng với thân nhân, gia đình ông, mọi người đã ngậm ngùi kể lại những đóng góp lớn lao của ông cho Giáo hội cũng như xã hội. Riêng với người viết, cho đến hôm nay, -hơn 15 năm sau-, tôi vẫn chưa quên ánh mắt rưng rưng đầy cảm mến của ông Đa Minh nhìn tôi sau Thánh Lễ Chúa Nhật 11/01/1998 khi nhận bản thảo cuốn tâm bút Bên Vực Tử Sinh của tôi. Ôm tập sách vào ngực, ông đăm đăm nhìn tôi, nói nhỏ: Bên Vực Tử Sinh. Chưa biết anh viết những gì trong đó, nhưng qua tiêu đề tác phẩm tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp ích nhiều cho tôi trong những tháng ngày bệnh hoạn. Xin cám ơn anh, tôi sẽ khởi đọc ngay tối hôm nay. Tôi không ngờ câu nói thân thương của người bạn đồng đạo, đồng tâm, đồng chí hôm ấy lại là câu nói cuối cùng với tôi. Bởi vì chỉ vỏn vẹn 20 ngày sau, ông bị đột quỵ và sau khi nhập viện mấy hôm, ông được Chúa gọi về cùng Người. Để ghi lại kỷ niệm đáng nhớ ấy, khi ấn hành tập sách, tôi đã dành trọn hai trang đầu, để Viết Cho Một Người Bạn Vừa Nằm Xuống. Đúng như Lời Chúa Giêsu hơn hai ngàn năm trước: Hạt lúa có chết đi thì mới trổ sinh nhiều bông trái. Cùng với biết bao tín hữu khác, Anna, Gioan và Đa Minh đã nằm xuống để trở thành những viên đá tảng dẫn vào tương lai của Cộng đoàn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Cho hôm qua, hôm nay và ngày mai. Laguna Niguel một đêm chớm hạ 2013 6