Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

Tài liệu tương tự
Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Thuyết minh về Nguyễn Du

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Nam Tuyền Ngữ Lục

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Cúc cu

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Bởi: Wiki Pedia Lý Thái Tổ Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội, Xuân Kỷ Sửu Lý Thái Tổ (tên húy là Lý Công Uẩn ; ) là vị Hoàng đế

Niệm Phật Tông Yếu

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng h

Con Gà bay chẳng qua mương Sống để coi nếu ai nói đúng, Mùi Dậu Thân rơi rụng đầy đường. Con Gà bay chẳng qua mương, * Tí te tiếng gáy vấn vương não s

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

daithuavoluongnghiakinh

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Trong bầu không khí khói hương thiêng liêng, các Ông Lớn Mỹ kính cẩn sám hối về chiến lược phân chia đất nước Việt Nam thành hai miền Nam Bắc trong ch

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

An Quang Van Sao Tam Bien - Q1 - Nhu Hoa Chuyen Ngu

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Bạn Tý của Tôi

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Gìn giới cấm sửa tâm ô-tạp, Niệm Phật thì phải dẹp lòng tà. Nhớ từ-bi hai chữ ngâm-nga, Dầu làm lụng cũng là trì chí. Chờ Thiên-Địa châu-nhi phục-thỉ,

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Oai đức câu niệm Phật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Công Chúa Hoa Hồng

Thuyết minh về truyện Kiều

1

Microsoft Word - suongdem05.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

No tile

LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành thời Lý ( ) thư tịch cổ Việt

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Document

Tác giả: Dromtoenpa

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

HỒI I:

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

1 Những con số 3 lịch sử Trong năm 2018 có hai sự kiện quan trọng liên quan đến con số 3 lịch sử: Đó là 3 nhân 10 tức kỳ thứ 30 Khóa Tu học Phật Pháp

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Bản ghi:

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân không phải lúc đi sứ năm 1813 mà có từ năm 1790 tại Hàng Châu. Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ năm 1789-1790 Nguyễn Nễ, anh Nguyễn Du làm Phó Sứ sang xin phong vương cho Vua Quang Trung, đã mang về tặng em. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn có nói với tôi rằng Nguyễn Du viết trước khi ra làm quan năm 1802, vì sau đó công việc quan bận rộn Nguyễn Du không có thì giờ để diễn ca Kim Vân Kiều truyện được. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã tiên đoán Nguyễn Du viết Truyện Kiều rất sớm, tứ năm 24 tuổi. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn sau 10 năm nghiên cứu các chữ húy trong 8 văn bản cổ nhất Truyện Kiều, dò đọc hơn 30 000 câu thơ, đã đi đến kết luận : Các văn bản đều tránh chữ húy đời Lê-Trịnh, chứng tỏ, Truyện Kiều không viết vào đời Nguyễn Gia Long, mà viết sớm hơn vào thời Lê Trịnh. Tôi có dịp gặp gỡ và quen biết từ những năm 1980 khi Giáo sư và phu nhân sang Paris dạy tại Khoa Việt Học. Trường Ngôn Ngữ Đông Phương. Viện Đại Học Paris VII. Những ngày cuối đời của Giáo sư qua địa chỉ internet : ngtaican@mtu-net-ru, và địa chỉ nhà riêng tại Moscou tôi thông báo với Giáo sư các khám phá của tôi khi nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du : tôi đãtìm ra cuộc đời ba năm giang hồ của Nguyễn Du tại Trung Quốc (1797-1790), trong 10 năm gió bụi (1786-1796) mối tình với Hồ Xuân Hương, khi nghiên cứu các địa danh, hoàn cảnh lịch sử, phong cảnh mô tả trong thơ và đi du lịch Trung Quốc theo dấu chân cuộc hành trình này. Giáo sư lấy làm mừng rỡ khi nhận được quà tặng các tác phẩm của tôi, và Giáo sư cho biết Giáo sư đã bị phong thấp liệt nửa người rồi nhưng cũng ráng viết cho tôi vì thú vị quá. Nhất là chuyện Nguyễn Du hẹn với Nguyễn Đại Lang gặp lại tại Trung Châu, là Hàng Châu : Miếu Nhạc Phi, ở cạnh Tây Hồ, nơi đây Nguyễn Du đã ở lâu chờ đợi nên làm 5 bài thơ, đối diện miếu Nhạc Phi có con đê Tư (Su) băng qua một góc hồ là chùa Hổ Pháo, nơi Từ Hải từng tu hành. Có thể nhà sư Chí Hiên (Nguyễn Du) đã trú nơi đây, nơi đây Nguyễn Du đã nghe chuyện Từ Hải và có được Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân viết từ đời 1

Khang Hy, được khắc in vào đời Càn Long, đang được bán và nổi tiếng tại Hàng Châu năm 1790. Sau khi gặp Nguyễn Đại Lang, Nguyễn Du được chu cấp nên đi Yên Kinh với xe song mã và trở về đến Hoàng Châu Hà Bắc thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ bộ Tây Sơn trên đường đi Nhiệt Hà, nơi nghĩ mát Vua Càn Long. Đoàn Nguyễn Tuấn có hai bài thơ ghi lại cuộc gặp gỡ này : " Đến Hoàng Châu vừa vặn gặp người bạn văn chương họ Nguyễn từ Yên Kinh trở về bèn phóng bút làm thơ tặng ". Bài thơ có câu : Giải cấu văn nhân sách chỉ đàm ( Gặp gỡ nhà văn tìm thấy đề tài sách để nói chuyện) và trên đường đi sứ Đoàn Nguyễn Tuấn có bài thơ Vô Đề có câu : Hồng nhan tự cổ đa tăng mệnh (Má hồng từ xưa thường bị số mệnh ghen ghét). Nhà văn họ Nguyễn là ai? và đề tài sách gì ám ảnh Đoàn Nguyễn Tuấn phải viết một bài thơ về chuyện hồng nhan?. Người bạn văn chương họ Nguyễn ấy chính là Nguyễn Du. Tìm ra nhân vật Nguyễn Đại Lang trong Thanh Hiên Thi tập, tức Nguyễn Đăng Tiến, nguyên quyền trấn thủ Thái Nguyên, thay quan Tham Tụng Nguyễn Khản, Đăng Tiến tước Quản Vũ Hầu theo Lê Quý Kỷ sự của Nguyễn Thu, tức Cai Gia tay giặc già trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Cai Già trong Lịch Triều Tạp kỷ của Ngô Cao Lãng. Đến các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập tả cảnh núi non, tuyết, bốn mùa, trưởng giả còn ăn mặc theo nhà Hán, không theo lịch nhà Tân ở Vân Nam, cảnh rừng liễu cao ở Liễu Châu, cảnh Cao sơn lưu thủy ở Quế Lâm.. Chia tay Nguyễn Đại Lang, Nguyễn Du cho biết sẽ đi theo sông Giang Hán đến Trường An, và hẹn gặp lại ở Trung Châu. Các bản dịch đều chú thích Trung Châu là Hà Nội. và bỏ mất chữ Hán : Tôi sang sông Hán đây, thành Tôi sẽ sang sông đây. Không ai gọi Trung Châu là Hà Nội bao giờ, Trung Châu là vùng lòng đỏ trứng gà Hoa Hạ, các kinh đô lớn giữa Trung Quốc. Bằng một con đường khác tôi đã chứng minh công trình của Gs Nguyễn Tài Cẩn hoàn toàn đúng, và Giáo sư rất vui khi nhắm mắt lìa đời. Nguyễn Du có văn bản Truyện Kiều từ năm 1790 tại Hàng Châu. Ngày sinh và năm sinh Nguyễn Du và cha mẹ Theo gia phả Nguyễn Du sinh ngày 23-11 năm Ất Dậu, âm lịch, tính ra dương lịch là ngày 3 tháng giêng 1766 mới đúng. Các tài liệu cũ đều lầm lẫn khi viết Nguyễn Du sinh năm 1765. Thân phụ Nguyễn Du là quan Tư Đồ Nguyễn Nghiễm, (Chức vụ Tham Tụng tương đương Thủ Tướng Chính phủ ngày nay.) Mẹ Nguyễn Du bà Trần Thị Tần vợ thứ ba, trong 8 bà vợ cụ Nguyễn Nghiễm, phong tục ngày xưa vợ cả bà Đặng Thị Dương do cha mẹ cưới để làm dâu, vợ thứ hai do bà cả cưới cho chồng, làm bạn cho mình, bà Đặng Thị Thuyết em gái bà Dương, sinh Nguyễn Điều mất sớm, Nguyễn Điều được bà cả nuôi dưỡng. Hai bà đầu cai quản gia trang ở Tiên Điền. Các con theo cha học tập. Bà ba chính là người do quan Tư Đồ tự chọn cho mình, con ông Trần Ôn, dòng dõi Tiến sĩ Trần Phi Chiêu, làng Hoa Thiều, Bắc Ninh, giữ chức Câu kế quản lý sổ sách gia đình. Bà Tần được theo cụ Nguyễn Nghiễm thương yêu nhất cho theo đi trấn nhậm các 2

nơi và bằng chứng là bà có con đông nhất, 5 người con. Với vị thế là người được chồng thương yêu nhất và có cha là quản gia, mẹ Nguyễn Du là người có thế lực trong gia đình. Điều này bác bỏ quan điểm cho rằng mẹ Nguyễn Du thân phận lẽ mọn thấp kém trong gia đình. Bút hiệu của Nguyễn Du Nguyễn Du có bút hiệu là Thanh Hiên, điều này rõ ràng trong Thanh Hiên thi tập.. Thanh lấy từ chữ Thanh Liên bút hiệu thi hào Lý Bạch ghép với chữ Hiên gia đình thường dùng : Cụ Nguyễn Nghiễm bút hiệu Nghị Hiên, anh Nguyễn Nể bút hiệu Quế Hiên, cháu Nguyễn Thiện bút hiệu Thích Hiên.. Nguyễn Hành trong bài Đi Săn có nhắc đến danh hiệu Phi Tử. Phi Tử là người thời Chu Hiếu Vương thời Xuân Thu Chiến Quốc, dâng ngựa cho vua nhà Chu được phong chức Phụ Dung (nước phụ chư hầu). Sự kiện này trùng hợp với Nguyễn Du, khi vua Gia Long ra Bắc năm 1802, từ Quỳnh Hải đã dẫn thủ hạ, học trò và tráng đinh đến dâng ngựa và lương thực cho vua Gia Long được phong chức Tri huyện Phù Dung, trấn Sơn Nam, nơi gặp gỡ, cho nên Nguyễn Du được gọi là Phi Tử. Từ khi tìm ra Lưu Hương Ký thơ Hồ Xuân Hương có chép hai bài thơ Chí Hiên tặng. Suy diễn từ tình cảm oán trách trong bài, tôi cho rằng đó là thơ Nguyễn Du, oán trách Hồ Xuân Hương đi lấy chồng Thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm, khi Nguyễn Du bị tù tại Hồng Lĩnh năm 1796. Tôi cho rằng đó là bút hiệu Nguyễn Du dùng trước khi đổi thành bút hiệu Thanh Hiên. Cuối năm 1787 Nguyễn Du sang Vân Nam bị bệnh ba tháng xuân, sau đó Nguyễn Du xuất gia thành nhà sư Chí Hiên, để đi giang hồ đến Trường An và hẹn gặp lại Nguyễn Đại Lang tại Trung Châu. Thành nhà sư đi nhờ các thuyền buôn không mất tiền, đêm trú lại một ngôi chùa trên đường đi tụng Kinh Kim Cương làm công quả, ăn ngủ tại các chùa trên đường đi. Chí là danh hiệu Chí Thiện Thiền Sư Chưởng môn Thiếu Lâm Tự thời vua Càn Long. được người đương thời kính phục, đề tài của nhiều bộ tiểu thuyết. Nhà sư giỏi võ vác thanh trường kiếm trên vai, được các thuyền buôn tin tưởng và có thể nhờ làm lễ cầu phúc cầu may buôn bán tốt lành. Với phương tiện này Nguyễn Du có thể đi Giang Bắc Giang Nam cái túi không, Muôn dậm mũ vàng chiều nắng xế, (đi gần 5000 km) và Tụng Kinh Kim Cương nghìn lượt (1000 : 365 ngày= khoảng 3 năm). Tố Như chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong bài Độc Tiểu Thanh Ký. Tố Như nghĩa là gì? Có điển tích nào không?. Tại sao bài thơ nằm cuối Thanh Hiên Thi tập cùng thời điểm với lúc Nguyễn Du làm tri phủ Thường Tín năm 1803-1804. Tại sao Hồ Xuân Hương có bài thơ Chơi Tây Hồ nhớ bạn, ý tứ trả lời bài Độc Tiểu Thanh Ký, sau khi bỏ Tổng Cóc trở về làng Nghi Tàm. 3

Hiểu Tố Như là Nguyễn Du thì câu thơ Bách tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như, trở thành vô lý. Tại sao Nguyễn Du phải đòi hỏi ba trăm năm lẽ có người khóc mình? tại sao không ngàn năm, điều này ngược lại với thái độ không cần danh lợi ở các bài thơ Đi săn tại Hồng Lĩnh, tại sao Nguyễn Du là 38 tuổi, làm quan chưa lâu mà sánh mình với một cô gái 18 tuổi lấy lẽ và bị vợ cả ghen mà buồn và chết? Nam nhi ngày xưa chẳng ai sánh mình với nữ nhi? 6 câu đầu nói về nàng Tiểu Thanh, bổng nhiên câu cuối hỏi vớ vẫn ai khóc mình là lạc đề? Nguyễn Du không thể làm thơ lạc đề như thế. Hiểu tố như : Theo tự điển Thiều Chửu : Tố là người phẩm hạnh cao quý, như là như thế, như vậy. Tố như là người phẩm hạnh cao quý như nàng Tiểu Thanh. Đáp ứng được với thời điểm lúc Nguyễn Du làm tri phủ Thường Tín vợ mất, tìm về Cổ Nguyệt Đường thăm chốn xưa, thì Hồ Xuân Hương đang lấy lẽ Tổng Cóc Nguyễn Công Hoà, nàng đang đau ốm thân phận như nàng Tiểu Thanh. Xúc động Nguyễn Du viết bài Độc Tiểu Thanh Ký, xót thương nàng : Ba trăm năm lẽ nữa ai khóc người phẩm hạnh cao quý như nàng Tiểu Thanh. Hồ Xuân Hương nhận được thơ, dứt tình với Tổng Cóc : Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi. Dù anh có cho tôi nghìn vàng tôi cũng không trở lại với anh nữa như cóc bị bôi vôi ( đi mất biệt tăm). Trở về Nghi Tàm Hồ Xuân Hương viết bài Chơi Tây. Hồ nhớ bạn : Tây Hồ vườn cảnh đã như xưa ; Người đồng châu ấy có bao giờ ; Nhật Tân đê vỡ nhưng còn lối, Trấn Quốc rêu phong vẫn ngấn thơ..nọ vực trâu vàng trăng lạt bóng. Kìa non phượng đất khói tuôn mờ. Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy, So dạ hoài nhân dễ chưa vừa. Tình cảm bài thơ hoàn toàn phù hợp với mối tình ba năm với Nguyễn Du và trả lời bài Độc Tiểu Thanh Ký. Nguyên do sai lầm do những người chép văn bản cho Trường Viễn Đông Bác Cổ thêm vào. Ngày xưa anh em chỉ gọi nhau là gia huynh, gia đệ : Nguyễn Du viết bài Ức gia huynh, nhớ anh Nguyễn Nể, và Ngô gia đệ cựu ca cơ cho người hát cũ của em Nguyễn Ức. Thơ Nguyễn Nể viết cho Nguyễn Du lại có những cái tựa kỳ dị : Hoài Thanh Hiên Tố Như đệ?. Không ai viết hai danh hiệu cùng một lúc? Nguyễn Du đại diện binh quyền cho anh Nguyễn Khản tại Thái Nguyên Nguyễn Khản năm 1783, khi Trịnh Tông lên ngôi chúa, rời nhà giam trở thành Thượng Thư Bộ Lại hành Tham Tụng (Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ kiêm Thủ Tướng) kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa. Nguyễn Du vừa đậu Tam Trường trường thi Sơn Nam, Nguyễn Khản đã phong em làm Chánh Thủ Hiệu Quân Hùng Hậu Hiệu, chỉ huy đội quân hùng hậu nhất Thái Nguyên, cùng Nguyễn Quýnh chức Trấn Tả Đội, đội quân quan trọng khác. Quyền Trấn Thủ Thái Nguyên là Nguyễn Đăng Tiến tước Quản Vũ Hầu, tức Cai Già, Cai Gia, Nguyễn Đại Lang. Vốn là tay " giặc già " Trung Quốc, gốc người Việt Đông sang tị nạn tại Việt Nam, được Nguyễn Khản dùng dạy võ cho các em. 4

Thái Nguyên là nơi có nhiều người Trung Quốc sang khai thác mỏ bạc, dân giang hồ tứ chiến, việc gửi Cai Gia lên trấn Thái Nguyên là một việc hợp lý. Nguyễn Đại Lang có kết nghĩa sinh tử với Nguyễn Du, vì lớn tuổi hơn cả Nguyễn Khản (hơn Nguyễn Du 31 tuổi) nên Nguyễn Du gọi là anh Cả : Nguyễn Đại Lang. Sinh tử giao tình tại, Tồn vong cùng khổ khi. Hai người từng bị tù, cùng khổ khi bị tuớng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm bắt và cùng được tha.(bài Biệt Nguyễn Đại Lang). Nguyễn Du đã lấy quê Nguyễn Đại Lang thay cho quê Hấp Huyện, An Huy của Từ Hải : Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông. Điều này bác bỏ gia phả viết : Nguyễn Du được tập ấm chức quan nhỏ cha nuôi họ Hà. Và Nguyễn Du có vợ trong thời gian này ở Quỳnh Hải. Anh Nguyễn Khản người nuôi nấng Nguyễn Du bị tù tội suýt bị giết năm 1780 vụ án Trịnh Tông, ra khỏi tù phải đương đầu với kiêu binh, thì còn lòng dạ nào lo cưới vợ cho Nguyễn Du? Khi anh Nguyễn Khản bị tù, Nguyễn Du trở về làng Tiên Điền học với chú Nguyễn Trọng. Người đi theo vua Gia Long ra Bắc không phải là Nguyễn Du mà là Nguyễn Nể Nguyễn Nể đang làm Trung Thư Lĩnh, chức vụ tương đương với Trần Văn Kỷ, kiêm chỉ huy xây Phượng Hoàng Trung Đô, cùng Trấn Thủ Nguyễn Văn Thận và Trần Quang Diệu, thì được lệnh vua Cảnh Thịnh đem cụ Nguyễn Thiếp về triều. Đến nơi thì Vua Gia Long chiếm Phú Xuân, không theo kịp Cảnh Thịnh chạy ra Bắc. Cả hai đều được Gia Long triệu đến. Gia Long tha chết cả hai, cho Nguyễn Thiếp về quê quán và dùng Nguyễn Nể để hỏi các nghi lễ đi sứ xin phong vương sang nhà Thanh, nên đem Nguyễn Nể theo ra Bắc. Lúc này Nguyễn Du không ở Hồng Lĩnh mà ở Quỳnh Hải, các bài thơ viết tại Quỳnh Hải, Nguyễn Du đều nói mình ba chục tuổi. Khi vua Gia Long ra Bắc ; từ Quỳnh Hải, Nguyễn Du đem học trò, thủ hạ dâng ngựa, lương thực đi đến trấn Sơn Nam, huyện Phù Dung thì gặp vua Gia Long vua phong ngay làm tri huyện nơi này. Chi tiết này bác bỏ gia phả viết: Nguyễn Du từ Hà Tĩnh dẫn thủ hạ dân sớ, và lương thực cho vua Gia Long, và được đem ra Bắc phong cho làm Tri huyện Phù Dung trấn Sơn Nam. Một phần Bắc Hành tạp lục và Thanh Hiên thi tập được viết ở Trung Quốc trong thời đi giang hồ. Trong Thanh Hiên thi tập nhiều bài thơ Nguyễn Du đã viết tại Vân Nam, Liễu Châu, Quế Lâm. : Sơn cư mạn hứng, U cư, Mạn hứng,, Xuân Dạ, Lưu biệt Nguyễn Đại Lang, Biệt Nguyễn Đại Lang, Tống Nguyẽn Sĩ Hữu Nam qui. 5

Trong Bắc Hành Tạp lục nhiều bài, gần phân nửa, đã được viết năm 1788-1790, 23 năm trước khi đi sứ. -Các bài thơ làm ở Trường An, Hàng Châu không nằm trên đường đi sứ năm 1813 : Bùi Tấn Công mộ, Dương Phi cô lý. Phân Kinh Thạch Đài. 5 bài thơ viết ở Miếu Nhạc Phi. - Các bài thơ Nguyễn Du đi một mình, cô đơn trên chiếc thuyền nhỏ như chiếc lá. Khi đi sứ Nguyễn Du đi với đoàn 27 người, với đồ cống phẩm hàng trăm rương hòm : vàng, bạc, ngà voi, sừng tê, quế, yến, lụa, gấm.. Một vị tướng Trung Quốc chỉ huy đưa đón, đi từ Mạc Phủ Nam Quan đến Bắc Kinh và trở về. Tại các địa phương hàng trăm, có nơi hàng ngàn lính hộ tống. Đường xa Trung Quốc thường hay có giặc cướp như kiểu Hoàng Sào, Lương Sơn Bạc, các vùng thường mất mùa đói khó, loạn lạc nổi lên. Quan lại địa phương không thể để cống phầm rơi vào tay cướp, có thể bị triều đình trừng phạt.. Thuyền đi cả đoàn hộ tống, các trạm đèn đuốc sáng rực cả trăng sao. Các địa phương cổng chào, bàn hương án, trống đánh, đốt pháo, bắn súng, ca nhi múa hát, tiệc quan tiếp đón. Nguyễn Du không thể tả cảnh mình " một mình, một ngựa cô đơn đi sứ được?: Các bài Chu hành tức sự, Sơn Đường dạ bạc, Thương Ngô mộ vũ, Thương Ngô trúc chi ca, Vọng Tương Sơn Tự, Bất tiến hành, Tương Âm dạ có những chi tiết cho thấy Nguyễn Du viết lúc đi giang hồ. -Các bài thơ làm thời Tây Sơn, có nói đến gió Tây, nói đến tình cảm chống Tây Sơn : Phản Chiêu hồn, Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ, Đăng Nhạc Dương lâu., Nhiếp Khẩu đạo Trung,Tín Dương tức sự, Hoàng Hà trở lao.trở binh hành. Biện giả. Sơ thu cảm hứng. Các bài này viết lúc đi giang hồ thời Tây Sơn. Tây phong biến dị hương, Gió Tây làm rung động đất khách. Trận đánh Tây Sơn Tôn Sĩ Nghị đại bại làm rung động đât khách Trung Quốc (Tín Dương tức sự). -Các bài thơ liên hệ chính sự chống nhà Thanh : Bài Quế Lâm Cù các bộ. Quan Chánh sứ Nguyễn Du không thể thăm lăng mộ giặc tàn nhà Minh, chống lại nhà Thanh. Bài thơ này viết lúc đi giang hồ. Đoạn đường từ Bắc Quế Lâm qua Toàn Châu Trường Sa đến Hán Khẩu theo sông Tương qua Động Đình Hồ. Lần đi giang hồ và đi sứ Nguyễn Du đều đi qua. Khi đi sứ Nguyễn Du có nhắc lại cảnh cũ. : Tây Hà Dịch, Hoàng Hạc lâu, Hán Dương vãn điểu.. Độ Hoài cảm Văn thừa tướng.. Nguyễn Du không có tâm sự hoài Lê và hoàn toàn theo minh chúa là vua Gia Long Trong hành động Nguyễn Du năm 1796 muốn trốn vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh bị Trấn Thủ Tây Sơn Nguyễn Văn Thận bắt giam ba tháng. Trong bài thơ Ức Gia Huynh, năm 1795 Nguyễn Nể xung phong trấn giữ đất thang mộc Quy 6

Nhơn của Tây Sơn. Phan Huy Ích ca tụng việc này, thì Nguyễn Du cho rằng : chức quan ràng buộc thân nơi lam chướng, lạnh lẽo, từ biệt từ nay không biết kiếp nào gặp nhau, trong mộng tìm nhau cũng khó khăn. Năm 1802 khi vua Gia Long ra Bắc, Nguyễn Du đem lương thực thủ hạ ra tiếp đón. Từ giữa năm 1790 đến 1794, Nguyễn Du sống tại Thăng Long, nương tựa nơi anh Nguyễn Nể, nhưng sống tại Gác Tía nhà câu cá anh Nguyễn Khản, cạnh đền Khán Xuân và Cổ Nguyệt Đường, yêu cô hàng xóm họ Hồ. Ba năm này Nguyễn Du viết Đoạn Trường Tân Thanh. Phạm Đình Hổ trong thơ chữ Hán đã trêu cô gái mới lớn Hồ Phi Mai, yêu anh chàng viết Đoạn Trường nên đứng trước gương cũng uốn éo như đứt ruột. Nguyễn Nể được vua Quang Trung nể vì học thức, thường gióng ngựa quý đến thăm. Các quan, tướng Tây Sơn đến dinh Kim Âu ở Bích Câu, nghe cô Cầm gảy đàn vung tiền thưởng như nước. Nhưng Nguyễn Du chỉ đứng trong bóng tối, không hề muốn dựa thế lực của anh để ra làm quan Tây Sơn. Sau khi vua Quang Trung mất năm 1792, Nguyễn Nể được triệu về Phú Xuân làm thầy dạy vua Cảnh Thịnh, sách Tiểu Học do Sùng Chính Viện cụ Nguyễn Thiếp vừa biên soạn. Nguyễn Nể được thăng chức Trung Thư Lĩnh chức vụ quân sư ngang hàng với Trần Văn Kỷ, nhưng phải đối phó với Bùi Đắc Tuyên đang chuẩn bị những bước tiếm quyền Tây Sơn. Chức vụ Trấn Thủ Quảng Nam, thời các chúa Nguyễn dành cho các Thế tử sắp kế vị được trao cho con làbùi Đắc Trụ. Trong khi Trần Văn Kỷ bị đày làm lính thú, Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhậm về ở ẩn, đi tu đạo Lão, đạo Phật. Nguyễn Nể phải xung phong đi trấn đóng Quy Nhơn 1795, xin đi sứ truyền ngôi vua Càn Long năm 1795-1796 và cuối cùng xin đi xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở Nghệ An, sau khi tướng Vũ Văn Dũng giết cha con Bùi Đắc Tuyên và Tướng Ngô Văn Sở. Năm 1796, Nguyễn Du muốn trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh. Nguyễn Du không chọn lựa giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, vì Nguyễn Huệ đã mất.. Mà chọn lựa giữa Nguyễn Ánh và Bùi Đắc Tuyên, Vũ Văn Dũng. Năm 1802, Nguyễn Du ra tiếp đón dâng lương thực và ngựa cho vua Gia Long. Anh Nguyễn Nể đã quy hàng dưới trướng vua Gia Long. Vua Gia Long không dùng Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhậm, Nguyễn Nể, chỉ tham khảo ý kiến mà lại dùng con Phan Huy Ích là Phan Huy Chú, Phan Huy Thực, em Ngô Thời Nhậm là Ngô Thời Vị và Nguyễn Du, Nguyễn Ức em Nguyễn Nể. Đó là tóm lượt những phát hiện mới của tôi về Nguyễn Du. Trong nước có thể tham khảo site: Tạp chí Văn Hóa Nghệ An : Phạm Trọng Chánh các bài viết : - Bàn về bút hiệu Nguyễn Du - Nguyễn Du từ Thái Nguyên sang Vân Nam năm 1787. - Chia tay Nguyễn Đại Lang tại Liễu Châu. - Nguyễn Du nhà sư Chí Hiên : Giang Bắc Giang Nam cái túi không. 7

- Nguyễn Du gặp Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ đoàn Tây Sơn tại Hoàng Châu 1790 - Nguyễn Du : Người đi săn núi Hồng (1794-1796) - Đi theo hành trình Nguyễn Du : Bắc Hành Tạp lục. - Nguyễn Nể : Bậc kỳ tài. Vua Quang Trung nể vì học thức thường gióng ngựa quý tới thăm. Sách viết : - Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du Mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương. Khuê Văn. Paris 2011. PHẠM TRỌNG CHÁNH Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V, nhà điêu khắc. Nguồn:http://chimviet.free.fr/vanhoc/phamtrongchanh/PhamTrongChanh_NguyenDuPhatHienMo i_a.htm www.vietnamvanhien.org 8