BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Tài liệu tương tự
chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Niệm Phật Tông Yếu

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

Microsoft Word - kinhthangman.doc

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Kinh Vị Lai Tinh Tú Kiếp Thiên Phật Danh Hán dịch: Trích từ bản ghi chép của đời Lương, tên người dịch đã bị thất lạc Việt dịch: Tại gia Bồ-Tát giới Ư

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Nam Tuyền Ngữ Lục

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Kinh sách ấn tống không được bán. This book is strictly for free distribution, it is not for sale.

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Document

Tác giả: Dromtoenpa

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Tam Quy, Ngũ Giới

TRUYỀN THỌ QUY Y

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Kinh Hồng Danh Lễ Sám (tập 2) Tác giả : Thích Huyền Vi Phật Lịch 2539 ĐỨC PHẬT NÓI

ttvnctk20

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁP Thích Minh Tuệ Chùa Tịnh Luật Ấn Tống Free Distribution Not For Sale o0o--- Nguồn Chuy

Đàm Loan và Đạo Xước

1 Đ Ộ N G S Ơ N L Ụ C Dịch Giả : Dương Đình Hỷ Tủ sách : Phước Quế

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

Cúc cu

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

S LUẬN KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác giả: Bồ tát Vô Trước. Há dịch: Đời Tù, Đại sư Đạt Ma Ngập Đa. Vi t

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

daithuavoluongnghiakinh

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Code: Kinh Văn số 1650

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

(Microsoft Word LU?N V? GI\301O D?C GIA \320\314NH)

Long Thơ Tịnh Độ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO BẢO THÂN TIẾT DỤC PHÁP NGỮ

doc-unicode

Phần 1

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Giới văn trích lục từ Ưu Bà Tắc Giới Kinh do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch chú Giới bổn Bồ tát tại gia

1

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

THỌ GIỚI TT.Thích Nhất Chân --- o0o --- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link

Bản ghi:

An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà cầu nguyện vãng sinh [về tây phương Cực Lạc thế giới.] Đại môn thứ nhất Giờ đây trước hết là vào trong đại môn thứ nhất. Đại môn này tuy văn nghĩa dồi dào, song [trước hết] có thể phân thành chín môn tóm lược [sau đây] để lọc lựa phân loại, rồi sau đó mới viết xuống [thành phần trình bày giải rộng bên dưới:] I. Thứ nhất là nói về lý do vì sao giáo pháp Tịnh Độ được nói lên: xét theo thời, thích ứng theo căn cơ, mà khuyến khích quy hướng về Tịnh Độ. II. Thứ hai là căn cứ theo các bộ Kinh Luận Đại thừa để nêu rõ lên các cách thức nói và nghe giáo pháp [một cách chân chính.] III. Thứ ba là căn cứ theo thánh giáo của Đại Thừa để trình bày về việc phát tâm lâu gần, cúng Phật nhiều ít, của các chúng sinh, cũng vì muốn cho thính chúng ngay đương hội nỗ lực phát tâm. IV. Thứ tư là bàn về sự khác nhau giữa tông chỉ của các Kinh. V. Thứ năm là nói về việc các Kinh được tên khác nhau: Như kinh Niết Bàn, Bát Nhã v.v... lấy pháp làm tên. Lại có Kinh theo dụ mà lập tên. Hoặc có Kinh theo sự mà lập tên. Cũng có Kinh theo thời theo xứ mà lập tên, không hề đồng nhất. Nay Quán Kinh này y theo "người" và "pháp" mà lập tên. Phật là tên của người, còn nói Quán Vô Lượng Thọ là tên của pháp. VI. Thứ sáu là phân loại về người nói [Kinh gồm nhiều loại hữu tình] sai khác nhau: Các kinh được nói lên không ngoài năm loại [hữu tình:] 1) Phật tự nói, 2) thánh đệ tử nói, 3) chư thiên nói, 4) thần tiên nói, 5) biến hóa nói. Trong năm loại [hữu tình] nói Kinh ấy thì Quán Kinh này chính là do Thế Tôn tự nói vậy. VII. Thứ bảy là lược nói về hai thân là Chân Thân và Ứng Thân, cùng bàn về hai độ là Chân Độ và Ứng Độ. VIII. Thứ tám là nêu rõ về địa vị [tu Đạo] của Di Đà Tịnh Quốc bao trọn hết [mọi vị thứ] trên dưới, phàm và thánh cùng vãng sinh. IX. Thứ chín là nói về việc Di Đà Tịnh Quốc thuộc hay không thuộc về ba cõi [luân hồi.] - 1 -

[Trong chín môn trên, hai môn V, VI, không được nói đến trong phần giảng rộng dưới đây.] I. Môn Thứ Nhất Trong đại môn thứ nhất này, trình bày về nguyên do [Phật] nói lên giáo pháp Tịnh Độ này. [Đó là Phật do] chiếu theo thời và thích ứng theo căn cơ mà khuyến khích [chúng sinh] quy hướng về Tịnh Độ. [Bởi vì] nếu giáo pháp mà theo đúng với thời và căn cơ, thì [chúng sinh sẽ] dễ tu và dễ ngộ. Nếu căn cơ, giáo pháp, và thời lúc, mà trái nhau, thì khó tu và khó nhập Đạo. Thế nên Chính Pháp Niệm Kinh có nói: "Khi hành giả nhất tâm cầu đạo thì phải luôn quán sát thời và phương tiện. Nếu không đúng thời và không có phương tiện, thì gọi là thất bại, chứ không gọi là lợi ích. Tại sao vậy? Như dùi cây ướt để lấy lửa, lửa sao có được, do không đúng thời vậy. Nếu bẻ củi khô để tìm nước, nước nào có được, do không có trí vậy." Do đó Đại Tập Nguyệt Tạng Kinh có nói: "Năm trăm năm thứ nhất sau khi Phật diệt độ, đệ tử của ta học huệ được kiên cố. Năm trăm năm thứ hai, học định được kiên cố. Năm trăm năm thứ ba, học đa văn đọc tụng được kiên cố. Năm trăm năm thứ tư, tạo lập chùa tháp, tu phúc sám hối được kiên cố. Năm trăm năm thứ năm, bạch pháp ẩn mất, thường hay tranh cãi kiện tụng, ít có thiện pháp, [các sự thể như thế ấy] được kiên cố." Lại Kinh này còn nói: "Chư Phật xuất hiện nơi đời có bốn thứ pháp để độ chúng sinh: (1) Một là từ chính miệng [các Ngài] nói ra mười hai bộ kinh, tức là thí pháp để độ chúng sinh. (2) Hai là chư Phật Như Lai có vô lượng tướng hảo quang minh, tất cả chúng sinh chỉ cần chú tâm quán sát, không ai không được lợi ích, đó là thân nghiệp độ chúng sinh. (3) Ba là có vô lượng đạo lực thần thông diệu dụng công đức, đủ thứ biến hóa, tức là dùng thần thông lực mà độ chúng sinh. (4) Bốn là chư Phật Như Lai có vô lượng danh hiệu, hoặc danh chung hoặc danh riêng, bất cứ chúng sinh nào chú tâm xưng niệm, thì không ai không trừ được chướng ngại, đạt được lợi ích, và đều sinh về trước Phật, đó là dùng Danh hiệu độ chúng sinh vậy." Xét lại chúng sinh thời nay là đã ở vào giai đoạn năm trăm năm thứ tư sau khi Phật qua đời rồi. Đúng là lúc để sám hối, tu phúc, và phải xưng danh hiệu Phật. Nếu chỉ một niệm thôi mà xưng danh A Di Đà Phật, tức thì sẽ trừ diệt được tội lỗi sinh tử trong tám mươi - 2 -

ức kiếp. Một niệm thôi mà đã vậy thì huống gì là luôn luôn thường tu niệm. Người ấy chính là người hằng sám hối vậy. Lại nếu [ở vào giai đoạn] cách bậc Thánh [diệt độ] không xa, tức là [hai giai đoạn một và hai] trước, lấy tu định và tu huệ làm sở học chính yếu, và kiêm học luôn các lối tu [của hai giai đoạn] sau [làm phụ]. Còn như đã cách xa bậc Thánh rồi, thì tu lối xưng danh thuộc giai đoạn sau đó là chính, và kiêm tu các lối [trong giai đoạn] trước [là phụ]. Cớ gì mà lại vậy? Bởi do chúng sinh cách xa bậc Thánh quá rồi, thời căn cơ nhận hiểu rất nông cạn, ám độn. Thế nên Vi Đề đại sĩ mới vì chính mình và vì thương xót cho chúng sinh trong thời mạt năm trược luân hồi bao kiếp, uổng chịu thiêu đốt đớn đau, nên mới có thể nhân cái duyên đau khổ [của mình] mà mượn dịp thưa hỏi, mở ra con đường thênh thang khoảng khoát. Bậc đại Thánh lại thương đến mà khuyên quy về Cực Lạc. Nếu muốn hướng tiến về đó, [mà sợ] khó vươn tới quả siêu việt ấy, thì duy chỉ có một môn Tịnh Độ này là có thể bằng tâm nguyện của mình mà thể nhập vào đó. Nếu lại muốn tìm tòi trong kinh điển [làm chứng], thời càng thấy các lời khuyên nhủ [vãng sinh] càng nhiều. Thế nên tôi mới gom góp các lời chân thật ấy lại, để giúp cho đường tu vãng sinh thêm được lợi ích. Tại sao lại được thêm ích? Do bởi [làm thế là] muốn khiến cho người đời trước dẫn người đời sau, người đi sau học theo người đi trước, [cứ thế] liên tục không cùng, nguyện không ngưng nghỉ, để mà cho tận cái biển sinh tử vô biên này vậy. II. Môn Thứ Hai Môn thứ hai là căn cứ theo các bộ kinh Đại Thừa để nói về các nguyên tắc nói và nghe [pháp.] Môn này gồm sáu phần: 1) Thứ nhất là Đại Tập Kinh nói rằng: "Phải tưởng người nói Pháp là y vương, là để cứu khổ; tưởng Pháp được nói là cam lồ, là đề hồ; tưởng người nghe pháp tăng trưởng sự tin hiểu, được khỏi bệnh. Nếu tưởng được như thế, thì kẻ thuyết người nghe đều có thể làm hưng thịnh Phật pháp và thường sinh về trước Phật." 2)Thứ hai là Đại Trí Độ Luận nói rằng: "Người nghe Pháp chăm chú theo dõi [Pháp được nói] như khát được uống, nhất tâm nhập vào ý nghĩa của lời nói; [trong khi] nghe Pháp thời hớn hở, tâm hân hoan xúc động. Người nào như thế mới nên nói cho." 3) Thứ ba là Luận này còn nói: "Có hai hạng người được phúc đức vô lượng vô biên. Đó là hai hạng người nào? Một là người thích - 3 -

nói Pháp, hai là người thích nghe Pháp. Thế nên A Nan bạch Phật rằng: "Cớ sao trí huệ và thần thông do hai ngài Xá Lợi Phật và Mục Liên đắc được lại là tối thù thắng trong hàng thánh đệ tử?" Phật bảo A Nan: "Hai người ấy trong khi còn tu nhân, hễ cứ có nhân duyên nào vì Pháp, mà [phải đi] ngàn dặm [để mà nghe, thì với họ] cũng không có gì là khó. Thế nên ngày nay [pháp mà] họ [đắc được] là tối thù thắng."" 4) Thứ tư là Vô Lượng Thọ Đại Kinh có nói: "Nếu ai không gốc thiện, không được nghe Kinh này, người thanh tịnh có giới, mới được nghe chính Pháp." 5) Thứ năm là: "Từng có gặp Thế Tôn, thì sẽ tin việc này; phụng sự ức Như Lai, mới thích nghe giáo ấy." 6) Thứ sáu là Vô Lượng Thanh Tịnh Giác Kinh nói rằng: "Thiện nam tử thiện nữ nhân nào nghe nói về pháp môn Tịnh Độ mà tâm sinh hân hoan xúc động, trên thân lông dựng đứng lên như muốn bứt ra, phải biết người ấy trong quá khứ đời trước đã từng thực hành Phật đạo. Nếu lại có người nghe khai pháp môn Tịnh Độ mà không hề sinh tín, thì phải biết người ấy mới từ tam ác đạo ra, tội ác chưa tận, do đó mà không có tín hướng vậy. Ta nói kẻ ấy chưa thể đắc giải thoát được." Thế nên Vô Lượng Thọ Kinh mới nói: "Kiêu mạn che, lười biếng, khó tin được Pháp này." III. Môn Thứ Ba Môn thứ ba là căn cứ theo thánh giáo của Đại Thừa mà nói về việc chúng sinh phát tâm lâu mau, cúng dường nhiều đời hay ít đời chư Phật. Như Niết Bàn Kinh có nói: "Phật bảo với Ca Diếp Bồ Tát: 1. Nếu có chúng sinh nào đã từng phát Bồ Đề Tâm với số chư Phật nhiều như số cát của sông Hi Liên, tức bằng nửa số cát sông Hằng, thì sau đó mới có thể ở trong đời ác nghe kinh điển Đại Thừa mà không sinh hủy báng. 2. Nếu có chúng sinh nào đã từng phát Bồ Đề Tâm với số chư Phật nhiều như số cát của một sông Hằng, thì sau đó mới có thể ở trong đời ác nghe Kinh mà đã không khởi hủy báng, [trái lại] còn yêu thích không cùng. 3. Nếu có chúng sinh nào đã từng phát Bồ Đề Tâm với số chư Phật nhiều như số cát của hai sông Hằng, thì sau đó mới có thể ở trong đời ác đã không báng Pháp này, [trái lại] còn hiểu đúng, tin thích, nhận giữ, đọc tụng. - 4 -

4. Nếu có chúng sinh nào đã từng phát Bồ Đề Tâm với số chư Phật nhiều như số cát của ba sông Hằng, thì sau đó mới có thể ở trong đời ác đã không báng Pháp này, [trái lại] còn ghi chép các kinh quyển, tuy có nói cho người khác nghe, song vẫn chưa hiểu rõ được về thâm nghĩa." Tại làm sao lại phải đối chiếu so sánh như thế? Vì cốt để cho thấy rõ người ở dưới tòa nghe kinh hiện nay, là đều đã từng phát tâm cúng dường nhiều Phật rồi, và cũng để nêu rõ cho thấy oai lực của Kinh Đại Thừa là không thể nghĩ bàn vậy. Thế nên Kinh mới nói: "Nếu có chúng sinh nào được nghe Kinh điển này, thời ức trăm ngàn kiếp không đọa ác đạo. Tại sao vậy? Bởi bất cứ chỗ nào mà Kinh điển vi diệu này được lưu truyền đến, thì phải hiểu đất chỗ ấy trở thành kim cương, người ở chỗ ấy cũng như là kim cương." Như thế đủ rõ là người nào nghe Kinh [Đại Thừa] mà sinh tin tưởng, thì đều đạt được lợi ích không thể nghĩ bàn. IV. Môn Thứ Tư Môn thứ tư là bàn về sự khác nhau giữa tông chỉ của các Kinh: Như nếu y theo Niết Bàn Kinh thì lấy Phật tính làm tông. Nếu y theo Duy Ma Kinh thì lấy bất khả tư nghị giải thoát làm tông. Nếu y theo Đại Tập Kinh thì lấy đà la ni làm tông. Còn như y theo Quán Kinh thì lấy quán Phật tam muội làm tông. Nếu luận về đối tượng được quán sát [theo Kinh này] thì không ngoài hai báo là y báo và chính báo, như phần dưới [của Kinh] là y theo các quán mà bàn. Còn nếu y theo Quán Phật Tam Muội Kinh thời nói rằng: "Phật bảo phụ vương: chư Phật xuất thế có ba điều ích lợi: 1) Một là miệng nói mười hai bộ kinh làm pháp thí để lợi ích, có thể trừ diệt vô minh ám chướng của chúng sinh, khai mở mắt trí huệ, được sinh về trước chư Phật để sớm được vô thượng Bồ Đề. 2) Hai là chư Phật Như Lai có thân tướng quang minh, vô lượng diệu hảo, nếu có chúng sinh nào xưng niệm quán sát, hoặc tổng tướng hoặc biệt tướng, bất kể là thân của Phật hiện tại hay quá khứ, thì đều trừ diệt được bốn tội trọng và năm tội nghịch của chúng sinh, vĩnh viễn quay ra khỏi tam đồ, tùy ý mình thích mà thường sinh về Tịnh Độ cho đến khi được thành Phật. 3) Ba là khuyên phụ vương thực hành Niệm Phật tam muội. - 5 -

"Phụ vương bạch Phật: Nào là quả đức của Phật địa, chân như, thật tướng, đệ nhất nghĩa Không, tại sao không bảo đệ tử thực hành các pháp ấy? "Phật bảo phụ vương: Quả đức của chư Phật có vô lượng cảnh giới thâm diệu, giải thoát, và thần thông, [quả đức ấy] không phải là cảnh giới thực hành của phàm phu, thế nên mới khuyên phụ vương thực hành Niệm Phật tam muội. "Phụ vương bạch Phật: Công năng niệm Phật trạng thái thế nào? "Phật bảo phụ vương: Như rừng cây y lan vuông vức bốn mươi do tuần, có một hạt ngưu đầu chiên đàn tuy đã có rễ có mầm, song chưa lú ra khỏi đất, nên rừng y lan kia chỉ hôi thối chứ không thơm. Nếu có ai ăn hoa quả của rừng ấy thời phát cuồng mà chết. Sau dần, mầm rễ của chiên đàn bắt đầu phát triển, sắp sửa thành cây, mùi thơm nồng tỏa, mới biến đổi khu rừng ấy trở thành hoàn toàn thơm tho. Chúng sinh ai thấy đều cho thật là hiếm có. "Phật bảo phụ vương: Tâm niệm Phật của tất cả chúng sinh ở trong sinh tử cùng y như vậy, nếu có thể gom hết tâm niệm [quán tưởng đến Phật] không ngừng, chắc chắn sẽ sinh về đến trước Phật. Một phen vãng sinh ắt sẽ biến đổi tất cả mọi điều ác thành đại từ bi, như cây thơm kia làm thay đổi trọn cả khu rừng y lan. Nói rừng y lan đó là dụ cho ba độc, ba chướng, vô biên trọng tội trong tâm chúng sinh. Còn nói chiên đàn là dụ cho tâm niệm Phật của chúng sinh. Sắp sửa thành cây là nói cho tất cả chúng sinh chỉ cần chất chứa niệm không đứt đoạn là nghiệp đạo thành mãn vậy." Hỏi: Nếu kể hết công năng niệm Phật của tất cả chúng sinh [hợp lại] thì cũng có thể chấp nhận được tất cả [mọi sự việc như Kinh vừa nói trên.] Song làm sao mà lực của chỉ một niệm lại có thể đoạn trừ hết tất cả mọi chướng, như một cây thơm mà chuyển hết cả một khu rừng y lan bốn mươi do tuần trở thành thơm tho được? Đáp: [Nay xin] y theo các Kinh bộ Đại Thừa để mà nêu lên cho thấy rõ công năng của Niệm Phật tam muội không thể nghĩ bàn đến thế nào. Như Hoa Nghiêm Kinh có nói: "Ví như có người dùng gân sư tử để mà làm dây đàn, thì khi tấu lên, tất cả các dây đàn khác sẽ bị đứt hết. Nếu người nào hành Niệm Phật tam muội bằng tâm Bồ Đề, thì tất cả các phiền não, tất cả các chướng ngại, đều đoạn diệt hết. Cũng như có người lấy hết tất cả các loại sữa bò, dê, lừa, ngựa, trộn lại để trong bát, nếu cho một giọt sữa sư tử vào đó, thời [giọt sữa sư tử] sẽ xuyên qua [các loại sữa trộn chung kia] không chút khó khăn, và tất cả các loại sữa kia đều sẽ tan ra - 6 -

mà trở thành nước loãng. Nếu ai chỉ cần bằng Bồ Đề Tâm thực hành Niệm Phật tam muội, thời sẽ xuyên thấu qua tất cả các ác ma, chư chướng, không chút khó khăn." Lại, Kinh ấy nói: "Ví như có người dùng thuốc ẩn thân đi lại chỗ này chỗ kia, thời tất cả các người khác đều không thấy được. Nếu ai có thể bằng Bồ Đề Tâm mà thực hành Niệm Phật tam muội, thời tất cả ác thần, tất cả các chướng, đều không thấy được người ấy, người ấy đến bất cứ đâu cũng không có gì ngăn ngại được. Cớ sao được vậy? Do Niệm Phật tam muội này chính là vua của tất cả các tam muội vậy." V. Môn Thứ Bảy Môn thứ bảy là nói qua về ý nghĩa của ba Thân và ba Độ. 1. Hỏi: Phật A Di Đà hiện giờ đây là thuộc về Thân nào [trong ba Thân] vậy? Và Nước Cực Lạc kia là Độ nào [trong ba Độ]? Đáp: Phật Di Đà hiện giờ là Báo Phật, và nước Cực Lạc trang nghiêm chân thật kia là Báo Độ. Nhưng người xưa nay vẫn truyền nói rằng A Di Đà Phật là hóa thân, và Độ cũng là Hóa Độ. Nói như thế là sai lầm lớn. Bởi nếu mà đúng thế, thì uế độ cũng là nơi Hóa Thân ở, mà Tịnh Độ cũng là nơi Hóa Thân ở, vậy không rõ Báo Thân Như Lai phải y vào Độ nào đây? Nay xin y theo Đại Thừa Đồng Tính Kinh mà bàn định về các vấn đề Báo và Hóa, tịnh và uế vậy. Kinh này nói: "Thân thành Phật trong Tịnh Độ ắt phải là Báo Thân, và Thân thành Phật trong uế độ ắt phải là Hóa Thân." Kinh này lại nói: "1) Các bậc Như Lai như A Di Đà Như Lai, Liên Hoa Khai Phu Tinh Vương Như Lai, Long Chủ Vương Như Lai, Bảo Đức Như Lai v.v... là các bậc hiện tại đắc đạo và sẽ đắc đạo ở trong các cõi Phật thanh tịnh. Tất cả các ngài ấy đều là Báo Thân Phật vậy. 2) Còn thế nào là Hóa Thân Như Lai? Như hiện giờ đây tất cả các bậc Như Lai như Dũng Bộ Kiện Như Lai, Ma Khủng Bố Như Lai v.v...hiện đang thành Phật và sẽ thành Phật trong đời uế trược, từ trời Đâu Suất xuống, cho đến trụ trì qua suốt mọi giai đoạn chính Pháp, mọi giai đoạn tượng Pháp, mọi giai đoạn mạt Pháp, các hóa sự ấy đều thuộc về Hóa Thân Phật vậy. 3) Còn thế nào là Như Lai Pháp Thân? Chân Pháp Thân của Như Lai không sắc, không hình, không hiện, không dính, không thể thấy được, không thuộc ngôn thuyết, không ở chỗ nào hết, không sinh không diệt. Đó là ý nghĩa của chân Pháp Thân vậy." - 7 -

2. Hỏi: Báo Thân của Như Lai vốn thường trụ, vậy tại sao Quán Âm Bồ Tát Thọ Ký Kinh lại nói rằng: "Sau khi A Di Đà Phật nhập niết bàn rồi, Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ kế tiếp bổ khuyết vào chỗ Phật."? Đáp: Đó chỉ là tướng ẩn chìm đi do Báo Thân thị hiện ra vậy mà thôi, không hề phải là diệt độ [thật] vậy. Như chính Kinh này có nói: "Sau khi A Di Đà Phật nhập niết bàn rồi, sẽ có các chúng sinh gốc thiện thâm sâu vẫn thấy Phật y như xưa." Thì đó chính là chứng cớ vậy. Lại Bảo Tính Luận có nói: "Báo Thân có năm thứ tướng: (1) nói Pháp và (2) thấy được; (3) các nghiệp không ngừng nghỉ; cùng (4) ngừng nghỉ, (5) ẩn mất; thị hiện không thật thể." Tức cũng là một bằng chứng nữa vậy. 3. Hỏi: Vậy còn Thích Ca Như Lai, Báo Thân và Báo Độ của Ngài là ở đâu? Đáp: Niết Bàn Kinh có nói: "Qua khỏi số cõi Phật nhiều bằng bốn mươi hai lần số cát sông Hằng, có thế giới tên gọi là Vô Thắng. Các sự trang nghiêm ở nơi cõi ấy cũng y như Cực Lạc thế giới ở phương tây không hề sai khác. Ta từ nơi cõi ấy mà xuất hiện ra trong đời này, vì để hóa độ chúng sinh mà đến nơi quốc độ Sa Bà này, chứ không phải là ta xuất thân ở nơi cõi này. Tất cả chư Như Lai trường hợp cũng y như vậy." Tức là bằng chứng vậy. 4. Hỏi: Cổ Âm Kinh có nói là "Phật A Di Đà có cha mẹ." Như thế đủ rõ là không phải là Báo Phật và Báo Độ vậy? Đáp: Ông chỉ nghe theo danh từ, chứ không chịu xét kỹ lấy ý chỉ của Kinh, nên mới đến nỗi nghi như thế. Đúng là sai một hào ly lạc cả ngàn dặm. Bởi A Di Đà Phật thì cũng có đủ cả ba Thân. Thân xuất hiện nơi Cực Lạc tức là Báo Thân. Nay mà nói là có cha mẹ, thì đó là thị hiện Hóa Thân có cha mẹ trong uế độ vậy. Như cũng một Thích Ca Phật thôi, mà khi ở Tịnh Độ thì Ngài là Báo Phật, khi ứng thân cõi này thì thị hiện có mẹ cha, thì Ngài là Hóa Phật. Phật A Di Đà cũng thế, khi có mẹ cha là Ngài thị hiện ở uế độ. Lại như Cổ Âm Kinh có nói: "Bấy giờ, A Di Đà Phật cùng chúng Thanh Văn [ở nơi cõi] nước hiệu Thanh Thái, nơi Thánh Vương trụ. Thành ấy dọc ngang mười ngàn do tuần. Cha của A Di Đà Phật là Chuyển luân thánh vương, tên vua là Nguyệt Thượng, mẹ tên Thù Thắng Diệu Nhan, Ma vương tên Vô Thắng, con Phật tên Nguyệt Minh, Đề Bà Đạt Đa tên Tịnh Ý, đệ tử thị giả tên Vô Cấu Xưng." Thì những gì trích dẫn ở đây đều là các tướng của Hóa Thân, chứ nếu đã là Tịnh Độ, [tức Báo Độ,] thì làm gì có thành - 8 -

quách, luân vương, và nữ nhân như thế. Các điều này văn nghĩa rất rõ ràng, có đâu cần phải phân biệt gì nữa, chẳng qua đều do không khéo xét suy, đến nỗi thành mê nơi danh tự mà thành chấp trước vậy. 5. Hỏi: Nếu Báo Thân mà vẫn có các tướng ẩn chìm, ngưng nghỉ như thế, thì Tịnh Độ phải chăng cũng có chuyện thành hoại hay sao? Đáp: Câu vấn nạn ấy, từ xưa đến nay vẫn khó mà đả thông cho được ý nghĩa của nó. Tuy thế, giờ đây tôi dám xin trích dẫn Kinh ra làm chứng, thì nghĩa ấy cũng có thể thấy rõ được. Ví như thân Phật vốn thường trụ, mà chúng sinh thấy có Niết Bàn, thì Tịnh Độ cũng vậy, thể [của Tịnh Độ] vốn không phải là thành hoại, song tùy theo chúng sinh thấy mà có thành có hoại. Như Hoa Nghiêm Kinh có nói: "Y như thấy Đạo Sư vô lượng đủ hình sắc; tùy tâm hành chúng sinh, thấy cõi Phật cũng vậy." Thế nên Tịnh Độ Luận mới nói: "Do một chất cũng không phải, nên có tịnh đầy uế vơi. Khác chất cũng chẳng phải, nên xét tột nguồn thời rõ là một. Không chất cũng chẳng phải, nên theo duyên khởi lên ắt thành vạn hình." Mới rõ nếu căn cứ theo pháp tính Tịnh Độ thời chẳng luận sạch dơ, còn nếu căn cứ theo Báo Hóa đại bi thì không phải là không có tịnh uế vậy. Lại nói tổng quát về Phật Độ thôi, thì đối với căn cơ [của chúng sinh khác nhau mà chiêu] cảm [thành các Độ] khác nhau, [tổng quát] có ba loại Độ khác nhau như sau: (1) Từ Chân [độ] mà bày ra Báo [độ], thì gọi là Báo Độ, y như ánh sáng mặt trời chiếu khắp bốn phương. Pháp Thân như mặt trời, Báo Hóa như ánh sáng [của mặt trời]. (2) Hai là [đang] không có mà chợt [thành] có, thì gọi là Hóa [độ], tức như trong Tứ Phần Luật có nói: "Định Quang Như Lai hóa ra thành Đề Bà và thành Bạt Đề gần bên nhau, cùng nhau qua lại thân giao. Sau đó bỗng lại hóa lửa thiêu rụi, khiến các chúng sinh thấy rõ vô thường, nên ai cũng đâm chán ngán mà quy hướng về Phật đạo." Nên trong Kinh có nói: "Hoặc hiện kiếp lửa thiêu, trời đất đều rỗng sạch, chúng sinh nào tưởng thường, chiếu cho rõ vô thường. Hoặc để tế bần khổ, hiện kho tàng vô tận, tùy duyên khắp khai Đạo, khiến phát tâm Bồ Đề." 3) Ba là ẩn uế đi mà hiển rõ ra Tịnh như Duy Ma Kinh có nói Phật ấn ngón chân xuống đất, thời trọn cõi ba ngàn này không đâu không nghiêm tịnh. Tóm lại Vô Lượng Thọ quốc tức là Báo Độ - 9 -

mà từ Chân [độ] hiện bày ra vậy. Như Quán Âm Thọ Ký Kinh có nói: "Trong vị lai khi Quán Âm thành Phật sẽ thế vào chỗ của Phật A Di Đà." Theo đó đủ rõ đó là Báo Độ vậy [bởi Quán Âm là chân pháp thân Đại Sĩ hiện ra thành Phật tức Báo Thân vậy.] VI. Môn Thứ Tám Môn thứ tám là nói về việc Di Đà Phật Quốc bao gồm mọi căn tính trên dưới, phàm thánh đều cùng vãng sinh. Nay tuy Vô Lượng Thọ Quốc là Báo Tịnh Độ, song do nguyện lực của Phật nên bao gồm cả các căn cao và thấp, đến mức hàng phàm phu làm thiện thôi cũng đều được vãng sinh. Mà do gồm cả căn cơ cao, thế nên Thiên Thân, Long Thụ, cùng các hàng địa thượng Bồ Tát cũng đều vãng sinh. Thế nên Đại Kinh có nói: "Bồ Tát Di Lặc hỏi Phật: Chưa rõ ở cõi này có bao nhiêu Bồ Tát bất thối được sinh về nước kia? Phật bảo: Ở thế giới Sa Bà này có sáu mươí bảy ức Bồ Tát bất thối đều sẽ vãng sinh [về nước kia.]" Ngoài ra các phương khác số Bồ Tát vãng sinh cũng bằng như vậy. Hỏi: Di Đà Tịnh quốc đã nói là địa vị bao gồm luôn cả trên và dưới, bất kể phàm hay thánh đều cùng được vãng sinh. Song chưa rõ là chỉ duy tu vô tướng mới được vãng sinh, hay ngay cả phàm phu hữu tướng cũng được vãng sinh? Đáp: Phàm phu trí cạn nên phần nhiều phải y theo tướng mà cầu sinh, thì chắc chắn cũng được vãng sinh. Song do thiện mà y theo tướng thì lực vốn nhỏ ít [so với lực thiện dựa trên vô tướng], nên chỉ sinh vào Tướng Độ, tức chỉ thấy Báo Hóa Phật mà thôi. Thế nên Bồ Tát Bổn Hành Phẩm trong Quán Phật Tam Muội Kinh có nói: "Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng: Phải biết là con nhớ đến vô lượng số kiếp trong quá khứ, khi còn là phàm phu, thuở ấy có Phật hiệu Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai. Khi Phật ấy xuất hiện không khác gì với hiện giờ, Phật ấy cũng cao trượng sáu, thân mầu vàng kim, nói Pháp ba thừa, như Thích Ca Văn. Thời ấy nước nọ có vị đại trưởng giả tên là Nhất Thiết Thí. Trưởng giả có người con tên là Giới Hộ. Khi con còn trong thai mẹ, mẹ do kính tin [Tam Bảo] nên đã thọ tam quy y trước cho con mình. Con sinh ra đến năm tám tuổi, cha mẹ thỉnh Phật về nhà cúng dường. Đứa bé thấy Phật, khi làm lễ Phật, tâm hết sức kính Phật, mắt nhìn không rời. Do một phen thấy Phật như thế mà giảm bớt trăm vạn ức na do tha kiếp tội sinh tử. Từ đó trở đi thường sinh về Tịnh Độ, nên được gặp chư Phật nhiều bằng trăm ức na do tha lần số cát sông - 10 -

Hằng. Các Thế Tôn này cũng dùng tướng đẹp độ thoát chúng sinh. Đứa bé thuở ấy thân cận hầu hạ từng vị Phật một không hề bỏ lỡ, lễ bái, cúng dường, chắp tay ngắm Phật. Do lực nhân duyên nên lại được gặp trăm vạn lần vô số chư Phật. Các chư Phật này cũng dùng sắc thân tướng đẹp hóa độ chúng sinh. Từ đó trở đi liền đắc được trăm ngàn ức môn Niệm Phật tam muội, lại đắc được vô số môn đà la ni. Đắc được các pháp như thế rồi, chư Phật mới hiện ra trước mặt mà thuyết Pháp vô tướng cho nghe. Trong khoảng chốc lát liền đắc được Thủ Lăng Nghiêm tam muội. Đứa bé khi ấy chỉ do có thọ tam quy, một phen lạy Phật, mê ngắm thân Phật, tâm không mỏi mệt, mà do nhân duyên ấy gặp vô số Phật, thì huống gì là gom hết tâm niệm, suy xét trọn vẹn, quán sắc thân Phật. Đứa bé thuở ấy nào phải ai khác, chính là thân con vậy. "Khi ấy Thế Tôn ca ngợi Văn Thù rằng: Hay thay, hay thay! Ông do một lần lễ Phật mà được gặp vô số chư Phật, huống gì các đệ tử trong vị lai của ta chăm chỉ quán Phật, chăm chỉ niệm Phật. "Phật bảo A Nan: Ông ghi nhớ lấy lời của Văn Thù mà tuyên cáo khắp hết cho đại chúng và chúng sinh đời vị lai, nếu có ai lạy Phật, nếu có ai niệm Phật, nếu có ai quán Phật, phải biết là các người ấy bằng ngang với Văn Thù Sư Lợi không chút sai khác. Khi xả thân sinh đời khác, các Bồ Tát như Văn Thù Sư Lợi sẽ làm hòa thượng của họ." Theo đoạn Kinh này làm chứng, thời thấy rõ Tịnh Độ gồm luôn cả việc vãng sinh thuộc Tướng Độ [của phàm phu hữu tướng,] điều này không còn nghi gì nữa. Còn nếu biết vô tướng tuy lìa khỏi niệm làm thể [của sự tu hành,] song vẫn ở trong duyên mà cầu sinh, thì phần nhiều phải là hàng thượng phẩm sinh. Thế nên Luận của Thiên Thân Bồ Tát có nói: "Nếu quán được hai mươi chín thứ trang nghiêm thanh tịnh, tức tóm lược lại nhập vào một câu Pháp. Một câu Pháp này là câu Thanh Tịnh. Một câu Thanh Tịnh này chính là trí huệ vô vi Pháp Thân vậy." Tại sao lại cần phải quán rộng và quán lược nhập vào nhau như vậy? Chỉ vì chư Phật và Bồ Tát có đến hai loại Pháp Thân: Một là pháp tính Pháp Thân, hai là phương tiện Pháp Thân. Do từ pháp tính Pháp Thân mà sinh ra phương tiện Pháp Thân, lại từ phương tiện Pháp Thân mà hiển ra pháp tính Pháp Thân. Hai loại Pháp Thân này khác nhau mà không phân hai được, là một mà vẫn không đồng nhất. Hai mươi chín thứ trang nghiêm thanh tịnh, tức hữu tướng, là nói rộng, tóm gom lại thành một Pháp duy nhất, là Pháp thanh tịnh, tức là Pháp Thân vô vi thuộc trí huệ vậy. Vô vi - 11 -

Pháp Thân này tức pháp tính Thân, do pháp tính tịch diệt nên tức là Pháp Thân vô tướng vậy. Do Pháp Thân vô tướng nên không gì lại không phải là tướng, thế nên tướng hảo trang nghiêm tức là Pháp Thân vậy. Cũng như do Pháp Thân vô tri nên không gì không biết, thế nên Trí biết tất cả tức là chân thật Trí huệ vậy. Do đó nói rộng [tức hữu tướng] nhập vào nói lược [tức vô tướng], như thế gọi là "quảng lược tương nhập", [nghĩa là rộng và lược hòa nhập vào nhau.] Tuy biết rằng theo duyên mà quán thì có tổng quán và biệt quán [khác nhau], song cả hai không thứ nào không phải là thật tướng. Do biết được thật tướng, nên biết được tướng hư vọng của chúng sinh ba cõi. Do biết tướng hư vọng của chúng sinh ba cõi nên khởi lên chân thực từ bi. Do biết được chân thực từ bi, nên khởi lên được chân thực quy y vậy. Hành giả ngày nay bất kể là tăng hay tục chỉ cần biết được sinh và vô sinh không hề mâu thuẫn với hai Đế, thì phần đông đều sinh vào hàng thượng phẩm. VII. Môn Thứ Chín Môn thứ chín là nói về việc Di Đà Tịnh Độ thuộc về hay không thuộc về ba cõi luân hồi. Hỏi: An Lạc quốc độ ở trong ba cõi là thuộc về cõi nào? Đáp: Tịnh Độ vi diệu siêu việt, thể tính vượt ra khỏi thế gian. Trong khi ba cõi thật chỉ là căn nhà tối ám của phàm phu sinh tử. Tuy [thế gian này] cũng có sướng khổ khác nhau đôi chút, cũng có [tuổi thọ] dài ngắn chẳng đồng, song tổng quát lại mà xét, thì không cái gì [của thế gian này mà lại] không phải là bến về của hữu lậu. [Các pháp thế gian] nương tựa cậy nhờ vào nhau mà tuần hoàn vô cùng tận. Sinh ra hỗn tạp chung đụng cảm thọ, là cả một dòng điên đảo bốn thứ chạy dài, từ nhân đến quả đều giả dối huân tạp lẫn nhau. Thật là đáng chán ngán hết sức vậy! Thế nên Tịnh Độ không hề thuộc về ba cõi. Lại y theo Trí Độ Luận có nói: "Do quả báo Tịnh Độ không có dục, nên không phải là cõi Dục. Do sống trên mặt đất nên không phải là cõi Sắc. Do có hình tướng nên không phải cõi Vô Sắc." Tuy nói là sống trên mặt đất, song [mặt đất đây] rất là tinh vi siêu thắng, vi diệu không cùng. Thế nên Thiên Thân Luận có nói: "Quán tướng thế giới ấy, hơn hẳn đường ba cõi, cùng tột như hư không, rộng lớn không bờ bến." Cũng thế nên bài tán Đại Kinh ca ngợi như sau: "Diệu Độ rộng lớn ngoài số hạn; bảy báu tự nhiên - 12 -

kết hợp thành; Phật bổn nguyện lực khởi trang nghiêm; khể thủ thanh tịnh đại nhiếp thọ. Thế giới sáng rực đẹp tuyệt diệu; thích thú lạc an không bốn thời; tự lợi lợi tha lực viên mãn; quy mệnh phương tiện xảo trang nghiêm." Đại môn thứ hai Trong đại môn thứ hai này có đến ba phen cân nhắc phán định: I. Nói về phát Bồ Đề Tâm. II. Phá dị kiến tà chấp. III. Cho mặc tình hỏi đáp, giải thích dẹp nghi tình. I. Phát Bồ Đề Tâm Trong phần phát Bồ Đề tâm này lại có bốn phen phân loại: 1. Nói lên công dụng của Bồ Đề Tâm. 2. Nói lên danh và thể của Bồ Đề Tâm. 3. Nêu rõ việc phát tâm có khác với các giáo khác. 4. Hỏi đáp giải thích. 1. Công dụng của Bồ Đề Tâm Thứ nhất là đưa ra công dụng của Bồ Đề tâm: Đại Kinh có nói: "Hễ muốn vãng sinh Tịnh Độ thì cần phải phát tâm Bồ Đề làm đầu nguồn." Thế nào là tâm Bồ Đề này? Đó chính là tên gọi của Phật Đạo vô thượng. Nếu muốn phát tâm làm Phật, [thì phải biết là:] (1) tâm này rộng lớn bao trùm pháp giới, (2) tâm này cứu cánh bằng như hư không, (3) tâm này dài lâu tận cùng vị lai, (4) tâm này có đủ sẵn hết [mọi công đức] lìa hai thừa chướng. Nếu mà một phen phát được tâm này, sẽ làm đảo lộn dòng sinh tử "hữu". Công đức có được mà hồi hướng Bồ Đề, thì đều đến được quả Phật dù là lâu sau này, chứ không hề bao giờ lại bị diệt mất đi. 2. Tên và thể của Bồ Đề Tâm Thứ hai là đưa ra danh và thể của Bồ Đề. Bồ Đề có ba loại [theo ba tên như sau:] (1) Pháp Thân Bồ Đề, (2) Báo Thân Bồ Đề, và (3) Hóa Thân Bồ Đề. [Thể của] Pháp Thân Bồ Đề là chân như thật tướng, đệ nhất nghĩa Không. [Chân như thật tướng, đệ nhất nghĩa Không này] vốn là tự tính thanh tịnh [của tất cả các pháp], [là bản] thể [vốn] không có uế nhiễm [của tất cả các pháp], [là nguyên] lý xuất phát tự thiên nhiên như thế, không cần phải mượn vào tu hành để mà tạo thành. Gọi - 13 -

chung lại là Pháp Thân, [Pháp Thân này] là bổn thể của Phật Đạo nên gọi là Bồ Đề. [Thể của] Báo Thân Bồ Đề là [do] tu đầy đủ hết vạn hành mà cảm được quả Báo Phật. Do quả ấy báo đáp lại với nhân nên gọi là Báo Thân, [Báo Thân này] viên thông vô ngại nên gọi là Bồ Đề. [Thể của] Hóa Thân Bồ Đề là từ Báo Thân khởi lên tác dụng hướng đến ngàn vạn căn cơ [để đáp ứng mà thực hành hóa độ] gọi là Hóa Thân, [Hóa Thân này] viên thông khắp nơi lợi ích vạn vật nên gọi là Bồ Đề. 3. Phát tâm có khác Thứ ba là hiển rõ ra việc phát tâm có khác nhau: Nghĩa là việc tu nhân phát tâm [Bồ Đề] của hành giả hiện đây có đủ ba loại nhân như sau: (1) Cần phải thấu rõ có và không có từ xưa đến nay tự tính [vốn] thanh tịnh. (2) Theo duyên mà tu vạn hành, như tám vạn bốn ngàn môn Ba la mật v.v... (3) Căn bổn là đại Từ Bi, luôn nghĩ cách cứu độ [chúng sinh] là tâm nguyện. Ba nhân này tương ưng với đại Bồ Đề, nên được gọi là phát Bồ Đề Tâm. Lại căn cứ theo Tịnh Độ Luận có nói: "Nay nói phát Bồ Đề Tâm tức chính là tâm nguyện làm Phật. Tâm nguyện làm Phật tức là tâm độ chúng sinh. Tâm độ chúng sinh tức là tâm nhiếp thủ chúng sinh sinh vào quốc độ có Phật." Nay đã nguyện sinh Tịnh Độ thì trước hết phải phát Bồ Đề Tâm vậy. 4. Hỏi đáp giải thích Thứ tư là hỏi đáp và giải thích. Hỏi: Nếu tu đủ vạn hành cảm được Bồ Đề đắc thành Phật, tại sao Chư Pháp Vô Hành Kinh lại nói rằng: "Nếu ai cầu Bồ Đề, tức không có Bồ Đề, người ấy xa Bồ Đề, y như trời với đất!"? Đáp: Chính thể của Bồ Đề theo lý mà cầu, thì vốn là vô tướng, nay theo tướng cầu nên không đúng lý thật, nên mới gọi người ấy là xa vời. Nên Kinh có nói: "Bồ Đề ấy không thể dùng tâm mà đắc, cũng không thể dùng thân mà đắc." Nay ở đây có nghĩa là hành giả tuy biết tu hành cầu vãng sinh, rành rành biết rõ [trên phương diện] lý thể vốn không có cầu, song vẫn không hoại "giả danh" [mà cầu], thế nên tu đủ vạn hành, nhờ vậy mà cảm được Bồ Đề. Thế nên Đại Trí Độ Luận mới nói: "Nếu ai thấy Bát nhã, người ấy bị trói cột, ai không thấy Bát nhã cũng vẫn bị trói cột. Nếu ai thấy Bát nhã thì ấy là giải thoát, ai không thấy Bát nhã cũng là giải thoát thôi." Long Thụ Bồ Tát giải thích như sau: "Trong nghĩa ấy, nếu ai không lìa khỏi bốn câu thời người ấy bị trói cột, còn ai lìa - 14 -

khỏi bốn câu thì người ấy được cởi thoát." Nay cầu Bồ Đề chỉ cần tu hành như thế, tức là không hành mà hành, hành mà không hành, không mâu thuẫn với đại đạo lý của hai Đế vậy. Lại y theo Thiên Thân Tịnh Độ Luận có nói: "Hễ ai muốn phát tâm thấu tỏ vô thượng Bồ Đề thời sẽ có hai nghĩa: (1) Trước hết cần phải lìa ba loại pháp mâu thuẫn với cửa Bồ Đề, (2) hai là phải biết ba loại pháp thuận với cửa Bồ Đề. "Thế nào là ba? (1) Một là y theo cửa Trí Huệ, tức không cầu sướng cho riêng mình, bởi [Trí Huệ này] lìa xa tâm [chấp] ngã, tham đắm vào chính thân mình. (2) Hai là y vào cửa Từ Bi, tức nhổ hết tất cả các khổ cho chúng sinh, do [Từ Bi này] lìa xa tâm không làm cho chúng sinh được an lạc. (3) Ba là y theo cửa Phương Tiện, tức là tâm thương xót tất cả chúng sinh, do bởi [Phương Tiện này] lìa xa tâm [ham thích] cúng dường cung kính cho bản thân mình vậy. Như thế gọi là lìa xa ba loại pháp mâu thuẫn với cửa Bồ Đề. "Còn thuận theo cửa Bồ Đề là Bồ Tát lìa xa ba loại pháp mâu thuẫn với cửa Bồ Đề như thế rồi, thời sẽ đắc được ba loại pháp tùy thuận với cửa Bồ Đề. Thế nào là ba? "(1) Một là tâm thanh tịnh vô nhiễm, do vì [tâm y theo cửa Trí Huệ nên] không cầu các sướng cho chính thân mình nữa." Bồ Đề là chỗ thanh tịnh vô nhiễm, nếu cầu sướng cho bản thân mình tức đi ngược lại với cửa Bồ Đề, thế nên tâm thanh tịnh vô nhiễm là thuận theo cửa Bồ Đề. "(2) Hai là tâm thanh tịnh an, do vì [tâm y theo cửa Từ Bi nên] muốn nhổ hết tất cả khổ đau cho chúng sinh vậy." Bồ Đề là chỗ thanh tịnh làm cho tất cả chúng sinh đều được an ổn, nếu không phát tâm kéo hết tất cả chúng sinh lìa khỏi sinh tử khổ, thì sẽ đi ngược lại với Bồ Đề, thế nên nhổ hết các khổ cho tất cả chúng sinh là thuận với cửa Bồ Đề. "(3) Ba là tâm thanh tịnh lạc, do vì [tâm y theo cửa Phương Tiện nên] muốn khiến cho tất cả chúng sinh đắc đại Bồ Đề, muốn nhiếp trọn chúng sinh cho sinh về cõi nước kia vậy." Bồ Đề là chỗ cứu cánh thường an lạc, nếu không làm cho tất cả chúng sinh được cứu cánh thường an lạc ắt sẽ đi ngược lại với cửa Bồ Đề. Cái an lạc cứu cánh thường hằng này y theo đâu mà đắc được? Phải y theo cửa đại nghĩa. Cửa đại nghĩa này chính là cõi Phật An Lạc kia vậy. Thế nên khiến nhất tâm chuyên nhất nguyện sinh cõi nước kia là muốn cho mau chứng vô thượng Bồ Đề vậy." - 15 -

II. Phá dị kiến tà chấp Thứ hai là nói về việc phá các dị kiến tà chấp. Trong phần này có đến chín phen phân phán biện định: 1. Thứ nhất là phá dị kiến thiên chấp vào vô tướng trong Đại Thừa. 2. Thứ hai là giải tỏa các nghi vấn về ái kiến đại bi của Bồ Tát. 3. Thứ ba là phá chuyên tâm quán rằng ngoài tâm không có pháp. 4. Thứ bốn là phá nguyện sinh uế quốc không nguyện vãng sinh Tịnh Quốc. 5. Thứ năm là phá quan điểm cho rằng nếu sinh về Tịnh Độ phần nhiều sẽ ham đắm vào hưởng lạc. 6. Thứ sáu là phá quan điểm cho rằng cầu sinh về Tịnh Độ là tiểu thừa. 7. Thứ bảy là phá quan điểm cầu sinh Đâu Suất chứ không khuyến khích sinh Tịnh Độ. 8. Thứ tám là giải tỏa khúc mắc nếu cầu sinh về mười phương Tịnh Độ không bằng sinh về tây phương Tịnh Độ. 9. Thứ chín là phán xét về ý nghĩa "vào một lúc khác" [tức "biệt thời ý".] 1. Phá vọng chấp về vô tướng trong Đại Thừa Thứ nhất là phá vọng chấp về vô tướng trong [giáo lý của] Đại Thừa. Tựu trung gồm hai phần: (1) Đưa ra vấn đề một cách tổng quát: muốn khiến cho kẻ học đời sau thấu rõ được phải trái, bỏ tà hướng chính. (2) Chiếu theo mọi chỗ tình chấp rồi hiển chỗ chính ra để mà phá đi tình chấp. 1) Thứ nhất là vấn đề tổng quát: Trong tạng Đại Thừa thâm sâu, danh nghĩa nhiều như cát bụi, thế nên Niết Bàn Kinh có nói: "Một danh có vô lượng nghĩa, một nghĩa có vô lượng danh." Do đó cần phải cứu xét hết mọi kinh điển thì mới sáng tỏ được ý chỉ của các kinh, không phải như kinh sách của tiểu thừa cứ chiếu theo văn là thấu nghĩa. Với ý gì mà nói như vậy? Do bởi Tịnh Độ thẳm sâu, Kinh Luận thì ẩn hiển, đến nỗi phàm tình đủ thứ lượng độ, e sẽ lạc theo lời lẽ dối gạt mà thành trăm thứ mù mịt chấp lệch, rối loạn không tỏ, làm chướng ngại vãng sinh. Nay chỉ nêu ra vài trường hợp để theo đó mà phá. 2) Thứ hai phá tình chấp, thì trước hết là phá vọng chấp về vô tướng trong Đại Thừa: - 16 -

Hỏi: Như có người cho rằng nghĩa vô tướng của Đại Thừa là đừng niệm đây kia. Nếu nguyện sinh Tịnh Độ thời chính là giữ lấy tướng, càng làm tăng thêm sự trói buộc thuộc hữu lậu, thì cầu sinh mà làm chi? Đáp: Quan niệm như thế, xin nói là không được chuẩn lắm. Vì sao? Tất cả chư Phật khi nói về pháp yếu đều có đủ hai duyên: (1) một là y thật lý thuộc Pháp tính, (2) hai là phải thuận theo hai Đế. Người kia chấp vào vô niệm của Đại Thừa, chỉ y theo Pháp tính, song lại bài báng sự cầu sinh vốn thuộc về nhân duyên, thì như thế tức là không thuận theo hai Đế. Người thấy như thế là đọa vào hạng diệt không. Thế nên Vô Thượng Y Kinh mới nói: "Tất cả chúng sinh mà khởi ngã kiến như núi Tu Di ta cũng không sợ. Tại sao vậy? Vì các người ấy tuy chưa được xuất ra [khỏi luân hồi] ngay, song họ luôn không hoại nhân quả, không mất quả báo. Còn như khởi lên cái thấy Không dù chừng như hạt cải, ta không bao giờ chịu chấp nhận. Tại sao vậy? Cái thấy ấy phá mất [đi lý] nhân quả, phần nhiều là đọa ác đạo, vị lai sinh ra nơi đâu cũng đều chối bỏ không chịu ta hóa độ." Nay xin khuyên các hành giả, lý tuy là vô sinh, song theo đạo lý của hai Đế thì không phải là không có cầu [sinh] theo nguyên tắc nhân duyên... tất cả đều được vãng sinh vậy (câu này dường như lạc lõng, chắc do văn bị sót mất mà ra.) Thế nên Duy Ma Kinh có nói: "Tuy quán chư Phật Quốc, cùng chúng sinh đều Không, song thường tu Tịnh Độ, giáo hóa các quần sinh." Kinh ấy còn nói: "Tuy thực hành vô tác song vẫn thị hiện thọ thân, đó là sự thực hành của Bồ Tát. Tuy thực hành vô khởi song vẫn khởi lên tất cả các sự thực hành thiện, đó là sự thực hành của Bồ Tát vậy." Đó là những chứng cớ rõ ràng nhất. Hỏi: Nay trong thế gian có người thực hành lý vô tướng của Đại Thừa, họ cũng chẳng giữ đây kia, hoàn toàn không giữ gìn giới tướng. Sự việc ấy như thế nào? Đáp: Quan niệm như thế, thật là hết sức tai hại! Tại sao vậy? Như Đại Phương Kinh có nói: "Phật đặt ra giới cho Ưu Bà Tắc không cho phép đến nhà quả phụ, gái tơ, hàng quán rượu, hàng thợ nhuộm, hàng ép dầu, hàng thuộc da, mọi hàng quán ấy đều không được lai vãng. "A Nan bạch Phật rằng: Thế Tôn vì những người loại nào mà đặt ra các giới như vậy? "Phật bảo A Nan: Hành giả có hai loại. Một là thực hành ngay tại thế gian, hai là thực hành ra khỏi thế gian. Đối với người thực - 17 -

hành ra khỏi thế gian, ta không đặt các giới ấy cho họ làm chi. Song với người thực hành tại thế gian, thời nay ta mới đặt ra. Tại sao vậy? Tất cả chúng sinh đều là con của ta, Phật là cha mẹ của tất cả chúng sinh. Ngăn chặn câu thúc là để cho họ sớm ra khỏi thế gian mà đắc được Niết bàn vậy." 2. Giải tỏa vấn đề ái kiến đại bi của Bồ Tát Thứ hai là giải tỏa nghi vấn về ái kiến Đại Bi của Bồ Tát: Hỏi: Theo như thánh giáo của Đại Thừa, Bồ Tát đối với chúng sinh nếu lại khởi lên đại bi thuộc về ái kiến, thì phải tức thời xả bỏ ngay. Nay khuyên chúng sinh cầu sinh về Tịnh Độ, thì đó không phải là ái nhiễm chấp tướng hay sao, làm sao tránh khỏi trần lụy? Đáp: Pháp mà Bồ Tát thực hành có hai công dụng. Hai công dụng nào? Một là chứng Bát Nhã thuộc Không huệ, hai là đủ trọn Đại Bi. Một do lực tu không huệ Bát Nhã nên tuy nhập vào sáu đường sinh tử mà không bị trần nhiễm trói buộc. Hai do Đại Bi tưởng đến chúng sinh nên không trụ vào Niết bàn. Bồ Tát tuy ở [một lúc] cả hai Đế, song thường vi diệu xả cả có không, lấy bỏ, [nhờ đó] đắc được Trung [đạo], nên không trái gì với đại Đạo lý vậy. Thế nên Duy Ma Kinh có nói: "Ví như có người muốn xây dựng nhà cửa nơi khoảng đất trống, thì cứ tùy theo ý mình mà xây không gì trở ngại. Nếu lại ở trong không mà xây, thì rồi ra sẽ không thể nào xây lên nổi. Bồ Tát cũng như vậy, vì muốn thành tựu chúng sinh nên mới nguyện [đảm nhận] lấy Phật quốc. Nguyện [đảm nhận] lấy Phật quốc, thời không phải ở nơi không [mà nhận lấy Phật quốc được] vậy." 3. Phá ngoài tâm không có pháp. Thứ ba là phá chuyên tâm quán bên ngoài không có pháp nào hết. Tựu trung gồm hai phần: (1) Phá quan điểm thuộc tình chấp, (2) hỏi đáp để giải thích. 1) Hỏi: Có người cho rằng cảnh tịnh mà chúng ta quán ấy là chiếu theo nội tâm [mà xác định là có cảnh, thế nên cảnh giới] Tịnh Độ dung thông chẳng qua chính là do tâm chúng ta tịnh mà thôi. Ngoài tâm ấy ra chẳng có pháp gì, thì cần chi phải thể nhập về cõi Tây? Đáp: Nếu chỉ nói về Pháp Tính Tịnh Độ mà thôi, thời trên mặt lý vốn không hư dung khắp, nơi bản thể lại không hề thiên tư cục - 18 -

hạn. Với cõi đó thời chính là cái sinh của không sinh, phải là bậc thượng sĩ mới thể nhập vào nổi. Thế nên Vô Tự Bảo Khiếp Kinh có nói: "Thiện nam tử, lại có một pháp là pháp Phật giác. Đó là các pháp không đi không lại, không nhân không duyên, không sinh không diệt, không tư không không tư, không tăng không giảm." [Nói rồi] Phật bảo La Hầu La: Ông nay có thọ trì cái ý nghĩa của chính pháp do ta vừa nói đó không? "Lúc ấy có chín ức Bồ Tát trong khắp mười phương liền bạch Phật rằng: Chúng con đều có thể trì giữ được pháp môn này, và sẽ vì chúng sinh mà lưu thông pháp môn ấy đến không cùng. "Thế Tôn đáp rằng: Các thiện nam tử này như thế là đưa hai vai ra mà gánh vác lấy Bồ Đề. Các vị ấy sẽ được biện tài không dứt, sẽ khéo thanh tịnh được [thế giới của riêng mình để trở thành] thế giới chư Phật. Vào lúc mạng chung sẽ được thấy rõ A Di Đà Phật và chư thánh chúng hiện ngay trước mặt, tức được vãng sinh vậy." [Đó là sự vãng sinh của các hàng thượng sĩ.] Song vốn còn có các hàng căn tính trung và hạ chưa thể phá tướng được, nên cần phải y theo nhân duyên tin Phật mà cầu sinh Tịnh Độ. Tuy đến cõi nước kia rồi song vẫn còn ở nơi Tướng Độ. Lại xin nói thêm rằng: Nếu gom hết duyên lại để quy theo gốc, thời ngoài tâm quả thật không có pháp. Song nếu phân hai Đế ra để nói rõ về nghĩa, thời Tịnh Độ là pháp ngoài tâm hoàn toàn không có gì trở ngại. 2) Hai là hỏi đáp để giải thích. Hỏi: Ở trên có nói là cái lý "sinh thuộc không sinh" thì chỉ có các bậc thượng sĩ mới có thể thể nhập được, còn hàng trung và hạ thì không kham nổi. Nói như thế là do căn cứ thẳng nơi người rồi chiếu theo pháp mà phán, hay là cũng có thánh giáo nào đó làm chứng cho chăng? Đáp: Y theo Luận Trí Độ có nói: "Bồ Tát khi vừa mới phát tâm [Bồ Đề], căn cơ và kiến giải còn yếu ớt, nên tuy nói là phát tâm song phần nhiều là nguyện sinh Tịnh Độ. Như thế là ý nghĩa gì vậy? Ví như con trẻ nếu chẳng ở gần cha mẹ nuôi dưỡng, thì hoặc sẽ ngã xuống hố rơi vào giếng, gặp rắn gặp lửa các nạn, hoặc do thiếu sữa mà chết. Nên cần phải nhờ nơi cha mẹ tắm rửa chăm nuôi mới có thể lớn khôn mà tiếp nối gia nghiệp. Bồ Tát cũng vậy, nếu đã có thể phát Bồ Đề tâm, thì phần nhiều nguyện sinh Tịnh Độ để gần gũi chư Phật, tăng trưởng Pháp thân, thì mới có thể tiếp nối gánh vác gia nghiệp của Bồ Tát được, mà ra công cứu tế khắp mười phương. Vì ích lợi ấy nên phần nhiều là nguyện sinh vậy." - 19 -

Luận ấy lại nói: "Ví như chim con lông cánh chưa thành, thì không thể nào ép buộc bay lên cao được. Trước hết phải nương theo rừng, truyền theo cây. Khi lông cánh đã đủ, sức lực có thừa, thì mới có thể lìa rừng mà dạo bay trong không. Bồ Tát vừa phát tâm cũng vậy, trước hết cần phải theo nguyện mà cầu sinh về trước Phật. Pháp thân trưởng thành rồi thì mới tùy theo cơ cảm mà tìm đến làm lợi ích." Lại như A Nan bạch Phật: "Vô Tướng Ba la mật này được nói ở chỗ nào?" Phật nói: "Pháp môn như thế được nói trong tầng bậc A tì bạt chí. Tại sao vậy? Có các Bồ Tát vừa phát tâm mà nghe môn Vô Tướng Ba la mật này, thời bao nhiêu thiện căn thanh tịnh mà họ có được sẽ tiêu tán mất hết." Lại chỉ cần đến được nước kia thì mọi sự đều trọn thành, thì việc gì cứ phải tranh cãi mãi cái lý nông sâu này mà làm gì! 4. Phá quan điểm nguyện sinh uế độ chứ không nguyện sinh Tịnh Độ Thứ tư là phá quan điểm nguyện sinh uế độ giáo hóa chúng sinh, chứ không nguyện sinh Tịnh Độ: Hỏi: Hoặc có người cho rằng nguyện sinh uế độ để giáo hóa chúng sinh, chứ không nguyện vãng sinh Tịnh Độ. Vấn đề ấy là thế nào? Đáp: Các hạng người này [không phải là ít, mà] cũng có cả một giới với nhau vậy. Đó là hạng người nào? Nếu là các bậc thân ở [vào địa vị] từ [tầng bậc] không còn thối chuyển nữa trở lên, thì vì để giáo hóa các chúng sinh tạp ác, thời mới có thể ở trong nhiễm mà không nhiễm, hội ngộ ác mà không biến đổi, như vịt ngỗng vào nước mà nước không làm ướt được. Các người như thế mới có thể ở trong uế độ mà cứu khổ được. Còn nếu vốn thật là phàm phu, thì chỉ e là tự mình thực hành còn chưa xong, gặp khổ là biến chuyển, muốn cứu chúng kia [trong uế độ], mà rồi cùng nhau chìm lỉm, như bắt gà mà cho vào nước thì không ướt làm sao được. Thế nên Trí Độ Luận có nói: "Nếu phàm phu phát tâm mà tức thì nguyện tại uế độ cứu tế chúng sinh, thì thánh ý không chấp nhận như vậy." Như thế là nghĩa thế nào? Long Thụ Bồ Tát giải thích: "Như một khối băng vuông vức bốn mươi dặm, một người lấy một thăng nước sôi đổ lên đó. Thoạt đầu dường như băng có giảm bớt, nhưng qua đêm cho đến sáng thì chỗ ấy băng đóng còn nhô cao hơn các chỗ khác. Phàm phu ở [uế độ] đây mà phát tâm cứu khổ cũng y như vậy, do cảnh giới nghịch - 20 -

thuận khơi dậy tham sân quá nhiều, thế nên tự khởi phiền não mà lại thành đọa ác đạo vậy." 5. Phá quan điểm cho rằng sinh Tịnh độ sẽ đắm vào lạc Thứ năm là phá quan điểm cho rằng nếu sinh Tịnh Độ thì vì nhiều vui nên sẽ đắm vào hưởng lạc: Hỏi: Hoặc có người cho rằng ở trong Tịnh Độ chỉ có hưởng lạc, vui nhiều nên đắm vào hưởng lạc, làm trở ngại, bỏ bê việc tu Đạo, thì cần gì phải nguyện vãng sinh vậy? Đáp: Đã nói là Tịnh Độ thì có đâu ra các uế nữa. Nếu bảo [ở Tịnh Độ mà] tham đắm các lạc, thì thành ra là phiền não tham ái rồi, còn gì là Tịnh nữa. Thế nên Đại Kinh mới nói: "Người trời ở nước kia qua lại, tiến dừng, không chút trói buộc trong tình [thức]." Lại Nguyện thứ bốn mươi tám có nói: "Người trời ở mười phương mà khi đến nước ta rồi, nếu còn khởi tưởng niệm tham chấp vào thân, thời ta không chịu nhận lấy chính giác." Đại Kinh lại nói: "Người trời ở nước kia [đối với mình] không có gì là thân hay sơ hết." thì lẽ nào lại có chuyện đắm vào lạc được. 6. Phá quan điểm cho rằng sinh Tịnh Độ là tiểu thừa Thứ sáu là phá quan điểm cầu sinh Tịnh Độ tức là tiểu thừa: Hỏi: Hoặc có người cho rằng cầu sinh Tịnh Độ chính là tiểu thừa vậy, thì cần gì phải tu Tịnh Độ nữa? Đáp: Nói thế không chuẩn tí nào. Tại sao vậy? Bởi vì giáo lý tiểu thừa hoàn toàn không hề nói gì về Tịnh Độ hết. 7. Giải tỏa nghi vấn nguyện sinh Đâu Suất, không về Tịnh Độ. Thứ bảy là giải tỏa nghi vấn nguyện sinh Đâu Suất chứ không khuyên quy về Tịnh Độ: Hỏi: Hoặc có người cho rằng nguyện sinh Đâu Suất chứ không nguyện quay về Tây. Vấn đề ấy ra sao? Đáp: Ý nghĩa ấy không được chuẩn. [Thoạt nghe mà so sánh thời sinh về hai nơi ấy] dường như cũng có ít phần giống nhau, song nếu căn cứ nơi bản thể [của sự việc mà xét] thì khác nhau rất xa. Có bốn điểm không được hoàn thiện lắm [nếu nguyện sinh về Đâu Suất chứ không sinh Tịnh Độ.] Đó là những điểm nào? (1) Di Lặc Thế Tôn vì các thiên chúng ở đó mà chuyển Pháp Luân bất thối. Người nào nghe Pháp mà sinh lòng tin thì được lợi ích. [Điểm này nếu so với người sinh về Tịnh Độ thì có thể] gọi là tín - 21 -

đồng. Song số người đam mê hưởng lạc không tin Pháp không phải là ít. Lại những người ấy tuy sinh Đâu Suất, song địa vị vẫn còn ở chỗ thối thất, thế nên Kinh mới nói: "Ba cõi không yên y như nhà lửa." (2) Vãng sinh về Đâu Suất tuổi thọ có được chính thức [chỉ] là bốn ngàn năm. [Lại nữa] sau khi mạng chung không tránh khỏi phải thối đọa. (3) Trên trời Đâu Suất tuy cũng có nước, chim, cây rừng, hòa reo êm ái, song đó chỉ là duyên cho chư thiên sinh hoan lạc, thuận theo năm dục chứ không trợ cho Thánh Đạo. Trong khi nếu hướng về Di Đà lạc quốc mà một phen được sinh rồi, thì đều là A tì bạt chí, [tức bậc không còn thối chuyển nữa,] và sẽ không bao giờ còn ở chung với hạng người còn thối chuyển nữa. Lại nữa địa vị khi ấy chính là vô lậu, vượt ra khỏi ba cõi, không còn luân hồi nữa. Nói đến tuổi thọ thì lâu dài bằng ngang với Phật, chẳng phải toán số có thể biết được. Còn chim, nước, cây rừng, thì đều nói pháp được, khiến người [nghe] sinh ngộ giải mà chứng hiểu lý vô sinh. (4) Căn cứ theo Đại Kinh, thì cứ lấy riêng phần âm nhạc ra để mà so sánh [giữa Tịnh Độ và các cõi trời thì cũng sẽ thấy.] Trong bài tán Kinh ca ngợi như sau: "Từ vua cõi thế đến sáu trời; tám bậc âm nhạc mỗi càng hay; càng cao càng tuyệt hơn ức bội; âm cây báu hơn gấp đó lần; lại có âm nhạc tự nhiên trổi, tiếng pháp trong êm sảng khoái thần; thanh tao dìu dặt siêu mười cõi; thế nên khể thủ nhạc thanh tịnh." 8. So sánh sinh về mười phương Tịnh Độ không bằng về Tây phương Thứ tám là so sánh cho thấy sinh về mười phương Tịnh Độ không bằng quy về Tây phương: Hỏi: Hoặc có người cho rằng nguyện sinh về Tịnh quốc trong mười phương chứ không nguyện quay về Tây phương. Ý nghĩa ấy thế nào? Đáp: Ý nghĩa ấy không được chuẩn. Ở đây có ba điểm không được hoàn thiện lắm. Ba điểm gì? (1) Mười phương Phật quốc không phải là bất tịnh, song cảnh rộng quá thời tâm tưởng sẽ mù mờ, [ngược lại, sinh về Tây phương] cảnh hẹp thì tâm ý sẽ chuyên chú hơn. Thế nên Thập Phương Tùy Nguyện Vãng Sinh Kinh có nói: "Phổ Quảng Bồ Tát bạch Phật - 22 -

rằng: Thế Tôn, Mười phương Phật độ đều rất nghiêm tịnh mà tại sao các Kinh lại cứ hay ca ngợi tây phương A Di Đà quốc, khuyến khích vãng sinh về đó? "Phật bảo Phổ Quảng Bồ Tát: Tất cả chúng sinh phần nhiều là kẻ trược loạn, phần ít mới là người chính niệm. [Các Kinh do vì] muốn cho chúng sinh có chỗ chuyên chí, thế nên mới tán thán nước kia một cách riêng rẽ như thế. Nếu có thể y theo nguyện mà tu hành thì không ai không được lợi ích." (2) Mười phương Tịnh Độ tuy đều là tịnh, song nông sâu khó biết được. Trong khi Di Đà tịnh quốc lại chính là cửa ngỏ đầu tiên để bước vào Tịnh Độ. Sao biết được là như vậy? Theo Hoa Nghiêm Kinh nói: "Một kiếp ở thế giới Sa Bà bằng một ngày một đêm ở thế giới Cực Lạc. Một kiếp ở thế giới Cực Lạc bằng một ngày một đêm ở thế giới Ca Sa Tràng..." Cứ thế mà đối chiếu hơn kém với nhau, thì có đến cả mười a tăng kỳ [cõi Phật hơn lên nữa.] Nên đủ thấy rõ Cực Lạc là cửa đầu tiên để vào Tịnh Độ, thế nên chư Phật hay khuyên sinh về đó. [Chính vì vậy] Phật quốc ở các phương khác đều không được nhiệt thành nhắc nhở đến như thế. Cho nên là người có lòng tin thì phần nhiều hay nguyện vãng sinh về Cực Lạc. (3) Di Đà tịnh quốc đã là cửa đầu tiên để vào Tịnh Độ, thì Sa Bà thế giới tức chính là chỗ cuối cùng của uế độ. Sao biết được là như vậy? Như Chính Pháp Niệm Kinh có nói: "Từ đây đi theo hướng đông bắc có một thế giới tên là Tư Ha, ruộng vườn toàn là sỏi đá ba góc. Một năm có ba kỳ mưa, mỗi kỳ thấm ướt không quá năm tấc. Chúng sinh cõi ấy chỉ ăn trái cây, vỏ cây làm áo, cầu sống chẳng xong mà cầu chết cũng chẳng được. Lại có một thế giới, tất cả mọi loài cọp sói cầm thú, cho đến rắn rết cũng đều có cánh bay qua bay lại, gặp là nuốt sống lẫn nhau chẳng kể thiện ác." Đó không phải là các chỗ khởi đầu của uế độ đó hay sao. Trong khi y báo của Sa Bà là ở chung cùng với hiền thánh. Theo đó thì chính là chỗ cuối cùng của uế độ rồi. An Lạc thế giới đã là cửa đầu tiên vào Tịnh Độ thì dĩ nhiên phải tiếp giáp với biên cảnh của cõi này, [nếu thế thời] vãng sinh rất là tiện, thì tại sao lại không đi? 9. Phán xét về câu nói "ngụ ý một lúc khác" Thứ chín là căn cứ sự mâu thuẫn giữa Nhiếp Luận và [Quán] Kinh này để cân nhắc phán định về câu nói "ngụ ý một lúc khác": - 23 -