Trường Đại học Trà Vinh CHUYÊN ĐỀ 8: KỸ NĂNG QUẢN LÝ STRESS VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, người học sẽ có t

Tài liệu tương tự
BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

CHƯƠNG 1

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - CÔ EM V?

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

No tile

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Phần 1

Document


Phần 1

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

No tile

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Những gã trai sợ cưới Steven Carter & Julia Sokol Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

No tile

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Phong thủy thực dụng

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

LÔØI TÖÏA

Code: Kinh Văn số 1650

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

JURGEN WOLFF TẬP TRUNG - SỨC MẠNH CỦA TƯ DUY CÓ MỤC TIÊU FOCUS: THE POWER OF TARGETED THINKING, Bản quyền tiếng Việt 2009 Công ty Sách Alpha Phan Thu

Tải truyện Đừng Nói Với Anh Ấy Tôi Vẫn Còn Yêu (Phần 2) | Chương 2 : Chương 2

Do có sự ký thác từ bốn câu thơ khoán thủ của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, ngôi nhà của Mõ lúc nào cũng có hoa trổ sặc sỡ bốn mùa, không những hoa trổ tro

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

No tile

Document

Microsoft Word - BussinessPlanBook-Vietnam-skabelon-nybund.doc

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Hạnh Phúc Bên Trong

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Document

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

Tham lam - Nguồn gốc Yêu thương và sáng tạo

ENews_CustomerSo2_

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Document

Nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Con Đường Khoan Dung

SỰ SỐNG THẬT

Phần 1

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

Phần 1

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Cảm nghĩ về người thân

Con đường dẫn đến chân hạnh phúc

Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử – Văn mẫu lớp 9

Mộng ngọc

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Microsoft Word - Con se lam duoc.doc

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Gian

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

Tiêu Kim Thủy TIẾP BỘI I Bội vừa bước vào sân bỗng dừng chân quày quả bước ra. Từ lâu rồi chị không về nhà, không gặp ông Nghị Tần, thân phụ chị, vì l

NGHI THỨC TỤNG GIỚI BỔ TÁT HT Trí Tịnh Soạn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namth

Document

Đi Trên Đất Lạ

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

THINK QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TÍNH TRUNG THỰC CÁC ĐỒNG NGHIỆP THÂN MẾN, Tính Trung Thực là căn bản của tập đoàn SGS. Sự tin tưởng mà chúng ta t

SỰ SỐNG THẬT

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Bản ghi:

CHUYÊN ĐỀ 8: KỸ NĂNG QUẢN LÝ STRESS VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN MỤC TIÊU HỌC TẬP: Sau khi học xong bài này, người học sẽ có thể: Trình bày các nguyên nhân gây Stress và cách quản lý Stress Đối phó Stress Xác định các cách quản lý tài chính cá nhân Quản lý tài chính cá nhân Làm chủ cảm xúc và hành vi khi ứng phó với các sự việc Có ý thức trong chi tiêu NỘI DUNG: I. Kỹ năng quản lý Stress 1. Stress là gì? Stress là một khái niệm khó giải thích và chưa có một định nghĩa nhất quán về nó. Dưới đây là một số khái niệm hoặc định nghĩa về Stress: Stress là sự trải nghiệm khi chúng ta đối mặt với tình huống mà việc đối phó đầy thách thức và chúng ta thường mất kiểm soát trong tình huống đó (Richard S. Lazarus). Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 1

Stress là phản ứng của cơ thể với mọi tác động của môi trường, do đó nó là phản ứng không thể thiếu được ở động vật nói chung cũng như ở con người nói riêng (Hans. Selye). Stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người trong quá trình hoạt động ở những điều kiện thách thức, khó khăn. 2. Các ảnh hưởng của Stress Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các rối loạn (hay bệnh tật) liên quan đến Stress đang gia tăng rất nhanh, tỷ lệ chung trong dân số có thể từ 5% - 10% và thậm chí ở một số nước phát triển con số này còn lên đến 15% - 20%. Stress có thể ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ cuộc sống của bạn, nó có thể gây ra: Nỗi đau tinh thần Sự than phiền về sức khoẻ cơ thể Sự thay đổi thái độ ứng xử Những rắc rối trong mối quan hệ với những người khác Những rắc rối tại nơi làm việc Tuy nhiên, những ảnh hưởng của Stress tùy thuộc vào nhận thức của bạn đối với tình huống là tích cực hay tiêu cực (Hanse Selye). Hãy mỉm cười với Stress vì Stress có thể là một động cơ để ta phấn đấu! 3. Các nguyên nhân gây Stress Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 2

Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên Stress cho mỗi con người, chẳng hạn: Cái chết của người thân Vấn đề sức khỏe: bị thương, bệnh tật Sự thay đổi trong gia đình: cha mẹ (vợ chồng) li dị, lập gia đình, sinh con Gặp vấn đề về tình dục: bị cưỡng hiếp Sự thay đổi về cơ thể: thiếu ngủ, làm việc nhiều Gặp vấn đề về tài chính: không đủ tiền chi tiêu, mắc nợ Sự không thuận tiện, thoải mái hoặc thay đổi về môi trường sống, học tập và làm việc. Sự gia tăng trách nhiệm: được giao công việc mới, Mối quan hệ với người thân, bạn bè và đồng nghiệp Sự kiểm soát khắt khe của người quản lý về cách thức và thời gian làm việc Yêu cầu cao từ người thân hoặc người quản lý trong khi khả năng hoặc năng lực của bản thân không đủ đáp ứng. Áp lực học tập hoặc công việc: phải học hoặc làm việc nhiều 4. Các biểu hiện của Stress Người đang bị Stress có thể có bất kỳ biểu hiện nào trong số những biểu hiện dưới đây: a) Về cảm xúc, tâm trí o Lo âu, hay sợ hãi và dễ nổi cáu o Cảm xúc thay đổi nhanh chóng o Giảm khả năng tập trung chú ý o Dễ nóng giận o Cảm thấy vô vọng o Cảm thấy mất phương hướng, chán chường không muốn làm gì b) Về cơ thể Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 3

o Mệt mỏi o Đau đầu o Tức ngực o Mất ngủ o Cảm giác căng thẳng cơ bắp o Ăn kém ngon miệng o Cảm giác đau không có nguyên nhân (đau lưng, đau mỏi vai gáy ) o Rối loạn kinh nguyệt c) Về hành vi o Lạm dụng chất gây nghiện bao gồm cả nghiện rượu o Khó tập trung chú ý vào một công việc nào đó o Phản ứng quá mức/ khó kiềm chế bản thân/ tự gây thương tích bản thân o Dễ gây sự với người khác o Dễ nổi khùng, có thể đập phá đồ đạc o Ngại tiếp xúc với người khác 5. Cách đối phó hoặc phòng ngừa Stress a) Những cách ứng phó Stress có hại cho sức khỏe Những chiến lược sau đây có thể tạm thời làm giảm Stress, nhưng về lâu dài chúng sẽ gây ra nhiều nguy hiểm hơn: Hút thuốc Uống rượu, bia nhiều Ăn quá nhiều hoặc bỏ ăn Xem TV hoặc sử dụng máy vi tính nhiều Từ bỏ bạn bè, gia đình và các hoạt động khác Sử dụng thuốc có chất gây nghiện/kích thích Ngủ quá nhiều Thể hiện Stress lên người khác (trút cơn giận, hành động bạo lực) Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 4

Do đó, không nên sử dụng những cách trên để đối phó Stress. Hãy học những cách hiệu quả hơn để ứng phó Stress, chẳng hạn: b) Giải quyết những tình huống Stress: chiến lược 4A Thay đổi tình huống: Tránh Stress (Avoid the Stressor) Biến đổi Stress (Alter the Stressor) Thay đổi phản ứng của bạn: Thay đổi để thích ứng với Stress (Adapt to the Stressor) Chấp nhận Stress (Accept the Stressor) Chiến lược 1: Tránh những căng thẳng không cần thiết (Avoid unnecessary Stress) Không phải tất cả Stress đều có thể tránh được; tuy nhiên, một số Stress trong cuôc sống bạn có thể loại bỏ. Học làm thế nào để nói KHÔNG Hãy xác định những giới hạn của bạn và hãy tập trung vào chúng. Trong cuộc sống cá nhân hoặc chuyên môn, việc đảm nhiệm nhiều việc hơn khả năng của bạn là một nguyên nhân chắc chắn gây Stress. Tránh những người gây Stress cho bạn Nếu ai đó gây nên Stress cho bạn và bạn không thể thay đổi mối quan hệ với họ, hãy hạn chế thời gian gặp gỡ hoặc cắt đứt mối quan hệ với người đó. Kiểm soát môi trường của bạn Nếu tin tức buổi tối làm bạn tức giận, hãy tắt Tivi. Nếu đi chợ là điều không vui, hãy mua sắm qua mạng. Tránh những chủ đề nóng Nếu bạn tranh luận lặp đi lặp lại cùng một chủ đề với cùng một/nhóm người, hãy dừng việc thảo luận. Giảm danh sách các việc cần làm của bạn Hãy phân tích lịch biểu, những nhiệm vụ, và công việc hàng ngày. Nếu bạn có quá nhiều việc, Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 5

hãy phân biệt giữa nên làm và phải làm. Hãy để những việc không cần thiết phía dưới danh sách các công việc hoặc loại bỏ chúng ra khỏi danh sách. Chiến lược 2: Thay đổi tình huống (Alter the situation) Nếu bạn không thể tránh một tình huống căng thẳng, hãy cố gắng thay đổi nó. Thường, điều này bao gồm việc thay đổi cách mà bạn ứng xử trong cuộc sống. Thể hiện những cảm xúc của bạn thay vì kiềm chế chúng. Nếu điều gì đó hoặc ai đó đang quấy rầy bạn, hãy thể hiện những quan tâm của bạn theo hướng cởi mở và tôn trọng. Nếu bạn không thể hiện những cảm xúc ra, sự bực bội sẽ hình thành và tình huống đó sẽ duy trì. Sẵn lòng thỏa hiệp. Khi bạn yêu cầu ai đó thay đổi hành vi của họ, hãy sẵn lòng làm giống như thế. Quyết đoán hơn. Đừng nhìn lại những gì đã qua trong cuộc sống. Hãy giải quyết các vấn đề phía trước, hãy làm tốt nhất để ngăn chặn chúng. Nếu bạn đang học bài cho kỳ thi và bạn cùng phòng muốn tán ngẫu với bạn, hãy nói với bạn ấy là bạn chỉ có 5 phút để nói chuyện. Quản lý thời gian của bạn tốt hơn. Quản lý thời gian không hiệu quả là nguyên nhân gây nhiều căng thẳng. Nhưng, nếu bạn có lập kế hoạch và đảm bảo rằng bạn không làm quá sức, bạn có thể khống chế một lượng Stress Chiến lược 3: Thay đổi để thích ứng với Stress (Adapt to the Stressor) Nếu bạn không thể thay đổi tình trạng cẳng thẳng, hãy thay đổi bản thân mình. Bạn có thể thay đổi để đáp ứng với những tình huống Stress và lấy lại sự kiểm soát của bạn bằng cách thay đổi những điều mong đợi và thái độ của bạn. Diễn đạt lại vấn đề. Hãy cố gắng nhìn các tình huống căng thẳng từ một quan điểm tích cực. Ví dụ, thay vì buồn rầu với một bài kiểm tra Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 6

điểm thấp, hãy xem nó như là bài học kinh nghiệm cho các lần kiểm tra sau. Hãy nhìn vào bức tranh tổng thể. Hãy nhìn vào bối cảnh của tình huống căng thẳng. Hãy tự hỏi bạn: Nó quan trọng như thế nào? Nó sẽ ảnh hưởng bạn trong một tháng? Một năm? Nó thật sự có giá trị để buồn không? Nếu câu trả lời Không, hãy tập trung thời gian và năng lượng của bạn cho việc khác. Điều chỉnh các tiêu chuẩn của bạn. Hãy thiết lập các tiêu chuẩn phù hợp cho bạn và cho người khác, và học để hài lòng với đủ tốt. Tập trung vào điểm tích cực. Khi Stress đang quật ngã bạn, hãy nhìn vào những điều tích cực mà bạn trân trọng trong cuộc sống, bao gồm những chất lượng tích cực và những món quà. Do đó, hãy thay đổi thái độ của bạn để thích ứng với Stress Chiến lược 4: Chấp nhận những điều mà bạn không thể thay đổi (Accept the things you can t change) Bạn không thể ngăn chặn hoặc thay đổi vài nguyên nhân gây Stress, ví dụ như cái chết của một người yêu mến, một bệnh nguy hiểm, Trong những trường hợp này, cách tốt nhất để đối phó với Stress là chấp nhận chúng. Việc chấp nhận có thể khó khăn, nhưng dễ dàng hơn nếu chống lại tình huống không thể thay đổi. Đừng cố gắng kiểm soát điều không thể kiểm soát. Nhiều thứ trong cuộc sống nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta đặc biệt là hành vi của người khác. Thay vì thể hiện Stress đối với những thứ đó, hãy tập trung vào những thứ mà bạn có thể kiểm soát được. Tìm kiếm những điều tích cực hoặc yêu thích. Có câu nói điều gì không khuất phục chúng ta sẽ làm chúng ta mạnh mẽ hơn. As the saying goes, What doesn t kill us makes us stronger. Khi đối mặt với Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 7

những thách thức/khó khăn lớn, hãy cố gắng xem chúng như những cơ hội để phát triển cá nhân. Chia sẻ cảm xúc của bạn. Hãy nói chuyện trực tiếp với một người bạn mà bạn tin tưởng về những gì mà bạn đang trải qua. Điều này sẽ giúp bạn giảm Stress. Học cách tha thứ. Hãy chấp nhận thực tế là chúng ta đang sống trong một thế giới không hoàn hảo và mọi người có thể mắc sai lầm. Bạn có thể giải phóng mình ra khỏi những tình huống tiêu cực bằng việc tha thứ và hướng đến những điều tốt đẹp phía trước. Chiến lược 5: Dành thời gian cho giải trí Nếu bạn thường xuyên dành thời gian cho điều vui hoặc nghỉ ngơi, thư giãn thì bạn sẽ đối phó Stress tốt hơn. Thiết lập thời gian giải trí. Hãy bao gồm việc nghỉ ngơi thư giãn vào lịch biểu hàng ngày của bạn. Đừng cho phép các nhiệm vụ khác xâm chiếm thời gian dành cho việc nghỉ ngơi thư giãn. Đây là thời gian bạn nghỉ giải lao và nạp lại năng lượng cho mình sau những nhiệm vụ đã làm. Kết nối với người khác. Hãy dành thời gian cho những người có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của bạn. Một hệ thống hỗ trợ mạnh sẽ bảo vệ bạn khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của Stress. Làm điều bạn thích mỗi ngày. Hãy dành thời gian cho các hoạt động rảnh rỗi/ thư giãn mà bạn thích. Giữ tính hài hước. Điều này bao gồm khả năng cười chính mình. Hành động cười sẽ giúp bạn chống lại Stress. Chiến lược 6: Chọn lối sống lành mạnh Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 8

Tập thể dục đều đặn. Những hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm hoặc ngăn chặn những ảnh hưởng của Stress. Hãy dành ít nhất 30 phút để tập, 3 lần/tuần. Chất độ ăn hợp lí, cân bằng. Một cơ thể được nuôi dưỡng tốt sẽ là sự chuẩn bị tốt để đối phó Stress, do đó hãy quan tâm đến những gì bạn ăn. Hãy bắt đầu một ngày của bạn bằng bữa ăn sáng và duy trì năng lượng cũng như đầu óc tỉnh táo của bạn bằng những bữa ăn dinh dưỡng và cân bằng. Giảm café và đường. Bằng việc giảm lượng café, nước ngọt, sô-cô-la trong bữa ăn của bạn, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn và ngủ ngon hơn. Tránh rượu bia, thuốc lá và các loại thuốc gây nghiện/kích thích. Việc tự kê toa với các loại thuốc có thể cung cấp một cách trốn Stress dễ dàng, nhưng sự thuyên giảm Stress chỉ là tạm thời. Hãy đối phó những vấn đề với cái đầu minh mẫn. Ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc sẽ nạp năng lượng cho bộ não của bạn cũng như cơ thể bạn. Việc cảm thấy mệt mỏi sẽ làm tăng Stress bởi vì nó có thể làm bạn suy nghĩ một cách không tích cực. Hãy nghỉ ngơi trước khi bạn mệt mỏi vì mệt mỏi sẽ sinh ra Stress. Ngoài ra các chiến lược ứng phó Stress nêu trên, bạn có thể sử dụng một số mẹo để đối phó Stress như sau: Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 9

Ảnh: vnexpress.net Một số điều nên và không nên làm khi Stress: Ảnh: vnexpress.net Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 10

II. Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân 1. Quản lý tài chính cá nhân là gì? Đơn giản là: c) Biết mình thu nhập được bao nhiêu tiền d) Biết số tiền mình chi tiêu e) Biết kế hoạch tiết kiệm tiền cho tương lai 2. Các cách để kiếm tiền Có nhiều cách mà sinh viên có thể kiếm được tiền một cách chân chính, chẳng hạn: Rửa xe, Mở quầy bán nước giải khát, bán hàng trực tuyến Phụ bán hàng, Làm gia sư, Chăm sóc trẻ thuê Dọn dẹp nhà thuê.. 3. Các cách để tiết kiệm tiền Để có thể tiết kiệm tiền, bạn có thể thực hiện một số cách như sau: Tiết kiệm điện, nước. Hãy tắt khi không sử dụng Nạp thẻ điện thoại vào dịp khuyến mãi Hạn chế ăn uống bên ngoài hoặc hạn chế ăn vặt Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 11

Tập thể dục, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để có sức khỏe sẽ tiết kiệm tiền đi gặp bác sĩ Bỏ tiền vào heo đất hoặc tiết kiệm trong ATM Tái sử dụng các vật dụng nếu có thể Hạn chế mua sắm khi không cần thiết. 4. Lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm Theo ông T. Harv Eker: Người nghèo: Tiết kiệm = Thu nhập Chi phí Người giàu: Chi phí = Thu nhập Tiết kiệm Ngoài ra, ông T. Harv Eker đã đưa ra phương pháp quản lý tiền được gọi là phương pháp JARS phương pháp 6 cái hũ. Với phương pháp này, số tiền thu nhập được chia thành 6 tài khoản như sau: FFA (Financial Freedom) Tài khoản tự do tài chính - 10%: Tài khoản này dùng để đầu tư sinh lợi nhuận. Bạn có thể dành dùm để có thể hùn vốn làm ăn với bạn bè hay mở một cửa hàng nhỏ, LTSS (Long Term Saving for Spending) Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai -10%: Tài khoản này để cho những chi tiêu lớn trong tương lai, chẳng hạn: khi còn đi học, bạn để dành để mua chiếc laptop hay điện thoại mới, hoặc khi đi làm, bạn để dành để sắm xe, mua nhà hay chi cho đám cưới Ví dụ: hiện tại là tháng 10/2015, với thu nhập 3 triệu đồng/tháng, bạn lập kế hoạch cho mục tiêu mua sắm 1 cái laptop như sau: Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 12

Mục tiêu Tổng Tiết kiệm Số tháng để Tiết kiệm chi phí hàng tháng tiết kiệm hàng tuần (LTSS = 10% x thu nhập) Mua 01 cái laptop trị giá khoảng 9 triệu vào tháng 02/2018 để thuận tiện cho công việc và việc học tiếng Anh IELTS 9 triệu 300.000 30 tháng 113.000 Ghi chú: Mục tiêu trong ví dụ trên được lập theo tiêu chuẩn mục tiêu SMART (mục tiêu Thông minh). Bạn xem lại nội dung Lập mục tiêu SMART trong bài Kỹ năng Quản lý thời gian và tổ chức công việc. EDU (Education) Tài khoản giáo dục - 10%: Đây là tài khoản để bạn nâng cấp bản thân. Bạn có thể sử dụng tài khoản này vào các việc như tham gia các khóa học hay mua sách hoặc tài liệu để học tập NEC (Neccessities) - Tài khoản chi tiêu cần thiết - 55%: Tài khoản này dùng cho chi phí cần thiết của bạn như ăn uống, đi lại Với số tiền trong tài khoản NEC, bạn nên lập kế hoạch chi tiêu cụ thể để kiểm soát. Ví dụ: Tháng 10/2015 Nội dung Dự kiến chi Thực tế chi Khoảng cách (giữa thực tế chi Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 13

và dự kiến chi) 1/. Số tiền chi tiêu (55% x thu nhập) 1.650.000 2/. Chi tiêu Lưu thông, đi lại 250.000 Ăn uống 1.350.000 Điện thoại, Internet 50.000 Quyết toán (1/ 2/) 0.0 Ghi chú: Kế hoạch chi thường được lập vào đầu tháng, và chỉ ghi thông tin cho cột Nội dung và cột Dự kiến chi; đến cuối tháng tổng kết kế hoạch và ghi thông tin cho cột thực tế chi và cột Khoảng cách. PLAY - Tài khoản hưởng thụ - 10%: Bạn có thể dùng tài khoản này để ăn uống với bạn bè hay đi du lịch, và đây là tài khoản Bắt Buộc. Đây là tài khoản để bạn tự thưởng cho bản thân vì chỉ khi bạn được hưởng thụ tiền mình kiếm ra thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn nữa để kiềm thêm nhiều tiền. GIVE - Tài khoản từ thiện - 5%: Tài khoản này được dùng để giúp đỡ người khác như quyên góp từ thiện, giúp các trẻ em nghèo, giúp người thân và bạn bè 5. Những điều cân nhắc khi chi tiêu Khi chi tiền cho một món hàng, bạn cần xem xét: Bạn có thật sự cần món hàng đó không? Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 14

Giá cả có hợp lý để bạn quyết định mua chưa? Nếu bạn mặc cả thì bạn có trả đúng giá chưa? Bây giờ có phải là thời điểm thích hợp để bạn mua món hàng đó không? Nếu đó là hàng giảm giá, thực sự giá có giảm không? Bạn có thể mua món hàng khác rẻ hơn để thay thế không? Bạn có chắc rằng sẽ không có bất lợi lớn gì khi mua món hàng đó? Món hàng đó có thực sự đáp ứng nhu cầu của bạn hay không? Bạn có kiểm tra và nghiên cứu kỹ món hàng chưa? Bạn có biết gì về tiếng tăm của người bán hàng không? 6. Những cách cắt giảm chi tiêu không cần thiết Khảo sát nhiều cửa hàng và so sánh giá. Lập danh sách và dựa vào đó để mua sắm. Nấu ăn và chuẩn bị hộp thức ăn trưa tại nhà. Đừng mua sắm chỉ vì muốn tiêu khiển bạn có thể bị mê hoặc mua những thứ không cần thiết Câu hỏi và bài tập: 1. Theo bạn, Stress là gì? 2. Có những nguyên nhân nào gây nên Stress? 3. Hãy liệt kê ít nhất 3 biểu hiện về cơ thể, ít nhất 3 biểu hiện về cảm xúc và ít nhất 3 biểu hiện về hành vi có thể có của một người khi bị Stress. 4. Theo bạn, bạn có thể phòng ngừa hoặc đối phó Stress bằng những cách nào? 5. Quản lý tài chính cá nhân là gì? 6. Thu nhập của bạn có từ đâu? 7. Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng những cách nào? Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 15

8. Hãy vận dụng phương pháp JARS để tính toán số tiền cho 6 tài khoản (TK) của bạn (gồm: TK tự do tài chính, TK tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai, TK giáo dục, TK chi tiêu cần thiết, TK hưởng thụ và TK từ thiện). 9. Hãy lập kế hoạch chi tiêu cần thiết trong tháng tới của bạn theo biểu mẫu sau: Tháng.năm. Khoảng cách Nội dung Dự kiến chi Thực tế chi (giữa thực tế chi và dự kiến chi) 1/. Số tiền chi tiêu (55% x thu nhập).. 2/. Chi tiêu.......... Quyết toán (1/ 2/).. 10. Bạn hãy lập kế hoạch cho mục tiêu mua sắm một món hàng có giá trị tương đối lớn trong tương lai, sử dụng biểu mẫu sau : Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 16

Tiết kiệm Mục tiêu Tổng chi phí hàng tháng (LTSS = 10% Số tháng để tiết kiệm Tiết kiệm hàng tuần x thu nhập).... Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://changingminds.org/explanations/stress/stress_causes.htm 2. http://benh.edu.vn/nguyen-nhan-cach-tri-benh-stress.html 3. http://www.maihuong.gov.vn/vi/cac-roi-loan-tam-than/24-nhanbiet-nguy-co-benh-ly-lien-quan-toi-stress.html 4. http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/tong-quan-benh-stress- 433734.html 5. http://acpro.edu.vn/tin-tuc/ban-bi-stress-vi-phai-lam-viec-quanhieu-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-17.html 6. http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/dieu-nen-lam-va-cantranh-khi-stress-2965181.html 7. http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/tu-van/meo-thoat-khoi-stress- 2942192.html 8. http://www.unm.edu/~lkravitz/article%20folder/stresscortisol.ht ml http://doanhnhanviet.org.vn/tin-tuc/phuong-phap-quan-ly-taichinh-ca-nhan-jars-6472 9. http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/bi-quyet-lamgiau/phuong-phap-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-nhata89795.html Tài liệu giảng dạy Học phần Kỹ năng mềm 18