VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

Tài liệu tương tự
VN-Thu dip Le Hien Xuong 2017

thacmacveTL_2019MAY06_mon

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

SỰ SỐNG THẬT

CHƯƠNG 1

VN-Thu dip Le Hien Xuong 2019

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Mở đầu

Cúc cu

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

Mở đầu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

SỰ SỐNG THẬT

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

SỰ SỐNG THẬT

Document

LÔØI TÖÏA

PHẦN TÁM

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

No tile

SỰ SỐNG THẬT

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

II CHÚA NHẬT KINH GIỜ BA Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Vinh danh Chúa Cha và Chú

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

SỰ SỐNG THẬT

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh


TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Phần 1

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

TN. THUẦN TUỆ Từ một tâm trong lặng NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

SỰ SỐNG THẬT

Toång giaùo phaän Thaønh phoá Hoà Chí Minh

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Document

I THỨ HAI Giáo đầu Chủ sự: Cộng đoàn: Tv 94 Thỉnh ca: KINH SÁNG Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Nguyện Chúa Trời ba

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

SỰ SỐNG THẬT

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Phần 1

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

II THỨ HAI KINH CHIỀU Giáo đầu (đứng) Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con. Cộng đoàn: Muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ. Thánh Thi Vinh danh Chúa Cha

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

mộng ngọc 2

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Con đường dẫn đến chân hạnh phúc

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

CHƯƠNG 4

Microsoft Word - doc-unicode.doc

No tile

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Mộng ngọc

Đại Hội Dòng Xi-tô 2015 Vp. Mauro-Giuseppe Lepori, Viện Phụ Cả Dòng Xi-tô Diễn văn bế mạc ANH EM ĐỪNG SỢ HÃI: ANH EM CÒN HƠN NHỮNG CON CHIM SẺ! Kính t

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Phần 1

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 25/11/2018 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA V

Người con dâu của nước Mỹ Người Con Dâu Của Nước Mỹ Lưu Hồng Phúc *** Tác giả, theo bài viết, là quả phụ của một sĩ quan VNCH. Bài viết về nước Mỹ đầu

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

No tile

Bản ghi:

Anh chị em rất thân mến! Năm nay, lá thư tôi gửi cho toàn dòng trùng với dịp khai mạc Năm về Đời Sống Thánh Hiến. Trong năm này, Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy có lòng biết ơn đối với quá khứ, nhiệt thành sống đời hiện tại và hướng về tương lai với niềm hy vọng. Cho nên, năm nay sẽ là một năm rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta và đối với các cộng đoàn để đào sâu nhận thức của chúng ta về ơn gọi bước theo Đức Ki-tô gần hơn trong đời sống thánh hiến, của đặc sủng đan tu Xi-tô. Điều tôi nhấn mạnh ngay từ đầu lá thư này là công việc và hành trình đào sâu ơn gọi của chúng ta, trở về với nguồn mạch đời sống chúng ta, bởi vì chỉ có như thế thì các cộng đoàn tu trì, dù trải qua dòng lịch sử với những phát triển phong phú hay với những chia tách và mất mát, mới có thể tìm lại được sự tươi mới như thuở ban đầu. Mỗi đặc sủng là một hồng ân của Chúa Thánh Thần nên không bao giờ già cỗi, nhưng khi hồng ân ấy đến với con người, với các cộng đoàn thì nó bị làm nguội lạnh, bị làm mất đi hương vị, sức nóng và niềm say mê. Như lời của Thần Khí trách Hội Thánh Ê-phê-xô dù Hội Thánh vẫn trung thành và quảng đại : nhưng Ta trách người điều này : ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu (Kh 2,4). Khi chúng ta đánh mất lòng nhiệt thành để sống ơn gọi của chúng ta trong hiện tại, thì chúng ta không thể nhìn về quá khứ với lòng biết ơn, và hướng về tương lai với niềm hy vọng. Biết ơn với quá khứ và hy vọng hướng về tương lai là những tâm tình làm phát sinh lòng nhiệt thành trong hiện tại. Lòng nhiệt thành đối với hiện tại bao hàm và nuôi dưỡng lòng biết ơn và hy vọng. Một đôi hôn nhân hôm nay yêu nhau tha thiết vì họ biết tri ân quá khứ và hướng về tương lai với lòng tràn đầy hy vọng. Trái lại, một đôi bạn không còn mặn nồng trong tình yêu hôm nay vì họ nghĩ về quá khứ với sự nhung nhớ và nuối tiếc, rồi sợ hãi nhìn vào tương lai hoặc mơ tưởng viễn vông về những thời hoàng kim nào đó. Câu hỏi đích thực chúng ta phải đặt ra, một câu hỏi duy nhất, vô cùng quan trọng để sống viên mãn đời sống thánh hiến, cũng như trọn vẹn đời sống Ki-tô hữu là làm sao chúng ta có thể sống ơn gọi của chúng ta ngày hôm nay với tất cả sự nhiệt thành: chỉ khi người ta làm sống động ngọn lửa tri ân và hy vọng.! 1!

Cuộc gặp gỡ Thông thường, người ta giới hạn tình yêu thuở ban đầu với việc nảy sinh tình yêu, sự tương tư. Tuy nhiên, khi sách Khải huyền nói đến tình yêu thuở ban đầu không chỉ nói đến một tâm tình mà hơn thế: một cuộc gặp gỡ. Cuộc gặp gỡ là mối tình đầu vĩ đại và da diết nhất, vì cuộc gặp gỡ là một thực tại của những nhân vị. Ngày nay, nhiều mối tương quan trong các gia đình và trong các cộng đoàn rất thường không còn mặn mà, có lẽ bởi vì người ta nghĩ rằng lãnh vực của sự trung thành hệ tại ở những cảm giác, chứ không phải tương quan giữa những nhân vị. Mọi ơn gọi đòi hỏi một lòng trung tín với người hoặc với những người ban cho chúng ta ơn gọi ấy, mời gọi chúng ta tham dự vào ơn gọi đó. Ơn gọi tu trì hàm chứa việc thuộc trọn vẹn Đức Giê-su, một sự trung thành ở lại với Người (Mc 3,14), và ở lại với những con người mà qua họ Chúa cho chúng ta vâng phục Ngài, yêu mến Ngài trong Thân Thể của Hội Thánh. Thánh Biển Đức chỉ rõ cho những ai được mời gọi sống đời đan tu một đòi hỏi đó là không lấy gì quý hơn Đức Ki-tô (Tl 72,11), nhưng sống điều ấy trong việc vâng lời viện phụ và trong sự bền đỗ, trong tình huynh đệ của cộng đoàn. Khi trung thành bước theo Đức Ki-tô, thì những tâm tình đối với những người đại diện cho Ngài là hoa trái của chính sự trung thành. Ngay từ đầu tu luật, thánh Biển Đức đòi hỏi đan sĩ vâng lời viện phụ không chậm trễ, gần như máy móc (Tl 5,1), và cuối cùng là yêu mến viện phụ với lòng bác ái chân thành, khiêm tốn (72,10). Nếu thánh phụ mời gọi anh em phải giữ thứ vị trong mối tương quan phục vụ và vâng lời lẫn nhau (Tl 63), thì hoa trái phải sống với nhau trong tình huynh đệ thanh khiết (Tl 72,8). Lòng trung thành với những con người ta chung sống dẫn tới sự dịu dàng, vốn không phải là một tình yêu mù quáng vì thần tượng hóa người khác, nhưng là sự trưởng thành trong tương quan khi biết thông cảm và tha thứ cho nhau. Lòng trung thành với Đức Ki-tô sẽ làm trưởng thành cảm tính con người. Một Vị Tôn Sư, một Rabbi mà mỗi người bước theo thuở nào (x. Ga 1,38), nay trở nên người Bạn, vị Tân Lang, Đấng sẽ thành tựu cuộc đời từng người và toàn nhân loại (x. Mt 25,1-11). Gặp gỡ Ngài sẽ trở nên một con đường để đến ở với Ngài, để trưởng thành trong vòng tay yêu thương và hiệp thông trong trái tim Ngài. Tin Mừng là chòm sao của những cuộc gặp gỡ với Chúa. Suy niệm những cuộc gặp gỡ của Đức Giê-su với các tông đồ, với người phụ nữ Samari, với ông Gia-kêu, người thanh niên giàu có, Maria Ma-đa-lê-na, những người phong hủi, những người tội lỗi, các kinh sư, những người Biệt Phái và rất nhiều những cuộc gặp gỡ khác. Chúng ta đào sâu cuộc gặp gỡ duy nhất và quyết định khi mỗi người chúng ta được kêu gọi để sống với Người. Ngay cả đoạn Tin Mừng về các môn đệ làng Emmaus cũng không là gì hơn một trình thuật chi tiết về cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, và chúng ta có thể khám phá ra rằng Đức Ki-tô đã chiến thắng sự chết và tội lỗi chính là để chúng ta có thể gặp gỡ Ngài và sống hiệp thông với Ngài.! 2!

"Ngài đã cùng đi với họ" Đoạn tin mừng về các môn đệ làng Emmaus giúp chúng ta hiểu rằng để đào sâu cuộc gặp gỡ của chúng ta với Đức Ki-tô, chúng ta cần bước đi với Ngài, đây là điều mà chúng ta thường hay lãng quên. "Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhạn ra Người" (Lc 24,15-16). Chính Người đã khởi xướng cuộc gặp gỡ với chúng ta, đồng hành với chúng ta, ban Thần Khí của Người cho chúng ta và ở lại với chúng ta trong Thánh thể, trong Giáo Hội, để mắt chúng ta và trái tim chúng ta biết mở ra cho biến cố được gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống. Trước hết, cuộc gặp gỡ với Đức Giê-su thanh tẩy tư tưởng, những sợ hãi và những chương trình của chúng ta: Chúa Giê-su hỏi họ: 'Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?'. Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu (...). 'Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc It-ra-en. Hơn nữa những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi " (Lc 24,17-21). Hai môn đệ đi đường Emmaus sống phút hiện tại với sự sợ hãi thay vì với một lòng hăng say, bởi vì ngay cả khi họ ở với Chúa Giê-su, họ đã không nhìn tương lai với một niềm hy vọng nơi Chúa, nhưng chỉ mong Người thực hiện những chương trình tìm kiếm vinh quang, quyền lực của họ. Do đó, họ nhìn về quá khứ mà không hề tri ân vì những mong ước trần tục của họ làm họ thất vọng. Chúa Giê-su sửa dạy họ, đồng hành cùng họ trong việc thanh luyện ký ức, lòng nhiệt thành và niềm hy vọng của họ. Ngài ở giữa họ, cùng họ đàm luận Lời Chúa dưới ánh sáng của Tin Mừng, Tin Vui vui về sự Phục Sinh cho dù Tin Mừng này đã đến rồi, nhưng chưa được ghi chép, nay bắt đầu lan truyền. Cuộc gặp gỡ với Đức Giê-su đụng chạm đến cuộc sống chúng ta, hoàn lại cho chúng ta một tương quan mới với tất cả những chiều kích của cuộc sống và của thời gian. Đoạn tin mừng các môn đệ đi làng Emmaus dạy chúng ta rằng cuộc gặp gỡ với Đức Ki-tô thay đổi và canh tân cuộc sống chúng ta nếu cuộc gặp ấy trở thành một cuộc hành trình với Người, một con đường: - của sửa đổi và hoán cải: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin!" (Lc 24,25), - của lắng nghe: "Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến người trong tất cả Sách Thánh" (24,27), - của cầu xin: "mời ông ở lại với chúng tôi!" (24,29), - của hiệp thông: "khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ" (24,30). Chứng tá của một trái tim bừng cháy Chỉ cuộc gặp gỡ với Đức Ki-tô mới có thể biến đổi chúng ta tận cõi thâm sâu của tâm hồn: "dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích kinh thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bùng cháy lên sao?" (Lc 24,32). Chỉ Đức Ki-tô, Ngôi Lời cùng bước đi với chúng ta, mới có thể biến đổi thâm tâm chúng ta. Và sự biến đổi này mang lại điều gì? Thưa, giúp chúng ta thấy Đức Ki-tô và thấy tất cả dưới ánh sáng của Người. Những điều trước! 3!

đây là thất vọng, buồn phiền và sợ hãi, bỗng chốc được chan chứa niềm tri ân, nhiệt lòng và hy vọng. Điều này làm ta trở nên những chứng nhân can đảm và không mệt mỏi trong những cuộc gặp gỡ với Đức Ki-tô hằng sống và luôn hiện diện với chúng ta: "ngay lúc đó, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: 'Chúa chỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn!'. Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh (Lc 24,33-35). Chứng tá về Đức Ki-tô trong Giáo hội và cho thế giới, trở nên như một bản hòa nhạc được tấu lên trong buổi trình diễn pháo hoa vì cả hai phụ họa và làm nổi bật lẫn nhau. Cuộc gặp gỡ của tôi với Người tác động đến cuộc gặp gỡ giữa người khác với Thiên Chúa, và điều này càng làm cho cuộc gặp gỡ thêm vững bền, thêm xinh đẹp, thêm sống động và đích thực. Nó làm phát sinh sự hiệp thông, tình huynh đệ và tình bạn không gì có thể phá hủy, vì nền tảng không phải là cảm giác, tình cảm, sự gắn bó, nhưng là kinh nghiệm sẻ chia về sự hiện diện sống động của Chúa giữa chúng ta. Và Thiên Chúa luôn liên kết với bản hòa nhạc của những chứng nhân về việc gặp gỡ Người để con người đào sâu kinh nghiệm vô tận này: các ông còn đang nói thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông vào bảo: 'bình an cho anh em!'" (Lc 24,36). Khi trong một cộng đoàn, người ta biết vun trồng đời sống chứng tá hỗ tương về kinh nghiệm gặp Chúa, về hành trình đi cùng Chúa, thì việc gặp Người luôn đem lại bình an không chỉ cho những thành viên của cộng đoàn mà còn cho toàn thể thế giới, một nền hòa bình ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhìn thấy Đức Ki-tô trong vương quốc của Người Tôi bắt đầu viết lá thư này khi tôi sống tại một miền thôn trang ở độ cao cách mặt nước biển 4000 mét, miền đất của các nữ đan sĩ thuộc đan viện La Paz, khi ấy là ngày lễ kính thánh Ca-rô-lô Bô-rô-mê-ô, vị thánh giám mục hậu công đồng như chúng ta. Tôi bị đánh động bởi lời nguyện nhập lễ, bởi vì lời nguyện này dường như thu tóm tất cả nhiệm vụ và ân sủng của đời sống Ki-tô hữu, cách riêng là đời sống thánh hiến: "Lạy Chúa, xin hằng ban ơn Thánh Thần cho Giáo Hội, như xưa Chúa đã ban cho thánh giám mục Ca-rô-lô để Giáo Hội biết sống không ngừng canh tân thuận theo đường lối Tin Mừng, nhờ đó, thế giới sẽ tìm thấy hình ảnh trung thực của Đức Ki-tô. Việc thuận theo Tin Mừng sẽ làm canh tân Giáo Hội, đây không phải là việc chỉ chuyên chú đến vấn đề truyền tải những sứ điệp về luân lý, nhưng là phản ảnh trong thế gian khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa, nghĩa là gặp gỡ chính Người. Khuôn mặt đích thực của Đức Giê-su là cái nhìn yêu thương, khao khát tìm kiếm để gặp gỡ con người và đồng hành với con người. Khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa sẽ tỏ hiện cho thế gian nếu chúng ta dâng hiến trọn đời để gặp gỡ Ngài rồi như các môn đề làng Emmaus, và nhiệt thành lên đường làm chứng nhân.! 4!

Tất cả những điều này làm tôi liên tưởng đến một đoạn trong Lời mở đầu của Tu luật Thánh Biển Đức mà chúng ta rất thường xuyên trích dẫn các câu một cách tách biệt nhau, hiếm khi chúng ta suy niệm những câu này cùng với nhau: "Anh em rất thân mến, còn gì ngọt ngào hơn Lời Chúa mời gọi chúng ta như thế? Này đây với tất cả lòng ưu ái, Chúa đã chỉ cho chúng ta con đường dẫn tới sự sống. Vậy chúng ta hãy lấy đức tin và sự thực thi các việc lành như đai nịt lưng, rồi dưới sự hướng dẫn của Tin Mừng, chúng ta tiến bước theo đường của Chúa, để đáng được xem thấy Đấng đã gọi chúng ta vào Vương quốc của Ngài (Tl. Lời mở đầu, 19-21). Thánh Biển Đức tổng hợp ở đây tất cả con đường của ơn gọi bước theo Đức Ki-tô mà tu luật đã phác họa, một con đường của cuộc sống theo Tin Mừng. Điều này giúp chúng ta hiểu ra rằng ơn gọi của chúng ta trước tiên luôn là gọi gọi được thu hút và hấp dẫn bởi Thiên Chúa: còn gì ngọt ngào hơn Lời Chúa mời gọi chúng ta như thế?. Vẻ đẹp của Thiên Chúa cũng chính là sự tốt lành và nhân hậu của Ngài là cả một khung trời trong đó chúng ta được kêu mời bước đi theo Ngài. Ta bước theo, chiêm ngưỡng Đức Ki-tô, khao khát Thánh nhan của Ngài. Sự ngọt ngào của Ngài mời gọi và lôi kéo chúng ta để chúng ta đến gặp Ngài và chiêm ngắm Ngài trong Vương quốc của Ngài. Trước khi là một luật sống, Tin Mừng là vẻ đẹp của Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể làm người, đã trở nên một kinh nghiệm về sự sống cho chúng ta. Việc dấn thân của lòng tin và những việc lành không chỉ là một bổn phận, mà còn được diễn tả như đai nịt lưng để giúp chạy thật nhanh cho kịp với sức hút mạnh mẽ của Đức Ki-tô, để bước theo Ngài trên cuộc hành trình của việc sống theo Tin Mừng. Đức Giê-su mời gọi chúng ta vào Vương quốc của Ngài. Vương quốc là nơi chúng ta nhìn ngắm Thiên Chúa. Nó không phải là Vương quốc tương lai, một Vương quốc ở bên kia thế giới, vì Đức Ki-to đã tỏ mình cho thế gian, và Ngài mời chúng ta nhìn ngắm Ngài trong cầu nguyện và trong tình bác ái huynh đệ. Những ai được mời gọi bước theo Đức Giê-su gần hơn luôn là một dấu chỉ cho mầu nhiệm này. Đây quả là một dấu chỉ cấp bách cho nhân loại ngày nay, một nhân loại đang bị chia rẻ và mang thương tích. Ai ngắm nhìn Đức Ki-tô sẽ phản chiếu Dung Nhan đích thức của Ngài, và thế giới cần thấy Dung Nhân đích thật của Đức Ki-tô nơi khóe nhìn của những ai thánh hiến toàn vẹn cuộc sống mình để đáng được xem thấy Ngài. Những ai để mình được lôi cuốn bởi nét đẹp của Ngài hơn những nét đẹp khác, mới đáng nhìn thấy Đức Kitô. Khát khao Ngài trên tất cả mọi sự, khát khao tiếng nói của Ngài, Lời của Ngài, một khát khao làm ta cháy bỏng như từng làm cháy bỏng con tim của các môn đệ làng Emmaus, là điều đáng giá nhất của con người khi họ đối diện với Thiên Chúa. Người thanh niên giàu có không thiếu các nhân đức, nhưng thiếu lòng khát khao, thiếu ước muốn không lấy gì quý hơn Đức Ki-tô. Anh đã không để cho vẻ đẹp của Đức Ki-tô lôi cuốn mình, nghĩa là không để cho tình yêu thương từ cái nhìn của Chúa cuốn hút anh (x. Mc 10,21). Thật là quan trọng biết chừng nào khi trong giai đoạn huấn luyện khởi đầu và thường huấn, chúng ta biết giúp đỡ nhau hiểu và sống sự vâng phục, thanh bần, khiết tịnh và khiêm tốn như những lãnh vực trong đó chúng ta quý vẻ đẹp của Đức Ki-tô hơn những sự lôi cuốn khác! Chỉ như thế mà những lựa chọn và những nhân đức này mới không trở nên cằn cỗi, nhưng nhập thể thành một chứng nhân tình yêu cho người khác để họ cũng được nhìn thấy khuôn mặt đích thực của Đức Ki-tô.! 5!

Thế giới cần đến Vương Quốc của Thiên Chúa, cần đến một vị Vua khiêm nhường, Đấng Chịu đóng đinh và sống lại, Đấng hằng muốn yêu thương và cứu độ con người. Chúng ta được mời gọi để khát khao nhìn ngắm Đức Ki-tô, để chiêm ngưỡng Ngài, nhận ra sự hiện diện của Ngài ở giữa chúng ta, để Vương quốc của Ngài đi vào trong lòng thế giới. Ai nhìn ngắm Đức Ki-tô, thay đổi cả thế giới. Ánh sáng soi chiếu muôn dân Dâng hiến đời mình để gặp gỡ Đức Ki-tô là trách vụ và ân sủng, hai điều thiết yếu của đời sống thánh hiến. Chúng ta có thực sự chuyên chú vào nhiệm vụ này trong đời sống cầu nguyện và trong các hoạt động của đời sống đan tu không? Chúng ta có tìm gặp Đức Ki-tô trong mọi lãnh vực của đời sống và ơn gọi của chúng ta, trong phụng vụ cũng như trong lao động, trong cô tịch cũng như trong đời sống huynh đệ, bên trong cộng đoàn hoặc trong các mối tương quan với trần thế? Cuộc gặp gỡ Đức Ki-tô là kinh nghiệm duy nhất có khả năng thống nhất tất cả cuộc sống chúng ta, làm chúng ta trở nên những chứng tá của niềm vui và bình an cho một cuộc sống mới, nếu không có cuộc gặp gỡ này, tất cả đều không thể. Mối tương quan với Ngài trao ban cho ta gấp trăm lần khi ta sống mối tương quan với mọi người và trong mọi hoàn cảnh. Sự khiết tịnh vì Vương quốc chính là sự thánh hiến để ưu tiên cho việc gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng làm cho tất cả nên phong phú, làm cho tất cả các chi thể của Thân Thể Đức Ki-tô là Giáo hội được sống sung mãn và phong phú ơn gọi của họ. Nếu có điều gì mà chúng ta gọi là cần phải đào sâu trong năm Đời sống Thánh Hiến vì lòng yêu mến Giáo hội và thế giới, thì tôi cho rằng đó chính là gặp gỡ Đức Ki-tô. Đây là một kho tàng mà chỉ có những ai từ bỏ tất cả mới có thể mua được, mới có thể sở hữu nó như một hồng ân cho mọi người. Trong dụ ngôn cánh chung về mười trinh nữ chờ đợi Tân Lang trong tin mừng theo thánh Mat-thêu 25,1-13, sự khôn ngoan của năm trinh nữ đã được vào dự tiệc cưới nằm ở chỗ các cô đã rất nghiêm túc chuẩn bị dầu đầy đủ cho cuộc gặp gỡ Tân Lang. Các trinh nữ khờ dại ngược lại đã không dấn thân hết mình cho cuộc gặp gỡ này. Những ai có đủ dầu sẽ thắp sáng ngọn đèn của mình bằng ánh sáng của lòng mong đợi Đức Ki-tô, họ cũng có thể tỏa sáng cho người khác, và đời sống họ trở nên nơi chốn cho Tân Lang ngự trị. Sự tỉnh thức của Ki-tô giáo là chiếc đèn luôn cháy sáng vì Đức Ki-tô, sẽ chiếu sáng tất cả và mọi sự chung quanh chúng ta, mặc khải cho chúng ta rằng ta được dựng nên cho cuộc gặp gỡ này, và liên kết chúng ta với Ngài, Đấng sẽ đến gặp chúng ta. Tất cả thực tại, tất cả nhân loại được dựng nên để đón tiếp Đức Ki-tô. Chúng ta có thực sự là chứng chân cho thế giới về chân lý này? Trọng tâm của dụ ngôn mười trinh nữ đó chính là tiếng hô lớn: Tân Lang đến rồi! Chúng ta hãy ra nghênh đón Ngài! (Mt 25,6). Tiếng hô vang đáng thức tất cả những ai vị vùi sâu trong đêm tối, trong ngủ quên. Một tiếng hô lớn mà không ai biết là đến từ đâu, đến từ ngoài hoặc đến từ bên trong. Có lẽ, tiếng hô vang ấy đến từ Thiên Chúa để đánh thức toàn thế giới này, và tiếng vang còn vọng ngân trên toàn thực tại. Thiên Chúa và tất cả các thụ tạo đang hô vang để nhắc chúng ta một nhiệm vụ thiết yếu của cuộc sống: ra khỏi cơn ngủ! 6!

mê, khỏi căn nhà tiện nghi để gặp gỡ Đức Ki-tô, Đấng đang đứng ngoài cửa mà gõ mong vào gặp chúng ta. Ai đón tiếp Ngài không bao giờ xa rời thực tại hằng ngày của mình: như những trinh nữ khôn ngoan, người ấy sẽ tiến bước cùng Tân lang vì mọi hoàn cảnh trong thực tại hằng ngày đều là những lễ cưới của Thiên Chúa với nhân loại, với chúng ta, với tất cả. Mỗi ngày chúng ta hãy đánh thức mình khỏi cơn ngủ mê và hãy ra khỏi chính mình để gặp Đức Ki-tô, hãy để cho Ngài bước vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta để cùng ta mở mùa lễ hội hiệp thông, ta sẽ ở với Ngài mãi mãi trong mọi nơi, mọi lúc, mọi sự. Chúng ta biết thánh Biển Đức không quên nhắc nhở chúng ta rằng Đức Ki-tô muốn chúng ta hãy ra khỏi chính mình để gặp Ngài nơi tha nhân, nơi những người nghèo đang cần sự quan tâm của chúng ta, tình thương của chúng ta, thời gian của chúng ta, những tài năng của chúng ta. Chúng ta biết rằng Chúa muốn ta ra khỏi mình để gặp Ngài trong chiều kích của đời sống chung, từ việc cầu nguyện đến việc vâng lời, thinh lặng, từ bỏ những chia trí vô ích và nguy hiểm. Đức Ki-tô mời gọi ta ra khỏi mình để gặp Ngài, để ta biết dành một chỗ trong trái tim của ta, trong tình yêu của ta cho Ngài, để lắng nghe Ngài! "Này Tân Lang đã đến! Hãy ra nghênh đón Ngài!" Có lẽ chúng ta phải hiểu những lời khấn của chúng ta: khó nghèo, vâng phục, khiết tịnh, vĩnh cư và cả cải tiến"(conversatio morum) theo tu luật thánh Biển Đức như "việc ra gặp Đức Ki-tô, vị Tân Lang". Điều này giúp chúng ta sống ơn gọi của mình chính thật hơn với tất sự khiêm nhường, với tất cả nhiệt huyết. Điều này giúp ta ra khỏi cơn mê ngủ, khỏi đêm tối, và thắp sáng ngọn đèn của chúng ta để chúng ta tỏa sáng cho toàn thế giới. Mùa Giáng Sinh kết thúc với lễ trọng Dâng Chúa vào đền thờ, cũng là ngày lễ về đời sống thánh hiến. Cụ già Si-mê-on trong Thánh ca chúng ta hát vào mỗi giờ kinh tối là một mẫu gương của Đời sống thánh hiến vì cụ đã sống để gặp gỡ Đức Ki-tô, thấy Ngài là ánh sáng soi đường cho muôn dân" (Lc 2,32). Đây chính là trọng tâm của ơn gọi chúng ta mà chúng ta phải tự vấn xem mình có trung thành dấn thân trọn vẹn hay không: sống để gặp Đức Ki-tô, gặp Thánh Nhan Ngài, Đấng là ánh sáng đem lại cho cuộc sống chúng ta sự sung mãn. Gặp gỡ Ngài và làm tỏ hiện Ngài cho người khác. Ước mong mùa Vọng và lễ Giáng Sinh, cũng như năm Đời sống Thánh Hiến nhắc nhở chúng ta đào sâu cuộc gặp gỡ của mội người với Đức Ki-tô, với mọi người, mọi sự, để ta không lấy gì quý hơn Ngài, để yêu Ngài và toàn nhân loại! Thân mến Fr. Mauro-Giuseppe OCist Viện Phụ Tổng quyền! 7!