Hai muoi nam mi?n Nam 1955

Tài liệu tương tự
NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC

Cúc cu

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

No tile

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Document

TT TranPVu NChi Thien

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Cậu kêu cô bác một lát rồi chờ, Nói giảng nói thơ nói giờ sắp tiệt. Đây rồi ly biệt chia rẽ sạch trơn, Đừng có thua hơn nghe đờn Cậu khảy. Dù ba hay b

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Tùng, Một Chỗ Ngồi Dưới Chân Cầu Thang _ (Nguyễn Vĩnh Nguyên) (Tạp ghi)

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng h

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

Nhân ngày tưởng niêm cuộc hải chiến Hoàng Sa, xin chuyển một bài viết của blogger Nguyễn Ngọc Già (tức Nguyễn Đình Ngọc) người đã bị kết án 3 năm tù 2

Tháng Tư Nguyễn Quý Đại tế mới, đổi tiền Tháng Tư về gợi cho người Việt nhớ lại biến cố lịch sử ngày cộng sản Bắc Việt đánh chiếm

Microsoft Word - V doc

Con Đường Khoan Dung

Thuyết minh về Nguyễn Du

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Giới thiệu về quê hương em

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

TẢN MẠN TRƯỜNG XƯA Lê Thế Hiển Một buổi sáng mùa thu ở vùng Đông Bắc Mỹ, ngồi mở computer ra xem, thấy từ trong nước Bạn phóng ra nhắn : Đang dự

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

http:

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Chan uot chan raoTPV

Gìn giới cấm sửa tâm ô-tạp, Niệm Phật thì phải dẹp lòng tà. Nhớ từ-bi hai chữ ngâm-nga, Dầu làm lụng cũng là trì chí. Chờ Thiên-Địa châu-nhi phục-thỉ,

Document

Microsoft Word - jlarteguy-vinhbietsaigon[2]

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Những Đồng Minh Anh Hùng Harry F. Noyes III FB Hoài Nguyễn Cuộc chiến tranh Việt Nam qua đi hơn 40 năm qua nhưng những luận bàn về cuộc chiến này vẫn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Table of Contents Chương 1: 27 NĂM LÀM CẢNH VỆ CHO MAO TRẠCH ĐÔNG, ĐIỀU KHÓ QUÊN NHẤT LÀ 10 NĂM ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA Chương 2: BÁO CHỮ TO "PHÁO BẮN V

An Quang Van Sao Tam Bien - Q1 - Nhu Hoa Chuyen Ngu

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Nguyeãn Thò Ngoïc Dung

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

(CHÍNH NGHĨA): 30 tháng Tư 1975: Máu và Nước Mắt!

Phân tích bài Bình Ngô Đại Cáo để làm sáng tỏ tư tưởng của Nguyễn Trãi

HỒI I:

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

VINCENT VAN GOGH

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Phân tích bài thơ Chiều tối

VINCENT VAN GOGH

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Khóm lan Hạc đính

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Cứu Nguy Tận Thế TA Đây dày dạn công lao, Kêu trong bá tánh niệm nào cho thông. Niệm đi tránh gió cuồng phong, Niệm rồi mới biết Chúa Ông chỗ nào. Niệ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Bản ghi:

1 Hai mươi năm miền Nam 1955 1975 Thứ Tư, ngày 14 tháng 7 năm 2010 Tác giả: Nguyễn Văn Lục Người đọc: Trần Phong Vũ Trong Lời giới thiệu tác phẩm, với tiêu đề Một lần nhìn lại, nhà văn Uyên Thao, người chủ trương tủ sách Tiếng Quê Hương viết: Nguyễn Văn Lục không là sử gia, không là học giả, không là nhà văn và cũng không bao giờ là chính khách nên không thể quy cho tác phẩm của ông bất kỳ tính chất nào liên quan đến các chức danh đó. Tác phẩm của ông có thể gọi là ký sự, là sưu tập, là nhận định, là tạp luận, nhưng quan trọng hơn hết không phải tên gọi mà chính là tác động gợi nhắc từ những con người, những sự kiện đã ghi dấu một thời oan nghiệt của nhiều thế hệ con dân Việt Nam, trong đó có Nguyễn Văn Lục đã hiện diện như một chứng nhân và cũng là một nạn nhân. Những bài viết tập họp thành nội dung tác phẩm HAI MƯƠI NĂM MIỀN NAM 1955-1975, vì thế, không chỉ là tập họp những bức chân dung thời thế của một đoạn đường lịch sử mà còn là tiếng gào bức thiết của những thân phận bị giam hãm giữa trăm ngàn đoạ đày vò xé để khơi lên mọi hướng suy tư cần thiết nơi mỗi người đọc Từ những giòng mở đầu ấy, trong suốt 17 trang kế tiếp của Một lần nhìn lại, Uyên Thao không trực tiếp đi vào chi tiết nội dung tác phẩm của Nguyễn Văn Lục. Ông có những chọn lựa riêng. Chọn lựa của một nhà văn, hơn thế, một người nắm trọn chủ trương, đường lối của tủ sách, một cơ sở xuất bản mà ngay từ đầu đã xác định vị trí, thế đứng của mình. Vị trí, thế đứng ấy, như tên gọi: Tiếng Quê Hương, Những tiếng nói uất nghẹn, oan khốc, không thể và không có điều kiện cất lên thành lời, vẳng lại từ một quê hương khốn khó bên kia bờ đại dương.

2 Đặt nền trên những kỷ niệm, những nỗi ám ảnh dai dẳng về chiến cuộc Việt Nam nơi những cựu binh Hoa Kỳ: Robert F. Turner, Jim Webb (James Henry Jim Webb, Jr. (hiện là Nghị sĩ trong Thượng Viện Hoa Kỳ), Rich Luttrell, Duery Felton (người quản lý phòng sưu tập tại đài kỷ niệm 58 ngàn chiến binh Mỹ đã hy sinh trên chiến trường VN), Uyên Thao có những lý do chính đáng để không đi sâu vào tác phẩm, nhưng để nhắc người đọc về cái chiều sâu thăm thẳm ẩn giấu bên trong và đàng sau những con chữ trong hơn 500 trang sách của Nguyễn Văn Lục. Và bây giờ chúng tôi xin làm công việc đọc và thẩm định một cách sơ lược giá trị hình thức và nội dung tác phẩm Hai mươi năm Miền Nam 1955 1975. Đây là tác phẩm thứ hai, sau cuốn Lịch sử còn đó ấn hành ở nam California năm 2007, của Nguyễn Văn Lục. Như một số lớn trong số hơn 50 tác phẩm đã giới thiệu cùng độc giả hải ngoại sau này do tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản, công trình biên khảo của Nguyễn Văn Lục được gửi qua Đài Loan in một cách trân trọng trên giấy đặc biệt màu ngà rất dễ đọc, không bị chói mắt. Sách được đóng chỉ, bìa cứng nền offset 4 màu, mặt trước ghi tên tác giả, tác phẩm, tủ sách với các màu đỏ, xanh nhạt, vàng, tím hài hòa trên nền đen láng. Mặt bìa sau nổi bật lên hình bức tượng Tiếc Thương của điêu khắc gia Thanh Thu như một khơi gợi về một nỗi đau, một niềm nhớ không tên trong tâm tưởng, không chỉ cho những người đã cầm súng, đã chiến đấu, mà tất cả những người dân miền Nam, dù còn ở trong nước hay đang tán lạc khắp bốn phương trời hải ngoại.

3 Mở vào nội dung, sách dày 516 trang, được chia làm ba phần: Phần I, Sinh Hoạt Chính Trị Miền Nam (Từ trang 29 đến trang 263, gồm các tiết mục: Cuộc di cư 1954-1955; Trí thức miền Nam nhập cuộc; Mạn đàm về chế độ Đệ nhất Cộng hòa; Nhớ về ông bà Ngô Đình Nhu; Nhìn lại cuộc chiến 1955-1975; Hai mươi năm, người và việc). Phần II, Sinh Hoạt Văn Học Miền Nam (Từ trang 264 đến trang 372, gồm các tiết mục: VN có một nền văn minh sông nước? Tinh thần tự do trong văn giới miền Nam; Tự Lực Văn Đoàn trong văn học miền Nam; Bùi Giáng giữa chúng ta; Phạm Duy còn đó hay đã chết? Mặt trận văn hóa CS tại miền Nam). Phần III, Sinh Hoạt Dịch Thuật và Báo Chí Miền Nam (Từ trang 373 đến hết, gồm các tiết mục: Văn học dịch thuật miền Nam; Triết học hiện sinh tại miền Nam; Cộng sản với báo chí miền Nam; Nhìn lại một số tạp chí miền Nam). Ở phần thứ nhất, để làm bối cảnh cho sự hình thành nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam, tác giả đã ghi lại những hình ảnh thật sống động pha trộn những nét bi thảm nhưng không thiếu hào hùng đầy hy vọng của cuộc di cư và định cư ngót một triệu đồng bào miền Bắc vào lập nghiệp và tránh nạn cộng sản ở miền Nam. Với những sách báo, tài liệu, phim ảnh sưu tập ở miền Nam trước tháng 4-1975 cộng với những chứng từ đọc được qua những tác phẩm của Ronald B. Frankum trong Operation Passage to Freedom và Gertrude Samuels trong Passage to Freedom in Vietnam, kèm theo ý kiến của nhiều người, nhiều giới và nhận định riêng, Nguyễn Văn Lục đã cung cấp cho những thế hệ Việt Nam sau này một cái nhìn cụ thể và đa dạng của đồng bào miền Bắc trong cuộc trốn chạy họa cộng sản lần thứ nhất sau hiệp định Geneva 1954. Tác giả đã lập lại lời ví von mang tính lịch sử một thời: thái độ quyết liệt giữa sống và chết, giữa tự do và cộng sản khi ấy là một cuộc bỏ phiếu bằng chân của người Việt Nam. Từ bối cảnh ấy, Nguyễn Văn Lục trưng dẫn những sự kiện có được trong tầm tay để trình bày quan điểm của ông về hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Nơi trang 81-82 ông viết: Khi ông Diệm về nước, miền Nam đang ở bên bờ vực thẳm về chính trị, kinh tế, bị đe dọa bởi nhiều thế lực khuynh đảo cả bên trong lẫn bên ngoài. Lúc ấy, chỉ cần ổn định nổi tình thế là đủ thành vị cứu tinh nên đã có nhận xét: Ngô Đình Diệm đảm nhiệm chức vụ thủ tướng năm 1954, khi đất nước của ông đang đối mặt với những hỗn loạn kinh tế, bất ổn chính trị và áp lực khuynh đảo bên ngoài, không trên qui mô toàn diện nhưng với cường độ ngày một gia tăng. Ông đã

4 đưa miền Nam qua các khủng hoảng ban đầu này, chuyển nó từ chế độ quân chủ sang cộng hòa, và xây dựng được một sự trung thành quốc gia mà dân chúng chưa từng thấy. (Stephen Pan and Daniel Lyons, Vietnam Crisis.) Sự ổn định tạo cảm tưởng chính thể Ngô Đình Diệm có thể ở thế mạnh trong cuộc đương đầu với miền Bắc vì đã giành được lòng dân như phát biểu của giáo sư Vũ Văn Mẫu: Trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức ngày 23-10-1955, không ai có thể chối cãi rằng đa số, nếu không muốn nói ít nhất 80% đồng bào thuộc thành phần Phật tử đã bỏ phiếu cho thủ tướng Ngô Đình Diệm giữ chức vụ quốc trưởng tại miền Nam Việt Nam thay thế Cựu Hoàng Bảo Đại bị truất phế. Theo giáo sư Mẫu, mọi người đánh giá cao Ngô Đình Diệm trong cương vị một tân tổng thống và nhắc đến quá khứ trong sạch của Ngô Đình Diệm khi làm việc quan, tính tình khí khái của ông khi từ chức thượng thư Bộ Lại trong nội các đầu tiên của Bảo Đại. Ở trang 83-84, tác giả trích dẫn thêm: Mai Thảo, trong bài Sài Gòn thủ đô văn hóa Việt Nam, đã viết một cách đầy hào khí, Sài Gòn thay thế cho Hà Nội, từ một đô thị miền Nam trở thành thủ đô tinh thần của toàn thể đất nước, Sài Gòn sáng tạo và suy tưởng. Đề cập không khí phấn khởi trong lãnh vực báo chí, văn nghệ trong những năm đầu Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam, tác giả ghi tiếp: Trước và sau Sáng Tạo, vô số báo chí, nguyệt san ra đời, như tạp chí Văn Hóa Á Châu của giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Quê Hương của giáo sư Nguyễn Cao Hách, Tin Sách của giáo sư Thanh Lãng, Luận Đàm của Tổng Hội Giáo Giới với các cụ Thẩm Quỳnh và Nghiêm Toản, Bách Khoa (1957) của nhóm Huỳnh Văn Lang, Hiện Đại của thi sĩ Nguyên Sa, Thế Kỷ Hai Mươi của giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch Những biến chuyển mau chóng trong chính tình miến Nam kể từ đầu thập niên 60 đã được Nguyễn Văn Lục trình bày khá chi tiết xuyên qua những cuộc vận động đối kháng của giới trí thức trong nhóm Caravelle và phong trào Phật giáo miền Trung do thượng tọa Thích Trí Quang lãnh đạo dẫn tới việc cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và em là cố vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát kéo theo sự sụp đổ của nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam. Ông không tránh né khi trình bày một cách trung thực về những nét đẹp trong cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Quảng Đức cũng như cái chết của nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, sự xung khắc giữa hệ phái Phật Giáo Ấn Quang và Phật Giáo Việt Nam Quốc Tự mà lãnh đạo tinh thần là Thượng toạ Thích Tâm Châu.

5 Chính từ sự lương thiện trong lối suy nghĩ và cung cách cẩn trọng khi trưng dẫn những lời tuyên bố, những chứng từ của các tướng lãnh trực tiếp dính líu tới cuộc binh biến 01-11-63 như Tôn Thất Đính, hồi ký của Trần Văn Đôn, Nguyễn Cao Kỳ, của các chính khách như cựu Đại sứ Bùi Diễm, kể cả những tác giả cộng sản, Nguyễn Văn Lục đã cung ứng cho người đọc một bức tranh toàn cảnh khá cân bằng về người và việc chung quanh biến cố 1963, tình hình chiến cuộc gia tăng một cách khốc liệt sau đó dẫn tới hồi kết cuộc bi thảm ngày 30-04-1975. Từ lâu dư luận thường bị dẫn giắt vì cái định kiến ông Diệm là người của Mỹ. Nhưng tác giả Hai Mươi Nam Miền Nam 1955-1975 đã chứng minh ngược lại. Nơi trang 224, ông viết: Chứng cớ cụ thể là ngày 20/4/1954, trước khi lên đường sang Paris họp với các ngoại trưởng Anh-Pháp về vấn đề Việt Nam, ngoại trưởng Foster Dulles đã nhờ bộ ngoại giao chuyển cho tướng Collins một văn thư như sau: Tôi rất ân hận không có mặt ở đây, Hoa Thịnh Đốn, khi ông đến. Dĩ nhiên, tôi sẽ gặp ông ngay khi tôi trở về vào ngày thứ hai. Trong khi chờ đợi, đây là vài ý kiến của tôi. Diệm không do chúng ta cất nhắc, mà là do người Pháp. Chúng ta ủng hộ ông ta (Diệm) và ủng hộ ông ta 100% Như thế, Mỹ không hề đưa ông Diệm về thay thủ tướng Bửu Lộc mà chỉ chấp nhận sự bổ nhiệm ông Diệm. Trong Gọng kìm lịch sử, cựu đại sứ Bùi Diễm còn ghi lời kể của Bảo Đại về việc chọn ông Diệm làm Thủ tướng: Vào cuối năm 1991, tôi có dịp trở lại thăm cựu hoàng Bảo Đại ở Ba Lê. Trở lại chuyện cũ, tôi có hỏi ông về vấn đề này, thì ông trả lời rằng: Vào thời kỳ đó, thái độ của Hoa Kỳ không có gì là rõ rệt, tuy nhiên, ông quyết định chọn ông Diệm vì ông cho rằng trong số những nhân vật làm chính trị ở miền Nam lúc đó, ông Ngô Đình Diệm rõ rệt là người ít dính líu đến người Pháp trong những năm về sau này nên có thể dễ được người dân ủng hộ hơn những người khác. (Gọng kìm Lịch Sử Bùi Diễm, trg 146 nxb Phạm Quang Khai.) Một cách gián tiếp để biện minh cho chính sách độc lập với Mỹ của cố Tổng thống Diệm là khôn ngoan và chính đáng, tác giả trích dẫn lời tuyên bố trắng trợn của Kissinger với Chu Ân Lai tại Bắc Kinh ngày 22/06/1972 như sau: Chúng tôi không nhằm tiêu diệt Hà Nội và ngay cả chuyện thắng Hà Nội, chúng tôi cũng không nghĩ đến. Nếu có thể sống với một chính phủ cộng sản ở Trung Quốc, thì chúng tôi cũng có thể chấp nhận một chính phủ cộng sản ở Đông Dương (trang 163).

6 Trong một đoạn khác, ông viết: Trên tờ New Yorker, Robert Shaplen từng có mặt ở Việt Nam suốt 20 năm đã viết: Ông Diệm cũng như ông Nhu không bao gìờ đòi hỏi hoặc cho phép gửi 550.000 quân Mỹ vào VN cũng như cho phép các cuộc tấn công dội bom xuống miền Bắc. Ông Nhu đã từng nói: Sớm hay muộn, chính là chúng tôi, những người Việt Nam phải giải quyết những bất đồng giữa chúng tôi. (227-228) Đề cập bản chất phi quốc gia, phi dân tộc, cúc cung phục vụ chủ nghĩa cộng sản quốc tế của tập đoàn cộng sản Việt Nam ở phương Bắc khi theo đuổi cuộc trường chinh xâm chiếm miến Nam, tác giả đã trích dẫn lời tuyên bố của Lê Duẩn được nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại trong tác phẩm Đêm giữa ban ngày (trang 422) như sau: Ta đánh Mỹ là đánh cho Nga Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại. (trang 181-182). Nói về hệ quả khốc hại của biến cố 01-11-1963, Nguyễn Văn Lục viết, Quả thực chế độ đệ nhất Cộng Hòa sụp đổ đã tạo ra một khoảng trống chính trị mênh mông dẫn đến một cuộc chen lấn xô bồ với ý đồ chiếm lãnh của mọi thành phần để đẩy toàn miền Nam vào một cảnh thế kinh hoàng khó tả (trang 246) Nó không chỉ xô đẩy miền Nam Việt Nam vào một giai đoạn cực kỳ hỗn loạn với những cuộc đảo chánh xảy ra như cơm bữa để cuối cùng mất vào tay cộng sản và kể từ đấy biến đất nước thành một mảnh đất tan hoang, lạc hậu đển nỗi cả những viên chức cao cấp còn nhất điểm lương tâm trong hàng ngũ đảng và nhà nước ở Hànội cũng phải lên tiếng ta thán, như lời Trần Quang Cơ, nguyên thứ trưởng ngoại giao trong chánh quyền CSVN trong Hồi Ức Và Suy Nghĩ của y như sau: Tôi thật sự đau xót vì ta đã bỏ lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong hòa bình để tập trung phát triển đất nước sau bao nhiêu năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực. Trong From this world to First, Lý Quang Diệu đã nhận xét: Năm 1975, thành phố Hồ Chí Minh có thể sánh ngang với Băng Cốc (Bangkok), nhưng nay, năm 1992, nó tụt lại đằng sau hơn 20 năm (trang 212). Với cá nhân ông Diệm, tác giả cũng nêu lên chứng từ của nhiều nhân vật thời danh để chứng minh nhân cách khác thường của vị Tổng thống đã có công lớn trong việc ổn định đời sống của ngót một triệu đồng bào miền Bắc di cư vào miền Nam lánh

7 nạn cộng sản cùng với nỗ lực giải quyết tình trạng chia năm xẻ bảy do mưu toan của thực dân Pháp trước đó. Nơi trang 226, người ta đọc được những giòng sau đây của Nguyễn Văn Lục: Cụ Quách Tòng Đức cho rằng ông (Diệm) có cái uy để người ta kính nể, một con người cuồng nhiệt, kiên trì, không nhân nhượng, làm việc bất chấp giờ giấc với nhịp độ làm các người thân cận mệt nhoài... Một con người kinh lý không biết mệt, có tuần đi suốt hai, ba ngày, bằng đủ phương tiện: máy bay, ghe, tầu, xe jeep, trực thăng Ăn uống thanh đạm, dùng ngay tại phòng ngủ gồm có cơm vắt, muối mè, cá kho và rau. Mới đây, Nguyễn Văn Hanh, nguyên thống đốc ngân hàng Quốc Gia VN đã ghi trong hồi ký đăng trên trang mạng Talawas nhận xét sau về ông Diệm: Trong chuyện này, tôi có dịp chứng kiến sự chính trực và liêm khiết của ông Diệm. Tôi luôn luôn kính trọng ông Diệm về sự thanh liêm của ông. Tôi nghe tin chính phủ Việt Nam bị lật đổ và vài giờ sau nghe Diệm và Nhu bị giết. Đột nhiên nước mắt tôi chảy dài xuống má. Tôi cảm thấy buồn vô cùng vì đối với tôi, Diệm là một nhà lãnh tụ lớn. Cái chết của ông làm tôi cảm thấy đau lòng suốt nhiều năm và nhớ tới ông ta là tôi lại buồn hết sức. Khi tôi nói chuyện với ông Pinay, ông cũng tiếc là các tướng lãnh đã giết chết Diệm, thay vì để ông ta lưu vong. Trong khi đó, Rufus Phillips, nguyên cố vấn của ông Ngô Đình Nhu trong chương trình Ấp Chiến Lược đã bày tỏ nỗi xúc động hết sức chân tình: Tôi đã đổ xụm xuống và bật khóc I wanted to sit down and cry. (trang 257) Đồng ý hay bác bỏ các nhận xét về nhân vật Ngô Đình Diệm là quyền của mỗi người nhưng phải nhìn nhận đó là những điều đã có. Đề cập những nhân vật chủ chốt trong việc sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ, ông cố vấn Nhu, cũng ở trang 257, tác giả ghi lại như sau: Khó thể xác định ai là kẻ chủ mưu thực sự, nhưng cụ Trần Văn Hương, người đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm bỏ tù từ năm 1960 vì ký tên trên bản tuyên ngôn Caravelle đòi thực thi dân chủ đã nêu nhận xét có vẻ chính xác nhất về động cơ dẫn đến sự việc: Các tướng cầm đầu đảo chính quyết định giết anh em ông Diệm vì khiếp hãi. Họ biết rõ mình là thứ bất tài, thất đức, không có sự hỗ trợ nào về chính trị nên sẽ không thể cản nổi sự trở về ngoạn mục của tổng thống và ông Nhu, nếu hai người còn sống. (Howard Jones Death of a Generation. New York OUP 2003 trg 436.)

8 Một người trong cuộc là tướng Dương Văn Minh gần như thú nhận tâm trạng đã được cụ Hương mô tả khi thổ lộ riêng với một người Mỹ: Chúng tôi không còn chọn lựa nào khác. Họ phải chết. Diệm không thể được phép sống vì còn rất được kính trọng với đám đông giản dị, khờ khạo trên khắp nước, đặc biệt là các tín đồ Thiên Chúa giáo và người di cư tị nạn. Chúng tôi cũng phải giết Nhu vì ông ta có ảnh hưởng bao trùm rộng lớn và đã tạo được nhiều tổ chức là những cánh tay quyền lực của ông ta (Tác giả và sách đã dẫn trang 436) Nếu cái chết của anh em ông Diệm và sự sụp đổ của nền Đệ Nhất Cộng Hòa là một bất hạnh cho miền Nam thì trái lại, nó là cơ may cho Hà Nội trong âm mưu xâm chiếm VNCH như Nguyễn Văn Lục ghi nhận sau đây: (trang 247-248): Miền Bắc lập tức bắt tay vào hành động, theo thuật lại của Bùi Tín như sau: Khi cuộc đảo chánh xảy ra dẫn đến cái chết của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, Hà Nội triệu tập ngay cuộc Hội Nghị Trung Ương đảng lần thứ 9, khóa 3. Cuộc họp kéo dài hai tuần lễ, từ 7 đến 20 tháng 12, chia làm hai phần: Cách mạng miền Nam và nhiệm vụ quốc tế của đảng. Nghị quyết này rất quan trọng được gọi là nghị quyết 9. Nghị quyết nhấn mạnh: Cuộc khủng hoảng của Mỹ và chế độ Sài Gòn qua cuộc đảo chánh thay ngựa giữa dòng chắc chắn sẽ trầm trọng hơn nữa. Ấp chiến lược đã và đang bị phá trên quy mô lớn. Và đây là những quyết định được đưa ra: Chọn một số trung đoàn chuẩn bị gấp lên đường vào quân khu V và Tây nguyên. Mở rộng gấp đường vận chuyển chiến lược 559. Đưa gấp vào chiến trường những vũ khí chống thiết vận xa M.113 và trực thăng, đặc biệt B40 và các lọai súng máy. Đưa đại tướng Nguyễn Chí Thanh trở lại quân đội để vào Nam nhận nhiệm vụ tổng tư lệnh và lên đường ngay tháng 12/1963. Bùi Tín có mặt trong đoàn cán bộ 24 người vào miền Nam đã kết luận: Đúng là tình hình sau ngày 1/11/1963 ngày càng thuận lợi cho phía quân giải phóng. Trong suốt năm 1964 chứng minh việc lật đổ Ngô Đình Diệm tạo nên nhiều khó khăn mới cho chế độ miền Nam. (Bùi Tín Đi Tới) Để nắm bắt được những suy nghĩ của tác giả Hai Mươi Nam Miền Nam 1955-1975 về người và việc trong bối cảnh chín năm cầm quyền của cố Tổng Thống Ngô Đình

9 Diệm, độc giả cần theo dõi sát cuộc trao đổi giữa ông và nhà báo Vĩnh Phúc, tác giả Những Huyền Thoại và Sự Thật về Chế Độ Ngô Đình Diệm từ trang 178. Mời độc giả đọc những giòng sau đây của Nguyễn Văn Lục khi viết về ông bà Ngô Đình Nhu sau đây: Tôi mường tượng cuộc sống của bà suốt những năm làm vợ ông Nhu qua hình ảnh mô tả của nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh về ánh mắt reo vui, âu yếm của ông khi nhìn vợ con ăn mặc chuẩn bị chụp hình. Đặc biệt, ông Nhu rất nuông chiều cậu Út. Đó là một gia đình êm ấm. Ông đã chết từ 02/11/1963. Phần bà Nhu cũng đã chết kể từ ngày ấy nhưng chết đến hai lần: Chết cho ông Nhu cùng nền đệ nhất cộng hoà và chết cho chính bà, cho cuộc sống hiện nay. Nghĩ đến hai người phụ nữ danh tiếng tài sắc trong lịch sử Việt Nam cận đại là Nam Phương hoàng hậu và bà Ngô Đình Nhu, tôi không khỏi có chút so sánh và ngậm ngùi, thương tiếc cho hai người phụ nữ tài sắc mà số phận dành cho họ không khỏi bất công. Tôi quý mến ông Diệm, tiếc cho ông Nhu và trân trọng quý mến bà quả phụ Ngô Đình Nhu. (trang 157) Để có được sự công bằng đối với Nguyễn Văn Lục, người đọc không thể bỏ qua những lời ca ngợi của ông dành cho cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, hành vi tự sát của nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, và của người thiếu nữ có tên Quách Thị Trang, nhất là những nhận định vô tư của ông đối với Thượng toạ Thích Trí Quang, người cầm đầu khối Phật Giáo Ấn Quang sau đây: Do đó, khẳng định Thượng toạ Thích Trí Quang cùng nhiều nhà tu khác là cán bộ Cộng Sản cũng như nhiều nhân vật tên tuổi trong hàng ngũ trí thức miền Nam là cán bộ Cộng Sản để kết luận mọi cơn biến động sau ngày 1/11/1963 đều do Cộng Sản chủ động có thể là một quyết đoán bất công và hấp tấp ngay cả vào lúc này. (trang 249) Bước qua sinh hoạt văn học miền Nam bao gồm hoạt động báo chí và địch thuật, Nguyễn Văn Lục dè dặt nêu lên nhận định riêng về một nền văn minh sông nước ở

10 miền nam vĩ tuyến 17. Tác giả nhấn mạnh tới tinh thần tự do gần như tuyệt đối trong văn giới miền Nam để đối chiếu với một nền văn học khép mình trong thứ kỷ luật sắt thép ở miền Bắc. Ông cũng dành nhiều trang sách để phân tích về những mưu toan xâm nhập trong lãnh vực tư tưởng, văn nghệ và báo chí của Hà Nội nhắm vào Việt Nam Cộng Hòa. Bên cạnh ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn, tác giả cũng trình bày những nhận định cá nhân và chủ quan của ông về một vài tác giả được nhiều người nói tới trong văn giới miền Nam, thí dụ như nhà thơ Bùi Giáng. Tắt một lời, tác phẩm Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975 của Nguyễn Văn Lục, do tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản và phát hành mùa thu 2010 là một tập hợp những sự kiện tiêu biểu với những con người và những sự việc cụ thể, có thật. Nó gợi nhắc cho thế hệ thuộc lứa tuổi 70, 80 ngày nay những kỷ niệm vui cũng như buồn, sung sướng cũng như khổ đau khởi đi từ cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam năm 1954-1955, trải qua cuộc chính biến 01-11-1963 và hơn một thập niên chiến tranh khốc liệt cho đến ngày phải rời xa quê hương, xứ sở để tán lạc khắp bốn phương trời hải ngoại 20 năm sau đó. Đối với những thế hệ Việt Nam sinh sau đẻ muộn, tác phẩm cung ứng cho họ những chứng từ sống động, thiết thực để có thể chia sẻ và cảm thông với các thế hệ cha anh trên bước đường đi tới vì nói như nhà văn Uyên Thao trong Một lần nhìn lại, nó không chỉ là tập họp những bức chân dung thời thế của một đoạn đường lịch sử mà còn là tiếng gào bức thiết của những thân phận bị giam hãm giữa trăm ngàn đoạ đày vò xé để khơi lên mọi hướng suy tư cần thiết nơi mỗi người đọc. Nam California, một ngày thượng tuần tháng 6, 2010 Trần Phong Vũ