Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Tài liệu tương tự
Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word - HaHuyenChiNoiVeCaKhucLeDa.doc

Bùi Thanh Tiên, Diệu Hương & Hoàng Bạch Mai _ (Đà Lạt Ngày Tháng Cũ_#52)

XUÂN CHÚC MỪNG NĂM MỚI Đầu năm ly rượu chúc mừng Gia đình, Bè bạn thân thương! Xuân Mới hưởng nhiều Phước Lộc Tương lai, Hạnh Phúc khúc Nghê Th

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

36


Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phần 1

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

mộng ngọc 2

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

VINCENT VAN GOGH

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Phần 1

Microsoft Word - chotinhyeutronven10.doc

HỒI I:

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2


Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Tha

Microsoft Word - tuong nho19_6

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Tràng Giang

Phần 1

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

No tile

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

No tile

Microsoft Word - PhongVanTuCongPhung-NguyenThanhTruc-

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

Phần 1

No tile

Document

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

Phân tích về thơ của Xuân Diệu

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Thuyết minh về Nguyễn Du

Tùng, Một Chỗ Ngồi Dưới Chân Cầu Thang _ (Nguyễn Vĩnh Nguyên) (Tạp ghi)

Tuyen Tap

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

NỖI GHEN DỊU DÀNG

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

Phần 1

CÒN MỘT CHÚT HƯƠNG Tháng mười hoa Cúc Quỳ rộ nở. Trên suốt con đường từ Đàlạt xuống Đơn-Dương, những đoá Cúc-Quỳ tươi tắn, vàng rực dưới ánh nắng ban

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Công Chúa Hoa Hồng

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

No tile

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Bao giờ em trở lại

Document

No tile

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Phần 1

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Mộng ngọc

Phần 1

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

tem

Bản ghi:

Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu: Biểu Tượng Của Niềm Tin, Tình Yêu Và Hy Vọng - Nghiêm Xuân Cường Nhắc đến nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, ngươi ta nhớ đến ngay bản nhạc bất hủ của anh mang tựa đề: "Gọi Người Yêu Dấu". Vào những năm đầu của thập niên 70, giữa cao điểm của cuộc chiến, giòng nhạc tình của Goi Người Yêu Dấu như một làn gió mát rượi, mang bao hương yêu đến với những tâm hồn đang yêu. Ai có thễ quên được những âm điệu nồng nàn, đầy tình tự, quyến rũ ấy: Gọi người yêu dấu muôn lần Nhẹ nhàng như gió thì thầm Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi, thương người xa xôi Gọi người yêu dấu trong hồn Ngập ngừng, tha thiết bồn chồn Kỷ niệm xưa mờ thoáng trong sương Cho lòng nhớ thương... Ở trong cái thế giới tuyệt diệu của tình yêu ấy, nhạc là thơ, và thơ là nhạc, và mỗi chữ, mỗi lời là môt giọt tình yêu ngọt lịm làm ngây ngất người nghe. Nếu các anh, các chị của tõi đã một thời say mê những ca khúc tiền chiến bát hủ như Dư Âm (Nguyễn Văn Tý), Chiều Vàng (Nguyễn Văn Khánh), Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa (Tô Vũ).v.v.. thì lứa tuõi chúng tôi, những người sửa soạn rời ghế nhà trường vào mùa hè 1971, đã say mê Gọi Người Yêu Dấu như môt bài học yêu vỡ lòng của cuộc đời mới lớn. Thế rồi bẵng đi gần 30 năm chúng ta không được nghe thêm những sáng tác của Vũ Đức Nghiêm. Tình cờ môt chuyến qua quận Cam thăm gia đình hôm đàu tháng 6/2000 tôi gặp lại anh Vũ Trung Hiền, em của anh Nghiêm và cũng là hàng xóm của gia đình chúng tôi khi còn ở Việt Nam. Qua anh Hiền tôi được tiếp chuyện với anh Nghiêm và được biết anh mới ra mắt CD và tập nhạc Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu. Khi nhận được tập nhạc và CD do anh gởi tặng, tôi đã lạc vào một thế giới âm thanh và cảm xúc dạt dào khó tả. Bên cạnh những bản nhạc trong sáng và thật là dễ thương của ba mươi năm trước, là những bản nhạc anh đã viết lúc còn ở trong lao tù của Cộng Sản, những bản nhạc mang một thông điệp yêu thương vọng về từ đáy ngục. Thế nên, nói đến nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm mà chỉ biết đến Gọi Người Yêu Dấu thì quả là một thiếu xót lớn lao. Bởi lẽ, khi đọc một cuốn sách hay, chúng ta không chỉ đọc một chương đầu tiên, và giòng nhạc tình của Vũ Đức Nghiêm cũng không dừng lại ở Gọi Người Yêu Dấu, tuy rằng đây quả là một ca khúc lớn của anh. Sự góp mặt của Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu, sau gần 30 năm tên tuổi của người nghệ sĩ lãng mạn Vũ Đức Nghiêm đến với người yêu nhạc là một trong những biểu tượng hùng hồn nhất của tính vĩnh cửu của tình yêu, niềm tin và hy vọng. Từ bản nhạc đàu tiên đến bản nhạc cuối cùng của CD, qua từng giòng nhạc, từng lời ca, tôi đã cảm nhận được cái thiết tha yêu người, yêu đời của anh. Nếu những giòng nhạc này đã đến với người nghe từ một hoàn cảnh thông thường thì cũng chẳng có gì đáng nói lắm. Chuyện tình yêu vốn dĩ đã xưa như trái đất và đã có hằng trăm ngàn bài hát ca ngợi tình yêu thì có lẽ thêm mươi bản nhạc cũng chỉ là chuyện "muối bỏ biển" thôi. Thế nhưng người nhạc sĩ lãng mạn của chúng ta đã đến với người nghe không qua một giòng đời êm ái, mà những giòng nhạc thánh thót, lời nhạc thiết tha và êm như thơ, đã chỉ đến với người nghe sau những thử thách cam go nhất của một đời người. Những giòng nhạc thiết tha và đầy tình người này, do đó, càng mang một gía trị đặc biệt trong tâm hồn người yêu nhạc. Ký giả Lô Răng, trong phần giới thiệu tập ca khúc Đóa Hồng Cho Người Yêu Dãu, có nhắc lại một hình ảnh mà tôi cho là khá đặc biệt và biểu tượng cho con người lãng mạn của người nhạc sĩ dễ mến này. "Cuối năm 1953...qua vùng Hoành Nha, một vùng xứ đạo thuần thành, có những chiêc cầu đá rêu phong bò qua những con ngòi nước trong leo lẻo...tôi thấy Vũ Đức Nghiêm ngồi một mình trên lô cốt, đang nghiêng đàu trên cây guitar, dạo một cung đàn, một hình ảnh tương phản với tình hình chiến trận chung quanh. Hình như người dạo đàn kia

đang quên trời, quên đất, quên chiến trận đang sôi sục để sống cho hoài cảm của mình..." Gần nửa thế kỷ sau đó, chúng ta được nhìn lại trên bìa sau của CD, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, bây giờ không còn là chàng trai trẻ mới "xếp bút nghiên theo việc đao cung" nữa, mái tóc anh đã điểm sương, vác cây đàn guitar, vẫn nụ cười lạc quan tươi trên môi. Có ai dám đoán được là người cầm đàn ấy đã trải qua mười mấy năm trời ở trong những chỗ thập tử nhất sinh, qua bao nhiêu khổ đau cay đắng của một cuộc bể dâu, của một cuộc vùi dập dã man nhất và có hệ thống nhất của Cộng Sản. Thế nhưng, bao vùi dập ấy đã không làm tắt được giòng nhạc lãng mạn và tinh thần bất khuất của con người nhỏ bé cao chưa đày một mét sáu này. Viết về anh mình trong những năm tù đày này, tác giả Vũ Trung Hiền có nhắc lại môt hình ảnh mà tôi cho là khá tiêu biểu của chế độ tù đày của Cộng Sản, những người tự cho mình là "đỉnh cao của trí tuệ loài người". Đó là hình ảnh một người vợ và đứa con thơ gần tám năm không gặp bố, đi gần hai ngày đường để đến nơi chỉ được nhìn chồng, nhìn cha đúng hai mươi phút. Đây là lời chị Nghiêm viết cho cha mẹ chồng "...Con nhìn nhà con, anh gầy còm quá, nước da xanh xám như người hết máu, bước chân anh đi lảo đảo. Con muốn khóc thật to lên cho vơi cơn thống khổ, đưọc biết gần một năm trời nhà con phải nằm xà lim trong một chuồng thật nhỏ chỉ có một lỗ thông hơi để thở. Nhiều lúc anh thèm một hột muối mà cũng không có, vì vậy mà nhà con bị bệnh.. Cháu Duyên Thơ thì ôm lấy bố khóc tức tưởi, anh con cũng nước mắt đẫm má nhưng lại khuyên cháu "Không được khóc, phải can đảm lên." Chúng con nói chuyện được có hai chục phút là phải ra lấy đồ thăm nuôi cho cán bộ kiểm soát...thức ăn tiếp tế cho anh được chất lên một chiếc xe kút kít cải tiến, trên đó đã có hai bọc quà của hai người bạn, nên anh không còn chỗ chất nữa. Còn lại một chiếc giỏ bằng nylon con đựng một ký đường, bốn nải chuối và một ít trái cây con mới mua thêm. Vậy mà nhà con xách không nổi, bước đi chân nam đá chân xiêu. Cháu Thơ và con chạy ra một quãng xa để nhìn tiếp lúc anh và chiếc xe xuống đường dốc. Chiếc xe nghiêng nghiêng muốn đổ và thân hình còm cõi của anh con cố níu lại, xiêu xiêu muốn ngã theo. Chúng con nước mắt ràn rụa trông theo cho đến khi bóng anh khuất hẳn." (Vũ Đức Nghiêm, Anh Tôi, tác giả Vũ Trung Hiền) Tôi nghĩ ít có sự dã man nào bằng cái dã man chia cắt tình chồng vợ, bố con, nhất là khi người ta quá dễ dàng để ban ân huê.. Hình ảnh người vợ hiền và đùa con thơ nhìn theo người cha gầy còm đảy chiếc xe đến khi khuất bóng không khỏi khiến chúng ta liên tưởng ngay đến một trong những đoạn thơ hay nhất của văn chương Việt Nam: Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lai, Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang. Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một mầu, Lòng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai.. Ở trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh đó, người ta dễ sinh ra hèn kém. Con người ai cũng muốn sống, sống để về với gia đình, vợ con. Nhưng cũng ở trong cái hoàn cảnh chết chóc tứ bề ấy, những giòng nhạc thương yêu của Vũ Đức Nghiêm vẫn tiếp tục tuôn trào như một giòng suối ngọt. Bản nhạc Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu, anh viết từ trại tù Xuân Phước, một trại tù ác ôn nhất, có những lời thiết tha này cho người bạn đời của mình: Một đóa hoa hồng cho người vợ hiền dấu yêu trọn đời Khung trời thân yêu đầm ấm yên vui bỗng đâu một ngày trời làm biển dâu... Nhưng em ơi xin vững niềm tin mùa đông băng giá rồi sẽ trôi qua. Vui lên em, đêm tối dần tan, ngày vui sẽ tới mình hết chia xa... Xin cho tôi hôn mái tóc điểm sương, xin cho tôi hôn vầng trán ưu phiền, xin cho tôi hôn đôi mắt héo hon năm tháng mỏi mòn chờ người xa vắng... Tôi vẫn luôn luôn nghĩ là các nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, và những người sáng tạo nghệ thuật nói chung có một sứ mạng chính: đó là sứ mạng thuật truyện. Khi anh viết những lời ca ngợi tình yêu, tức là anh kể lại những rung cảm của mình. Nhà thơ, nhà văn kể lại những câu truyện của mình hay của người khác tức là phản ảnh lại cuộc sống chung quanh. Tập nhạc và CD Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu đã thuật lại hùng hồn nhất những cái rung động của con người sau bao tháng ngày khổ đau, xa cách. Điều đáng quý nhất ở đây là tất cả

những gì chúng ta được nghe, được đọc là sự cô đọng của những suy nghĩ lạc quan nhìn tới tương lai sau những buổi làm lao động cuốc hằng trăm mét vuông đất đá dưới trời nắng chang chang, hay những ngày biệt giam chân tay bị xích xiềng của Vũ Đức Nghiêm. Nếu Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đoàn Thị Điểm đã cho chúng ta thấy những cái đớn đau của người đàn bà trong xã hội phong kiến mòn mỏi nhớ thương chồng, chỉ mong ngày xum họp, thì Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu cho ta thấy sức mạnh vô địch của tình yêu và niềm tin, cũng như tôn vinh hình ảnh cao đẹp của hằng chục ngàn những người vợ hiền có chồng bị đi đày ải "học tập cải tạo" đã thay chồng nuôi con, đẹp ngời không khác gì người vợ hiền của Trần Tế Xương "quanh năm buôn bán ở ven sông, nuôi đủ năm con với một chồng". Người Tây Phương có câu nói ví von "Nếu chúng ta đứng hiên ngang cao lớn, đó là bởi vì chúng ta được đứng trên vai những người khổng lồ là các thế hệ đi trước." Tôi xin cảm ơn những hy sinh của các anh, các chị, bởi lẽ nếu ngày hôm nay thế hệ chúng tôi, những người đang sống trên vùng đất tự do, nếu chúng tôi có được một chút thành công, thành công đó chính là nhờ sự hy sinh qua khổ đau của các anh, các chị. Những bản nhạc trong Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu làm cho tôi vui sướng vì được chứng kiến cái sức mạnh vô địch của tình yêu. Chàng tí hon là người nhạc sĩ nhỏ nhẹ trói gà không chặt Vũ Đức Nghiêm, sau hơn 13 năm tù đầy đã vượt qua mọi gian khổ để ngạo nghễ chiến thắng tên khổng lồ Goliath là những người cầm quyền Hà Nội. Bởi lẽ, người Cộng Sản lấy cái nhẫn tâm, lấy lao động khổ sai để vùi dập thể xác và tinh thần của người anh em đồng loại, thì Vũ Đức Nghiêm vẫn tiếp tục tin yêu ở ngày mai và vẫn viết những giòng nhạc tình: "Mai xa em rồi xin làm cỏ biếc vương chân em đi...xin làm giọt mưa, mưa dầm rưng rức trên vai người yêu..."(phổ thơ Hà Thượng Nhân). Hoặc từ trại tù Nghệ Tĩnh (1979) anh phổ thơ Nguyễn Xuân Thiệp: "Giả sử mai đây ta về lại trên đưòng, gặp tuổi thơ ta cười ròn tan trong nắng..chợt một buổi nghe giòng sông nước chảy, gọi ta về thầm kể những cơn mơ..." Gần bốn mươi năm sau, người nhạc sĩ ngày nào cầm đàn ở lô cốt Hoành Nha vẫn quên đi tất cả những cái chết chóc ở chung quanh để tiếp tục ngạo mạn và lãng mạn, một cái lãng mạn mà cố văn sĩ Duyên Anh đã gọi là "lãng mạn ngục tù". Chúng ta thích thú và cảm động nghe những lời ca ấy, bởi lẽ mỗi tiếng hát yêu thương vọng về từ đáy ngục đó chẳng khác gì như một viên đá từ giàng ná của người nghệ sĩ bắn vào mắt tên khổng lồ gian ác Goliath. Bản nhạc khiến tôi xúc động nhiều nhất trong CD là một bài có những lời lẽ thật thiết tha, nhưng âm điệu nhún nhẩy như một bài nhạc kích động. Chúng ta hãy lắng nghe Vũ Đức Nghiêm diễn tả những cuộc chia xa, sau vài giây phút họp mặt thật ngắn ngủi trong "Muôn Trùng Xa Em Về" Khi nụ hôn trao nhau vôi vàng, còn ấm chút hương môi, em đã xa tôi rồi. Tay rời tay con tim bồi hồi, sầu chất ngất chia phôi, thương nhớ dâng nghẹn lời. Muôn trùng xa em về, bụi mờ vương theo bước em đi. Mặn nồng xưa ray rứt cơn mê, hận thù nay giăng mắc lê mê, đưa em về, biết nói gì giây phút từ ly. Gượng cười bên nhau phút cuối. Nghẹn ngào, bâng khuâng tiếc nuối. Xót xa người nơi chân mây, âm thầm tháng năm lưu đày. Miệng cười nhưng tim héo hắt. Ngậm ngùi long lanh ánh mắt, dáng em đường dài đơn côi. Vai gầy chiếc bóng lẻ loi. Bao ngày qua trong nơi ngục tù, chợt thoáng chút hương xưa,

sao đắng cay không ngờ. Thương tuổi xanh phôi pha đợi chờ, đành sống với ước mơ, năm tháng trôi hững hờ. Mong thời gian nhiệm màu làm người quên bao nỗi đau thương. Lời thề xưa đêm sáng muôn sao, hẹn cùng ta muôn kiếp bên nhau. Xin đợi chờ ta sẽ về chung sống dài lâu. Toàn bài hát nói về nỗi đớn đau của sự chia cách, nhưng vẫn cố nuôi hy vọng cho một ngày họp mặt. Chúng ta đã đọc và đã yêu thích Chinh Phụ Ngâm Khúc, những đoạn nói về chia ly, thí dụ như: "Trong cửa này đã đành phận thiếp Ngoài chân mây há kiếp chàng vay. Những mong cá nước xum vầy Nào ngờ đôi ngả, nước mây cách vời" Thế nhưng, mấy ai trong chúng ta lại phải trải qua những đọa đày như những cặp Ngưu Lang Chức Nữ của thời đại này. Nghe những giòng nhạc mới của Vũ Đức Nghiêm tôi không khỏi có sự so sánh. Nếu ngày trưóc những ca khúc của anh là những bản nhạc thuần túy ca ngợi tình yêu lứa đôi, thì những ca khúc từ những công trường lao động của anh là một thứ tình ca mới. Gọi Người Yêu Dấu, Vùng Trời Kỷ Niệm, Bâng Khuâng Nhớ Tình Xưa.. tất cả đều là những ca khúc có giá trị về lời cũng như nhạc và âm điệu. Vũ Đức Nghiêm hết sức trân trọng với tình cảm của mình, cho nên từng nốt nhạc, từng lời thơ, đều có sự trau chuốt, một sự trau chuốt ít thấy ở các người làm nhạc. Những bản nhạc trước 1975 của anh tràn đầy hương yêu mà chỉ có ở một người đã lăn lóc trong thú đau thương mới có thể nhận biết, một thứ kinh nghiệm "đoạn trường ai có qua cầu mới hay". Cũng tương tự như thế, những tình ca mới của anh mang một giá trị đặc biệt bởi lẽ nó đã được chắt chiu từ những đoạn đưòng gian khổ của anh, của chi.. Chính vì vậy nên lối diễn tả nỗi đớn đau chia cách như trong Muôn Trùng Xa Em Về rất chân thật và cảm động làm người nghe phải rơi lê.. Có tiếng nói nào mạnh bằng tiếng nói của con tim, cho nên con tim càng đau khổ, tiếng nói càng hùng hồn, và bản nhạc do đó thành một bi hùng ca. Lời nhạc thiết tha, xót xa nhưng vẫn tràn đày niềm tin. Phải chăng những khổ đau chịu đựng của Vũ Đức Nghiêm đã làm tăng thêm sức mạnh của bản nhạc. Kẻ thù có thể vùi dập thể xác của anh, nhưng vẫn không thể làm ngưng giòng nhạc hoặc làm tắt niềm hy vọng của tâm hồn. Anh đã lấy những khổ đau đó gạn lọc và biến cái đau thương của chính mình thành một thông điệp yêu thương gởi đến cho người vợ hiền. Có một chút gì mâu thuẫn chăng giữa những lời nhạc thật thiết tha và điệu nhạc hết sức dồn dập khiến người nghe như muốn nhún nhẩy. Tôi cho rằng khi Vũ Đức Nghiêm biến đau thương thành giòng nhạc yêu thương thì tự trong hành động đó đã khiến bản nhạc có những lời buồn thiết tha này trở thành một thứ anh hùng ca, một "Eroica" của thời đại chúng ta. Muôn Trùng Xa Em Về, cũng như CD Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu, do đó trở thành một ngày hội của trái tim (celebration of the heart) bởi vì ở đây chúng ta vui sướng khi thấy sức mạnh của tinh thần và của tình yêu đã vượt lên trên cái dã man, gian ngoan và tàn nhẫn của chế độ lao tù Cộng Sản. Nếu Muôn Trùng Xa Em Về có một sức mạnh thôi thúc, thì Như Mây Bay Về nhẹ nhàng như một tiếng nói khoan thai nhưng lại gợi trong lòng người nghe thật nhiều xúc cảm. Bản nhạc bắt đàu thật chậm rãi: Rồi một ngày mai đẹp trời khi gió nhẹ lơi. Cho mưa ngừng rơi, cho mây phiêu du ngừng trôi. Khung trời màu xanh hy vọng trong mắt long lanh. Nhịp chân bước đi nhanh, như chim tự do tung cánh. Người về nhà xưa ngập ngừng chân bước ngẩn ngơ. Đường quen sao bỡ ngỡ, hồn rưng rưng nhớ. Tháng năm xa mờ kỷ niệm thấp thoáng như mơ.

Phút giây mong chờ chợt đến không ngờ Người trở về tủi mừng ôm lũ trẻ thơ khôn lớn. Người vợ hiền mỏi mòn thương nhớ ngày đêm héo hon. Cha mẹ già đầu tóc bạc phơ mong chờ. Nhìn người về nghẹn ngào như thấy trong mơ Giòng nhạc chuyển nhanh hơn đưa đến một cực điểm (climax): Người sẽ lau khô giòng lệ đắng canh thâu. Rồi sẽ tan đi trời lạnh giá mưa ngâu. Thời gian sẽ qua mau hàn gắn vết thương bể dâu. Ngày tháng bên nhau chiều về dưới trăng sao. Cuộc sống yên vui bền đẹp đến muôn sau. Và dĩ vàng khổ đau là nước cuốn trôi qua cầu. Ở trong những lời nhạc đẹp như thơ ấy người ta thấy giấc mơ hiền hòa, giản dị của người đi tù đày, sau mười mấy năm lao động khổ sai, chẳng mơ ước gì hơn là "ngày tháng bên nhau chiều về dưới trăng sao" cũng như niềm hy vọng lạc quan cho tương lai: Giọt lệ mừng vui nhẹ nhàng rơi ướt bờ vai. Còn long lanh trên mắt, niềm vui êm ái. Đã qua đi rồi mùa đông giá rét băng sương. Tiếng chim reo mừng chào đón người về với yêu thương. Bạn cũng như tôi khi đọc những giòng nhạc này sẽ phải trầm ngâm tự hỏi rồi thán phục sự bền bỉ, dẻo dai và sức phấn đãu vươn lên của người nhạc sĩ vốn rất nhỏ nhẹ và thư sinh này. Làm sao anh có thể giữ được tinh thần lạc quan yêu đời sau bao nhiêu năm bị đày ải? Với tôi, hai câu cuối của bản nhạc là một khẳng định hùng hồn : "Đã qua đi rồi mùa đông giá rét băng sương. Tiếng chim vui mừng chào đón người về với yêu thương. " Khi nghe những bản nhạc thuần túy tình cảm của anh như Dâng Tình, Tâm Tư Chiều tôi có cảm tưởng như đang nghe lại nhạc của một tác giả tiền chiến vì nét nhạc cũng như ngôn ngữ đều thật chải chuốt. Ta hãy nhìn một nét nhạc khác của anh qua bài Dâng Tình: Khi tình dâng cao vút lên ngàn ánh sao trời. U huyền mắt xanh ngời trong vòng tay lả lơi. Nhạc lòng hòa êm ái bên vầng trán thơ ngây, gót hài xưa lãng đãng, xiêm áo xưa mây bay... Hoặc Tâm Tư Chiều: Nắng nhạt nhoà khói suơng, dạt dào nhớ thương tình buồn vấn vương Nhớ cuộc tình đã qua, người tình đã xa, giòng đời bao la... Người ơi người về đâu đêm nay. Trời giăng sầu, sầu giăng heo may Người xa người từ nơi chân mây. Gọi thầm người từng đêm lưu đày... Từ lâu lắm tôi mới được nghe những lời và nhạc lãng mạn như thế ở một nhạc sĩ đương thời, những lời và nhạc tưởng chừng như chỉ thấy trong những tác phẩm như Dư Âm, Chiều Vàng của vài thế hệ trước. Riêng con người lãng mạn của Vũ Đức Nghiêm, người nghệ sĩ ngày nào cầm đàn dạo giữa khói lửa chiến tranh,thì qua mấy chục năm chinh chiến và mười mấy năm tù đày vẫn không có gì thay đổi vì nhìn qua cửa sổ của xà lim anh vẫn nhìn thấy "ngàn ánh sao trời và mơ đến vòng tay lả lơi" Quả là "cái nết đánh chết không chừa"! Ngoài giá trị về nghệ thuật, những bản nhạc của Vũ Đức Nghiêm còn ghi lại cho những thế hệ mai sau những suy nghĩ cũng như những oan khiên của một thời bể dâu. Là chứng nhân của thời đại, anh đã ghi lại bao nhiêu thương đau tai nghe mắt thấy qua giòng nhạc của mình. "Trời có điều chi buồn, mà trời mưa mãi thế. Cây cỏ có chi buồn, mà cỏ cây đẫm lê.. Anh nhớ em từng phút, anh thương con từng giây, Chim nào không có cánh, cánh nào không thèm bay. Người nào không có lòng, lòng nào không ngất ngây..." (Mưa Buồn Long Giao, phổ thơ Hà Thượng Nhân). Người nhạc sĩ đã phải vượt qua bao khó khăn để ghi lại từng nốt nhạc của mình. Anh

đã từng vừa đi trong xà lim nhỏ bé, 2m x 3m, vừa đếm từng nốt nhạc và ghi lại bằng ký hiệu để cai ngục không phát giác. Chính ở trong sự chịu đựng nhẫn nại ấy là tiềm tàng sức mạnh yêu thương của những bài hát mới nhất của Vũ Đức Nghiêm. Người nhạc sĩ lãng mạn một ngày nào đã đem đến bao rung động cho người yêu nhạc qua những nhạc phẩm trữ tình Gọi Người Yêu Dấu, Vùng Trời Kỷ Niệm, Phút Trao Yêu.. qua cơn thử thách của mười mấy năm lao tù lại gởi đến cho người yêu nhạc những ca khúc đầy yêu thương và hy vo.ng.đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu là một bằng chứng hùng hồn nhất của triết lý "tình yêu thắng bạo lực" Xin cảm ơn Vũ Đức Nghiêm vì anh đã chia sẻ với chúng ta những khổ đau và hy vọng, những xót xa và niềm tin của anh. Sự ra mắt của Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu tự nó đã là một điều đáng kể bởi lẽ biết bao nhiêu người bạn tù của anh đã âm thầm ra đi. Ít nhất ở trong giòng nhạc của Vũ Đức Nghiêm những người ra đi sẽ có một tiếng nói hùng hồn vì mỗi giòng nhạc thánh thót, mỗi lời nhạc thiết tha của những bản nhạc trong CD này sẽ mãi mãi là là một nhắn nhủ cho người nghe, như tựa đề một bản nhạc của anh: Chỉ Còn Tình Yêu Là Mãi Mãi Trường Tồn. Nghiêm Xuân Cường