Báo Công An số ra ngày :

Tài liệu tương tự
NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

No tile

HỒI I:

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Document

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Phần 1

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Gian

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

No tile

Lộn Sòng Hữu Loan Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ vì bả

No tile

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Lời Dẫn

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Phần 1

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

No tile

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ


Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

(SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM)

No tile

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

truyenkeve1nguoilinh_2019MAY12_sun

Document

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Microsoft Word - tuong nho19_6

Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang Cấp Sự Tích Chú Cuội Cây Đa Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Document

Cúc cu

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Tấm Cám Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ

Truyện ngắn : Bà Năm xóm Chợ Bà Chiểu

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

CHƯƠNG 1

Đi xe đò, đi xe ôm Tiểu Tử Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ

LÔØI TÖÏA

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Hoàng Văn Chí Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc Phần II: TÀI LIỆU (NHÂN VẬT VÀ TÁC PHẨM) 000o000 Chương 3: Các nhà văn đứng tuổi HỮU LOAN Hữu Loan năm nay

Dân Thái Bình quê tôi kêu cứu vì nhà máy thép TQ gây ô nhiễm Văn Quang Viết từ Sài Gòn Trong bài trước tôi đã tường thuật với bạn đọc về những cái độc

Tiêu Kim Thủy TIẾP BỘI I Bội vừa bước vào sân bỗng dừng chân quày quả bước ra. Từ lâu rồi chị không về nhà, không gặp ông Nghị Tần, thân phụ chị, vì l

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - jlarteguy-vinhbietsaigon[2]

HON VONG QUOC chapitre 2


Tình yêu và tội lỗi

Tác Giả: Bản Lật Tử BẢN SONATA ĐÀO HÔN Chương 1 Trốn Hôn Tại bến xe, tiếng người và tiếng xe ồn ào náo nhiệt bên tai không dứt, một bóng hồng kéo một

Phỏng Vấn Một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Cao Bá Tuấn ghi LTS: Với nội dung bài này, chúng tôi chủ động không tìm hiểu tác giả; bởi chúng tôi nghĩ, độ

No tile

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Phần 1

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Table of Contents Chương 1: 27 NĂM LÀM CẢNH VỆ CHO MAO TRẠCH ĐÔNG, ĐIỀU KHÓ QUÊN NHẤT LÀ 10 NĂM ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA Chương 2: BÁO CHỮ TO "PHÁO BẮN V

Lời Dẫn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

TÌNH CHIẾN HỬU. Lam Sơn Ngày xa xưa, lâu lắm, kể ra củng đã hơn 40 năm dài, Lần đầu tiên khi sắp hàng dài để chờ nhận lãnh quân trang, quân dụng. Tôi

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

72. Nghĩa tử là nghĩa tận Trong 9 năm liền, Long không được visa về Việt Nam, dù lâu lâu chàng vẫn thử làm thủ tục xem chính quyền có thay đổi chính s

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

ngayve_2018APR30_mon

Đêm Hoa Đăng Bi Thảm Nguyễn Văn Lập Tái chiếm Quảng Trị xong, Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục đóng chốt trên dãy Trường Sơn làm thành một tuyến dài Bắc Nam t

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

No tile

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Khóm lan Hạc đính

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”


Bản ghi:

1 Báo Công An số ra ngày 30-4-1988: Năm 1966, Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn cao Kỳ và Trần văn Văn cùng ra tranh cử chức tổng thống VNCH. Trần văn Văn là Thượng nghị sĩ, một con bài của Mỹ, nếu đắc cử Tổng Thống sẽ rất nguy hại cho cách ma.ng. Trần hoàng Sinh (Sáu Sinh) được giao nhiệm vụ trinh sát và tiêu diệt Trần văn Văn để trừ khử một tên tay sai bán nước. Lúc bấy giờ Sinh đang sắm vai một thanh niên 16 tuổi * đi ở đợ cho bà Bảy Lợi ở hẻm 122 Tôn Đản, Q. 4. Chồng bà Bảy là cơ sở cách mạng, làm công nhân ở Saigon. Dạo ấy, đêm nào Sinh cũng phải ra vòi nước công cộng gần cảng để lấy nước, nhờ đó làm quen được một vài anh em công nhân bến cảng và cả một số tay giang hồ cộm cán trong vùng. Anh dò biết được địa chỉ nhà Trần văn Văn và một số đặc điểm sinh hoạt của ông ta, từ đó tranh thủ bám sát để nắm quy luật đi lại và chuẩn bị kế hoạch hành động. Sau gần ba tháng trinh sát, Sinh báo cáo với lãmh đạo An ninh T4 và xin ý kiến chỉ đạọ Các đồng chí lãnh đạo B5 đồng ý phương án của anh và dặn: "Nếu có bị bắt thì sẽ khai là thực hiện ý định do một Đại Tá Dù nào đó thuê mướn". Thoạt đầu Sinh dự định sẽ đánh một mình để bảo đảm bí mật, nếu bị bắt cũng dễ bề xoay sở. Khoảng đầu tháng 11, căn cứ của An ninh T4 gửi tiền vào cho Sinh mua một chiếc xe máỵ Anh nhờ chú Sáu Dừa (cơ sở của Sinh) mua giùm một chiếc xe Honda dame của một Đại uý Công Binh và cố ý không sang tên để khi hành động, chiếc xe sẽ là một chứng cứ biết nói. Sinh vừa tập chạy xe cho thành thạo, vừa tiếp tục trinh sát. Cuối cùng anh quyết định sẽ tấn công ở một trong ba điểm: Trước cổng nhà Trần văn Văn trên đường Phan Thanh Giản, góc Phan thanh Giản - Phan Kế Bính hoặc ngã ba Phan Kế Bính - Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu bây giờ). Thời gian hành động được cấp trên ấn định từ ngày 2 đến ngày 4-12-1966. Ngày 7-11-1966, theo mật thư của lãnh đạọ Sinh đến trước quán Thanh Lan ở góc chợ Xóm Chiếu, Q. 4 nhận một khẩu súng ngắn và 24 viên đạn.

2 Sáng 2-12-1966, Sinh đến gần cửa nhà Trần văn Văn, giả bộ sửa xe để chờ đợi. 8 giờ 30 phút, xe ô tô chở Văn từ từ bò ra khỏi cổng. Sinh định sáp tới thì ngay lúc đó có một chiếc xe chở công nhân đi sửa điện chắn ngang tầm nhìn, xe Văn chạy qua. Sáng hôm sau, anh đến góc Phan Kế Bính - Phan Tnanh Giản đứng đợị Hồi hộp chờ mãi mới thấy xe của Văn chạy qua nhưng cũng đúng lúc đó có xe Jeep tuần cảnh từ phía cầu Phan Thanh Giản chạy tớị Sinh đành phải bó tay. Hai ngày kế tiếp không thấy Trần văn Văn xuất hiện. Sinh biết ngoài cứ đang sốt ruột trông chờ tin anh. Cũng trong thời gian nàỵ Sinh mới xây dựng được ba cơ sở: Chú Sáu Dừa, anh Tám Em và Chín Sợi. Cả ba chưa ai được học tập chính trị và giới thiệu ra cứ. Sinh tính chì giao việc cho họ khi nào thật cần thiết và qua thử thách thực tế mới đưa ra cứ để cấp trên huấn luyện, đào tạo. Ngày 6-12-1966, gặp anh Tám Em, Sinh chợt nảy ra ý định cần anh ta chạy xe, Sinh ngồi sau để có thể dễ dàng hành động và cũng nhân dịp này thử thách anh. Tám Em rất phấn khởi khi được đề nghị cho tham gia trận đánh. Sinh yêu cầu anh phải giữ khí tiết, nếu bị bắt chỉ khai nhận: "Có một Đại Tá mặc đồ lính Dù đến gặp và giao việc, xong xuôi sẽ được miễn quân dịch, cho nhà, xe và nhiều tiền" Sáng 7-12-1966, hai anh em đến ngã ba Phan Kế Bính - Phan Đình Phùng. Anh Tám đậu xe cách Sinh khoảng 100m, nổ máy đứng đợi. Sinh đứng bên ngã ba như người chờ xe. Thời gian nặng nề trội Mãi đến 8 giờ 45 phút, xe Trần văn Văn mới xuất hiện. Hôm nay ông ta ngồi ghế trên, rất thuận lợi cho việc hành động. Khi xe vừa trờ tới giãm tốc độ để quẹo phải sang đường Phan Đình Phùng thì Sinh băng nhanh qua đường, áp sát, móc súng nhắm thẳng vào đầu Văn bóp cò. Súng không nổ! Anh bóp tiếp liên tục ba phát rồi vụt chạy tới xe Tám Em giục: "Vọt lẹ!". Chạy được một đoạn, lúc quẹo trái vào đường Tự Đức, Sinh nhìn thấy bốn xe Honda đang đuổi theo. Tám Em cho xe chạy vô hẻm chúng cũng theo vô. Sinh nổ thử một phát súng về phía

3 sau, chúng tấp vào lề đường và bắn trả. Sinh giục Tám Em kéo hết ga mà vẫn thấy xe chạy rất chậm. Đằng sau, địch vẫn vừa đuổi theo vừa bắn, đạn bay chíu chíu qua đầu. Sinh nghĩ chúng sẽ không bắn chết nen vẫn giục Tám Em chạy thục mạng. Từ xa, xe Jeep, xe Hartley đang bủa tới. Các loại xe tải, xe hơi trên đường phải dừng lại, nép vào lề. Trên đường chỉ có xe Sinh là đang chạỵ Đến ngã tư Phan Dình Phùng - Mạc Đĩnh Chi, một chiếc Hartley ào tới đâm thẳng vào xe Sinh. Anh lăn xuống đường, chĩa súng vào một tên cảnh sát nổ ngay hai phát. Bọn cảnh sát vội nằm rạp xuống đất. Sinh chui qua gầm xe một xe tải, men theo lườn mấy chiếc xe khác, vừa chạy vừa cởi vội chiếc áo xanh bên ngoài bọc khẩu súng nhét đại vào khe dưới hai bánh xe sau của một chiếc ô tô, rồi cặp bờ tường bên đường chạy tiếp. Đụng mấy tên cảnh sát mới xuất hiện, Sinh nhanh trí la lớn: "VC bắn quá chừng các ông ơi!". Theo hướng tay Sinh chỉ, bọn cảnh sát nhìn thấy phía ngã tư đang xảy ra cảnh vật lộn (chính là cảnh bắt Tám Em) nên chúng bỏ anh để chạy lại đó. Sinh nhanh chân quẹo cua khuất một chiếc xe tải, leo tường nhảy bừa vào sân sau một vila. Trong sân vườn, Sinh thấy nhiếu xe du lịch, trong xe có cả nón cảnh sát. Anh nép sau một chiếc xe cũ đậu sát tường để quan sát và giật mình nhận ra đã vào đúng một đơn vị cảnh sát nguỵ; có lẽ bọn chúng nghe báo động đã chạy ra ngoài hoặc đang sợ hãi nấp kín trong phòng. Đánh liều một phen, Sinh đến bên một vòi nước rửa mặt, uống một hớp nước lạnh cho tỉnh táo, sửa lại áo quần cho ngay ngắn rối thản nhiên bước ra cổng. Tên gác cửa là cảnh sát dã chiến, cầm cây cabin đứng trong lồng cu, kéo cổng cho Sinh đi rạ Có mấy tên cảnh sát đi lại trước cổng nhưng không để ý đến anh. Sinh bước xuống đường, lẩn vào dòng người đi ra phía đường Hai Bà Trưng, leo lên một xe lam đi Saigon, ra bến xe đi về Hóc Môn.

4 LAO ĐộNG SỐ 118, 29.04.2006 "Nỗi khiếp sợ" mang tên Tư Hổ Duy Long Ông bị chính quyền nguỵ liệt vào danh sách "những tên khủng bố đầu sỏ". Với các chiến sĩ biệt động thành, ông được xem như người anh đầy kinh nghiệm, luôn tổ chức được những trận đánh xuất quỷ nhập thần. Ngồi trước mặt tôi hôm nay - giữa đất Hà thành - vẫn là một Tư Hổ bình dị, đang say sưa kể về những chiến công của mình và đồng đội. "Nỗi khiếp sợ" của tướng lĩnh nguỵ Tên thật của ông là Nguyễn Văn Lệnh, thiếu tá, nguyên đội phó đội biệt động Sài Gòn. Ông hiện đang sống trong một ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong một con ngõ thuộc đường Lĩnh Nam, Hoàng Mai (Hà Nội). Những chiến công của lực lượng biệt động Sài Gòn đã được báo chí, phim ảnh nói nhiều. Hầu như câu chuyện nào của họ cũng mang màu sắc trinh thám, hành động. Ban đầu tôi cứ nghĩ, một "cựu biệt động" ngoài đời chắc phải hùng dũng, oai phong lẫm liệt lắm. Không ngờ Tư Hổ (bí danh của ông Lệnh) ngoài đời lại bình dị, dân dã và... hiền lành đến thế. Năm 1964, khi đang làm chuyên viên huấn luyện đặc công ở nước bạn Lào, ông được T.Ư Cục miền Nam điều về làm đội phó đội trinh sát vũ trang B5 của Ban An ninh khu Sài Gòn - Gia Định. Lúc ấy ông phải giấu vợ, rằng mình được cử đi học ở nước ngoài. Những năm sau này, vợ ông vẫn thường nghe qua đài phát thanh về một chiến sĩ biệt động thành là nỗi khiếp sợ của Mỹ nguỵ. Bà chẳng thể ngờ rằng chiến sĩ đó lại chính là người chồng của mình. Trong suốt 10 năm làm biệt động, Tư Hổ được giao một nhiệm vụ duy nhất, tối quan trọng là "ám sát các quan chức cấp cao của chính quyền nguỵ". Công việc của ông là phải lập kế hoạch tỉ mỉ, từ việc trinh sát, lên phương án, bố trí lực lượng. Về chế tạo bom, thuốc nổ, bộc phá cũng do một tay Tư Hổ đảm trách. Đội trinh sát vũ trang B5 của ông có tới cả trăm chiến sĩ, nhưng chiến đấu trực tiếp trong nội thành thì chưa tới 20 người. Tư Hổ

5 là người phụ trách nhóm "ám sát" nên nguỵ quân, nguỵ quyền - nhất là những tên chóp bu - coi ông như một mối hiểm hoạ, một mối đe doạ lớn. Chúng đã từng treo giải hàng triệu đồng cho ai bắt được hoặc cung cấp thông tin về ông. Những trận đánh chấn động Sài thành Chiến công đầu tiên trong lòng địch của đội biệt động là vụ ám sát Trần Văn Văn - Chủ tịch Thượng viện chính quyền Sài Gòn, đang được Mỹ tín nhiệm và chuẩn bị đưa lên thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tư Hổ cùng ban lãnh đạo B5 đã giao nhiệm vụ cho Sáu Sinh phải tiêu diệt bằng được Trần Văn Văn để tạo tiếng vang cho lực lượng của ta. Chiếc xe gắn máy do đồng chí Sáu Sinh đã đột kích vào giữa hàng ngũ xe hộ tống của Trần Văn Văn và cho y "ăn" 3 phát đạn. Chiếc xe máy mất hút, báo chí Sài Gòn đăng tin Trần Văn Văn đã chết ngay trong xe. Chiến công đầu tiên này đã cổ vũ, động viên tinh thần của toàn thể anh em biệt động. Vụ ám sát Thiếu tướng Nguyễn Văn Kiểm - Tham mưu trưởng Biệt bộ phủ Thủ tướng - là chiến công thứ hai của lực lượng biệt động và thực sự là nỗi khiếp đảm của tướng lĩnh nguỵ. Tiếp theo đó là hàng loạt vụ tấn công các tướng lĩnh tại Tổng nha Cảnh sát, dinh Độc lập, nhà riêng Nguyễn Văn Thiệu... đã dằn mặt kẻ thù và cũng là để đáp lại tuyên bố "đã quét sạch Việt Cộng ra khỏi Sài Gòn" của chính quyền nguỵ. Vụ ám sát hụt Thủ tướng nguỵ Trần Văn Hương (1969) có lẽ là vụ Tư Hổ nhớ nhất. Không chỉ bởi lúc đó là thời điểm quân nguỵ khủng bố lực lượng của ta điên cuồng, mà đây còn là vụ lực lượng biệt động thành tổn thất nặng nề nhất. Tuy nhiên, đây cũng là vụ gây tiếng vang nhất của đội biệt động, cả trong lẫn ngoài nước. Ông kể về quãng thời gian hơn hai năm bị tra tấn, tù đày trong các nhà lao của nguỵ quyền (1966-1968). Mọi kiểu tra tấn dã man, rùng rợn nhất ông đều đã trải qua, tuy nhiên đó chỉ là "lửa thử vàng" với Tư Hổ. Không khép được ông vào tội gì, chúng đành liệt ông vào dạng "tù không án" rồi kết tội "sử dụng thẻ căn cước giả". Sau khi ra tù, ông lại tiếp tục hoạt động cho đến ngày giải phóng.

6 Nay, dù đã qua cái tuổi "cổ lai hy" nhưng Tư Hổ vẫn khoẻ đi, khoẻ làm. Hôm chúng tôi ghé thăm, ông đang "thau lại bể nước và chăm sóc mấy luống rau trong vườn", rồi vận động bà con khu phố xây dựng "nếp sống văn hoá ở khu dân cư", các công việc đoàn thể của phường ông cũng luôn là tấm gương đi đầu. Nhiều lúc con cháu phàn nàn vì ông chẳng để chân tay ngơi nghỉ, luôn nghĩ ra việc để làm. Việc tìm hài cốt đồng đội mà ông bắt đầu làm từ năm 1986 được coi như "nhiệm vụ không ngừng nghỉ". Ông đã tìm được hàng trăm hài cốt của các liệt sĩ vô danh và có danh, đem lại niềm vui cho nhiều gia đình. Vào mỗi dịp 30.4, Tư Hổ bận bịu hơn bình thường vì phải dành thời gian để giúp đỡ các đoàn làm phim, phóng viên dựng lại câu chuyện của các chiến sĩ biệt động thành năm xưa. Với những người muốn tìm hiểu câu chuyện của "biệt động Sài Gòn" thì không thể không gặp Tư Hổ - "nhân vật" được coi như một pho tư liệu sống. Mỗi năm một câu chuyện mới, dường như chiến công của biệt động Sài Gòn chẳng bao giờ cạn. Cho dù những ngày tháng rực lửa hào hùng chỉ còn trong ký ức, nhưng hôm nay ông vẫn ước ao "làm được một việc gì đó có ý nghĩa cho đời".