Dương Thị Xuân Quý: Người góp mình làm ánh sáng ban mai... Nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý tại binh trạm 20 trên đường Trường Sơn năm Ảnh TL

Tài liệu tương tự
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

36

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Document

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

ĐUỔI BẮT MÙA XUÂN

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Cúc cu

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

No tile

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Phần 1

Phần 1

No tile

Tả người thân trong gia đình của em

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Miêu tả người bạn thân nhất của em – Văn mẫu lớp 7

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Ca Sĩ Rừng Xanh và Người Tù Binh Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh Truyện ngắn được trích trong: CỬA TRỜI RỘNG MỞ Chúng tôi bị đưa đến một cái lán nhỏ trong c

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Microsoft Word - L?m c?m Sài Gòn thiên h? s?.doc

I _Copy

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đà Lạt – Văn mẫu lớp 9

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Phân tích bài thơ Chiều tối

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Microsoft Word - PhongVanTuCongPhung-NguyenThanhTruc-

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Kể về một người bạn mới quen

Bạn Tý của Tôi

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Gian

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - KimTrucTu-moi sua.doc

HỒI I:

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Microsoft Word - Document1

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Bao giờ em trở lại


Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Viết thư gửi một người bạn ở xa

Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang Cấp Sự Tích Chú Cuội Cây Đa Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Lời Dẫn

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

No tile

Thuyết minh về lễ hội làng – Văn mẫu lớp 9

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Bản ghi:

Dương Thị Xuân Quý: Người góp mình làm ánh sáng ban mai... Nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý tại binh trạm 20 trên đường Trường Sơn năm 1968. Ảnh TLGĐ

Thật kỳ lạ, giữa những ngày tháng 7 rầm rộ phô diễn các buổi lễ kỷ niệm có chút vô cảm đó đây, thay vì chỉ nhớ hình ảnh người cha liệt sĩ của mình, tôi bỗng thấy nhớ da diết (mặc dù chưa được gặp) một người phụ nữ cầm bút đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh vệ quốc khốc liệt gần năm mươi năm trước ở Duy Xuyên, Quảng Nam: nữ nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý. Sự kỳ lạ này, tôi chỉ có thể tự cắt nghĩa là do có sự trùng hợp về tâm cảm, đó là khi đi vào chiến trường miền Nam ác liệt khó hẹn ngày trở lại, cả ba tôi và nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý đều quyết lòng để lại miền Bắc những đứa con còn rất nhỏ: em gái út tôi khi ấy chưa thôi nôi, còn Bùi Dương Hương Ly - đứa con gái duy nhất của chị và nhà thơ Bùi Minh Quốc khi chị đi chưa đầy 2 tuổi. Nhớ về Dương Thị Xuân Quý là nhớ về một dòng họ ở Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên) nổi tiếng về truyền thống văn nhân, khoa bảng và yêu nước. Ông nội của Dương Thị Xuân Quý là chí sĩ Dương Trọng Phổ - một thành viên tích cực của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Hai bác ruột của chị là nhà hoạt động yêu nước Dương Bá Trạc (từng bị thực dân Pháp bắt giam nhiều năm tại Côn Đảo) và giáo sư Dương Quảng Hàm - nhà nghiên cứu văn học - giáo dục nổi tiếng. Cha của chị là nhà giáo, nhà báo Dương Tụ Quán - người từng lập nhà in Đông Tây và chủ trương nhiều tờ báo từ trước năm 1940: Văn học tạp chí, Đông Tây báo, Ngày mới, Tri tân Các anh chị em chú bác ruột với Dương Thị Xuân Quý rất nhiều người đã thành danh trong sự nghiệp văn chương, nghệ thuật, khoa học: bác sĩ - họa sĩ Dương Cẩm Chương, GS-TS. Anh hùng Lao động Dương Trọng Bái, GS-TS. Dương Học Hải, GS. Viện trưởng Triết học Lê Thi (tức Dương Thị Thoa) - một trong hai người phụ nữ kéo cờ đỏ sao vàng trong Lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945 trên quảng trường Ba Đình lịch sử; Dương Thị Ngân - phát thanh viên đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam... Hiếm gia đình nào ở Việt Nam hội tụ nhiều văn nhân thật sự tài năng và có nhiều đóng góp cho đất nước như gia đình Dương Thị Xuân Quý, có đến năm thành viên được Nhà nước trân trọng đặt tên đường: Dương Bá Trạc, Dương Quảng Hàm, Dương Tụ Quán (tại TP.HCM), Dương Bích Liên, Dương Thị Xuân Quý (Đà Nẵng). Nhớ về Dương Thị Xuân Quý là nhớ về một người cầm bút lớp trước mà tôi hằng ngưỡng mộ về năng lực làm việc, về tinh thần yêu nước và lòng quả cảm. Bù lại sự thiệt thòi không được gặp mặt chị lúc sinh thời, nghề báo cho tôi cái may mắn được trực tiếp nghe kể nhiều câu chuyện Dương Thị Xuân Quý từ nhà thơ Bùi Minh Quốc, chồng chị, từ các anh chị em ruột của chị ở căn nhà 195 Hàng Bông - Hà Nội, từ người bạn văn chương thân thiết thời thiếu nữ của chị là nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, từ người chị họ của chị là Dương Thị Duyên (nguyên trưởng ban quốc tế Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, phu nhân trung tướng Đặng Quốc Bảo) và từ cả những mảnh hồi ức về mẹ mông lung, mờ nhạt nhưng luôn thổn thức của con gái chị là nhà báo Bùi Dương Hương Ly...Chuyện rằng, Quý ngay từ nhỏ khi cùng gia đình rời Hà Nội tản cư về sống ở vùng kháng chiến Thái Nguyên đã tỏ rõ là một

Dương Thị Xuân Quý (phải) và nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn thời trẻ ở Hà Nội. Ảnh TLGĐ cô gái giàu nghị lực, nhanh chóng hòa đồng với cuộc sống nông thôn gian khổ. Giáo sư Dương Học Hải từng kể, dù còn nhỏ nhưng Quý rất chăm chỉ, luôn tự tìm việc gì đó trong nhà để làm giúp cha mẹ và các anh chị sau khi đã học thuộc bài, thân thiện với trẻ con trong xóm, không hề tỏ ra là một tiểu thư thành thị. Theo bà Phương, chị ruột của Quý, thì chỉ có một nét làm cho Quý khác biệt so với mấy đứa trẻ trong xóm, đó là năng khiếu và lòng say mê văn chương. Có lẽ đó là gien di truyền mà nhà văn - nhà giáo dục Dương Tụ Quán truyền lại cho cô con gái út. Xuân Quý có thể thuộc rất nhanh nhiều đoạn văn, bài thơ mà cô tìm thấy trên bàn sách của cha; có thể ngồi hàng giờ trên bậu cửa để tự đọc ra các câu chuyện mà cô tưởng tượng trong đầu. Những đặc điểm từ nhỏ ấy của Xuân Quý đã làm nên phong cách xông xáo, quyết liệt dấn thân của một nhà báo sau này. Sau khi được tỉnh Quảng Ninh - nơi Xuân Quý làm việc sau khi tốt nghiệp trung cấp Mỏ, phát hiện năng khiếu văn chương, chị đã được đưa đi đào tạo một khóa báo chí và về làm phóng viên suốt 8 năm tại Báo Phụ nữ Việt Nam. Chính ở đây, Quý đã gặp, đã yêu Bùi Minh Quốc - một thanh niên sống rất lý tưởng, lúc ấy đã nổi tiếng ở miền Bắc với bài thơ Lên miền Tây, sáng tác khi anh mới 18 tuổi. Hai con người trẻ trung với lý tưởng sống sôi nổi và tâm hồn lãng mạn đã nhanh chóng đi tới hôn nhân.

Dương Thị Xuân Quý với con gái nhỏ Bùi Dương Hương Ly trước khi chị đi vào chiến trường miền Nam. Ảnh TLGĐ

Khi đứa con đầu lòng của họ ra đời - bé Bùi Dương Hương Ly, cũng là lúc Bùi Minh Quốc quyết định xa vợ con xung phong vào miền Nam làm phóng viên chiến trường. Dương Thị Xuân Quý ở lại miền Bắc, chị đã cai sữa sớm cho con để có thể tiếp tục làm nhiệm vụ phóng viên, đạp xe từ Hà Nội vào tận các vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch ở Nghệ An, Hà Tĩnh để viết bài. Linh cảm của mẹ chị - bà Hoàng Thị Tín ngay từ khi ấy đã mách bảo rồi bà và đứa con gái bé bỏng của Quý sẽ không giữ được chị lâu ở bên họ. Chị Dương Thị Phương có lần nhắc lại với tôi ngay chính trong căn phòng nhỏ trên gác ngày xưa Quý ở, rằng: Mẹ tôi biết chắc chắn cái Quý nhà tôi sẽ gửi con lại cho mẹ, cho chị để đi vào chiến trường. Tạng người hay xông pha như nó không chịu ngồi ở hậu phương đâu. Mọi việc đã diễn ra đúng như linh cảm của người mẹ về cô con gái út của mình. Một ngày cuối xuân đầu hạ 1968, Quý nuốt nước mắt hôn từ biệt con gái nhỏ 16 tháng tuổi để đi vào chiến trường Quảng Đà. Ở đó, trong một lần đi về địa phương viết bài, bị lọt vào vòng vây của địch, chị đã ngã xuống, không kịp để lại lời nhắn nào cho người chồng và đứa con gái nhỏ mà chị yêu quý hơn cả bản thân mình... Nhớ Dương Thị Xuân Quý là nhớ về lá đơn tình nguyện xin đi vào chiến trường chị viết năm 1965, trong đó có đoạn mà giờ đây chắc có nhiều người vẫn chưa cảm nhận hết được sự cao cả, trong sáng ẩn giấu trong đó: Tôi là Dương Thị Xuân Quý, đoàn viên Thanh niên Lao động, phóng viên báo Phụ nữ Việt Nam tình nguyện gửi đơn này xin các đồng chí xét cho tôi được vào Nam chiến đấu... Nguyện vọng tha thiết nhất của tôi là được xông vào những nơi chiến đấu ác liệt nhất để chiến đấu cho lý tưởng vinh quang của mình bằng tất cả sức lực và trí tuệ cao độ nhất. Tôi năm nay 24 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, đã mười năm nay không ốm đau, không có bệnh tật gì. Nếu được vào Nam chiến đấu, tôi có thể dạy học, làm công tác Đoàn, làm báo, phụ trách thiếu nhi... Nhưng nếu miền Nam cần đến tôi ở bất cứ một việc nào, bất cứ một nơi nào, tôi xin sẵn sàng làm tròn nhiệm vụ. Nếu phải hy sinh tính mạng, tôi sẵn sàng, không một mảy may tính toán. Tôi không sợ chết, tôi chỉ sợ không xứng đáng để được chọn làm những nhiệm vụ vinh quang là hy sinh xương máu, hy sinh tính mạng cho sự nghiệp giải phóng miền Nam... Tôi không có một vương vấn, vướng víu nào cả.... Nhớ Dương Thị Xuân Quý là nhớ về những dòng cuối trong bài viết của Bùi Minh Quốc trên Tiền Phong năm 2006 Tôi đi tìm Quý: Anh Ba trao chiếc cặp tóc (vừa lấy từ lòng đất lên) cho tôi. Tôi nhìn dòng chữ có thật đó trên tay mà ngỡ như mình đang nhìn trong chiêm bao. Tất cả đều khắc kiểu chữ in, riêng chữ x khắc kiểu chữ thường, như một cánh hoa. Khắc bằng cách dùng vật nhọn, một mũi dao găm chẳng hạn, ấn mạnh xuống từng chấm sâu nối nhau tạo thành chữ. E1 tặng chị Xuân Quý. Tôi nghĩ EI chắc là trung đoàn 1. Chắc một chiến sĩ nào đó của trung đoàn 1 (thuộc sư đoàn 2 Quân khu 5) đã tặng Quý (hôm sau tôi điện hỏi anh Nguyên Ngọc, được anh cho biết thời gian cuối 1968 đầu 1969, có các đơn vị của trung đoàn 1 đứng chân ở Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên - chính là nơi bây giờ tôi đang tìm Quý).

Điều không thể đã thành có thể. Tôi đã tìm thấy Quý sau 11 năm tìm kiếm, nhầm lẫn, rồi lại tìm kiếm. Mấy phút sau Bắc nhặt đưa lên hai chiếc khuy áo nhỏ xíu màu xanh lá cây, trên mặt khuy có chữ LEVIS. Rồi tiếp tục đưa lên các mẩu xương lớn hơn. Anh Ba chỉ cho tôi thấy, và bảo, như vậy là đầy đủ tứ chi và một mảnh xương sọ. Quả thật tôi đã tìm thấy Quý. Tôi nhìn đồng hồ: 13g50. Từ lúc động thổ đến lúc thấy, không đầy 50 phút. Khoảng gần 9g đêm 8.3.1969 Quý ngã xuống trên mảnh đất này. 2 giờ kém 10 chiều nay, 3.8.2006, sau 37 năm, tôi tìm thấy Quý. Không phải là ngày mai, 4.8 như tôi dự liệu, mà là hôm nay, 3.8. 8.3 ngày Quý hy sinh. 3.8. ngày tìm thấy Quý, sau 37 năm. Thật lạ, tôi thầm nghĩ. Anh Ba hốt hết đất chỗ Quý nằm có màu khác với đất chung quanh, chắc là đã thấm hết trong đó toàn bộ phần còn lại của di hài Quý, chuyển lên tấm vải liệm trắng, trải một lớp dày, đặt trên đó các mẩu xương theo vị trí thân thể, và liệm. Tôi đặt Quý vào chiếc tiểu sành mà cháu Chính (anh rể của Võ Bắc) mua giúp vừa kịp mang về đúng lúc.tôi đắp cho Quý một lá cờ đỏ sao vàng và đậy nắp tiểu. Sau khi gọi điện trao đổi ý kiến thống nhất với gia đình, được sự đón nhận của vợ chồng Võ Bắc, tôi cùng hai cháu Bắc, Chính, hai người luôn có mặt với tôi trong các cuộc tìm kiếm từ năm 1995 tới nay, tiến hành cải táng cho Quý ngay sau bia tưởng niệm, nơi từ khi Quý ngã xuống đã thành một địa chỉ tâm linh của tôi. Và của cả bao người. Thôi em nằm lại với đất lành Duy Xuyên... Nhớ về Dương Thị Xuân Quý, sao có thể không nhớ những vần thơ cháy bỏng yêu thương, tự hào của Bùi Minh Quốc viết cho người vợ can trường yêu quý của mình trong Bài thơ về hạnh phúc:... Giữa bom gào đạn réo Em đã thấy những tâm hồn tuyệt vời trong trẻo Những con người như ánh sáng lung linh Mỗi đêm ra đi giản dị hiến mình Để làm nên buổi mai đầy nắng Em bối rối em sững sờ đứng lặng Vẻ đẹp này em chưa biết đặt tên Thức dậy bao điều mới mẻ trong em Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc. Và em gọi đó là hạnh phúc... Em ra đi chẳng để lại gì Ngoài ánh mắt cười lấp lánh sau hàng mi Và anh biết khi bất thần trúng đạn Em đã ra đi với mắt cười thanh thản

Bởi được góp mình làm ánh sáng ban mai Bởi biết mình có mặt ở tương lai. Anh sẽ sống đẹp những ngày em chưa kịp sống Sẽ yêu trọn những gì em chưa kịp yêu Em trong anh là mùa xuân náo động Từ phút này càng rực rỡ bao nhiêu. Nhớ Dương Thị Xuân Quý, đâu cần đến bất cứ lời lẽ lớn lao nào. Chỉ cần gọi chị Người đã góp mình làm ánh sáng ban mai. Chỉ cần nhớ như thế. Nguyễn Thế Thanh