Con Tạo Xoay Vần Lại Thị Mơ Anh thanh niên mặt còn trẻ lắm, cỡ độ hai mươi là cùng. Anh mặc bộ quần áo bộ đội, đi dép râu đội nón tai bèo. Mới nhìn th

Tài liệu tương tự
Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

CHƯƠNG 1

No tile

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Phần 1

Khóm lan Hạc đính

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - chantinh09.doc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Document

CHƯƠNG 1

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Document

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

No tile

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

VINCENT VAN GOGH

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

nguoiHSI_2019AUG18_sun

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

36

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Lộn Sòng Hữu Loan Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ vì bả

Document

Mộng ngọc

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

CHƯƠNG I

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

No tile

Con Đường Khoan Dung

tem

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phần 1

Microsoft Word - suongdem05.doc

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Tiêu Kim Thủy TIẾP BỘI I Bội vừa bước vào sân bỗng dừng chân quày quả bước ra. Từ lâu rồi chị không về nhà, không gặp ông Nghị Tần, thân phụ chị, vì l

(CHÍNH NGHĨA): 30 tháng Tư 1975: Máu và Nước Mắt!

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Thuyết minh về Nguyễn Du

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Phần 1

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Microsoft Word - NGH? T?M TANG XUA ? QUÊ TA

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Cái Chết

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

No tile

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

No tile

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Tháng Tư Nguyễn Quý Đại tế mới, đổi tiền Tháng Tư về gợi cho người Việt nhớ lại biến cố lịch sử ngày cộng sản Bắc Việt đánh chiếm

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Microsoft Word - ducsth.doc

Code: Kinh Văn số 1650

Ca Sĩ Rừng Xanh và Người Tù Binh Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh Truyện ngắn được trích trong: CỬA TRỜI RỘNG MỞ Chúng tôi bị đưa đến một cái lán nhỏ trong c

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Cúc cu

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

No tile

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

-

CHƯƠNG I

Ai baûo veà höu laø khoå

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Bản ghi:

Con Tạo Xoay Vần Lại Thị Mơ Anh thanh niên mặt còn trẻ lắm, cỡ độ hai mươi là cùng. Anh mặc bộ quần áo bộ đội, đi dép râu đội nón tai bèo. Mới nhìn thoáng qua chúng ta biết ngay người từ ngoài ấy vào. Hồi 75 người miền Nam chỉ nói ngoài ấy là ai cũng hiểu những người ngoài Bắc. Còn trong này là người miền Nam từ sông Bến Hải trở vào. Dĩ nhiên âm điệu khi nói ra hai tiếng đó cũng khác nhau, khi nói tới chữ ngoài ấy nghe có vẻ mỉa mai, họ lên cao giọng. Nhưng khi nói trong này thì giọng trầm xuống, nghe như uất ức. Mà quả thật, tự dưng tai họa ập xuống, mất nước đối với người miền Nam là mất tất cả. Những người miền Bắc vào miền Nam không ai đươ c đón tiếp niềm nở, dù đó là người thân ruột thịt. Anh bộ đội trẻ đi qua đi lại căn nhà đối diện với nhà tôi, anh không dám bấm chuông, cho tới khi ông cụ chủ nhà bước ra sân. Hồi đó chúng tôi ở nhà cư xá, nhà nào cũng có hàng rào bằng lưới phía trước, chừa một khoảng sân nhỏ, nên nhà bên này có thể nhìn suốt tới bếp nhà bên kia, nếu mở cửa chính. Phía bên này tôi thấy anh bộ đội mừng rỡ chạy lại trước cửa lưới, vừa lúc cụ hàng xóm cũng vừa bưng cốc nước ra ngoài sân ngồi xuống cái ghế trong sân, chắc cụ vừa ăn xong cơm tối. Thấy có người đứng phía ngoài cửa lưới, cụ hàng xóm đứng lên cao giọng: - Cậu tìm ai? Anh bộ đội mừng quá lắp bắp: - Thưa, cháu tìm cụ Chánh Tuy. Cháu là con của chú Phạm vĩnh Tuyên. Thì đúng rồi, cụ Chánh là hàng xóm của chúng tôi đã lâu, nên ai cũng biết nguyên tên của cụ là Phạm vĩnh Tuy. Nhưng sao cụ Chánh đứng lên, gạt phắt: - Không ai họ hàng gì với mấy người. Nói xong cụ quay ngoắt vào trong, đóng cửa cái rầm. Anh thanh niên tiu nghỉu bước ra khỏi xóm, nét mặt buồn thiu, khắc hẳn lúc đi qua đi lại ngang nhà cụ Chánh, có vẻ háo hức mong chờ. Ở bên này, nhìn qua chúng tôi vô cùng ngạc nhiên. Chưa bao giờ chúng tôi nghe cụ quát tháo ai. Mỗi chiều đi lễ, gặp ai trong xóm cụ cũng niềm nở chào hỏi. Một con người nho nhã lịch sự, các con của cụ (bốn con trai) ai cũng có chức phận. Phải rồi, hai con trai lớn của cụ đang ở trong trại cải tạo, mà mới mất nước tan hàng có mấy tháng, trong lòng ai cũng sùng sục căm hờn. Cậu thanh niên kia chính là cháu ruột của cụ Chánh, vì chúng tôi thường nghe cụ nói về những người thân còn kẹt lại miền Bắc, không vào đươ c miền Nam. Chính cái bộ đồ trên người anh bộ đội, đã khiến cụ nổi giận bất ngờ. Chứ thật ra cả gia đình cụ từ con đến cháu ai cũng vô cùng lịch sự, ai cũng ăn học thành tài, toàn những người nho nhã. Hình như bất cứ người miền Bắc di cư vào Nam, đều cũng vẫn còn thân nhân kẹt lại miền Bắc. Vì bố tôi nói rằng chuyện di cư vào Nam không dễ dàng, nhất là người ở dưới quê. Chỉ mấy thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng mới có phương tiện cho người di cư, hơn nữa chính quyền cộng sản tìm cách ngăn cản giữ dân lại, bởi vậy mới chỉ có 1 triệu người vào đươ c miền Nam, chứ nếu đươ c tự do đi chắc con số phải hơn rất nhiều. Gia đình tôi may mắn vào đươ c gần hết hai bên nội ngoại. Có điều bà nội ruột của tôi mất sớm, khi bố tôi chỉ hơn một tuổi, bố chỉ có một người chị cùng cha cùng mẹ kẹt lại miền Bắc. Mang thân phận mồ côi nên hai chị em thương nhau lắm. Sau ngày tan hàng, chẳng bao lâu cô và bác tôi (người Bắc gọi chị và em gái của bố là cô, nhưng cô & bác rể, cô & chú rể) cũng lặn lội vào tìm gặp em mình. Bố tôi vô cùng đau khổ khi gặp lại chị trong hoàn cảnh này. Chị và anh rể của bố tôi trông thật thê thảm, họ quá nghèo mà gia đình chúng tôi cũng chẳng còn gì sau lần đổi tiền. Chúng tôi không hề tức giận như cụ Chánh Tuy, mà tất cả mọi người cùng rưng rưng nước mắt. Dù nhà nghèo nhưng anh em chúng tôi đều đươ c học xong đại học, còn các con của bác tôi học hành lở dở, người thì phải vào bộ đội, người ở nhà đi làm cho hơ p tác xã, cơm chẳng đủ ăn, nói chi chuyện đi học. Quần áo cũ bạc màu, xơ xác, cô và bác tôi trông thật lam lũ. Cô chỉ hơn mẹ tôi 2 tuổi, mà trông già nua mệt mỏi, nhiều người tưởng lầm cô là bà nội của chúng tôi. Cả nhà tôi ai cũng ái ngại, không thể tưởng tươ ng trong 20 năm chia cách, cuộc sống của cô bác tôi vất vả đến cỡ nào.

Tình cảm Bắc Nam hội ngộ khác nhau tùy gia đình. Chú tôi trong này giận điên người, vì chú cho quà những người anh em bên vơ, vào Nam nhận họ, đồng nghĩa với nhận hàng. Quà là những gì mình đang dùng, chỉ mang ý nghĩa chia xẻ mà thôi, nhưng họ chê là đồ cũ. Y hệt như bây giờ người trong nước khi nhận quà của những người bên Mỹ về thăm nhà. Họ chỉ muốn cho tiền, nhưng không phải con số chục, mà phải từ con số trăm trở lên. Họ nghĩ rằng qua đây chúng ta có một cây tiền ở đằng sau vườn, cứ ra đó mà hái. Tục ngữ Mỹ mỉa mai money tree in the backyard. Khi về VN thăm bạn bè, khi đưa thỏi son, hộp phấn của Lancôme chúng tôi mua làm quà, vì con cháu làm cho hãng mỹ phẩm này, nhân viên đươ c mua giá rẻ. Ở đây chúng ta biết hiệu Lancôme cũng thuộc loại khá, bản thân mình cũng dùng, nên mua làm quà. Tưởng rằng bạn bè sẽ vui vì có người còn nghĩ tới mình, ai dè họ nhăn nhó, than phiền mang chi thứ này, ở đây rẻ rề. Quả thật đồ China ngập tràn, giá rẻ mạt làm cho họ cũng xếp mỹ phẩm Lancôme như cá mè một lứa với đồ China nhan nhản đầy đường. Họ bảo rằng họ chỉ thích đồ electronic của USA, vì khó mua đồ din (original) bên này, hàng thường bị luộc (tráo ruột bên trong).thế là chúng tôi đành tặng tất cả đồ điện tử mang theo: một cái ipad, mấy cái máy chụp ảnh, chỉ mang về mấy cái memory. Còn người thân của thím tôi muốn khoen chứ không thích nồi niêu soong chảo mùng mền, mình đã xài qua, hoặc đồ để dành nhưng vẫn còn mới. Trời ơi, đồ đạc trong nhà đội nón ra ngoài chơ trời hết rồi, vàng là thứ không ai dám nghĩ đến, mà người ngoài Bắc họ tưởng người trong này giàu có lắm. Thật tình chúng tôi cũng muốn nhường cơm xẻ áo. Kẹt nỗi gia đình tôi cũng đang dở khóc dở cười, tự dưng cả nhà cùng thất nghiệp,đào đâu ra tiền. Không lẽ mình nhắn: Nếu có thương tôi, đừng đến thăm tôi bây giờ. Về sau cụ Chánh nói rằng: - Không liên lạc với họ là tốt nhất. Đầu óc họ không còn giống mình nữa, phiền phức lắm. Tôi chạnh lòng nghĩ, giả sử chúng ta cũng bị kẹt lại như họ thì sao? Dù gì chúng ta cũng hưởng đươ c 20 năm bình yên. Con cháu chúng ta đươ c ăn học tới nơi tới chốn. Vô hình chung chúng ta đã có phản ứng giận cá chém thớt. Người dân miền Bắc cũng chỉ là nạn nhân của chính quyền cộng sản, có giận là giận những kẻ cầm đầu vẫn mù quáng hại dân hại nước. Tội nghiệp cho những người sinh sau ngày chia đôi đất nước. Bên kia bức màn sắt họ bị bịt tai bưng mắt, nên khi gặp lại họ hàng chúng tôi tránh nói chuyện về chính trị. Họ nói đến lãnh tụ anh minh của họ với giọng vô cùng kính cẩn, và ca tụng hết lời. Bất kỳ nói gì họ cũng nói nhờ ơn Bác và Đảng, bảo sao chúng ta nghe không sôi máu, điên tiết lên. Nghe gia đình có người vô tù cải tạo, thì họ lại bảo: - Mong cho học tập tốt, để còn về với gia đình. Đấy cũng nhờ Đảng khoan dung, chứ không đã cho đi tàu suốt. Thế thì ai có thể giữ đươ c bình tĩnh, có ai đủ sáng suốt để nhìn ra người thân của mình đã bị nhồi sọ mất rồi, họ chỉ nói như cái máy thôi. Như vậy nếu có ai phản ứng như cụ Chánh thì cũng dễ hiểu thôi. Từ hồi nào giờ người miền Nam không bao giờ dùng những chữ khó nghe, nay chúng ta phải nghe toàn những chữ thật là chói tai, gọi những viên chức nhà nước cũ là bọn họ. Người ta chỉ dùng chữ bọn, để chỉ kẻ cướp mà thôi. Còn học trò miền Bắc thì gọi thầy cô là ông giáo, bà giáo, ông này, bà nọ. Khi đi dạy, tôi tình cờ nghe học sinh miền Bắc bảo nhau: cứ đấm mõm cho họ là xong ngay. Ý chúng nói về chuyện bị ở lại lớp, biếu xén cô giáo để xin thêm điểm. Cô giáo học từ mẫu giáo tới hết đại học trong miền Nam, bắt đầu đi dạy nhà trường XHCN cứ đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Có lẽ do bị lừa dối mấy chục năm, nên những chữ cay độc mỉa mai toàn xuất phát từ miền Bắc. Khi học chính trị, chúng tôi nghe dân ngoài Bắc rỉ tai nhau, ngày xưa là thời kỳ đồ đá, còn bây giờ là thời kỳ đồ đểu. Chính phủ là chú phỉnh. Người miền Nam thật thà chất phát, chẳng thể nào nghĩ đươ c như thế. Người ta bảo: đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Nhưng các người tù cải tạo chưa bao giờ gọi ai là thằng này thằng nọ, hay xưng mày tao, dù hàng ngày họ vẫn sống chung với những người thô lỗ là đám cán bộ quản giáo. Sau 42 năm mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, bây giờ người ngoài ấy đã trở thành những kẻ ăn trên đầu trên cổ thiên hạ, còn dân trong này trở thành kẻ vô sản thực thụ. Từ khi bắt đầu chuyện xét lý lịch, người miền Nam có rất ít thân nhân ra Bắc nên gia đình của họ cũng chẳng có bổng lộc gì. Còn ưu thế đa số

dành cho người ngoài Bắc, vì hầu như nhà nào cũng có người gia nhập bộ đội, cho nên các công việc béo bở đều dành cho ai đánh giặc lâu năm. Con cháu họ cũng đươ c hưởng theo tiêu chuẩn gia đình cách mạng. Sau khi chiếm đươ c miền Nam, người cũ cho về vườn, người mới làm chủ. Tất cả mọi hạ tầng cơ sở từ thấp nhất là khu xóm, lên tới phường, quận, hàng loạt bộ đội chuyển qua làm việc hành chánh nắm giữ tất cả những vị trí chủ chốt. Họ trở thành những ông phường trưởng, thủ kho, chủ nhiệm hơ p tác xã. Chiến tranh chấm dứt, không cần quá nhiều người trong quân đội, những người có công với cách mạng, đươ c giữ những chức vụ béo bở, dù không có căn bản về học lực, rất nhiều người không đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ. Điều này không quan trọng, chỉ biết họ là những người chiến thắng, và họ đã lơ i dụng chức vụ để vơ vét, chẳng mấy chốc trở nên giàu xụ. Giàu nhanh như trong chuyện cổ tích, chỉ một sớm một chiều, vì họ đi khuân của cải mà miền Nam gìn giữ trong 20 năm, không ai đụng tới, dù đó là những người có đủ quyền hành trong tay. Tài nguyên là tài sản của Quốc Gia,không thuộc về cá nhân nào. Nhưng khi miền Nam xuất hiện giai cấp tư bản đỏ là những người có chức có quyền, họ tự coi như tài nguyên là thứ có thể lấy làm của riêng. Ai làm trong khu vực nào thì tha hồ tung hoành trong khu vực do họ làm thủ trưởng. Rừng ngàn biển bạc bị khai thác đến xác xơ. Gỗ quí mang về làm tủ giường bàn ghế, khai thác vô tội vạ. Các dinh thự nguy nga mọc lên như nấm trông như những đền đài vua chúa ngày xưa. Hãy đem so sánh với nhà cửa của miền Nam trước kia, chứng tích vẫn còn đó. Nhà của Tổng Thống, biệt thự của ông Cố Vấn thời Đệ Nhất Cộng Hòa không bằng một góc của ông xã trưởng thời bây giờ. Dân nghèo cùng đinh còn lại phần nhiều là thân nhân của những người bị giam giữ trong các trại cải tạo. Cha anh đi tù, họ muốn lấy căn nhà nên đươ c chính quyền địa phương khuyên nhủ nên đi kinh tế mới, hầu giúp cho người đang cải tạo sớm trở về. Tất cả đều là giả dối, thực chất là họ muốn lấy căn nhà. Khuyên không đươ c thì dùng biện pháp mạnh cắt hộ khẩu. Vùng kinh tế mới người ta rỉ tai kinh thấy mẹ, không có gì trồng trọt đươ c, nên vơ con của những người cải tạo lại lén lút trở về thành phố sống chui sống nhủi, hay tìm đường vươ t biên. Ngay từ sau năm di cư, ngoài Bắc người ta đã rỉ tai: chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi. Còn trong miền Nam thì ai cũng biết câu nói láo như Vẹm. 42 năm trôi qua, mọi chuyện đã rõ như ban ngày. Thời đệ nhất và đệ nhị của VNCH mọi trật tự trong xã hội miền Nam hầu như theo đúng như câu TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN, đươ c kẻ vào tấm bảng treo trước bảng đen của mỗi lớp. Bất kể đó là lớp Tiểu học hay Trung học. Đó là kim chỉ nam cho tất cả mọi người trong xã hội. Văn là văn hóa của con người, bao gồm lễ nghĩa liêm sỉ, đạo đức. Một xã hội gồm những người có văn hóa thì mọi thứ sẽ có trật tự qui củ. Trước ngày tan hàng, trong miền Nam thời VNCH chưa bao giờ có cảnh con gái xúm vô xé quần xé áo bạn gái trước cổng trường. Nhiều người đánh một người, và có rất nhiều người thấy, nhưng chẳng có ai can thiệp. Những kẻ hành hung mặc áo dài trắng nữ sinh, nhưng miệng thì phát ra những câu chửi thề tục tĩu, đồng bọn thì cười hô hố khi thấy nạn nhân quần áo lõa lồ. Không thể tưởng tươ ng nổi con gái mà chửi thề luôn miệng, lại tuôn ra những câu nói như những cô buôn hương bán phấn. Nếu tò mò lắng nghe bạn không thể hiểu, chỉ mới nứt mắt mà chúng đánh nhau vì ghen tuông chuyện trai gái. Ngày xưa hễ đến trường, học sinh dù là con ông to bà lớn, nhà có giầu nứt đố đổ vách cũng phải học hành chăm chỉ. Luật lệ thi cử rất nghiêm minh, thày cô từ gác thi tới chấm thi đều bị đổi tới khu vực khác. Giáo sư trong Saigon, miền Tây, miền Trung hoán chuyển lẫn nhau. Trong thời gian chấm thi bị cô lập, tất cả mọi tin tức về nơi chấm thi đều giữ bí mật. Từ giám thị trong phòng cho tới giám thị hành lang đều kiểm soát thí sinh rất nghiêm nhặt. Nhờ vậy nền giáo dục thời VNCH phản ánh trình độ của người có bằng cấp tương xứng. Học xong lớp 9 mới đươ c học khóa Hạ sĩ quan. Tùy theo thời gian đào tạo của các trường Sĩ Quan, sinh viên đòi hỏi phải có bằng Tú Tài I hay Tú Tài II. Mọi qui định như vậy đã tạo nên một xã hội có tôn ti trật tự.

Đến ngày 30 tháng Tư thì mọi thứ đã đảo lộn hoàn toàn. Đó là mọi thứ đều dựa vào tiêu chuẩn lý lịch, coi như chuyện đãi ngộ cho những người chiến thắng. Không còn lối thoát, những người thua trận lo tìm đường trốn chạy ra nước ngoài bằng đủ mọi cách: đường bộ, đường biển. Đem mạng sống đánh đổi lấy tự do, biết bao tai nạn thảm khốc xảy ra cho họ, hơn một nửa người vượt biên vùi thây bỏ mạng nơi rừng già, biển mặn. Không còn sự chọn lựa nào khác, nơi xứ tạm dung toa thuốc thời gian đã hàn gắn mọi vết thương. Những hạt mầm vươn lên từ miền đất hứa, người lính nhỏ tuổi nhất của quân lực VNCH nay cũng đã hơn sáu mươi tuổi, con cái họ dù bị vùi dập năm xưa nay cũng đã thành danh nơi xứ người. Quê cũ chỉ còn là một cái gì xa vời, không biết bao giờ mới trở về cố hương, như lời trong bản nhạc nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi. Người ta bảo rằng quê hương bây giờ đã im tiếng súng, nhưng lại gây ra bao nhiêu hệ lụy tàn khốc gấp ngàn lần năm xưa. Những hệ lụy này đưa tới họa diệt vong cho cả một dân tộc. Chỉ vì lòng tham vô đáy. Những anh bộ đội chỉ ngơ ngác thời gian đầu, như người ở lâu trong bóng tối khi ra ngoài sáng bị chói mắt, khi tỉnh táo họ nhận ra sức mạnh của quyền lực, là thứ vũ khí mà người dân rỉ tai cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Dựa vào địa vị,từ người nắm quyền cao nhất cho tới người đứng đầu một đơn vị hành chánh nhỏ nhất là phường trưởng, xã trưởng mặc tình vơ vét như nhau. Họ mặc nhiên xem tài sản quốc gia là của họ. Kẻ không có quyền lực thì dùng đầu óc gian xảo tính chuyện phi pháp, làm đồ giả, buôn bán ma túy. Thời nào, ở đâu thì ma túy vẫn là thứ kiếm lời nhanh, nhiều nhất, nên người ta lao vào buôn bán thứ độc hại mà bất cứ quốc gia nào cũng ngăn cấm. Ai là người kiểm soát chuyện làm ăn phi pháp? Ma túy tuồn vào trong nước bằng mọi ngõ ngách: đường biển, đường bộ, đường hàng không. Còn ai khác ngoài những nhân viên hải quan cả dân sự lẫn quân sự. Có người bảo kê nên hàng quốc cấm mới tràn lan khắp nơi, chuyện quá dễ hiểu. Thươ ng bất chính thì hạ tắc loạn. Ma túy đã lan tràn khắp hang cùng ngõ hẻm từ thành thị đến thôn quê. Đó là vấn nạn của bất kỳ quốc gia nào. Bởi vì tương lai của đất nước trông mong vào thế hệ con cháu. Nay ma túy đã biến thanh niên, rường cột của nước nhà thành gánh nặng cho xã hội. Ngoài nạn ma túy, tới nạn ăn cắp tài nguyên, mà người ta khai thác theo kiểu bán lúa giống. Mọi thứ bị lấy hết đến kiệt cùng, thú quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng không ai quan tâm, rừng thành hoang phế vì các loại gỗ quý đều bị đốn sạch để biến thành kèo cột bàn ghế tủ giường cho các vị chức sắc. Thời đại khoe khoang bắt đầu, nhìn ra nước ngoài ở các nước tiên tiến có gì thì cũng nhập vào cho dân xài thứ đó. Như say men chiến thắng lễ hội tổ chức thường xuyên khắp mọi miền đất nước. Tivi toàn chiếu phim bộ, hài kịch, thi ca sĩ, hoa hậu, người mẫu, làm cho dân cười để quên đi thực tại. Song song với giải trí là ăn nhậu, và những tiếng mới đươ c hình thành chân dài, đại gia. Hình như cuộc sống toàn niềm vui, chẳng có gì phải lo lắng. Trong khi không khí, nước bị ô nhiễm. Thực phẩm độc hại không ai kiểm soát tràn qua cửa khẩu phía Bắc. Không ai đươ c phép đặt câu hỏi, chỉ thấy bệnh viện tràn ngập người bệnh. Người ta loay hoay lúng túng trong tất cả mọi nguyên nhân đưa đến bệnh tật. Nhưng người ta không thể ngăn chận nơi bắt nguồn gây ra bệnh tật: thực phẩm độc hại, biển, đất, không khí bị nhiễm độc. Biết nhưng không làm đươ c là nỗi trăn trở của những người con xa xứ nhìn về quê nhà, nhớ những ngày xưa cũ, cuộc sống êm đềm yên vui. Cuộc di cư 1954, và chiến tranh chấm dứt 1975. Trong 20 năm miền Nam đã gây dựng biết bao nhà máy. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa chính phủ giới hạn một số nghề nghiệp chỉ cho người Việt Nam, không cho ngoại kiều. Thế là người Hoa phải xin nhập Việt tịch, gọi là người Việt gốc Hoa. Chính phủ kêu gọi lòng yêu nước để phát triển sản xuất bằng khẩu hiệu Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Bảng hiệu, tên nhà máy bằng chữ Quốc Ngữ: Sakymen (Saigon kỹ Nghệ mền len), Vymytex, vinatexco, xà bông cô Ba, nhà máy nước ngọt Chương Dương Miễn phí bậc Tiểu học, thi tuyển vào trường công bậc Trung học, và miễn phí hoàn toàn bậc Đại học. Nhà thương công miễn phí hoàn toàn. Bệnh viện Nhi Đồng I, Nhi Đồng II, Nhà thương Từ Dũ cho sản phụ, bệnh viện Thanh Quan chữa bệnh hoa liễu, bệnh viện Saigon, bệnh viện Trưng Vương cho gia đình quân nhân. Hai nhu cầu căn bản cho dân là giáo dục và y tế đều miễn phí. Vì vậy hầu như không có trẻ em mù chữ, dẫu nghèo đến mấy trẻ em vẫn đươ c đi học, ít nhất là cũng xong bậc Tiểu học. Suốt hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa vũ trường không đươ c phép mở thâu đêm suốt sáng. Dù là viên chức cao cấp trong chính phủ như Ủy Viên công cán, Bộ Trưởng cũng chỉ ở trong những biệt thự trung bình. Học sinh đi học đa số dùng xe đạp, một số trường có xe bus như trường Trưng Vương, Gia Long, Võ trường

Toản. Cuộc sống trong miền Nam êm đềm suốt 20 năm, cho đến khi đổi chủ. Ai cũng phải làm việc, học sinh học hành chuyên cần để mong đỗ đạt mai kia giúp ích cho đời. Tất cả mọi kỳ thi đều đươ c tổ chức rất chu đáo và nghiêm túc để đạt kết quả trung thực. Nhờ vậy người có bằng cấp nào đều có một trình độ tương xứng với mảnh bằng họ có. Mọi trật tự của xã hội đã hoàn toàn thay đổi do biến cố của ngày 30 tháng Tư năm 1975. Nạn kiêu binh bắt đầu xuất hiện, những kẻ dùng bạo lực để cai trị bắt đầu biểu lộ bản chất. Chỉ sau 30 ngày nhốn nháo, toàn bộ nhân viên của chế độ cũ đều mất việc. Các cán binh cộng sản cởi bỏ áo lính, vào miền Nam giữ mọi chức vụ chủ chốt, từ đơn vị nhỏ nhất là tổ dân phố. Ngày xưa đơn vị nhỏ nhất là ấp có mấy trăm gia đình, rồi tới xã, kế tới là Quận, Tỉnh. Bây giờ chia nhỏ ra, bắt đầu là tổ dân phố, nhiều tổ tạo thành phường (ấp), Quận, Tỉnh. Chia nhỏ như vậy để dễ bề kiểm soát, theo kiểu tam đầu chế của họ. Chính sách hộ khẩu sẽ biết có bao nhiêu người trong một nhà. Tiếp theo gom các sĩ quan cho vô tù, vì các sĩ quan là đầu não, giết rắn phải đập đầu. Kiểm soát số người cư trú, đồng thời dùng biện pháp kiểm soát thực phẩm. Thế là có chạy đàng trời, nhưng nhờ địa thế của nước ta có nhiều sông rạch chằng chịt, ngày xưa họ lẩn trốn ta, thì bây giờ cũng nhờ sông rạch ta lẩn trốn họ. Người miền Nam vốn thật thà chất phát, cứ tưởng cùng là đồng bào thì chắc không nỗi nào. Trong khi người Bắc di cư có quá nhiều kinh nghiệm nên họ lo chạy trước, sau đó tới người miền Nam. Người ta bắt đầu dùng mọi phương tiện để ra khỏi nước, đường bộ, đường biển. Như một qui ước ngầm Thái Lan là địa phận của đàn anh vĩ đại nào đó, không đươ c đụng đến, mặc dù nằm kế bên hai nước nhỏ xíu: Lào và Cam Bốt. Miền Nam đổi thể chế cai trị thành cộng sản, thì hai cậu em kia cũng phải đổi theo. Sau năm 1975 Miên là kiểu gọi coi thường, Cam Bốt là cách gọi của VNCH, bây giờ tên chính thức là Cambodia. Lào thì vẫn là Lào. Xã hội phương Tây đầy lòng nhân đạo, thấy người vươ t biên đắm tàu chết nhiều quá, các trại tị nạn đươ c dựng lên và đươ c hỗ trơ bởi Cao Ủy Quốc Tế. Thấy chuyện đươ c nhận tị nạn dễ dàng quá, nên dân miền Bắc cũng lợi dụng để vượt thoát. Từ cảng Hải Phòng tới Hồng Kông còn gần hơn, từ mũi Cà Mau đi tới Thái Lan. Đó là hai nơi tươ ng trưng cho thế giới tự do. Vốn mang trong người bản chất gian xảo, trong việc trục xuất người Hoa. Bọn công an miền Tây đã thu vàng công khai cho phép vài chuyến tàu vươ t biên có đóng tiền đàng hoàng, gọi là vươ t biên bán chính thức. Lơ i dụng lòng nhân đạo của Quốc Tế, dân ngoài Bắc rất nhạy bén, họ cũng vươ t biên rất sớm từ 1978, nhiều nhất là hướng Hải Phòng. Họ tới Hồng Kông, sống trong các trại tị nạn và đa số chọn Canada, vì ngay từ đầu Canada vẫn giao thương bình thường với miền Bắc VN, hơn nữa điều kiện nhập cư vô Mỹ rất khó khăn. Họ sưu tra lý lịch (cũ) rất kỹ, chỉ cần nói số quân của cha hay anh trong quân đội VNCH, họ sẽ tìm ra ngay, vì vẫn còn giữ đầy đủ dữ liệu cũ. Chỉ có nhập cư Mỹ mới xét lý lịch là thân nhân của quân đội VNCH, các nước khác không cần điều kiện đó. Người trong nước vẫn tiếp tục ra nước ngoài bằng ngả khác đó là xuất khẩu lao động theo cách nói của nhà nước cs, tức là cho đi làm thuê ở các nước Đông Âu. Khởi đầu là các nước trong hệ thống XHCN như Nga Tiệp, Ba Lan, Đông Đức Người mình rất nhạy bén, khi có cơ hội ra khỏi vòng cương tỏa kìm kẹp là phải tìm cách thoát thân. Các văn nghệ sĩ như Ái Vân,Thành Đươ c, Thanh Lan nhờ đươ c đi lưu diễn đã xin tị nạn chính trị. Thậm chí nguyên cả đoàn múa rối nước cũng rủ nhau trốn sạch. Đưa đi tuyên truyền ở nước ngoài không hiệu quả. Trái lại còn phản tác dụng vì đoàn nào đi cũng có người trốn. Thế là dẹp vụ lưu diễn nước ngoài, nhưng phát triển mạnh vụ xuất khẩu lao động. Tại vì thuê nhân công VN rẻ quá, ngoại quốc đua nhau ký hơ p đồng mướn thơ VN. Tội nghiệp người ra đi bị ăn chặn từ lúc làm đơn, nhưng người ta vẫn chấp nhận để hy vọng có tiền nuôi gia đình, vì không thể kiếm ra tiền ở làng quê đói khổ. Sau khi hết hạn hơ p đồng, chẳng ai trở về (để người khác đi thì bọn làm giấy tờ mới có ăn). Không đươ c cấp giấy gia hạn những người này trở thành người buôn bán đồ lậu, như thuốc lá, rươ u họ sống chui nhủi và dựa vào nhau (Đức, Nga, Tiệp). Mấy chục năm trôi qua, con cái sinh ra không giấy tờ nên không đươ c đi học hay khám bệnh. Họ đã thành nhưng dây leo mọc hoang, rễ đã bám chặt vào lòng đất, không thể nào dẹp đươ c. Không nước nào chính thức hơ p pháp hóa cho họ. Mãi mãi họ vẫn là những di dân lậu. Đây là vấn đề nóng bỏng hiện nay, ở khắp các quốc gia không cộng sản, độc tài.

Tiếp theo chuyện làm ăn chân chính, tới chuyện đàn ông các nước lân cận như Đài Loan, Tàu, Đại Hàn kiếm vơ. Phần lớn họ không có khả năng tìm vơ người bản xứ vì nhiều lý do như nghèo, khuyết tật, phái nữ ít, tiêu chuẩn cao. Nhìn quanh quất chẳng đâu xa nước VN kế bên có nhiều đàn bà, tại sao không tìm. Dĩ nhiên hễ có cung thì sẽ có cầu, lúc đầu chỉ lác đác, nhưng thấy kiếm ăn đươ c thế là đám môi giới nhào vô. Công việc môi giới trở thành dịch vụ công khai, có chính quyền địa phương nhào vô luôn. Quốc tế kêu gào cũng vô ích, đã trở thành bệnh dịch. Thấy mướn nhân công phiền phức quá, các nước sản xuất mang máy qua luôn cho tiện. Thế là VN cho thuê đất, cho thuê người, chỉ có hóa chất độc hại thì lan vào không khí, ngấm xuống biển, xuống sông chẳng ai thấy. Dân bịnh thì đổ thừa tại chất độc màu da cam. Nước giàu dân mạnh nhờ sản xuất, nhưng người ta đã làm giàu bằng cách cho thuê đất, cho thuê biển. Ai là người có quyền? Gần một nửa thế kỷ trôi qua, người Việt sống tha hương trên khắp quả địa cầu, sinh con đẻ cái gầy dựng lại cuộc đời nơi quê người, nhưng vẫn muốn gọi là người Việt Nam. Ngày xưa dân Do Thái lưu vong, nhưng khi họ có quốc gia trở lại, không ai nghĩ họ là dân phiêu bạt, vì họ có một nơi để về. Còn người Việt ở hải ngoại vẫn mang thân phận lưu vong vì họ không có chỗ để về, đó là nỗi khắc khoải của những người con xa xứ. Quê nhà là một cái gì thật mơ hồ, bởi vì nơi ấy không còn những nguyên tắc căn bản của đạo đức. Chẳng phải vì con tạo xoay vần mà chúng ta mất quê hương? Mất đạo đức là nguyên nhân chính làm cho chúng ta mất quê hương. Lại thị Mơ